Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Gì Để Phát Triển Văn Hóa Đọc Ở Việt Nam? mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Văn hóa đọc ở Việt Nam – bức tranh nhiều mảng màu sáng tối đan xenNhìn một cách tổng quát, tình hình văn hóa đọc ở Việt Nam hiện tại giống như một bức tranh có cả các mảng màu sáng và tối. Ở đây có cả những dấu hiệu thể hiện sự tiến bộ theo thời gian và cả những mặt hạn chế, những vấn đề đang đặt ra thách thức những ai quan tâm, muốn phát triển văn hóa đọc. Cần có một cuộc tổng điều tra chính thức trên toàn quốc về văn hóa đọc để có dữ liệu khách quan, khoa học phục vụ việc đề ra chính sách tuy nhiên, ở đây dựa trên các thông tin mà báo chí cung cấp và quan sát từ thực tế, chúng ta cũng có thể thấy một vài con số, thông tin về thực trạng của văn hóa đọc ở Việt Nam hiện nay. Ở khía cạnh tích cực, chúng ta thấy số lượng đầu sách xuất bản ở Việt Nam trong vài thập kỉ gần đây tăng vượt bậc. Trong một bài viết đăng trên trang web của Thư viện quốc gia Việt Nam gần đây, tác giả Nguyễn Hữu Viêm cho biết, trước năm 1975 cả hai miền Nam Bắc xuất bản được khoảng 4000 đầu sách/năm nhưng hiện nay mỗi năm ngành xuất bản cho ra đời khoảng 25.000 tựa sách mới và tốc độ gia tăng đầu sách hàng năm là 10%. Cũng tác giả này cho biết, hệ thống thư viện công cộng đã phát triển mạnh trên toàn quốc với 64 thư viện tỉnh, 587 thư viện huyện và khoảng 10.000 thư viện và tủ sách cơ sở ở xã.
Tuy nhiên, nhìn trên bình diện rộng cũng như phân tích sâu ta sẽ thấy, những thành tựu mà chúng ta có được từ văn hóa đọc còn rất nhỏ bé so với các vấn đề đặt ra. Số lượng đầu sách tăng, hệ thống thư viện mở rộng, gia tăng về số lượng là điều tốt nhưng vấn đề đặt ra là số lượng độc giả có tăng và tỉ lệ người đọc sách trên tổng số dân số có tăng mạnh không? Những ai đã từng đến đọc sách ở các thư viện công lập ở các tỉnh, địa phương hẳn đều chứng kiến cảnh tượng “đìu hiu” ở đây. Lượng bạn đọc đến với các thư viện này không nhiều và hoạt động phát triển văn hóa đọc ở đây chưa sôi nổi. Số liệu thống kê năm 2016 cho biết tính trung bình ở Việt Nam mỗi người dân chỉ đọc khoảng 1 quyển sách/năm. Một con số nói lên rất nhiều vấn đề. Chúng ta có trên 90% dân số biết chữ mà chỉ có rất ít người đọc sách! Một nghịch lý rất đáng suy ngẫm.
Nếu chúng ta kĩ tính hơn khi so sánh văn hóa đọc ở đô thị với nông thôn, miền núi thì sẽ thấy vấn đề còn trầm trọng hơn nữa. Ở nông thôn, miền núi , chuyện người ta biết đọc nhưng sau khi nghỉ học cả đời không bao giờ cầm quyển sách không phải là chuyện hiếm.
Nhìn ra sinh hoạt xã hội chúng ta cũng thấy đọc sách chưa trở thành sinh hoạt tự nhiên thường ngày của người dân. Chúng ta hiếm nhìn thấy cảnh người dân đọc sách trong công viên, trên xe buýt, nhà ga hay ở các không gian công cộng, vui chơi giải trí khác. Sự hiện diện của tủ sách, giá sách trong các gia đình cũng không phổ biến bằng sự có mặt của các phương tiện nghe nhìn như tivi hay …tủ rượu.
Trường học sẽ là nơi thể hiện rõ nhất chức năng, sức mạnh của văn hóa đọc vì thế cùng với đẩy mạnh cải cách giáo dục hướng đến nền giáo dục hiện đại, tôn trọng tự do học thuật và nhu cầu truy tìm chân lý, các trường học cần coi việc xây dựng văn hóa đọc là công việc quan trọng đầu tiên để hình thành sinh hoạt trường học.
Đối với những người làm công tác phát triển văn hóa đọc như cán bộ văn hóa, thủ thư, giáo viên, những người say mê văn hóa đọc… cần phải tích cực và chủ động mở rộng phạm vi hoạt động của mình, tận dụng mọi cơ hội về không gian và thời gian để biến hoạt động đọc sách thành sinh hoạt thường ngày của bản thân, của cộng đồng nơi mình thuộc về.
Sự chuyển dịch của văn hóa đọc theo hướng tích cực và bền vững sẽ phải là sự chuyển dịch của chủ thể đọc. Nếu như trước kia chỉ có một nhóm nhỏ thuộc giới “tinh hoa” đọc thì giờ phải biến đại chúng thành chủ thể của việc đọc sách. Muốn vậy, phải đưa sách lại gần đại chúng thông qua thể tài, nội dung sách và gia tăng các cơ hội cho đại chúng đọc sách. Chẳng hạn như nên tặng sách cho người thân, thầy cô, bạn bè trong những ngày lễ, Tết thay cho hoa và các món quà khác. Đây là một cách thiết thực để khuyến khích người khác đọc sách và lan tỏa các giá trị mà nội dung cuốn sách đem lại.
Nhà nước và người dân cũng cần tận dụng tối đa các không gian công cộng để xác lập sự tồn tại của sách và văn hóa đọc. Chẳng hạn các quán nước, quán cà phê, quán ăn, bệnh viện, phòng khám, thẩm mĩ viện.. có thể đặt thêm giá sách để cho khác đọc “giết thời gian” khi phải chờ. Ở Nhật Bản người Nhật là điều này rất tốt. Đọc sách lúc rỗi rãi hay cần giết thời gian khi chờ đợi sẽ là một cơ hội tốt để dẫn dắt người dân vào văn hóa đọc và hình thành thói quen đọc sách.
Nguyễn Quốc Vương
Làm Gì Để Phát Triển Văn Hóa Đọc?
YBĐT – Cuộc sống hiện đại đã mang theo nhiều sự thay đổi trong đó có văn hóa đọc. Nâng cao văn hóa đọc không chỉ là nâng cao tri thức mà còn nâng cao tính giáo dục. Phải làm gì để phát huy văn hóa đọc bên cạnh văn hóa nghe nhìn của thời buổi công nghệ thay đổi từng ngày quả không phải điều dễ dàng.
Văn hóa nghe nhìn lấn át văn hóa đọc
Đọc sách để làm gì? Câu hỏi chừng như đơn giản nhưng cũng không dễ để trả lời. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Đọc muôn quyển sách, đi muôn dặm đường”. Có thể coi những cuốn sách là cầu nối của tri thức nhân loại đối với con người. Tùy vào nhu cầu của độc giả, sách phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu hoặc đơn thuần để giải trí. Các em thiếu nhi đọc sách tìm hiểu về thế giới xung quanh. Người lớn coi sách như một phương tiện giải trí, tìm hiểu, bổ sung kho tàng kiến thức bản thân. Thanh niên, học sinh, sinh viên tìm đến sách để nghiên cứu, nâng cao tầm hiểu biết. Kỹ sư, công nhân, giáo viên đọc sách phục vụ công việc. Nông dân đọc sách để áp dụng những tiến bộ vào sản xuất. Văn hóa đọc là điều thiết yếu của cuộc sống, góp phần xây dựng nền tảng tri thức và nhân cách.
Có những người cả cuộc đời yêu sách như ông Nguyễn Khắc Mạc (tổ 38, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái). Dưới hiên nhà, mái đầu bạc trắng nhuộm màu thời gian vẫn chăm chú dõi theo từng con chữ mà không cần dùng bất cứ loại kính nào. 90 tuổi, có lẽ ít người ở vào cái độ tuổi này còn được tinh tường như ông. Sống qua gần một thập kỷ, chứng kiến nhiều thăng trầm của cuộc sống, ông vẫn gắn bó với những trang sách, tìm thấy niềm vui trong từng con chữ.
Với ông, mỗi quyển sách hay là một kho tri thức, là một thế giới rộng lớn. Không thể đếm hết ông đã đọc bao nhiêu cuốn sách nhưng ông có thể nói cả buổi về những tác phẩm kinh điển như “Thép đã tôi thế đấy”, “Chiến tranh và hòa bình”, “Sống như anh”…
Ông chậm rãi bảo: “Tôi thích đọc nhất là những cuốn sách của Nga, đặc biệt là cuốn “Người mẹ” của nhà văn Mac xim Gorki. Ngày nào còn nhìn rõ, tôi còn đọc sách. Tôi cũng bảo ban con cháu chịu khó đọc sách. Thế giới rộng lớn và để hiểu hết chỉ có thể biết được qua những trang sách”.
Yêu sách, quý sách vậy nên cứ hàng tuần ông lại đến Thư viện tỉnh Yên Bái để mượn sách. Ngày trước, khi còn khỏe, ông túc tắc đi bằng xe đạp nhưng nay tay đã yếu, chân đã run, ông phải nhờ con cháu đưa đi, thấm thoát đã được nửa thế kỷ là bạn đọc của Thư viện tỉnh, chả thế mà cô thủ thư nào ở Thư viện tỉnh cũng quen mặt, quen tên ông.
Đã 90 tuổi nhưng ông Nguyễn Khắc Mạc vẫn đọc sách hàng ngày.
Những bạn đọc như ông Mạc bây giờ thật hiếm. Thư viện tỉnh lưu giữ nhiều tư liệu quý, đồng thời cũng là nơi thể hiện rõ nhất văn hóa đọc đang ngày một thay đổi. Một không gian yên tĩnh, thoáng đãng phù hợp cho việc đọc sách, cơ sở vật chất ngày một khang trang, hiện đại nhưng lại thiếu bạn đọc. Nếu trước kia mỗi ngày Thư viện phục vụ từ 150-200 lượt người thì nay chỉ khoảng 50 người.
Cá biệt, có những ngày chỉ vài người. Phòng đọc dành cho thiếu nhi cũng như phòng đọc người lớn đều vắng vẻ, im lìm, bàn ghế trống không. Người duy nhất trong phòng là cô thủ thư đang sắp xếp lại những cuốn truyện trên giá, nhẹ nhàng bảo: “Có lẽ buổi chiều các em mới tới vì buổi sáng các em còn phải đến trường”.
Gắn bó với công tác thư viện gần 30 chục năm, bà Lê Tú Anh – Giám đốc Thư viện đã chứng kiến những thăng trầm của văn hóa đọc, bà cho biết: “Thời kỳ vàng son của thư viện là vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước, bạn đọc xếp hàng để mượn sách, đợi cả tiếng đồng hồ để có được quyển sách yêu thích. Nay, trong 200.000 cuốn sách của Thư viện và khoảng 10.000 cuốn được bổ sung hàng năm với 35% sách văn học, 20% sách thiếu nhi, còn lại là các lĩnh vực khác nhưng hẳn còn rất nhiều có những cuốn sách vẫn chưa từng được mượn.
Trước đây đã có những cơ quan, đơn vị phối hợp cùng với thư viện để mượn sách cho đoàn viên thanh niên nhưng cũng không duy trì được lâu. Chúng tôi không mong sẽ tạo ra một văn hóa đọc, hy vọng chỉ tạo được thói quen đọc sách cho các bạn trẻ”.
Có nhiều lý do để người ta không đến thư viện cũng như khiến văn hóa đọc thay đổi. Cuộc sống bận rộn với nhiều lo toan bộn bề, người ta không có thời gian dành cho sách nhưng lý do chính có lẽ do văn hóa nghe nhìn hiện nay đã lấn át văn hóa đọc.
Các phương tiện như tivi, máy vi tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng với sự bùng nổ của mạng Internet, với sự thay đổi từng ngày của công nghệ, người ta dễ dàng từ bỏ thói quen đọc sách hàng ngày mà thay vào đó là lướt net nghe nhạc, xem phim, đọc tin tức… cũng là điều dễ hiểu vì chỉ những ngón tay lướt nhẹ trên màn hình là đã mở ra cả thế giới rộng lớn.
Giới trẻ ngày nay ngày càng “ngại” đọc, các bạn trẻ thích facebook và đọc truyện tranh nhiều hơn. Những bộ truyện tranh đang “nóng” như “Conan”, “Sin- cậu bé bút chì”, “Doraemon”, “Chú bé rồng”… trở thành niềm yêu thích của các cô bé, cậu bé tuổi ô mai.
Em Nguyễn Thị Trang – học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ (TP Yên Bái) cho biết: “Nhiều khi em cũng muốn đọc những tác phẩm văn học hay những sách khoa học thường thức nhưng những quyển đó dày, có quyển vài trăm trang nên thôi. Hơn nữa, việc học cũng đã chiếm gần hết quỹ thời gian. Đọc truyện tranh có hình họa hấp dẫn mà lại nhanh, chỉ 15 phút là đã xong 1 cuốn”.
Ngoài ra, giá sách hiện nay vẫn còn ở mức cao so với thu nhập trung bình của người dân Yên Bái. Để sở hữu một cuốn sách phải bỏ ra từ vài chục thậm chí vài trăm nghìn đồng trong khi đây chưa phải là nhu cầu thật sự thiết yếu đối với nhiều người.
Sách đi tìm người
“Thư viện xanh” của Trường Tiểu học Nam Cường đã hoạt động được 6 năm.
Nhưng như thế không có nghĩa là cuộc sống hiện nay không cần sách. Theo báo cáo của cơ quan chuyên môn, tính trung bình lượng sách theo đầu người của Yên Bái đạt 2,5 bản/người/năm, bao gồm cả sách giáo khoa. Đối với Yên Bái, khi mà mức sống chênh lệch giữa vùng miền còn khá lớn thì tại các vùng nông thôn và vùng cao luôn thiếu sách để đọc.
Hiện nay, hầu hết các trường học cũng đã được Nhà nước đầu tư các thư viện trường học, bổ sung sách hàng năm nhưng dường như chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Thiếu phòng đọc, thiếu cán bộ thư viện nên thư viện trong nhiều trường học vẫn dừng lại ở chức năng phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên, việc phục vụ đọc của học sinh còn nhiều hạn chế.
Do đó, có thể thấy trẻ em nông thôn không chỉ “khát” sân chơi mà còn “khát” sách nên mỗi lần có những chuyến xe thư viện lưu động là một lần các bạn nhỏ vùng cao, vùng sâu vùng xa được thỏa thích đắm mình trong những cuốn truyện cổ tích, bà con địa phương tìm hiểu các sách khoa học kỹ thuật phục vụ trồng trọt, chăn nuôi. Trung bình mỗi năm, Thư viện tỉnh Yên Bái tổ chức được 14 chuyến xe thư viện lưu động và xây dựng 62 điểm mượn tập thể tại vùng sâu, vùng xa.
Ngoài ra, còn liên kết với các trường để cấp thẻ thư viện cho học sinh và cấp miễn phí cho các em học sinh nghèo. Đây là những cố gắng của những người làm công tác văn hóa trong nỗ lực đưa sách đi tìm người.
Giải pháp
Khi mà nguồn kinh phí dùng cho việc mua sách và đầu tư xây dựng các thư viện, phòng đọc tại địa phương, trường học còn hạn chế thì việc phát huy hiệu quả của các thư viện sẵn có là điều cần thiết. Tại trường Tiểu học Nam Cường (phường Nam Cường, thành phố Yên Bái) đã duy trì tốt mô hình “thư viện xanh” nhiều năm nay. Những vỏ chai cũ thành tủ sách mini, ghế đá thành chỗ ngồi tạo ra môi trường đọc sách thú vị mỗi giờ ra chơi.
Cô giáo Hà Thị Thắm – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Không gian trong phòng đọc trước kia chật chội, chúng tôi dùng cách này để các em đọc sách, nhà trường còn xây dựng tủ sách tại các lớp học”. Đây là cách làm tiết kiệm, hiệu quả mà nhiều trường có thể áp dụng. Ngoài ra, các trường học có thể xây dựng tủ sách nhỏ tại các lớp học, dành thời gian hoạt động ngoài giờ giới thiệu về những cuốn sách hay và bổ ích.
Đối với thư viện có thể tặng sách cho những bạn đọc thường xuyên, tôn vinh người có sách hay được nhiều người đọc. Cần tiếp tục tổ chức những chuyến xe lưu động và nhân rộng thêm nhiều điểm mượn tập thể tại các địa phương vùng cao. Nhà nước cũng cần có chính sách động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân mở các thư viện miễn phí trong đó, sách cũng cần phải phù hợp với từng độ tuổi, từng đối tượng để thu hút bạn đọc.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 21/4 là Ngày sách Việt Nam, đây có thể coi là luồng gió mát giúp cho văn hóa đọc phát triển.
Hồng Khanh
Làm Gì Để Phát Triển Năng Lượng Bền Vững Tại Việt Nam?
Làm gì để phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam?
Ông Lê Tuấn Phong
Ông Lê Tuấn Phong, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Năng (Bộ Công Thương): “Vốn đầu tư của ngành năng lượng rất lớn”
Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức trong lĩnh vực năng lượng như nhu cầu năng lượng tăng trưởng cao gây áp lực rất lớn đến việc đảm bảo an ninh năng lượng, đồng thời cũng tạo sức ép lớn cho nền kinh tế Việt Nam về vốn đầu tư cho ngành năng lượng.
Việt Nam cần nỗ lực, thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện việc hoạch định chiến lược phát triển ngành năng lượng, quy hoạch năng lượng, xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh để cải thiện hiệu quả và năng suất của ngành năng lượng, tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, thúc đẩy các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Ông Tô Quốc Trụ
Ông Tô Quốc Trụ, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học năng lượng VEA (VESB): Phát triển và khai thác hợp lý các nguồn năng lượng
Để đảm bảo phát triển năng lượng bền vững, Việt Nam cần hết sức quan tâm đến điều hành, quản lý, phát triển và khai thác hợp lý các nguồn năng lượng.
Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần được nhấn mạnh và đưa ra biện pháp mạnh để thực hiện. Trên phương diện tổng thể, Việt Nam cần ưu tiên phát triển các ngành kinh tế – xã hội nói chung và ngành công nghiệp nói riêng có cường độ năng lượng thấp, áp dụng công nghệ mới sản xuất các trang thiết bị hiệu suất cao, khuyến khích về thuế cho các doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng, miễn giảm thuế thu nhập hàng hóa và thiết bị tiết kiệm năng lượng…
Ông Nguyễn Tài Anh
Ông Nguyễn Tài Anh, Phó Tổng giám đốc EVN: Thực hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã và đang nỗ lực hết sức mình để thực hiện các trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, thực hiện các mục tiêu công ích, an sinh xã hội, đưa điện lưới quốc gia về tới 99,8% số xã, 98,76% số hộ dân nông thôn, đảm nhận cấp điện cho 9/12 huyện đảo trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Cùng với việc bảo đảm đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trước những yêu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng về chất lượng, dịch vụ, thực hiện các trách nhiệm về môi trường, EVN đang xây dựng chương trình tái cấu trúc lại tổ chức, nâng cao năng lực quản trị, năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ tổn thất điện năng bao gồm cả lưới điện truyền tải và phân phối điện của EVN đã giảm từ 10,15% năm 2010 xuống còn 7,94% năm 2015, mục tiêu đến năm 2020 là dưới 6,5%. Các chỉ tiêu về độ tin cậy cung cấp điện liên tục được cải thiện: Chỉ số thời gian cắt điện trung bình (SAIDI) giảm từ 8.077 phút năm 2012 xuống còn 2.110 phút năm 2015. EVN đặt mục tiêu phấn đấu năm 2.016 phút còn dưới 400 phút/năm, tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực.
Ông Nguyễn Văn Biên
Ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than & Khoáng sản Việt Nam (TKV): Phát triển ngành than gắn với bảo vệ môi trường
Mặc dù TKV đã tích cực và đang phải tiếp tục triển khai mạnh mẽ các giải pháp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí nhưng Tập đoàn cũng rất cần sự chia sẻ, thấu hiểu của các nhà làm chính sách đảm bảo lợi ích hài hòa giữa nộp ngân sách, lợi nhuận để đầu tư phát triển doanh nghiệp như ngành mỏ các nước đã thực hiện nhiều năm nay.
Các nhà làm chính sách cần sớm điều chỉnh thuế, chi phí tương đương với các nước trong khu vực để cạnh tranh giữ vững thị trường và năng lực sản xuất của ngành, góp phần phát triển bền vững.
Ngoài ra cũng cần triển khai các giải pháp theo Quy hoạch phát triển ngành than như: Các bộ, ngành phối hợp với các địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế, chính sách đặc thù đảm bảo đủ điều kiện để phát triển ngành than theo Quy hoạch; cần tìm kiếm các cơ hội và thu xếp nguồn vốn để thực hiện việc đầu tư thăm dò, khai thác than ở nước ngoài bằng nhiều hình thức…
Để Phát Triển Văn Hóa Và Con Người Việt Nam Đáp Ứng Yêu Cầu Phát Triển Bền Vững Đất Nước
Ngày 09/6/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Mặc dù nhận thức của các cấp ủy đảng, ban, ngành chức năng về văn hóa, phát triển văn hóa và con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước ngày càng được nâng cao nhưng sự đầu tư cho văn hóa vẫn chưa xứng tầm. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Trịnh Thị Thủy nhằm làm rõ hơn những nhiệm vụ của Bộ VHTTDL trong việc hiện thực hóa tinh thần của Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.
+ Thưa Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy, kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội. Qua nhiệm vụ của Bộ VHTTDL, vấn đề này đã được xác định như thế nào, thưa bà?
– Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau là chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa”.
Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển của sự nghiệp đổi mới, vị trí và vai trò của văn hóa ngày càng được nhận thức sâu sắc hơn. Văn hóa được coi là nền tảng tinh thần, là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội. Trong Nghị quyết Trung ương 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Đảng nhấn mạnh sức mạnh nội sinh của văn hóa, gắn văn hóa với con người, tập trung xây dựng và phát triển con người.
Với sự phát triển về nhận thức như vậy, những năm qua, đã có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng nhằm xây dựng và phát triển văn hóa của đất nước. Đầu tư cho các hoạt động văn hóa dần dần được nâng cao, đời sống văn hóa của đất nước trên một số mặt đã có thành tựu rõ rệt.
Xây dựng “văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” có thể hiểu là xây dựng những giá trị chuẩn mực Việt Nam, xây dựng con người Việt Nam có đạo đức và tinh thần nhân văn, có trách nhiệm với dân tộc, với vận mệnh đất nước… Xác định con người là yếu tố cốt lõi, là động lực của sự phát triển, Đảng đặt nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là từng bước xây dựng các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam. Đồng thời tạo môi trường để phát triển nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân cùng ý thức tôn trọng pháp luật, hiểu biết, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc…
Trong Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2019 của ngành VHTTDL, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã nêu rõ 8 nhiệm vụ quan trọng của ngành năm 2019 trong đó, nhấn mạnh nhiệm vụ thứ 3: Xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; đẩy mạnh công tác đối ngoại văn hóa, hội nhập quốc tế; tôn trọng và bảo vệ bản quyền tác giả, phát triển công nghiệp văn hóa. Nâng cao nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức, văn nghệ sĩ, huấn luyện viên, vận động viên, học sinh, sinh viên, người lao động của Ngành về đạo đức, lối sống; đẩy mạnh “Văn hóa đọc” nhằm tạo phong trào đọc sách trong toàn xã hội.
Như vậy, trong việc triển khai các nhiệm vụ của lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình, chúng tôi luôn xác định việc xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước bằng văn hóa, qua văn hóa.
+ Xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước trong bối cảnh hiện nay, theo Thứ trưởng, cần phải bắt đầu từ đâu?
– Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy: Nghị quyết số 33-NQ/TW đã nêu 6 nhiệm vụ về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” gồm: Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế; Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa; Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa; Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Cùng với đó là 4 giải pháp: Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa; Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa; Tăng cường nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa.
Từ 4 giải pháp mà Nghị quyết số 33 nêu ra, chúng ta cần triển khai đồng bộ trong từng Bộ, ngành, từng đơn vị, đặc biệt là trong ngành VHTTDL.
Để xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trước hết là xây dựng hệ giá trị Việt Nam, chuẩn giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Bởi lẽ bất cứ thời đại nào cũng có những hệ giá trị riêng. Trước đây, ta đã có hệ giá trị văn hóa nông nghiệp – nông thôn gắn với văn hóa làng xã và những giá trị đó đã hun đúc tinh thần dân tộc qua những dặm trường lịch sử. Tuy nhiên, hệ giá trị văn hóa không bất biến mà cần có sự điều chỉnh phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển.
Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra, để đất nước vững vàng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập trong một thế giới phẳng, chúng ta cần xác lập một hệ giá trị mới: Hệ giá trị văn hóa công nghiệp – đô thị – hội nhập. Định hướng phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa có thể nhìn nhận là một bước chuyển về tư duy. Sau nhiều năm đổi mới, chúng ta đã xác định trọng tâm của xây dựng văn hóa là xây dựng con người với các đặc tính cơ bản như yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo… Và để xây dựng văn hóa con người cần xây dựng một hệ giá trị thích hợp để phát huy được những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu. Cùng với đó là chuẩn bị các yếu tố cần thiết để chắt lọc thẩm thấu tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Trong nhiều năm qua, mặc dù nhận thức về vai trò và vị trí của văn hóa đã được nâng cao nhưng việc đầu tư cho văn hóa vẫn chưa xứng tầm. Thứ trưởng có nhận định gì về điều này?
– Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy: Có quan điểm cho rằng, trong bối cảnh đất nước ta còn nghèo, ngân sách Nhà nước dành cho văn hóa còn hạn hẹp, việc đặt mục tiêu chiến lược và đầu tư để phát triển văn hóa Việt Nam liệu có viển vông và xa vời?
Ngược lại, cũng không ít ý kiến sẽ băn khoăn rằng, nếu không có những đầu tư, cải cách có tính đột phá thì bao giờ văn hóa của Việt Nam, con người Việt Nam mới khẳng định được vị trí trên trường quốc tế.
Tôi nghĩ rằng, sẽ không có gì là viển vông nếu chúng ta có được một chính sách văn hóa khuyến khích mọi thành viên trong xã hội, mọi thành phần kinh tế tham gia vào quá trình hiện thực hóa những mục tiêu đó.
+ Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Hà An (thực hiện)
Bạn đang xem bài viết Làm Gì Để Phát Triển Văn Hóa Đọc Ở Việt Nam? trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!