Cập nhật thông tin chi tiết về Lh Các Hội Vhnttổng Kết Hoạt Động Năm 2022 mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vào lúc 8 giờ 30 ngày 18-3-2016, Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2015, triển khai phương hướng, nhiệm vụ và phát động thi đua năm 2016 tại Hội trường của Liên hiệp Hội (lầu 2, số 81 Trần Quốc Thảo, P.7, Q.3, TP.HCM), có sự tham dự của đồng chí Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh; đồng chí Lê Văn Minh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.Hồ Chí Minh.
– Năm 2015 với nhiều ngày lễ và sự kiện trọng đại của TP.Hồ Chí Minh và cả nước, Liên hiệp Hội và 9 hội thành viên đã tích cực tiến hành các hoạt động đầu tư sáng tác, quảng bá tác phẩm phù hợp với nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần tích cực tuyên truyền các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Các hoạt động sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học – nghệ thuật diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức phong phú đa dạng, góp phần tích cực trong đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân thành phố, thu hút đông đảo sự hưởng ứng của văn nghệ sĩ; nhiều công trình, chương trình, tác phẩm có giá trị được Liên hiệp Hội và các Hội tổ chức thực hiện nhằm chào mừng các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn… Cụ thể, sau 2 năm thực hiện Cuộc vận động sáng tác trong văn nghệ sĩ cả nước kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2015) và 125 năm Ngày sinh Bác Hồ (19/5/1890 – 19/5/2015), Liên hiệp Hội đã nhận được 521 tác phẩm và thẩm định, trao giải cho 38 tác phẩm. Các hội thành viên cũng có nhiều hoạt động sôi nổi. Hội Nhà văn đầu tư hỗ trợ cho 40 tác phẩm; in và phát hành 1.000 bộ sách Giải thưởng hàng năm của Hội giai đoạn 2010 – 2015… Hội Âm nhạc tổ chức đi thực tế sáng tác và biểu diễn giao lưu ở các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ, các đơn vị quân đội; đầu tư hỗ trợ cho nhiều ca khúc mới chào mừng 40 năm giải phóng miền Nam, chào mừng Đại hội Đảng các cấp, ca khúc thiếu nhi; phối hợp tổ chức các đêm nhạc: “Tự hào 40 năm Thành phố mang tên Người”, “Mùa xuân và chiến sĩ”, “Lời Bác vọng mãi ngàn năm”, “Âm vang Thành phố sáng tên Người”… kỷ niệm các ngày lễ lớn. Hội Sân khấu tổ chức Trại Sáng tác tại Đồng Tháp và 2 chuyến đi thực tế tại Đồng Nai, Lâm Đồng; thẩm định và đề xuất đầu tư cho 23 tác phẩm; thành lập nhóm thiếu nhi “Bầu trời xanh” đào tạo thế hệ nghệ sĩ kế thừa cho sân khấu truyền thống. Hội Điện ảnh tổ chức đi thực tế sáng tác đề tài “Nông thôn mới” và chuyến đi về nguồn “Hành trình theo chân chiến dịch Hồ Chí Minh”; tổ chức các tuần lễ phim chào mừng các ngày lễ lớn; in quảng bá 4.500 DVD các phim tài liệu về lịch sử, truyền thống cách mạng, văn hóa… Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế, tồn tại, như: công tác chính trị tư tưởng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin, thời sự của văn nghệ sĩ, nhất là những diễn tiến phức tạp trên Biển Đông, cũng như những ý đồ đen tối của những phần tử xấu trên lĩnh vực văn học – nghệ thuật trong thời gian gần đây. Do chủ trương đưa kinh phí đầu tư hỗ trợ sáng tác xuống cho các Hội là chủ yếu, nên công tác tiếp nhận và phân bổ kinh phí bị chậm so với mọi năm, vì vậy việc sử dụng và thanh quyết toán còn gặp nhiều khó khăn. Công tác lý luận – phê bình vẫn còn hạn chế. Công tác quảng bá tác phẩm tuy đã được quan tâm hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giới thiệu nhiều tác phẩm lớn, tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao đến với đông đảo công chúng. Do việc tham mưu xây dựng quy chế xét giải thưởng chưa thật sự khoa học, thiếu toàn diện, nên kết quả xét giải thưởng “Cuộc vận động Sáng tác văn học – nghệ thuật chào mừng 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, và 125 năm sinh nhật Bác Hồ” còn thiếu giải thưởng dành cho một số ngành nghệ thuật biểu diễn, nên có phần hạn chế hiệu quả và tác động định hướng sáng tạo của giải thưởng. Việc quản lý, sử dụng và khai thác trụ sở 81 Trần Quốc Thảo dù có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung còn lúng túng, chưa tạo đủ nguồn thu để trang trải các chi phí trong việc vận hành, bảo trì tòa nhà… (trích báo cáo).
Phát huy những kết quả đạt được, năm 2016, Liên hiệp Hội tiếp tục hưởng ứng việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tập trung nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng và định hướng sáng tác cho hội viên qua các chuyến đi về nguồn, các lớp bồi dưỡng chính trị ngắn hạn. Tổ chức tổng kết 30 năm đổi mới văn học – nghệ thuật dưới sự lãnh đạo của Đảng (1986-2016); Tổ chức Hội thảo khoa học “Vai trò của văn học – nghệ thuật và văn nghệ sĩ Sài Gòn góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước”; Tổ chức Hội thảo về công tác báo chí trong văn học – nghệ thuật tại TP. Hồ Chí Minh (Tuần báo Văn Nghệ chúng tôi chủ trì); Xây dựng phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ một cách toàn diện cả về số lượng và chất lượng…; Đổi mới phương thức hoạt động, chú trọng hỗ trợ đầu tư sáng tạo theo chiều sâu, coi trọng chất lượng và hiệu quả sáng tạo. Đặc biệt quan tâm đến những tác phẩm, công trình có quy mô vừa và lớn…
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đánh giá cao đóng góp của đội ngũ văn nghệ sĩ trong các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị và đời sống tinh thần nhân dân TP.Hồ Chí Minh trong năm 2015. Đồng chí đề nghị Liên hiệp Hội và các Hội chuyên ngành đề xuất thật cụ thể những chính sách, cơ chế, điều kiện gì cần được thành phố quan tâm, đầu tư, hỗ trợ để hoạt động hiệu quả hơn. Ông nhấn mạnh mối quan hệ phối hợp giữa các ban Đảng, các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp của thành phố đối với lĩnh vực văn học – nghệ thuật cần phải có sự gắn kết, đồng bộ; phát huy sức mạnh của nhau để xây dựng đời sống văn hóa nghệ thuật đáp ứng được nhu cầu của người dân thành phố và cả nước. Văn học – nghệ thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng con người mới, góp phần xây dựng thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh hiện đại, nghĩa tình. Vì vậy, nhất thiết phải đưa được Nghị quyết Đại hội Đảng lần X của thành phố ở lĩnh vực văn hóa vào cuộc sống thông qua những kế hoạch, hoạt động cụ thể với vai trò chủ đạo của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên.
Cuối chương trình Hội nghị Tổng kết, Liên hiệp Hội đã tuyên dương các cá nhân và tập thể đoạt giải cao tại Liên hoan Trình diễn thơ và Triển lãm thư pháp 2016 do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức tại Kiên Giang nhân Ngày Thơ Việt Nam vào ngày 22-2-2016 vừa qua.
Dương ĐôngTuần Báo Văn Nghệ chúng tôi số 394
Hội Nghị Tổng Kết Công Tác Bệnh Viện Và Hoạt Động Công Đoàn Năm 2022; Triển Khai Phương Hướng, Nhiệm Vụ Năm 2022.
dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Phạm Ngọc Thơm – Phó Giám đốc Sở Y tế, đồng chí Mai Gia Bình – Chủ tịch Công đoàn ngànhY tế Thanh Hoá cùng các đồng chí là đại diện các phòng chức năng của Sở Y tế Thanh Hóa, Công đoàn ngành Y tế Thanh Hoá. Về phía Bệnh viện, có Ban Giám đốc, Ban Chấp hành Đảng ủy, Ban chấp hành Công đoàn, Ban Lãnh đạo các Khoa, Phòng, và cán bộ viên chức, người lao động và đoàn viên công đoàn trong Bệnh viện.
Tại Hội nghị, sau lời phát biểu khai mạc của Ths.BSCKII. Trần Văn Thiết – Giám đốc Bệnh viện, BSCKI. Nguyễn Quang Hưng – Phó giám đốcđã trình bày báo cáo Tổng kết hoạt động Bệnh viện năm 2018 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2019.
Ths.BSCKII. Trần Văn Thiết – Giám đốc Bệnh viện
Báo cáo nêu rõ: Trong năm qua, nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Sở Y tế; sự giúp đỡ của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương; sự giúp đỡ của các đơn vị y tế trong tỉnh và trung ương; sự đoàn kết thống nhất lãnh đạo của Đảng bộ, Chính quyền và các Đoàn thể chính trị xã hội; sự nỗ lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của toàn thể CBVC-NLĐ; vì vậy, công tác Bệnh viện dù trong hòan cảnh rất khó khăn vẫn bình ổn, phát triển và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
BSCKI. Nguyễn Quang Hưng – Phó Giám đốc trình bày báo cáo Tổng kết hoạt động Bệnh viện năm 2018 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2019
Đặc biệt trong tháng 4 năm 2018, với sự giúp đỡ của các GS- Bác sỹ BV Trung ương Quân đội 108 về chuyển giao kỹ thuật, Bệnh viện đã triển khai thành công phẫu thuật nội soi cắt trực tràng và mạc treo qua đường hậu môn đối với ung thư trực tràng thấp, đến nay kỹ thuật đã thành thường quy, mang lại chất lượng sống tốt hơn rất nhiều cho người bệnh; Từ tháng 5/2018, được sự đồng ý của Sở Y tế, Bệnh viện đã phối hợp triển khai thành công nút mạch điều trị các khối u gan trên hệ thống chụp mạch DSA của Bệnh viện Nhi, mở ra một hướng hợp tác mới.
Năm 2018, nhiều chỉ tiêu về chuyên môn đều đạt và vượt kế hoạch được giao. Bệnh viện đã ứng dụng nhiều quy trình kỹ thuật chuyên môn, kỹ thuật mới, kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị đáp ứng kịp thời với nhu cầu khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Đẩy mạnh phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục cán bộ viên chức, người lao động Bệnh viện đổi mới phong cách, tinh thần thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
Những thành tích đạt được xứng đáng là tiền đề vô cùng quan trọng để Bệnh viện tự tin bước vào năm 2019. Nhiệm vụ đặt ra trong năm 2019 là vô cùng nặng nề, nhiều thuận lợi nhưng cũng nhiều thách thức. Tuy vậy, với một “tâm thế mới, diện mạo mới, hành động mới”, toàn thể CBVC-NLĐ Bệnh viện Ung bướu quyết tâm nỗ lực hết mình vì sự phát triển của Bệnh viện.
BSCKII. Nguyễn Huy Phương – Chủ tịch Công đoàn, Phó Giám đốc phát biểu
Hội nghị tiếp tục được lắng nghe 02 báo cáo của các đồng chí Hoàng Sỹ Tuyên – Trưởng phòng Tài chính kế toán, Báo cáo tình hình tài chính năm 2018; đồng chí BSCKII. Nguyễn Huy Phương – Chủ tịch Công đoàn,Phó Giám đốc với Báo cáo hoạt động của Công đoàn bệnh viện năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019.
Đồng chí Hoàng Sỹ Tuyên – Trưởng phòng Tài chính kế toán
Hội nghị cũng đã được nghe nhiều ý kiến tham luận thẳng thắn, tâm huyết của đại diện các khoa, phòng trong việc đánh giá những mặt đã làm được, chưa làm được đồng thời chỉ ra những hạn chế, yếu kém cũng như các giải pháp khắc phục để nâng cao chất lượng bệnh viện từ các khoa phòng như khoa Khám bệnh, Khoa Hóa trị, Khoa Dược và Vật tư y tế, …
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Phạm Ngọc Thơm – Phó Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của tập thể cán bộ viên chức, người lao động bệnh viện đã vượt qua những khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần không nhỏ vào thành tích chung của ngành y tế Thanh Hóa. Tuy nhiên, đồng chí cũng nhấn mạnh Bệnh viện cần tập trung chú trọng một số nội dung trong năm 2019, như:Việc chuyển bệnh viện sang cơ sở mới vào năm 2019; xây dựng khối đoàn kết Bệnh viện; đào tạo nhận lực, chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước; đẩy mạnh việc thực hiện quy tắc ứng xử; thực hiện cơ chế tự chủ; kiểm soát nhiễm khuẩn, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh …
Đồng chí Phạm Ngọc Thơm – Phó Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa
Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Ths.BsCKII. Trần Văn Thiết- Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Bệnh viện đã tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phạm Ngọc Thơm – Phó Giám đốc Sở Y tế cũng như các ý kiến tham luận tại Hội nghị, đồng thời kêu gọi toàn thể CBVC, người lao động bệnh viện đoàn kết, nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các phong trào thi đua, tập trung mọi giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bệnh viện với “mục tiêu hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và cao hơn nữa là sự hài lòng của người dân. Hội nghị đã kết thúc trong không khí tràn đầy thân mật, hồ hởi, vui tươi và đoàn kết./.
Một số hình ảnh của buổi Hội nghị :
Diệu Linh
Hoạt Động Đại Biểu Quốc Hội
Nạn chặt phá rừng đầu nguồn diễn biến ngày càng nghiêm trọng
Nạn chặt phá rừng ở Việt Nam hiện nay đang trở thành vấn đề hàng đầu cần được giải quyết triệt để. Hiện diện tích rừng tự nhiên đang ngày càng suy giảm. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng phá rừng do người dân chưa có nhận thức đúng đắn về quy hoạch đât rừng hợp lý, người dân sống ở khu vực xung quanh vẫn có thói quen lên rừng chặt cây làm nhà, bán gỗ, đốn củi một cách thiếu ý thức; quy hoạch rừng để xây dựng thuỷ điện, nhà máy, làm trang trại; bà con đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tập tục đốt rừng làm nương rẫy, nhà cửa để phục vụ cho việc di canh di cư; do sự tham gia, câu kết của cán bộ kiểm lâm với lâm tặc chuyên chặt phá cây rừng. Có thể thấy, tình trạng này chiếm phần lớn tỷ lệ cây rừng bị chặt phá ở nước ta hiện nay.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong năm 2018, lực lượng chức năng đã phát hiện trên 12.900 vi phạm pháp luật về rừng. Điều đáng nói là số vụ phá rừng giảm nhưng số vụ bị xử lý, khởi tố hình sự lại tăng mạnh với 363 vụ, tăng 51 vụ ( tăng 16%) so với năm 2017, trên 16.027 m3 gỗ các loại bị tịch thu (giảm 7% so với năm 2017). Cũng trong năm 2018, có 4.967 vụ vận chuyển, mua bán trái pháp luật gỗ, lâm sản ( giảm 25% so với năm 2017) bị phát hiện và xử lý, tịch thu 16.027 m3 gỗ.
Giải pháp nào cho vấn nạn phá rừng ở nước ta hiện nay?
Thực tế, diện tích rừng tự nhiên ở Việt Nam đang ngày càng suy giảm nhanh với tốc độ chóng mặt. Nhất là độ che phủ rừng ở khu vực miền Trung. Độ che phủ ở nước ta hiện còn chưa đến 40%, diện tích rừng nguyên sinh còn khoảng 10%. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp ( Bộ NN và PTNT), chỉ trong hơn 5 năm từ năm 2012 -2017, diện tích rừng tự nhiên đã bị mất do chặt phá rừng trái pháp luật mất chiếm 11%, 89% còn lại do chuyển mục đích sử dụng rừng tại những dự án được duyệt. Năm 2019, riêng phá rừng đã phát hiện 1.179 vụ, tăng trên 16% so với năm 2018, vận chuyển động vật hoang dã tăng 21%.
Anh Nguyễn Khắc Trưởng, cán bộ Lữ đoàn 382, Quân khu I cho biết, rừng của chúng ta hiện nay cạn kiệt rất nhiều do việc quản lý của cán bộ các cấp, cấp cơ sở chưa được chặt chẽ, có sự nương nhẹ trong công tác xử lý dẫn tới việc phá rừng có chiều hướng phức tạp.
Chặt phá rừng là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, môi trường môi sinh bị ô nhiễm, lũ lut, cháy rừng…Nạn chặt phá rừng cũng là nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái, bão, lũ quét, sạt lở đất, dịch bệnh phát sinh. Mùa bão lũ xảy ra ở nước ta ngày càng tăng, trở thành mối đe hoạ nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế nước nhà. Theo báo cáo của Tổ chức FAO, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ các hiện tượng thiên tai, bão lũ, cháy rừng. Thống kê trong số hàng chục vụ cháy rừng gần đây, trong đó có những vụ gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên Mùa A Vảng, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho người dân ở những địa bàn không được hưởng tiền dịch vụ môi trường rừng, đặc biệt là nhiều nơi ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên thay cho chi phí trồng rừng để người dân có trách nhiệm tham gia bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Nơi nào để xảy ra cháy rừng thì giảm trừ tiền hỗ trợ, khi đó người dân tự thấy việc tham gia phòng, chống cháy rừng là bảo vệ đời sống của họ.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên Mùa A Vảng
Theo số liệu thống kê về tài nguyên rừng, Việt Nam có khoảng 6 triệu hecta rừng dễ cháy. Tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp ở Việt Nam cũng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng. Con người chặt phá rừng đầu nguồn để phục vụ sản xuất nông nghiệp, khai thác gỗ, xây dựng thuỷ điện, giao thông hạ tầng…Chính điều này gây ra sự suy giảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm. So với các tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung của Việt Nam cũng đang phải hứng chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên do nạn chặt phá rừng. Nhiều diện tích rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ ở các tỉnh Miền Trung bị chặt phá. Và được thay thế bằng các thuỷ điện nên làm mất khả năng điều tiết nước thượng nguồn khi mưa lớn. Do đó, nơi đây cũng đang phải gặp tỉnh cảnh mưa lũ nghiêm trọng. Miền Trung còn chiu sự khắc nghiệt hơn khi hạn hán liên tục xảy ra do không có rừng.
Ông Nguyễn Bảo Khương, Chi Cục Phó Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình, cho biết, để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng như ứng phó thiên tai, thời gian qua, tỉnh Thái Bình đã quan tâm đến nâng cấp công trình phòng chống thiên tai, các biện pháp công trình và phi công trình, nâng cấp toàn bộ hệ thống đê biển đặc biệt là những tuyến đê trực diện với biển để chống được bão cấp 9 cấp 10 hay biện pháp phi công trình trong đó đặc biệt chú trọng tới công tác trồng rừng chắn sóng bảo vệ hệ thống đê biển.
Ông Nguyễn Bảo Khương, Phó Chi Cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình
Theo nghiên cứu của quỹ Châu Á, trong 20 năm qua, Việt Nam là một trong 5 nước có rủi ro thiên tai lớn nhất toàn cầu, với mức thiệt hại ước tính chiếm đến 1,5% GDP hàng năm. Bên cạnh đó là các hiện tượng hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất… đã và đang gây trở ngại cho sự phát triển của đất nước. Trên thực tế, rừng vẫn đang bị tàn phá, làm suy giảm về số lượng và chất lượng. Mất rừng là mất nơi trú ẩn, sinh cảnh của các loài động thực vật, mất đi các nguồn gen quý. Theo ước tính, Việt Nam đang mất đi 137 loài thực vật, động vật và côn trung mỗi ngày do phá rừng nhiệt đới, con số này tương đương với 50.000 ha, hoa màu là 19.000 ha và cây ăn quả là hơn 52.000 ha.
Chính phủ cần có giải pháp mạnh mẽ, kiểm điểm người đứng đầu để xảy ra phá rừng
Sinh kế của 1,6 tỷ người trên trái đất phụ thuộc vào rừng. Rừng đóng vai trò quan trọng trong cuốc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu; góp phần tích trữ nước cho các dòng sông, là nguồn cung cấp nước cho gần 50% các thành phố lớn nhất thế giới; giúp điều chỉnh tác động tiêu cựu của các hiện tượng thời tiết cực đoan…Tuy vậy, vì lợi nhuận, một bộ phận cán bộ cơ quan chức năng thiếu tinh thần trách nhiệm quản lý, tiếp tay cho lâm tặc đã và đang đang tàn phá rừng. Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Hoàng Văn Hùng, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên về vấn đề này.
Chúng tôi cho rằng đây là hồi chuông báo động vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng trong giai đoạn hiện nay. Nếu chúng ta không làm quyết liệt thì rõ ràng trong một thời gian nữa, rừng không còn và sẽ bị cạn kiệt, thậm chí sẽ bị các đối tượng khai thác trái phép. Hậu quả rừng chết, khai thác cạn kiệt, dẫn tới hậu quả vấn đề xói lở, vấn đề sạt lợ, lũ lụt rất nghiêm trọng tới môi trường.
Phóng viên: Theo Đại biểu bên cạnh những giải pháp của Chính phủ, thời gian tới cần có những giải pháp cụ thể nào nhằm ngăn chặn tận gốc vấn nạn này? Trân trọng cảm ơn đại biểu
Đại biểu Hoàng Văn Hùng, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên: Tôi cho rằng, để quản lý chặt vấn đề rừng cũng như vận chuyển động vật hoang dã, các cấp chính quyền phải giao cho các ngành chức năng, đặc biệt là lực lượng công an, kiểm lâm và chính quyền cấp xã, huyện cần phải nâng cao trách nhiệm. Ngoài việc tuyên truyền ra thì các lực lượng trên phải kiểm soát, tuần tra, xử lý, quản lý chặt và xử lý nghiêm những đối tượng khai thác trái phép và vận chuyển trái phép động vật hoang dã để nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã. Có như vậy, người dân mới nâng cao ý thức tự giác, ý thức chấp hành và pháp hiện những đối tượng khai thác trái phép và có thông tin kịp thời đối với chính quyền địa phương để xử lý dứt điểm tình trạng này.
Những con số do Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc ( FAO ) công bố khiến chúng ta phải giật mình. Mỗi năm có khoảng 130.000 km2 rừng trên thế giới bị biến mất do nạn phá rừng. Câu chuyện quản lý, bảo vệ “lá phổi xanh” ở Việt Nam đã, đang đặt ra nhiều vấn đề phải suy ngẫm, trong đó đáng báo động là rừng bị tàn phá bởi chính bàn tay con người. Mặc dù Việt Nam đã thực hiện nhiều nỗ lực tăng cường thực thi luật pháp, tuy vậy tình trạng khai thác gỗ trái phép vẫn là vấn đề nhức nhối. Đại biểu Hoàng Văn Hùng – Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên, cho rằng đã đến lúc cần có biện pháp mạnh hơn nữa, cứng rắn hơn nữa đối với các đối tượng lâm tặc, đặc biệt cần có biện pháp xử lý nghiêm một bộ phận cán bộ cơ quan chức năng chưa làm tròn trách nhiệm được giao, cán bộ kiểm lâm biến chất, đồng thời nâng cao công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về rừng mới có thể giải quyết được vấn nạn phá rừng./.
Qua 10 Năm Hoạt Động Của Ban Nông Nghiệp Xã
Thực hiện Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15-5-2008 của liên Bộ NN và PTNT và Bộ Nội vụ; Đề án của UBND tỉnh về “Tăng cường quản lý Nhà nước của UBND cấp xã đối với NN và PTNT”, đầu năm 2009, UBND tỉnh đã chỉ đạo mỗi huyện, thành phố chọn 2 xã, thị trấn thí điểm thành lập Ban Nông nghiệp xã (NNX). Đến tháng 1-2010, UBND tỉnh quyết định thành lập Ban NNX ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Sau hơn 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, Ban NNX đã phát huy vai trò quản lý Nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN và PTNT) ở cơ sở, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy việc củng cố, chuyển đổi HTX nông nghiệp cũ hoạt động theo Luật HTX năm 2012.
Xã Mỹ Tân (Mỹ Lộc) chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng hoa cho giá trị sản xuất ước đạt 500 triệu đồng/ha/năm.Đến nay toàn tỉnh có 211 Ban NNX được thành lập nhằm giúp UBND xã thực hiện 10 nhiệm vụ quản lý Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn theo Thông tư liên tịch số 61/2008/TTLT-BNN-BNV. Về nhân lực, tổng số có 1.094 nhân viên kỹ thuật nông nghiệp, bao gồm: 209 nhân viên bảo vệ thực vật, 213 nhân viên thú y, 223 nhân viên khuyến nông, 121 nhân viên khuyến ngư và khuyến diêm, 171 nhân viên quản lý đê nhân dân, 157 nhân viên thủy lợi. Các Ban NNX đều do một đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã kiêm Trưởng ban.
Sau khi thành lập và đi vào hoạt động, các Ban NNX đã tập trung tham mưu cho UBND xã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành sản xuất; chủ động phối hợp với các HTXDVNN xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp, lịch thời vụ, bố trí cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ và chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện. Tham gia tích cực vào chương trình xây dựng NTM, nhất là công tác lập các quy hoạch nông nghiệp, nông thôn; dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất và phát triển các mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất hàng hóa… Các Ban NNX đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, dự tính, dự báo, kịp thời nắm bắt và thông báo tình hình diễn biến sâu bệnh, đôn đốc, hướng dẫn, tuyên truyền đến các thôn xóm và hộ nông dân. Hướng dẫn các hộ nông dân đảm bảo thực hiện phòng trừ sâu bệnh theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thời điểm, đúng kỹ thuật, đúng thuốc, đúng liều lượng; tham mưu cho UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác phát triển chăn nuôi và công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Chủ động nắm bắt tình hình chăn nuôi trên địa bàn, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân phát triển chăn nuôi tập trung, vệ sinh chuồng trại đúng quy trình, thông báo lịch và trực tiếp tổ chức tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi. Thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh trên địa bàn, phát hiện và khống chế kịp thời các dịch bệnh nguy hiểm như: dịch tai xanh lợn, cúm gia cầm, dịch bệnh thủy sản… không để lây lan ra diện rộng. Hằng năm, Ban NNX phối hợp với Trạm Khuyến nông, các HTX, các doanh nghiệp tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất và áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân. Nhiều Ban NNX phối hợp với cơ quan Khuyến nông tỉnh, huyện xây dựng thành công nhiều mô hình sản xuất ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi giúp nông dân tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích. Các Ban NNX đã chú trọng tham mưu các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác quản lý đê, xây dựng các phương án phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”; tham gia xử lý các vụ vi phạm đê điều trên địa bàn. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức làm thủy lợi nội đồng, khơi thông dòng chảy và điều hành tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp ở cơ sở… Nhiều Ban NNX hoạt động tích cực, chỉ đạo điều hành tốt sản xuất điển hình như: Hải Tân (Hải Hậu), Trung Thành (Vụ Bản), Nghĩa Hồng (Nghĩa Hưng), Mỹ Hà (Mỹ Lộc), Yên Đồng (Ý Yên)…
Ban NNX được thành lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về NN và PTNT ở cơ sở đã tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX nông nghiệp chuyên tâm thực hiện chức năng của đơn vị kinh tế, tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo Luật HTX năm 2012; hỗ trợ tốt hơn cho việc phát triển kinh tế hộ. Mặt khác cũng tạo điều kiện để củng cố sàng lọc, duy trì hoạt động của các HTX thực sự đủ năng lực, loại bỏ đơn vị yếu kém. Nhiều HTX đã cùng chính quyền địa phương tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; trích vốn quỹ HTX để hỗ trợ xây dựng NTM, đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng. Đồng thời làm trung gian tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân, làm cầu nối giữa chính quyền và người dân. Như vậy, khi có Ban NNX, vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của UBND cấp xã đối với nông nghiệp, nông thôn được nâng cao hơn.
Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, Ban NNX cũng còn một số hạn chế, yếu kém. Nhiều Ban NNX chưa được bố trí đủ số lượng, thành phần các nhân viên kỹ thuật, thiếu Phó Ban; vẫn còn cán bộ chuyên môn chưa qua đào tạo, không có chuyên môn đúng vị trí công tác nên chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Địa phương có tỷ lệ cao nhân viên Ban NNX chưa qua đào tạo là: Ý Yên 25%, Nghĩa Hưng 22% nên năng lực tham mưu, chỉ đạo điều hành của nhiều cán bộ Ban NNX còn hạn chế. Việc chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất hiện nay vẫn chủ yếu do các HTXNN thực hiện. Mặt khác về tổ chức, Trưởng Ban NNX do Phó Chủ tịch UBND xã kiêm trong khi Phó Chủ tịch xã công việc nhiều nên thời gian tập trung cho Ban NNX cũng hạn chế. Phụ cấp chi trả cho thành viên trong Ban thấp nên thời gian hoạt động không được thường xuyên, kinh phí hoạt động của Ban NNX còn hạn chế. Ngoài ra, ở một số địa phương, HTXDVNN yếu kém chưa phát huy được vai trò trong thực hiện các dịch vụ điều hành thủy nông nên Ban NNX còn phải làm thay vai trò của HTX. Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo đối với Ban NNX. Đa số Ban NNX chưa thực hiện đủ, có lúc sai chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn như việc Ban NNX ký hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp, hộ nông dân và tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ vật tư nông nghiệp. Về địa điểm làm việc và phương tiện, thiết bị cho hoạt động của đa số Ban NNX còn thiếu; đến nay mới có 76/211 Ban NNX (chiếm 36%) có phòng làm việc riêng; 104/211 Ban NNX (49%) làm việc tại phòng của Trưởng Ban (Phó Chủ tịch UBND xã); 19/211 Ban NNX (9%) làm việc ở hội trường và 12/211 Ban NNX (6%) còn nhờ địa điểm làm việc ở văn phòng HTXNN. Trong khi đó, mức phụ cấp và thu nhập của cán bộ, nhân viên Ban NNX còn thấp và hầu như chưa được điều chỉnh so với thời kỳ đầu mới thành lập. Hầu hết các nhân viên kỹ thuật nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là cán bộ dưới 45 tuổi và chưa được đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, vì vậy cán bộ, nhân viên Ban NNX chưa thực sự yên tâm công tác. Nhiều Ban NNX thường xuyên biến động về nhân viên ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Ban NNX. Đến nay, Nam Định là địa phương thí điểm đầu tiên và duy nhất của cả nước về thành lập và tổ chức hoạt động Ban NNX nên không có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm. Theo đánh giá, phân loại của Sở NN và PTNT, qua 10 năm thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, có 40% số Ban NNX đạt loại khá, 40% trung bình và còn 20% yếu kém.
Để các Ban NNX thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ theo quy định thời gian tới cần tiếp tục có sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với tổ chức và hoạt động của Ban NNX; bổ sung nhiệm vụ tham mưu, tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, tái cơ cấu nông nghiệp. Tiếp tục rà soát, bổ sung cán bộ cho các Ban NNX đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng theo quy định. Định kỳ 6 tháng, hằng năm tổ chức đánh giá, phân loại các Ban NNX dựa trên kết quả thực hiện 10 nhiệm vụ theo Thông tư liên tịch số 61 và nhiệm vụ xây dựng NTM, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp. Sở NN và PTNT cũng đề nghị các cấp, ngành và các địa phương tiếp tục duy trì mô hình Ban NNX, đồng thời tăng cường chỉ đạo đổi mới chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ban NNX. Tăng mức phụ cấp cho cán bộ, nhân viên không chuyên trách của Ban NNX, đảm bảo ít nhất bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu của người lao động hiện nay. Hỗ trợ, tạo điều kiện để các nhân viên kỹ thuật nông nghiệp không chuyên trách được tham gia đóng bảo hiểm theo quy định của Luật BHXH năm 2014./.
Bạn đang xem bài viết Lh Các Hội Vhnttổng Kết Hoạt Động Năm 2022 trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!