Xem Nhiều 3/2023 #️ Loại Hình Kiến Trúc Cảnh Quan: Nâng Cao Chất Lượng Sáng Tác # Top 9 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 3/2023 # Loại Hình Kiến Trúc Cảnh Quan: Nâng Cao Chất Lượng Sáng Tác # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Loại Hình Kiến Trúc Cảnh Quan: Nâng Cao Chất Lượng Sáng Tác mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có thể nói, kiến trúc cảnh quan là lĩnh vực nghề nghiệp non trẻ nhất trong nhóm lĩnh vực hành nghề kiến trúc nói chung tại Việt Nam. Do đó, số lượng KTS thực sự hành nghề Kiến trúc cảnh quan còn khá khiêm tốn, chỉ một số ít được đào tạo bài bản và đúng chuyên ngành, phần lớn đều là những KTS được đào tạo về Kiến trúc và Quy hoạch. Với nền tảng chuyên môn và khả năng tư duy tốt về tổ chức không gian, hình khối và thẩm mỹ đô thị – kiến trúc, các KTS Quy hoạch và Kiến trúc (sau đây gọi chung là KTS cảnh quan) đã nhanh chóng tiếp cận, đam mê sáng tạo và sáng tác được không ít những tác phẩm cảnh quan và không gian cảnh quan đô thị chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cũng như giải quyết vấn đề khủng hoảng về môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu đã.

Bài viết chia sẻ một số quan điểm về những thành tựu đã đạt được của một số KTS cảnh quan Việt Nam trong 5 năm qua. Tác giả không chỉ đề cập đến những thành công của các tác phẩm và công trình cảnh quan đơn thuần, mà còn bàn luận về vai trò và giá trị của cảnh quan được các KTS lồng ghép trong các đồ án quy hoạch đô thị, công trình chỉnh trang cảnh quan đô thị, công trình kiến trúc dân dụng và công nghiệp cũng như những giải pháp thi công cảnh quan đặc sắc, giải quyết tốt bài toán môi trường khí hậu và phù hợp với xu hướng chung của kiến trúc cảnh quan thế giới.

Dấu ấn sáng tác

Trước sức ép của quá trình đô thị hoá, những ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu, các đô thị luôn tìm kiếm những giải pháp phát triển bền vững, tạo lập môi trường sống hạnh phúc cho cộng đồng. Những giải pháp kiến trúc cảnh quan thân thiện môi trường nhằm tạo ra môi trường sống lý tưởng, thu hút cư dân đô thị tham gia các hoạt động cộng đồng trong các không gian mở ngày càng được chú trọng và thể hiện vai trò không thể thiếu của yếu tố sinh thái cảnh quan. Khu đô thị sinh thái biển Lạc Việt – KTS Nguyễn Chí Thành thực hiện (Giải Bạc Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia (GTKTQG) năm 2018) là một minh chứng cụ thể cho xu hướng này. Dự án lấy vùng cảnh quan cây xanh mặt nước ở trung tâm đô thị làm ý đồ chiến lược tổng thể; kết hợp với việc khai thác giá trị tự nhiên, tính bản địa và kỹ thuật xử lý nước bằng thực vật. Giải pháp này không chỉ tạo ra một môi trường trong lành và hòa hợp với thiên nhiên, mà còn là điểm đến để nghỉ ngơi, thư giãn của cư dân sinh sống trong khu đô thị cũng như điểm tham quan hấp dẫn cho khách du lịch; qua đó, giúp gắn kết cộng đồng, nâng tầm giá trị nhân văn, tăng hiệu quả và giá trị công năng cũng như thẩm mỹ của toàn khu vực đô thị.

Chỉnh trang cảnh quan đô thị cho dịp tết cổ truyền dân tộc được đẩy mạnh trong thời gian qua tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM hay Vũng Tàu… Để có được những ngày vui xuân của cộng đồng thêm đa dạng hay thu hút khách thập phương, các đô thị lớn đã tổ chức cải tạo cảnh quan đô thị quy mô, bài bản, và trở thành những sự kiện cảnh quan được cộng đồng mong chờ. Những hình thức trình bày gắn với không chỉ linh vật của năm mà còn truyền tải thông điệp về niềm tin, khát vọng, định hướng phát triển của chính quyền và cư dân của mỗi đô thị. Hàng năm tuyến đường Hoa Nguyễn Huệ tại TP HCM, các công viên tại Vũng Tàu, công viên Văn Lang tại Việt Trì, hay Hồ Hoàn Kiếm tại Hà Nội… được thiết kế và thi công bởi các KTS, nhà thiết kế và thi công cảnh quan Việt Nam đã góp phần nâng cao chất lượng cảnh quan đô thị, khoác lên chúng những bộ áo mới, làm thay đổi diện mạo, hình thành nét văn hoá đặc trưng và hòa cùng với không khí vui tươi đón xuân của mỗi đô thị.

Cùng với đó, không thể không kể đến những biện pháp thực thi của chính quyền địa phương trong cải tạo cảnh quan đô thị nhằm hướng đến những môi trường cảnh quan lý tưởng cho cuộc sống của cộng đồng dân cư đô thị cũng như phát triển du lịch. Cuộc thi quốc tế Thiết kế cảnh quan ven sông Hàn tại Đà Nẵng, Dự án chỉnh trang cảnh quan ven sông Hương tại Huế, … với sự tham gia nhiệt tình của các nhà tư vấn cảnh quan là những minh chứng rõ ràng cho thực tiễn hoạt động này.

KTS cảnh quan Việt Nam đang dần khẳng định vai trò, năng lực thực hiện, phát huy hiệu quả và nâng cao chất lượng của các dự án, nhất là trong các dự án bất động sản và nghỉ dưỡng. Đối với các dự án cảnh quan khu đô thị, các dự án Green City của (KTS Nguyễn Thái Thuật Hiền), Goldmark City (KTS Lê Tuấn Long), Park Hill của (KTS Nguyễn Chí Thành), … đều là những đồ án thiết kế cảnh quan đô thị tiêu biểu. Mỗi công trình đều để lại nhiều dấu ấn trong việc xây dựng hình ảnh đặc trưng, kết hợp hài hoà, cân bằng giữa công trình kiến trúc và cảnh quan hay lợi ích kinh tế và giá trị cộng đồng. Tất cả các dự án đều có nét tương đồng: Yếu tố cảnh quan trở thành một trong những yếu tố quan trọng quyết định, nâng tầm dự án và tạo sự khác biệt mạnh mẽ về chất lượng dịch vụ và giá trị thẩm mỹ công trình.

Đối với nhóm dự án cảnh quan khu nghỉ dưỡng, Dự án Naman Retreat Pure Spa Đà Nẵng (Giải The Architecture MasterPrize 2019) và Oceanami Resorts (Giải Đồng GT KTQG 2018) của KTS Nguyễn Hoàng Mạnh là những công trình điển hình cho sự kết nối hài hòa giữa không gian nội thất, công trình kiến trúc với giá trị cảnh quan sinh thái, thiết lập vi khí hậu thuận lợi để hình thành nên môi trường lý tưởng cho nghỉ dưỡng, làm giàu cảm xúc và mang đến sự thư thái cho người sử dụng. Trong khi đó, Dự án Radison Blue (Malibu) của KTS Nguyễn Thái Thuật Hiền đề cao những giải pháp kết hợp đầy tinh tế giữa cội nguồn của các giá trị bản địa và nghệ thuật tạo hình hiện đại tiếp thu từ nền kiến trúc cảnh quan thế giới.

Nhóm công trình cảnh quan trường học bước đầu được quan tâm nhưng chưa nhiều trong thời gian qua. Khai thác những giá trị cảnh quan tự nhiên cho các trường học sẽ đem lại những cơ hội học tập và trải nghiệm có giá trị cho học sinh, góp phần phát triển bền vững trong môi trường giáo dục đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho người học có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với môi trường thiên nhiên. Đặc biệt là các trường học tại các khu vực đô thị hoặc đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, nơi mà không gian tự nhiên đang dần bị thay thế bởi hiện tượng bê tông hóa bề mặt và các công trình kiến trúc phục vụ cho các hoạt động của con người. Trường mầm non tư thục Abi, TP Bến tre (Giải Đồng GT KTQG 2018) của KTS Huỳnh Đàm Quốc Vũ đã thành công trong việc tạo lập môi trường cảnh quan trường học thân thiện và gắn kết với không gian xung quanh, mang đến cho các học sinh không gian học tập, vui chơi lý tưởng, phát huy được những tố chất và khả năng tiềm ẩn.

KTS cảnh quan còn trực tiếp thực hiện thi công cảnh quan, góp phần hiện thực hóa những ý tưởng thiết kế táo bạo, mang tính đột phá, khai thác các giá trị công nghệ cảnh quan; đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống và giá trị bất động sản cho các công trình thuộc thể loại khu đô thị và nhà ở. Công trình Mũi Né Bay resort của KTS Nguyễn Thái Thuật Hiền đã lồng ghép sáng tạo giữa những công nghệ quen thuộc (nhạc nước) và mới (nghệ thuật chữ rơi) để hình thành những không gian mới lạ, mang tính hấp dẫn cao. Trong khi đó, KTS Nguyễn Chí Thành đề xuất giải pháp công nghệ bể ngầm thu gom nước mưa để tái sử dụng và bảo vệ bộ rễ cây xanh cho rất nhiều dự án, trong đó có Dự án thi công cảnh quan trường Đại học Việt Đức, Bình Dương. Giải pháp bể ngầm góp phần giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của hiện tượng ngập lụt, tăng mức độ tiện nghi và linh hoạt sử dụng công năng cho các không gian cảnh quan. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ trong thi công vườn đứng, vườn trên mái, khai thác tự động hoá trong quản lý và phát triển công trình cảnh quan đang ngày càng được chú trọng nhằm tạo dựng điều kiện sống thân thiện môi trường và tăng tính tiện nghi cho tổng thể công trình. Đây là những hoạt động mang tính thích ứng cao và phù hợp với xu hướng phát triển của cảnh quan thế giới.

Các dự án hạ tầng cảnh quan thân thiện môi trường như: Dự án thí điểm cải tạo bờ sông ngăn sói lở tại trang trại An Nhiên của KTS Ngô Anh Đào hay giải pháp thi công bờ kè sinh thái tại dự án Làng Mít của KTS Vương Đạo Hoàng là những ví dụ tiêu biểu cho việc nghiên cứu và ứng dụng hạ tầng cảnh quan “mềm” thay cho “cứng”, nhằm hướng đến một môi trường sinh thái bền vững hơn trong tương lai.

Các KTS cảnh quan còn khẳng định được năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện các dự án có quy mô trong các đơn vị tư vấn nước ngoài đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam như Belt Collint (Hồng Kông), Ego Group (Ý) hay Land Sculptor Studio (Thái Lan)… Trong môi trường hợp tác này, các KTS cảnh quan Việt Nam đã thể hiện rất tốt năng lực hành nghề và sáng tác được nhiều tác phẩm, không chỉ có chất lượng tốt, giá trị thẩm mỹ cao mà còn lồng ghép nhiều triết lý thiết kế, giá trị văn hoá và bản sắc trong từng công trình cụ thể.

Khai thác giá trị tự nhiên để tạo sự khác biệt là giải pháp khá hiệu quả trong việc hình thành các công trình cảnh quan điểm nhấn và đã được vận dụng sáng tạo trong thời gian qua. Dự án cầu vàng tại khu nghỉ dưỡng Bà Nà Hills của KTS Vũ Việt Anh cho thấy khả năng sáng tạo và khai thác giá trị địa hình mạnh mẽ và ấn tượng khi giải pháp thiết kế cây cầu dài 150m ở độ cao 1000m so với mực nước biển vươn ra từ vách đá và được nâng đỡ bởi đôi bàn tay khổng lồ đã tạo ra lối đi ngoài không trung với tầm nhìn rộng lớn, bao quát cảnh quan tự nhiên của núi rừng trùng điệp.

Thể loại công trình công nghiệp cũng đang ngày càng quan tâm khai thác giá trị cảnh quan nhằm tạo ra môi trường lao động lý tưởng cho công nhân trong các nhà máy. Dự án Nhà máy TNG Võ Nhai của KTS Vương Đạo Hoàng là công trình tiêu biểu cho dự án cảnh quan khu công nghiệp. Giải pháp cảnh quan chung của dự án là sự kết hợp hài hoà giữa không gian sản xuất với khu vực vườn cảnh mang đậm giá trị đặc trưng của nhà máy may. Xen giữa các khối nhà xưởng sản xuất quy mô lớn là một không gian xanh mát với nhiều không gian nghỉ ngơi, trao đổi nhóm, thể dục thể thao, dạo bộ kết hợp với không gian hoạt động tập thể tạo cảm giác không còn là không gian công nghiệp mà là một khu công viên hấp dẫn, cuốn hút công nhân đến với không gian sản xuất có môi trường sinh thái bền vững và vô cùng lãng mạn. Qua đó, thể hiện sâu sắc triết lý lấy công nhân làm trung tâm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.

Song song với việc hướng đến sinh thái bền vững, KTS cảnh quan Việt Nam trong thời gian qua còn có vai trò rất lớn trong việc định hướng sử dụng vật liệu cảnh quan, trong đó đặc biệt là vấn đề khai thác giá trị cây xanh cho từng loại hình cảnh quan đặc trưng. Khi thực hiện triển khai khu nhà mẫu Vinhomes Central Park, KTS Nguyễn Thái Thuật Hiền sử dụng cây Chà Là làm loài cây chủ đạo trong khu đô thị, hình thành một chuẩn mực cây trồng đặc trưng mà hàng loạt các dự án của tập đoàn Vingroup và nhiều khu đô thị mới khác áp dụng. Đồng thời, các dự án cảnh quan cũng đang hướng đến đảm bảo tiêu chuẩn kiến trúc xanh nhằm tạo dựng môi trường phát triển bền vững cho các công trình cảnh quan.

KTS cảnh quan Việt Nam còn góp phần vào việc xây dựng các sự kiện và tác phẩm mang tính nghệ thuật cảnh quan có giá trị và tạo bước đột phá lớn trong lĩnh vực hoạt động kiến trúc cảnh quan. Đi đầu trong hoạt động này không thể không nhắc đến Nghệ sỹ cảnh quan Andy Cao, người đã có rất nhiều giải thưởng và tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trên khắp thế giới như Crystal Cloud ở công ty Swarovski ở Áo, Vườn Thủy Tinh ở Los Angeles, Crystal Cloud ở sân bay Jewel Changi… Tại Việt Nam, Andy Cao đã cùng với ngươi dân bản địa tạo ra tác phẩm nghệ thuật “Mây Pha Lê” trên đồi Mâm xôi, Mù Cang Chải. Đây không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật cảnh quan khai thác yếu tố vật liệu mới “xa xỉ” ở vùng đất xa xôi mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc kết nối cộng đồng và sự tham gia của họ trong quá trình xây dựng nên tác phẩm.

Lời kết

Mặc dù gặt hái được một số thành công nhất định, hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan cũng vẫn còn một số tồn tại không nhỏ. Trong đó, việc định hình phong cách cho từng đơn vị thiết kế chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế, vẫn còn nhiều tác phẩm, tác giả chưa thể hiện được phong cách rõ nét, còn nhiều dự án mang phong cánh lai tạp, nhại cổ, không gian cảnh quan đơn điệu và dập khuôn mẫu vẫn hiện diện ở khắp mọi miền của tổ quốc. Bên cạnh đó, công trình cảnh quan mới chỉ được đầu tư tập trung vào các công trình nhà ở và dịch vụ nghỉ dưỡng bởi những giá trị và hiệu quả kinh tế đem lại cho nhà đầu tư. Những nhóm công trình tôn giáo, cơ quan, công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật… chưa thực sự được quan tâm nhiều. Đây là những mảng công trình còn rất nhiều tiềm năng cần được nghiên cứu.

Tuy nhiên, trong quá trình giao thoa và hội nhập quốc tế, những dấu ấn tác phẩm và những “luồng gió mới” trong tư tưởng sáng tác cùng tiến bộ xã hội sẽ góp phần thu hẹp những trào lưu, tư duy và giải pháp thiết kế đi ngược với sự tiến bộ của toàn xã hội. Những giá trị bản sắc vùng miền, chuẩn mực sáng tác sẽ góp phần thúc đẩy sự lớn mạnh của giới KTS cảnh quan trong công cuộc chinh phục những giá trị bền vững mới, tạo lập môi trường sống lý tưởng và phù hợp với hơi thở của thời đại.

Sự tham gia vào hoạt động phản biện các đồ án, dự án và chiến lược tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho các đô thị, đặc biệt tại các khu vực đặc thù có giá trị văn hoá, xã hội, lịch sử, và cảnh quan… còn hạn chế. Chưa phát huy được vai trò và quan điểm dưới góc nhìn cảnh quan để bổ sung và hoàn chỉnh nội dung phản biện mang tính đa chiều cho giới KTS Việt Nam. Thực tế cho thấy, mảng công việc gắn với kiến trúc cảnh quan thường đi sau so với tổ chức không gian đô thị và xây dựng công trình kiến trúc, cách triển khai thực hiện này đã và đang hạn chế nguồn năng lượng và sự đóng góp của các KTS cảnh quan cho sự thành công hơn nữa của từng công trình, dự án.

Nhu cầu xã hội đối với lĩnh vực kiến trúc cảnh quan không hề nhỏ, nhưng số lượng các đơn vị tư vấn chuyên sâu ở Việt Nam chưa nhiều với số lượng KTS cảnh quan vô cùng hiếm, công tác đào tạo KTS cảnh quan còn nhiều hạn chế. Do đó, số lượng công trình cảnh quan do các KTS Việt Nam thực hiện còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, với những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua cũng như xu hướng hiện nay, số lượng công trình cảnh quan được thực hiện bởi KTS Việt Nam sẽ ngày càng chiếm ưu thế bởi lòng tin của chủ đầu tư với đội ngũ đang từng bước lớn mạnh này.

Với nhu cầu của xã hội và thực tế triển khai thực hiện của các đơn vị tư vấn như hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan là vô cùng lớn. Đây cũng là động lực quan trọng thúc đẩy công tác mở ngành và nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành kiến trúc cảnh quan tại các trường đại học của Việt Nam.

Cuối cùng, KTS cảnh quan đã tham gia nhiều hoạt động hợp tác quốc tế cả trong nghiên cứu khoa học và hành nghề, nhưng vẫn mang tính chất cá nhân là chủ yếu. Chính vì vậy, KTS cảnh quan cần có một hội tổ chức nghề nghiệp chính thống, được xã hội công nhận nhằm bổ sung hoàn chỉnh hệ thống tổ chức và xây dựng mối quan hệ hợp tác toàn diện với Hội KTS Việt Nam cũng như Hiệp hội Kiến trúc Cảnh quan thế giới.

TS.KTS. Phạm Anh Tuấn Chủ nhiệm Bộ môn Kiến trúc Cảnh quan, Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng (Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 08-2020)

——————————————————————————————————————-

Ghi chú: Bài viết nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và chia sẻ thông tin của KTS Thái Bình Dương (Ego Group), KTS Ngô Anh Đào, KTS Nguyễn Thái Thuật Hiền (LSS), KTS Vương Đạo Hoàng (MeinGarten), KTS Nguyễn Chí Thành (Palm Landscape). Tác giả bài viết xin trân trọng cảm ơn!

https://www.archdaily.com – https://kienviet.net

http://lss.vn – http://www.palm-landscape.com

https://vnexpress.net

Sáng Kiến Giúp Nâng Cao Chất Lượng Dạy Và Học

Trang chủ

Tin tức – Sự kiện

Thông tin tuyên truyền

Sáng kiến giúp nâng cao chất lượng dạy và học

Có thể nói mục đích của việc phát động phong trào viết sáng kiến trong ngành giáo dục là nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Do vậy, trong những năm qua, ngành Giáo dục – Đào tạo huyện Mường La đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó có việc đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến, đến nay phong trào này đã thu được những kết quả rất tích cực. Sau mỗi năm học lại có thêm hàng trăm sáng kiến ra đời, áp dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của huyện Mường La.

Để phong trào thực hiện sáng kiến được triển khai sâu rộng, hiệu quả, ngay từ đầu các năm học, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, nhà trường phát động và triển khai phong trào đến toàn thể cán bộ, giáo viên, chú trọng tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của phong trào. Động viên, khuyến khích đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên mạnh dạn đưa ra các ý tưởng, tìm tòi các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác. Gắn việc thực hiện phong trào thực hiện sáng kiến với những cuộc vận động chung của toàn ngành như: “Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đồng thời chú trọng công tác thi đua, khen thưởng. Khơi dậy lòng yêu nghề, yêu trò của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển. Với việc coi trọng chất lượng sáng kiến, tránh chạy theo số lượng, chạy theo tiêu chí đánh giá thi đua, ngành không đòi hỏi các sáng kiến phải như một đề tài nghiên cứu với những lập luận trừu tượng, mà yêu cầu sáng kiến là cái có thực, được tích lũy từ thực tế công việc. Những đề tài được công nhận đều được đánh giá cao và có tính ứng dụng thực tế.

Cô giáo Cao Thị Thanh Xuân, giáo viên trường Tiểu học thị trấn Ít Ong, huyện Mường La đã có 20 năm công tác trong ngành giáo dục. Trong suốt quá trình công tác, cô giáo Xuân đã được công nhận một năm là chiến sỹ thi đua cấp tỉnh và 9 năm là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Trong quá trình tham gia công tác, quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài sáng kiến thì một trong những đề tài, sáng kiến mà cô Xuân tâm đắc nhất đó là sáng kiến “Một số giải pháp về rèn đọc cho các em học sinh lớp 5A2, trường tiểu học thị trấn Ít Ong A năm học 2016 – 2017”. Qua sáng kiến sẽ giúp cho các giáo viên nhận ra giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục phổ thông, qua quá trình dạy học giúp các em học sinh hình thành các kỹ năng, nghe, nói, đọc, viết. Trong đó kỹ năng đọc có vai trò rất quan trọng đối với học sinh.

Trưởng tiểu học Ít Ong hiện có 80 cán bộ, giáo viên, 45 lớp, 4 điểm trường với 1.370 học sinh. Trong những năm qua, việc áp dụng sáng kiến đã giúp công tác giảng dạy của nhà trường ngày càng hiệu quả. Học kỳ 1 vừa qua, so sánh với kết quả học kỳ 1 năm học 2018 – 2019, tỷ lệ học sinh đạt học lực khá giỏi vượt 15%, tỷ lệ học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt cũng tăng lên 15%. Khẳng định việc áp dụng hiệu quả những sáng kiến đã giúp học sinh của nhà trường có hứng thú trong học tập. 

Để những sáng kiến thực sự đi vào công tác giảng dạy, các giáo viên cũng đã gặp phải nhiều khó khăn trong thời gian thực hiện. Đối với cô giáo Nguyễn Thị Hồng Tâm, giáo viên môn Vật Lý, trường THPT Mường La, khó khăn lớn nhất là phải củng cố cho học sinh các công thức, công cụ toán học hỗ trợ, cô Tâm đã phải nhờ thêm sự hỗ trợ của các giáo viên môn Toán đạt ở các lớp khối 10, giúp học sinh củng cố kiến thức toán cơ bản trong các tiết dạy bù đắp kiến thức, sáng kiến củng cố yêu cầu phải có sự kết hợp liên môn mới có thể thực hiện được tốt giải pháp đề ra. 

So với học kỹ I năm học 2018 – 2019, học kỳ I năm học 2019 – 2020 của nhà trường đã có nhiều kết quả tích cực, khi học sinh xếp loại giỏi tăng 0,9%, khá tăng 14,1%, xếp loại trung bình và yếu đều giảm rõ rệt. Cùng với đó, tại cuộc thi chọn đội tuyển học sinh Giỏi cấp trường tham dự kỳ thi chọn học sinh Giỏi cấp tỉnh năm học 2019-2020 đã có 20/58 em được vào vòng 2. Ở Hội thi Khoa học kỹ thuật, nhà trường đã có 05/05 sản phẩm được vào vòng 2, tham gia chấm thi ở tỉnh. Kết quả 04 sản phẩm đạt giải Khuyến khích, 01 sản phẩm đạt giải Tiềm năng. 

Trong năm học vừa qua, Các đơn vị trường trên địa bàn huyện Mường La đã bám sát văn bản hướng dẫn, nhiều đơn vị trường có cách làm hay, chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập của học sinh. Chú trọng rèn học sinh biết cách đọc tài liệu, biết cách tự tìm kiến thức; tăng cường học tập cá thể và hợp tác; chú trọng đánh giá kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu bài học. 

Sáng kiến trong ngành giáo dục là các ý tưởng, giải pháp trong giảng dạy và do các giáo viên đúc rút kinh nghiệm, sáng tạo từ thực tế. Những sáng kiến tiêu biểu của các giáo viên khi đưa vào giảng dạy thời gian qua đã giúp cho công tác dạy và học tại các nhà trường ngày một hiệu quả, học sinh ngày một hứng thú hơn với các tiết học, môn học, kết quả học tập cũng tốt hơn, từ đó chất lượng giáo dục của huyện ngày càng được nâng cao.

Trung tâm Truyền thông – Văn hóa

Mường La chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã…

Mường La: Tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo…

Mường La chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm…

Kiểm tra lập biên bản cơ sở dịch vụ ăn uống vi…

Cô giáo tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh…

1

 2 

Sáng Kiến Kinh Nghiệm Nâng Cao Chất Lượng Học Môn Hóa Học

hường gặp để các em học sinh có một tư liệu học tập và không bị lúng túng trước các bài toán hoá học, đồng thời cũng là một cẩm nang để các đồng nghiệp có thể sử dụng làm tư liệu trong quá trình giảng dạy để mức độ nhận thức của học sinh ngày một nâng cao. Nhiệm vụ đề tài. Chương trình Hoá học THCS ngoài nhiệm vụ hình thành ở học sinh những kiến thức hoá học cơ bản thì việc bồi dưỡng các kỹ năng: năng lực nhận thức cho học sinh là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ đó và dựa vào kinh nghiệm giảng dạy Hoá học ở trường THCS trong đề tài này tôi xin được đưa ra một số phương pháp giúp học sinh giải nhanh các bài toán hoá học ở trường THCS. Phương pháp nghiên cứu đề tài. Để nghiên cứu và hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. IV. Tài liệu nghiên cứu. - Sách giáo khoa Hoá học 8, 9 hiện hành. - Bài tập chọn lọc Hoá học (Vũ Tá Bình) - Tuyển tập các bài toán Hoá học (Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm) - Hoá học chọn lọc (Đào Hữu Vinh) B. Giải quyết vấn đề Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Trong chương trình THCS nói chung và bộ môn Hoá học nói riêng, mục tiêu đặt ra là không chỉ truyền đạt cho học sinh kiến thức theo yêu cầu mà phải hình thành ở các em những kiến thức tổng quát để từ đó các em có thể vận dụng trong mọi trường hợp, các em có thể giải quyết được những vấn đề đặt ra. Vì lẽ đó mà mỗi giáo viên cần truyền đạt cho học sinh các phương pháp, để từ những phương pháp được học các em vận dụng vào những vấn đề cụ thể. Mặt khác đối với môn Hoá học nếu không giải được các bài toán hoá học thì các em cũng sẽ không nắm được kiến thức về lý thuyết một cách cụ thể, về bài tập để củng cố lý thuyết. Chính vì điều đó mà vấn đề đặt ra ở đây là phải truyền đạt cho các em một cách đầy đủ và có hệ thống các phương pháp giải toán hoá học, vì các bài toán cũng là thước đo mức độ hiểu bài và trình độ tư duy của học sinh. Vậy làm thế nào để định hướng được cách giải một bài tập hoá học? Khó khăn lớn nhất của học sinh khi giải một bài tập hoá học là không định hướng được cách giải, nghĩa là chưa xác định được mối liên hệ giữa cái đã cho(giả thiết) và cái cần tìm(kết luận). Khác với bài tập toán học, trong bài tập hoá học người ta thường biểu diễn mối liên hệ giữa các chất bằng phản ứng hoá học và kèm theo các thao tác thí nghiệm như lọc kết tủa, nung nóng đến khối lượng không đổi, cho từ từ chất A vào chất B, lấy lượng dư chất A, cho kết tủa tan hoàn toàn trong axit hay trong bazơ... Kết quả qua các lần kiểm tra của học sinh khối 9 bằng các câu hỏi như sau và yêu cầu các em giải để tìm ra kết quả, thì kết quả đạt được là: Năm học 2006 - 2007: Khi được phân công dạy học ở lớp 9a tôi đã tiến hành công việc ôn tập và kiểm tra khảo sát ở lớp 9a với 30 em thì kết quả đạt được như sau: STT Câu hỏi Kết quả Giỏi Khá TB Yếu 1 Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2g kim loại sinh ra 23,4g muối kim loại hoá trị I. Hãy xác định kim loại hoá trị I và muối kim loại đó. 10% 23,33% 40% 26,67% 2 Nhúng một thanh sắt nặng 8 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ mol/lit của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu? 10% 20% 43,33% 26,67% Như vậy để có một cách giải bài tập hoá học hay và dễ hiểu thì trước hết người giải phải nắm vững lý thuyết hoá học cơ bản ở cả ba mức độ của tư duy là hiểu, nhớ và vận dụng. Lý thuyết hoá học sẽ giúp chúng ta hiểu được nội dung bài tập hoá học một cách rõ ràng và xác định được chính xác mối liên hệ cơ bản giữa giả thiết và kết luận. Sau khi làm được việc này ta chỉ cần sử dụng một số phương pháp giải toán hoá thông thường là có thể giải được bất kỳ bài tập hoá học nào mong muốn. Ngay từ bây giờ, chắc vẫn còn chưa muộn, chúng ta nên dành một ít thời gian mỗi ngày vào để ôn luyện lý thuyết trước lúc giải các bài tập hoá học. Qua những luận điểm nêu trên tôi thấy phương pháp giải toán hoá học thực sự là cần thiết đối với học sinh bậc THCS nói riêng và học sinh phổ thông nói chung. II. Nội dung. 1. Những yêu cầu chung về phương pháp giải toán Hoá học. Khi giải bài toán Hoá học cần phải chú ý không những chỉ mặt tính toán mà phải chú ý đến bản chất Hoá học của bài toán. Hoá học nghiên cứu về chất và những biến đổi của chất. Chất và sự biến đổi của chất được xem xét cả về mặt định tính cũng như định lượng. Bởi vậy, giải bài toán Hoá học bao gồm 2 phần: Phần Hoá học và phần toán học. Thiếu hiểu biết đúng về mặt Hoá học thì không thể giải đúng được bài toán Hoá học. Do đó, sự thống nhất giữa hai mặt định tính và định lượng của các hiện tượng Hoá học là cơ sở phương pháp luận việc giải bất kỳ một bài toán Hoá học nào. Kinh nghiệm đã chỉ rõ rằng, không ít học sinh khi giải toán Hoá học chỉ tập trung chú ý vào mặt tính toán, ít chú ý đến phân tích nội dung Hoá học, dẫn dến tình trạng tính toán dài dòng, đôi khi dẫn đến những kết quả phi lý. Có thể nêu lên các bước chung sau đây cho việc giải một bài toán Hoá học. Bước 1: - Đọc kỹ đầu bài, có thể phải đọc đi đọc lại để nắm vững các dữ kiện của bài toán Hoá học. Những điều đã biết, những điều cần phải tìm lời giải. - Ghi vắn tắt đầu bài toán làm 2 phần riêng biệt trên trang giấy hoặc phía trái, phía phải hoặc phần trên, phần dưới theo sơ đồ: Phía trái hoặc phần trên ghi những điều đã biết, phía phải hoặc phần dưới ghi những điều cần tìm. Những điều chưa biết cần tìm phải đánh dấu hỏi. Bước 2: Phân tích kỹ bài toán để tìm ra 2 nội dung đâu là nội dung Hoá học đâu là nội dung toán học. Đối với nội dung Hoá học thì cần sử dụng các kiến thức nào, công thức hay phương trình Hoá học (PTHH). Đối với nội dung toán học thì cần phải sử dụng các kiến thức về số học hay đại số. Bước 3: Suy nghĩ tìm ra phương pháp giải bài toán. Trước hết cần phân tích xem bài toán thuộc dạng nào, tức là quy về các dạng quen biết, đã được học cách giải, thông thường khi giải một bài toán Hoá học cần phải phân tích kỹ mặt định tính sau đó mới bắt tay vào việc tính toán. Chỉ khi nào mặt Hoá học đã được hiểu rõ mới được chuyển sang tính toán. Khi giải các bài tập về công thức Hoá học (CTHH) thì phải vận dụng các kiến thức về cấu tạo chất và định luật thành phần không đổi của chất. Khi giải các bài tập về PTHH thì cần phải nhớ lại các khái niệm về PTHH, Viết đúng, cân bằng đúng phương trình và vận dụng định luật bảo toàn khối lượng các chất trong tính toán. Khi cần tính toán định lượng về chất thì phải nhớ lại các kiến thức về khối lượng phân tử, khối lượng nguyên tử, mol, khối lượng mol, thể tích mol, số Avogađrô. Sau khi đã nắm vững, hiểu rõ và giải được phần Hoá học thì việc chuyển sang phần tính toán đối với học sinh sẽ không có khó khăn gì. Bước 4: Tìm lời giải bằng cách tính toán Toán học. Bước này đòi hỏi vận dụng kỹ năng tính toán cụ thể, cũng có thể kèm theo thực nghiệm nếu bài toán đòi hỏi. Bước 5: Kiểm tra kết quả tính toán, đối chiếu với lời giải (đáp án) với yêu cầu của câu hỏi bài toán. Biện luận và khẳng định đáp án. Có thể sơ đồ hoá các bước giải bài toán Hoá học như sau: Đề bài toán Ghi tóm tắt dữ kiện bài toán Nghiên cứu kỹ bài toán Phân tích đề bài toán Phần giải về Hoá học Chọn phương pháp giải Giải bài toán (tính toán) Lời giải (đáp án) Phân tích lời giải (đáp án) Phần giải bằng tính toán toán học ơ 2. Một số phương pháp giúp học sinh giải nhanh các bài toán Hoá học thường gặp ở trường THCS. Gồm các phương pháp. Phương pháp 1: áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố và khối lượng. Phương pháp 2: dựa vào sự tăng, giảm khối lượng. Phương pháp 3: Chuyển bài toán hỗn hợp thành bài toán chất tương đương. Nội dung cụ thể. 1/ Phương pháp 1: áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố và khối lượng. Nguyên tắc: Trong phản ứng hoá học, các nguyên tố và khối lượng của chúng được bảo toàn. Từ đó suy ra: + Tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành. + Tổng khối lượng các chất trước phản ứng bằng tổng khối lượng các chất sau phản ứng. Phạm vi áp dụng: Trong các bài toán xảy ra nhiều phản ứng, lúc này đôi khi không cần thiết phải viết các phương trình phản ứng và chỉ cần lập sơ đồ phản ứng để thấy mối quan hệ tỉ lệ mol giữa các chất cần xác định và những chất mà đề cho. Bài 1. Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2g kim loại sinh ra 23,4g muối kim loại hoá trị I. Hãy xác định kim loại hoá trị I và muối kim loại đó. Hướng dẫn giải: Đặt M là KHHH của kim loại hoá trị I. PTHH: 2M + Cl2 2MCl 2M(g) (2M + 71)g 9,2g 23,4g ta có: 23,4 x 2M = 9,2(2M + 71) suy ra: M = 23. Kim loại có khối lượng nguyên tử bằng 23 là Na. Vậy muối thu được là: NaCl Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lit hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Tính m? Hướng dẫn giải: PTHH chung: M + H2SO4 MSO4 + H2 nHSO = nH= = 0,06 mol áp dụng định luật BTKL ta có: mMuối = mX + m HSO- m H= 3,22 + 98 * 0,06 - 2 * 0,06 = 8,98g Bài 3: Có 2 lá sắt khối lượng bằng nhau và bằng 11,2g. Một lá cho tác dụng hết với khí clo, một lá ngâm trong dung dịch HCl dư. Tính khối lượng sắt clorua thu được. Hướng dẫn giải: PTHH: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 (1) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (2) Theo phương trình (1,2) ta có: nFeCl = nFe = = 0,2mol nFeCl = nFe = = 0,2mol Số mol muối thu được ở hai phản ứng trên bằng nhau nhưng khối lượng mol phân tử của FeCl3 lớn hơn nên khối lượng lớn hơn. mFeCl= 127 * 0,2 = 25,4g mFeCl= 162,5 * 0,2 = 32,5g 2/ Phương pháp 2: dựa vào sự tăng, giảm khối lượng. Nguyên tắc: So sánh khối lượng của chất cần xác định với chất mà giả thiết cho biết lượng của nó, để từ khối lượng tăng hay giảm này, kết hợp với quan hệ tỉ lệ mol giữa 2 chất này mà giải quyết yêu cầu đặt ra. Phạm vị sử dụng: Đối với các bài toán phản ứng xảy ra thuộc phản ứng phân huỷ, phản ứng giữa kim loại mạnh, không tan trong nước đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối phản ứng, ...Đặc biệt khi chưa biết rõ phản ứng xảy ra là hoàn toàn hay không thì việc sử dụng phương pháp này càng đơn giản hoá các bài toán hơn. Bài 1: Nhúng một thanh sắt và một thanh kẽm vào cùng một cốc chứa 500 ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy hai thanh kim loại ra khỏi cốc thì mỗi thanh có thêm Cu bám vào, khối lượng dung dịch trong cốc bị giảm mất 0,22g. Trong dung dịch sau phản ứng, nồng độ mol của ZnSO4 gấp 2,5 lần nồng độ mol của FeSO4. Thêm dung dịch NaOH dư vào cốc, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi , thu được 14,5g chất rắn. Số gam Cu bám trên mỗi thanh kim loại và nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là bao nhiêu? Hướng dẫn giải: PTHH Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu ( 1 ) Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu ( 2 ) Gọi a là số mol của FeSO4 Vì thể tích dung dịch xem như không thay đổi. Do đó tỉ lệ về nồng độ mol của các chất trong dung dịch cũng chính là tỉ lệ về số mol. Theo bài ra: CM (ZnSO) = 2,5 CM (FeSO). Nên ta có: nZnSO= 2,5 nFeSO Khối lượng thanh sắt tăng: (64 - 56)a = 8a (g) Khối lượng thanh kẽm giảm: (65 - 64)2,5a = 2,5a (g) Khối lượng của hai thanh kim loại tăng: 8a - 2,5a = 5,5a (g) Mà thực tế bài cho là: 0,22g Ta có: 5,5a = 0,22 a = 0,04 (mol) Vậy khối lượng Cu bám trên thanh sắt là: 64 * 0,04 = 2,56 (g) và khối lượng Cu bám trên thanh kẽm là: 64 * 2,5 * 0,04 = 6,4 (g) Dung dịch sau phản ứng 1 và 2 có: FeSO4, ZnSO4 và CuSO4 (nếu có) Ta có sơ đồ phản ứng: NaOH dư t, kk FeSO4 Fe(OH)2 Fe2O3 a a (mol) mFeO = 160 x 0,04 x = 3,2 (g) NaOH dư t CuSO4 Cu(OH)2 CuO b b b (mol) mCuO = 80b = 14,5 - 3,2 = 11,3 (g) b = 0,14125 (mol) Vậy nCuSO ban đầu = a + 2,5a + b = 0,28125 (mol) CM CuSO = = 0,5625 M Bài 2: Nhúng một thanh sắt nặng 8 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ mol/lit của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu? Hướng dẫn giải: Số mol CuSO4 ban đầu là: 0,5 x 2 = 1 (mol) PTHH Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu ( 1 ) 1 mol 1 mol 56g 64g làm thanh sắt tăng thêm 64 - 56 = 8 gam Mà theo bài cho, ta thấy khối lượng thanh sắt tăng là: 8,8 - 8 = 0,8 gam Vậy có = 0,1 mol Fe tham gia phản ứng, thì cũng có 0,1 mol CuSO4 tham gia phản ứng. Số mol CuSO4 còn dư : 1 - 0,1 = 0,9 mol. Ta có CM CuSO = = 1,8 M Bài 3: Dẫn V lit CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 3,7 gam Ca(OH)2. Sau phản ứng thu được 4 gam kết tủa. Tính V? Hướng dẫn giải: Theo bài ra ta có: Số mol của Ca(OH)2 = = 0,05 mol Số mol của CaCO3 = = 0,04 mol PTHH CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O Nếu CO2 không dư: Ta có số mol CO2 = số mol CaCO3 = 0,04 mol Vậy V(đktc) = 0,04 * 22,4 = 0,896 lít Nếu CO2 dư: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O 0,05 0,05 mol 0,05 CO2 + CaCO3 + H2O Ca(HCO3)2 0,01(0,05 - 0,04) mol Vậy tổng số mol CO2 đã tham gia phản ứng là: 0,05 + 0,01 = 0,06 mol V(đktc) = 22,4 * 0,06 = 1,344 lít Bài 4: Hoà tan 20 gam hỗn hợp hai muối cacbonat kim loại hoá trị 1 và 2 bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 4,48 lít khí (ở đktc) tính khối lượng muối khan thu được ở dung dịch X. Bài giải: Gọi kim loại hoá trị 1 và 2 lần lượt là A và B ta có phương trình phản ứng: Số mol khí CO2 (ở đktc) thu được ở (1) và (2) là: Theo (1) và (2) ta nhận thấy cứ 1 mol CO2 bay ra tức là có 1 mol muối cacbonnat chuyển thành muối Clorua và khối lượng tăng thêm 11 gam (gốc CO3 là 60g chuyển thành gốc Cl2 có khối lượng 71 gam). Vậy có 0,2 mol khí bay ra thì khối lượng muối tăng là: 0,2 . 11 = 2,2 gam Vậy tổng khối lượng muối Clorua khan thu được là: M(Muối khan) = 20 + 2,2 = 22,2 (gam) 3/ Phương pháp 3: Chuyển bài toán hỗn hợp thành bài toán chất tương đương. Nguyên tắc: Khi trong bài toán xảy ra nhiều phản ứng nhưng các phản ứng cùng loại và cùng hiệu suất thì ta thay hỗn hợp nhiều chất thành 1 chất tương đương. Lúc đó lượng (số mol, khối lượng hay thể tích) của chất tương đương bằng lượng của hỗn hợp. Phạm vi sử dụng: Trong vô cơ, phương pháp này áp dụng khi hỗn hợp nhiều kim loại hoạt động hay nhiều oxit kim loại, hỗn hợp muối cacbonat, ... hoặc khi hỗn hợp kim loại phản ứng với nước. Bài 1: Một hỗn hợp 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kì kế tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn có khối lượng là 8,5 gam. Hỗn hợp này tan hết trong nước dư cho ra 3,36 lit khí H2 (đktc). Tìm hai kim loại A, B và khối lượng của mỗi kim loại. Hướng dẫn giải: PTHH 2A + 2H2O 2AOH + H2 (1) 2B + 2H2O 2BOH + H2 (2) Đặt a = nA , b = nB ta có: a + b = 2 = 0,3 (mol) (I) trung bình: = = 28,33 Ta thấy 23 < = 28,33 < 39 Giả sử MA < MB thì A là Na, B là K hoặc ngược lại. mA + mB = 23a + 39b = 8,5 (II) Từ I, II ta tính được: a = 0,2 mol, b = 0,1 mol. Vậy mNa = 0,2 * 23 = 4,6 g, mK = 0,1 * 39 = 3,9 g. Bài 2: Hoà tan 115,3 g hỗn hợp gồm MgCO3 và RCO3 bằng 500ml dung dịch H2SO4 loãng ta thu được dung dịch A, chất rắn B và 4,48 lít CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được 12g muối khan. Mặt khác đem nung chất rắn B tới khối lượng không đổi thì thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và chất rắn B1. Tính nồng độ mol/lit của dung dịch H2SO4 loãng đã dùng, khối lượng của B, B1 và khối lượng nguyên tử của R. Biết trong hỗn hợp đầu số mol của RCO3 gấp 2,5 lần số mol của MgCO3. Hướng dẫn giải: Thay hỗn hợp MgCO3 và RCO3 bằng chất tương đương CO3 PTHH CO3 + H2SO4 SO4 + CO2 + H2O (1) 0,2 0,2 0,2 0,2 Số mol CO2 thu được là: nCO = = 0,2 (mol) Vậy nHSO = nCO = 0,2 (mol) CM HSO = = 0,4 M Rắn B là CO3 dư: CO3 O + CO2 (2) 0,5 0,5 0,5 Theo phản ứng (1): từ 1 mol CO3 tạo ra 1 mol SO4 khối lượng tăng 36 gam. áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: 115,3 = mB + mmuối tan - 7,2 Vậy mB = 110,5 g Theo phản ứng (2): từ B chuyển thành B1, khối lượng giảm là: mCO = 0,5 * 44 = 22 g. Vậy mB = mB - mCO = 110,5 - 22 = 88,5 g Tổng số mol CO3 là: 0,2 + 0,5 = 0,7 mol Ta có + 60 = 164,71 = 104,71 Vì trong hỗn hợp đầu số mol của RCO3 gấp 2,5 lần số mol của MgCO3. Nên 104,71 = R = 137 Vậy R là Ba. Bài 3: Để hoà tan hoàn toàn 28,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II cần dùng 300ml dung dịch HCl aM và tạo ra 6,72 lit khí (đktc). Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được m(g) muối khan. Tính giá trị a, m và xác định 2 kim loại trên. Hướng dẫn giải: nCO = = 0,3 (mol) Thay hỗn hợp bằng CO3 CO3 + 2HCl Cl2 + CO2 + H2O (1) 0,3 0,6 0,3 0,3 Theo tỉ lệ phản ứng ta có: nHCl = 2 nCO = 2 * 0,3 = 0,6 mol CM HCl = = 2M Số mol của CO3 = nCO = 0,3 (mol) Nên + 60 = = 94,67 = 34,67 Gọi A, B là KHHH của 2 kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II, MA<MB ta có: MA < = 34,67 < MB để thoả mãn ta thấy 24 < = 34,67 < 40. Vậy hai kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II đó là: Mg và Ca. Khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn là: m = (34,67 + 71)* 0,3 = 31,7 gam. C. Kết luận Là một giáo viên khi đứng trên bục giảng ai cũng muốn truyền đạt một cách hay nhất, học sinh dễ hiểu nhất. Muốn làm được như vậy đòi hỏi giáo viên luôn phải tìm tòi khai thác và nghiên cứu các phương pháp để truyền đạt hữu hiệu nhất. Chính vì vậy tôi nghĩ chủ trương của ngành giáo dục tổ chức cho giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm là một chủ trương đúng đắn vì nó luôn thúc đẩy giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi, đưa ra những phương pháp hữu ích nhất để phục vụ trong quá trình giảng dạy. Đồng thời những sáng kiến có tính khả thi cao sẽ được giới thiệu rộng rãi để đồng nghiệp cùng tham khảo, phục vụ cho mục đích giảng dạy. Chính vì vậy tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số phương pháp toán hoá học mà tôi đã đúc kết được từ khi ngồi trong ghế nhà trường và trong thời gian trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy một khi học sinh đã nắm chắc được phương pháp giải thì các em tiếp thu môn hoá một cách dễ dàng hơn. Kết quả qua các lần kiểm tra của học sinh khối 9 bằng các câu hỏi như sau và yêu cầu các em giải để tìm ra kết quả, thì kết quả đạt được là: Năm học 2008 - 2009: Khi được phân công dạy học ở lớp 9A tôi đã tiến hành công việc ôn tập và kiểm tra, thì kết quả khảo sát ở lớp 9A với số HS là 28 em. STT Câu hỏi Kết quả Giỏi Khá TB Yếu 1 Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2g kim loại sinh ra 23,4g muối kim loại hoá trị I. Hãy xác định kim loại hoá trị I và muối kim loại đó. 25% 28,58% 35,71% 10,71% 2 Nhúng một thanh sắt nặng 8 gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ mol/lit của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là bao nhiêu? 21,43% 25% 35,71% 17,86% Bên cạnh đấy số lượng học sinh giỏi các cấp của bộ môn mà tôi phụ trách ngày càng tăng. - Năm học: 2006 - 2007. Số lượng học sinh giỏi cấp Huyện là 03 em, cấp Tỉnh là 02 em. - Năm học: 2007 - 2008. Số lượng học sinh giỏi cấp Huyện là 06 em, cấp Tỉnh là 02 em. - Năm học: 2008 - 2009. Số lượng học sinh giỏi cấp Huyện là 06 em, cấp Tỉnh là 03 em Tôi xin chân thành cảm ơn! ............................., ngày tháng năm 2009 Người thực hiện: Tống Duy Việt Trang A. Đặt vấn đề 2 I. Lý do chọn đề tài 2 II. Nhiệm vụ chọn đề tài 2 III. Phương pháp nghiên cứu đề tài 3 IV. Tài liệu nghiên cứu 3 B. Giải quyết vấn đề 3 I. Cơ sở lý luận 3 II. Nội dung 4 1 Phương pháp 1: áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố và khối lượng. 5 2 Phương pháp 2: dựa vào sự tăng, giảm khối lượng. 7 3 Phương pháp 3: Chuyển bài toán hỗn hợp thành bài toán chất tương đương. 9 C. Kết luận 11

Giải Pháp Kiến Trúc: Nguyên Tắc Thiết Kế Cảnh Quan

6 phút, 7 giây để đọc.

Các mục tiêu chính của thiết kế cảnh quan bền vững là giảm thiểu cả đầu vào của tài nguyên và đầu ra của chất thải trong sân và vườn của chúng ta. Để đạt được những nguyện vọng thân thiện với môi trường này, các chủ vườn trong khu dân cư nên coi nước như một nguồn tài nguyên, coi trọng đất, bảo tồn thực vật hiện có và bảo tồn vật liệu. Cho dù bạn đang bắt đầu xây dựng cảnh quan của mình từ đầu hay cải tạo một khu vườn hiện có, bạn có thể đưa ra những lựa chọn bền vững.

Các nguyên tắc thiết kế cảnh quan sân vườn cơ bản

Sân vườn là một tập hợp cảnh quan được rất nhiều gia đình quan tâm. Bởi trong mỗi gia đình, không gian sân vườn dường như là nơi thư giãn, nghỉ ngơi của mọi người sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, các cách thiết kế cũng ảnh hưởng rất lớn đến tác dụng đó. Nhiều gia đình tự thiết kế cảnh quan khu vườn mà không theo bất cứ nguyên tắc nào. Điều đó làm tính thẩm mỹ bị giảm xuống. Chính vì thế, chúng tôi sẽ làm rõ các nguyên tắc thiết kế cảnh quan sân vườn cần chú ý. Những yếu tố này chính là căn cứ để bạn làm theo.

Cảnh quan sân vườn là một tập hợp các bộ phận cấu thành như cây, tiểu cảnh, tường, khung, hàng rào, các mỏn đá… Tất cả các yếu tố này cần phải tuân thủ các nguyên tắc thiết kế cảnh quan cơ bản.

Tính thống nhất

Việc áp dụng các yếu tố như các chủng loại cây, màu sắc, chiều cao sẽ mang đến những thiết kế khác nhau. Bạn có thể kết hợp chúng thành các ốc đảo, cảnh quan khu rừng, cảnh đồng quê,.. hay có thể theo sở thích cá nhần. Lựa chọn phong cách thiết kế nào cũng vậy, bạn cần phải tuân thủ chúng cần được bố trí thành một thể thống nhất. Bố cục giống như bản thiết kế. Đây chính là một tiêu chuẩn thiết kế cảnh quan đáng lưu tâm nhất.

Tính đơn giản hóa

Một trong các nguyên tắc thiết kế cảnh quan cần thiết đó chính là tính đơn giản hóa. Nhiều gia đình muốn trang trí thật nhiều cây mà quên đi nguyên tắc phối màu; khiến các cây trồng với màu sắc khá lộn xộn. Theo nguyên tắc này, càng đơn giản thì cảnh quan sân vườn nhà bạn càng tinh tế, đẹp mắt. Với các chủng loại cây, chỉ nên sử dụng 3 màu để phối nếu không sẽ rất rối mắt.

Tính lặp lại

Như các bạn đã biết, tính đối xứng, song song hay lặp lại luôn mang lại một cảm giác cân bằng cho con người khi chiêm ngưỡng các cảnh quan. Việc lặp lại này cần thiết có mối quan hệ mật thiết, và tạo thành một thể thống nhất. Tuy nhiên, việc lặp lại cũng cần có mức độ. Nếu như lặp lại mà không theo một quy tắc nhất định nào; thì cũng sẽ làm phản tác dụng của nguyên tắc thiết kế cảnh quan.

Các nguyên tắc thiết kế cảnh quan sân vườn theo phong thủy

Nếu như ở trên, chúng tôi đề cập đến các nguyên tắc thiết kế cảnh quan sân vườn chung thì ở phần này, có một nội dung không thể thiếu. Đó chính là thiết kế theo các quy tắc phong thủy. Theo quy tắc này, từng bộ phận của cảnh quan sân vườn đều được quan tâm đến từng chi tiết. Một vài bộ phận bạn cần phải chú ý:

Cổng ra vào nhà

Theo tiêu chuẩn thiết kế cảnh quan, một bộ phận không thể thiếu của cảnh quan sân vườn chính là cổng ra vào. Phần cổng này cần được bố trí cân xứng với ngôi nhà. Cổng càng rộng càng cao thì càng thu được nhiều sinh khí về cho gia đình. Bạn không nên để cộng rậm rạp dây leo vì chúng sẽ che mất phần bên trong của cảnh quan.

Màu sắc của cổng cũng cần được chú ý. Bạn nên chọn màu đen khi cổng hướng đông nam, bắc và hướng đông. Màu đỏ khi hướng Nam, Đông Bắc, Tây Nam. Màu trắng ứng với các hướng cổng Tây bắc, Bắc, Tây… Tiêu chuẩn thiết kế cảnh quan này đã được công nhận bởi các chuyên gia phong thủy. Theo họ, việc xây cột đá hai bên cổng cũng đem lại vượng khí cho gia chủ và hướng đặt cổng cũng rất quan trọng.

 Lối ra vào

Một trong các nguyên tắc thiết kế cảnh quan sân vườn ở bộ phận lối ra vào đó chính là không được thiết kế có các khúc cua nhọn. Hình dạng khuyến khích đó chính là dạng uốn cong, mềm mại.. Nguyên tắc thiết kế này tạo cho con người cảm giác dễ chịu, thư thái.

Bộ phận quan trọng của cảnh quan lối vào cổng mà chúng tôi nhắc đến đó là hàng rào hai bên lối đi. Việc lựa chọn các loại cây trồng ảnh hưởng đến vượng khí của gia đình bạn. Các loại cây bạn chọn nên chọn các cây hợp mệnh với chủ nhà với thích hợp trồng trước cửa.

Phần hàng rào, các vật liệu cũng cần được chuẩn bị kĩ. Tránh các bề mặt không bằng phẳng. Chọn các vật liệu chắc chắn dễ đi lại. Chúng không nên quá cao hay sát với ngôi nhà, chúng sẽ làm cản trở nguồn năng lượng tốt đi vào nhà.

Các vật trang trí khác

Thêm một tiêu chuẩn thiết kế cảnh quan nữa chính là các vật trang trí của cảnh quan. Chúng ta có thể nhắc đến một vài cái tên như bóng đèn sân vườn, bình gốm sứ, hòn non bộ, các tảng đá to nhỏ nhiều kích cỡ, các con vật sếu, hươu,… Để phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cảnh quan, chúng cần được phân bổ đều theo đúng bản thiết kế.

Nguồn: Egogreen.vn

Chia sẻ

Facebook

Twitter

Pinterest

LinkedIn

Bạn đang xem bài viết Loại Hình Kiến Trúc Cảnh Quan: Nâng Cao Chất Lượng Sáng Tác trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!