Cập nhật thông tin chi tiết về Hiệu Quả Các Biện Pháp Sinh Học Phòng Trừ Sâu Đục Trái Bưởi mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Gia đình ông Trần Văn Tài, xã An Hiệp, huyện Châu Thành (Bến Tre) trồng gần 1 ha bưởi da xanh. Do ông cho ra trái bưởi da xanh vào mùa nghịch nên các đối tượng gây hại cho cây bưởi rất nhiều nhất là sâu đục trái làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái bưởi. Ông Tài sử dụng thuốc bảo vệ thực vật diệt sâu, nhưng sâu vẫn không giảm nhiều. Nếu ngưng thuốc thì sâu tấn công, còn phun nhiều thuốc thì vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sản phẩm bưởi da xanh theo quy trình VietGAP trong khu vực và môi trường xung quanh. Sau đó, ông được tập huấn áp dụng các biện pháp sinh học phòng trừ sâu hại và học hỏi thêm từ các hộ trồng bưởi áp dụng các biện pháp sinh học trên địa bàn.
Qua 3 năm áp dụng các biện pháp sinh học phòng trừ sâu đục trái mang lại hiệu quả lớn cho vườn bưởi của gia đình. Ông Tài cho biết, đầu tiên ông gom trái bị sâu xử lý diệt sâu non bằng nước vôi để tránh sâu còn trong trái sẽ trưởng thành. Đồng thời, ông bắt kiến vàng về nuôi lại, do trước đó sử dụng thuốc trừ sâu đã diệt luôn kiến vàng. Đây là loài thiên địch diệt tất cả các loại sâu gây hại. Bên cạnh đó, ông Tài trồng các loại cây có hoa màu sắc sặc sỡ, nhiều mật… vừa tạo độ ẩm cho vườn cây, chống xói mòn trong mùa mưa, hạn chế cỏ dại vừa tạo điều kiện thu hút nguồn ong ký sinh (ong mắt đỏ, ký sinh trong trứng sâu đục trái bưởi) phát triển trong vườn để tiêu diệt sâu hại.
Theo ông Tài, sau 1 tháng đậu trái tiến hành tỉa trái (loại bỏ trái phát triển kém, méo mó, chỉ nên để 1-2 trái /chùm). Trước khi bao trái bằng vải lưới, sử dụng dầu khoáng phun để “vệ sinh” trái và không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để phòng trừ sâu đục trái sau khi bao. Nhờ áp dụng các biện pháp sinh học, vườn bưởi nhà ông Tài phát triển xanh tốt không còn sâu hại như lúc trước, giảm được chi phí vật tư. Hiện nay, mỗi năm ông Tài thu hoạch hơn 20 tấn bưởi da xanh, lợi nhuận hơn 500 triệu đồng.
Nhiều hộ nông dân trồng bưởi da xanh ở Bến Tre áp dụng các biện pháp sinh học phòng tránh sâu hại. Qua đó, chất lượng trái bưởi ngon hơn an toàn hơn khi đến tay người tiêu dùng.
Ông Vương Thành Công, Tổ trưởng tổ hợp tác trồng bưởi da xanh xã An Hiệp, huyện Châu Thành cho biết, các thành viên trong tổ trồng bưởi da xanh áp dụng quy trình VietGAP để sản xuất. Do đó việc áp dụng các biện pháp sinh học phòng tránh sâu hại mang lại hiệu quả rất lớn, giúp người nông dân không sử dụng thuốc trừ sâu trên vườn bưởi, tránh ảnh hưởng đến môi trường. Quan trọng nhất, chất lượng trái bưởi được đảm bảo, an toàn cho người dùng, từng bước đưa trái bưởi da xanh Bến Tre tiêu thụ rộng rãi ra thị trường ngoài nước, ông Công chia sẻ.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, hiện nay có khoảng 16 ha diện tích cây bưởi da xanh bị sâu đục trái gây hại, trong tổng số 7.200 ha bưởi toàn tỉnh, giảm rất nhiều so với trước dây.
Ông Nguyễn Văn Nam, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre cho biết, các biện pháp sinh học phòng trừ sâu hại như sử dụng thiên địch, bao trái, sử dụng chế phẩm sinh học…đã phát huy hiệu quả trong việc sản xuất trái bưởi da xanh. Bên cạnh đó, hướng dẫn áp dụng các biện pháp sinh học làm thay đổi tập quán sản xuất của người nông dân, giúp người nông dân không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP từng bước định hướng sản xuất theo hướng hữu cơ. Từ đó, cho ra các loại sản phẩm sạch, an toàn, đáp ứng điều kiện khắt khe về an toàn vệ sinh thực phẩm của các thị trường xuất khẩu./.
Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Bằng Biện Pháp Sinh Học
Trồng rau sạch tại nhà là mô hình không còn xa lạ đối với các nhà phố. Một vườn rau tại nhà sẽ cung cấp nguồn rau sạch an toàn cho gia đình hằng ngày, vừa tạo không gian xanh mát. Vì vậy, chúng ta cần hạn chế tối thiểu thuốc bảo vệ thực vật và tìm đến những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại an toàn cho cây trồng.
1. Chăm sóc cây và giữ cho cây khỏe mạnh
Trồng rau tuy đơn giản nhưng cần phải có sự chăm chỉ trong việc chăm cây, bởi chỉ cần lơ là thì các ổ sâu bệnh có thể lan ra cả vườn rau nhà bạn. Do đó ta phải thường xuyên thăm cây để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời.
Cây trồng cũng giống như con người, chăm sóc, bón phân, ánh sáng đầy đủ sẽ giúp cây tăng cường sức đề kháng, mầm bệnh không xâm nhập được.
2. Phòng trừ sâu bệnh hại bằng thiên địch
Thiên địch là các loài sinh vật có ích ăn những loài sinh vật gây hại bảo vệ cây trồng. Một số loài thiên địch được áp dụng nhiều: bọ ngựa, bọ rùa, chuồn chuồn, chim sâu (để diệt sâu bọ),…
Ngày nay, sử dụng thiên địch là một trong những biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại bằng sinh học được ứng dụng rất nhiều trong thực tiễn sản xuất. Vì vậy việc trồng cây dẫn dụ thiên địch đến vườn là một điều cần thiết. Các loại cây chủ yếu là: sao nhái, cúc mặt trời, hoa 10 giờ màu vàng, đậu bắp, đậu xanh, mè, xuyến chi.
3. Làm nhà lưới, nhà màng
Làm nhà lưới, nhà màng là biện pháp áp dụng cho những vườn rau sạch có quy mô lớn. Nhà lưới có tác dụng giúp ngăn ngừa các côn trùng như bươm bướm, châu chấu bay vào vườn gây hại. Việc này cũng giúp phòng trừ trứng côn trùng gây hại, giúp cho vườn rau đảm bảo vườn rau sạch sâu bệnh.
4. Thời vụ gieo trồng hợp lý để phòng trừ sâu bệnh hại
Người xưa căn cứ vào điều kiện tự nhiên của từng vùng và quy luật diễn biến khí hậu theo năm để xác định thời vụ cho hợp lý.
Trồng đúng thời vụ giúp cây trồng có điều kiện thuận lợi nhất để sinh trưởng, phát triển, giúp cho cây khoẻ, tạo cho nó có tính chống chịu tốt nhất với các đối tượng sâu bệnh hại.
Đối với trồng cây trên sân thượng, ban công nhà phố thì cần che chắn tốt có thể trồng các loại rau quanh năm.
5. Vệ sinh vườn chậu
Đối với trồng thổ canh: Sau một vụ trồng, đất thường sẽ bị nấm bệnh, các bạn nên thay đất hoặc rải vôi phơi ải trong 1 tuần để diệt hết mầm bệnh, giúp cây vụ sau phát triển tốt hơn.
Đối với trồng thủy canh: Nên vệ sinh bằng vòi xịt để các kệ sạch rong rêu, mầm bệnh, thay dung dịch mới và tiếp tục vụ trồng mới.
6. Áp dụng thuốc trừ sâu hữu cơ, bẫy côn trùng
Ngoài các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại kể trên, mọi người cũng quan tâm đến các cách tự chế phân bón hữu cơ, các phương pháp tự nhiên phòng sâu bệnh hiệu quả mà an toàn.
Theo nguyên tắc thì những loại rau, củ, quả có chứa hàm lượng tinh dầu mạnh như ớt, tỏi, hành, gừng, chanh,…sẽ có tác động lên những loài bọ, côn trùng gây hại cho cây cối. Do đó chúng đã được sử dụng để chế ra thuốc trừ sâu sinh học vừa an toàn vừa hiệu quả.
Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH
Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia
ADD: 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM
Hotline: 0911 59 49 69 (Mr Ánh) – 0961 59 49 69 (Mr Toàn)
Các Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại
Vệ sinh sạch sẽ để giúp phòng ngừa sự lây lan của sâu bệnh.
Đất: cần được xử lý kỹ để đảm bảo không có những loài gây hại và mầm bệnh. Nếu đất có nguy cơ chứa mầm bệnh thì có thể xử lý bằng cách đốt các cành cây trên đất bề mặt đã làm sẵn, phơi đất hoặc ủ đất bằng sức nóng mặt trời bằng cách phủ tấm nilon lên trên. Hạt giống và cây con: cần phải sạch sâu bệnh. Có thể bảo quản hạt giống với phân bò đã đốt hoặc tro củi để hạn chế sâu bệnh khi trồng. Nếu bệnh lây lan thì nên loại bỏ những cây bị bệnh, dùng làm thức ăn cho gia súc hoặc ủ nóng trong đống ủ để tiêu diệt mầm bệnh. Công cụ: tay và công cụ làm việc phải được rửa sạch sẽ sau khi loại bỏ cây bệnh để tránh lây lan cây khác. Nước: nước sử dụng để tưới tiêu cần lấy từ nguồn nước sạch, không nhiễm bệnh.
Chọn các loại giống kháng sâu bệnh
Chọn những giống có khả năng kháng các loại sâu bệnh nhất định từ những cây khỏe mạnh trên đồng ruộng để giữ giống. Những hạt giống từ những cây này sẽ cho cây phát triển mạnh và kháng sâu bệnh tốt hơn, có khả năng thích ứng với môi trường địa phương tốt hơn.
Thời vụ: trồng đúng thời vụ để tránh sâu bệnh
Việc trồng cây cần phải đúng thời vụ để giảm đến mức thấp nhất sự tấn công của sâu bệnh. Để có hiệu quả cao cần nắm rõ chu kỳ sinh trưởng của các loài sâu bọ gây hại và những điều kiện thuận lợi cho việc lây lan dịch bệnh.
Sử dụng bẫy và hàng chắn côn trùng
Cây có thể đóng vai trò làm hàng rào chắn tự nhiên đối với sự di chuyển của các loài gây hại. Một phương pháp khác là bẫy côn trùng bằng cây dẫn dụ. Cây dẫn dụ có thể là cỏ mọc trong ruộng hoặc là những cây mẫn cảm được trồng thành hàng xung quanh ruộng, côn trùng sẽ tấn công những cây dẫn dụ này và không động chạm đến cây trồng chính trong ruộng. Hàng chắn và cây dẫn dụ cũng tạo ra môi trường sống thích hợp khuyến khích các động vật ăn mồi tới cư trú và ăn sâu hại.
Khuyến khích động vật ăn mồi
Phương pháp thiết lập trật tự tự nhiên và qua đó làm tăng số lượng loài động vật ăn mồi cùng với tạo ra môi trường sống đa dạng, là phương pháp an toàn nhất để kiểm soát dịch hại. Tất cả côn trùng đều có lợi vì mỗi loài hình thành một phần chuỗi thức ăn, tuy nhiên một số loài có thể được coi là có lợi hơn do chúng có vai trò kiểm soát trực tiếp các loài gây hại ăn cây cối hoa màu. Tóm lại, cách tiếp cận thiết thực nhất không phải là tiêu diệt tất cả các loài gây hại mà phải phục hồi sự cân bằng tự nhiên. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu và các hóa chất trong nông nghiệp vì chúng đe dọa sức khỏe con người, xáo trộn trật tự và cân bằng tự nhiên, ảnh hưởng tới mùa vụ trong tương lai. Theo ADDA- Viet Nam
Mạnh Quân
Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học… Xem tất cả bài viết của Mạnh Quân →
Biện Pháp Phòng Trừ Sâu, Bệnh Hại Rau
Trong quá trình canh tác rau, nhiều bà con nông dân vẫn có thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phun cho rau mỗi khi có sâu bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc trừ sâu bệnh không phải ai cũng dùng đúng cách. Do vậy, không những không diệt trừ được sâu bệnh mà còn để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, môi trường và thiên địch.
1. Biện pháp canh tác Làm đất
– Bước đầu tiên trong biện pháp canh tác đó là chọn đất trồng. Đa phần các cây rau thích hợp trồng ở đất có độ pH từ 5 – 7, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt.
– Sau đó, hành làm đất tơi xốp và phơi ải đất. Mục đích của việc phơi ải, giúp cho vi sinh vật hảo khí trong đất hoạt động tốt, làm cho đất tơi xốp, thông thoáng và cây dễ hấp thu các chất dinh dưỡng có trong đất. Ngoài ra, phơi ải đất còn có tác dụng diệt một số mầm bệnh, cỏ dại còn tồn dư trong đất ở vụ trước. Chính vì vậy, hạn chế sử dụng thuốc hóa học về sau.
-Tùy thuộc loại rau chọn trồng và điều kiện của từng hộ gia đình mà có thời gian phơi ải đất dài hoặc ngắn nhưng ít nhất thời gian phơi ải phải đạt từ 5 – 7 ngày.
Trồng luân canh, xen canh
Tùy từng mùa vụ mà chúng ta chọn loại rau trồng cho thích hợp. Để hạn chế sâu bệnh, trước khi trồng chúng ta phải chọn giống rau có nguồn gốc rõ ràng và sạch bệnh. Áp dụng biện pháp luân canh với cây khác họ, tốt nhất là cây lúa nước.
Tuy nhiên nhiều hộ gia đình không có điều kiện để luân canh, chúng ta có thể trồng xen canh với cây khác họ cũng có tác dụng làm gián đoạn nguồn thức ăn và sua đuổi sâu hại. Ví dụ trồng cà chua xen với cây rau thập tự như cải bắp, cải thảo, súp lơ…vv. Mùi cây cà chua có tác dụng xua đuổi sâu tơ hại trên cây rau thập tự. Chính vì vậy, giảm được việc dùng thuốc hóa học trên những cây rau họ thập tự này.
Bẫy cây trồng
Ngoài biện pháp luân canh, xen canh, có thể tiến hành bẫy cây trồng để dẫn dụ sâu hại hoặc sua đuổi sâu hại. Ví dụ, chúng ta có thể trồng cây hoa hướng dương trên đầu các bờ ruộng rau, để thu hút sâu khoang đến đẻ trứng. Chúng ta phun diệt trừ chúng trên các cây này dễ hơn rất nhiều trên cây rau.
Trong quá trình chăm sóc rau chúng ta bón phân và tưới nước hợp lý. Tùy thuộc loại cây và thời gian sinh trưởng mà áp dụng các phương pháp tưới nước khác nhau: tưới phun lên cây, tưới rãnh, tưới nhỏ giọt, tưới đủ ẩm không đọng nước… giúp rau sinh trưởng phát triển tốt và hạn chế được sâu bệnh hại trên rau.
Khi trồng cây con ra ngoài đồng ruộng, cần trồng cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại, loại bỏ cây yếu, chết.
Trong quá trình chăm sóc TS. Nhung lưu ý, chúng ta thường xuyên vệ sinh đồng ruộng; ngắt những lá già, lá bị sâu bệnh, cây bị bệnh và các tàm dư thực vật, thu gom để vào một khu vực sau đó mang đi tiêu hủy.
Đối với đặc tính của một số sâu, như sâu tơ đẻ trứng và hại mặt dưới của lá, sâu xanh bướm trắng đẻ trứng và hại ở mặt trên của lá..vv.. Các đối tượng sâu này, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để ngắt bỏ ổ trứng mới nở và giết nhộng của chúng, hạn chế việc sử dụng thuốc hoá học về sau..
Ngắt bỏ sớm trứng mới nở của sâu hại
Ngoài ra, bà con có thể sử dụng bẫy dính màu vàng hoặc màu xanh để bẫy một số con trưởng thành có cánh như rệp, ruồi đục lá, đục quả, bọ nhảy…hại nhiều loại cây trồng. Những loại bẫy này chi phí thấp, có thể tận dụng các vật liệu tái chế sẵn có để làm bẫy.
Bẫy nên đặt ở độ cao 40 – 60 cm tính từ bệ cây là thích họp nhất.
Bẫy dính vàng
Biện pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh hại rau là lợi dụng các thiên địch để tiêu diệt sâu hại trên đồng ruộng.
Bảo vệ thiên địch của sâu hại rau: các loài bọ rua ăn rệp ăn sâu hại; các loài ong ký sinh trứng, sâu non, nhộng của sâu hại; các loài kiến, nhện…ăn sâu hại; các loài nấm đối kháng: Trichoderma, Beauveria…Để bảo vệ được các loài có ích này, không nên sử dụng sử dụng thuốc hóa học.
Bên cạnh đó, bà con có thể sử dụng bẫy freromol treo trên ruộng rau để thu hút con trưởng thành cái đến các bẫy mà không giao phối được, không đẻ được trứng và không hình thành được sâu.
Feromol là hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học rất cao, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sinh sản của các loài sâu hại. Bẫy feromol đặc biệt có hiệu quả đối với các loại sâu hại không thể phát hiện sớm bằng phương pháp thông thường, như sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, sâu keo da láng trên các loại rau, hoa, đậu, lạc, nho, bông…
Cách đặt bẫy feromol: Sử dụng lọ nhựa hoặc bát nhựa đã dùng một lần, có đường kính 18-22cm, buộc mồi vào dây thép theo kiểu quang treo, sau đó đổ nước 1/3 thể tích bát có pha thêm một ít xà phòng, xà phòng có tác dụng khi bướm bay vào bẫy, rơi xuống nước, sẽ bị bịt lỗ thở lại và chết rất nhanh.
Tùy từng loại rau mà chúng ta treo bẫy khác nhau. Đối với loại cây thấp như su hào, bắp cải, hành … đặt bẫy ở vị trí cao hơn bề mặt tán cây trên ruộng chừng 20- 30cm. Đối với cây trồng như đậu leo, cà chua, dưa chuột… thì treo bẫy ở vị trí sát mặt giàn cây để tạo thuận lợi cho feromol lan tỏa rộng
Cách đặt bẫy feromol cho các cây leo
Các loại mồi feromol có hiệu quả hấp dẫn sâu hại trong thời gian ít nhất là 21-24 ngày, tùy theo điều kiện thời tiết và theo từng vừng thì thay bả, tốt nhất thay mồi feromol mới theo định kỳ 20 ngày kể từ ngày sử dụng.
Chú ý đặt bẫy liên tục từ khi trồng đến khi thu hoạch sản phẩm. Ngoài ra hàng ngày bà con thường xuyên kiển tra các bẫy để vớt những con bướm đã chết và bổ sung thêm nước xà phòng khi cần thiết.
4. Biện pháp hóa học:
Trước khi sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh, TS Nhung nhấn mạnh nhiều lần cần thường xuyên điều tra ruộng, để phát hiện sâu bệnh vượt qua ngưỡng gây hại kinh tế mà 3 biện pháp trên không điều hòa được, thì lúc đó chúng ta mới nên sử dụng thuốc phun, ưu tiên các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc trước, nếu vẫn không diệu trừ được sâu bệnh thì mới sử dụng thuốc hóa học để phun.
– Cách điều tra sâu:
Tùy thuộc vào từng loại sâu bệnh mà chúng có cách điều tra khác nhau. Để biết được diễn biến mật độ sâu hại trên đồng ruộng, chúng ta điều tra theo định kỳ 5 – 7 ngày một lần, điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Khi mật độ sâu hại trên cây từ 10% là chúng ta tiến hành phun thuốc.
Điều tra sâu bệnh định kỳ 5 – 7 ngày lần
Để phòng trị sâu xanh bướm trắng và sâu tơ chúng ta có thể sử dụng thuốc Elincol 12 ME; V-Bt; Proclaim, Xentari 35WDG, Pegasus 500SC, Amate chúng tôi theo nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất.
Đối với loại sâu kháng thuốc nhanh như sâu tơ, sâu xanh nhện đỏ, cần sử dụng luân phiên các loại thuốc, thuốc có hiệu quả chúng ta không được sử dụng quá 2 lần.
Để đảm bảo an toàn, trước khi phun, cần kiểm tra dụng cụ phun, dụng cụ đo lường nếu cần thiết. Đầu tiên,đổ 1/3 nước vào bình, mở nắp thuốc cần pha cho vào bình. Sau đó, tiến hành lắc bình phun, sao cho thuốc tan hết, đổ tiếp lượng nước đến vạch quy định, đậy nắp lại và tiến hành phun. Khi phun thuốc, cần phải phun theo nguyên tắc 4 đúng đó là: đúng thuốc, đúng nồng độ, đúng lúc và đúng cách.
– Cách điều tra bệnh:
Trước khi dùng thuốc hóa học phun phòng trị bệnh, TS. Nhung lưu ý cần phải điều tra mức độ bệnh hại, sau đó mới tiến hành phun. Khi điều tra số là trên cây bị mắc bệnh từ 5-10 % thì chúng ta mới tiến hành dùng thuốc để phun phòng trừ.
Khi cây bắt đầu bị bệnh chúng ta quan sát bằng các mắc thường gần như không phát hiện được. Chủ yếu chúng ta dựa vào sự biến đổi màu sắc lá trên cây rau để nhận biết vết bệnh. Đại đa số ban đầu các vết bệnh thường là các chấm nhỏ màu vàng hoặc nâu nhỏ, sau một thời gian các chấm hoặc vết bệnh lan dần to ra. Do vậy, bà con cần phải kiểm tra thường xuyên theo định kỳ 7 ngày một lần ở 5 điểm chéo góc trên đồng ruộng, để phát hiện bệnh sớm và đưa ra biện pháp phòng trị kịp.
Khi sử dụng thuốc hóa học để phun trên rau, chúng ta cần tuân thủ thời gian cách lý đối với từng loại thuốc để đảm bảo an toàn an toàn vệ sinh thực phẩm, khi mang đến tay người tiêu dùng.
Theo Trang Bảo vệ cây trồng
Tin bài: BM Sinh thái và BVTV
Bạn đang xem bài viết Hiệu Quả Các Biện Pháp Sinh Học Phòng Trừ Sâu Đục Trái Bưởi trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!