Cập nhật thông tin chi tiết về Kích Cầu Du Lịch Nội Địa Giai Đoạn 2: Chú Trọng An Toàn Và Hấp Dẫn mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
An toàn và hấp dẫn là hai yếu tố cơ bản cần phải được bảo đảm trong chương trình kích cầu du lịch nội địa giai đoạn 2. Đây là nhấn mạnh của Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh tại cuộc họp bàn về kế hoạch triển khai chương trình cầu du lịch nội địa giai đoạn 2 diễn ra sáng 11-9
Chương trình kích cầu du lịch nội địa giai đoạn 2 dự kiến được triển khai trong bối cảnh Việt Nam đang khống chế tốt dịch Covid-19 khi đến nay, Việt Nam đã trải qua chín ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Theo Tổng Cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh, các hoạt động phục vụ khách du lịch phải bảo đảm thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành y tế và theo bộ tiêu chí du lịch an toàn mà Tổng cục Du lịch đã ban hành. Đồng thời, bổ sung các giải pháp công nghệ số hữu hiệu để phòng, chống Covid-19.
Tổng cục du lịch họp bàn chương trình kích cầu du lịch giai đoạn 2 (Ảnh: TCDL)
Tổng Cục trưởng Khánh lưu ý, thời điểm này nhu cầu và hành vi tiêu dùng của du khách đã thay đổi so với trước đây nên cần tính toán kỹ về định hướng sản phẩm, vừa phải an toàn, vừa phải hấp dẫn về giá cả, loại hình, chất lượng, có độ dài chuyến đi phù hợp. Do đó, các sản phẩm đưa ra phục vụ khách phải bảo đảm chất lượng, không vì ưu đãi, giảm giá mà bỏ qua chất lượng để giữ uy tín, thương hiệu. Tổng cục trưởng cũng đề nghị cần có cơ chế linh hoạt cho việc hoãn, hủy, đổi tour du lịch trên tinh thần chia sẻ, bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ du lịch và khách du lịch. Chương trình kích cầu du lịch nội địa được Bộ VHTTDL phát động từ đầu tháng 5 đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các địa phương, doanh nghiệp trong cả nước và đã đạt được hiệu quả rất tích cực. Cụ thể, trong tháng 6, lượng chuyến bay trong nước của các hãng hàng không đã hồi phục và nhiều đường bay nội địa mới được mở ra với sản lượng vượt 20% so với cùng kỳ năm 2019. Công suất phòng lưu trú đã tăng 50-60% vào ngày giữa tuần và 80-90% cuối tuần. Lượng khách nội địa tháng 6 đạt 7 triệu, lượt tăng 2,3 lần so với tháng 5.
Dịch Covid tái phát đã ảnh hưởng đến hoạt động du lịch
Việc kích hoạt lại các hoạt động du lịch là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp có việc làm, vượt qua khó khăn, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, hướng đến phục hồi, phát triển trong thời gian tới. Nhiều địa phương tiếp tục chủ động kích cầu du lịch Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang được kiểm soát tốt, từ đầu tuần này, nhiều địa phương đã cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, hoạt động lữ hành phục vụ khách trở lại, chủ động lên kế hoạch kích cầu du lịch.
Tại Đà Nẵng đã cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn được hoạt động trở lại
Tại TP Đà Nẵng, UBND TP đã cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố được phép đón, phục vụ khách trở lại kể từ 0 giờ 00 phút ngày 5.9, các dịch vụ khác tại cơ sở lưu trú tiếp tục tạm dừng hoạt động. Ngày 7-9, UBND Bình Định, Phú Yên đều ra công văn cho phép mở cửa lại các điểm tham quan, du lịch, vụ chơi giải trí. Bên cạnh đó, nhiều địa phương thực hiện giảm giá vé tham quan , du lịch nhằm kích cầu du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai ngày 30-8 cho biết khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch mở rộng tham gia vào chương trình kích cầu giảm giá dịch vụ, với khoảng giảm giá từ 5%-50%. Đây là mức giảm giá có thể chấp nhận được vì mục tiêu chung là hướng đến việc lôi kéo đông lượng khách đến thăm thú mảnh đất cao nguyên nắng gió.
Phú Yên đều ra công văn cho phép mở cửa lại các điểm tham quan, du lịch, vụ chơi giải trí
Để kích cầu du lịch, HĐND tỉnh Quảng Ninh ngày 8-9 đã quyết định giảm 50% giá vé vào điểm tham quan và tham quan lưu trú trên vịnh Hạ Long; giá vé tham quan cho khách du lịch vào các điểm Bảo tàng Quảng Ninh và Khu di tích và danh thắng Yên Tử. Thời gian áp dụng giảm giá vé vào các điểm tham quan từ ngày 9-9 đến hết 31-12-2020. Tỉnh Lào Cai cũng quyết định miễn, giảm phí tham quan các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh từ nay đến hết năm 2020. Một số điểm tham quan có mức giảm phí sâu như tuyến Thác Bạc (Sa Pa) giảm từ 15.000 đồng xuống 5.000 đồng/lượt; Tuyến tham quan Hàm Rồng giảm từ 50.000 đồng xuống 20.000 đồng/lượt; Di tích kiến trúc nghệ thuật dinh thự Hoàng A Tưởng (thị trấn du lịch Bắc Hà) miễn phí. Ngoài ra tỉnh Lào Cai cũng tiếp tục ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá từ 10% – 60% các dịch vụ du lịch, lưu trú nghỉ dưỡng, ăn uống…
Kích Cầu Du Lịch Nội Địa
(Chinhphu.vn) – Để thu hút du khách, cần có nhiều chương trình kích cầu du lịch, khuyến mãi, liên kết để các sản phẩm hấp dẫn, mang nét đặt trưng từng điểm đến, tạo vòng tròn khép kín.
Chương trình kích cầu du lịch lần 2 đang được Tổng cục Du lịch khởi động với thông điệp “an toàn” và “hấp dẫn”. Làm thế nào để du lịch khởi sắc, hấp dẫn du khách nhưng vẫn bảo đảm tiêu chí an toàn, đó là nội dung của hội nghị “Kích cầu du lịch nội địa – Trải nghiệm Việt Nam an toàn, hấp dẫn” do Tổng cục Du lịch tổ chức vào chiều 24/9. Sự kiện hướng đến mục tiêu đánh giá xu thế thị trường, nhu cầu mới của khách hàng để tìm ra giải pháp tức thời cho doanh nghiệp lữ hành, lưu trú, tạo đà hồi phục bất động sản du lịch, đảm bảo tâm lý an tâm cho chủ đầu tư. Ở phiên hai, để Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, đại diện Tổng cục Du lịch chia sẻ về kế hoạch phù hợp với nhu cầu và tâm lý khách thời kỳ bình thường mới. Những địa phương du lịch hồi phục tốt như Bà Rịa Vũng Tàu, Phan Thiết, TPHCM, Hà Nội… cần có những sản phẩm mới như các hoạt động mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí, thể thao về đêm giúp kích cầu, góp phần phát triển du lịch. Ví dụ, hệ thống khách sạn cao cấp Vinpearl (thuộc tập đoàn Vingroup) đưa ra hàng loạt chương trình khuyến mãi, gói dịch vụ… với chi phí hợp lý, như: Các kỳ nghỉ trọn gói đã bao gồm vé máy bay, nghỉ dưỡng, voucher đồng giá… có mức ưu đãi giảm đến 50%; xây dựng sản phẩm mới tại Phú Quốc, Nha Trang, Nam Hội An, đồng thời đơn vị này tập trung đẩy mạnh mảng du lịch hội họp (MICE). Bên cạnh đó, Vinpearl xác định mục tiêu phát triển các điểm đến du lịch cao cấp tầm cỡ khu vực và thế giới, với Vinpearl Phú Quốc trở thành điểm phải đến của Việt Nam và thế giới với hàng loạt dịch vụ, sản phẩm quy mô và tầm cỡ, riêng Vinpearl Nha Trang sẽ sớm trở thành “đảo du lịch” đẳng cấp của Việt Nam và khu vực cả về dịch vụ, trải nghiệm và đối tượng du khách. Tọa đàm “Kích cầu du lịch nội địa – Trải nghiệm Việt Nam an toàn, hấp dẫn” do Tổng cục Du lịch tổ chức trong bối cảnh dịch COVID-19 trong nước đã được kiểm soát và nhu cầu du lịch thực tế của người dân. Tuy nhiên, khác với đợt kích cầu lần 1 với thông điệp “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, đợt kích cầu du lịch nội địa lần 2 này, ngành Du lịch phát đi thông điệp rõ ràng hơn đó là “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn” phù hợp với việc phòng, chống dịch trong “tình hình mới”. Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu nhấn mạnh: “Chương trình kích cầu lần này, các đơn vị phải bảo đảm du lịch an toàn, khách du lịch ý thức thực hiện an toàn phòng, chống dịch”. Tiêu chí thế nào là “an toàn” và làm thế nào để bảo đảm an toàn được các doanh nghiệp, đơn vị đưa ra khá rõ ràng trong hội nghị. Theo ông Vũ Nguyên Khôi, Trưởng Ban Tiếp thị và chuyển đổi số của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, đối với các chuyến bay, việc bảo vệ cho phi hành đoàn và hành khách luôn được đặt lên hàng đầu bằng cách thực hiện nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Y tế. Hành khách được yêu cầu khai báo y tế trước mỗi chuyến bay, khuyến khích check-in, làm thủ tục trực tuyến trên app, website, tổng đài… để bảo đảm giãn cách xã hội. Đơn vị cũng cam đoan sẽ thực hiện an toàn tuyệt đối cho 156 chuyến bay đưa người lao động từ nước ngoài về nước, chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam làm việc. Bà Nguyễn Lê Hương, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vietravel cho rằng, không chỉ có các đơn vị cung cấp dịch vụ, điểm đến thực hiện các biện pháp du lịch an toàn mà du khách cần phải có ý thức, hợp tác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo “thông điệp 5K” của Bộ Y tế. Theo bà Hương, biện pháp hiện nay là các đơn vị lữ hành, điểm đến vẫn phải tuyên truyền, vận động, nhắc nhở và cung cấp cho du khách những vật dụng phòng, chống dịch cơ bản như khẩu trang, nước sát khuẩn tay. Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình nhấn mạnh lúc này các đơn vị càng cần phải phát huy sức mạnh của liên minh du lịch đã được hình thành từ giai đoạn trước. “Chỉ có liên minh, liên kết thì các đơn vị mới cho ra được những sản phẩm du lịch chất lượng với giá hợp lý”, ông Bình nói. Bên cạnh các biện pháp thực hiện an toàn, hấp dẫn cho du lịch Việt Nam trong giai đoạn kích cầu lần 2, các địa phương, doanh nghiệp du lịch cũng cho rằng, để du lịch thật sự hồi phục và phát triển bền vững, các cơ quan quản lý du lịch nên có thêm nhiều chính sách hỗ trợ; tập trung đào tạo nguồn nhân lực tốt cho ngành du lịch.
Nhật Nam
Cần Tái Khởi Động Kích Cầu Du Lịch Nội Địa
TIN ĐỌC NHIỀU
TIN MỚI NHẬN
Nhiều hoạt động du lịch trong nước thu hút khách nội địa tham gia, góp phần kích cầu du lịch. Ảnh : VGP/Thiện Tâm
Kích cầu du lịch – không chỉ đơn thuần là giảm giá
Theo chúng tôi Nguyễn Thu Hạnh, Chủ tịch Liên hiệp Khoa học Phát triển du lịch bền vững (STDe), chính sách kích cầu du lịch là cơ hội vàng để du khách khám phá các điểm du lịch hàng đầu của Việt Nam, cơ hội để giới thiệu nhiều điểm du lịch còn chưa được biết đến. Nhưng việc kích cầu không đơn thuần là giảm giá mà doanh nghiệp phải cam kết tăng chất lượng dịch vụ, làm mới chính những sản phẩm đang có và bảo đảm tiêu chí an toàn sức khỏe.
Cùng với đó, các doanh nghiệp cần phải có các cơ chế hợp tác, thống nhất mức giảm giá, thời gian giảm giá chung, công khai, minh bạch, không gây nhiễu loạn thị trường. Ngoài ra, bên cạnh các chính sách về thuế, thị thực nhập cảnh, giá điện… cần chính sách đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện cho người dân đi du lịch (như kéo dài một số kỳ nghỉ lễ, miễn giảm các khoản thu phí tham quan, tăng cường truyền thông quảng bá, xúc tiến du lịch).
Cùng quan điểm trên, ông Trần Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho rằng, giảm giá kích cầu du lịch trong thời điểm hiện nay không phải là ưu tiên nhất. Do đó ngành du lịch cần chú trọng nâng cao chất lượng các điểm đến và dịch vụ tốt nhất. Bên cạnh việc vận hành, cập nhật đầy đủ thông tin, dữ liệu về du lịch, mỗi địa phương cần tiếp tục phát triển các ứng dụng công nghệ phục vụ cho du lịch như: hệ thống hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, mạng wifi miễn phí; hạ tầng du lịch, thương mại; thông tin hướng dẫn du khách; các cơ sở dịch vụ tại các khu, điểm du lịch. Tiếp tục chú trọng tạo ra các sản phẩm du lịch mới.
Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp Hội Du lịch Đà Nẵng cho biết, Hiệp hội đã có thông báo cho các đơn vị, các doanh nghiệp để đăng ký các chương trình và chủ yếu hiện nay tập trung vào du lịch an toàn, du lịch trải nghiệm, du lịch điểm đến, không đặt nặng vấn đề kích cầu quá sâu về giá.
Theo lộ trình, sẽ bắt đầu tập trung vào đối tượng khách hàng địa phương trước, cho người Đà Nẵng đi các điểm trong thành phố, tham gia các trải nghiệm. Sau đó, mới đến thị trường khách trong nước và khách nước ngoài. Với kịch bản lạc quan nhất, từ tháng 10/2020 du lịch Đà Nẵng sẽ đón khách từ các địa phương khác trong cả nước và từ tháng 12/2020 hy vọng sẽ bắt đầu đón được khách nước ngoài. Mặc dù đã qua mùa cao điểm khách nội địa nhưng việc mở lại các đường bay là rất có ý nghĩa cho quá trình phục hồi thị trường khách du lịch.
Ông Cao Trí Dũng cũng cho rằng, thời điểm này ngành du lịch chấp nhận lỗ để tái khởi động, tạo đà phát triển vào các năm tiếp theo. Do đó trước mắt sẽ hướng đến bảo trì, bảo dưỡng cơ sở du lịch; giữ nhân viên, đào tạo nhân viên; giữ thương hiệu, nguồn khách và bù được một phần lỗ. “Chứ chưa ai dám đặt ra mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận ngay bây giờ cả”, ông Dũng nói.
Đà Nẵng chào đón đoàn du khách đầu tiên sau dịch bệnh COVID-19. Ảnh: VGP/Lưu Hương
Tạo thêm nhiều sản phẩm mới để kích cầu du lịch
Các lãnh đạo ngành du lịch, địa phương đều xác định dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp trên thế giới, du lịch Việt Nam nên tập trung vào khách nội địa. Để thu hút khách, các địa phương phải liên kết, hình thành liên minh kích cầu với những sản phẩm mới, chất lượng.
Đề cập đến vấn đề này, chúng tôi Phạm Hồng Long – Trưởng Khoa Du lịch học (Trường Đại học KHXH&NV, Đại học quốc gia Hà Nội cho rằng, song song với việc thúc đẩy phát triển du lịch nội địa, chúng ta cũng cần chú trọng tập trung nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ. Ngoài ra công tác đào tạo để có nguồn nhân lực đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch Việt Nam sau khi hoạt động du lịch quốc tế trở lại bình thường. Việc xúc tiến quảng và xây dựng thương hiệu điểm đến Việt Nam an toàn, thân thiện cũng cần được quan tâm trong bối cảnh ở nhiều quốc gia đại dịch vẫn đang hoành hành dữ dội
Xa hơn một chút, chúng ta cần chú trọng việc đa dạng hóa sản phẩm, nhất là sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống, mua sắm và trải nghiệm, để kích thích nhu cầu tiêu dùng của du khách, trong đó, đặc biệt phát triển kinh tế đêm để tăng trải nghiệm cho du khách.
Ngành du lịch nên có tư duy mở để tiếp và hỏi những cách làm hay của các nước bạn. Như ở Thái Lan, nhân dịp vắng khách này họ đang phát động một chiến dịch rất lớn cho cả ngành là vệ sinh môi trường cho các điểm đến. Đó cũng là một bài học mà chúng ta cần phải suy ngẫm. Chúng ta đang bàn về câu chuyện phát triển du lịch bền vững, mà một trong những hệ lụy rất tiêu cực mà du lịch gây ra là sự xuống cấp của môi trường. Nhân dịp COVID-19 này, có lẽ cũng nên triển khai các chiến dịch bảo vệ môi trường- du lịch xanh.
Bên cạnh các dòng sản phẩm du lịch có tính đại chúng cao như du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, lễ hội; du lịch đô thị; du lịch đêm; du lịch ẩm thực…
Các dòng sản phẩm du lịch sau đây cần được chú trọng phát triển nhiều hơn sau thời kỳ COVID-19 dựa trên đặc điểm thị hiếu của khách du lịch đó là sản phẩm nghỉ dưỡng cao cấp, chăm sóc, sức khỏe, chữa bệnh, sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, thể thao, du lịch thông minh.
Về dòng sản phẩm nghỉ dưỡng cao cấp, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh, từ sau khi đại dịch COVID-19 ở Việt Nam được khống chế, dòng sản phẩm này càng ngày càng được quan tâm. Do vậy, cần tập trung tiếp tục ưu tiên cho phát triển sản phẩm này gắn với các dịch vụ tắm khoáng, tắm thuốc, thiền dưỡng sinh, chữa bệnh, …
Với thế mạnh về điều kiện tự nhiên và sự đa dạng sinh học, Việt Nam có lợi thế phát triển dòng sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch xanh nhấn mạnh tới yếu tố “nhỏ là đẹp” – đảm bảo sự khai thác với quy mô nhỏ, tránh được những tác động về môi trường và xã hội.
Cùng với đó là dòng sản phẩm du lịch cộng đồng cũng cần được khai thác dựa trên giá trị văn hóa bản địa các vùng miền. Đây cũng là dòng sản phẩm hướng tới tăng cường các trải nghiệm của các nhóm du khách với quy mô nhỏ; tránh những nơi tập trung đông đúc và ồn ào.
Bên cạnh các dòng sản phẩm du lịch thì các chương trình du lịch như du lịch nghỉ dưỡng tại các khu cách ly, du lịch thực tế ảo…cũng cần được chú trọng phát triển dựa trên nhu cầu thực tế của du khách.
Để ngành du lịch có khả năng thích ứng tốt và chống chịu được những rủi ro bất thường, bất khả kháng như đại dịch COVID-19, cần có sự đồng lòng đồng hành vượt khó khăn của các cấp các ngành cũng như sự chủ động của ngành du lịch trong việc đưa ra những giải pháp phát triển du lịch, trong đó việc định hướng và xây dựng các sản phẩm du lịch đóng một vai trò quan trọng đối với sự hấp dẫn khách du lịch.
Theo ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam (VITA), du lịch là ngành tiên phong trong hoạt động khôi phục kinh tế của nước nhà. Nhưng để thực hiện tốt các chương trình kích cầu, cần có sự đồng lòng, xây dựng sức mạnh của tập thể với một tâm thế chuẩn bị đón đầu làn sóng du lịch mới.
Để khai thác hiệu quả những lợi thế và nguồn lực phát triển du lịch vùng, ông Vũ Thế Bình cho rằng, doanh nghiệp cần tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm đã hình thành và phát triển thêm sản phẩm mới, tour tuyến mới đáp ứng đa dạng nhu cầu và thị hiếu của các phân khúc khách du lịch. Riêng ngành du lịch Hà Nội cần đẩy mạnh hợp tác liên kết với các tỉnh, thành phố qua đó mở rộng số lượng doanh nghiệp trong vùng Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Đông-Tây Bắc tham gia các chương trình kích cầu; tăng cường liên kết với các tỉnh miền Trung, Nam bộ để có những tour kích cầu nội địa hấp dẫn với chất lượng và giá cả hợp lý.
Thắt chặt liên kết – Đẩy mạnh xúc tiến du lịch
Theo Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch Trần Trọng Kiên, trong bối cảnh hiện nay, ngành du lịch rất cần liên kết bởi mỗi địa phương không thể đơn thương độc mã phát triển. Vì không thể đủ năng lực đào tạo nguồn nhân lực độc lập, cũng như không đủ tiềm lực để tạo ra những hiệu ứng hay chiến dịch quảng bá trong và ngoài nước. Chẳng hạn, lợi thế liên kết giữa TP. Hà Nội với các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung và các tỉnh Tây Bắc chính là có sự khác biệt, bổ trợ cho nhau. Sản phẩm du lịch chủ lực của TP. Hà Nội là du lịch hội nghị, hội thảo (MICE), mua sắm, ẩm thực, vui chơi giải trí… Trong khi thế mạnh của các địa phương trong vùng là du lịch văn hóa, tâm linh, danh lam thắng cảnh, sinh thái, ẩm thực và du lịch biển.
Ông Kiên cho rằng, hoạt động quảng bá xúc tiến nếu làm đơn lẻ thì khó có thể quảng bá rộng rãi tới khách du lịch, nếu liên kết sẽ tạo ra hiệu quả cao hơn. Cho nên liên kết là một yêu cầu khách quan, là xu thế tất yếu, là trải nghiệm mà các vùng miền đúc kết từ thực tiễn nhiều năm trước.
Một số địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh và mật độ dân cư cao, đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM. Trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay thì việc tiếp cận thông tin du lịch thông qua kênh này ngày càng phổ biến vì vậy du lịch cần xây dựng và triển khai cổng thông tin chung của du lịch toàn vùng, thông qua website, ứng dụng di động, cập nhật thông tin, xúc tiến du lịch đến với du khách trong và ngoài nước. “Trung tâm xúc tiến du lịch của các tỉnh, thành phố phải tăng cường mối liên kết, hợp tác trong việc phối hợp với hiệp hội, doanh nghiệp, công ty lữ hành cung cấp hình ảnh, sản phẩm du lịch đặc sắc, thông tin điểm đến cho du khách”, ông Kiên gợi ý.
Việc đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp, địa phương trên cả nước không chỉ giúp phát huy lợi thế của mỗi địa phương, mà còn cùng nhau mở rộng thị trường khách nội địa. Đây là hướng đi đúng đắn để du lịch đủ sức bật dậy sau khoảng lặng do COVID-19 và phát triển bền vững hơn.
Nhìn chung, để ngành “công nghiệp không khói” thật sự hồi phục sau dịch COVID-19, các cơ quan quản lý du lịch, các địa phương nên có thêm nhiều chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như tập trung đào tạo nguồn nhân lực, liên kết, tổ chức xúc tiến du lịch để tạo thành những vùng du lịch an toàn, hấp dẫn cho du khách.
Đến thời điểm hiện nay Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nhận được gần 1.000 du khách đăng ký tham gia các gói kích cầu khác nhau. Việc thiết kế các gói kích cầu đã đáp ứng được nhu cầu và có được sự hưởng ứng của khách thăm quan. Đơn cử chỉ trong 2 ngày dịp Tết Trung thu Bảo tàng đã có hơn 3.500 khách tham gia.
Ngoài ra, để xúc tiến du lịch đạt được như kỳ vọng, cần có những kênh quảng bá về các địa phương có tiềm năng du lịch, các điểm đến… Để từ đó du khách đi đến bất cứ đâu, tham gia bất kỳ hoạt động gì cũng có thể nhìn thấy các điểm quảng bá và xúc tiến du lịch. Từ dễ dàng tiếp cận sẽ dễ dàng đến với du lịch nhiều hơn. Vì vậy việc kết nối là hết sức quan trọng để làm tốt hơn nữa việc xúc tiến du lịch mà hướng trực tiếp đến khách nội địa – nguồn khách tiềm năng trong “bối cảnh COVID-19” hiện nay.
Theo ông Nguyễn Lê Phúc, việc tái khởi động kích cầu du lịch nội địa là một giải pháp thiết thực nhằm phục hồi ngành du lịch trong những tháng cuối năm 2020. Bên cạnh đối tượng khách hàng là người Việt Nam như giai đoạn trước, điểm mới của chương trình kích cầu du lịch giai đoạn 2 sẽ chú trọng tới đối tượng khách là người nước ngoài làm việc, sinh sống tại Việt Nam. Đây có thể là những đại sứ du lịch an toàn, hấp dẫn của Việt Nam đối với thị trường khách quốc tế.
Thiện Tâm – Lưu Hương- Diệu Anh
Cơ Cấu Lại Thị Trường Du Lịch: Chú Trọng Khách Nội Địa, Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ
Sáng 19/11 trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam 2020 (VITM 2020), Tổng cục Du lịch (Bộ VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị về cơ cấu lại thị trường khách du lịch. Trong bối cảnh du lịch thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, các doanh nghiệp du lịch, nhà quản lý và các chuyên gia đều cho rằng, cần cơ cấu lại thị trường, chú trọng phát triển thị trường du lịch nội địa bằng chất lượng sản phẩm.
Phát triển du lịch nội địa để cân bằng cán cân du lịch
Thời gian vừa qua, du lịch Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng cả về lượng khách và tổng thu từ du lịch. Giai đoạn 2015 – 2019, khách quốc tế lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng từ 7,9 triệu lên 18 triệu (tăng gần 2,3 lần). Tốc độ tăng trưởng bình quân khách quốc tế đạt 22,7%/năm. Cũng trong thời gian trên, lượng khách nội địa từ 57 triệu lượt, lên 85 triệu lượt (tăng 1,5 lần). Tổng thu từ du lịch tăng từ 355 ngàn tỷ đồng lên 755 ngàn tỷ đồng (tăng 2,1 lần). Năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ xếp thứ 75 năm 2015 lên thứ 63 năm 2019.
Trong giai đoạn này, cần xây dựng thêm sản phẩm du lịch, tăng điểm đến hấp dẫn
Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, du lịch là một trong những ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Theo dự báo của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), năm 2020, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới giảm khoảng 1,1 tỷ lượt khách, thiệt hại dịch Covid 19 cho ngành du lịch lên tới 1.100 tỷ USD, khoảng 100-120 triệu lao động trong ngành du lịch mất việc làm.
Ông Nguyễn Trùng Khánh- Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết: Dự báo sau dịch, xu hướng du lịch quốc tế có nhiều thay đổi. Du khách sẽ chú trọng hơn các yếu tố an toàn sức khỏe, bảo hiểm du lịch, vệ sinh, tránh các không gian đông đúc, tránh tiếp xúc, nhạy cảm đối với vấn đề chi phí và giá cả trong việc lựa chọn điểm đến; xu hướng đi du lịch gần trong nước hoặc trong khu vực, cắt ngắn thời gian các kỳ nghỉ, nhu cầu nhiều hơn đối với các kỳ nghỉ dưỡng trong các không gian mở, biệt lập, có các điều kiện vệ sinh an toàn đảm bảo cho việc phòng dịch.
Đối với du lịch Việt Nam, ngay sau khi đạt mức tăng trưởng kỷ lục vào tháng 1/2020, du lịch Việt Nam rơi vào khủng hoảng do dịch Covid-19 bùng phát. Năm 2020, dự kiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm trên 80% so với năm 2019. Về khách nội địa, mặc dù Bộ VHTTDL cùng các địa phương, doanh nghiệp tổ chức nhiều chương trình kích cầu, giảm giá nhưng dự báo cũng giảm 50% so với năm 2020. Ngành du lịch Việt Nam thất thu khoảng 23 tỷ USD trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid 19. Đến nay, khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Công suất sử dụng phòng của nhiều khách sạn ở các thành phố lớn, các khu du lịch chỉ đạt từ 10-15%, nhiều khách sạn phải đóng cửa và cho nhân viên nghỉ việc. Ngành vận chuyển, hàng không quốc tế cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc và toàn diện, thay đổi toàn bộ chiến lược, kế hoạch và cấu trúc của ngành.
Trong bối cảnh này, vấn đề chính đặt ra là toàn ngành cần đánh giá lại, xem xét lại cơ cấu ngành, trong đó có cơ cấu thị trường khách, coi đây là cơ hội mở ra giai đoạn mới.
Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, cơ cấu thị trường du lịch Việt Nam khách nội địa chiếm 82,5%, khách quốc tế chiếm 17,5%. Về tổng thu từ khách nội địa và khách quốc tế: Giai đoạn 2015 – 2019, tỷ lệ tổng thu từ khách quốc tế và khách nội địa hầu như không thay đổi với tỷ lệ 55,7% thu từ khách quốc tế và khoảng 44,3% thu từ khách nội địa, mặc dù về số lượng, khách nội địa có số lượng gấp 4,7 lần số lượng khách quốc tế.
Đối với thị trường khách du lịch nội địa, giai đoạn 2015 – 2019 đã tăng thêm 28 triệu lượt khách, từ 57 triệu lên 85 triệu lượt, đóng góp đáng kể vào tổng thu của ngành du lịch, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không và nhiều ngành kinh tế khác.
Ông Hà Văn Siêu, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam khẳng định, thị trường nội địa giữ vai trò cân đối hoạt động du lịch. Đặc biệt trong bối cảnh tác động của Covid-19, thị trường quốc tế hiện nay đang dừng lại, du lịch nội địa đã thích ứng tốt. Ngành du lịch cần tính toán xem cơ cấu của ngành trong giai đoạn mới như thế nào. “Câu chuyện phát triển cân đối vùng miền, đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc vào thị trường chủ yếu để ngành có đề kháng trước những rủi ro”- ông Hà Văn Siêu nhận định.
Toàn cảnh Hội nghị
Tăng chất lượng, khai thác điểm mới
Theo đại diện của Vietnam Airlines, trong thời gian ngắn hạn, du lịch khó có thể phục hồi mà phải 2-3 năm, thậm chí dài hơn nữa. Trước dịch Covid-19, mỗi năm có khoảng 9-10 triệu người Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Dù số tiền chi tiêu từ lượng khách này chưa được ước tính nhưng nếu khảo sát, thu hút lượng khách này hướng đến du lịch nội địa, thì đây là lượng khách tiềm năng.
Cũng theo vị đại diện này, hiện sản phẩm du lịch của Việt Nam vẫn còn theo xu hướng truyền thống, trong giai đoạn này, cần xây dựng thêm sản phẩm du lịch, tăng điểm đến hấp dẫn.
“Cần có sản phẩm khuyến khích khách nội địa tốt hơn. Hiện nay du lịch Việt Nam vẫn theo xu hướng truyền thống. Cứ đi biển là nghĩ đến Đà Nẵng, Phú Quốc, Nha Trang; tour Tây Bắc thì Sapa, Hà Giang… trong khi còn nhiều điểm khác hấp dẫn. Nếu không khai thác tốt các điểm khác thì du khách trong nước họ chỉ đi 1-2 lần 1 điểm. Vì vậy cần khai thác những điểm mới, tăng sự mới lạ, hấp dẫn tại các điểm đã quen thuộc để thu hút khách nội địa”- đại diện VN Airlines cho biết.
Đồng quan điểm này, ông Trần Hùng Việt- Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP HCM khẳng định: “Hiện giá của dịch vụ du lịch đang ở mức đáy, cung quá lớn so với cầu, nên khách hàng dễ dàng lựa chọn. Quan trọng để thu hút khách du lịch là sản phẩm có đáp ứng yêu cầu, có đáp ứng được chất lượng. Xu hướng hiện nay là du lịch nghỉ dưỡng, vì vậy, phải xây dựng các tour thiên về phục vụ xu hướng này và đáp ứng được nhu cầu của du khách, không vì giá rẻ mà chất lượng thấp đi”.
Ý kiến này cũng được bà Trần Thị Nguyện, Giám đốc Tiếp thị tập đoàn Sungroup tán thành. Bà Trần Thị Nguyện cho biết, thị trường nội địa là thị trường quan trọng mà Sun hướng đến. Hiện nay, giá dịch vụ đã ở mức “dưới sàn”, không còn gì để giảm nữa. Nhưng nhìn lại sản phẩm du lịch của mình, Tập đoàn Sungroup xác định, không giảm dịch vụ nữa mà nâng cao chất lượng, hướng đến đối tượng khách có điều kiện chi tiêu cao, họ không đồng tình với giá rẻ mà đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng, đẳng cấp, sự khác biệt./.
Bạn đang xem bài viết Kích Cầu Du Lịch Nội Địa Giai Đoạn 2: Chú Trọng An Toàn Và Hấp Dẫn trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!