Cập nhật thông tin chi tiết về Khánh Hòa Tìm Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Pci mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Năm 2019, tỉnh Khánh Hòa giảm 12 bậc so với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018, với 5 chỉ số 5 chỉ số thành phần giảm điểm.
Để tìm giải pháp bền vững, mới đây, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức hội nghị phân tích chỉ số PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) năm 2019 và đề ra nhiều giải pháp cải thiện chỉ số PCI của tỉnh cho các năm tới.
Khánh Hòa đã phân tích chỉ số PCI năm 2019 và đề ra giải pháp cải thiện chỉ số PCI cho các năm tới
Theo kết quả công bố bảng xếp hạng của VCCI, năm 2019, chỉ số PCI Khánh Hòa đạt 65,37 điểm, tăng 0,95 điểm so với năm 2018 và xếp hạng 29/63 tỉnh, thành, giảm 12 bậc. So với năm 2018, có 5 chỉ số thành phần tăng bậc, gồm: Tiếp cận đất đai, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, đào tạo lao động; 5 chỉ số giảm bậc, gồm: Gia nhập thị trường, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động và tiên phong của chính quyền, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự.
Kết quả khảo sát cảm nhận của doanh nghiệp trong năm 2019 cho thấy, doanh nghiệp đánh giá về chất lượng phục vụ môi trường kinh doanh của tỉnh còn một số mặt chưa tốt, thể hiện ở các chỉ số thành phần tụt giảm.
Ông Đậu Anh Tuấn, Giám đốc Dự án PCI, Trưởng Ban Pháp chế VCCI chia sẻ: Tiềm năng và lợi thế của tỉnh Khánh Hòa là rất lớn. Cơ sở hạ tầng có chất lượng khá tốt so với mức trung bình của cả nước; giàu tiềm năng phát triển du lịch; điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển kinh tế biển…Trong đó, mật độ doanh nghiệp bình quân trên 1000 dân khá cao và đứng thứ 6 cả nước. Tuy nhiên, tổng vốn đầu tư FDI tích lũy đến hết năm 2020 vào tỉnh Khánh Hòa còn khá khiêm tốn, và theo kết quả khảo sát thu hút đầu tư thì Khánh Hòa được rất ít doanh nghiệp FDI cân nhắc khi mở rộng đầu tư.
Cũng theo ông Đậu Anh Tuấn, Điểm số PCI của Khánh Hòa tăng dần trong 4 năm liên tục nhưng thứ hạng chưa được cải thiện, thậm chí giảm 12 bậc là do các tỉnh khác có tốc độ cải thiện mạnh hơn.
Theo ông Trần Minh Hải – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư, 2019 là một năm gặp nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo điều hành ở tỉnh, dẫn đến chỉ số PCI bị tụt hậu so với mặt bằng chung cả nước. Nhìn chung, chỉ số PCI của tỉnh có tăng nhưng ko bằng các tỉnh khác, mặc dù cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên tốt. Ngoài ra, thu hút đầu tư nhiều năm nay rất yếu, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài. Ông Hải cho rằng, UBND tỉnh cũng có chương trình hành động cải thiện chỉ số PCI 2018-2020 nhưng chưa thật sự hiệu quả. Cần phải xây dựng chương trình cải thiện chỉ số PCI giai đoạn 2021-2025 và có đánh giá từng năm để rút kinh nghiệm.
Để cải thiện chỉ số PCI, ông Đậu Anh Tuấn khuyến nghị, tỉnh Khánh Hòa cần tích cực, chủ động và sáng kiến để xây dựng phương án nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên các Nghị quyết của Chính phủ; các sở ngành phải rà soát lại theo từng lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực cần cải thiện; xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn; các cơ quan chính quyền cần công khai minh bạch thông tin trên Website về quy hoạch, đấu thầu, kêu gọi dự án đầu tư…
Nâng cao chất lượng các hội nghị đối thoại doanh nghiệp là giải pháp cải thiện chỉ số PCI
Ông Nguyễn Văn Minh, Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, sở đã trình UBND tỉnh 3 dự thảo về thành lập tổ công tác, thành lập tổ giúp việc tham mưu cho tổ công tác, quy chế làm việc của tổ công tác. Kết quả năm 2019 cho thấy rất rõ, trong 10 chỉ số thành phần thì có 2 chỉ số giảm điểm là gia nhập thị trường và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên có chỉ số tăng điểm nhưng không tăng xếp hạng; có những chỉ số giảm xếp hạng rất sâu như: gia nhập thị trường giảm 27 bậc, tính tiên phong lãnh đạo tỉnh giảm 23 bậc…
Nếu làm tốt cải thiện môi trường kinh doanh, đương nhiên cảm nhận của doanh nghiệp sẽ được cải thiện và chỉ số PCI chắc chắn sẽ tăng lên bền vững. “Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh rất quan trọng trong việc truyền đi các thông điệp thu hút doanh nghiệp. Tuy nhiên theo tôi là chưa đủ, và lãnh đạo tỉnh cần phải xuất hiện nhiều hỡn nữa. Ví dụ mô hình “Cà phê doanh nhân” ở Đồng Tháp tuy có nhiều vấn đề chưa đánh giá hết nhưng chắc chắn đã tạo được hình ảnh thân thiện của lãnh đạo trong mắt doanh nghiệp”, ông Minh cho hay. Cùng quan điểm này, ông Tuấn cho rằng chỉ số PCI là công cụ để địa phương nhìn thấy và cải thiện chứ không phải cách đích hướng tới.
Theo bà Đặng Thị Thu Nguyệt, Trưởng Văn phòng Đại diện VCCI tại Khánh Hòa: việc khẩn trương xây dựng và thực thi Chương trình hành động cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông qua cách làm hay, mô hình thực tiễn tốt như ĐCI, Cà phê Doanh nhân, ứng dụng công nghệ, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…đã và đang trở thành cuộc đua gay gắt giữa các tỉnh, thành trong cả nước để cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tiếp nối “sức nóng” lan tỏa cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh của Nghị Quyết 02/CP ngày ngày đầu tiên của năm 2021.
Với quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh thì chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, quyết tâm giao nhiệu vụ cho từng sở, ngành để xử lý, khắc phục những tồn tại, vướng mắc, từng bước cải thiện, nâng cao chỉ số PCI của tỉnh trong thời gian đến.
Ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa chia sẻ: sắp tới, tỉnh sẽ thành lập tổ công tác và ban hành chương trình hành động về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI. Các cơ quan, đơn vị, địa phương được phân công nhiệm vụ trong chương trình hành động phải cụ thể hóa bằng kế hoạch triển khai chi tiết, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ, đạt chỉ tiêu đề ra. Tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2021 – 2025, Khánh Hòa sẽ lọt vào top 15 tỉnh, thành phố có chỉ số PCI dẫn đầu cả nước.
Bàn Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Pci
Tin tuc tong hop hang ngay, tin trong tinh Thai Nguyen
Ngày 17-4, đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 29-3-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và bàn giải pháp nâng cao chỉ số PCI trong thời gian tới. Dự Hội nghị có đồng chí Bùi Xuân Hòa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (ảnh).
Trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đạt được, môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, cần sớm có giải pháp khắc phục. Vì thế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Để triển khai thực hiện Nghị quyết, tại Hội nghị, Sở Kế hoạch – Đầu tư, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo PCI tỉnh đã tham mưu Kế hoạch triển khai Nghị quyết. Theo đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng sở, ngành.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo PCI tỉnh, tổng điểm PCI của tỉnh năm 2018 đạt 64,24/100 điểm, xếp thứ 18/63 tỉnh, thành, tụt 3 bậc và thấp hơn 0,21 điểm so với năm 2017. Trong 10 chỉ số thành phần chấm điểm PCI, có 6 chỉ số giảm điểm, 4 chỉ số tăng điểm.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nhữ Văn Tâm nhấn mạnh: Cải thiện vị trí xếp hạng PCI là mục tiêu mà tỉnh phấn đấu trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Để đạt được kết quả này, căn cứ kết quả chấm điểm của từng chỉ tiêu thành phần năm 2018 và những năm trước đó, mỗi sở, ngành chức năng cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp khắc phục và thực hiện tốt nhiệm vụ theo Kế hoạch phân công của UBND tỉnh về việc triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Cùng với đó, thực hiện có hiệu quả việc tổ chức đối thoại với doanh nghiệp; chú trọng cải cách thủ tục hành chính, nhất là kỹ năng nghề nghiệp và thái độ phục vụ của cán bộ, công chức…
Đối với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các hội doanh nghiệp trên địa bàn, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị thông qua các diễn đàn nội bộ, Hiệp hội và các hội sẽ tích cực tuyên truyền để các thành viên nắm bắt và hiểu hơn về cơ chế, chính sách của tỉnh; đồng thời động viên các doanh nghiệp tự giác nâng cao nhận thức, tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh đến Hiệp hội, hội doanh nghiệp đang sinh hoạt hoặc cấp ủy, chính quyền địa phương để được giải quyết kịp thời. Giao Sở Tài nguyên – Môi trường tham mưu, đề xuất quy định về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án…
Kế Hoạch Triển Khai Các Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Pci
I. Đánh giá kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh của tỉnh năm 2009
Năm 2009, năng lực cạnh tranh ( PCI) của Tỉnh có vị trí xếp hạng thứ 14 trong Bảng tổng sắp (giảm 4 bậc so với các địa phương trong cả nước giảm 2 bậc so với các tỉnh trong vùng Duyên hải miền Trung (DHMT) và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (TĐMT). Tuy giảm 4 bậc so với năm 2008, song điểm số PCI tổng hợp đạt cao hơn năm trước (tăng 3,52 điểm so với năm 2008).
Trong 10 chỉ số thành phần của PCI, có 5 Chỉ số cải thiện được vị trí xếp hạng ở bậc cao hơn gồm:
– Chỉ số Chi phí gia nhập thị trường xếp thứ 10/63, tăng 50 bậc
– Chỉ số Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất xếp thứ 46/63, tăng 17 bậc
– Chỉ số Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước xếp thứ 7/63, tăng 25 bậc
– Chỉ số Tính năng động và tiên phong của Lãnh đạo tỉnh xếp thứ 17/63, tăng 7 bậc
– Chỉ số Cơ sở hạ tầng (chỉ số mới) xếp thứ 7/63, tăng 13 bậc.
Bên cạnh đó, có 5 chỉ số thành phần giảm mạnh vị trí xếp hạng gồm:
– Chỉ số Tính minh bạch và tiếp cận thông tin xếp thứ 33/63, giảm 18 bậc so năm 2008
– Chỉ số Chi phí không chính thức xếp thứ 41/63, giảm 12 bậc
– Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp xếp thứ 24/63, giảm 15 bậc
– Chỉ số Đào tạo lao động xếp thứ 10/63, giảm 4 bậc
– Chỉ số Thiết chế pháp lý xếp thứ 13/63, giảm 3 bậc.
a) Chỉ số Chi phí gia nhập thị trường đạt được tiến bộ cao nhất trong 10 chỉ số thành phần của Thừa Thiên Huế, nâng vị trí từ 60/64 tỉnh, thành phố (năm 2008) lên vị trí 10/63 (năm 2009), tăng 50 bậc. Kết quả này đạt được nhờ những cải thiện đáng kể về thời gian giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh (ĐKKD) và đất đai:
– Số ngày trung bình cần thiết để thực hiện ĐKKD giảm từ 12 ngày xuống 7 ngày, Thừa Thiên Huế là 1 trong 14 địa phương có thời gian thực hiện ĐKKD thấp nhất. Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) giảm từ 60 ngày xuống 30 ngày (tỉnh tốt nhất có thời gian chờ đợi là 15 ngày).
– Chỉ có 15,4% doanh nghiệp cho rằng phải mất hơn ba tháng để khởi sự kinh doanh (tỉnh tốt nhất có 3,85% doanh nghiệp có cùng nhận định), xếp thứ 16/63 tỉnh-thành, tăng 44 bậc.
– Không có doanh nghiệp nào cho rằng gặp khó khăn để có đủ các loại giấy phép cần thiết, Thừa Thiên Huế là 1 trong 10 địa phương có kết quả thực hiện tốt nhất đây là tiến bộ vượt bậc so vị trí thứ 61 của năm 2008.
b) Chỉ số Tiếp cận đất đai và sự ổn định được xếp vị trí hạng thứ 46/63 tỉnh, thành, tăng 17 bậc chỉ số này ghi nhận những nỗ lực trong chỉ đạo giải quyết các thủ tục tiếp cận đất đai của Tỉnh trong đó, chỉ tiêu doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị thu hồi đất đã có sự tiến bộ, xếp thứ 15/63 tỉnh, thành, tăng 43 bậc so năm 2008.
Bên cạnh kết quả đạt được, chỉ tiêu thành phần về tỷ lệ diện tích đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chính thức của Thừa Thiên Huế đạt thấp nhất cả nước, xếp ở vị trí cuối (63/63) (Chỉ tiêu mới).
c) Chỉ số Chi phí về thời gian để thực hiện các quy định nhà nước tăng 25 bậc, xếp thứ 7/63 tỉnh, thành. Kết quả này đánh giá những tiến bộ rõ rệt trong thực hiện cải cách hành chính của Tỉnh, thể hiện qua vị trí xếp hạng cao của các chỉ tiêu thành phần sau:
– Chỉ tiêu tỷ lệ Doanh nghiệpsử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước xếp thứ 3/63 tỉnh, thành, tăng 45 bậc so năm 2008
– Chỉ tiêu số lần đi xin dấu và xin chữ ký của doanh nghiệp giảm sau khi thực hiện CCHCC, xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố (Chỉ tiêu mới)
– Chỉ tiêu tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng thủ tục giấy tờ giảm sau khi thực hiện CCHCC, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành (Chỉ tiêu mới)
– Chỉ tiêu Số lần thanh tra doanh nghiệp, xếp thứ 2/63 tỉnh, thành, tăng 8 bậc
– Chỉ tiêu Số giờ trung vị làm việc với thanh tra thuế xếp thứ 31/63 tỉnh, thành, tăng 22 bậc, nhờ giảm số giờ thanh tra từ 16 giờ xuống còn 5 giờ (giảm 11 giờ so với năm 2008)
Song, chỉ tiêu thành phần về giảm các loại phí và lệ phí của nhiều thủ tục sau CCHCC xếp ở vị trí 62/63 so cả nước (Chỉ tiêu mới).
d) Chỉ số Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh xếp thứ 17/63 tỉnh, thành tăng 7 bậc so năm 2008. Chỉ số này cho thấy cảm nhận của doanh nghiệp về tính năng động của Tỉnh đã được tăng lên trong đó, chỉ tiêu thành phần phản ánh đánh giá của doanh nghiệp về Tính sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng doanh nghiệp xếp thứ 10/63 tỉnh, thành, tăng 22 bậc.
Song, có 2 chỉ tiêu thành phần mới là: Cán bộ tỉnh nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và chỉ tiêu: Cảm nhận của doanh nghiệp về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân chưa được đánh giá cao, kết quả khảo sát, xếp hạng các chỉ tiêu này lần lượt là 28/63 và 24/63 tỉnh, thành.
đ) Chỉ số Cơ sở hạ tầng xếp thứ 7/63 tỉnh, thành, nhờ các chỉ tiêu thành phần đo lường chất lượng dịch vụ viễn thông được đánh giá cao.
Có 05 lĩnh vực bị mất vị trí trong bảng xếp hạng so cả nước :
a) Chỉ số Tính minh bạch và tiếp cận thông tin đã đạt được bước tiến lớn trong thời gian qua nhưng lại giảm 18 bậc so năm 2008, xếp thứ 33/63 tỉnh, thành. Trong đó các chỉ tiêu thành phần kém nhất gồm:
– Tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch (chỉ tiêu mới), xếp thứ 33/63 tỉnh, thành
– Tính minh bạch của các tài liệu pháp lý như: quyết định, nghị định (chỉ tiêu mới), xếp thứ 49/63 tỉnh, thành
– Khả năng có thể dự đoán được trong thực thi pháp luật của tỉnh (chỉ tiêu mới), xếp thứ 59/63 tỉnh, thành
– Hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tư vấn và phản biện các chính sách của tỉnh (chỉ tiêu mới), xếp thứ 60/63 tỉnh, thành
– Độ mở của trang Web giảm 16 bậc, xếp thứ 29/63 tỉnh, thành
b) Chỉ số Chi phí không chính thức xếp thứ 41/63 tỉnh, thành giảm 12 bậc so năm 2008. Các chỉ tiêu thành phần kém nhất gồm:
– 67,59% ý kiến cho rằng, doanh nghiệp phải trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan nhà nước (chỉ tiêu mới), xếp thứ 59/63 tỉnh, thành
– 58,54% doanh nghiệp cho rằng, doanh nghiệp cùng ngành trả chi phí không chính thức, xếp thứ 27/63 tỉnh, thành
– 50% ý kiến cho rằng chính quyền tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương với mục đích trục lợi (chỉ tiêu mới), xếp thứ 30/63 tỉnh, thành
c) Chỉ số Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đã được thay đổi nhiều chỉ tiêu thành phần so với chỉ số Chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân sử dụng trong các năm trước để ghi nhận những nỗ lực phát triển thị trường dịch vụ công và chất lượng dịch vụ cung cấp của địa phương. Kết quả xếp hạng năm nay, tỉnh Thừa Thiên Huế xếp thứ 24/63 tỉnh, thành giảm 15 bậc so năm 2008. Các chỉ tiêu thành phần có thứ hạng thấp của Chỉ số này gồm:
– Chỉ tiêu sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh (chỉ tiêu mới), xếp thứ 45/63 tỉnh, thành
– Chỉ tiêu sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (chỉ tiêu mới), xếp thứ 61/63 tỉnh, thành
– Chỉ tiêu sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (chỉ tiêu mới), xếp thứ 44/63 tỉnh, thành
– Chỉ tiêu sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư nhân cho dịch vụ xúc tiến thương mại, xếp thứ 62/63 tỉnh, thành
– Chỉ có 03 hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm ngoái và đăng ký cho năm nay (tỉnh tốt nhất là 10 hội chợ), giảm 11 hội chợ so năm 2008, tụt dốc 42 bậc, xuống vị trí 45/63 tỉnh, thành
d) Chỉ số Đào tạo lao động đánh giá vai trò của Chính quyền trong việc nâng cao chất lượng nguồn lao động tại địa phương. Chỉ số này của tỉnh Thừa Thiên Huế giảm 4 bậc, từ vị trí 6/64 xuống 10/63 tỉnh, thành. Các chỉ tiêu thành phần có vị trí xếp hạng thấp gồm:
– Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ đào tạo nghề cho người lao động do các cơ quan của tỉnh cung cấp xếp thứ 26/63 tỉnh, thành, giảm 9 bậc
– Chỉ tiêu sử dụng dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm của nhà cung cấp dịch vụ tư nhân, xếp thứ 60/63 tỉnh, thành (chỉ tiêu mới)
– Chỉ tiêu Số lượng trung tâm giới thiệu việc làm trên 100.000 dân xếp thứ 28/63 tỉnh, thành, giảm 6 bậc
đ) Chỉ số Thiết chế pháp lý đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp đối với hệ thống pháp luật và các phương thức giải quyết tranh chấp. Trong những năm trước, Chỉ số này có sự tiến bộ nhất, song năm 2009 đã giảm 3 bậc so với năm 2008, xếp thứ 13/63 tỉnh, thành. Các chỉ tiêu thành phần có vị trí xếp hạng thấp gồm:
– Chỉ tiêu đánh giá hệ thống pháp lý tạo ra cơ chế để Doanh nghiệp có thể khởi kiện hành vi tham nhũng của cán bộ công quyền xếp thứ 51/63 tỉnh, thành, giảm 7 bậc so năm 2008
– Chỉ tiêu về Tỉ lệ nguyên đơn không thuộc nhà nước trên tổng số nguyên đơn tại Toà án kinh tế tỉnh, xếp vị trí 33/63 tỉnh, thành, tụt dốc 32 bậc
: Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính (điểm PCI tổng hợp tăng 3,52 điểm), song năm 2009, vị trí xếp hạng PCI của Tỉnh đã bị giảm 4 bậc trong đó, nhiều chỉ tiêu mới đánh giá chất lượng của công tác quản lý nhà nước đều có vị trí xếp hạng thấp. Điều này đòi hỏi các ngành, các cấp phải có những nỗ lực nhiều hơn nữa để tạo ra sự chuyển biến về chất trong công cuộc cải cách hành chính ở địa phương.
Tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng vị trí xếp hạng PCI trở lại nhóm dẫn đầu của toàn quốc (từ vị trí 7 – 10).
Tiếp tục phát huy những tiến bộ đã đạt được trong công tác quản lý và điều hành phát triển kinh tế &ndash xã hội, tập trung khắc phục những điểm yếu, tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi.
Nhiệm vụ cụ thể để c ải thiện các chỉ số thành phần như sau:
a) Giảm chi phí gia nhập thị trường của doanh nghiệp
– Giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp: Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục thực hiện Đề án Đơn giản hóa và tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành trong giải quyết thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai hoàn thiện Sơ đồ hóa quy trình liên thông về cấp Giấy chứng nhận Đầu tư – Đất đai – Xây dựng tiến tới giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính để doanh nghiệp có thể khởi sự kinh doanh dưới 30 ngày. Hoàn thành trước 30/4/2010.
b) Cải thiện việc tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất
Sở Tài Nguyên & Môi trường chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ soạn thảo Quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, quy trình thủ tục giao đất, cho thuê đất (theo Nghị định 69 của Chính phủ và Thông tư 14 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) soạn thảo Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tổ chức triển khai quy hoạch sử dụng đất các cấp. Hoàn thành trước 30/4/2010.
c) Nâng cao tính minh bạch và tiếp cận thông tin
– Văn phòng UBND tỉnh chủ trì thực hiện việc cải thiện chất lượng cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của Tỉnh
– Sở Tài Nguyên & Môi trường, Sở Xây dựng, UBND các huyện và thành phố Huế tổ chức việc cung cấp thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai
– Sở Tài chính chỉ đạo tiếp tục cải thiện chất lượng phục vụ các giao dịch về thuế và việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp
d) Giảm chi phí về thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước
– Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp các Sở, Ngành, UBND các huyện và thành phố Huế, tiếp tục kiểm tra, đôn đốc Kế hoạch cải cách hành chính và việc thực hiện cơ chế &ldquomột cửa&rdquo, &ldquomột cửa liên thông&rdquo
– Văn phòng UBND tỉnh chủ trì rà soát thủ tục hành chính theo tiến độ thực hiện Đề án 30 của Tỉnh phối hợp với Sở Tài chính rà soát, kiểm tra tình hình thu các loại phí và lệ phí trong quá trình thực hiện cải cách hành chính
– Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh quy định phân công, phân cấp và ủy quyền giải quyết một số vấn đề trong công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành trước 15/3/2010.
đ) Giảm chi phí không chính thức
– Văn phòng UBND tỉnh chủ trì kiểm tra, đôn đốc thực hiện Chỉ thị số 02/2010/CT-UBND ngày 08/01/2010 về việc tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, thực hiện kỷ cương, kỷ luật hành chính trong các cơ quan quản lý Nhà nước
– Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây &ndash Lăng Cô tăng cường công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng, đất đai và môi trường trên địa bàn KKT Chân Mây &ndash Lăng Cô. Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh điều chỉnh giá thuê đất có hạ tầng và chi phí sử dụng hạ tầng trong các khu công nghiệp
– Sở Công Thương chủ trì, xây dựng điều chỉnh Quy chế quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
e) Nâng cao tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh
Văn phòng UBND tỉnh tiếp tục theo dõi, tổng hợp báo cáo kết quả chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
g) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
– Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Ban quản lý các Khu công nghiệp Tỉnh, UBND các huyện và thành phố Huế đôn đốc tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với việc thu hút, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp được đầu tư vào các KCN, cụm CN &ndash làng nghề
– Sở Công Thương xây dựng kế hoạch hỗ trợ, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm làng nghề và hàng thủ công mỹ nghệ Quy chế hoạt động xúc tiến thương mại của Tỉnh
h) Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động
– Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các Huyện /thành phố Huế triển khai thực hiện Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 05/01/2010 về Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực năm 2010
– Sở Lao động Thương binh và Xã hội:
+ Hoàn thành Đề án đẩy mạnh phát triển đào tạo nghề giai đoạn 2011 &ndash 2015, tầm nhìn đến năm 2020 theo tiến độ đã được duyệt
+ Phát triển các hoạt động giới thiệu việc làm nâng cao chất lượng hoạt động sàn giao dịch việc làm các trung tâm giới thiệu việc làm
– Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức đối thoại với doanh nghiệp
i) Cải thiện thiết chế pháp lý
k) Nâng cao cơ sở hạ tầng
Giao Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính và UBND các huyện rà soát, lập và tổ chức thực hiện đề án Kiên cố hóa giao thông nông thôn giai đoạn 2011 &ndash 2015.
Đôn đốc, chỉ đạo hoàn thành chương trình nhựa hóa 100% tỉnh lộ.
1. Giám đốc các Sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Kế hoạch này xây dựng kế hoạch cụ thể hóa các nhiệm vụ ở cấp mình để tổ chức thực hiện gửi báo cáo kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được giao về Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 10/03/2010.
Chủ động rà soát các quy trình, thủ tục hành chính, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, định kỳ hàng quý báo cáo kết quả về Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình UBND tỉnh.
Hà Nội Tập Trung Thực Hiện Hàng Loạt Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Pci
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND về việc nâng cao chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019.
Theo đó, để giữ vững kết quả chỉ số PCI thuộc top 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước, UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện, thị xã triển khai hiệu quả Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 27/3/2019 của UBND thành phố; đồng thời, tập trung khắc phục chỉ số thành phần, chỉ tiêu có xu hướng giảm hạng, có xếp hạng thấp.
Cụ thể, để nâng cao chỉ số “Tính minh bạch” (xếp thứ 55/63 – chỉ số giảm bậc sâu nhất trong các chỉ số, giảm 18 bậc năm 2018), văn phòng UBND thành phố; các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã được yêu cầu khẩn trương, nghiêm túc thực hiện công khai, minh bạch thông tin trên website, trang thông tin điện tử của các đơn vị.
Các đơn vị cập nhật và hướng dẫn rõ ràng về quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, các quyết định, chính sách, thủ tục hành chính, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng mới, các chính sách ưu đãi đầu tư của thành phố…
Các biểu mẫu hướng dẫn phải đúng quy định, đầy đủ, dễ thực hiện và thường xuyên được cập nhật; tiến tới doanh nghiệp chỉ phải thực hiện những nội dung mà các đơn vị đã công khai.
Thời hạn hoàn thành việc công khai, cập nhật thông tin trên website, trang thông tin điện tử của các đơn vị trước 15/7/2019.
Về chỉ số “Tiếp cận đất đai” (xếp thứ 56/63), UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện các giải pháp khắc phục.
Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tổ chức cung cấp thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân thuận lợi và nhanh chóng; tiếp tục rà soát, giải quyết vướng mắc và nâng cao tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức; tham mưu xây dựng khung giá đất sát với giá thực tế trên thị trường.
Các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin để giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp trong khởi sự kinh doanh và thực hiện các quy định của Nhà nước.
Thành phố khuyến khích các đơn vị có sáng kiến, mô hình tốt trong triển khai nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh (ví dụ như sáng kiến về giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính; sáng kiến về xây dựng hình ảnh cơ quan thân thiện, chuyên nghiệp).
Nguồn: https://petrotimes.vn/ha-noi-tap-trung-thuc-hien-hang-loat-giai-phap-nang-cao-chi-so-pci-540512.html
Bạn đang xem bài viết Khánh Hòa Tìm Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Pci trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!