Cập nhật thông tin chi tiết về Hội Nghị Nghiên Cứu, Học Tập, Quán Triệt, Triển Khai Thực Hiện Nghị Quyết Số 58 Của Bộ Chính Trị mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thực hiện theo Công văn số 40-CV/HU, ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Huyện ủy Quan Sơn về việc học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 05/8/2020 của Bộ chính trị về “Xây dựng và phát triển Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Sáng ngày 31/8/2020, Đảng bộ xã Tam Thanh tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết, tham dự Hội nghị có các đồng chí trong Ban thường vụ Đảng ủy; các đồng chí đảng viên trong toàn Đảng bộ tham dự tại các Nhà văn hóa bản./.
Các đại biểu và đảng viên dự hội nghị tại UBND xã
Hội nghị diễn ra theo hình thức học trực tuyến do Đồng chí: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã trình bày những nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 58. Theo đó, trên cơ sở phát huy vai trò là tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng và những tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, con người, Nghị quyết 58 đề ra những mục tiêu cụ thể và nhiệm vụ, giải pháp Thanh Hóa cần thực hiện để hướng tới trở thành một tỉnh kiểu mẫu như lời căn dặn của Bác Hồ khi về thăm Thanh Hóa. Nghị quyết 58 nêu rõ: Mục tiêu đến năm 2030, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; nơi người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, các giá trị di sản văn hoá và lịch sử được bảo tồn, phát huy; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước… Đảng viên Trường Tiểu học Tam Thanh học tập tiếp thu Nghị quyết Thông qua các nội dung của Nghị quyết, Đảng ủy xã Tam Thanh đã chỉ đạo UBND xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương và xong trước ngày 20/9/2020; tổ chức hướng dẫn thực hiện Nghị quyết, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng an ninh phát hiện gương người tốt, việc tốt để cổ vũ động viên kịp thời.
Trường Mần Non học tập và tiếp thu Nghị quyết
Sau học tập, đảng viên trong toàn Đảng bộ tiếp tục tự nghiên cứu tài liệu, viết bài thu hoạch về quá trình học tập Nghị quyết theo hình thức viết tay, không đánh máy và lấy kết quả viết bài thu hoạch là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ đảng viên. Nghị quyết số 58-NQ/TW, ngày 05/8/2020 của Bộ chính trị về “Xây dựng và phát triển Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045″ là nghị quyết đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Thanh Hóa nói chung và của các địa phương nói riêng về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, Quốc phòng – an ninh, xây dựng nông thôn mới,… do đó tập thể cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và các chi bộ Đảng trong xã phải nghiêm túc thực hiện các nội dung, giải pháp của Nghị quyết, xây dựng kế hoạch hành động sát với thực tiễn; tuyên truyền liên tục thông qua hội nghị sinh hoạt chi bộ, chi hội, hội nghị toàn dân tại các bản, Đài truyền thanh và Trang thông tin điện tử của xã, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 58 đề ra.
Nghiên Cứu, Học Tập, Quán Triệt, Triển Khai Thực Hiện Nghị Quyết Số 58 Của Bộ Chính Trị
Sáng 31-8, Ban Kinh tế Trung ương và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá phối hợp tổ chức hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo 218 Trung ương, dự và chỉ đạo hội nghị.
Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương trực tiếp truyền đạt Nghị quyết.
Về phía tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đoàn ĐBQH tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; các sở, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh. Hội nghị được phát thanh và truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa và tổ chức trực tuyến tại 38 điểm cầu tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh và cấp huyện; 322 điểm cầu cấp xã.
Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến, nêu rõ: Với sự quan tâm đặc biệt mà Đảng, Nhà nước dành cho Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa, ngày 5-8-2020, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW “Về xây dựng và phảt triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây là dấu mốc lịch sử, có ý nghĩa rất quan trọng, mở ra cho Thanh Hóa thời cơ, vận hội mới rất nổi trội và khác biệt để phát triển nhanh và bền vững, trở thành một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh trở thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Với nhiều lợi thế của vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa, Thanh Hóa đã trải qua rất nhiều thời kỳ, trong các cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ đất nước, Thanh Hóa luôn luôn hoàn thành rất tốt trọng trách của mình trước Đảng và Nhà nước. Từ khi bắt đầu công cuộc phát triển kinh tế, Thanh Hóa cũng trải qua rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, song nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh đã khắc phục khó khăn, phát huy truyền thống, lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền và Nhân dân ổn định chính trị, phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chỉ rõ: Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị có ý nghĩa hết sức quan trọng, được triển khai rộng rãi trong Đảng bộ và các tầng lớp Nhân dân trong toàn tỉnh để toàn thể cán bộ đảng viên và toàn thể Nhân dân Thanh Hóa nắm được những vấn đề cốt lõi quan trọng nhất của Nghị quyết. Qua việc triển khai lần này để Thanh Hóa thống nhất về nhận thức và hành động của Đảng bộ và toàn xã hội, để cổ vũ động viên Đảng bộ và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 58 của Bộ chính trị.
Với ý nghĩa quan trọng đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm; gương mẫu tiếp thu các nội dung, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Nghị quyết; dành thời gian thỏa đáng để nghiên cứu kỹ, nhận thức đầy đủ, sâu sắc về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, những nội dung cốt lõi của nghị quyết, để từ đó phát huy được năng lực, trí tuệ, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh Thanh Hóa.
Tại hội nghị, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã trình bày những nội dung cốt lõi của Nghị quyết số 58. Theo đó, trên cơ sở phát huy vai trò là tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng và những tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, con người, Nghị quyết 58 đề ra những mục tiêu cụ thể và nhiệm vụ, giải pháp Thanh Hóa cần thực hiện để hướng tới trở thành một tỉnh kiểu mẫu như lời căn dặn của Bác Hồ khi về thăm Thanh Hóa. Nghị quyết 58 nêu rõ: Mục tiêu đến năm 2030, Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; nơi người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, các giá trị di sản văn hoá và lịch sử được bảo tồn, phát huy; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Tầm nhìn đến năm 2045, Thanh Hóa là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn nhấn mạnh: Để thực hiện được những mục tiêu rất cao đó, tỉnh Thanh Hóa cần có quyết tâm chính trị rất lớn, huy động được sự đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện tốt 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp đó là: Xây dựng tỉnh Thanh Hoá trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước với công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền tảng; các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối các vùng, miền, các cực tăng trưởng, là cơ sở để tỉnh Thanh Hoá phát huy vai trò là một cực tăng trưởng mới. Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế – xã hội trên cơ sở đột phá về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư, tài chính và phân cấp quản lý đặc thù, phù hợp để tỉnh Thanh Hoá trở thành một cực tăng trưởng mới. Phát triển giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; tạo nền tảng để trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nưóc về giáo dục và đào tạo; y tế chuyên sâu…
Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã trình bày Dự thảo Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Phát biểu chỉ đạo và kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo 218 Trung ương nêu rõ: Thanh Hóa có vị trí địa chính trị, địa kinh tế và ví trí chiến lược về an ninh quốc phòng của đất nước. Trên cơ sở đánh giá một cách toàn diện mọi tiềm năng, thế mạnh của Thanh Hóa, Bộ Chính trị nhận thấy Thanh Hóa có điều kiện vươn lên phát triển mạnh mẽ, thực sự trở thành động lực không chỉ để phát triển cho khu vực Bắc Trung Bộ, miền Trung và có tác động lan tỏa cho cả nước, mà còn góp phần quan trọng đảm bảo quốc phòng, an ninh, quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế. Nhằm giúp Thanh Hóa khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để có bước phát triển đột phá trong giai đoạn tới, ngày 5-8-2020, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW “Về xây dựng và phảt triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Đây là Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng, là mốc son trong chặng đường xây dựng và phát triển của Thanh Hóa. Là mốc son khẳng định sự phát triển không chỉ cho Thanh Hóa mà còn có ý nghĩa đối với cả nước. Nghị quyết chỉ rõ Thanh Hóa sẽ tạo ra một tứ giác phát triển trên tam giác phát triển sẵn có trước đây là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Với tiềm năng của mình, Thanh Hóa sẽ trở thành một cực tăng trưởng, tạo sự lan tỏa, kết nối giữa Bắc Trung Bộ với tứ giác phát triển, tạo ra kết nối với Duyên hải Bắc Bộ, với khu vực Tây Bắc. Sự phát triển của Thanh Hóa sẽ tạo ra sức lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển hầu như toàn bộ các tỉnh phía Bắc.
Đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chỉ rõ: Làm sao để thực hiện thành công Nghị quyết là nhiệm vụ hết sức nặng nề và vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, trước hết Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa phải thấm nhuần, nhận thức sâu sắc về tinh thần, nội dung của Nghị quyết, không chỉ ở đội ngũ cán bộ, Đảng viên mà còn là tất cả các tầng lớp Nhân dân. Tỉnh cần có chương trình triển khai Nghị quyết trên cơ sở tập trung trí tuệ của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân, vừa là người thực hiện, vừa là người giám sát để thật sự trở thành trung tâm thụ hưởng những thành quả mà Nghị quyết mang lại. Đây là tiền đề để Nghị quyết đi vào cuộc sống. Ngoài sự nỗ lực, phấn đấu của Thanh Hóa, thì tỉnh cần tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cảm ơn sự quan tâm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và cá nhân đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương giành cho Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa trong suốt thời gian qua; đặc biệt trong việc ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW “Về xây dựng và phảt triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Quốc Hương
Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy Thanh Hóa Cho Ý Kiến Vào Kế Hoạch Nghiên Cứu, Học Tập Quán Triệt Và Triển Khai Thực Hiện Nghị Quyết 58 Của Bộ Chính Trị
Ngày 27-8, dưới sự chủ trì của đồng chí Trịnh Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy tổ chức hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy để cho ý kiến vào Kế hoạch nghiên cứu, học tập quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 58 – NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị “Về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và nhiều nội dung quan trọng khác.
Dự hội nghị có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện các Ban của Trung ương Đảng; các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh.
Với sự quan tâm đặc biệt mà Đảng, Nhà nước dành cho Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa, ngày 5-8-2020, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW “Về xây dựng và phảt triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây là dấu mốc lịch sử, có ý nghĩa rất quan trọng, mở ra cho Thanh Hóa thời cơ, vận hội mới rất nổi trội và khác biệt để phát triển nhanh và bền vững, trở thành một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh trở thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc. Để Nghị quyết thấm sâu, lan tỏa và nhanh chóng đi vào cuộc sống, Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng và ban hành Kế hoạch tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện với mục đích yêu cầu làm cho toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh nắm được đầy đủ sự cần thiết, cơ sở ban hành Nghị quyết; nắm vững các nội dung, quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Nghị quyết; tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong Đảng bộ và toàn xã hội, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Bộ Chính trị… Sau hội nghị, phải tiến hành viết thu hoạch cá nhân và đưa vào nội dung thi đua, đánh giá, xếp loại cuối năm. Các cấp ủy chỉ đạo xây dựng kế hoạch học tập, quán triệt, tuyên truyền và kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết một cách thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của cấp mình…
Phát biểu kết luận, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thống nhất với nội dung đã được trình bày trong kế hoạch và đề nghị tiếp thu ý kiến góp ý của các đồng chí Thường trực, Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến và hoàn chỉnh để ban hành.
Phát biểu kết luận, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trịnh Văn Chiến đã cho ý kiến cụ thể vào từng phần trong dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 và đề nghị Tiểu ban nội dung hoàn chỉnh để làm cơ sở báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị.
Cũng tại hội nghị, các đồng chí Thường trực, Thường vụ Tỉnh ủy nghe và cho ý kiến vào quy hoạch Khu đô thị Đông Nam, TP Thanh Hóa. Theo đó, Khu quy hoạch đô thị Đông Nam, TP Thanh Hóa có tổng diện tích 1.500 ha trên địa bàn các xã, phường thuộc TP Thanh Hóa gồm: Phường Quảng Thành, xã Quảng Đông, xã Quảng Cát, xã Quảng Phú, xã Quảng Minh, xã Quảng Tâm (TP Thanh Hóa) và một phần xã Quảng Định (huyện Quảng Xương). Trên cơ sở quy hoạch chi tiết 1/2000 khu đô thị Đông Nam, TP Thanh Hóa được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 9-4-2012, căn cứ Kết luận 42 – KL/TU ngày 26-9-2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Công ty CP Tập đoàn Mặt trời (Tập đoàn SunGroup) đã nghiên cứu phương án điều chỉnh quy hoạch theo ý tưởng phát triển không gian, cảnh quan đô thị theo hướng Công viên Sunfields là cộng đồng Smart Health mới tại Thanh Hóa.
Cũng tại hội nghị, các đồng chí Thường trực, Thường vụ Tỉnh ủy đã cho ý kiến vào Đề án sáp nhập Trường Trung cấp Phát thanh – Truyền hình, trường Trung cấp nghề Xây dựng vào trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa và đổi tên thành trường Cao đẳng Công nghiệp, Xây dựng và Phát thanh – Truyền hình Thanh Hóa; Đề án sáp nhập Trường Cao đẳng nghề Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào Trường Cao đẳng Nông lâm và đổi tên thành Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa; báo cáo đề nghị giữ nguyên trạng, không thực hiện sáp nhập 2 cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh Thanh Hóa; báo cáo đề nghị giữ nguyên trạng, không thực hiện sáp nhập Trung tâm Bảo trợ xã hội và Trung tâm Chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa; Quy chế phối hợp công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư giữa Ban Nội chính Tỉnh ủy và Văn phòng Tỉnh ủy; Kế hoạch tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025.
Tập Trung Tham Mưu Triển Khai Thực Hiện Nghị Quyết 54 Của Bộ Chính Trị
TTH – “Đổi mới phương thức hoạt động theo hướng ngày càng đi vào chiều sâu; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng; góp phần cùng với cả tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị chính bằng các chương trình hành động cụ thể”. Đó là những kỳ vọng của UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh (gọi tắt Đảng bộ Khối) lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Ông Nguyễn Quang Tuấn, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối
Xung quanh vấn đề này, Thừa Thiên Huế Cuối tuần có cuộc trao đổi với UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối – ông Nguyễn Quang Tuấn.
Ông Nguyễn Quang Tuấn khẳng định: Ngoài lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các tổ chức cơ sở ((TCCS) Đảng trong toàn Đảng bộ Khối kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng Đảng gắn với Chỉ thị 05 về học tập và làm theo Bác; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng Đảng, đảng viên; thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng.
Bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề tồn tại, khó khăn nhất mà Đảng bộ Khối gặp phải hiện nay là gì, thưa ông?
Đó là, vai trò của một số cấp ủy Đảng chưa được phát huy đúng mức; năng lực lãnh đạo của một số TCCS Đảng chưa xứng tầm; một số cơ quan, đơn vị chưa thật sự quan tâm trong công tác xây dựng Đảng.
Đánh giá của ông về sự tiên phong, gương mẫu, những đóng góp của cán bộ, đảng viên hiện nay?
Hầu hết cán bộ, đảng viên đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đây là nhân tố quan trọng góp phần vào sự ổn định, phát triển kinh tế – xã hội và công tác xây dựng Đảng.
Cán bộ, công chức, người lao động của Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đăng ký tham gia hiến máu nhân đạo
Vấn đề quan tâm của Đảng bộ Khối là chưa có nhiều đảng viên thật sự tiên phong hơn nữa, gương mẫu, dám thể hiện, dám khẳng định mình. Vẫn còn tình trạng không ít cán bộ, đảng viên còn bàng quan với nhiệm vụ chung. Có đảng viên làm việc còn nguyên tắc máy móc, ảnh hưởng, cản trở đến sự phát triển chung.
Giải pháp khắc phục những tồn tại, khó khăn này là gì, thưa ông?
Cần tiếp tục phát huy trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, nhất là người đứng đầu cấp ủy trong mọi hoạt động của tổ chức Đảng. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc của cấp ủy. Tăng cường vai trò lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên đối với cấp dưới; của cấp ủy, tổ chức Đảng đối với cán bộ, đảng viên.
Sự đoàn kết chính là sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn?
Đây là nhiệm vụ hàng đầu, vừa cấp bách, vừa lâu dài của công tác xây dựng Đảng. Đoàn kết chính là nhân tố quan trọng nhất. Đoàn kết là một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, cho nên đoàn kết trên cơ sở nguyên tắc của Đảng là sức mạnh để vượt qua khó khăn, thách thức.
Tại các TCCS Đảng trực thuộc Đảng bộ Khối, có hay không cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống?
Số này chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Một mặt, tư tưởng và nhận thức về mục tiêu, lý tưởng của một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt; mặt khác, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống của cấp ủy có mặt chưa tốt.
Chúng ta cần phải có những giải pháp, cách làm gì để khắc phục vấn đề này?
Kiên quyết, kiên trì tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chỉ đạo việc học và làm theo Bác một cách thường xuyên, liên tục, có chiều sâu; xem đó là nhiệm vụ trọng tâm trong sinh hoạt chi bộ, trong đánh giá chất lượng đảng viên. Chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ, đảng viên học tập và làm theo Bác gắn với xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn đạo đức công vụ, văn hóa công sở, văn hóa doanh nghiệp.
Có ý kiến cho rằng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nâng cao chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên, ông nghĩ sao về vấn đề này?
Đúng vậy, sinh hoạt chi bộ ngày càng được đổi mới là đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng tổ chức Đảng và đảng viên. Nhìn chung, chất lượng sinh hoạt chi bộ trong Đảng bộ Khối thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, ngày càng nề nếp; sinh hoạt chi bộ chuyên đề bước đầu được quan tâm. Tuy nhiên, tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt chi bộ còn những hạn chế nhất định.
Riêng vai trò lãnh, chỉ đạo công tác chuyên môn ở các chi, đảng bộ trực thuộc Đảng bộ Khối hiện nay như thế nào?
Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn ở các chi, đảng bộ cơ sở tiến hành theo quy định của Ban Bí thư đối với từng loại hình TCCS Đảng. Đối với tổ chức Đảng cơ quan hành chính Nhà nước theo Quy định 98, đơn vị sự nghiệp công lập theo Quy định 97, đối với doanh nghiệp theo Quy định 287… Nhưng dù theo quy định nào thì vai trò của cấp ủy, tổ chức Đảng phải là hạt nhân chính trị, lãnh đạo cán bộ, đảng viên, lãnh đạo đơn vị, doanh nghiệp thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ công tác của cơ quan, đơn vị, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức và người lao động.
Ông có thể nói rõ hơn về việc đổi mới phương thức lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCS Đảng và Đảng bộ Khối trong thời gian tới?
Căn cứ tình hình thực tiễn, các cấp ủy Đảng cần thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo. Trong đó, tập trung cụ thể hóa chủ trương, nghị quyết của cấp trên phù hợp tình hình, nhiệm vụ của mỗi TCCS Đảng; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Bám sát thực tiễn, sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình… kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh. Điều quan trọng là thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, quy chế làm việc của cấp ủy.
Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đặt ra nhiều thời cơ, nhưng cũng không ít thách thức. Trách nhiệm của toàn Đảng bộ Khối trong thực hiện nghị quyết này thời gian tới như thế nào, thưa ông?
Phát huy mạnh mẽ nguồn lực trí tuệ, đổi mới, sáng tạo, đột phá trong tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi cấp ủy Đảng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Trung ương trên địa bàn. Trước mắt, tập trung tham mưu triển khai các đề án, chương trình, dự án thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, góp phần cùng với cả tỉnh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Vậy đâu là khâu then chốt trong thực hiện Nghị quyết 54?
Nếu công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, thì công tác cán bộ là then chốt của then chốt. Vì vậy, các cấp ủy quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, nhất là cán bộ chủ chốt của cơ quan, đơn vị.
ANH PHONG (Thực hiện)
Bạn đang xem bài viết Hội Nghị Nghiên Cứu, Học Tập, Quán Triệt, Triển Khai Thực Hiện Nghị Quyết Số 58 Của Bộ Chính Trị trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!