Cập nhật thông tin chi tiết về Kế Hoạch Thực Hiện Nghị Quyết Số 6B/Nq mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 6b/NQ-TLĐ
01/07/2016
NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 6 BAN CHẤP HÀNH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM KHÓA XI
VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ỦY BAN KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN
I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP
1. Kết quả đã đạt được
Trong những năm qua, tổ chức và hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn đã có nhiều cố gắng đổi mới về nội dung và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
1.1. Về tổ chức, cán bộ ủy ban kiểm tra
Về số lượng, đến cuối năm 2014 có 51.982 ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp với 200.445 ủy viên ủy ban kiểm tra. Trong đó, ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương có 524 ủy viên, cấp trên trực tiếp cơ sở có 7.883 ủy viên và công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có 192.023 uỷ viên, Uỷ ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 15 ủy viên. Cán bộ kiểm tra là nữ 76.268 người chiếm 38,05%. Có 176 ủy viên chuyên trách, có 16.943 đồng chí phó chủ tịch kiêm nhiệm, 11.260 đồng chí ủy viên ban thường vụ, 38.637 đồng chí ủy viên ban chấp hành. Tổng số cán bộ chuyên trách tại các văn phòng ủy ban kiểm tra là 195 người.
Về chất lượng, cán bộ ủy ban kiểm tra tiếp tục được ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; một số đồng chí đã được đào tạo cơ bản và chuyên sâu về tài chính và pháp luật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; một số cán bộ công tác lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong công tác kiểm tra; một số cán bộ ủy ban kiểm tra được cơ cấu hợp lý, đa số chủ nhiệm ủy ban kiểm tra là ủy viên ban thường vụ, trong đó nhiều đồng chí là phó chủ tịch công đoàn cùng cấp.
1.2. Kết quả hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp
Được sự quan tâm lãnh đạo của ban chấp hành và sự chỉ đạo, tạo điều kiện của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ban thường vụ công đoàn các cấp, uỷ ban kiểm tra công đoàn các cấp đã bám sát chương trình hàng năm của Uỷ ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn và công đoàn cấp trên để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra; số lượng, chất lượng các cuộc kiểm tra được nâng lên, công tác giải quyết, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời, đúng luật.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam, nâng cao ý thức chấp hành Điều lệ Công đoàn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các biểu hiện vi phạm Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn, góp phần phát triển đoàn viên; tăng cường quản lý thu, chi tài chính, tài sản công đoàn, hạn chế tiêu cực tham nhũng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng lớn mạnh.
2. Hạn chế và nguyên nhân
2.1. Hạn chế
– Một số ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp ít quan tâm đến công tác kiểm tra, bố trí không đủ cán bộ chuyên trách ủy ban kiểm tra. Các công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở không có cán bộ chuyên trách ủy ban kiểm tra công đoàn. Còn nhiều công đoàn cơ sở đủ điều kiện nhưng chưa thành lập ủy ban kiểm tra.
– Một số nơi thiếu cán bộ ủy ban kiểm tra nhưng chậm được bổ sung; cán bộ ủy ban kiểm tra không chuyên trách không ổn định, phần lớn thay đổi theo nhiệm kỳ, trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm, bản lĩnh, ý chí trong công tác kiểm tra còn hạn chế, còn biểu hiện ngại va chạm, né tránh, nể nang trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
– Hiệu quả hoạt động của một số ủy ban kiểm tra công đoàn còn hạn chế, số lượng các cuộc kiểm tra còn ít, chất lượng kiểm tra chưa cao; chưa thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo, chế độ sinh hoạt và quy trình kiểm tra theo quy định.
– Công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác kiểm tra cho ủy viên ủy ban kiểm tra và cán bộ làm công tác kiểm tra công đoàn các cấp chưa đảm bảo yêu cầu.
2.2. Nguyên nhân
– Một bộ phận cán bộ công đoàn chưa nhận thức đầy đủ về công tác kiểm tra, chưa quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp, tăng cường cán bộ làm công tác kiểm tra; trình độ, năng lực, bản lĩnh của một bộ phận cán bộ ủy ban kiểm tra còn hạn chế; một số nơi trang thiết bị làm việc chưa đảm bảo.
– Việc quy hoạch, lựa chọn, bố trí sắp xếp cán bộ ủy ban kiểm tra tại nhiều đơn vị chưa hợp lý, đặc biệt là ủy ban kiểm tra cấp trên cơ sở nên việc thực hiện nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra gặp nhiều khó khăn.
– Đội ngũ cán bộ ủy ban kiểm tra ở các cấp hầu hết là kiêm nhiệm, thời gian dành cho hoạt động ủy ban kiểm tra ít, tích lũy kinh nghiệm chưa nhiều, điều kiện hoạt động khó khăn.
– Sự hướng dẫn, chỉ đạo của ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên đối với ủy ban kiểm tra công đoàn cấp dưới một số nơi chưa kịp thời, sâu sát.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU
1. Quan điểm
– Kiểm tra là chức năng quan trọng của tổ chức công đoàn, là nhiệm vụ thường xuyên của ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp. Hoạt động kiểm tra phải được tiến hành chủ động, công khai, dân chủ, khách quan, thận trọng và chặt chẽ.
– Uỷ ban kiểm tra công đoàn là cơ quan kiểm tra của công đoàn, chịu sự lãnh đạo của ban chấp hành công đoàn cùng cấp và sự chỉ đạo của uỷ ban kiểm tra công đoàn cấp trên.
– Uỷ ban kiểm tra công đoàn hoạt động theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và quy chế được ban chấp hành thông qua.
2. Mục tiêu
– Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức trong cán bộ công đoàn các cấp trước hết trong ban chấp hành và người đứng đầu ban chấp hành về công tác kiểm tra và hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn.
– Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn góp phần phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm về Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn. Bảo đảm công tác thu, phân cấp thu, phân phối nguồn thu, sử dụng, quản lý tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế của công đoàn theo đúng quy định; giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động.
– Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ uỷ ban kiểm tra, nòng cốt là đội ngũ cán bộ chuyên trách, cán bộ lãnh đạo ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
3. Chỉ tiêu phấn đấu
– Hàng năm có 100% ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương; ít nhất 80% ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, 50% công đoàn cơ sở tổ chức kiểm tra tài chính cùng cấp;
– Hàng năm ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương tổ chức kiểm tra ít nhất 25% công đoàn cấp dưới về tài chính, 20% về chấp hành Điều lệ Công đoàn; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức kiểm tra ít nhất 15% công đoàn cấp dưới về tài chính, 10% về chấp hành Điều lệ Công đoàn;
– 100% dấu hiệu vi phạm khi phát hiện được kiểm tra kịp thời;
– 100% cán bộ chuyên trách ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương; ít nhất 80% cán bộ chuyên trách ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trình độ đại học, trong đó số cán bộ được bố trí mới từ năm 2016 trở đi đảm bảo cơ cấu 50% được đào tạo về chuyên ngành luật và 50% về chuyên ngành tài chính, kế toán;
– Trong nhiệm kỳ 100% cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên cơ sở và 70% trở lên cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra và công đoàn.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của ban chấp hành, sự chỉ đạo của ban thường vụ công đoàn các cấp đối với tổ chức và hoạt động uỷ ban kiểm tra công đoàn
– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu và những nội dung cơ bản của Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, các quy định của công đoàn về công tác kiểm tra nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn viên công đoàn các cấp về vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của tổ chức và hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn, giúp cho lãnh đạo công đoàn các cấp trong công tác quản lý, đảm bảo công tác phòng ngừa các hành vi vi phạm.
– Tăng cường vai trò, trách nhiệm của ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch công đoàn các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra và hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn; tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động ủy ban kiểm tra hàng năm và nhiệm kỳ.
– Nâng cao vai trò của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp trong việc tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và chương trình công tác được ban chấp hành công đoàn cùng cấp thông qua.
2. Tiếp tục đổi mới phương pháp hoạt động ủy ban kiểm tra, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra
– Ban chấp hành công đoàn các cấp có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế hoạt động, chương trình, kế hoạch công tác của ủy ban kiểm tra. Tập trung thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên như kiểm tra chấp hành Điều lệ; kiểm tra việc thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính, tài sản; giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chủ động tìm hiểu, thu thập thông tin, phát hiện và kiểm tra kịp thời các dấu hiệu vi phạm.
– Chú trọng kiểm tra ở cùng cấp và tăng cường kiểm tra cấp dưới, giám sát chặt chẽ việc thực hiện kết luận, kiến nghị của đoàn kiểm tra; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn ủy ban kiểm tra cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, nhất là đối với cấp cơ sở.
3. Thường xuyên kiện toàn, củng cố tổ chức ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp
– Ban chấp hành công đoàn các cấp phải thường xuyên rà soát, kiện toàn tổ chức, bố trí cán bộ và tăng cường hoạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn cấp mình, khi khuyết ủy viên ủy ban kiểm tra và các chức danh ủy ban kiểm tra thì ban chấp hành bầu bổ sung trong kỳ họp gần nhất; khi công đoàn có đủ điều kiện thành lập ủy ban kiểm tra thì phải tiến hành thành lập theo quy định.
– Xây dựng đội ngũ cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp có phẩm chất, năng lực, nhiệt tình, bản lĩnh, khách quan, trung thực và am hiểu công đoàn, chính sách pháp luật, thông thạo nghiệp vụ và có điều kiện hoạt động.
– Chuẩn bị tốt nhân sự uỷ ban kiểm tra công đoàn trước mỗi kỳ đại hội công đoàn, đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý. Chọn người đủ tiêu chuẩn và có kinh nghiệm về hoạt động kiểm tra, nhất là đối với cán bộ chuyên trách ủy ban kiểm tra, ưu tiên lựa chọn cán bộ trẻ. Cơ cấu chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra là uỷ viên ban thường vụ công đoàn cùng cấp.
– Xây dựng quy hoạch và quy định tiêu chuẩn, chức danh, định mức biên chế cán bộ văn phòng ủy ban kiểm tra công đoàn để đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương phải xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ chuyên trách văn phòng ủy ban kiểm tra cấp mình, ít nhất là 3 cán bộ đối với cấp liên đoàn lao động tỉnh, thành phố và 02 cán bộ đối với cấp công đoàn ngành trung ương và tương đương. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có 04 cán bộ chuyên trách công đoàn trở lên thì bố trí đồng chí chuyên trách công đoàn làm chủ nhiệm ủy ban kiểm tra. Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ công chức làm công tác kiểm tra chuyên trách tại các cấp công đoàn.
– Các văn bản do ủy ban kiểm tra hoặc đoàn kiểm tra ban hành phải đảm bảo thể thức quy định và đóng dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp.
4. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ uỷ ban kiểm tra công đoàn
– Ủy ban kiểm tra tăng cường phối hợp với ban tổ chức công đoàn cùng cấp và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức công đoàn để bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cho cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn cấp mình và cấp dưới. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ phải thiết thực, cụ thể, dễ hiểu, phù hợp với yêu cầu trình độ, đặc điểm của đối tượng được bồi dưỡng, sát với thực tiễn hoạt động của uỷ ban kiểm tra công đoàn mỗi cấp.
– Công đoàn cơ sở không có ủy ban kiểm tra thì bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho đồng chí ủy viên ban chấp hành làm nhiệm vụ kiểm tra theo những nội dung quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và hướng dẫn của công đoàn cấp trên.
– Xây dựng, củng cố đội ngũ báo cáo viên, giảng viên kiêm chức là cán bộ chuyên trách ủy ban kiểm tra, có kế hoạch đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ kiểm tra như tài chính, pháp luật và công đoàn tại các cơ sở đào tạo phù hợp với từng chuyên ngành để nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp hàng năm.
5. Đảm bảo điều kiện làm việc và hoàn thiện cơ chế chính sách đối với cán bộ uỷ ban kiểm tra công đoàn
– Ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động ủy ban kiểm tra như phòng làm việc, phòng tiếp đoàn viên và người lao động; đảm bảo trang thiết bị cần thiết cho cán bộ ủy ban kiểm tra hoạt động.
– Sắp xếp thời gian và tạo điều kiện để cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp tham gia các hoạt động của ủy ban kiểm tra. Có cơ chế đảm bảo hoạt động và can thiệp, bảo vệ kịp thời khi cán bộ uỷ ban kiểm tra bị xâm phạm; hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ uỷ ban kiểm tra công đoàn khi gặp khó khăn.
– Quan tâm đầu tư về kinh phí hoạt động đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ kiểm tra, kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ ủy ban kiểm tra hàng năm.
– Căn cứ vào các chế độ, chính sách đã có đối với cán bộ kiểm tra của Đảng và thanh tra Nhà nước, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn vận dụng, thực hiện đối với cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn cho phù hợp.
– Trong quá trình cải cách tiền lương cần nghiên cứu đề xuất Nhà nước đưa cán bộ chuyên trách ủy ban kiểm tra của công đoàn vào ngạch lương của ngành thanh tra, kiểm tra.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
– Ban Chấp hành giao Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết.
– Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện và định kỳ tham mưu, đề xuất tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Nghị quyết.
2. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương
– Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương, ngành.
– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn các cấp tổ chức triển khai thực hiện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn.
Nơi nhận: – Uỷ viên BCH TLĐ; – Uỷ viên UBKT TLĐ; – LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành TW và tương đương; – UBKT LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành TW và tương đương; – Các ban, đơn vị trực thuộc TLĐ; – Lưu VP và UBKT TLĐ.
TM. BAN CHẤP HÀNH CHỦ TỊCH Đặng Ngọc Tùng
10 Năm Thực Hiện Nghị Quyết 6B/Nq
Trang chủHOẠT ĐỘNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH
10 năm thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH và Chỉ thị 03/CT-TLĐ giai đoạn 2010 – 2020
10 năm qua, đội ngũ nữ CNVCLĐ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng, là lực lượng đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; hiện nay, nữ đoàn viên công đoàn chiếm tỷ lệ 57,7%.
Các đồng chí lãnh đạo LĐLĐ tỉnh biểu dương nữ CNVCLĐ tiêu biểu
Nhận thức rõ tầm quan trọng của Nghị quyết 6b/NQ-BCH về công tác vận động nữ CNVCLĐ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và Chỉ thị 03/CT-TLĐ về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; ngay sau khi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Nghị quyết, Liên đoàn Lao động tỉnh đã kịp thời xây dựng Kế hoạch triển khai đến các cấp công đoàn trong tỉnh. Trong công tác chỉ đạo đã gắn với việc tổ chức quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đặc biệt là triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới; Chỉ thị 05-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”… Đồng thời, chỉ đạo công đoàn trực thuộc tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, phối hợp với chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với đặc điểm tình hình của từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Kết quả thực hiện chương trình phối hợp với Hội Phụ nữ cùng cấp trong công tác vận động nữ CNVCLĐ được duy trì thường xuyên; đồng thời, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện từ tỉnh đến cơ sở; qua đó, tổ chức phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong các cấp công đoàn được đông đảo nữ đoàn viên nhiệt tình hưởng ứng. Hầu hết Trưởng Ban nữ công LĐLĐ từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố đều tham gia BCH Hội LHPN cùng cấp, lãnh đạo Hội LHPN từ tỉnh đến cấp huyện đều tham gia BCH LĐLĐ cùng cấp; vì vậy, các chủ trương, chương trình của công đoàn cũng như của hội đều được phối hợp triển khai đầy đủ, kịp thời.
Thực hiện Nghị quyết 12b/NQ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động về Ban nữ công quần chúng doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước; đến nay, có 878/878 CĐCS đủ điều kiện đã thành lập ban nữ công quần chúng. Hoạt động của Ban nữ công quần chúng các cấp công đoàn đã phát huy được vai trò tham mưu trong đề xuất những giải pháp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nữ công nhân, viên chức lao động.
Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ đã phát huy được vai trò, tiềm năng to lớn của nữ CNVCLĐ trong công cuộc đổi mới, góp phần phát triển kinh tế – xã hội và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; phong trào đã được triển khai sâu rộng, gắn với các phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Phụ nữ Quảng Bình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” và các phong trào thi đua khác tạo nên khí thế sôi nổi trong lao động sản xuất, học tập, công tác được đông đảo nữ CNVCLĐ tham gia. Thông qua các phong trào thi đua, nữ CNVCLĐ đã không ngừng phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành nhiều mặt; phát huy được năng lực, phẩm chất, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cơ quan, đơn vị; thực hiện tốt vai trò người mẹ, người vợ, người con trong gia đình. Nhiều nữ CNVCLĐ đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng, vững vàng về chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, được đảm nhận vị trí lãnh đạo, quản lý trong cơ quan Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp; hàng năm có trên 95% nữ CNVCLĐ được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Nghị quyết 6b/NQ-TLĐ: tỷ lệ nữ tham gia BCH công đoàn các cấp đạt 39% (chỉ tiêu 30%); 100% công đoàn cơ sở có 30% nữ CNVCLĐ, đoàn viên công đoàn trở lên có cán bộ lãnh đạo chủ chốt công đoàn là nữ hoặc có nữ là ủy viên Ban Thường vụ, Ban chấp hành công đoàn. Có 100% số cán bộ chủ chốt công đoàn các cấp, 100% số cán bộ nữ công công đoàn cấp trên cơ sở được bồi dưỡng, tập huấn nội dung về bình đẳng giới, lồng ghép giới trong hoạt động công đoàn.
Với những thành tích đã đạt được 10 năm, Tổng LĐLĐ Việt Nam Bằng khen chuyên đề cho 02 cá nhân; LĐLĐ tỉnh tặng Bằng khen chuyên đề cho 20 tập thể, 33 cá nhân, Hội LHPN tỉnh tặng Bằng khen cho 4 cá nhân. Trong công tác chuyên môn, nhiều chị được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, thầy thuốc ưu tú, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen…
Trong những năm tiếp theo, dự báo sẽ có nhiều thuận lợi, khó khăn đặt ra đối với phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn nói chung và nữ CNVCLĐ nói riêng. Vì vậy, đặt ra cho tổ chức công đoàn các cấp phải đổi mới, sáng tạo, vận dụng linh hoạt trong phương pháp vận động nữ CNVCLĐ và tổ chức các phong trào thi đua trong lao động nữ; cần lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp với điều kiện sống và làm việc của nữ CNVCLĐ, chú trọng hơn ở doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước; tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, nâng cao chất lượng nghiệp vụ công tác nữ công; vận động nữ CNVCLĐ tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, tay nghề; tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, các phong trào thi đua do các cấp công đoàn phát động; tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, chú trọng xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, cụ thể hóa nội dung thi đua, tiêu chuẩn thi đua phù hợp với nữ CNVCLĐ trong từng cơ quan, đơn vi, doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả hơn công tác vận động nữ CNVCLĐ của các cấp công đoàn trong tỉnh.
Thu Hạnh
[Trở về]
Các tin đã đăng
Liên đoàn Lao đông tỉnh hỗ trợ xây dựng 29 nhà “Mái ấm Công đoàn”.
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh: Thăm hỏi gia đình có nạn nhân bị tai nạn giao thông
Liên đoàn Lao động tỉnh: Tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020
Công đoàn Quảng Bình: Niềm tin, cầu nối của người lao động
Hỗ trợ 200 triệu đồng cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Hiệu quả Chương trình phối hợp giữa Liên đoàn Lao động tỉnh và Bảo hiểm xã hội tỉnh năm 2019
Những giải pháp trong công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chính sách BHXH cho người lao động
Tình Hình Triển Khai Nghị Quyết 6B/Nq
Nghị quyết đã đánh giá kết quả đã đạt được về công tác tổ chức và hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn trong những năm qua về những cố gắng đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Về số lượng chất lượng, cán bộ
Về số lượng chất lượng, cán bộ ủy ban kiểm tra tiếp tục được ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp quan tâm quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; một số đồng chí đã được đào tạo cơ bản và chuyên sâu về tài chính và pháp luật; một số cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác kiểm tra; một số ủy ban kiểm tra được cơ cấu hợp lý, đa số chủ nhiệm ủy ban kiểm tra là ủy viên ban thường vụ, trong đó nhiều đồng chí là phó chủ tịch công đoàn cùng cấp.
Kết quả h oạt động của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp
Đ ược sự quan tâm lãnh đạo của ban chấp hành và sự chỉ đạo, tạo điều kiện của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ban thường vụ công đoàn các cấp, u ỷ ban kiểm tra công đoàn các cấp đã bám sát chương trình hàng năm của Uỷ ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn và công đoàn cấp trên để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra; số lượng, chất lượng các cuộc kiểm tra được nâng lên, công tác giải quyết, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời, đúng luật.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam, nâng cao ý thức chấp hành Điều lệ Công đoàn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các biểu hiện vi phạm Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn, góp phần phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; tăng cường quản lý thu, chi tài chính, tài sản công đoàn, hạn chế tiêu cực, phòng chống tham nhũng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng lớn mạnh.
hạn chế, nguyên nhân, q uan điểm mục tiêu và những chỉ tiêu phấn đấu
– Hàng năm có 100% ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương; ít nhất 80% ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, 50% công đoàn cơ sở tổ chức kiểm tra tài chính cùng cấp;
– Hàng năm ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương tổ chức kiểm tra ít nhất 25% công đoàn cấp dưới về tài chính, 20% về chấp hành Điều lệ Công đoàn; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức kiểm tra ít nhất 15% công đoàn cấp dưới về tài chính, 10% về chấp hành Điều lệ Công đoàn;
– 100% dấu hiệu vi phạm khi phát hiện được kiểm tra kịp thời;
– 100% cán bộ chuyên trách ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương; ít nhất 80% cán bộ chuyên trách ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trình độ đại học, trong đó số cán bộ được bố trí mới từ năm 2016 trở đi đảm bảo cơ cấu 50% được đào tạo về chuyên ngành luật và 50% về chuyên ngành tài chính, kế toán;
– Trong nhiệm kỳ 100% cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên cơ sở và 70% trở lên cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra và công đoàn.
– Nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của ban chấp hành, sự chỉ đạo của ban thường vụ công đoàn các cấp đối với tổ chức và hoạt động uỷ ban kiểm tra công đoàn
– Tiếp tục đổi mới phương pháp hoạt động ủy ban kiểm tra, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra
– Thường xuyên kiện toàn, củng cố tổ chức ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp
– Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ uỷ ban kiểm tra công đoàn
Quy định trách nhiệm của công đoàn ngành trung ương
– Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa phương, ngành.
– Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn các cấp tổ chức triển khai thực hiện, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn.
Tình hình triển khai Nghị quyết tại CĐCTVN
Để triển khai Nghị quyết 6b/NQ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn, Công đoàn Công Thương Việt Nam đã ban hành kế hoạch số 389/KH-CĐCT, ngày 07/9/2015.
Theo đó, Công đoàn Công Thương Việt Nam (CĐCTVN) là một công đoàn đa ngành nghề, hoạt động ở hầu hết các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Tính đến ngày 30/6/2015, CĐCTVN quản lý và chỉ đạo trực tiếp: 1 6 công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 580 công đoàn cơ sở với 164.692 đoàn viên/ 175.470 lao động.
Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2015, hệ thống UBKT Công đoàn Công Thương Việt Nam gồm: Cấp Ngành có 01 UBKT với 09 ủy viên; c ấp trên trực tiếp cơ sở có 16 UBKT với 64 ủy viên (trong đó:có 397 UBKT trực thuộc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở với 1.278 UV UBKT); c ấp cơ sở có 123 đơn vị có ủy ban kiểm tra hoặc người làm nhiệm vụ UBKT với 389 ủy viên (Trong số 153 công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Công Thương Việt Nam có 30 đơn vị dưới 30 đoàn viên chưa có ủy ban kiểm tra hoặc người làm nhiệm vụ của UBKT. Tính chung toàn Ngành kể cả công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở toàn Ngành có 542 UBKT với 1.749 ủy viên.
Trong thời gian qua UBKT Công đoàn các cấp trực thuộc CĐCTVN đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, tích cực, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, bám sát chương trình và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, cả về thời gian và nội dung trên cơ sở quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Quy chế hoạt động của UBKT. Mặt khác UBKT CĐCTVN và UBKT công đoàn các cấp đã phát huy vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình, chỉ đạo và chủ động tổ chức chương trình công tác nên đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời các biểu hiện vi phạm để xử lý; nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong quản lý, sử dụng tài chính tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả và đúng chế độ, hạn chế tiêu cực, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng; giải quyết và tham gia giải quyết các khiếu nại, tố cáo phát sinh đảm bảo pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động khi có tranh chấp lao động, góp phần vào việc phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức công đoàn.
Kết quả hoạt động của UBKT chưa được đồng đều ở các cấp, chỉ mới tập trung ở cấp Ngành và cấp trên trực tiếp cơ sở, tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa trong hoạt động UBKT chưa cao, đội ngũ cán bộ UBKT thường xuyên biến động, trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm, bản lĩnh ý chí trong công tác kiểm tra, sự am hiểu về pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ UBKT còn hạn chế, còn tư tưởng e ngại, né tránh, nể nang trong thực hiện nhiệm vụ trước yêu cầu, do sức ép của công việc và những diễn biến khó khăn, phức tạp trong hoạt động UBKT. Chất lượng một số cuộc kiểm tra chưa cao, một số đơn vị việc giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đảm bảo, công tác thông tin báo cáo hoạt động về thời gian, nội dung, số lượng báo cáo, việc tổ chức sinh hoạt UBKT một số đơn vị chưa đảm bảo.
Để tiếp tục phát huy những kết quả đáng khích lệ đã đạt được, khắc phục yếu kém,tồn tại và thực hiện đảm bảo Nghị quyết 6b/NQ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn, Công đoàn Công Thương Việt Nam đã đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, giải pháp thực hiện trong Kế hoạch số Số 389/KH-CĐCT, ngày 07 tháng 9 năm 2015 như sau:
– Tiếp tục đổi mới và nâng cao hơn nữa về nhận thực trong cán bộ công đoàn các cấp trước hết trong ban chấp hành và người đứng đầu ban chấp hành về công tác kiểm tra và hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn.
– Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn góp phần ngăn ngừa, hạn chế vi phạm về Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn. Bảo đảm công tác thu, phân cấp thu, phân phối nguồn thu, sử dụng, quản lý tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế của công đoàn theo đúng quy định; giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động.
– Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ủy ban kiểm tra, nòng cốt là đội ngũ cán bộ chuyên trách, cán bộ lãnh đạo ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
– Công đoàn Công Thương Việt Nam và 100% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, 50% công đoàn cơ sở có ủy ban kiểm tra thực hiện kiểm tra cùng cấp hàng năm về thực hiện Điều lệ hoặc tài chính. 100% dấu hiệu vi phạm Điều lệ khi phát hiện được kiểm tra.
– Hàng năm Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Công Thương Việt Nam kiểm tra ít nhất 25% công đoàn cấp dưới về tài chính và 20% về chấp hành Điều lệ. Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở kiểm tra ít nhất 20% công đoàn cấp dưới về tài chính và 15% về chấp hành Điều lệ.
– 100% đơn vị thực hiện đảm bảo công tác quy hoạch cán bộ Ủy ban kiểm tra, thường xuyên kiện toàn, bổ sung khi thiếu ủy viên UBKT.
– 100% Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 80% công đoàn cơ sở có ủy ban kiêm tra ban hành đầy đủ quy chế hoạt động, chương trình hoạt động theo định kỳ và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo các chức năng, nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp.
– Trong nhiệm kỳ 100% cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 90% cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn.
– Công đoàn các cấp trực thuộc Công đoàn Công Thương Việt Nam có trách nhiệm xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết và hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn.
– Tiếp tục đổi mới phương pháp hoạt động ủy ban kiểm tra, tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm tra.
– Thường xuyên thực hiện công tác quy hoạch, kiện toàn, củng cố tổ chức ủy ban kiểm tra công đoàn.
– Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ ủy ban kiểm tra công đoàn.
– Đảm bảo điều kiện làm việc để ủy ban kiểm tra công đoàn thực hiện đảm bảo các chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
Với đặc điểm tình hình thực tế của Ngành, của Công đoàn Công Thương Việt Nam đã tiến hành phổ biến, quán triệt, triển khai Nghị quyết tới các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ủy ban Kiểm tra, cán bộ nhân viên Cơ quan Công đoàn Công Thương Việt Nam và đến công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Công Thương Việt Nam. Đối với các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị để xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức hoặc phối hợp tổ chức triển khai phù hợp, đảm bảo thời gian, nội dung, đối tượng và đưa những nội dung của Nghị quyết vào các chương trình công tác hàng năm, định kỳ và sơ tổng kết th eo quy định.
Công đoàn Công Thương Việt Nam và các cấp công đoàn triển khai phổ biến bằng nhiều hình thức như thông qua tổ chức các Hội nghị, hội thảo, tập huấn, tọa đàm, gửi văn bản, đăng tải lên trang thông tin điện tử và nhiều hình thức phù hợp khác. Để triển khai thực hiện đảm bảo Nghị quyết 6b/NQ-TLĐ, ngày 03 tháng 8 năm 2015 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ủy ban kiểm tra công đoàn đã đặt ra yêu cầu rất lớn đối với các cấp công đoàn nói chung và ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp, tuy nhiên qua thực tế hoạt động cần thiết có những kiến nghị với các cấp công đoàn như sau:
Đối với Tổng Liên đoàn:
– Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần có ý kiến tham gia với Nhà nước để có quy định, chế tài để người sử dụng lao động thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật nói chung, của Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo trong việc giải quyết tranh chấp lao động.
– Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức đạo tạo, tập huấn nghiệp vụ hoạt động UBKT các cấp và vận dụng chế độ, chính sách phù hợp để động viên, khích lệ cán bộ làm công tác kiểm tra như chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra theo Quyết định số 12/2014/QĐ-TTg ngày 27/1/2014 của Thủ tướng Chính phủ.
– Cần đưa vào chương trình đào tạo cán bộ công đoàn của các trường đào tạo cán bộ công đoàn nội dung hoạt động của UBKT là môn bắt buộc.
– Cần quy định việc tổng kết hoạt động Ủy ban kiểm tra hàng năm từ cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên như một số mảng chuyên đề khác, theo đó có chế độ động viên khen thưởng hàng năm.
Đối với BCH, BTV công đoàn các cấp trong Ngành:
– Đề nghị các cấp công đoàn tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động UBKT công đoàn các cấp đảm bảo sự thường xuyên, tập trung, thống nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Chỉ đạo 100% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở kiểm tra đồng cấp, tăng cường kiểm tra cấp dưới. Chỉ đạo, đôn đốc UBKT các cấp bổ sung, hoàn thiện và ban hành các quy chế hoạt động, xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của UBKT.
– Các cấp công đoàn quan tâm thực sự đến công tác quy hoạch cán bộ ủy ban kiểm tra, đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cần bố trí chủ nhiệm ủy ban kiểm tra là cán bộ chuyên trách, tốt nhất là các phó chủ tịch kiêm nhiệm.
– Điều chỉnh tăng số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra cho phù hợp với quy định mới của Điều lệ về số lượng và có kế hoạch, chiến lược đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ lãnh đạo, cán bộ UBKT về tiêu chuẩn và số lượng và tiêu chuẩn đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động UBKT.
– Tăng cường tập huấn nghiệp vụ hoạt động cho UV UBKT các cấp tại một số đơn vị chưa tổ chức tập huấn, đổi mới nội dung và phương pháp trong công tác bồi dưỡng cán bộ, nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu của hoạt động UBKT.
– BCH, BTV các cấp cần tăng cường chỉ đạo, đôn đốc và hỗ trợ việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo và trao đổi nghiệp vụ, nhằm đáp ứng cho nhu cầu tổng hợp báo cáo đánh giá hoạt động giúp cho công tác quản lý, điều hành hoạt động đạt kết quả.
Lê Văn Hiếu
Nghị Quyết 618/2013/Ubtvqh13 Sửa Đổi Nghị Quyết 417/2003/Nq
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 417/2003/ NQ-UBTVQH11 VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 30/2001/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 83/2007/QH11; Trên cơ sở Tờ trình số 319/TTr-VPQH ngày 22 tháng 02 năm 2013 của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về Đề án đổi mới Văn phòng Quốc hội để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và ý kiến của các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội; QUYẾT NGHỊ: Điều 1.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 417/2003/NQ-UBTVQH11 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội như sau:
1. Khoản 8 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“8. Nghiên cứu, phục vụ Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; giúp chủ tịch Quốc hội giữ mối liên hệ với các đại biểu Quốc hội; bảo đảm điều kiện hoạt động của các đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội; tạo điều kiện kinh phí và các điều kiện vật chất cần thiết cho đại biểu Quốc hội trong việc trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh.”
2. Khoản 15 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“15. Tổ chức và quản lý công tác thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội.”
3. Bổ sung các khoản 18, 19 và 20 vào Điều 2 như sau:
“18. Ban hành văn bản thuộc thẩm quyền; hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển và các quy phạm pháp luật theo quy định của pháp luật; tư vấn, hỗ trợ đại biểu Quốc hội trong việc lập, hoàn thiện hồ sơ theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội.
19. Thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác của Văn phòng Quốc hội; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật; hợp tác quốc tế.
20. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội giao.”
4. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 3. Thành lập, bãi bỏ các vụ, đơn vị
1. Văn phòng Quốc hội được tổ chức thành các vụ, đơn vị tương đương cấp vụ, Báo Đại biểu nhân dân và các đơn vị sự nghiệp công lập khác.
Những vụ, đơn vị tương đương cấp vụ có nhiều mảng công tác hoặc nhiều khối công việc được thành lập phòng.
2. Thẩm quyền quyết định thành lập mới, tổ chức lại hoặc giải thể vụ, đơn vị, phòng được quy định như sau:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập mới, tổ chức lại hoặc giải thể vụ, đơn vị tương đương cấp vụ và đơn vị sự nghiệp công lập tương đương đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ;
b) Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định thành lập mới, tổ chức lại hoặc giải thể đơn vị cấp phòng thuộc các vụ, đơn vị phục vụ chung và các đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội hoặc lãnh đạo Ban thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định thành lập mới, tổ chức lại hoặc giải thể phòng thuộc vụ, đơn vị trực tiếp giúp việc Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội hoặc Ban thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ra quyết định.”
5. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội
1. Các Vụ trực tiếp giúp việc Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội bao gồm:
a) Vụ dân tộc;
b) Vụ pháp luật;
c) Vụ tư pháp;
d) Vụ kinh tế;
đ) Vụ tài chính, ngân sách;
e) Vụ quốc phòng và an ninh;
g) Vụ văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
h) Vụ các vấn đề xã hội;
i) Vụ khoa học, công nghệ và môi trường;
k) Vụ đối ngoại.
2. Các vụ, đơn vị tương đương cấp vụ trực tiếp giúp việc các Ban thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội bao gồm:
a) Vụ dân nguyện;
b) Vụ công tác đại biểu;
c) Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử.
3. Các vụ, đơn vị tương đương cấp vụ phục vụ chung bao gồm:
a) Vụ tổng hợp;
b) Vụ phục vụ hoạt động giám sát;
c) Vụ hành chính;
d) Vụ tổ chức – cán bộ;
đ) Vụ kế hoạch – tài chính;
e) Vụ thông tin;
g) Thư viện Quốc hội;
h) Trung tâm tin học;
i) Vụ lễ tân;
k) Cục quản trị;
l) Vụ công tác phía Nam;
m) Vụ công tác miền Trung và Tây Nguyên.
4. Các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
a) Báo Đại biểu nhân dân;
b) Nhà khách Quốc hội tại thành phố Hà Nội;
c) Nhà khách Quốc hội tại thành phố Hồ Chí Minh;
d) Các đơn vị sự nghiệp công lập khác được thành lập theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị quyết này.”
6. Bổ sung khoản 4 vào Điều 8 như sau:
“4 Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập Báo Đại biểu nhân dân do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định sau khi trao đổi ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập khác do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định.”
Điều 2.
1. Chuyển Tạp chí Nghiên cứu lập pháp là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Quốc hội thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Viện Nghiên cứu lập pháp.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
2. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới quy định về chức năng, nhiệm vụ của các vụ, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội.
Điều 3.
1. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2013.
2. Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội, Trưởng Ban thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.
Bạn đang xem bài viết Kế Hoạch Thực Hiện Nghị Quyết Số 6B/Nq trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!