Xem Nhiều 6/2023 #️ Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Theo Tiêu Chuẩn Trong Nước Và Quốc Tế # Top 8 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Theo Tiêu Chuẩn Trong Nước Và Quốc Tế # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Theo Tiêu Chuẩn Trong Nước Và Quốc Tế mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) mới có chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu và các giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ này trong năm học 2018-2019 của ngành Giáo dục.

Theo đó, căn cứ tình hình thực tiễn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chỉ thị toàn ngành giáo dục ưu tiên tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm học 2018-2019. Về phương hướng chung, Bộ yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục; thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Giáo dục mầm non tập trung phát triển trường, lớp ở khu công nghiệp, khu chế xuất; kiên quyết chống hành vi bạo hành trẻ và khắc phục tình trạng thiếu giáo viên. Giáo dục phổ thông tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, nhất là đối với lớp 1; nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đặc biệt là kỳ thi trung học phổ thông quốc gia; đổi mới cơ chế quản lý trong các trường phổ thông.

Giáo dục đại học tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tự chủ, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên; tăng tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Giáo dục thường xuyên tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên sau sáp nhập; chấn chỉnh các trung tâm ngoại ngữ, tin học, đào tạo từ xa hoạt động không đúng quy định.

Bộ GD&ĐT yêu cầu đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn trong nước và  quốc tế. Ảnh: báo Vĩnh Phúc

Trong đó, Bộ GD&ĐT cũng nêu rõ 9 nhiệm vụ chủ yếu của năm học 2018 – 2019 gồm: Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sởgiáo dục và đào tạo trong cả nước; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; đổi mới giáo dục giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông; nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo;

Đẩy mạnh ứng dụng  công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục; đẩy mạnh giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo; hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chỉ thị năm học 2018 – 2019 cũng nêu ra 5 giải pháp mà ngành giáo dục vạch ra 2 năm trước. Một trong số đó là nhóm giải pháp chung tăng cường công tác khảo thí, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục. Trong đó, Bộ GD&ĐT xác định tiếp tục duy trì ổn định phương án tổ chức thi THPT quốc gia, thực hiện điều chỉnh về kỹ thuật một số khâu trong quy trình tổ chức thi để đảm bảo kết quả thi khách quan, công bằng.

Bênh cạnh đó, sẽ đẩy mạnh kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, công khai điều kiện đảm bảo chất lượng và kết quả kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng đối với các cơ sở giáo dục và các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong; tập trung kiểm định các chương trình đào tạo giáo dục đại học, từng bước kiểm định theo các tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế, hướng đến xây dựng văn hóa chất lượng.

Bộ GD&ĐT cũng xác định tiếp tục thực hiện các chương trình đánh giá quốc gia và đánh giá quốc tế (PISA, TALIS và SEA PLM) để giám sát, cải thiện chất lượng giáo dục và hội nhập quốc tế.

(Nguồn: VietQ.vn)

Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục: 5 Nhiệm Vụ Và Giải Pháp

01/03/2017, 06:32

Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với các cơ sở giáo dục, tập trung vào 5 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.

THCL Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với các cơ sở giáo dục, tập trung vào 5 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành kế hoạch triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm năm 2017.

Theo đó, kế hoạch sẽ tập trung vào 5 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản về kiểm định chất lượng giáo dục; Tăng cường năng lực của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, phát triển đội ngũ kiểm định viên; Tăng cường năng lực của các đơn vị chuyên trách làm công tác đảm bảo chất lượng bên trong cơ sở đào tạo; Đẩy mạnh hoạt động đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; Tăng cường truyền thông về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục.

Trong năm năm 2017, các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục phải hoàn thiện bộ máy tổ chức, phát triển đội ngũ kiểm định viên đảm bảo đủ năng lực, triển khai kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, xây dựng kế hoạch phát triển tổ chức theo hướng chuyên nghiệp, tăng cường gắn kết với hoạt động của các tổ chức đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế.

Các tổ chức kiểm định cũng cần thực hiện nghiêm việc công khai kết quả kiểm định, công khai minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định; tham gia tư vấn các chính sách đảm bảo chất lượng và thực hiện tốt cơ chế giám sát chất lượng.

Các cơ sở đào tạo tập trung xây dựng hoặc rà soát kế hoạch phát triển trường giai đoạn 2017-2020; xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng hằng năm của nhà trường và triển khai thực hiện kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó, kiện toàn đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng giáo dục. Các trường cử người tham dự đầy đủ các khóa hội thảo, tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức; triển khai tốt việc tập huấn lại cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, người học của đơn vị mình.

Các đơn vị chủ động công khai minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng của nhà trường theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017, tạo điều kiện cho thí sinh và xã hội lựa chọn được trường phù hợp để đăng ký theo học.

Đối với các trường chưa đăng ký đánh giá ngoài thì cần có giải pháp đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tự đánh giá, khẩn trương rà soát, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá, đăng ký với các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (trước ngày 30/6/2017) và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho hoạt động đánh giá ngoài; triển khai các giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục theo các kết quả tự đánh giá.

Đối với các trường đã được đánh giá ngoài nhưng chưa đủ điều kiện để được công nhận đạt kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, cần tập trung khắc phục hạn chế, cải tiến chất lượng ở các tiêu chí chưa đạt, phát huy những tiêu chí đã làm tốt.

Đối với các trường đã được đánh giá ngoài và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, tiếp tục cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện báo cáo giữa kỳ theo quy định.

Đồng thời, đẩy mạnh việc đăng ký kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trong nước và quốc tế; nghiên cứu bộ tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục đại học mới để chuẩn bị các điều kiện cho đánh giá vào chu kỳ tiếp theo.

Bộ khuyến khích các trường đăng ký đánh giá thêm (trong chu kỳ này) theo bộ tiêu chuẩn mới hoặc theo tiêu chuẩn của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quốc tế và khu vực có uy tín.

Hoan Nguyễn

Giải Pháp Nâng Cao Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Phổ Thông

GD&TĐ – Kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) là một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng. Công tác này sẽ góp phần chuyển biến và nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng mà toàn ngành Giáo dục đã và đang đẩy mạnh triển khai.

Tiêu chuẩn và quy trình KĐCLGD phổ thông

GS.TS Nguyễn Quý Thanh, Trung tâm KĐCLGD – ĐHQG Hà Nội cho biết, ở Việt Nam, KĐCLGD đại học hay phổ thông đều có điểm chung là thực hiện theo quy trình đánh giá (bao gồm tự đánh giá, đánh giá ngoài và thẩm định công nhận chất lượng) dựa trên các tiêu chuẩn tiêu chí để xác định mức độ nhà trường/chương trình đào tạo đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng GD.

Quy trình KĐCLGD phổ thông hiện nay ở Việt Nam được thực hiện theo quy trình gồm 4 bước: Tự đánh giá của các cơ sở GD; đăng ký đánh giá ngoài của các cơ sở GD; đánh giá ngoài cơ sở GD; công nhận cơ sở GD đạt tiêu chuẩn chất lượng GD và cấp giấy chứng nhận chất lượng GD. Trong quy trình này, hoạt động tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài là trách nhiệm của các cơ sở GD; tổ chức đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục là thẩm quyền của Sở GD&ĐT.

Quy trình đánh giá, KĐCLGD phổ thông được thực hiện theo quy trình chung với chu kỳ 5 năm gồm các bước: Tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài, đánh giá ngoài và công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục bao gồm: Đầu vào, quá trình, đầu ra (kết quả); với 5 tiêu chí (tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; hoạt động giáo dục và kết quả GD). Mỗi tiêu chuẩn có một số tiêu chí; mỗi tiêu chí có 3 chỉ số.

Đối với tiêu chuẩn KĐCLGD phổ thông, Bộ GD&ĐT đã ban hành Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường mầm non gồm 5 tiêu chuẩn và 29 tiêu chí và 87 chỉ số (Thông tư số 25/2014/TT-BGDDT ngày 7/8/2014) và Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phổ thông (Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012) trong đó: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường tiểu học gồm 5 tiêu chuẩn. 28 tiêu chí, và 84 chỉ số và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng THPT gồm 5 tiêu chuẩn, 36 tiêu chí, và 84 chỉ số và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường THPT gồm 5 tiêu chuẩn, 36 tiêu chí, 108 chỉ số.

Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động KĐCLGD

Cùng với việc triển khai hoạt động KĐCLGD bậc đại học, hoạt động KĐCLGD mầm non, phổ thông và thường xuyên đã được Bộ GD&ĐT chỉ đạo triển khai gần 10 năm qua.

Theo thống kê của Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) tính đến tháng 5/2017, trong đó 43.896 trường phổ thông (gồm các bậc học mầm non tiểu học, THCS, THPT, TTGDTX) đã có 41.850 cơ sở hoàn thành tự đánh giá (chiếm 36.2%). Số trường đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng chiếm 98,9% số trường đã được đánh giá ngoài.

Đã có hơn 20.000 cán bộ quản lý, giáo viên các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, các cơ sở GD mầm non, phổ thông và thường xuyên được được Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về đánh giá ngoài. Đội ngũ cán bộ khá đông đảo này, cơ bản đã góp phần quan trọng trong việc triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng và KĐCLGD tại các địa phương.

Trong gần 10 năm triển khai hoạt động KĐCLGD các cơ sở GD phổ thông đã gặp những thuận lợi cơ bản: Đã được tạo dựng Hành lang pháp lý cho hoạt động KĐCLGD phổ thông; Bộ GD&ĐT đã ban hành hệ thống văn bản cho hoạt động KĐCLGD tương đối đầy đủ; các cơ sở GD đã có nhận thức về tầm quan trọng của công tác KĐCLGD; đã hình thành được đội ngũ cán bộ được bồi dưỡng về kiến thức trong công tác này.

Sở GD&ĐT là cơ quan quản lý GD trực tiếp các cơ sở GD phổ thông đã có chỉ đạo sát để các cơ sở GD đồng loạt triển khai thực hiện KĐCLGD. Việc phân cấp cho các Sở GD&ĐT thực hiện hoạt động đánh giá ngoài giúp các Sở có thể chủ động trong việc xây dựng kế hoạch KĐCLGD phù hợp với tình hình của địa phương hàng năm, đồng thời cũng giúp cho hoạt động KĐCLGD có thể được triển khai đồng loạt trên phạm vi toàn quốc.

Thành viên các đoàn đánh giá ngoài là cán bộ, GV của các cơ sở GD phổ thông ở địa phương nên có sự am hiểu sâu sắc về tình hình, bối cảnh GD của địa phương, do đó, giúp việc đánh giá chất lượng các trường sát thực hơn, trọng tâm hơn.

Hoạt động đánh giá ngoài đã phát huy được tác dụng nhất định đối với các cơ sở GD phổ thông, là một kênh thông tin tư vấn, giúp nhà trường nhận thấy rõ hơn thực trạng để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng hợp lý, thiết thực hơn.

Vui tới lớp

Cần phát triển mô hình tổ chức KĐCLGD phổ thông

GS.TS Nguyễn Quý Thanh cho rằng, thực tiễn triển khai trong thời gian qua còn những bất cập, hạn chế cần khắc phục như chất lượng đánh giá chưa đồng đều ở các tỉnh, thành; chưa có chính sách, cơ chế đầu tư phù hợp từ kết quả đánh giá; chưa tạo được niềm tin thực sự của xã hội đối với các kết quả đánh giá.

Hiện tại, Việt Nam có 4 tổ chức KĐCLGD đại học được thành lập và đi vào hoạt động tương đối ổn định. Với đội ngũ các kiểm định viên được đào tạo bài bản, được trang bị các kỹ thuật đo lường đánh giá, kết quả đánh giá chất lượng các cơ sở GD và các chương trình đào tạo cho đến nay đã bước đầu được xã hội công nhận và được các trường ĐH, CĐ sử dụng làm căn cứ, động lực để cải tiến chất lượng đào tạo của mình.

Do đó, để đảm bảo thông suốt trong quá trình quản lý cả hệ thống GD quốc dân, nên thống nhất giao cho các tổ chức KĐCLGD đảm nhiệm triển khai thực hiện KĐCLGD đối với các cấp học và trình độ đào tạo trong đó có mầm non, phổ thông và GD thường xuyên. Để triển khai các hoạt động KĐCLGD, các tổ chức KĐCLGD nên thành lập thêm các phòng chuyên môn và thiết lập

GS.TS Nguyễn Quý Thanh cho rằng, về cơ chế tài chính, Nhà nước nên có quỹ KĐCLGD để hỗ trợ tài chính cho các tổ chức KĐCLGD và các cơ sở GD. Hiện tại kinh phí cho hoạt động đánh giá ngoài theo quy định chi cho KĐCLGD phổ thông là một cản trở không nhỏ khi thực hiện công tác KĐCLGD.

Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Quốc Phòng

Thứ hai, 01/06/2020 – 17:21′

Nhận thức sâu sắc được ý nghĩa tầm quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng, an ninh (GDQP-AN) trong tình hình mới hàng năm, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Tân Uyên tham mưu cho Hội đồng GDQP-AN huyện nhiều giải pháp cụ thể, phù hợp với thực tiễn địa bàn. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho toàn dân và các đối tượng theo quy định.

Thượng tá Trần Duy Hưng – Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Tân Uyên cho biết: “Để xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trước hết phải thực hiện tốt công tác GDQP-AN cho toàn dân và lực lượng vũ trang. Do đó, hàng năm, theo kế hoạch, đơn vị phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn huyện tổ chức giáo dục chính trị; tuyên truyền phổ biến pháp luật trực tiếp tại cơ sở, vừa thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, kết hợp với hoạt động thực tiễn làm công tác dân vận giúp Nhân dân xóa đói giảm nghèo”.

Ban Chỉ huy Quân sự huyện Tân Uyên huấn luyện ngoài thực địa cho dân quân xã Nậm Sỏ.

Bạn đang xem bài viết Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Theo Tiêu Chuẩn Trong Nước Và Quốc Tế trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!