Cập nhật thông tin chi tiết về Khái Niệm Chức Năng Của Nhà Nước Và Bộ Máy Nhà Nước mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chức năng của nhà nước là những phương diện (mặt) hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm để thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.
Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, các chức năng được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại:
Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong nội bộ đất nước. Ví dụ: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh tế … là những chức năng đối nội của các nhà nước.
Chức năng đối ngoại thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và dân tộc khác. Ví dụ: phòng thủ đất nước, chống xâm lược từ bên ngoài, thiết lập các mối bang giao với các quốc gia khác …
Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định và thực hiện các chức năng đối ngoại luôn phải xuất phát từ tình hình thực hiện các chức năng đối nội. Đồng thời, kết quả của việc thực hiện các chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ tới việc tiến hành các chức năng đối nội.
Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, nahf nước sử dụng nhiều hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau, trong đó có ba hình thức hoạt động chính là: Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Trong mỗi nhà nước, việc sử dụng ba hình thức hoạt động này cũng có những đặc điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước, các phương pháp hoạt động để thực hiện các chức năng của nhà nước cũng rất đa dạng nhưng nhìn chung có hai phương pháp chính là thuyết phục và cưỡng chế. Trong các nhà nước bóc lột, cưỡng chế được sử dụng rộng rãi và là phương pháp chủ yếu để thực hiện các chức năng của nhà nước. Ngược lại, trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa, thuyết phục là phương pháp cơ bản, còn cưỡng chế được sửu dụng kết hợp và dựa trên cơ sở của thuyết phục và giáo dục. Các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước.
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ trung ương xuống địa phương, bao gồm nhiều loại cơ quan như cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp … Toàn bộ hoạt động của bộ máy nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước, phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Bộ máy nhà nước bao gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quan cũng có những chức năng, nhiệm vụ riêng phù hợp với phạm vi quyền hạn được giao. Vì vậy, cần phân biệt chức năng nhà nước với chức năng của mỗi cơ quan nhà nước cụ thể. Chức năng của nhà nước là phương diện hoạt động chủ yếu của toàn thể bộ máy nhà nước, trong đó mỗi cơ quan khác nhau của nhà nước đều tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau. Chức năng của một cơ quan chỉ là những mặt hoạt động chủ yếu của riêng cơ quan đó nhằm góp phần thực hiện những chức năng và nhiệm vụ chung của nhà nước.
Mỗi kiểu nhà nước có bản chất riêng nên chức năng của các nhà nước thuộc mỗi kiểu nhà nước cũng khác nhau và việc tổ chức bộ máy để thực hiện các chức năng đó cũng có những đặc điểm riêng. Vì vậy, khi nghiên cứu các chức năng của nhà nước và bộ máy nhà nước phải xuất phát từ bản chất nhà nước trong mỗi kiểu nhà nước cụ thể để xem xét.
Bộ Máy Nhà Nước Là Gì ? Khái Niệm Về Bộ Máy Nhà Nước ?
Bộ máy nhà nước là tổng thể các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương hợp thành hệ thống được tổ chức, hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, tạo thành cơ chế đồng bộ nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của nhà nước.
Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo chiều ngang, bao gồm 4 hệ thống: 1) Các cơ quan quyền lực nhà nước, bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Đây là các cơ quan đại diện của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín; 2) Các cơ quan hành chính nhà nước, còn gọi là các cơ quan quản lí nhà nước bao gồm Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan quản lí chuyên môn của Uỷ ban nhân dân như sở, phòng, ban và tương đương; 3) Các cơ quan xét xử bao gồm Toà án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương và các toà án quân sự; 4) Các cơ quan kiểm sát bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện kiểm sát nhân dân địa phương và các viện kiểm sát quân sự. Ngoài bốn hệ thống nói trên còn có một thiết chế đặc biệt là Chủ tịch nước – nguyên thủ quốc gia, người thay mặt nhà nước về mặt đối nội cũng như đối ngoại, có chức năng chủ yếu nghiêng về hành pháp nhưng không nằm trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.
Cũng như bộ máy nhà nước của các nước trên thế giới, bộ máy nhà nước ta, theo chiều dọc, có thể phân chia thành các cơ quan nhà nước trung ương và các cơ quan nhà nước địa phương. Các cơ quan nhà nước trung ương gồm Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các cơ quan nhà nước địa phương gồm Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp: tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), xã (phường, thị trấn).
Bộ máy nhà nước Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; tập trung dân chủ; đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản; bảo đảm sự bình đẳng và đoàn kết giữa các dân tộc; pháp chế xã hội chủ nghĩa; quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tất cả các nguyên tắc nói trên đều nhằm vào một mục tiêu duy nhất là làm cho bộ máy nhà nước thực sự là một bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, là công cụ chủ yếu để nhân dân xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Khái Niệm Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước
Trang chủ
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Khái niệm bộ máy hành chính nhà nước
Trong nền hành chính nhà nước, với tính cách là một thể thống nhất về mặt cơ cấu tổ chức, các cơ quan hành chính nhà nước, là các bộ phận hợp thành giữ vị trí vô cùng quan trọng. Trên phương diện lý luận về nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước được hiểu là hệ thống các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của nền hành chính nhà nước-chức năng chấp hành và điều hành, các cơ quan đó được gọi là cơ quan hành chính nhà nước.
Do sự khác biệt về chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và xã hội nên bộ máy hành chính nhà nước ở các quốc gia khác nhau được tổ chức không giống nhau. Vì vây, nhiều tác giả cũng có cách tiếp cận khác nhau về bộ máy hành chính nhà nước cụ thể là:
Theo Từ điển Luật học: “Bộ máy hành chính nhà nước là tổng thể hệ thống các cơ quan chấp hành và điều hành lập ra để quản lý toàn diện hoặc quản lý ngành, lĩnh vực trong cả nước hoặc trên phạm vi lãnh thổ nhất định. Bộ máy hành chính thường là bộ phận phát triển và phức tạp nhất của bộ máy nhà nước của một quốc gia. Bộ máy hành chính Nhà nước được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo đơn vị hành chính từ Trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ.
Như vậy, các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập trên cơ sở luật định để thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn trong từng lĩnh vực nhất định. Là một bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước còn có những dấu hiệu đặc thù, nhờ đó chúng ta có thể phân biệt với các cơ quan khác của nhà nước.
Thứ nhất, cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước – hoạt động chấp hành và điều hành là hoạt động mang tính dưới luật;
Thứ hai, cơ quan hành chính nhà nước có phạm vi thẩm quyền nhất định giới hạn trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước do pháp luật quy định;
Thứ ba, các cơ quan hành chính nhà nước có mối liên hệ trong hệ thống trực thuộc, cấp trên cấp dưới tạo thành một hệ thống thống nhất từ trung ương đến cơ sở.
Ngoài ra, từ cách tiếp cận trên có thể thấy rằng; đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là Chính phủ. Chính vì vậy, để hoàn thành tốt những nhiệm vụ trên, chính phủ phải được tổ chức thành một bộ máy thống nhất với các bộ phận cấu thành hợp lý để đảm đương các chức năng nhiệm vụ và quyền hạn trong từng lĩnh vực cụ thể. Bộ máy đó bao gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ… Đồng thời các cơ quan hành chính nhà nước trung ương, hoạt động quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng và an ninh còn phải được tiến hành trong phạm vi từng địa phương. Để đảm trách nhiệm vụ này, một hệ thống các cơ quan quản lý hành chính địa phương được thiết lập trên từng đơn vị hành chính lãnh thổ của quốc gia.
Theo, Từ điển Giải thích thuật ngữ hành chính thì bộ máy hành chính nhà nước là “hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước hợp thành chỉnh thể thống nhất (Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ…và ủy ban nhân dân các cấp, các sở, phòng…của Ủy ban nhân dân), có chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định rõ ràng, được tổ chức theo một trật tự thứ bậc và hoạt động trong mối quan hệ truyền đạt, điều phối, kiểm tra…để thực hiện quyền hành pháp và quản lý, điều hành mọi mặt đời sống xã hội của một quốc gia”.
Như vậy, có thể thấy bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống tổ chức lớn nhất bao gồm nhiều vấn đề quan trọng mà bất cứ tổ chức nào khác đều không có. Hay nói cách khác, tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là một hệ thống đặc biệt, vừa chứa dựng bên trong có những nguyên tắc chung vềkhoa học tổ chức, vừa có đặc điểm của bộ máy cai trị mang tính quyền lực công, vừa chứa đựng các yếu tố thuộc về khoa học tổ chức quản lý, nhưng nó cũng có những đặc trưng riêng biệt mà các tổ chức thông thường không có, đó là hoạt động mang tính công quyền (thực hiện quyền hành pháp). Ví dụ (Luật tổ chức Chính Phủ Việt Nam năm 2001, sửa đổi năm 2015).
Hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước được đặt dưới sự giám sát trực tiếp và thường xuyên của các cơ quan quyền lực nhà nước. Bộ máy hành chính nhà nước được thành lập trên cơ sở pháp luật, chịu sự chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cao nhất, trong phạm vi hoạt động chấp hành và điều hành để nhằm thực hiện chức năng quản lý, đưa đường lối, chính sách, chủ trương của giai cấp cầm quyền vào cuộc sống.
Bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, thực thi một trong ba ngành của quyền lực nhà nước. Bộ máy hành chính nhà nước được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương, đứng đầu là chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện quyền hành pháp. Để thực thi quyền hành pháp hiệu lực và hiệu quả cao nhất, bộ máy hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thứ bậc, cấp trên lãnh đạo, chỉ đạo, cấp dưới phục tùng, tuân lệnh và chịa sự kiểm soát của cấp trên trong hoạt động. Bộ máy hành chính nhà nước mặc dù là một bộ máy thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến địa phương, song nó thường được chia thành hai bộ phận: một là, bộ máy hành chính nhà nước ở Trung ương tức là bộ máy của Chính phủ và các cơ quan thuộc chính phủ có vai trò quản lý nền hành chính toàn quốc; hai là, bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương-bao gồm toàn bộ các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương nhằm thực thi nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước tại địa phương. Bộ máy hành chính nhà nước Trung ương và địa phương có thể được hiểu như sau:
Bộ máy hành chính Trung ương: Là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước trung ương hợp thành chỉnh thể thống nhất (chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ…) có chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định, thực hiện quyền hành pháp ở trung ương.
Trong cơ cấu nhà nước, Chính phủ có một vai trò hết sức quan trọng. Ở các nước trên thế giới, Chính phủ có thể có các tên gọi khác nhau, như Chính phủ, Nội các, Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng nhà nước…, nhưng khái quát nhất, Chính phủ là cơ quan được lập ra để tổ chức thực hiện trên thực tế quyền lực nhà nước, tiến hành hoạt động quản lý, điều hành và đứng đầu hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước.
Trong cơ cấu tổ chức của chính phủ bao gồm: Các bộ, cơ quan ngang bộ. Trong công trình nghiên cứu này gọi chung là cấp bộ. Bộ được hiểu và sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, tiếp cận dưới góc độ thuật ngữ hành chính. Bộ là cơ quan hành chính cấp trung ương, có chức năng điều hành, chỉ đạo và quản lý công việc của chính phủ trong phạm vi toàn xã hội, cả nước, có quyền thay mặt chính phủ trong lĩnh vực, ngành được giao. Bộ là cơ quan hành chính cấp trung ương mà người đứng đầu thông thường là nhân vật chính trị hoặc chính trị gia.
“Bộ và cơ quan ngang bộ là bộ máy chính phủ, có chức năng tham mưu cho chính phủ và quản lý vĩ mô đối với ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước”.
Theo thuật ngữ hành chính: “Bộ là cơ quan của chính phủ được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành (đa ngành), lĩnh vực nhất định trên phạm vi cả nước”[20, tr 12]. Bộ là cơ quan hành chính ở cấp trung ương, chịu trách nhiệm điều hành và vạch ra chiến lược phát triển ở một hay một số lĩnh vực nhất định. Là cơ quan thực hiện quyền lực Nhà nước về mặt hành pháp và là cơ quan thẩm quyền riêng.
Trong chính phủ, ngoài các bộ quản lý ngành, lĩnh vực là những đơn vị chủ yếu tiến hành hoạt động quản lý hành chính nhà nước, còn có các cơ quan thuộc chính phủ được thành lập để thực thi một số hoạt động cụ thể của nhà nước hoặc được trao một số chức năng quản lý nhà nước, nhưng không có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Những cơ quan này được thành lập nhằm thực thi những điều quy định của Hiến pháp và pháp luật trên lĩnh vực cụ thể mà các bộ không có hoặc thực hiện hạn chế. Ở các nước, loại cơ quan này thường được gọi là các cơ quan độc lập, do người đứng đầu hành pháp lập. Một số cơ quan là những nhóm quản lý có quyền giám sát nhưng khu vực đặc biệt của nền kinh tế. Một số cơ quan khác cung cấp các dịch vụ đặc biệt cho chính phủ hoặc cho xã hội.
Cơ quan thuộc chính phủ làm việc theo chế độ thủ trưởng. Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ chịu trách nhiệm trước chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các công việc được giao. Việc thành lập cơ quan thuộc chính phủ linh hoạt hơn việc thành lập các bộ. Số lượng các cơ quan thuộc chính phủ tùy thuộc vào việc thiết kế tổ chức bộ máy chính phủ trong từng nhiệm kỳ.
Bộ máy hành chính địa phương: Bộ máy hành chính địa phương có thể được hiểu trên hai phương diện: phương diện thứ nhất là “tập hợp tất cả các tổ chức hành chính địa phương, hay nói cách khác, đó là hệ thống của các tổ chức hành chính địa phương (cơ quan hành chính địa phương); phương diện thứ hai là một thực thể hoạt động quản lý các vấn đề trên một địa phương nhất định. Có thể là những thực thể quản lý chung các vấn đề (Ủy ban nhân dân); cũng có thể là quản lý một vấn đề cụ thể”.
BẢN ĐỒ HUYỆN NHO QUAN
Liên kết web site
select
Đăng nhập
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Mã kiểm tra
Quên mật khẩu Đăng ký
Thống kê truy cập
Đang online:
3
Hôm nay:
73
Trong tuần:
13 616
Tất cả:
1 812 369
Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước Là Gì ? Khái Niệm Về Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước ?
Bộ máy hành chính nhà nước là tổng thể các cơ quan chấp hành – điều hành do Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp lập ra để quản lí toàn diện hoặc quản lí ngành, lĩnh vực trong cả nước hoặc trên phạm vi lãnh thổ nhất định.
Bộ máy hành chính nhà nước thường là bộ phận phát triển và phức tạp nhất của bộ máy nhà nước của một quốc gia. Bộ máy hành chính nhà nước được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ.
Hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước được đặt dưới sự giám sát trực tiếp và thường xuyên của các cơ quan quyền lực nhà nước, đại biểu đại diện của nhân dân cả nước hoặc từng địa phương và sự giám sát của nhân dân.
Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được Hiến pháp và các luật tổ chức nhà nước quy định. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước gồm chính phủ, các bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp, ban, ngành trực thuộc. Những cơ quan này giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, phạm vi thẩm quyền không bị giới hạn trong ngành hay lĩnh vực. Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp là những cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thống nhất quản lí các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nhà nước. Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lí hành chính toàn diện trên địa bàn lãnh thổ tương ứng.
Các bộ, ban, ngành thực hiện chức năng quản lí nhà nước về ngành hay lĩnh vực công tác trên phạm vi lãnh thổ nhất định với cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền độc lập. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các cơ quan loại này do Chính phủ quy định nên sự thay đổi, điều chỉnh diễn ra khá thường xuyên nhằm đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn quản lí nhà nước nói chung và quản lí hành chính nhà nước nói riêng trong từng thời kì.
Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?
Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?
Bạn đang xem bài viết Khái Niệm Chức Năng Của Nhà Nước Và Bộ Máy Nhà Nước trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!