Cập nhật thông tin chi tiết về Lào Cai: Bàn Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Pci, Papi, Dci mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sáng 12/5, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị chuyên đề nhằm phân tích, đánh giá kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành phố (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh, thành phố (PAPI), chỉ số năng lực điều hành cấp huyện (DCI) tỉnh Lào Cai năm 2016; bàn giải pháp nâng cao các chỉ số này trong thời gian tới.
Dự hội nghị có đồng chí Đặng Xuân Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, các huyện, thành phố; đại diện các hội, hiệp hội doanh nghiệp và một số doanh nghiệp trong tỉnh.
Về phía Trung ương có lãnh đạo và các chuyên gia Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại diện Ban Tư vấn quốc gia PAPI.
Năm 2016, PCI của Lào Cai đạt 63,49 điểm (tăng 1,17 điểm so với năm 2015), nằm trong nhóm rất tốt và xếp hạng 5/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong 10 chỉ số thành phần PCI 2016, Lào Cai có 6 chỉ số tăng điểm (chi phí gia nhập thị trường, tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin, chi phí không chính thức, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý) và 4 chỉ số giảm điểm (tiếp cận đất đai và tính ổn định trong việc sử dụng đất, chi phí thời gian trong thực hiện các thủ tục hành chính, cạnh tranh bình đẳng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp). Đặc biệt, những năm qua, tỉnh đã có chuyển biến tích cực trong nhiều lĩnh vực, như thủ tục thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, xúc tiến đầu tư, thương mại.
Bên cạnh đó, chỉ số PAPI năm 2016 của tỉnh đạt 35,72/60 điểm, xếp thứ 32/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và thuộc nhóm đạt điểm trung bình cao. Trong đó, có các chỉ số thành phần ở mức thấp, như: Thủ tục hành chính công (5,34 điểm, xếp thứ 54/63 tỉnh, thành phố); kiểm soát tham nhũng trong khu vực công (5,34 điểm, xếp thứ 57/63 tỉnh, thành phố)…
Theo điểm chỉ số DCI, thành phố Lào Cai đạt 79,77 điểm, là địa phương xếp hạng tốt nhất về năng lực điều hành kinh tế và cải thiện môi trường trong 9 huyện, thành phố của tỉnh. Cùng thuộc nhóm điều hành này có huyện Văn Bàn đạt 78,42 điểm xếp thứ hai, huyện Bắc Hà đạt 77,48 điểm xếp thứ ba. Huyện Bát Xát và huyện Sa Pa thuộc nhóm điều hành tốt. Huyện Mường Khương và huyện Bảo Thắng thuộc nhóm điều hành khá. Riêng huyện Bảo Yên và huyện Si Ma Cai ở phân nhóm năng lực điều hành trung bình.
Tại hội nghị, các chuyên gia và đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh đã góp ý một số giải pháp nâng cao chỉ số PCI, PAPI, DCI trong thời gian tới. Theo đó, Lào Cai cần tăng cường hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, nhất là lĩnh vực đất đai, bảo hiểm xã hội, thuế,phí,lệ phí, xây dựng, quản lý thị trường; giảm gánh nặng cho doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra, thanh tra, giảm chi phí không chính thức; xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng cho mọi thành phần doanh nghiệp được tiếp cận thông tin, các chính sách hỗ trợ, đất đai; có giải pháp phù hợp với nhóm doanh nhiệp nhỏ và siêu nhỏ; tăng cường công tác tham vấn doanh nghiệp, phát huy vai trò của các hội, hiệp hội doanh nghiệp tại tỉnh…
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Đặng Xuân Phong, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Những năm gần đây, công tác cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ công, phục vụ doanh nghiệp và người dân được các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai hết sức coi trọng. Tỉnh đã tích cực triển khai các giải pháp và đạt nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt môi trường đầu tư kinh doanh tại tỉnh được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, thành phố do VCCI công bố từ năm 2006 đến nay, Lào Cai luôn đứng trong tốp 10 cả nước. Tuy vậy, chất lượng dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp, nhất là các chỉ số thành phần của PAPI còn chậm được cải thiện.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương cần nỗ lực ở mức cao nhất để nâng cao mức độ hài lòng của doanh nghiệp và người dân đối với môi trường kinh doanh, công tác điều hành, thực thi chính sách, cung ứng dịch vụ công tại tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ: Tỉnh Lào Cai mong muốn cải thiện đồng bộ cả 10 chỉ số thành phần của PCI và 6 chỉ số nội dung của PAPI, vì vậy, đề nghị các chuyên gia của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ban Tư vấn quốc gia PAPI tiếp tục đưa ra các đánh giá, khuyến nghị; các đại biểu doanh nghiệp, người dân tích cực có phản hồi thẳng thắn, khách quan về môi trường kinh doanh và công tác quản trị, hành chính công tại tỉnh. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương nghiêm túc tiếp thu và có biện pháp cụ thể, thiết thực thực hiện các nhóm giải pháp duy trì, nâng cao PCI, PAPI tỉnh Lào Cai và DCI các huyện năm 2017, với mục tiêu hướng đến là phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh phát triển.
Bàn Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Pci
Tin tuc tong hop hang ngay, tin trong tinh Thai Nguyen
Ngày 17-4, đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đã chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 29-3-2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và bàn giải pháp nâng cao chỉ số PCI trong thời gian tới. Dự Hội nghị có đồng chí Bùi Xuân Hòa, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh (ảnh).
Trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đạt được, môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, cần sớm có giải pháp khắc phục. Vì thế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Để triển khai thực hiện Nghị quyết, tại Hội nghị, Sở Kế hoạch – Đầu tư, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo PCI tỉnh đã tham mưu Kế hoạch triển khai Nghị quyết. Theo đó, nhiều giải pháp đã được đưa ra và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng sở, ngành.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo PCI tỉnh, tổng điểm PCI của tỉnh năm 2018 đạt 64,24/100 điểm, xếp thứ 18/63 tỉnh, thành, tụt 3 bậc và thấp hơn 0,21 điểm so với năm 2017. Trong 10 chỉ số thành phần chấm điểm PCI, có 6 chỉ số giảm điểm, 4 chỉ số tăng điểm.
Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Nhữ Văn Tâm nhấn mạnh: Cải thiện vị trí xếp hạng PCI là mục tiêu mà tỉnh phấn đấu trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Để đạt được kết quả này, căn cứ kết quả chấm điểm của từng chỉ tiêu thành phần năm 2018 và những năm trước đó, mỗi sở, ngành chức năng cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp khắc phục và thực hiện tốt nhiệm vụ theo Kế hoạch phân công của UBND tỉnh về việc triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Cùng với đó, thực hiện có hiệu quả việc tổ chức đối thoại với doanh nghiệp; chú trọng cải cách thủ tục hành chính, nhất là kỹ năng nghề nghiệp và thái độ phục vụ của cán bộ, công chức…
Đối với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh và các hội doanh nghiệp trên địa bàn, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị thông qua các diễn đàn nội bộ, Hiệp hội và các hội sẽ tích cực tuyên truyền để các thành viên nắm bắt và hiểu hơn về cơ chế, chính sách của tỉnh; đồng thời động viên các doanh nghiệp tự giác nâng cao nhận thức, tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh đến Hiệp hội, hội doanh nghiệp đang sinh hoạt hoặc cấp ủy, chính quyền địa phương để được giải quyết kịp thời. Giao Sở Tài nguyên – Môi trường tham mưu, đề xuất quy định về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án…
Ninh Thuận: Đẩy Mạnh Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Pci
Theo kết quả xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), năm 2019, tỉnh Ninh Thuận đạt 64,89 điểm, tăng 2,68 điểm, đứng thứ 37/63 tỉnh, thành phố tăng 6 bậc so với năm 2018. Đây là kết quả xếp hạng cao thứ nhì của tỉnh Ninh Thuận trong vòng 15 năm qua (năm 2012, xếp hạng 18/63). Kết quả này đưa Ninh Thuận nằm ở nhóm 32 địa phương có chất lượng điều hành kinh tế khá trên Bảng xếp hạng PCI năm 2019.
Nhìn lại quá các hạng trình thực hiện Chỉ số PCI trong những năm qua, từ thành tích vượt trội năm 2012 với vị trí 18/63 trong Bảng xếp hạng PCI quốc gia, tỉnh Ninh Thuận đã đối mặt với những kết quả đánh giá đáng quan ngại của cộng đồng doanh nghiệp (DN), điểm số cạnh tranh không cải thiện, thứ hạng cạnh tranh rơi xuống sâu. Từ thực tế trên, với tinh thần cầu thị, lắng nghe, lãnh đạo tỉnh cùng các cơ quan trong tỉnh đã khoanh vùng các nút thắt về thể chế, các mấu chốt về cải cách, từ đó tập trung phân tích, đánh giá những mặt tồn tại, hạn chế để có biện pháp khắc phục, qua đó nâng cao mức độ hài lòng của cộng đồng DN, xây dựng lòng tin và quan hệ đối tác với các DN.
Trong 10 chỉ số thành phần PCI năm 2019, Ninh Thuận có 7/10 chỉ số thành phần tăng điểm, gồm: Gia nhập thị trường, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động của chính quyền tỉnh, đào tạo lao động, cạnh tranh bình đẳng, thiết chế pháp lý và an ninh trật tự. Trong đó, tăng cao nhất là chỉ số tính năng động của chính quyền tỉnh tăng 1,88 điểm và Chỉ số Gia nhập thị trường tăng 1,88 điểm. Điều này cho thấy, mức độ năng động, sáng tạo của chính quyền có chuyển biến tích cực rõ nét, công tác giải quyết khó khăn, vướng mắc cho DN có nhiều tiến bộ, môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, chi phí không chính thức tiếp tục giảm, cơ chế pháp lý đã tạo được niềm tin cho DN.
Nhằm nâng cao mức độ hài lòng của cộng đồng DN, thời gian qua, lãnh đạo tỉnh đã tổ chức đối thoại DN theo từng chuyên đề định kỳ hàng tháng theo hướng tập trung tháo gỡ, giải quyết các vấn đề khó khăn cho DN; thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công đã góp phần tạo thuận lợi cho người dân, DN trong việc thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời giảm đáng kể thời gian, chí phí… qua đó mở rộng tương tác giữa lãnh đạo tỉnh và các sở ngành với DN thông qua Hiệp hội DN và Hội Doanh nhân trẻ bằng nhiều hình thức phong phú như: Café doanh nhân, tạo nhóm tương tác trên mạng xã hội… đã tạo sự thân thiện giữa chính quyền với DN cũng như tăng kết nối trong cộng đồng DN của địa phương.
Một trong những cách làm rất hiệu quả để cải thiện và nâng cao Chỉ số PCI trong năm 2019 được ghi nhận và đánh giá cao đó là kể từ năm 2018, UBND tỉnh đã thông qua chủ trương triển khai Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương thuộc tỉnh (DDCI 2018 -2019) do UBND tỉnh mời Công ty Indochina Survey tiến hành thực hiện trên 35 đơn vị gồm 28 sở, ban, ngành và 7 địa phương. Khảo sát DDCI trên cơ sở thăm dò mức độ hài lòng của nhà đầu tư, DN, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã đang đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh để nghiên cứu giải pháp để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hàng năm, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại của những lĩnh vực được khảo sát. Qua đó tạo ra sự lan tỏa truyền thông mạnh mẽ về DDCI 2018-2019 của tỉnh, làm nền tảng quan trọng trong nỗ lực triển khai cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đây là cách làm hay, khách quan và đã chứng minh được hiệu quả cải cách bền vững ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Sự nỗ lực của tỉnh trong thời gian qua đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, DN phát triển. Cụ thể: trong năm đã có 529 DN được thành lập mới, tăng 22,7%, cao nhất từ trước tới nay, nâng tổng số DN đến ngày 31-12-2019 là 3.164 DN hoạt động. Đã cấp mới quyết định chủ trương đầu tư và chủ trương địa điểm cho 34 dự án với tổng vốn đăng ký 24.253 tỷ đồng. Cũng trong năm 2019, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh đã có 18 dự án điện mặt trời đã hoàn thành và đưa vào hoạt động, với tổng công suất 1.183 MW; khởi công 3 dự án điện gió công suất 151,5 MW và 12 dự án điện mặt trời với công suất 594 MW; một số dự án lĩnh vực du lịch được đẩy nhanh tiến độ như dự án Sunbay Park Hotel & Resort, Green Hotel… Nhờ đó tình hình kinh tế – xã hội được duy trì ổn định và có chuyển biến tích cực toàn diện, thu ngân sách đạt 4.274 tỷ đồng, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Để tiếp tục hỗ trợ cho DN phát triển, Ninh Thuận đang triển khai quyết liệt, mạnh mẽ hơn bằng các giải pháp thiết thực, cụ thể. Theo chỉ đạo của đồng chí Lưu Xuân Vĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị Công bố kết quả Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và Chỉ số đánh giá năng lực điều hành cấp sở, ban, ngành và địa phương năm 2019 mới đây cho thấy tỉnh Ninh Thuận cam kết sẽ luôn đồng hành, tháo gỡ khó khăn cùng DN với tinh thần quyết tâm cao nhất. Bên cạnh đó tiếp tục tập trung cải thiện các chỉ số có xếp hạng trung bình và thấp, đồng thời triển khai các chính sách về phát triển DN; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, hỗ trợ sản xuất kinh doanh; hỗ trợ DN tiếp cận thông tin và khai thác, mở rộng thị trường; nhanh chóng, kịp thời nắm bắt các khó khăn của DN để có giải pháp tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc…
Với sự quyết tâm, nỗ lực cao nhất của các cấp chính quyền trong tỉnh, tin rằng, Chỉ số PCI của tỉnh trong năm 2020 và những năm tiếp theo sẽ có nhiều chuyển biến tích cực và đột phá.
Cải Thiện Và Nâng Cao Chỉ Số Papi: Giải Pháp Hướng Đến Người Dân
Trong lĩnh vực xây dựng, có cơ chế phối hợp giữa chính quyền cơ sở, chủ đầu tư và MTTQ cấp xã để liên thông thông tin về những công trình xây dựng tại địa phương, có chế tài cụ thể để đơn vị thi công phải tạo điều kiện cho Ban giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện chức năng.
Thực hiện đúng các quy định về công khai, minh bạch thu, chi ngân sách cấp xã; việc công khai phải cụ thể, chi tiết, lựa chọn hình thức và vị trí phù hợp để thuận tiện cho người dân tiếp cận và giám sát; đồng thời, phát huy vai trò giám sát của HĐND cấp huyện, cấp xã, MTTQ và các đoàn thể quần chúng, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương để kịp thời ngăn chặn những dấu hiệu tiêu cực, xử lý theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm các quy định về quản lý tài chính, tài sản công.
Nâng cao trách nhiệm giải trình của chính quyền với người dân, thực hiện tốt việc tiếp công dân theo quy định để kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, định kỳ tổ chức đối thoại với nhân dân. Mức độ và hiệu quả tiếp xúc với chính quyền cần nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng giao tiếp với người dân của đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, khóm, ấp để nâng cao sự tin tưởng và giải quyết tốt các khúc mắc của người dân. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết có hiệu quả những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân. Tạo điều kiện và tăng cường sự góp ý của người dân để xây dựng chính quyền.
Phát huy mạnh mẽ vai trò của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn, tập huấn nâng cao kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ và các quy định của pháp luật, các quy trình cơ bản cho Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn, nội dung tập huấn mang tính sát thực và phù hợp tình huống thực tiễn.
K.P
Bạn đang xem bài viết Lào Cai: Bàn Giải Pháp Nâng Cao Chỉ Số Pci, Papi, Dci trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!