Xem Nhiều 6/2023 #️ Kinh Nghiệm Đổ Bê Tông Khi Trời Mưa # Top 12 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Kinh Nghiệm Đổ Bê Tông Khi Trời Mưa # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Đổ Bê Tông Khi Trời Mưa mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Việc đổ móng, sàn, mái… mà gặp phải trời mưa là việc mà không một chủ đầu tư nào muốn. Tuy nhiên dù muốn hay không thì đôi khi cũng khó tránh được thời tiết. Vậy cách xử lý khi đổ bê tông gặp trời mưa như thế nào? đây là lo lắng cũng như thắc mắc của nhiều người và trong bài hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm để các chủ đầu tư có thể áp dụng trong việc xử lý khi đổ bê tông tươi mà gặp phải thời tiết mưa gió.

Kinh nghiệm xử lý khi đổ bê tông gặp trời mưa

Thường trước khi khởi công thì ông cha ta thường có quan niệm đó là phải đi xem ngày, xem giờ để chọn ngày đẹp khởi công cho thuận lợi, gia đình gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên đôi khi ngày chọn được cho là đẹp thì thời tiết lại không đẹp vì vậy mà dù đã chọn ngày thì trước khi đổ sàn, khởi công xây dựng bao giờ chúng ta cũng cần xem dự báo thời tiết để có những biện pháp xử lý phù hợp nhất với thay đổi của thời tiết. Đây được xem là những bước chuẩn bị cần thiết cho quá trình thi công diễn ra chủ động hơn.

Chuẩn bị một số bạt lớn, dày để che cho công trình nhà mình

Kiểm tra kỹ hệ thống thoát nước tránh tình trạng ngập úng đặc biệt là khi đổ móng

Cần bảo đảm an toàn cho người lao động khi thi công

Cách xử lý khi đổ bê tông mà gặp trời mưa.

Cần đánh giá lượng nước mưa để đưa ra quyết định đổ tiếp hay dừng cho hợp lý

Nếu mưa nhỏ thì có thể tiếp tục thi công

Nếu mưa lớn thì nên che bạt lại rồi và chờ đến khi tạnh thì thi công tiếp. Tuy nhiên nếu đang thi công mà vì trời mưa phải dừng lại thì cần lưu ý xử lý mạch ngừng bê tông cho hợp lý nếu không sẽ ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình, làm cho chất lượng công trình không đảm bảo.

Mạch ngừng là chỗ gián đoạn trong thi công được bố trí ở những nơi nhất định. Nếu chúng ta đang đổ mà dừng lại thì tại vị trí này lớp bê tông được đổ trước đã đông cứng trong khi lớp sau thì chúng ta vừa mới đổ. Vì vậy cần lưu ý trước khi mà chúng ta dừng lại thì cần phải tạo mạch ngằng phẳng và vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu.

Cần xử lý mạch ngừng kỹ lưỡng để 2 lớp bê tông mới và cũ bám dính vào nhau.

Cách xử lý mạch ngừng khi đổ bê tông gặp trời mưa

Cần vệ sinh sạch và tưới nướcớc xi măng lên trên bề mặt lớp bê tông cũ trước khi đổ lớp mới lên

Đánh sờn bề mặt, đục hết những phần không đạt chấtất lượng rồi tưới nước xi măng lên

Cần sử dụng các phụ gia kết dính cho mạch ngừng

Đặt sẵn lưỡi thép tại vị trí mặt ngừng khi thi công lớp bê tông trước

Một kinh nghiệm hữu ích mà bạn nên biết đó chính là khi thi công móng bè, sàn lớn thì chúng ta nên chia nhỏ diện tích đổ thành nhiều phần, lựa chọn trùng với mạch ngừng thi công. Khi đó dù gặp trời mưa thì việc xử lý cũng vô cùng đơn giản và hiệu quả hơn nhiều.

Việc thi công đổ bê tông mà gặp trời mưa là điều hi hữu và không chủ đầu tư nào muốn, tuy nhiên với các công trình thi công vào mùa mưa thì điều này là khó tránh khỏi. Với những kinh nghiệm đổ bê tông tươi khi trời mưa mà chúng tôi chia sẻ ở trên hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin để có thể xử lý một cách tốt nhất bảo đảm an toàn cho công trình nhà bạn.

Để tìm hiểu thêm các thông tin về bê tông tươi thì quý khách có thể vào phần trang chủ để xem: betongtuoi.net.vn

Nguồn: betongtuoi.net.vn

Kinh Nghiệm Xử Lý Khi Đổ Bê Tông Xong Trời Mưa

Khó khăn nhất trong khi đổ bê tông móng, sàn nhà, mái,…là khi đang đổ bê tông hoặc đổ bên tông xong trời mưa. Nếu gặp phải trường hợp này, không phải chủ đầu tư nào cũng có kinh nghiệm xử lý, hoặc có thì cũng rất lúng túng trong các bước thực hiện, thậm chí rất lo lắng kể cả sau này khi hoàn thiện ngôi nhà.

Kinh nghiệm xử lý khi đổ bê tông xong gặp trời mưa

Còn tính trên góc độ khoa học, khi đổ bê tông xong trời mưa, quan điểm này cũng dựa trên thực tế bởi khi đổ bê tông sàn, mái sau 1 vài tiếng cũng rất cần có nước để làm ẩm bê tông. Việc này rất tốt trong kỹ thuật bởi nó sẽ tốt cho kết cấu, bê tông được chắc chắn và bền vững hơn. Chính vì vậy, nếu như trời mưa sau khi đổ bê tông móng, mái sẽ là cái ” tự nhiên” giúp gia chủ vấn đề này mà không cần phải tốn công sức, nhân lực và thời gian.

Như vậy, lý giải trên cả 2 góc độ phong thuỷ và khoa học thực tế thì việc đổ bê tông sau vài tiếng đồng hồ khá tốt đẹp. Tuy nhiên, nhiều công trình, cũng như chủ nhà khó có được sự thuận lợi như vậy.

Công việc chuẩn bị trước khi đổ bê tông cần phải được tiến hành bởi bước tiếp theo đó là: Dự báo thời tiết

Theo dõi, xem dự báo thời tiết để chắc chắn rằng, trong và sau thời gian bạn đổ bê tông sẽ không bị mưa quá lớn. Điều này sẽ giúp gia đình hạn chế được rủi ro trong khi đổ. Nếu đổ bê tông vào mùa mưa, những cơn mưa thường bất chợt kéo đến thì bạn có thể thực hiện những công tác chuẩn bị khác để có thể vẫn thi công đúng theo lịch.

Chuẩn bị vật dụng cần thiết trước khi đổ bê tông gặp phải trời mưa.

Trước khi đổ bê tông, bạn nên chuẩn bị trước một số vật dụng cần thiết để che mưa cho công trình nhà mình.

– Rà soát, kiểm tra lại hệ thống thu, thoát nước để bảo đảm rằng nếu mưa lớn sẽ thoát nước nhanh mà không bị ứa đọng lại công trình, đặc biệt là phần bê tông( nếu đổ bê tông hố móng) .

– Chuẩn bị khoảng 1- 2 tấm bạt lớn, dày có thể che chắn mưa nếu như lượng mưa và thời gian mưa lớn

…. Và đương nhiên rồi, con người và tính an toàn lao động luôn đặt lên hàng đầu, khi đổ bê tông mà gặp phải mưa lớn thì tuyệt đối không nên thi công tiếp.

Kinh nghiệm xử lý khi đổ bê tông xong trời mưa

Thứ 2, nếu đang đổ bê tông mà gặp trời mưa thì sẽ xử lý ra sao?

– Đánh giá lượng mưa , từ đó đánh giá được mức độ mưa làm ảnh hưởng đến bê tông,đưa ra quyết định nên hay không tiếp tục đổ bê tông. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

1: Lượng mưa nhỏ: Có thể tiếp tục thi công

2: Nếu lượng mưa lớn và thời gian mưa lâu khoảng trên 1, 2 tiếng đồng hồ rồi tạnh thì nên che bạt, sau đó tạnh mưa thì có thể thi công tiếp. Kiểm tra công tác an toàn khi thi công trong điều kiện mưa như chập điện, đường vận chuyển bê tông và bảo vệ phần bê tông đã đổ bằng cách che chắn bạt chống nước mưa.

Khi đang thi công mà gặp trời mưa, sau đó tạnh thì không nên thi công tiếp luôn mà phải đợi cho cường độ bê tông đạt đên 25 daN/cm2 ( nhiệt độ

Kinh nghiệm đổ bê tông khi gặp trời mưa

Xử lý mạch ngừng bê tông- Kinh nghiệm xử lý đổ bê tông xong trời mưa

Cần phải hiểu rõ mạch ngừng là gì: Mạch ngừng là chỗ gián đoạn trong thi công bê tông được bố trí ở những nơi nhất định ( trong trường hợp này thì điểm dừng khi gặp trời mưa được coi là mạch ngừng) . Mà tại vị trí này, lớp bê tông được đổ sau , được đổ khi lớp bê tông trước đó đã đông cứng.

Khi mưa quá lớn, trước khi dừng lại bạn phải tạo mạch ngừng phẳng và vuông góc với phương truyền lực nén vào kết cấu.

Xử lý mạch ngừng bê tông khi gặp phải trời mưa: Khi đổ lớp bê tông tiếp theo thì mạch ngừng phải được xử lý thật kỹ để 2 lớp bê tông mới và cũ bám dính vào nhau. Nên thường sử dụng một số biện pháp thi công như sau:

Kinh nghiệm xử lý khi gặp bê tông xong trời mưa: Xử lý mạch ngừng

– Vệ sinh sạch và tưới nước xi măng lên bề mặt lớp bê tông cũ trước khi đổ bê tông mới

– Đánh sờm bề mặt, đục hết những phần bê tông không đạt chất lượng, rồi tưới nước xi măng.

– Sử dụng các phụ gia kết dính dùng cho mạch dừng

– Đặt sẵn lưỡi thép tại vị trí mặt dừng khi thi công lớp bê tông trước

Đặc biệt, khi thi công , đổ bê tông móng bè, sàn lớn ( hay kết cấu khối lớn ) ta nên chia nhỏ diện tích đổ thành nhiều phần , lựa chọn trùng với mạch ngừng thi công. Khi đó nếu gặp phải trời mưa thì việc xử lý bê tông cũng rất đơn giản và hiệu quả nhất đối với bạn và gia đình.

Nếu với các trường hợp không thể xử lý được, cách duy nhất, ít tốn kém nhất là bạn phải đập bỏ hoàn toàn đi và làm lại .

Việc thi công , đổ bê tông mà gặp phải trời mưa là không ai muốn. Do đó, bạn nên chuẩn bị kỹ và có những biện pháp xử lý hợp lý, đúng đăn, chính xác để có được quá trình đổ bê tông suôn sẻ nhất.

(Sưu tầm)

Quy Trình Đổ Bê Tông Cột, Dầm, Sàn

Chất lượng của bê tông ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của ngôi nhà. Để có một thành phẩm bê tông tốt ngoài chất lượng nguyên liệu thì yếu tố kĩ thuật trong quy trình đổ bê tông cũng quan trọng không kém, quyết định độ bền vững và thẩm mỹ của khối bê tông.

1. Công tác chuẩn bị cốp pha – cốt thép trước khi thi công

– Đảm bảo lắp ghép cốp pha đúng yêu cầu kĩ thuật: chân cốp pha đảm bảo lắp ghép đúng vị trí, cốp pha đảm bảo chắc chắn, kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn, độ kín để đảm bảo trong quá trình đổ bê tông không bị mất nước.

– Kiểm tra cốt thép, dàn giáo, sàn thao tác. Sử dụng các ván gỗ để làm sàn công tác.

– Cốp pha cột: chân cốp pha phải đặt đúng vị trí, chắc chắn đảm bảo trong quá trình đổ bê tông không bị xô lệch, sử dụng neo, cây chống để không bị nghiêng.

– Cốp pha dầm: thành cốp pha phải thẳng, không được cong vênh, kiểm tra độ cao của đáy dầm.

– Cốp pha sàn: kiểm tra độ võng, cao độ của đáy sàn tại nhiều vị trí khác nhau.

2. Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông

– Chuẩn bị, tính toán nguồn nhân lực, máy móc chuẩn bị cho quá trình thi công

– Tính toán thời gian đổ bê tông

– Chuẩn bị mặt bằng thi công đổ bê tông

– Đảm bảo về mặt an toàn trong quá trình thi công

– Làm sạch cốp pha, cốt thép trước khi thi công

3. Quy trình đổ bê tông

– Đưa bê tông vào khối đổ qua cửa đổ thông qua máng đổ

– Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 2m

– Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, sử dụng đầm dùi, chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm từ 30 – 50cm, thời gian đầm khoảng 20 – 40s. Trông quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép

– Lưu ý với kết cấu có cửa, khi đổ đến cửa đổ thì bịt cửa lại và tiếp tục đổ phần trên

– Khi đổ bê tông cột, lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng ở đáy cột, để khắc phục hiện tượng này, trước khi đổ bê tông ta nên đổ một lớp vữa xi măng dày từ 10 – 20cm

– Trong công trình nhà ở dân dụng, chiều cao của dầm ít khi vượt quá 50cm, người ta thường tiến hành đổ bê tông dầm cùng với bản sàn. Dầm được đổ bê tông theo kiểu bậc thang từng đoạn khoảng 1m, đạt tới cao độ dầm rồi mới tiếp tục với các đoạn kế tiếp.

– Khi đổ bê tông toàn khối dầm, chú ý sau khi đổ cột đến độ cao cách mặt đáy dầm từ 3 – 5cm, ta nên dừng lại 1 – 2 giờ để bê tông có đủ thời gin co ngót sau đó mới tiếp tục đổ bê tông dầm và bản sàn.

Sàn là cấu kiện bê tông cốt thép chịu lực trên mặt phẳng ngang. Cấu tạo của nó như một tấm lưới ô vuông bằng thép. Đây là phần chịu lực chính. Phần bê tông đóng vai trò làm cứng sàn vì thép rất dẻo, có thể bị uốn võng nếu đứng độc lập. Do đó sàn thường gặp hiện tượng võng nếu khoảng cách các thanh thép quá nhỏ so với yêu cầu hoặc bê tông sàn không đủ chiều dày.

– Bê tông thi công sàn có mặt cắt ngang rộng, chiều dày nhỏ hơn, do vậy không cần cốt thép khung và đai. Chiều dày sàn thường dày từ 8 đến 10cm. Bê tông sàn thường không cần yêu cầu chống thấm,chóng nóng như bê tông mái. Bê tông phải được đổ theo hướng giật lùi và thành một lớp, tránh hiện tượng phân tầng có thể xảy ra.

– Mặt sàn được chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1 đến 2m. Yêu cầu khi đổ phải thực hiện theo đúng quy trình, đổ xong một dải mới sang dải tiếp theo. Khi đổ bê tông cách sàn cách dầm chính khoảng 1m thì tiến hành thi công đổ bê tông dầm chính. Đổ bê tông vào dầm cách mặt trên cốp pha sàn từ 5 đến 10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn. Sử dụng đầm dùi để dùi chặt bê tông dính kết với nhau.

– Khối bê tông đổ bao giờ cũng ở vị trí thấp hơn so với các phương tiện vận chuyển bê tông tới, đường vận chuyển bê tông phải cao hơn kết cấu của công trình. Đổ bê tông từ vị trí xa nhất so với vị trí tiếp nhận nguyên liệu, lùi dần về vị trí gần hơn. Tránh không để nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo các mặt vách hộp cốp pha.

4. Lưu ý

– Chiều cao rơi tự do của bê tông (khoảng cách từ miệng ống đổ bê tông tới mặt đáy cần đổ bê tông) không quá 1,5 – 2m để tránh phân tầng bê tông.

– Trình tự đổ bê tông: đổ từ xa tời gần, từ trong ra ngoài, từ vị trí thấp hơn đến vị trí cao hơn, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm luôn lớp đấy.

– Dùng loại đầm thích hợp cho từng loại kết cấu bê tông: đầm dùi cho cột vaf….. dầm, đầm bàn cho sàn.

– Đổ bê tông liên tục trong suốt quá trình, không tự tiện dừng lại.

– Tránh đổ bê tông trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, có mưa.

– Bê tông cột có chiều cao < 5m và tường có chiều cao <3m thì nên đổ bê tông liên tục.

_

Biện Pháp Thi Công Chống Thấm Mạch Dừng, Mạch Ngừng Khi Đổ Bê Tông

Đây là một biện pháp quan trọng trong quá trình thi công các công trình ngầm, gây khó khăn cho các nhà thi công, đôi khi gây ức chế với các cấu trúc phức tạp, làm đau đầu các nhà quản lý dự án, bởi chẳng hiểu làm sao đã tuân thủ đúng quy trình xử lý mạch dừng nhưng vẫn bị rò rỉ nước. Chúng ta cùng xem qua một vài nguyên nhân, để hiểu thêm về nguyên lý thi công các loại mạch dừng này, từ đó sẽ có những giải pháp tốt hơn cho mỗi cấu trúc mà chúng ta xây dựng.

Chúng ta xét qua các phương án cho hạng mục này:

1- Dùng dải thép lá dầy 3 ly rộng 20 – 30 cm.

2- Dùng dải nhựa chặn nước chuyên dụng Waterstop PVC(hoặc dải cao su).

3- Dùng sợi dừng nước chuyên dùng Waterstop bentonite, hoặc sợi gốc cao su, thanh trương nở Hyperstop DB2015.

4- Dùng xi măng hòa nước tưới lên mạch dừng trước khi đổ bê tông.

5- Dùng các loại vật liệu kết nối như dạng keo.

Chúng tôi xin đưa ra những ưu nhược điểm của từng loại phương án thi công trên.

Phương án 1: Dùng thép tấm 3 ly dặt ở mạch dừng

Đây là phương án từ những thập niên 80 của thế kỷ trước, khi đó Việt Nam còn ảnh hưởng từ những tiêu chuẩn Liên Xô cũ, khi xử lý mạch dừng người ta dùng một lá hợp kim đồng kích thước như trên, dùng chặn nước mạch dừng thi công, đây là vật liệu chặn nước rất tốt, bởi hợp kim này không dễ bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn, chúng bám dính với bê tông tốt nhưng tốn kém, không mấy kinh tế. Sau khi Liên Xô tan rã, chúng ta không còn các loại vật liệu này, chắc trong lúc khó khăn các nhà thiết kế đã dùng tôn 3 ly thay thế. Giải pháp này xem ra chẳng dựa trên tiêu chuẩn nào, mà đơn giản chỉ là “sáng kiến” cẩu thả trong cách suy luận, thiếu khoa học, bởi trên thực tế, không có cơ sơ nào chứng minh tính bám dính của 1 tấm tôn trơn tuột với bê tông, hơn nữa tấm tôn lá này bị ăn mòn, rỉ sét nhanh đến không kịp hiểu. Nếu cho giả thuyết rằng tấm tôn này không bị rỉ, thì việc chủ đầu tư cũng phải đối mặt với công trình bị rò rỉ do nước chảy lưng tấm tôn này do quá trình co giãn của bê tông theo thời gian.

Phương án 2: Dùng dải nhựa chặn nước chuyên dụng Waterstop PVC

Đây là phương án dùng dải PVC chặn nước mạch dừng chuyên dụng, về mặt lý thuyết dùng những vật liệu này là hoàn toàn chính xác. Xong trong thực tế người ta thường sử dụng chúng không đúng, do không nắm bắt được tính chất công dụng của mỗi mẫu, dẫn đến việc áp dụng vật liệu này còn hạn chế, không phát huy được hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta cùng xem nguyên nhân vì sao đã dùng vật liệu chặn nước chuyên dụng mà vẫn phải bỏ tiền sửa chữa, “chưa xây xong đã hỏng”. Chúng ta xem qua một số mẫu thông dụng và cách đặt dải chặn nước PVC này trong bê tông. Để trả lời cho câu hỏi vì sao nêu trên, chúng ta cùng nhau đi vào một vài nguyên nhân cơ bản của sự việc này như sau:

Nguyên nhân đầu tiên là chọn phương án sai:

Chúng ta nên hiểu và ghi nhớ rằng các dải chặn nước PVC hoặc cao su nói chung dùng cho các cấu kiện bê tông khối lớn thì sẽ tốt hơn, sẽ ít chịu rủi ro hơn, so với việc dùng chúng vào các cấu trúc bê tông nhỏ, hoặc phức tạp, bởi đối với hạng mục bể nước ngầm mà chúng ta đang quan tâm thì việc dùng dải chặn nước PVC là không mấy hợp lý, do thành bê tông có chiều dày hạn chế từ 20 – 25cm, hơn nữa trong quy trình thi công bể khoảng cách quy định giữa cốt thép và bề mặt ngoài của bê tông là 4cm, khoảng cách còn lại của bê tông thành bể còn bị chi phối bởi cốt thép dày đặc, dây buộc neo định vị dải chặng nước….v.v. Trong lúc cốt thép dày, thành bê tông hẹp, khi đổ bê tông sẽ là khó khăn để kiểm soát được dải PVC có còn nằm thẳng trong mạch ngừng hay không, có bị bê tông bên nhiều bên ít gây ra việc dải chặn nước bị đổ ngã, kết hợp với đá cốt liệu tạo ra những ổ bọng rỗ trong mạch dừng bê tông làm mất tác dụng chặn nước của dải PVC.

Nguyên nhân thứ 2 là do thi công:

Dùng sợi dừng nước chuyên dùng Waterstop bentonite, hoặc sợi gốc cao su

Phương án lắp đặt cơ bản Sợi dừng nước bentonite là một hợp chất gốc sodium bentonite linh hoạt, được thiết kế để thay thế cho các sản phẩm dừng nước PVC thụ động, nó đáp ứng được đòi hỏi của mọi bề mặt cũng như các mạch nối phức tạp khác bằng cách dán hoặc đóng đinh. Vật liệu này khá nhẹ, cuộn mềm dẻo thích hợp dùng cho mọi bề mặt, nó được dính chặt lên bề mặt bê tông, ống nhựa, ống thép… được dùng làm Gioăng dừng nước cho các mạch nối cấu trúc bê tông. Vật liệu này liên tục hàn gắn bằng việc trương nở từ 200 – 300% khi tiếp xúc với nước, nó tạo thành một rào chặn nước. Sự trương nở này cho phép nó trám được hoàn toàn các khe hở cũng như các vết bọng rỗ nhỏ nhỏ thường xuất hiện trong mạch ngừng bê tông. Như vậy nó loại bỏ khả năng nước đi qua hoặc chạy dọc theo cấu trúc. Do có cấu tạo dạng sợi nhỏ nên chúng không làm chật hẹp cho các cấu trúc phức tạp, với mật độ cốt thép dày, hạn chế tối đa việc chia ngăn đổ ngã gây bọng rỗ như dải PVC thụ động.

Nhược điểm của loại vật liệu này là thi công trong điều kiện khô ráo, không lắp đặt khi trời mưa, và phải thi công trong phạm vi 3 – 5 ngày kể từ ngày lắp đặt, nếu không, chúng sẽ giảm tính năng trương nở do tiếp xúc với độ ẩm…v.v.

Dùng xi măng hòa nước tưới lên mạch dừng trước khi đổ bê tông

Đây là phương án của các nhà “thầu vườn” chuyên dùng cho các mạch dừng thi công, bởi kinh nghiệm cho thấy rằng khi đổ nước xi măng vào mạch dừng thì hạn chế được hiện tượng bộng rỗ chân mạch, như vậy nước sẽ không rò rỉ ngay, nhưng khi họ rửa bay lấy tiền thì chủ đầu tư lãnh đủ vì bị nước rò rỉ toàn bộ mạch dừng đó. Đây là chuyện xảy ra nhiều ở các công trình nhà ở tư nhân là chủ yếu, chúng ta không bàn nhiều về việc này, chỉ lướt qua để hiểu thêm một cách đặt vấn đề mà thôi.

Dùng các loại vật liệu kết nối như dạng keo, epoxy, polyme.

Phương án này khá hiệu quả và chỉ dùng được cho các hạng mục sửa chữa bê tông, liên kết bê tông cũ mới, hoặc xử lý các dạng mạch dừng có thể tiếp cận trực tiếp như bê tông sàn mái, đầu trụ và sàn, một số loại vật liệu này có thể làm vật liệu liên kết bê tông với các loại vật liệu khác trong cấu trúc xây dựng như ống nhựa, ống thép xuyên sàn, nhằm ngăn chặn việc chảy nước lưng ống… Xong không thể dùng cho mạch dừng bê tông bể ngầm mà chúng ta đang bàn.

Qua phân tích từng phương án nêu trên chúng ta có thể đi đến kết luận: Phương án xử lý mạch ngừng thi công các công trình bể ngầm hoặc nửa ngầm là phương án 3, bởi nó đáp ứng đúng yêu cầu tốt hơn những phương án khác.

Nguồn: T.H

Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Đổ Bê Tông Khi Trời Mưa trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!