Xem Nhiều 3/2023 #️ Làm Trong Sạch, Lành Mạnh Mạng Xã Hội # Top 10 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 3/2023 # Làm Trong Sạch, Lành Mạnh Mạng Xã Hội # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Trong Sạch, Lành Mạnh Mạng Xã Hội mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

2/3/2021 3:13:57 PM

Ngày nay, mạng xã hội đã lan tỏa, trở thành một thứ “quyền lực” tác động đến mọi quốc gia, dân tộc, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh tính ưu việt, mạng xã hội bộc lộ hạn chế không nhỏ, tác động tiêu cực tới sự phát triển xã hội, con người, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, làm trong sạch, lành mạnh mạng xã hội, sẽ góp phần nâng cao nhận thức, hành động và chất lượng cuộc sống của người dân và ngược lại. Đây là vấn đề cấp thiết hiện nay, cần có giải pháp phù hợp.

Mạng xã hội là nền tảng trực tuyến kết nối mọi người cùng sở thích thông qua dịch vụ internet. Như vậy, cứ ở đâu có internet, phương tiện liên lạc thông minh thì tổ chức, cá nhân đều có thể thiết lập nội dung thông tin tương tác với nhau nhằm thực hiện mục đích nào đó. Mạng xã hội mặc dù mới xuất hiện (Facebook bắt đầu từ năm 2004, Twitter từ năm 2006…), nhưng đã nhanh chóng trở thành hiện tượng và một thứ “quyền lực” mới khi xuất hiện smartphone. Thực tế cho thấy, mạng xã hội (Facebook, Youtube, FB Messenger, Zalo, Instagram,…) đã đem lại nhiều tiện ích, hiệu ứng tích cực đối với con người và xã hội, làm cho các quốc gia, mọi tổ chức, cá nhân trên thế giới phải đổi mới phương pháp, hình thức, phong cách quản lý,… và trên thực tế đã đem lại hiệu quả thiết thực.

Tuy nhiên, mạng xã hội đã sớm bộc lộ những tác động tiêu cực đến đời sống con người cả về tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và đạo đức. Nguyên nhân hàng đầu là do người dùng chưa nhận thức, sử dụng đúng mạng xã hội; bị kẻ xấu lợi dụng biến thành nơi để thực hiện hành vi lừa đảo, kinh doanh bất hợp pháp, v.v. Nguy hiểm hơn, mạng xã hội bị các thế lực xấu biến thành công cụ, “mảnh đất lý tưởng” để truyền bá quan điểm sai trái, kích động bạo lực; xây dựng, phát triển mạng lưới tổ chức lực lượng thực hiện “Cách mạng màu”, tiến tới lật đổ, thay đổi thể chế chính trị ở quốc gia mà chúng nhắm tới. Thực tế cho thấy, sự bất ổn chính trị, xã hội do “Cách mạng màu” ở hàng loạt quốc gia, có nguyên nhân hàng đầu từ sự tác động tiêu cực của mạng xã hội. Mới đây, ở Mỹ, mạng xã hội là một tác nhân dẫn đến sự kiện khủng khiếp ngày 06/01/2021, mà cựu Tổng thống B. Obama gọi là “một trong những sự kiện đen tối nhất trong lịch sử đất nước”. Thông qua mạng xã hội, các lực lượng cực hữu đã tụ tập, tổ chức đánh thẳng vào “biểu tượng dân chủ Mỹ – Capitol” (Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ) làm rúng động đời sống chính trị, xã hội thế giới và chính nước Mỹ. Như vậy, mạng xã hội đem đến nhiều tiện ích, nhưng cũng tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống xã hội, nên việc quản lý, làm lành mạnh các hoạt động trên mạng xã hội là đòi hỏi khách quan, tất yếu của mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển internet và ứng dụng mạng xã hội hàng đầu trong khu vực và trên thế giới1. Không chỉ là công cụ tích cực chuyển tải đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước, quảng bá truyền thống lịch sử, chủ nghĩa yêu nước, nhân văn, nét đặc sắc văn hóa, mạng xã hội còn góp phần phổ biến kiến thức, kinh nghiệm phát triển kinh tế, xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau xây dựng đất nước, cộng đồng, gia đình giàu đẹp, văn hóa, văn minh, ấm no, hạnh phúc, v.v. Tuy nhiên, mạng xã hội ở Việt Nam có những bất cập, tác động tiêu cực không nhỏ đến đời sống xã hội với những thông tin thật, giả lẫn lộn, nhiễu loạn, như “mê hồn trận”. Trên Facebook, Youtube, Zalo,… nhan nhản bài viết, video clip, hình ảnh chứa đựng nội dung, hành vi phản văn hóa, thuần phong mỹ tục, cổ vũ bạo lực, coi thường pháp luật, đề cao lối sống vị kỷ,… do những kẻ xấu đưa lên. Đặc biệt, một số tổ chức, cá nhân cơ hội, phản động chính trị đã triệt để lợi dụng mạng xã hội để truyền bá quan điểm sai trái về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo; xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử, truyền thống dân tộc, chế độ; kích động dư luận, hô hào tụ tập đông người, biến bức xúc thành bạo động,… phản đối đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp,… nhằm tạo điều kiện, môi trường cho âm mưu “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ, “cách mạng màu”, tiến tới lật đổ chế độ. Mặt trái của mạng xã hội làm ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, tư tưởng, hành động của người dân, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chủ quyền, an ninh quốc gia.

Vì vậy, “Chú trọng công tác quản lý các loại hình thông tin trên internet để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho thanh niên, thiếu niên”2, làm lành mạnh, phát huy tiện ích, ngăn chặn, đẩy lùi tác động tiêu cực của mạng xã hội ở nước ta là yêu cầu cơ bản, cấp thiết của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trước hết là cấp ủy, chính quyền, cán bộ chủ trì, chủ chốt các cấp. Theo đó, cần tiến hành toàn diện, đồng bộ, tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

Ba là, đầu tư, phát triển các phương tiện, giải pháp khoa học, kỹ thuật, công nghệ, tiên tiến. Đây là điều kiện căn bản để cơ quan chức năng luôn chủ động, kịp thời, hiệu quả trong quản lý internet, mạng xã hội. Theo đó, cần nghiên cứu, đầu tư, phát triển công nghệ phù hợp sự phát triển của internet; khuyến khích phát triển mạng xã hội có nền tảng công nghệ trong nước, xây dựng mạng xã hội nội bộ ở các cơ quan, đơn vị, nhất là ở những cơ quan, đơn vị trọng yếu. Đồng thời, xây dựng, phát triển các công cụ quản lý, thu thập, định lượng, phòng ngừa, cảnh báo, lọc, phát hiện tin giả, tin xấu độc; chú trọng xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp,… đảm bảo chủ động cảnh báo, ngăn chặn sự lan truyền, gỡ bỏ tin giả, tin xấu độc ngay khi xuất hiện trên mạng xã hội. Mạng xã hội là môi trường “không có biên giới”, nên chúng ta cần tăng cường thông tin, phối hợp với chính phủ các nước và các định chế quốc tế, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội lớn từ nước ngoài, như: Facebook, Google, Twitter, Youtube,… để kịp thời ngăn chặn, xử lý, loại trừ nguy cơ, hiểm họa có thể xảy ra từ sớm, từ xa.

Bốn là, xây dựng lực lượng nòng cốt chuyên sâu “vừa hồng, vừa chuyên”. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, quyết định trực tiếp đến kết quả ngăn chặn những tác động tiêu cực của mạng xã hội. Lực lượng nòng cốt, chuyên sâu phải được tổ chức gọn nhẹ, chặt chẽ, tinh nhuệ, phù hợp chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan, đơn vị đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy, tổ chức đảng, sự quản lý của người đứng đầu các cấp. Đó phải là những cán bộ, đảng viên tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, kiến thức chuyên sâu, năng lực tư duy phản biện toàn diện, nhạy bén trong khai thác, sử dụng internet, mạng xã hội và khả năng diễn đạt, luận chiến tốt; nhiệt huyết, dũng khí, quyết tâm bảo vệ Đảng, chế độ, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lợi ích quốc gia, dân tộc trong mọi điều kiện.

Năm là, đa dạng hóa hình thức và phương pháp làm trong sạch mạng xã hội. Chúng ta cần thiết lập, tăng cường sử dụng các website, blog, diễn đàn,… đăng tải những bài viết, video clip, hình ảnh về tư tưởng, lý luận Mác – Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, thực tiễn phát triển đất nước,… có chất lượng, thu hút được người xem, chia sẻ. Chủ động cung cấp thông tin cho các tổ chức, lực lượng, nhất là cơ quan truyền thông, báo chí để vừa đấu tranh với những thông tin xấu độc, vừa ngăn chặn, vô hiệu hóa các trang mạng “độc hại” ngay từ khi mới xuất hiện. Đặc biệt, cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần xây dựng được quy định, quy ước sử dụng mạng xã hội; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức quần chúng, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tham gia mạng xã hội. Đảm bảo cho họ phải trở thành “pháo đài vững chắc” trên trận địa đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước và Nhân dân; chủ động “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, tự giác đăng tải, chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực, trực diện đấu tranh với thông tin xấu độc, tạo thành phong trào rộng khắp làm cho mạng xã hội ngày càng tích cực, lành mạnh.

 MINH QUÂN

1 – Theo thống kê của cơ quan chức năng Nhà nước Việt Nam: Số lượng người dùng internet ở Việt Nam năm 2020 là 68,17 triệu người, tăng 6,2 triệu người so với năm 2019 (tăng đến 10%); có hơn 145 triệu thiết bị di động được kết nối với internet, bình quân mỗi người dùng 2,1 thiết bị di động và có hơn 65 triệu người dùng các mạng xã hội: Facebook, Youtube, Zalo, FB Messenger, Instagram, Tiktok, Twitter, Skype, Viber, Printest, Line, Linkedin, Wechat, Whatsapp, Twitch, Snapchat (theo thứ tự từ cao đến thấp).

2 – ĐCSVN – Văn kiện Đại hội XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H. 2016, tr. 129.

Làm Gì Để Có Một Không Gian Mạng Lành Mạnh Tại Việt Nam?

Không thể phủ nhận vai trò tích cực của mạng xã hội nhưng phải nói rằng có không ít những vấn đề tiêu cực do mạng xã hội gây ra, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xã hội và giới trẻ, đặt ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý của các cơ quan chức năng.

Chưa tuân thủ nghiêm pháp luật Việt Nam

Chỉ cần mở Google, đánh dòng chữ “kiếm tiền trên internet”, người đọc sẽ nhận được hàng trăm bài viết hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết cách kiếm tiền online từ các trang web hoặc qua các kênh Youtube, Facebook, Twitter… Như đối với Youtube, làm theo hướng dẫn khá đơn giản, người dùng chỉ cần có một tài khoản Google để tạo kênh; sau khi có kênh, tải video lên, người dùng có thể thu được tiền thông qua lượt xem.

Theo điều khoản cộng đồng của Youtube, một kênh đủ điều kiện bật tính năng kiếm tiền phải có ít nhất 4.000 giờ xem trong 12 tháng gần nhất cho toàn bộ video và 1.000 người đăng ký (subscribe). Bên cạnh đó, kênh phải đạt 10.000 lượt xem (view). Việc phát hiện view thật hay ảo thực hiện thông qua công cụ chuyên dụng của Youtube. Lượt xem càng nhiều, số tiền kiếm được càng lớn…

Chính vì cách kiếm tiền khá dễ dàng như vậy, nhiều người sẵn sàng sử dụng các chiêu trò gây sốc, câu lượt thích (like), view để thu được những nguồn lợi bất chính. Điển hình như thời gian qua, rộ lên một hiện tượng giang hồ “ảo” Khá Bảnh với những trò giật gân, cổ súy cho lối sống bạo lực, khuyến khích các hành vi vi phạm pháp luật.

Đây là những tính năng giúp cho việc kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa người dùng mạng xã hội trở nên rất tiện lợi và bí mật, đồng thời giúp cho các thông điệp mà người dùng mạng xã hội muốn chuyển tải đến những người khác vô cùng dễ dàng.

Theo Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử, hiện, Việt Nam có hai loại mạng xã hội đang tồn tại là mạng xã hội do doanh nghiệp trong nước cung cấp, được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động, bắt buộc tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và các mạng xã hội do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, hoạt động không có giấy phép (vì không lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam), việc tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam rất hạn chế.

Số liệu thống kê đến cuối năm 2018 cho thấy, Việt Nam đứng trong nhóm 10 quốc gia có nhiều người dùng mạng xã hội nhất thế giới. Với ước tính hơn 60 triệu người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay, bất kỳ người dùng mạng xã hội nào cũng có thể tạo ra một tài khoản trực tuyến để đưa ra những quan điểm cá nhân.

Chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật

Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nội dung thông tin trên mạng xã hội, đấu tranh ngăn chặn các thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật; tăng cường xử lý các đối tượng có hành vi sai trái, phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội.

Đầu tháng 1/2019, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đã công bố một loạt hành vi sai phạm của Facebook và đến 7/6/2019, Bộ tiếp tục công bố các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của Google và Youtube.

Việc xử lý những nội dung độc hại trên thực tế như “bắt cóc bỏ đĩa”. Kết quả rà soát của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy: Hiện, trên Youtube có khoảng 55.000 video clip có nội dung xấu độc vi phạm pháp luật. Dù thời gian qua, Google G đã ngăn chặn, gỡ bỏ gần 8.000 video clip xấu độc trên Youtube theo yêu cầu của Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử nhưng do cơ chế quản lý nội dung trên Youtube còn nhiều bất cập, nên việc ngăn chặn, gỡ bỏ này chưa phát huy tác dụng…

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ yêu cầu Youtube bỏ tính năng suggest (đề xuất xem) đối với các kênh đã có thông báo vi phạm, bổ sung cơ chế không cho người dùng đăng lại clip vi phạm đã bị gỡ bỏ trước đây; yêu cầu Youtube tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ trong việc phối hợp ngăn chặn gỡ bỏ với các clip, kênh vi phạm.

Bộ cũng yêu cầu Google, Youtube, Facebook nghiên cứu mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh Công ty tại Việt Nam để chăm sóc khách hàng tại Việt Nam, thực hiện các nghĩa vụ về thuế, quản lý nội dung đối với nhà nước. Hiện nay, Google và Facebook đang thu khoảng 400 triệu USD ở Việt Nam nhưng không có văn phòng đại diện, nên khi có sự cố, tranh chấp hoặc khiếu nại của khách hàng chỉ có thể liên lạc qua mail rất chậm, khó được giải quyết thỏa đáng cho người dùng…

Các hoạt động này được xem như quyết tâm “dọn rác trên mạng xã hội” của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng như đã nói tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, ngày 6/6/2019. Theo đó, người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định: Vấn đề đầu tiên là phải thực hiện việc quét rác trên mạng xã hội. Đầu tiên từng người tham gia mạng xã hội không “xả rác”, dọn rác của chính mình. Các cơ quan, bộ ngành cũng phải thực hiện dọn rác; phải định nghĩa rác của mình, giám sát, phát hiện và tuyên bố đây là rác.

Bộ Thông tin và Truyền thông có cơ quan giám sát, cơ bản có thể phân tích, đánh giá, phân loại. Sau khi các bộ, ngành xác định rác, thông báo đến Bộ Thông tin và Truyền thông, yêu cầu nhà mạng gỡ bỏ, kể cả mạng xã hội nước ngoài ở Việt Nam phải thực thi luật pháp Việt Nam… Nhà mạng có công cụ sàng lọc, chính quyền mạnh tay hơn, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thời gian tới, không gian mạng của Việt Nam sẽ lành mạnh hơn.

Xây Dựng Môi Trường Mạng Lành Mạnh, An Toàn

Hội thảo “Tiếng nói của thanh thiếu niên đối với xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn” đã tạo không gian đối thoại mở, đặc biệt là sự tham gia của trẻ em để nói lên tiếng nói của mình về những vấn đề mà chính các em phải đối mặt trên môi trường mạng.

Hội thảo “Tiếng nói của thanh thiếu niên đối với xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn”

Cục Trẻ em – Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững vừa phối hợp tổ chức Hội thảo “Tiếng nói của thanh thiếu niên đối với xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn”. Hội thảo tạo không gian đối thoại mở đa bên, đặc biệt là sự tham gia của trẻ em để nói lên tiếng nói của mình về những vấn đề mà chính các em phải đối mặt trên môi trường mạng.

Môi trường mạng có nhiều lợi ích đối với người dùng, nhưng cũng có những rủi ro tiềm ẩn, đáng để tâm, đặc biệt là đối với trẻ em. Trẻ em, thanh thiếu niên có thể gặp phải những rủi ro như bị theo dõi hoặc đánh cắp thông tin cá nhân; bị bắt nạt, bôi xấu, rình rập; gặp người lạ, bị lợi dụng, xâm hại; tiếp nhận những thông tin sai lệch, những lời khuyên sai trái, phi đạo đức… “Càng ngày, các rủi ro càng đa dạng, không thể lường hết và không chừa một ai!”.

Và trong hầu hết các giải pháp cho 4 nhóm vấn đề chính nêu trên, các em đều có mong muốn được cha mẹ hướng dẫn cách sử dụng Internet nói chung và sử dụng mạng xã hội nói riêng. Tuy nhiên, để hướng dẫn được con cái sử dụng mạng, chính các bậc cha mẹ cũng cần học cách sử dụng mạng an toàn. Tại Hội thảo, cũng có ý kiến cho rằng, nhiều cha mẹ gặp khó khăn trong việc sử dụng công nghệ, chính điều đó cũng là một trong những cản trở lớn cho việc đồng hành cùng con.

Em Nhật Mai, Học sinh lớp 9 chia sẻ: “Em chỉ sử dụng mạng xã hội Facebook và thường chia sẻ những vấn đề mà em gặp phải trên mạng với bố nhiều hơn là với mẹ bởi vì bố em hiểu về công nghệ về mạng xã hội nhiều hơn. Điều em muốn làm sau buổi hội thảo hôm nay chính là cho bố mẹ em xem những quy định trong luật về quyền riêng tư của trẻ em, bởi vì bố em vẫn thường đăng ảnh của em lên Facebook mà không hỏi ý kiến của em”.

Tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng đội Trung ương đã tổng kết, tái khẳng định sự quan tâm của đa bên đối với việc đảm bảo quyền của trẻ em được bảo vệ an toàn trên môi trường mạng dựa trên cơ sở lắng nghe và tiếp thu những đề xuất, kiến nghị của trẻ em để cùng chung tay giải quyết hiệu quả những vấn đề mà chính các em đang phải đối mặt…/.

Theo Minh Anh Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Phát Huy Sức Mạnh Tổng Hợp Trong Xây Dựng Và Bảo Vệ Không Gian Mạng An Toàn, Lành Mạnh

Luật An ninh mạng quy định rõ chính sách của Nhà nước về an ninh mạng là nhằm xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; phát huy các nguồn lực của đất nước để bảo đảm an ninh mạng, phát triển lĩnh vực an ninh mạng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Với chủ trương, chính sách của Nhà nước là nhất quán về xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Theo đó, Luật An ninh mạng có sự ràng buộc các trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc chuyên trang trên mạng xã hội của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được cung cấp, đăng tải, đưa thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước; không kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; không làm nhục, vu khống. Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng phải được xác lập, thực thi đầy đủ trên cơ sở pháp luật quốc gia và quốc tế.

Bên cạnh đó, với chức năng, nhiệm vụ được giao, lực lượng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã luôn chủ động, khắc phục mọi khó khăn, tích cực tham mưu với lãnh đạo đơn vị nhiều giải pháp đấu tranh với loại tội phạm này; vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, qua chuyên án, vụ án nhằm rút ra những bài học nghiệp vụ tốt nhiệm vụ công tác. Tuy nhiên, các đối tượng phản động chống đối và bọn tội phạm sử dụng công nghệ cao có trình độ, am hiểu nhất định về công nghệ thông tin, viễn thông, phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng đổi mới, tinh vi nên gặp không ít khó khăn; trong khi đó, lực lượng phòng ngừa, đấu tranh hiện đang phân tán ở các đơn vị nghiệp vụ khác nhau; phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật đầu tư cho lực lượng này chưa có, sự hiểu biết, năng lực cán bộ, chiến sĩ chưa đáp ứng kịp nhu cầu thực tế… việc quản lý về không gian mạng vẫn tồn tại nhiều kẻ hở, các đối tượng có thể lợi dụng để hoạt động phạm tội.

Thời gian tới, để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, chống thông tin xấu, độc hại trên không gian mạng, xây dựng không gian mạng lành mạnh; Nhà nước ta cần huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn xã hội, phát huy sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ không gian mạng quốc gia. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, bảo vệ an ninh mạng quốc gia với nòng cốt là lực lượng vũ trang.

Trước hết, Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về an ninh mạng. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế và chính sách về an ninh mạng, phòng chống chiến tranh mạng phù hợp với xu thế phát triển, tạo môi trường không gian mạng lành mạnh, xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong bảo vệ an ninh mạng và có chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện có, hoàn chỉnh bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên không gian mạng; đảm bảo thông tin lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước và các lực lượng vũ trang luôn được bí mật, chính xác, kịp thời trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, phải đảm bảo công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý việc thực hiện các quy định của pháp luật về không gian mạng và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Hai là, tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư cho công tác bảo đảm an ninh mạng. Nhà nước ưu tiên bảo đảm kinh phí cho an ninh mạng quốc gia; huy động mọi nguồn lực của hệ thống chính trị, toàn xã hội và tranh thủ nguồn lực quốc tế cho bảo vệ an ninh mạng quốc gia.

Tham gia các công ước, thỏa thuận quốc tế về bảo vệ không gian mạng, phòng, chống tội phạm mạng phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Triển khai có hiệu quả, thiết thực các nghị định thư, thỏa thuận hợp tác về phòng, chống tội phạm mạng đã ký kết với các nước.

Bên cạnh đó, cần tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế có trình độ phát triển cao về công nghệ thông tin để đào tạo nguồn nhân lực, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Bốn là, quản lý chặt chẽ các dịch vụ trên không gian mạng quốc gia cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam. Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet trên lãnh thổ Việt Nam phải tôn trọng chủ quyền và tuân thủ pháp luật Việt Nam; đặt cơ quan đại diện và máy chủ dữ liệu người dùng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam ở trong nước theo yêu cầu của nhà nước Việt Nam.

Năm là, các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm xác thực thông tin khi người dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, các nhân, khi phát hiện thông tin trên không gian mạng có nội dung vi phạm, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền sẽ ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến và yêu cầu xóa bỏ, truy cập, xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng và chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng xử lý các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin có nội dung vi phạm khi có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.

Sáu là, cần coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động người sử dụng Internet tuân thủ pháp luật, chuẩn mực đạo đức xã hội, văn hoá, đủ năng lực nhận biết, phân biệt đúng, sai, thật, giả, tích cực đấu tranh, phê phán các thông tin sai trái, bịa đặt, vu cáo, độc hại trên không gian mạng.

Như vậy, với đặc tính không biên giới, không gian mạng có phạm vi ảnh hưởng toàn cầu và tác động đến toàn thế giới. Những nguy cơ từ không gian mạng gia tăng tỷ lệ thuận đối với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin vào trong đời sống xã hội. Vì vậy, đảm bảo an ninh mạng đòi hỏi phải có giải pháp tổng thể, từ việc ban hành và thực thi chính sách, pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước, sự sáng tạo, tự chủ trong sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trên không gian mạng bảo đảm an toàn, an ninh mạng của các doanh nghiệp đến ý thức tham gia xây dựng một không gian mạng an toàn, lành mạnh của mỗi người dân.

Chính phủ (2014), Nghị định số 25/2014/NĐ-CP – Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

Bạn đang xem bài viết Làm Trong Sạch, Lành Mạnh Mạng Xã Hội trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!