Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Tới Bệnh Viện Thông Minh mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
“Trước tháng 12/2019, tất cả các bệnh viện trên địa bàn đô thị cả nước phải hoàn thành việc phối hợp với ngân hàng để thu viện phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt…”, đó là nhiệm vụ được Chính phủ đặt ra cho ngành y tế.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đã đặt ra 4 giải pháp kỹ thuật thanh toán điện tử không dùng tiền mặt tại các bệnh viện gồm: quy định chuẩn thông tin thanh toán điện tử trong y tế; xây dựng chuẩn kết nối giữa ngân hàng và hệ thống thông tin bệnh viện; xây dựng chuẩn kết nối thanh toán giữa thẻ Napas với hệ thống quản lý bệnh viện (HIS); xây dựng và ban hành chuẩn thanh toán QR y tế.
Đến nay, 100% cơ sở khám chữa bệnh đã có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện và kết nối liên thông với bảo hiểm xã hội, đây là nền tảng quan trọng cho việc triển khai thanh toán không tiền mặt tại các cơ sở khám chữa bệnh. Cả nước đã có khoảng 30% bệnh viện triển khai thanh toán điện tử không tiền mặt.
Vướng mắc chính nằm ở phí sử dụng thẻ
Ths.Ds Lê Lâm – Phó Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở y tế là chủ trương rất đúng đắn, tạo thuận lợi cho người bệnh trong thanh quyết toán không dùng đến tiền mặt.
Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt có áp dụng được ở Việt Nam không? Tôi khẳng định đây là hoàn toàn triển khai đồng bộ được nhưng cần có phương án hỗ trợ. Cụ thể: phí chi trả cho việc thanh toán trên thẻ, dao động hiện nay từ 1,5-2,8% trên tổng số tiền thanh toán. Ví dụ, thanh toán 1 ngày 1 tỷ đồng thì bệnh viện sẽ phải chi phí 15-28 triệu đồng.
Chi phí hiện nay cho việc thanh toán điện tử là một vấn đề cần phải có phương hướng giải quyết sớm để triển khai đồng bộ, vì trong giá dịch vụ y tế không có mục chi cho việc sử dụng thẻ.
Hiện tại, chúng tôi đang áp dụng việc thanh toán điện tử đối với bệnh nhân khám dịch vụ, trong thời gian tới, chúng tôi cũng hướng tới việc sẽ áp dụng với bệnh nhân bảo hiểm y tế theo lộ trình. Vì vậy, theo tôi, khó khăn nhất hiện nay là chi phí cho việc dùng thẻ, còn các khó khăn khác về kỹ thuật hoàn toàn có thể khắc phục được.
Để triển khai được hiệu quả việc không sử dụng tiền mặt trong thanh toán các dịch vụ y tế thì việc tuyên truyền, vận động người dân sử dụng thẻ thay cho tiền mặt là không thể thiếu.
Cần sự phối hợp đồng bộ giữa các bên
Bà Dương Thanh Mai – Trưởng phòng Tài chính kế toán – Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã chủ động triển khai thanh toán không dùng tiền mặt cho đối tượng các bệnh nhân, tuy nhiên đặc thù bệnh nhân của bệnh viện đa số là người lớn tuổi, người tiếp xúc ít với công nghệ thanh toán.
Hiện nay, bệnh viện đã triển khai dịch vụ thanh toán tích hợp giữa thẻ thanh toán viện phí với mã bệnh nhân tại bệnh viện. Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng mã này trong thanh toán tại bệnh viện, sẽ tiết kiệm được thời gian chờ tại các khâu thanh toán, bệnh nhân đi khám nhanh hơn. Ngoài ra, bệnh viện cũng sẽ tiết kiệm được chi phí kiểm đếm, lưu chuyển tiền mặt.
Tuy nhiên, để triển khai đồng bộ việc triển khai thanh toán điện tử không tiền mặt, cần có sự vào cuộc của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Thứ nhất, công tác tuyên truyền cần triển khai sâu rộng để người dân hiểu được ý nghĩa của việc thanh toán qua thẻ. Thứ hai, bệnh nhân chủ động phối hợp với bệnh viện trong việc hạn chế dùng tiền mặt.
Bên cạnh đó, các ngành nên phối hợp đồng bộ sử dụng một mã quản lý bệnh nhân xuyên suốt trong tất cả các bệnh viện để khi mà bệnh nhân đến một bệnh viện, bệnh nhân có thể sử dụng một mã thẻ đó mà không phải sử dụng nhiều thẻ dẫn đến bất cập trong sử dụng thẻ đối với từng bệnh viện.
Người bệnh, bệnh viện và xã hội đều hưởng lợi
Ths. Lê Văn Quân – Phó Giám đốc Bệnh viện K
Bệnh viện K là bệnh viện hạng 1 chuyên khoa về ung thư. Mỗi ngày bệnh viện khám bình quân 2.000 lượt bệnh nhân. Số bệnh nhân nội trú khoảng trên 10.000 người. Vì vậy mà việc tiếp đón, thu viện phí của người bệnh rất lớn.
Hiện nay, chúng tôi đã cải cách hành chính nhằm tạo thuận lợi cho người bệnh để giảm tải, giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh; tuy nhiên, với số lượng bệnh nhân lớn như vậy, người bệnh vẫn phải chờ đợi. Trong giải pháp tiếp theo cũng như thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng tại Quyết định 241 ngày 23/2/2018 cũng như Nghị quyết số 01 ngày 1/1/2019 về tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không sử dụng tiền mặt, bệnh viện rất nỗ lực để nghiên cứu, triển khai.
Tuy nhiên, do bệnh viện có 3 cơ sở khác nhau nên để triển khai tốt phải tích hợp với phần mềm quản lý của bệnh viện. Hiện nay chúng tôi cũng đang từng bước thí điểm không sử dụng tiền mặt, phương thức chi trả qua quẹt thẻ, qua QR… tại cơ sở 9A-9B Phan Chu Trinh. Qua đó, nếu thành công tốt, chúng tôi sẽ mở rộng sang cơ sở 2 và cơ sở 3.
Để triển khai thanh toán điện tử không tiền mặt, tôi thấy một vấn đề là phần mềm của bệnh viện phải rất toàn diện, phù hợp để đáp ứng điều này. Khi triển khai thanh toán điện tử không tiền mặt, chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả bệnh viện, người bệnh và xã hội.
Đối với bệnh viện, sẽ tiết kiệm được nhân lực, thời gian, chi phí. Người bệnh rút ngắn được thời gian xếp hàng, ở các vị trí khác nhau cũng có thể thanh toán viện phí, thậm chí có thể trả tiền từ nhà. Và đặc biệt, đối với xã hội, sẽ hạn chế nhiều tiêu cực…
Tăng kết nối thanh toán giữa ngân hàng và bệnh viện
Ông Đào Minh Tuấn – Phó giám đốc Vietcombank
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một trong những ngân hàng tiên phong cung cấp những giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ công nhằm hướng đến một xã hội hiện đại.
Riêng đối với lĩnh vực y tế, từ thực tế làm việc với các bệnh viện thời gian qua chúng tôi đã xây dựng các phương thức thanh toán phi tiền mặt đa dạng nhằm đáp ứng và phù hợp với các đối tượng bệnh nhân khác nhau và cũng để áp dụng từng bước theo mức độ sẵn sàng hệ thống của các bệnh viện…
Thực tế cho thấy, hiện nay trong số các bệnh viện đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt thì hầu hết mới chỉ triển khai thử nghiệm tại một số khoa nhất định nên chỉ phục vụ được một số lượng nhỏ khách hàng đến khám chữa bệnh. Đa số người dân Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt để thanh toán, do đó cần có thời gian từng bước thay đổi nhận thức, thói quen này của người dân.
Để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong quá trình thực hiện đồng thời đẩy nhanh triển khai các giải pháp nhằm hướng đến toàn bộ chi phí khám chữa bệnh được thanh toán không tiền mặt, chúng tôi kiến nghị Bộ Y tế chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa trong việc yêu cầu các bệnh viện tích cực hợp tác với các ngân hàng để triển khai thanh toán viện phí qua ngân hàng.
Có kế hoạch chuẩn hóa các dữ liệu bệnh nhân, có kết nối chia sẻ thông tin giữa các bệnh viện để có thể theo dõi được lịch sử khám bệnh của người dân. Từng bước áp dụng bệnh án điện tử liên kết với thẻ bảo hiểm y tế để hướng đến việc định danh bệnh nhân thống nhất giữa các bệnh viện. Có kế hoạch đầu tư hoặc nâng cấp các phầm mềm quản lý thông tin bệnh viện.
Đặc biệt là ban hành quy định chuẩn thông tin thanh toán y tế, chuẩn kết nối ngân hàng thanh toán với hệ thống quản lý thông tin bệnh viện. Có cơ chế khuyến khích các bệnh viện triển khai thành công và áp dụng các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt.
Đối với các bệnh viện, chúng tôi kiến nghị cần hợp tác với ngân hàng, các trung gian thanh toán xây dựng kế hoạch triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt phù hợp với đối tượng bệnh nhân của bệnh viện và phù hợp với hạ tầng kỹ thuật của bệnh viện theo từng giai đoạn.
Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế, bác sỹ, nhân viên thu ngân để khuyến khích tất cả các cán bộ, nhân viên của bệnh viện hiểu và tư vấn cho bệnh nhân, khách hàng sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Hướng Tới Mô Hình Bệnh Viện Xanh
Xây dựng một bệnh viện xanh, sạch, đẹp không chỉ góp phần tạo không khí dễ chịu, cần thiết cho công tác khám, chữa bệnh mà còn là nền tảng tác động tích cực tới những nhân viên y tế thường xuyên làm việc, cho họ thêm sự gắn bó, thêm say mê công việc… Và đã có nhiều tín hiệu tích cực từ những bệnh viện lớn ở Thủ đô…
Để thực hiện việc phát động triển khai “Bệnh viện xanh – sạch – đẹp” của Bộ Y tế, Bệnh viện E đã đầu tư chỉnh trang, cải tạo vườn hoa cây cảnh, đặt nhiều ghế đá ở những nơi thoáng mát để bệnh nhân và người nhà thư giãn khi thăm nom, chăm sóc bệnh nhân; cải tạo lại toàn bộ hệ thống đường đi trong bệnh viện, nâng cấp từ đường đổ bê tông thành đường rải nhựa; trồng thêm hàng chục loại cây xanh và thảm cỏ xanh; xây dựng khu dịch vụ thân thiện với bệnh nhân…
Công tác vệ sinh trong phòng bệnh của BVĐK Đống Đa luôn được duy trì tốt.
Bên cạnh đó, việc kiểm soát nhiễm khuẩn cũng là một trong những nhiệm vụ chính được đặt lên hàng đầu. Bệnh viện thực hiện vệ sinh giường bệnh, phòng bệnh thoáng mát, tủ đầu giường, quần áo người bệnh sạch sẽ, quần áo của bệnh nhân nội trú được thay hằng ngày tạo cảm giác thân thiện, an tâm, tin tưởng cho người bệnh đến điều trị. Bệnh viện đã ký hợp đồng với các đơn vị có đủ tư cách pháp nhân về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Công trình vệ sinh được trang bị bồn rửa tay, nước rửa tay sát khuẩn.
Bệnh viện đa khoa Đống Đa cũng đã cố gắng trong điều kiện của mình, tạo thuận lợi nhất cho người dân khi đến khám chữa bệnh tại bệnh viện. Khu vực chờ khám và tiếp đón người bệnh đảm bảo rộng rãi, bố trí đủ ghế ngồi, nước uống. Bố trí bảng chỉ dẫn, hướng dẫn quy trình khám bệnh, bảng giá viện phí công khai, niêm yết hòm thư góp ý, số điện thoại đường dây nóng, số điện thoại trực 24/24 giờ để tiếp nhận phản ánh và hỗ trợ cấp cứu khi cần thiết.
Gần đây, Bệnh viện Thanh Nhàn cũng được nhiều người bệnh tỏ ra hài lòng khi đánh giá về hạ tầng cơ sở của bệnh viện bởi sau khi được cải tạo, bệnh viện đã khang trang, sạch đẹp hơn so với trước. BS. Chu Thị Dự, Phó Giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, thời gian qua, tập thể cán bộ, y, bác sĩ đã tích cực làm tốt công tác phòng chống nhiễm khuẩn tại các khoa, phòng và trong khuôn viên bệnh viện. Ngoài ra, bệnh viện còn xây dựng quy định về vệ sinh cá nhân, quy trình vệ sinh môi trường cơ sở y tế để mọi người cùng thực hiện. Đặc biệt, trang phục của cán bộ y tế, người bệnh luôn được cung cấp đầy đủ và bảo đảm sạch sẽ, đúng quy định…
Việc xây dựng và triển khai nhiều hoạt động hướng tới mô hình bệnh viện xanh – sạch – đẹp ngành y tế Hà Nội đã liên tục thu được kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, tạo sự hài lòng từ phía người bệnh. Khi triển khai thực hiện, một số bệnh viện còn gặp khó khăn do người bệnh quá đông, nhiều khu nhà xuống cấp… Tuy nhiên, những chuyển biến tích cực đã cho thấy quyết tâm cải thiện môi trường bệnh viện, một điều vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Ngành Y Tế Hướng Tới Xây Dựng Môi Trường Bệnh Viện Thân Thiện
Kết quả khảo sát tại 1.200 bệnh viện trong cả nước với 1triệu người bệnh cho thấy có tới 80% đã cảm thấy hài lòng nhưng các bác sĩ hơi kiệm lời và rất ít khi cười với người bệnh.
Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân vẫn cảm thấy bức xúc về thái độ của y, bác sĩ. Liệu đó có phải điều đáng trách và có thể thay đổi không?
Một số vụ hành hung bác sĩ, nhân viên y tế:
Trong một thời gian khá dài trước đây, vấn đề thái độ không đúng mực của y bác sỹ thực sự là nỗi bức xúc của người bệnh và “tức nước vỡ bờ” đã dẫn tới nhiều vụ hành hung bác sĩ gây xôn xao dư luận.
Riêng năm 2017 đã xảy ra 25 vụ bác sĩ bị hành hung. Trong đó phải kể đến vụ xảy ra vào tháng 4, tại bệnh viện đa khoa Thạch Thất, Hà Nội, một bác sĩ bất ngờ bị người nhà của bệnh nhân dùng cốc đánh vào đầu bất tỉnh khi đang trao đổi việc chuyển người bệnh lên tuyến trên điều trị.
– Tháng 10/2017, Phó trưởng trạm y tế xã Hương Lâm, huyện hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh bị một đối tượng dùng dao chém nhiều nhát vào người dẫn đến đa chấn thương.
– Sau đó chỉ vài ngày, bác sĩ khoa Cấp cứu của bệnh viện Hữu nghị VN Cuba Quảng Bình bị người nhà lao vào đánh bất tỉnh, chảy máu vùng mặt khi đang cùng đồng nghiệp xử lý bệnh nhân gãy chân.
– Cuối năm 2017, tại trạm y tế xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, Thái Bình, một bác sĩ được điều động đến cấp cứu một ca tai nạn giao thông. Người nhà vì muốn chuyển bệnh nhân đi ngay nên đã xông vào đấm liên tiếp vào mặt bác sĩ dẫn đến gẫy xương sống mũi, chấn thương vùng mắt
– Đầu năm 2018, 2 bác sĩ ở Yên Bái đã bị nhóm côn đồ hơn 10 người xông vào đánh khi vừa tiến hành phẫu thuật cho người nhà của họ mẹ tròn con vuông.
– Tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, một thanh niên cầm dao đe dọa gần 1 tiếng khiến cho bệnh nhân và nhân viên y tế hoảng loạn.
– Vào tháng 4/2018, khi một bệnh nhân nữ được đưa vào bệnh viện đa khoa Bắc Cạn, người chồng cho là y bác sĩ chậm trễ, đã lăng mạ rồi xông vào hành hung một nữ bác sĩ.
Mô hình bệnh viện nụ cười
Trên thực tế, các bệnh viện đã có nhiều thay đổi về phong cách, thái độ và đưa ra những phong trào như coi bệnh nhân là khách hàng hay bệnh viện nụ cười.
Ví dụ điển hình là Bệnh viện tim Hà Nội. Bệnh viện này đã xây dựng và tuân thủ 3 tiêu chí thuận tiện, thân thiện và thanh lịch không chỉ với những bệnh nhân ở thủ đô mà là với tất cả bệnh nhân ở mọi miền đất nước.
Cách đây 4 năm, Bệnh viện Tim Hà Nội phát động mô hình “bệnh viện nụ cười” hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Bệnh nhân được tiếp đón ngay từ cổng với trang phục áo dài trắng, niềm nở đón tiếp và hướng dẫn người bệnh đến các khoa phòng để khám.
Còn tại các phòng khám, dù bệnh nhân đông đến mấy các bác sĩ cũng dành thời gian tư vấn, trả lời câu hỏi và cũng là cách để chia sẻ, động viên người bệnh.
Để tạo được sự hài lòng, thân thiện bệnh viện đã bắt đầu tư những thay đổi nhỏ nhất như nước uống cho bệnh nhân hay sau khi lấy máu có thêm bánh. Dù nhỏ nhưng tất cả sự thay đổi xuất phát từ trái tim yêu thương người bệnh của các bác sỹ Bởi sức khoẻ cho trái tim đến từ chính trái tim.
Nụ cười, ánh mắt, sự lắng nghe hay các cử chỉ thân thiện, là những liều thuốc quý báu mà mỗi thầy thuốc có thể dành cho người bệnh bất cứ lúc nào. Điều đó còn thể hiện nỗ lực to lớn của toàn ngành y tế trong nhiều năm qua nhằm hướng đến nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường sự hài lòng của người bệnh.
Tuy nhiên, y tế là hoạt động chuyên môn đặc thù và để hiệu quả, cần có cả sự quyết liệt của thầy thuốc và sự tuân thủ tuyệt đối của người bệnh và gia đình. Không chỉ là “khách hàng”, mỗi người còn cần cộng tác và đồng hành với các thầy thuốc trong cuộc chiến bảo vệ sức khỏe của mình.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!
Giải Pháp Xếp Hàng Thông Minh Giúp Giảm Tình Trạng Quá Tải Tại Bệnh Viện
(Dân trí) – Với “Hệ thống xếp hàng bệnh viện thông minh” người bệnh có thể tiết kiệm được thời gian xếp hàng và chờ đợi tại các bệnh viên đang ngày càng trở nên quá tải, trong khi đó bệnh viên cũng giảm thiểu được tình trạng quá tải người chờ đợi đến lượt khám.
Tình trạng quá tải, chen lấn ở các bệnh viện từ lâu đã trở thành nỗi trăn trở của ngành Y tế nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Rất nhiều giải pháp dài hạn được đưa ra như xây dựng thêm bệnh viện, mở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh, điều bác sĩ tuyến trên về tuyến dưới làm việc… Tuy nhiên, phần lớn các giải pháp trên đòi hỏi nguồn vốn ngân sách khá cao và mất nhiều thời gian để thực hiện.
Đó chính là động lực để nhóm tác giả thuộc công ty Lucky Telecom JSC xây dựng nên sản phẩm “Hệ thống xếp hàng bệnh viện thông minh”.
Mô tả cách thức hoạt động của hệ thống xếp hàng thông minh, người bệnh có thể đăng ký đặt chỗ qua tổng đài hay tin nhắn
Hệ thống “Xếp hàng bệnh viện thông minh” ra đời cung cấp khả năng tương tác thời gian thực hoàn toàn tự động với một số đặc điểm sau:
– Bệnh nhân đăng ký khám bệnh từ xa và được cấp số thứ tự qua tin nhắn
– Bệnh nhân tra cứu số thứ tự đang được phục vụ tại bệnh viện qua tin nhắn để biết thời gian thích hợp nên đến bệnh viện, tránh phải chờ đợi tại chỗ
– Hệ thống tự động nhắc khi gần đến lượt khám (số thứ tự) của bệnh nhân
– Vẫn có bảo đảm quyền ưu tiên cho một số bệnh nhân đặc biệt
– Vẫn tiếp tục hỗ trợ cấp số thứ tự tại chỗ để tương thích với cách xếp hàng lấy số trực tiếp
– Giải pháp hoàn toàn không ảnh hưởng, tác độn đến hệ thống quản lý, mạng máy tính, dữ liệu của bệnh viện cũn như cách thức khám bệnh hiện tại.
Với giải pháp này, đối tượng được lợi lớn nhất chính là bệnh nhân. Thời gian chờ của bệnh nhân tại bệnh viện để được khám hầu như không còn nữa, trong khi phí nhắn tin rất nhỏ (thấp hơn hoặc bằng phí gửi xe gắn máy) nên tính xă hội, phổ cập cho hầu hết tất cả bệnh nhân rất lớn.
Thông qua cuộc thi Nhân tài Đất Việt năm nay, nhóm tác giả hy vọng giải pháp “xếp hàng bệnh viện thông minh” có thể trở nên phổ biến hơn, giúp tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân và mang lại những lợi ích cho các bệnh viện tập trung đông bệnh nhân tới khám.
Ngoài ra, hệ thống xếp hàng thông minh này còn có thể mở rộng phạm vi áp dụng cho tất cả những nơi cần giải quyết vấn đề chờ đợi theo thứ tự như mua vé tàu xe, làm thủ tục hành chính…
Tính thiết thực và những tiềm năng lớn trong sản phẩm “Xếp hàng bệnh viện thông minh” đã giúp sản phẩm này lọt vào danh sách “8 sản phẩm CNTT triển vọng” để cùng tranh tài tại vòng Chung khảo của Giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm nay sẽ diễn ra vào ngày 18/11 này.
Bạn đang xem bài viết Hướng Tới Bệnh Viện Thông Minh trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!