Cập nhật thông tin chi tiết về Kiểm Tra Cải Cách Hành Chính Tại Các Đơn Vị, Địa Phương Năm 2022 mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kiểm tra cải cách hành chính tại các đơn vị, địa phương năm 2019
(24/09/2019)
Nhằm đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện CCHC của các đơn vị, địa phương, kịp thời đánh triển khai các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, góp phần cải thiện chỉ số CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, UBND tỉnh đã thành lập 02 Đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính, kiểm tra trực tiếp tại 07 sở, ban, ngành và 01 đơn vị trực thuộc, 02 đơn vị cấp huyện và 08 đơn vị cấp xã từ ngày 16/9/2019 đến ngày 20/09/2019.
Tuy nhiên, qua kiểm tra cũng cho thấy công tác CCHC tại các đơn vị, địa phương còn một số hạn chế nhất định: Việc xây dựng kế hoạch CCHC của một số đơn vị, địa phương chưa sát với thực tế, chưa bố trí đủ nguồn lực để triển khai thực hiện; các sáng kiến, giải pháp trong thực hiện CCHC còn hạn chế; trách nhiệm của một số người đứng đầu đơn vị, địa phương chưa quyết liệt; còn tình trạng hồ sơ quá hạn, cán bộ, công chức bị kỷ luật. Việc đầu tư hạ tầng CNTT còn hạn chế, hiệu quả dịch vụ công mức độ 3, 4, tiếp nhận và trả kết quả dịch vụ BCCI chưa cao…
Kết luận tại các buổi kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và yêu cầu các đơn vị, địa phương trong thời gian tới cần tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ CCHC theo kế hoạch đề ra, rà soát những tồn tại, hạn chế, có giải pháp nhằm cải thiện chỉ số và nâng cao hiệu quả CCHC. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, địa phương đối với công tác CCHC; tuyên truyền sâu rộng nâng cao nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, mọi tầng lớp nhân dân về CCHC. Tập trung rà soát, sửa đổi, cụ thể hóa các văn bản, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, xử lý văn bản QPPL.
Tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, chấn chỉnh, giải quyết dứt điểm tình trạng hồ sơ quá hạn, nâng cao chất lượng giải quyết TTHC. Thực hiện sắp xếp bộ máy tinh gọn, rõ trách nhiệm, tránh chồng chéo, thực hiện tinh giản biên chế có hiệu quả. Thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ về tài chính; khắc phục, xử lý triệt để những tồn tại, hạn chế sau kiểm tra, kiểm toán, thanh tra việc sử dụng kinh phí. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động công vụ gắn với công tác CCHC, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT, đảm bảo thực hiện một cửa điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến đáp ứng yêu cầu. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường xử lý, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc, giải quyết TTHC; nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức. Đối với cấp huyện, hằng năm triển khai, đánh giá xác định Chỉ số CCHC đối với UBND cấp xã, lấy kết quả đánh giá, xác định chỉ số CCHC là thước đo đánh giá hiệu quả công tác CCHC tại địa phương./.
Nguồn: Phòng Cải cách hành chính
Kiểm Tra Hành Chính Là Gì? Tổng Quan Về Kiểm Tra Hành Chính
Kiểm tra là việc so sánh quá trình giữa những chỉ tiêu hoặc tiêu tiêu trong kế hoạch đề ra so với kết quả thực tế đã đạt được trong một khoảng thời gian quy định
Hành chính là việc các hoạt động được thực hiện dưới quyền kiểm soát của bộ máy nhà nước để đảm bảo pháp luật được thực thi một cách thường xuyên và liên tục
Như vậy, kiểm tra hành chính là việc so sánh, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý hành chính nhà nước nhằm mục đích xem xét hoạt động đó có phù hợp với pháp luật hay không. Từ đó có biện pháp nhằm cải thiện và khôi phục sự phù hợp đó.
Việc kiểm tra hành chính tác động trực tiếp đến lợi ích và quyền của người dân. Kiểm tra hành chính được tạo ra nhằm tạo ra trật tự an toàn cho người dân. Đồng thời hoạt động này cũng thể hiện trách nhiệm của nhà nước với nhân dân, tạo cơ sở và điều kiện để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và nhức nhối trong đời sống của nhân dân, đảm bảo quyền bình đẳng và phục vụ nhân dân 1 cách tốt nhất
Việc kiểm tra hành chính thể hiện rõ quyền lực của nhà nước. Các cơ quan chức năng có quyền áp dụng các biện pháp kiểm tra bất cứ thời gian nào trong ngày. Đồng thời, trước khi kiểm tra hành chính, lực lượng chức năng cũng không cần phải báo trước bằng văn bản hay bất kỳ hình thức nào khác. Nhờ việc kiểm tra giấy tờ, các lực lượng chức năng mới có các biện pháp phù hợp nhằm mục đích đảm bảo an ninh trật tự trị an, ngăn ngừa tội phạm. Việc các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra hành chính vào ban đêm là việc xảy ra thường xuyên do tính chất của công việc, học hành khiến người dân không thể có mặt vào giờ hành chính. Một số ví dụ điển hình có thể kể đến như: kiểm tra nơi cư trú, kiểm tra các phương tiện giao thông,.v..v
Là sự biểu hiện trình độ văn hoá, mức độ văn minh của nền hành chính. Một văn bản pháp luật sẽ không được thực thi khi không có thủ tục kiểm tra. Thể hiện sự nhận thức đúng đắn trong hoạt động quản lý nhà nước
Như vậy, kiểm tra hành chính làm tăng khả năng gắn kết giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức, người dân, là một tiêu chí để đánh giá chất lượng và quá trình quản lý, làm cho nhà nước ta thực sự là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân.”, góp phần vào quá trình xây dựng và triển khai luật pháp.
2. Quy định về việc kiểm tra hành chính
Việc kiểm tra hành chính nhắm đến đối tượng
Các tổ chức kinh tế quốc doanh, hợp doanh,
Các hộ gia đình, các nhà trọ, khách sạn , các phương tiện dùng làm chỗ ở (tàu, thuyền, xe,…) có xác định là có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế, văn hoá xã hội
Cơ quan cán bộ kiểm tra có quyền yêu cầu các đối tượng xuất trình giấy tờ, sổ sách theo quy định Nhà nước, đưa đi xem xét nơi kiểm tra, đối chiếu hoá đơn, chứng từ tuỳ vào tình hình và căn cứ để có thể phát hiện sai trái vi phạm
Trước khi kiểm tra hành chính phải đọc cho đối tượng bị kiểm tra nghe quyết định kiểm tra hành chính là gì và yêu cầu họ chấp hành nghiêm chỉnh
Trong quá trình kiểm tra, nếu các đối tượng bị kiểm tra không chấp hành hoặc có hành vi khúng cự, hành hung thì cán bộ hoặc người phụ trách kiểm tra hành chính được pháp sử dụng các biện pháp cưỡng chế theo pháp luật
Khi kiểm tra hành chính cần có đại diện các cơ quan (UBND phường, xã, tổ dân phố) cùng đi
Không được phép lợi dụng việc kiểm tra hành chính nhằm gây phiền hà, yêu sách, khám xét tràn lan không đúng đối tượng đối với nhân dân
Không rườm rà, tiết kiệm thời gian và chi phí của các cá nhân, tổ chức và cơ quan hành chính nhà nước
Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện
3. Thực trạng của công tác kiểm tra hành chính hiện nay tại Việt Nam
Phần lớn cán bộ thanh tra kiểm tra hành chính đều có trình độ đại học trở lên và được đào tạo cơ bản và bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn về hành chính. Họ đều là những người có kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động này và luôn chủ động xử lý, hiểu được tầm quan trọng của việc hoàn thành nhiệm vụ được giao
Phòng ngừa và phát hiện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật (buôn lậu, hàng giả, vi phạm luật giao thông,..), giúp các cơ quan tổ chức cá nhân được bảo vệ cũng như quyền cũng như lợi ích hợp pháp của các đối tượng này
Nhiều đối tượng khi bị kiểm tra hành chính có dấu hiệu rời khỏi nơi đang bị khám, hoặc những thành viên trong gia đình, hàng xóm láng giềng tự trao đổi báo tin với nhau
Nhiều cơ quan, cán bộ được giao nhiệm vụ kiểm tra hành chính có thái độ không tốt và những hành vi ứng xử không phù hợp với người dân. Điều này khiến người dân vô cùng bất bình, một số không hợp tác kiểm tra hành chính cũng vì thái độ không đúng của cán bộ tới kiểm tra. Nghiêm cấm việc công an coi thường người dân như tội phạm và không được phép quát nạt, lớn tiếng, hống hách, luôn phải có những tác phong đúng đắn thể hiện sự chuẩn mực của một cán bộ. Những hành vi không đúng như việc lớn tiếng, cãi nhau hay tệ hơn là nhổ nước bọt vào người dân hay đập phá cửa đều không đúng, vi phạm hoàn toàn đạo đức người công an nhân dân
Hiện nay, có một bộ phận các cán bộ cảnh sát giao thông lợi dụng việc kiểm tra hành chính nhằm trục lợi và có ý đồ xấu với người dân. Điều này đã gây bức xúc không hề nhỏ trong cộng đồng dư luận. Cụ thể như việc cảnh sát giao thông rút chìa khoá xe, điều này hoàn toàn không có trong quyền hạn của một cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hành chính bởi lẽ quyền hạn của cảnh sát giao thông chỉ được phép dừng các phương tiện, kiểm soát giấy tờ tuỳ thân của người điều khiển phương tiện. Như vậy nếu chỉ dựa vào việc kiểm tra hành chính mà cảnh sát giao thông thực hiện việc rút chìa khoá phương tiện thì là không đúng quy định và người bị kiểm tra hành chính hoàn toàn có quyền khiếu nại hoặc tố cáo hành vi vi phạm
Vì đặc điểm của kiểm tra hành chính là công an các cấp có quyền, trách nhiệm kiểm tra được tiến hành vào bất cứ thời điểm nào và không cần báo trước nên có những đối tượng khi bị kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình nửa đêm bị kiểm tra hành chính thấy rất không thoải mái và bị hàng xóm dị nghị nên đã từ chối không hợp tác. Tuy nhiên đây là việc làm có căn cứ pháp lý, nhằm thực hiện đảm bảo an ninh trật tự và yêu cầu đấu tranh chống tội phạm. Cần lưu ý rằng quy định cho phép công an kiểm tra đột xuất nhưng không có nghĩa là vào ngoài giờ hành chính lúc nửa đêm. Bởi lẽ, kiểm tra hành chính mang tính chất định kỳ, đúng ngày đúng giờ thì mới đến kiểm tra nhưng còn đột xuất thì bản chất vẫn là kiểm tra định kỳ chỉ khác là không thông báo trước. Vì vậy, ngoại trừ trường hợp tội phạm nguy hiểm đang bị truy bắt hoặc những vấn đề đang gây nhức nhối sâu sắc thì cần hạn chế hết sức có thể việc kiểm tra hành chính vào ban đêm
Kiểm Tra Hành Chính Là Gì? Mở Rộng Kiến Thức Về Kiểm Tra Hành Chính
Saturday, 21/03/2020
1. Tìm hiểu chung về công tác kiểm tra hành chính
1.1. Khái niệm kiểm tra hành chính là gì dưới góc độ quản lý hành chính nhà nước
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về kiểm tra hành chính tuy nhiên ở đây, chúng tôi chỉ nêu ra một khái niệm cụ thể nhất đó là: “Kiểm tra hành chính thuộc một trong những chức năng của hoạt động quản lý do các cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền thực hiện nhằm đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của đối tượng bị kiểm tra để phát hiện ra những sai phạm có thể xảy ra không theo quy định của pháp luật từ đó kịp thời áp dụng những biện pháp xử lý, khắc phục các thiếu sót nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước”.
Mục đích cuối cùng của công tác kiểm tra hành chính là để phát hiện hoặc phòng ngừa bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật trước những hành vi vi phạm, góp phần thúc đẩy và hoàn thành nhiệm vụ trong hoạt động quản lý nhà nước. Từ đó tạo điều kiện cho những hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước được thực thi và được người dân tích cực áp dụng.
1.2. Kiểm tra hành chính có đặc điểm như thế nào?
Kiểm tra hành chính đơn giản và dễ nhận thấy. Một số đặc điểm của kiểm tra hành chính được thể hiện như sau:
– Công tác kiểm tra hành chính thuộc hoạt động quản lý của nhà nước do vậy nó mang tính quyền lực nhà nước buộc đối tượng bị kiểm tra phải chấp hành đúng quy định
– Có nhiều hình thức thực hiện kiểm tra hành chính bao gồm: kiểm tra hành chính thường xuyên, kiểm tra hành chính định kỳ và kiểm tra hành chính đột xuất
– Hoạt động kiểm tra hành chính mang tính phòng ngừa. Tức là nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và giảm thiểu những sai phạm có thể xảy ra trong từng lĩnh vực bị kiểm tra
1.3. Chủ thể kiểm tra và đối tượng bị kiểm tra hành chính
1.3.1. Chủ thể thực hiện kiểm tra hành chính
Chủ thể được thực hiện kiểm tra hành chính là các cơ quan hành chính nhà nước và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước bao gồm:
– Cơ quan hành chính Nhà nước trung ương: Chính phủ, các Bộ đứng đầu lĩnh vực kiểm tra, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ
– Cơ quan tại địa phương: UBND cấp huyện, cấp xã, cơ quan các ban ngành, người đứng đầu trong các cơ quan đó và các cá nhân được giao trách nhiệm
Mỗi chủ thể thực hiện kiểm tra hành chính được xác định rõ trách nhiệm và có nghĩa vụ thực hiện kiểm tra theo đúng quy định và lệnh được giao. Trong trường hợp chủ thể thực hiện kiểm tra hành chính không tiến hành kiểm tra theo đúng quy định và nhiệm vụ được giao sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
1.3.2. Đối tượng áp dụng kiểm tra hành chính
Công tác kiểm tra hành chính được quy định áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức sau:
– Công tác kiểm tra hành chính được áp dụng cho toàn bộ các cá nhân là công nhân nước Việt Nam hoặc sinh sống, học tập, kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam
– Các cơ sở kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam
– Bất kỳ cơ quan, tổ chức nào hoạt động kinh doanh, sản xuất trên lãnh thổ Việt Nam
Những đối tượng kể trên có trách nhiệm và nghĩa vụ chấp hành theo đúng quy định và theo yêu cầu của chủ thể kiểm tra hành chính. Trong trường hợp đối tượng bị kiểm tra hành chính không chấp hành hoặc vi phạm quy định của pháp luật, chủ thể kiểm tra hành chính có quyền áp dụng những biện pháp xử lý theo quy định.
1.4. Mục đích của kiểm tra hành chính
Mỗi một hoạt động được tiến hành đều phải hướng đến những mục đích cụ thể để xác định được tính hiệu quả của hoạt động đó. Nếu kiểm tra hành chính không có mục đích thì việc kiểm tra sẽ trở nên vô nghĩa gây tốn nhân lực thậm chí có thể dẫn tới hậu quả đi ngược lại với quy định của nhà nước. Và công tác kiểm tra hành chính hướng tới đạt được mục đích cụ thể là:
– Để các hoạt động của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được tiến hành phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phân công giữa các đơn vị trong phạm vi cho phép của nhà nước
– Để đảm bảo nhiệm vụ được giao và quy định có trách nhiệm áp dụng có đủ điều kiện thực hiện phù hợp với thực tế, với điều kiện phát triển của từng giai đoạn từ đó nâng cao công tác quản lý của nhà nước, đảm bảo hiệu suất công việc của từng đơn vị
– Kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tế của các hoạt động theo kế hoạch đặt ra
2. Quy định trong công tác kiểm tra hành chính
2.1. Kiểm tra hành chính trong giao thông
Kiểm tra hành chính khi lưu thông trên trên các tuyến đường bộ là một trong những trường hợp phổ biến nhất hiện nay. Lúc này, chủ thể kiểm tra hành chính là cán bộ cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động và thanh tra giao thông,… Đối tượng kiểm tra hành chính là các cá nhân lưu thông trên đường với các phương tiện là xe máy, xe ô tô con, xe tải, xe đạp điện,… Vậy trong những trường hợp nào thì chủ thể kiểm tra hành chính được phép dừng xe người tham gia giao thông đường bộ?
Một trong những quyền hạn của cảnh sát giao thông và cơ quan có thẩm quyền giao thông là được yêu cầu người tham gia giao thông đường bộ dừng xe kiểm tra hành chính và xử lý vi phạm khi có sai phạm. Tuy nhiên việc dừng xe kiểm tra hiện nay phải thuộc các trường hợp cụ thể sau:
– Phương tiện lưu thông hoặc người điều khiển phương tiện giao thông có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ thông qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện hoặc phát hiện trực tiếp hay ghi thu được hình ảnh
– Dừng xe kiểm tra người tham gia giao thông theo mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát các phương tiện, phương án tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
– Dừng phương tiện tham gia giao thông để kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo công tác giữ gìn an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác khi có chỉ thị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra
– Nhận được tin báo, tố cáo, phản ánh về sai phạm của phương tiện tham gia giao thông hoặc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông
2.2. Kiểm tra hành chính cơ sở kinh doanh
Trên thực tế các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng thường xuyên bị kiểm tra hành chính khi không đưa ra thông tin cụ thể về việc hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm nào, xuất xứ từ đầu, chất lượng có đạt tiêu chuẩn theo quy định hay không?
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh là nhà sản xuất các sản phẩm hàng hóa thì các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra kho bãi hàng hóa được quy định gồm:
– Cơ quan quản lý thị trường
– Cơ quan công an thuộc đơn vị cảnh sát môi trường, cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng,…
Trong trường cơ sở kinh doanh dịch vụ, thẩm quyền kiểm tra thuộc về:
– Cơ quan Công an tại địa bàn cơ sở kinh doanh hoạt động
– Các đơn vị nghiệp vụ thuộc các cấp công an
– Công an các Cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao
3. Vai trò của công tác kiểm tra hành chính đối với đất nước
Kiểm tra hành chính là một trong những hoạt động được tiến hành theo quy định và rất cần thiết áp dụng trong xã hội hiện nay. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đất nước ngày một phát triển nảy xay ra nhiều vấn đề, hệ lụy trong xã hội gây ảnh hưởng tới trật tự an ninh của nước nhà. Do đó để giám sát việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định mà pháp luật đề ra của người dân, các cơ quan quản lý nhà nước và người có thẩm quyền được giao phó trách nhiệm thực hiện kiểm tra hành chính những đối tượng trong quy định.
Hoạt động kiểm tra hành chính được đóng vai trò quan trọng trong việc:
– Góp phần phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và kịp thời xử lý những hành vi vi phạm pháp luật
– Đảm bảo công tác quản lý xã hội được áp dụng theo đúng hiến pháp và pháp luật theo đúng quy định của nhà nước đồng thời hợp với mục tiêu phát triển của Đảng
– Đảm bảo các chức năng trong quản lý hành chính Nhà nước được thi hành và áp dụng rộng rãi góp phần xây dựng một xã hội ổn định, phồn vinh
– Nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý hành chính nhà nước
Luận Văn Tiểu Luận Thực Trạng Và Giải Pháp Cải Cách Hành Chính Ở Các Địa Phương Trong Giai Đoạn Hiện Nay
Vấn đề cải cách bộ máy Nhà nước, cải cách hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đã trở thành một vấn đề hết sức cấp bách và trọng yếu của đất nước trong công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm. Trong nhiều năm nay, để tăng cường năng lực quản lý của nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta chủ trương cải cách hành chính một cách mạnh mẽ, toàn diện.Cải cách hành chính nhằm góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả. Trên cơ sở đó làm cho bộ máy nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và tổ chức tốt việc điều hành, quản lý đất nước thông suốt, tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là việc làm không đơn giản, đòi hỏi trong quá trình cải cách hành chính phải tính toán kỹ lưỡng, lựa chọn chính xác tập trung giải quyết từng bước các vấn đề để tạo sự chuyển biến vững chắc theo chiều sâu. Với Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, lần đầu tiên trong quá trình cải cách, Chính phủ có một chương trình có tính chiến lược, dài hạn, xác định rõ 4 lĩnh vực cải cách là cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức và cải cách tài chính công, định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách và xác định các giải pháp thực hiện nhằm bảo đảm thắng lợi công cuộc cải cách. Chương trình tổng thể sẽ là công cụ quan trọng để Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh cải cách hành chính.
Bạn đang xem bài viết Kiểm Tra Cải Cách Hành Chính Tại Các Đơn Vị, Địa Phương Năm 2022 trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!