Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nghiệm Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hàn Quốc là một trong các quốc gia có tỷ lệ tái chế rác thải đô thị cao nhất thế giới và hoạt động xuất khẩu mặt hàng này đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do các quốc gia khác không nhập khẩu rác thải nhựa từ Hàn Quốc. Các Công ty thu gom, tái chế rác thải nhựa của Hàn Quốc đã đồng loạt tuyên bố dừng thu gom phế liệu. Chính phủ Hàn Quốc quyết định hỗ trợ tài chính cho các công ty tái chế rác thải và quan trọng hơn tìm cách chuyển xuất khẩu rác thải sang mô hình tái chế trong nước theo hướng bền vững và giảm sử dụng nhựa. Tháng 5 năm 2018, Bộ Môi trường Hàn Quốc đã ban hành các quyết định khắt khe nhằm thắt chặt việc sử dụng rác thải nhựa, đồng thời đặt mục tiêu nâng tỷ lệ tái chế rác trong nước từ 34% đến 70% vào năm 2030.
Theo Cục Quản lý ô nhiễm của Thái Lan, rác thải nhựa của nước này tăng 12% mỗi năm, tức khoảng 2 triệu tấn. Nỗ lực thu gom rác rồi sau đó lại đem đi tái chế chỉ là biện pháp tạm thời. Biện pháp lâu dài và bền vững để hạn chế tác thải nhựa Thái Lan tiến hành là nâng cao nhận thức người dân, thay đổi hoàn toàn thói quen sử dụng các sản phẩm đồ nhựa dùng một lần.
Kể từ 01/01/2017, Colombia đã cấm sử dụng túi nilong kích thước nhỏ hơn 30 cm x 30 cm, đồng thời đưa ra các lựa chọn thay thế và khả năng chịu tải cao hơn, giúp giảm 27% lượng tiêu thụ loại vật liệu này.
Tháng 7 năm 2017, Chính phủ Colombia đã ban hành thuế đối với toàn bộ túi nilong nhằm khuyến khích người dân chuyển hướng sang loại túi có khả năng tái sử dụng. Người dân phải trả một xu Mỹ cho mỗi chiếc túi nilong. Hằng năm mức thuế sẽ tăng 50%. Khoản tiền thuế thu được để phục hồi nguồn sinh vật biển và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Bên cạnh đó, phát triển các tổ chức môi trường để thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức người dân về tiêu dùng có trách nhiệm với môi trường.
Tháng 11 năm 2018, các Bộ trưởng Môi trường liên bang, bang và vùng lãnh thổ thông qua Hội đồng bộ trưởng về môi trường Canada đã thông qua chiến lược toàn Canada nhằm hướng tới loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa. Chiến lược được xây dựng dựa trên các chương trình hiện có về giảm lượng rác thải nhựa tại bãi chôn lấp và trách nhiệm mở rộng các nhà sản xuất để tận dụng nhựa trong nền kinh tế nhưng loại bỏ nhựa ra khỏi môi trường. Sử dụng phương pháp tiếp cận vòng đời sản phẩm để giải quyết các khâu từ ngăn ngừa và thiết kế, thu gom, làm sạch cũng như phục hồi giá trị sản phẩm. Chiến lược phản ánh các ưu tiên của hệ thống quản lý chất thải, vận động nhiều ngành và đối tác cùng tham gia để loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa. Về mặt thị trường, đưa ra sản phẩm đến những khu vực có thể tái chế và nhựa dùng một lần cũng có thể tái chế.
Đạo luật này cũng tăng cường việc áp dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm sẽ phải chịu trách nhiệm” bằng các mở rộng trách nhiệm đối với các doanh nghiệp sản xuất. Về cơ bản, điều này có nghĩa là các nhà sản xuất phải chịu chi phí ô nhiễm chứ không phải một ngư dân lỡ làm mất lưới đánh bắt trên biển.
(Nguồn Monre.gov.vn)
Chung Tay Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa
Tại tỉnh ta, theo Sở Tài nguyên và Môi trường, năm 2020 thu gom trên 56.000 tấn rác thải sinh hoạt. Bình quân mỗi ngày có khoảng 150 tấn rác thải sinh hoạt được thu gom. Hầu hết lượng rác thải được xử lý theo hình thức chôn lấp mà chưa có biện pháp phân loại, tái chế. Đây là thực trạng cần sự vào cuộc của cả cộng đồng để từng bước hạn chế, tiến tới loại bỏ rác thải nhựa để bảo vệ hệ sinh thái và môi trường sống của con người.
Cơ sở sản xuất mây tre đan của gia đình chị Ma Thị Sen, thôn Tống Pu, xã Bình An (Lâm Bình).
Thực hiện Chỉ thị số 06/CT-UBND của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể. Sở Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành đánh giá hiện trạng sử dụng, phát thải túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa sử dụng một lần; hoàn thành xây dựng Đề án “tăng cường quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt và chống rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 – 2025”. Sở Công thương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện ích, hộ kinh doanh giảm thiểu sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần, khuyến khích sử dụng các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường trong hoạt động kinh doanh. Sở Y tế đã ban hành kế hoạch về phòng chống rác thải nhựa, nâng cao ý thức thu gom rác thải nhựa một cách khoa học, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện việc phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải y tế, đảm bảo không làm phát tán mầm bệnh ra môi trường.
Cũng là cách làm hay trong việc hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa sử dụng một lần, thời gian qua, nhiều cửa hàng, quán ăn trên địa bàn thành phố đã sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường để đóng gói, bọc thực phẩm như túi giấy, lá chuối, thìa gỗ… Anh Nguyễn Minh Dũng, quản lý cửa hàng bánh mì trên địa bàn phường Phan Thiết (TP Tuyên Quang) cho biết, mặc dù chi phí bao bì được làm bằng giấy đựng thực phẩm ăn nhanh cao hơn túi nilon thông thường, nhưng vì môi trường sống thì cửa hàng đã không sử dụng túi nilon nữa mà dùng túi giấy đựng thức ăn, cốc uống nước bằng thủy tinh…
Tại huyện Lâm Bình, phong trào hành động chống rác thải nhựa đã được nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện hiệu quả. Chị Ma Thị Sen, thôn Tống Pu, xã Bình An cho biết, sau khi tham gia lớp học nghề mây tre đan do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện tổ chức vào tháng 4 vừa qua, đến nay chị và chị em trong thôn đã có thể tự làm ra các sản phẩm được đan bằng mây, tre như làn, giỏ, đĩa, nón… các sản phẩm làm ra đã nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng, đặc biệt là khách du lịch khi đến Lâm Bình trải nghiệm. Những sản phẩm được làm từ mây, tre của chị Sen đã có hiệu ứng tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng túi nilon. Hiện nay, chị tạo việc làm cho 4 lao động, các sản phẩm làm ra đến đâu là tiêu thụ hết đến đó, trung bình mỗi tháng, chị cung cấp ra thị trường khoảng 100 – 120 sản phẩm các loại.
Phòng, chống rác thải nhựa phải bắt đầu từ nhận thức từ mỗi cá nhân, từ đó xây dựng phong trào bền vững, nhân lên giá trị xanh cho cuộc sống.
Rác Thải Nhựa Và Một Số Biện Pháp Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa Tại Bệnh Viện
Rác thải nhựa và một số biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại bệnh viện
Tâp huấn về giảm thiểu chất thải nhựa trong cơ sở y tế tại Tp.Cần Thơ
Rác thải nhựa trong Bệnh viện phát sinh từ đâu
Trong bệnh viện, chất thải nhựa được phát sinh từ các nguồn sau:
– Do đặc thù trong bệnh viện, việc lưu trú, sinh hoạt của nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân làm phát sinh lượng chất thải nhựa dùng một lần trong sinh hoạt rất lớn.
– Rác thải nhựa phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như bao bì, dụng cụ bao gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, vật liệu, đồ dùng trong y tế. Do tính tiện lợi của các sản phẩm nhựa dùng 1 lần như bơm kim tiêm dùng 1 lần, dụng cụ thiết bị dùng 1 lần trong phẫu thuật, xét nghiệm như găng tay vô trùng, chai, lọ, ống đựng bệnh phẩm.., đã góp phần loại trừ, giảm thiểu nhiều nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo các hoạt động chuyên môn y tế được thực hiện đúng theo quy định, đặc biệt những công việc đòi hỏi nghiêm ngặt về vô trùng, an toàn, an ninh sinh học. Điều đó đồng nghĩa với việc chủng loại chất thải nhựa trong bệnh viện là đa dạng và phát sinh với khối lượng lớn.
Một số biện pháp giảm thiểu chất thải nhực tại bệnh viện
– Thực hiện phân loại triệt để chất thải nhựa, ni lông khó phân hủy để thu gom, tái chế đúng quy định.
Tăng cường sử dụng thuốc bằng đường uống; ưu tiên sử dụng các vật dụng, vật tư, thiết bị y tế, bao bì, dụng cụ đóng gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất chất làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng trong quá trình khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh.
Đoàn thanh niên bệnh viện phát động phong trào thu dọn rác thải nhựa
– Phát động phong trào thi đua và vận động mỗi công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thực hiện giảm thiểu, tiến tới không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy; thực hiện nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chất thải nhựa trong hoạt động của bệnh viện.
Tổ Giáo dục sức khỏe bệnh viện Ô Môn
Nguồn Rác Thải Nhựa Và Một Số Biện Pháp Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa Tại Bệnh Viện
Việt Nam là 1 một trong 5 quốc gia xả chất thải nhựa nhiều nhất thế giới, với khoảng 1,8 triệu tấn ra môi trường mỗi năm. Thói quen sử dụng đồ nhựa đã ảnh hưởng tới môi trường, đe dọa môi trường sống của động thực vật và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 161/LĐCP ngày 25/4/2019, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 08/CT-BYT ngày 29/7/2019 về giảm thiểu chất thải nhựa trong cơ sở y tế. Bệnh viện là nơi phát sinh nhiều rác thải nhựa và cần thực hiện ngay các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa.
Rác thải nhựa trong Bệnh viện phát sinh từ đâu?
Trong bệnh viện, chất thải nhựa được phát sinh từ các nguồn sau:
– Do đặc thù trong bệnh viện, việc lưu trú, sinh hoạt của nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân làm phát sinh lượng chất thải nhựa dùng một lần trong sinh hoạt rất lớn.
– Rác thải nhựa phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như bao bì, dụng cụ bao gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, vật liệu, đồ dùng trong y tế. Do tính tiện lợi của các sản phẩm nhựa dùng 1 lần như bơm kim tiêm dùng 1 lần, dụng cụ thiết bị dùng 1 lần trong phẫu thuật, xét nghiệm như găng tay vô trùng, chai, lọ, ống đựng bệnh phẩm.., đã góp phần loại trừ, giảm thiểu nhiều nguy cơ lây nhiễm, đảm bảo các hoạt động chuyên môn y tế được thực hiện đúng theo quy định, đặc biệt những công việc đòi hỏi nghiêm ngặt về vô trùng, an toàn, an ninh sinh học. Điều đó đồng nghĩa với việc chủng loại chất thải nhựa trong bệnh viện là đa dạng và phát sinh với khối lượng lớn.
Một số biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa tại bệnh viện:
– Thực hiện phân loại triệt để chất thải nhựa, ni lông khó phân hủy để thu gom, tái chế đúng quy định.
– Tăng cường sử dụng thuốc bằng đường uống; ưu tiên sử dụng các vật dụng, vật tư, thiết bị y tế, bao bì, dụng cụ đóng gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất chất làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng trong quá trình khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh.
– Hạn chế hoặc không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần như chai nước uống, ống hút, cốc, bát, đĩa… cho mục đích ăn uống trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo của bệnh viện và tiến tới thay thế bằng các vật dụng làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng.
– Tăng cường công tác truyền thông tại bệnh viện để thay đổi nhận thức, hình thành thói quen cho nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần, giúp hạn chế việc phát sinh chất thải nhựa như : Treo băng zon, khẩu hiệu, pa nô, áp phích; dán thông tin tại bảng truyền thông, nói chuyện sức khỏe tại buổi sinh hoạt của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ở các khoa phòng với nội dung về tác hại của chất thải nhựa đến sức khỏe và môi trường,…
– Phát động phong trào thi đua và vận động mỗi công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thực hiện giảm thiểu, tiến tới không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy; thực hiện nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu chất thải nhựa trong hoạt động của bệnh viện./.
Lệ Giang(TH)
Bạn đang xem bài viết Kinh Nghiệm Giảm Thiểu Rác Thải Nhựa trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!