Cập nhật thông tin chi tiết về Mô Hình 9+: Giải Pháp Đột Phá Cho Giáo Dục Nghề Nghiệp mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
GD&TĐ – Cho phép học sinh (HS) tốt nghiệp THCS học liên thông theo mô hình 9+ được xem là giải pháp đột phá cho giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trong thời gian tới. Theo đó, các em có thể gia nhập thị trường lao động sớm hơn, trong khi cơ hội học lên cao đẳng, đại học vẫn rộng mở.
Học nghề sau tốt nghiệp THCS đang là một lựa chọn khả thi
Cơ hội mới
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,2 triệu HS tốt nghiệp THCS, các em được định hướng vào 4 luồng chính gồm: Học tiếp lên THPT; học lên trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề; vừa làm vừa học tiếp THPT theo chương trình giáo dục thường xuyên; trực tiếp đi làm kiếm sống.
Phần lớn các tỉnh, thành đều có HS học tiếp lên THPT với tỷ lệ hơn 70%, thậm chí có địa phương hơn 80%… chọn luồng GDNN chỉ là giải pháp của rất ít HS.
Việc đề xuất cho phép HS tốt nghiệp THCS được học nghề kết hợp học văn hóa, đủ điều kiện sẽ liên thông lên các trình độ cao hơn (mô hình 9+) và dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) được xem là giải pháp đột phá cho GDNN trong thời gian tới.
9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và học văn hóa sau khi HS tốt nghiệp lớp 9 và có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng, rút ngắn thời gian đào tạo. Mô hình này đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình là tại Đức với mô hình đào tạo kép và tại Nhật Bản với mô hình đào tạo KOSEN, đào tạo cho người học tốt nghiệp tương đương THCS ở Việt Nam rất thành công, đem lại giá trị về nguồn nhân lực đáp ứng nền kinh tế của đất nước.
Mô hình 9+ theo Luật GDNN và theo thông lệ quốc tế là học hết lớp 9, HS có quyền lựa chọn học nghề ngắn hạn trong thời gian sáu tháng đến một năm và các em tham gia thị trường lao động ngay tại các trung tâm dạy nghề. Các em không phải làm những công việc độc hại và được pháp luật cho phép độ tuổi từ 16 – 18.
Lựa chọn khác là HS tham gia chương trình đào tạo 9+2, 9+3, 9+4, 9+5 để theo tám bậc của khung trình độ quốc gia. Sau hai năm, các em lấy bằng trung cấp và có thể học liên thông lên cao đẳng, đại học…
Rộng mở nhiều lựa chọn nghề nghiệp
Hiện nay, mô hình 9+ đã được triển khai tại một số cơ sở GDNN và được xem là hướng đi hiệu quả trong tháo gỡ nút thắt phân luồng THPT tại Việt Nam. Theo ý kiến chuyên gia, mô hình này nếu được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam thì cần thay đổi một số quy định trong Luật Giáo dục, cho phép HS tốt nghiệp THCS học thẳng lên cao đẳng qua chương trình đào tạo được phê duyệt nhằm bảo đảm kiến thức văn hóa, chuyên môn và bằng tốt nghiệp cao đẳng được liên thông lên trình độ cao hơn.
Trao đổi về vấn đề phân luồng hướng nghiệp, chọn ngành nghề của giới trẻ hiện nay, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân cho rằng, học trung cấp ngay sau khi tốt nghiệp lớp 9 là một lựa chọn khả thi. Thay vì mất thêm 3 năm theo học THPT, học nghề ngay từ khi học xong lớp 9, HS hệ trung cấp sẽ gia nhập thị trường lao động sớm hơn. Trong khi đó, cơ hội học lên cao đẳng và đại học vẫn còn rộng mở.
Thị trường lao động và doanh nghiệp hiện nay quan tâm nhiều hơn tới tay nghề, trình độ thực tế và thái độ làm việc của người lao động, thay vì việc chỉ quan tâm tới bằng cấp như thời kỳ trước đây. Học trung cấp là một trong những con đường ngắn, phù hợp với năng lực nhiều em để có một nghề nghiệp và thu nhập ổn định. Đồng thời, các em vẫn có cơ hội học tiếp lên cao đẳng và đại học sau này.
Quá trình học trung cấp sau khi tốt nghiệp THCS đã được quy định rõ trong Luật Giáo dục và Luật GDNN. Học nghề để trở thành kỹ thuật viên, lao động có tay nghề, có thu nhập tốt và ổn định. Người theo học nghề thường có việc làm ngay khi tốt nghiệp và được phép học tiếp lên cao đẳng, đại học nếu có nhu cầu.
Thực hiện chỉ tiêu phân luồng sau trung học theo Quyết định số 522/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mới đây Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Thông tư số 07/2019/TT-BLĐTBXH ngày 7/3/2019, với nhiều điểm mới, tạo điều kiện cho các trường cao đẳng, trung cấp tuyển sinh năm 2019.
Thông tư này tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh có nhu cầu đăng ký vào học GDNN. HS tốt nghiệp THCS có nguyện vọng học trình độ cao đẳng cũng có thể đăng ký dự tuyển. Tuy nhiên, các đối tượng này, trong quá trình học phải hoàn thiện chương trình văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Bộ GD&ĐT.
7 Giải Pháp Đột Phá Trong Giáo Dục Nghề Nghiệp
* 2019 được xem là năm thành công đối với GDNN. Ông có thể điểm lại những dấu ấn nổi bật của công tác GDNN trong năm qua? *Gắn kết đào tạo với doanh nghiệp là hoạt động trọng tâm. Năm 2019 ngành đã đẩy mạnh các chương trình ký kết hợp tác với doanh nghiệp, ông đánh giá thế nào về kết quả của hoạt động này?
– Năm 2019, nhiều chính sách, pháp luật về GDNN tiếp tục được hoàn thiện, tạo hành lang, cơ chế cho đổi mới nâng cao chất lượng GDNN. Nổi bật là một số chính sách, quy định được cụ thể hóa trong Luật Giáo dục sửa đổi và Bộ luật Lao động (sửa đổi)…Tổ chức thành công Diễn đàn quốc gia “Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam” – Skilling up Việt Nam; hội thảo quốc gia VEC 2019 “Phát triển giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế”. Tham gia kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 45 năm 2019 được tổ chức từ ngày 16 đến 28/8/2019 tại Kazan Liên bang Nga. Kết quả, đoàn Việt Nam lần đầu tiên giành 1 Huy chương Bạc và được trao 8 Chứng chỉ nghề xuất sắc. Năm 2019, chất lượng GDNN tăng 13 bậc theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF); tuyển sinh đạt 2.338 nghìn người, đạt 103,5% kế hoạch năm, bằng 105,8% so với năm 2018; trong đó: trình độ cao đẳng, trung cấp khoảng 568 nghìn người; trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác khoảng 1.770 nghìn người. Đây là năm thứ 3 liên tiếp kể từ khi hệ thống GDNN được thống nhất quản lý về Bộ LĐ-TB&XH, ngành đạt vượt chỉ tiêu về tuyển sinh. Trên 85% học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có việc làm, có trường, có nghề đạt tỷ lệ 100% với mức thu nhập từ 7 – 10 triệu đồng/tháng…Truyền thông GDNN lan tỏa tích cực, thu hút ngày càng nhiều người học và sự quan tâm của doanh nghiệp, của xã hội; ứng dụng CNTT trong quản lý và kết nối doanh nghiệp được tăng cường.Hội thi thiết bị đào tạo tự làm lần thứ 6 năm 2019 diễn ra từ 8 đến 12/9/2019 tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế). Có 58 tỉnh, thành phố trên cả nước tham gia Hội thi, với 396 thiết bị của 216 cơ sở GDNN… Hội thi được đánh giá đạt tiêu chuẩn của một “sản phẩm” theo đúng nghĩa sản phẩm thương mại có thể sản xuất đại trà và bán ra thị trường…Triển khai thành công chương trình đào tạo chất lượng cao với 12 chương trình đào tạo chuyển giao từ Úc. Tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới là một trong nhiều nội dung góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN. Sinh viên sau tốt nghiệp được cấp 2 bằng của Việt Nam và của Úc có đủ năng lực làm việc tại các doanh nghiệp FDI, hoặc tham gia vào các chương trình xuất khẩu lao động kỹ sư hoặc liên thông lên đại học ở nước ngoài…Tăng cường hợp tác quốc tế cũng là một trong nhiều nhiệm vụ trọng tâm của ngành GDNN. Việc tăng cường hợp tác với nhiều quốc gia có hệ thống GDNN tiên tiến, nghiên cứu vận dụng có chọn lọc các mô hình đào tạo nghề từ các quốc gia đó vào điều kiện thực tế tại Việt Nam là hướng đi đúng đắn của ngành GDNN trước yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế…
*Năm 2020, ngành sẽ thực hiện những giải pháp đột phá nào để tiếp tục phát triển GDNN?
– Có thể nói chuyển biến rõ nét nhất trong công tác tuyển sinh những năm qua là sự thay đổi trong nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, địa phương và của toàn xã hội về vấn đề học nghề, lập nghiệp, qua đó tác động đến công tác tuyển sinh của các trường TC, CĐ trong hệ thống chúng tôi nhiên, công tác tuyển sinh trong năm qua cũng còn gặp khó khăn, đó là: Tuyển sinh trình độ đại học khá dễ (số lượng các trường ĐH lớn, chỉ tiêu tuyển sinh ngày càng tăng, điểm chuẩn hạ thấp, thời gian tuyển sinh kéo dài cả năm nên thu hút phần lớn học sinh tốt nghiệp THPT vào học đại học) tạo áp lực cho cơ sở GDNN trong công tác tuyển sinh; nhiều địa phương quá tập trung đầu tư cho học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT, tốt nghiệp THPT vào đại học; đầu tư cho GDNN còn hạn chế; công tác hướng nghiệp, phân luồng trong các trường THCS, THPT chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao; chất lượng đầu vào của học sinh vào GDNN mặc dù đã có nhiều thay đổi nhưng nhìn chung còn thấp; năng lực đào tạo của một số cơ sở GDNN còn hạn chế, cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành chưa được chú trọng đầu tư; có những cơ sở GDNN chưa hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp trong quá trình tuyển sinh, tổ chức đào tạo, giới thiệu việc làm cho HSSV sau tốt nghiệp.Để thực hiện tốt công tác tuyển sinh trong thời gian tới, Tổng cục GDNN đã chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau: Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông về GDNN; tổ chức tốt công tác tuyển sinh tại các địa phương, cơ sở GDNN; gắn kết tuyển sinh, đào tạo với thị trường lao động, việc làm; hoàn thiện chính sách pháp luật về GDNN, tạo thuận lợi cho công tác tuyển sinh, đào tạo…
*Xin trân trọng cảm ơn Tổng cục trưởng, chúc ngành GDNN năm mới tiếp tục gặt hái nhiều thành công!
– Để tiếp tục phát triển GDNN, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và xã hội theo hướng bền vững, hội nhập, Tổng cục GDNN, Bộ LĐ-TB&XH triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Cụ thể: Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng nhất là các điều kiện về chương trình, về nhà giáo, cán bộ quản lý; về cơ sở vật chất, thiết bị phù hợp với đặc thù Việt Nam và tiếp cận các nước trong ASEAN-4 và các nước phát triển trong nhóm G20; gắn kết GDNN với thị trường lao động, việc làm bền vững và tăng cường sự tham gia của hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trong hoạt động GDNN; nâng cao chất lượng hoạt động dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực, việc làm và nhu cầu đào tạo; trao quyền tự chủ cho các cơ sở GDNN gắn với trách nhiệm giải trình, đánh giá độc lập, sự kiểm soát của nhà nước, giám sát của xã hội; đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GDNN, trong đó tập trung hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDNN; xây dựng các chiến lược, chương trình, đề án phát triển GDNN; hoàn thiện quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN, theo đó rà soát, sắp xếp cơ sở GDNN theo hướng chuẩn hóa, giảm đầu mối, tăng quy mô tuyển sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; phát triển hệ thống quản lý và bảo đảm chất lượng GDNN, triển khai mô hình quản lý, quản trị nhà trường theo hướng hiện đại, tinh gọn, chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao năng lực về quản lý và bảo đảm chất lượng; phát triển hệ thống đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động….
Thiều Văn Lý (thực hiện)
Giải PháP Đột Phá PháT Triển GiáO Dục
Thứ tư, 12/10/2011 07:20
Trong đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục, cần có nhận thức mới về phát triển giáo dục theo hướng bảo đảm chất lượng của phát triển giáo dục, không làm giáo dục theo kiểu “phong trào”. Phát triển giáo dục nhanh và bền vững là yêu cầu cấp bách, nhưng cũng là yêu cầu lâu dài có ý nghĩa sống còn với giáo dục Việt Nam. Giáo dục Việt Nam tuy đã đạt được rất nhiều thành tựu, đã khởi sắc thực sự, song giáo dục Việt Nam vẫn là nền giáo dục của một nước nghèo, một nước trong những nước đang phát triển.
Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục là cánh cửa để dân tộc ta sáng tạo ra trí tuệ
và tiếp nhận thành tựu văn minh của nhân loại.
Để giáo dục có thể phát triển ngang tầm các nền giáo dục của các nước phát triển chỉ có thể phát triển nhanh và bền vững mới có điều kiện thúc đẩy giáo dục phát triển có hiệu quả và có sức cạnh tranh, không chạy theo “tốc độ thành tích”, không chạy theo số lượng, mở rộng quy mô đơn thuần; coi trọng nâng cao không ngừng chất lượng giáo dục để ngày càng một nâng cao vị thế giáo dục Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Phát triển giáo dục nhanh, bền vững và hiệu quả là tạo sức cạnh tranh cho kinh tế- xã hội, vì thực chất công cuộc cạnh tranh kinh tế- xã hội giữa các nước hiện nay là cạnh tranh về giáo dục. Phát triển nhanh và bền vững về giáo dục là góp phần đưa con người vào vị trí trung tâm của tiến trình phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta, giáo dục tạo cơ hội giúp cho mọi người phát huy được tài năng, trí tuệ, sở trường, năng lực của mình, tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của quá trình đổi mới toàn diện nước ta mà Đảng đang thực hiện. Chất lượng cuộc sống của mỗi người ngày một nâng cao.
Các chính sách xã hội về giáo dục được thực hiện theo tinh thần: Nhà nước ngày một tăng nguồn lực cho giáo dục, thực hiện nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, hỗ trợ các vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, diện chính sách và người nghèo… ngày càng được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về giáo dục, đồng thời phát huy tiềm năng, trí tuệ và các nguồn lực vật chất trong và ngoài nước của nhân dân, Việt kiều và các tổ chức quốc tế. Xác định điều kiện mới, động lực mới để thúc đẩy sự phát triển của bản thân hệ thống giáo dục. Sự tương quan phát triển giáo dục với các lĩnh vực khác trong phát triển kinh tế- xã hội, trong công cuộc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng nền giáo dục dân tộc, chất lượng, tiên tiến, hiện đại để làm nền tảng cho nền kinh tế mới đang ngày một phát triển.
Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011- 2020 đã xác định một trong các khâu đội phá chiến lược là “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển khoa học công nghệ”. Cạnh tranh phát triển kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới hiện nay, nói cho cùng bản chất là cạnh tranh sự phát triển giáo dục. Giáo dục phát triển sẽ đào tạo ra nguồn nhân lực mới, nguồn nhân lực chất lượng cao. Do vậy, trong suốt những năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu và có thể nói đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là quốc sách.
Kinh nghiệm 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới giáo dục cho thấy giáo dục nước ta muốn thực hiện tốt được những nhiệm vụ như đã nêu ở trên và nhất là muốn đổi mới căn bản và toàn diện thành công trong thập niên tới cần thực hiện các giải pháp đột phá.
Thứ nhất, đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về giáo dục trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính giáo dục. Thống nhất một đầu mối quản lý nhà nước về giáo dục; quản lý theo pháp quyền trên cơ sở một hệ thống pháp luật giáo dục đồng bộ với sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương và triệt để phân cấp quản lý giáo dục; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các cơ sở giáo dục, nhất là các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Tăng hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục trong toàn ngành ở tất cả các cấp quản lý nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra giáo dục; chuyển dần quản lý nhà nước về giáo dục nặng về hành chính sang quản lý chất lượng và từ quản lý nhà nước theo cách kiểm soát sang giám sát mọi hoạt động giáo dục. Nâng cao vai trò các tổ chức xã hội nghề nghiệp giáo dục như Hội Giáo chức, Hội Khuyến học, liên hiệp hội các trường ngoài công lập… trong phát triển giáo dục.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, hiện đại và liên thông.
Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở và liên thông, chuẩn hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế- xã hội trong đó đặc biệt coi trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao ở tất cả các cấp trình độ.
Xây dựng một hệ thống giáo dục đa dạng về phương thức học tập, đảm bảo “ai ai cũng được học hành”, được học theo nguyện vọng của chính mình và được học suốt đời trong xã hội học tập; một hệ thống giáo dục được chuẩn hóa với những tiêu chí dân tộc, tiên tiến, hiện đại đảm bảo sự liên thông trong và ngoài nước trên cơ sở chuẩn hóa với các yếu tố đảm bảo chất lượng trong từng cấp học và trình độ đào tạo.
Hệ thống giáo dục mới sẽ là hệ thống giáo dục chất lượng cao và là tiền đề cho phát triển khoa học, công nghệ, khai thác nhiều nhất và vận dụng có hiệu quả nguồn tri thức của dân tộc, của nhân loại và làm nền tảng cho công cuộc xây dựng nền kinh tế tri thức ở nước ta.
Thứ ba, xây dựng, phát triển nhanh đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giỏi.
Nguồn lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là vốn quý nhất, là động lực, là nhân tố đảm bảo cho lợi thế giáo dục nước ta phát triển và cạnh tranh được với các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giỏi là chìa khóa, là nhân tố trung tâm cho sự nghiệp giáo dục phát triển.
Suy đến cùng, chất lượng nền giáo dục nước ta cao hay thấp phần lớn phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ thầy, cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Do vậy, phải đặt trọng tâm vào tạo bước chuyển biến chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Thực tiễn 25 năm đổi mới giáo dục đã khẳng định phải mở rộng, phát huy dân chủ và thực hiện đồng bộ các khâu phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, luân chuyển, bố trí sử dụng, thực hiện chính sách đãi ngộ tương xứng.
Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong toàn ngành là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài bởi vì sự nghiệp giáo dục nước ta luôn phát triển đặt ra yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao về trình độ, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của nhà giáo và năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục. Trách nhiệm của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không chỉ là trách nhiệm với hiện trạng giáo dục nước ta hôm nay mà còn là trách nhiệm với quá khứ và tương lai. Ngành Giáo dục nước ta phải là nơi thu hút được những người giỏi nhất, thông minh nhất và yêu nghề nhất để thực sự là đòn bẩy để nâng con người Việt Nam lên vị trí hàng đầu trong khu vực và trên thế giới.
Do vậy, cần đẩy mạnh việc thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý.
Giải Pháp Đột Phá Phát Triển Giáo Dục Vùng Dân Tộc
Ngày đầu năm học ở Trường Mầm non Lương Thịnh (Trấn Yên – Yên Bái)
Trong bối cảnh khó khăn chung của tỉnh, ngành GD Yên Bái luôn phải đối mặt với không ít thách thức như địa hình núi cao hiểm trở, HS trở ngại khi đến trường và luôn phải chống chọi với lũ quét, sạt lở…cơ sở vật chất trường học còn thiếu thốn, trang thiết bị dạy học cũng yếu và thiếu. Đa số HS là người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn nên thiệt thòi về điều kiện học tập. Để giải quyết việc này, tỉnh Yên Bái đã ban hành chính sách riêng để phát triển GD dân tộc, trong đó đặc biệt quan tâm đến hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Đó là chính sách hỗ trợ gạo cho HS đến trường.
Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, đường xá đi lại khó khăn, ngoài một số HS được đi học ở trường nội trú thì một bộ phận không nhỏ HS không thể trở về nhà trong ngày. Tình trạng HS chán nản bỏ học rất dễ xảy ra nếu không có những biện kịp thời. Để giải quyết vấn đề này, các thầy cô giáo, các nhà trường đã bố trí tận dụng các lớp học, nhà ở của GV rồi làm cả nhà tạm trong khuôn viên của trường để HS có chỗ ở.
Có trường còn liên hệ với gia đình xung quanh trường để giúp HS có thể ở trọ. Nhiều gia đình đã dựng lều ở gần trường, mượn đất làm nhà, trồng rau xanh, góp gạo nấu cơm chung cho các em. Mô hình trường bán trú dân nuôi ra đời đã bước đầu giúp các em ổn định học tập. Việc duy trì nề nếp, đảm bảo sĩ số, tính chuyên cần được đảm bảo, vì thế chất lượng học tập cũng vì thế mà tăng cao.
Phải là giải pháp bền vững
Trường tiểu học số 2 An Thịnh – Văn Yên, Yên Bái
Tất cả những cách làm trên đã đáp ứng được phần nào nhu cầu học tập của HS vùng cao, tuy nhiên về lâu dài rất khó bền vững. Ngành GD đã chủ động tham mưu với tỉnh ủy, HĐND, UBND. Hàng loạt chủ trương lớn đã được thông qua trong giai đoạn 2010- 2015: Nghị quyết số 22/2009/NQ- HĐND tỉnh về xây dựng trường PTDT BT; Đề án phát triển GDMN tỉnh và Nghị quyết số 43/2011/NQ- HĐND phê duyệt Đề án Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Với mục tiêu hỗ trợ cho GD dân tộc có những bước đi cơ bản, tiến tới từng bước nâng cao chất lượng theo hướng bền vững.
Sau 3 năm thực hiện và triển khai quyết liệt các chủ trương của tỉnh, ngành GD đã từng bước khẳng định một hướng đi đúng, đáp ứng được đòi hỏi về thực tiễn phát triển GD ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Mô hình trường PTDT BT đã làm thay đổi diện mạo GD dân tộc thiểu số ở Yên Bái. Đến nay toàn tỉnh đã có 38 trường PTDT BT, trong đó có 9 trường tiểu học, 14 trường THCS, 15 trường liên cấp và 111 lớp ghép.
Mô hình trường PTDT BT đã giúp số lượng HS bán trú tăng nhanh, khắc phục được tình trạng HS bỏ học. Đây cũng là yếu tố quan trọng để thực hiện công tác PCGD tiểu học và THCS. Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 10.210 HS được hưởng chế độ chính sách đối với HS bán trú, tăng 5.214 HS so với năm học trước. Hiện nay, 69,5% HS trong các trường học trên địa bàn là diện HS bán trú.
Theo NGƯT Trần Xuân Hưng – giám đốc Sở GD- ĐT Yên Bái, chất lượng GD vùng HS dân tộc đã chuyển biến rõ rệt. Trong năm học 2012- 2013, tỷ lệ HS khá, giỏi trong các trường PTDT BT cấp THCS tăng từ 14% lên 18%; tỷ lệ HS yếu, kém giảm từ 11% xuống còn 6,5%. Đối với cấp tiểu học cũng có nhiều chuyển biến, số HS giỏi tăng cao và tỷ lệ HS bỏ học giảm đáng kể, từ 0,2% xuống còn 0,08%. Đặc biệt, từ khi có trường PTDT BT số HS nữ người dân tộc đến lớp tăng cao ở tất cả các cấp học.
Qua mô hình trường PTDT BT, đội ngũ GV cũng được đảm bảo về số lượng, nâng cao về chất lượng, đáp ứng mục tiêu GD toàn diện. Đến nay, các trường học còn được tỉnh cho cơ chế để bổ sung nhân viên y tế trường học, nhân viên phục vụ và nhân viên cấp dưỡng. Đảm bảo HS ở trường không chỉ được học tập mà còn được chăm sóc đầy đủ.
Đáng chú ý, trong 3 năm thực hiện chủ trương trường PTDT BT, toàn tỉnh đã xây dựng mới được 39 phòng học, 221 phòng ở, 19 bếp ăn, 16 công trình vệ sinh và hàng loạt hạng mục công trình nước sạch, bàn ghế và giường ngủ cho HS để các em yên tâm học tập.
Hướng đi mới
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai mô hình trường PTDT BT, ngành GD Yên Bái vẫn gặp nhiều khó khăn về nhu cầu ăn, ở của HS, việc định mức GV chưa phù hợp với tính chuyên biệt của loại hình trường này. Công tác bồi dưỡng GV dạy tiếng dân tộc, công tác quản lý HS còn nhiều hạn chế và đang là rào cản trong phát triển căn bản toàn diện sự nghiệp GD- ĐT Yên Bái. Vì thế, về lâu dài, ngành GD Yên Bái đã định hình một hướng đi mới cho mô hình trường PTDT BT.
Giám đốc Sở GDĐT Trần Xuân Hưng cho rằng: Cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hóa GD, để các tổ chức đoàn thể, cá nhân tích cực hơn trong việc tham gia đóng góp thêm các điều kiện cơ sở vật chất thiết bị học tập cho mô hình này. Bên cạnh đó, ngành GD tiếp tục rà soát lại mạng lưới trường lớp để phấn đấu đến năm 2015 có 100% các trường đủ điều kiện được chuyển thành trường PTDT BT.
Thanh An
Bạn đang xem bài viết Mô Hình 9+: Giải Pháp Đột Phá Cho Giáo Dục Nghề Nghiệp trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!