Cập nhật thông tin chi tiết về Một Cây Làm Chẳng Nên Non, Ba Cây Chụm Lại Nên Hòn Núi Cao. Hãy Chứng Minh Nội Dung Câu Tục Ngữ Bằng Những Dẫn Chứng Rút Ra Từ Lịch Sử Bảo Vệ Và Xây Dựng Tổ Quốc Của Nhân Dân Ta. mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở bài:
– Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và đoàn kết tạo nên sức mạnh.
2. Thân bài:
* Giải thích câu nói:
– Nghĩa đen: Nếu chỉ có một cây đơn độc thì không thể tạo thành ngọn núi to mà cần phải có thật nhiều cây chụm lại thì mới tạo thành ngọn núi.
– Nghĩa bóng:
+ Một cây: Chỉ một người đơn lẻ tồn tại trong xã hội
+ Ba cây: Chỉ một tập thể người
+ chụm lại: đoàn kết lại
+ núi cao: đích đến cuối cùng của thành công
* Chứng minh:
a. Trong thực tế lịch sử:
– Nhân dân ta đã đoàn kết chiến đấu và chiến thắng nhiều giặc ngoại xâm, dù chúng mạnh hơn ta rất nhiều.
b: Trong đời sống hằng ngày:
– Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sàn xuất, cùng nhau góp sức đắp đê ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng…
c. Bài học:
– Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch. Đoàn kết là yếu tố quyết định thành công. Bác Hổ từng khẳng định: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
3. Kết bài:
– Nêu cảm nhận chung
Bài mẫu
Từ ngàn xưa, con người đã nhận thức được rằng để có thể tồn tại và phát triển thi cần phải đoàn kết. Có đoàn kết mới vượt qua được những trở lực, khó khăn của cuộc sống… Chính vì thế ông cha ta đã khuyên con cháu phải đoàn kết bằng câu ca dao giàu hình ảnh:
Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Đoàn kết tạo ra sức mạnh, giúp ta làm nên những công việc lớn lao. Thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc ta từ xưa đến nay đã chứng minh hùng hồn điều đó. Đất nước Việt Nam có được như ngày hôm nay là do đâu? Non sông Việt Nam ta đẹp đẽ như ngày hôm nay là nhờ đầu? Phải chăng chính là nhờ tinh thần đoàn kết tương trợ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, mấy chục triệu người chung một lòng, chung một chí hướng đánh giặc. Trải qua mấy chục thế kỉ, đất nước ta nhiều lần bị các triều đại phong kiến phương Bắc như Tống, Nguyên, Minh, Thanh… xâm lược. Chúng muốn cướp đất nước ta, bắt nhân dân ta làm nô lệ. Chúng ỷ quân đông, thế mạnh, mưu đồ thống trị lâu dài nhưng dân tộc ta đã đoàn kết vùng dậy đấu tranh, làm nên chiến thắng. Đế quốc Nguyên – Mông nức tiếng hùng mạnh, đi đến đâu cỏ không mọc được đến đấy, đã từng thu phục bao nhiêu chư hầu, nhưng ba lần xâm lược nước ta là ba lấn đại bại. Quân dân nhà Trần đoàn kết nhất trí, đồng tâm giết giặc. Từ các vị bô lão trong hội nghị Diên Hồng đến thiếu niên Trần Quốc Toản, từ danh tướng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đến chàng trai đan sọt làng Phù Đổng… Tất cả đều đồng lòng sát cánh và đã làm nên chiến thắng oanh liệt muôn đời.
Đến thế kỉ XX, dân tộc Việt Nam tuy đất không rộng, người không đông nhưng đã đánh bại hai đế quốc lớn là Pháp và Mĩ. Nếu chỉ tính sức mạnh quốc gia bằng sự giàu có, bằng trình độ kĩ thuật hiện đại, bằng vũ khí tối tân, bằng số lượng binh lính… thì Việt Nam ta đã tiến hành một cuộc chiến tranh không cân sức. Nhưng nhân dân ta đã đoàn kết thành một khối bền vững, cùng nhau chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Hơn nữa, dân tộc ta đã đoàn kết với các dân tộc yêu lẽ phải trên khắp năm châu, trong đó có nhân dân tiến bộ Pháp và Mĩ… Vì thế, chúng ta đủ sức mạnh để làm nên chiến thắng vĩ đại.
Trong cuộc sống lao động, đoàn kết cũng giúp ta có sức mạnh phi thường. Nhìn con đê bên bờ sông Hồng làm nhiệm vụ ngăn lũ lụt cho cả vùng châu thổ Bắc Bộ, bảo vệ vựa lúa nuôi sống bao người, ta càng thấy rõ sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Công trình thuỷ điện sông Đà đưa ánh sáng đến cho mọi nhà không thể nào hoàn thành được nếu thiếu bàn tay, khối óc của hàng vạn kĩ sư, công nhân Việt Nam Với chuyên gia các nước bạn. Những giàn khoan trên biển Đông đưa dầu khí lên làm giàu cho đất nước cũng lả công trinh của sức mạnh đoàn kết. Chúng ta có thể kể thêm rất nhiều ví dụ khác nữa để chứng minh.
chúng tôi
Câu ca dao giản dị nhưng chứa đựng bài học sâu sắc về sự đoàn kết. Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh, là yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người. Bác Hổ đã từng căn dặn chúng ta: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công. Nối tiếp truyền thống đoàn kết của cha ông, chúng em đã xây dựng tinh thẩn đoàn kết trong tổ, trong lớp, trong trường. Tình đoàn kết đã tăng thêm sức mạnh cho chúng em, giúp chúng em đạt được những kết quả tốt đạp trong học tập và rèn luyện.
Suy Nghĩ Về Câu Tục Ngữ: Một Cây Làm Chẳng Nên Non, Ba Cây Chụm Lại Nên Hòn Núi Cao
5 Bài văn mẫu lớp 9 một cây làm chẳng nên non
Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao – Bài tham khảo 1
Như ta được biết tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh và lao động sản xuất của người dân. Vì thế cha ông ta có câu:
“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Trước hết ta phải hiểu nghĩa của câu tục ngữ. “Một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn “ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn “chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. Từ ý nghĩa đó, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc. Cha ông ta đã đúc rút ra câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Vì trong một công việc dù đơn giản hay khó khăn mà chỉ có một người tự lo, tự làm thì sẽ mất nhiều thời gian công sức mới hoàn thành, thậm chí không thể làm nổi vì không đủ sức lực và trí tuệ để vượt qua. Nhưng ngược lại nếu một công việc dù khó khăn đến mấy mà nhiều người đồng lòng đoàn kết quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công bởi nó là sức mạnh trí tuệ của tập thể phát huy cao độ nhất.
Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đâu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”
Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.
Tuy nhiên đoàn kết gắn bó cũng không phải là kết bè, kết phái để chống đối tổ quốc, tập thể, bảo vệ quyền lợi cá nhân chống đối lại lợi ích tập thể.
Như vậy đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta nó được phát huy hiệu quả trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Là học sinh chúng ta cần đoàn kết bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.
Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao – Bài tham khảo 2
Như ta được biết tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn. Điều này được thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh và lao động sản xuất của người dân. Vì thế cha ông ta có câu:
“Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Một cây làm chẳng nên non
Trước hết ta phải hiểu nghĩa của câu tục ngữ. “Một cây” chỉ số ít sự đơn lẻ yếu ớt không làm thành rừng cây ngọn núi. Còn “ba cây” chỉ số nhiều tạo lên sức mạnh làm thành rừng cây. Còn “chụm lại” thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng quyết tâm. Từ ý nghĩa đó, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ nói về tinh thần đoàn kết đồng lòng của con người, của dân tộc. Cha ông ta đã đúc rút ra câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Vì trong một công việc dù đơn giản hay khó khăn mà chỉ có một người tự lo, tự làm thì sẽ mất nhiều thời gian công sức mới hoàn thành, thậm chí không thể làm nổi vì không đủ sức lực và trí tuệ để vượt qua. Nhưng ngược lại nếu một công việc dù khó khăn đến mấy mà nhiều người đồng lòng đoàn kết quyết tâm thực hiện thì chắc chắn sẽ thành công bởi nó là sức mạnh trí tuệ của tập thể phát huy cao độ nhất.
Tinh thần đoàn kết đi đến chiến thắng được thể hiện rất rõ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Từ xa xưa, nhờ có tinh thần đoàn kết mà cha ông ta đã dời non lấp biển mở mang bờ cõi làm nên những cánh đồng màu mỡ. Lịch sử đấu tranh từ thời bà Trưng, bà Triệu rồi các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập rồi đến chiến thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã cho ta thấy sức mạnh của sự đoàn kết. Và sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”
Tuy nhiên trong xã hội vẫn không ít những kẻ luôn gây rối, phá hoại, thành quả lao động, cách mạng gây chia rẽ bè phái cộng động dân tộc, những kẻ phản động đó cần phải trừng trị.
Tuy nhiên đoàn kết gắn bó cũng không phải là kết bè, kết phái để chống đối tổ quốc, tập thể, bảo vệ quyền lợi cá nhân chống đối lại lợi ích tập thể.
Như vậy đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta nó được phát huy hiệu quả trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Là học sinh chúng ta cần đoàn kết bạn bè để cùng nhau vươn lên trong học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp.
Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao – Bài tham khảo 3
“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Ông cha ta ngày xưa đã dặn:
Câu tục ngữ nhằm răn dạy chúng ta phải biết đoàn kết, đồng tâm hiệp lực, giúp đỡ nhau để làm nên được những việc lớn. Vậy “một cây” là gì? “Ba cây” là gì? Tại sao “một cây làm chẳng nên non” còn “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”?
Thông qua câu tục ngữ, ta có thể hiểu “một cây” là một người, một bộ phận nhỏ bé của xã hội. Còn “ba cây” là nhiều người ,là toàn xã hội. “Một cây làm chẳng nên non”có nghĩa là một người thì khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Câu này được sử dụng nhằm kêu gọi mọi người hãy đoàn kết cùng chung sức làm việc.
Câu tục ngữ đã được thể hiện từ ngàn xưa. Minh chứng là nhân dân ta đã cùng nhau đứng lên chống lại giặc phương Bắc xâm lược thời Lý, Trần. Rồi chúng ta lại cùng nhau đánh thắng cả những cường quốc về quân sự như Anh, Nhật, Mĩ. Ta còn thấy câu tục ngữ này vẫn còn đúng trong thời đại ngày nay. Điển hình như việc Đồng báo miền Trung đang phải chống chọi với cơn lũ lớn nhất trong lịch sử. Nếu chỉ có một số lượng nhỏ người dân chúng ta đóng góp cứu trợ thì chỉ giúp được rất ít đồng bào đang oằn mình trong cơn lũ dữ. Nhưng nếu như cả nước chúng ta cùng hợp sức ,chung tay giúp đỡ thì mọi đồng bào sẽ được hỗ trợ, cứu giúp. Cũng như việc chúng ta chấp hành pháp luật vậy. Lấy ví dụ như khi nhà nước ban hành luật bắt buộc mọi người phải đội mũ bảo hiểm. Nếu khi ấy chỉ có một bộ phận nhỏ người dân nghiêm chỉnh chấp hành thì tỉ lệ giao thông liệu có giảm? Nhưng khi mọi người đã biết cùng nhau chấp hành bằng việc đội mũ bảo hiểm thì số vụ tai nạn đã giảm đáng kể. Ta cũng có thể thấy được tinh thần đoàn kết thông qua việc giữ gìn văn minh. Cụ thể là việc xả rác nơi công cộng. Nếu chỉ có một người dân có ý thức bỏ rác vào thùng thì đường phố sẽ đầy rác, mất vệ sinh, từ đó có thể gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm đến con người. Nhưng khi tất cả đều có ý thức thì đường phố sẽ sạch đẹp, văn minh.
Ta có thể thấy tinh thần đoàn kết là rất cần thiết để xây dựng một xã hội, đất nước lớn mạnh, giàu đẹp. Vậy mà vẫn có những cá nhân, tập thể nhỏ lẻ muốn phá vỡ sự đoàn kết ấy. Họ là những người không thực hiện , không tuân theo những quy tắc của xã hội, đi ngược lại những quy định của nhà nước ,cộng đồng như xả rác bừa bãi, không chấp hành pháp luật, không tuân thủ luật lệ giao thông. Họ còn là những người chỉ biết đến bản thân ,không có lòng thương yêu đồng loại ,không biết giúp đỡ người khác… Không những thế nhiều người còn lập ra tổ chức phản động nhằm chống đối chính quyền, chia rẽ đất nước , dân tộc. Những hành động ấy của họ thật đáng chê trách.
Chúng ta có thể thể hiện tinh thần đoàn kết dù chỉ bằng những việc nhỏ nhặt như trong môi trường học đường thì giúp đỡ bạn bè học tập, tham gia các phong trào do trường lớp, địa phương tổ chức như chiến dịch “Mùa hè xanh”. Ngoài xã hội thì ta có thể chung tay giúp đỡ các cụ già neo đơn, những hoàn cảnh còn khó khăn, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy dù nhỏ nhoi, ít ỏi nhưng cũng một phần nào chia sẻ, giúp đỡ được cộng đồng.
“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Tinh thần đoàn kết thông qua câu tục ngữ:
Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao – Bài tham khảo 4
Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Ca dao là một trong những viên ngọc sáng của kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Ca dao Việt Nam phong phú về nội dung, đẹp về hình thức. Bên cạnh mảng ca dao trữ tình, trào phúng,… còn có những bài ca dao về đề tài khuyên bảo, dạy dỗ của người đời về tinh thần đoàn kết. Đây là câu ca dao mà ta thường nhắc nhở nhau:
Vậy câu ca dao trên mang ý nghĩa gì?
Suy ngẫm về câu ca dao này, chúng ta thấy hiện lên hai tầng nghĩa quen thuộc: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tầng nghĩa đen khẳng định sự lẻ loi, đơn độc của một cái cây nếu nó đứng một mình. Bản thân cái cây đó thật nhỏ bé. Nhưng nếu có nhiều cây sẽ tạo nên một khu rừng. Thế nhưng hiểu ca dao theo nghĩa đen thì rất nông cạn. Tầng nghĩa bóng có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Câu ca dao khuyên chúng ta phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, để có thể chinh phục thiên nhiên, chống ngoại xâm, khắc phục khó khăn, cải tạo cuộc sống… để có cuộc sống ấm no, phong phú về vật chất lẫn tinh thần.
Thực tế, lịch sử dân tộc Việt Nam bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh điều đó.
Từ thời dựng nước, đất nước ta luôn gặp nạn ngoại xâm. Những người dân Việt Nam đã biết kết hợp sức người để chống lại bè lũ cướp nước tới cùng. Dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi… nhân dân ta đoàn kết, lần lượt đuổi giặc Tống, Mông – Nguyên, Minh… ra khỏi đất nước.
Từ năm 1858, giặc Pháp nổ phát súng đầu tiên vào Đà Nẵng, mở màn cuộc xâm lược của bọn thực dân châu u vào Việt Nam. Nhân dân ta đoàn kết với các bạn Lào, Campuchia đánh đuổi Pháp ra khỏi Đông Dương.
Cuộc kháng chiến chống Pháp gần một trăm năm vừa kết thúc thì cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước bùng nổ. Lần đầu tiên nhân dân ta phải đương đầu với những phương tiện và vũ khí tối tân nhất thế giới. Cuối cùng, nhờ sự đoàn kết của nhân dân hai miền Nam – Bắc cũng như sự giúp đỡ của nhân dân các nước tiến bộ trên thế giới, chúng ta đã chiến thắng. Cả thế giới đều nể phục tinh thần đoàn kết và sự anh dũng của nhân dân Việt Nam.
Sau đó, non sông chung một màu cờ, nhân dân ta tiếp tục đoàn kết hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Từ chỗ thiếu ăn, ngày nay chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng ở tốp đầu thế giới. Chúng ta đã xây dựng đường dây tải điện 500KV Bắc – Nam, đưa ánh sáng đến tận vùng xa xôi, hẻo lánh nhất của Tổ quốc. Chúng ta khôi phục quốc lộ 1A, xây dựng cầu Mĩ Thuận, cầu Rạch Miễu… nối liền vùng đồng bằng sông Cửu Long với các vùng khác trong cả nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nhiều lĩnh vực… Và còn biết bao công trình khác nữa mọc lên theo quá trình phát triển và hội nhập của đất nước.
Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công.
Tóm lại, chúng ta không thể nào nói hết được sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Vậy nên, đọc câu ca dao, em suy nghĩ và rút ra nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân. Trong cuộc sống, chúng ta khó có thể sống và làm việc một cách đơn độc. Nếu làm việc nhỏ, cũng phải suy nghĩ chín chắn. Khi làm việc lớn, phải bàn bạc với những người lớn tuổi, giàu kinh nghiệm. Ngoài ra, em thấy cần vận dụng câu ca dao đúng tình huống. Chẳng hạn, khi làm bài kiểm tra, chúng ta không nên “đoàn kết” cùng các bạn mà phải biết tự làm bài hết khả năng của mình. Khi muốn giúp người khó khăn, già yếu neo đơn, em vận động mọi người đoàn kết tham gia. Đêm nằm suy nghĩ, em càng thấm thía lời dạy của Bác Hồ kính yêu:
Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng Một người đâu phải nhân gian Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi.
Và em cũng không quên nhân sinh quan cao đẹp mà nhà thơ Tố Hữu gửi gắm mọi người trong bài thơ Tiếng ru:
Một cây làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao – Bài tham khảo 5
Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Đã tự bao đời nay cha ông ta đã biết được để có thể tồn tại cũng như để phát triển được thì con người phải biết đoàn kết với nhau. Khi chúng ta đoàn kết thì sẽ tạo ra được sức mạnh to lớn để có thể vượt qua mọi khó khăn và thử thách. Nên ông cha ta đã có câu tự ngữ nói về điều đó là “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Đoàn kết thực sự sẽ tạo ra sức mạnh, giúp con người chúng ta làm nên những công việc lớn lao. Thực tế cuộc sống đã cho thấy rằng khi con người chiến đấu và lao động của dân tộc cần phải có sự đoàn kết mọt lòng thì mới có thể thành công được.Non sông đất nước Việt Nam có được tự do như ngày hôm nay chính là nhờ vào sự đoàn kết của dân tộc ta ngày trước. Đó chính là sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau của nhân dân ta từ Nam chí Bắc, và quả thực cũng đã có mấy chục triệu người chung một lòng, dân ta như cùng chung một chí hướng đánh giặc. Cũng đã phải trải qua mấy chục thế kỉ, đất nước ta nhiều lần bị các triều đại phong kiến phương Bắc như Tống, Nguyên, Minh, Thanh… xâm lược nước ta. Ta cả bè lũ bán nước chúng dường như cũng đã muốn cướp đất nước ta, bắt nhân dân ta làm nố lệ. Chúng luôn luôn ỷ quân đông, thế mạnh mà đã có những mưu đồ thống trị lâu dài nhưng dân tộc ta đã đoàn kết vùng dậy đấu tranh, làm nên chiến thắng. Quân Nguyên – Mông nức tiếng hùng mạnh và hung bạo nhất, chúng đi đến đâu cỏ không mọc được đến đấy, và đồng thời cũng như đã từng thu phục bao nhiêu chư hầu, nhưng ba lần xâm lược nước ta là ba lấn đại bại. Lúc này đây thì quân dân nhà Trần đoàn kết nhất trí, đồng thời cũng đã đồng tâm giết giặc. Ngay từ các vị bô lão trong hội nghị Diên Hổng năm nào thì đến thiếu niên Trần Quốc Toản. Ngay từ danh tướng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cho ngay cả đến chàng trai đan sọt làng Phù ủng… Tất cả đều đổng lòng Sát Thát, tất cả dường như cũng đã tạo lên sức mạnh tổng hợp để có thể làm nên chiến thắng oanh liệt muôn đời.
Cho đến thế kỷ XX đất nước ta cũng lại phải đấu tranh đánh giặc Pháp và giặc Mỹ. Đất nước đau thương hình chữ S không rộng người không nhiều rồi lại vũ khí thì thô sơ. Nhưng chúng ta vẫn dành được chiến thắng vang dội trước các cường quốc.
Rồi chính trong cuộc sống lao động, đoàn kết cũng giúp ta có sức mạnh phi thường. Khi các cơn lũ ập đến với đồng bào miền Trung để lại những hậu quả to lớn, nhưng nhờ sự đoàn kết, tương thân tương ái đã giúp cho đông bào miền Trung nhanh chóng khắc phục được phần nào đau thương. Chúng ta đoàn kết để có thể tạo lên sức mạnh to lớn.
Ta như thấy được câu ca dao giản dị nhưng chứa đựng bài học sâu sắc về sự đoàn kết. Đoàn kết dường như chính là cội nguồn của sức mạnh, nó đồng thời cũng là yếu tố hết sức quan trọng trong cuộc đấu tranh sinh tổn và phát triển của con người. Bác Hổ vĩ đại của dân tộc ta cũng đã từng căn dặn chúng ta rằng “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
…………………………………………………
Bài Văn Hay Chứng Minh Về Ý Nghĩa Câu Tục Nghĩ Một Cây Làm Chẳng Lên Non
1. Mở bài
Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp tạo ra sức mạnh giúp dân tộc ta làm nên những sự nghiệp lớn lao.
2. Thân bài
a. Giải thích
Nghĩa của câu tục ngữ: chia rẽ, đơn lẻ thì yếu; đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh để đi tới thành công.
b. Chứng minh
+ Trong thực tế lịch sử
– Nhân dân ta đoàn kết chiến đấu và chiến thắng nhiều giặc ngoại xâm, dù chúng mạnh hơn ta rất nhiều.
– Nhân dân ta đoàn kết trong lao động sản xuất: đắp đê, ngăn lũ lụt, bảo vệ mùa màng…
+ Trong đời sống
Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, đoàn kết là yếu tố quyết định mọi thành công. Đó là bài học lớn mà người xưa nhắc nhở chúng ta luôn phải ghi nhớ. Bác Hồ từng khẳng định Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
3. Kết bài
Là học sinh, em cùng các bạn xây dựng tinh thần đoàn kết trong tổ, trong lớp để giúp nhau cùng tiến bộ.
BÀI LÀM
Từ ngày xưa, con người đã nhận thức được rằng để có thể tồn tại và phát triển, cần phải đoàn kết. Đoàn kết đế sống, đoàn kết để vượt qua những trở lực ghê gớm của thiên nhiên… Chính vì thế, qua câu tục ngữ giàu hình ảnh, ông cha ta đã khuyên chúng ta phải đoàn kết:
Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Đoàn kết tạo nên sức mạnh, giúp chúng ta làm nên những việc lớn. Thực tế cuộc sống chiến đấu và lao động của dân tộc ta từ xưa tới nay đã chứng minh điều đó.
Đất nước Việt Nam có được như ngày hôm nay là do đâu? Non sông Việt Nam ta đẹp đẽ như ngày hôm này là nhờ đâu? Phải chăng chính là nhờ tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân. Ngay từ buổi đầu lịch sử, đất nước đã bị quân xâm Ịược phương Bắc như Tống, Nguyên, Minh, Thanh… tràn sang cướp phá. Chúng muốn thôn tính Đại Việt, bắt nhân dân ta làm nô lệ. Nhưng dân tộc ta đã đoàn kết một lòng, vùng dậy đấu tranh, đánh đuổi q’uân thù. Quân dân nhà Trần đoàn kết nhất trí, đồng tâm giết giặc đã lập nên những chiến công lừng lẫy muôn đời. Từ các vị bô lão trong hội nghị Diên Hồng đến thiếu niên Trần Quốc Toản, từ lão tướng Trần Hưng Đạo đến người thanh niên đan sọt làng Phù ủng… đều đồng lòng “Sát Thát”. Sức mạnh của lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết đã làm nên chiến thắng vinh quang rất đáng tự hào.
Sang thế kỉ XX, dân tộc Việt Nam đất không rộng, người không đông nhưng đã đánh bại hai đế quốc. Nếu chỉ tính sức mạnh quốc gia bàng sự giàu có, bằng trình độ kĩ thuật hiện đại, bằng vũ khí tối tân,bằng số lượng binh lính… thì Việt Nam ta đã tiến hành một cuộc chiến tranh không cân sức bằng cách đoàn kết với các dân tộc yêu hòa bình và chính nghĩa trên khắp năm châu kể cả nhân dân Pháp, Mĩ… Vì thế, chúng ta có đủ sức mạnh để làm nên chiến thắng vĩ đại.
Trong công cuộc xây dựng cuộc sống, đoàn kết cũng tạo ra những sức mạnh phi thường. Nhìn những con đê sừng sững hai bên bờ sông Hồng, sông Đuống, sông Thái Bình… có từ lâu đời làm nhiệm vụ ngăn lũ lụt, bảo vệ mùa màng cho cả vùng châu thổ Bắc Bộ, chúng ta càng thấy rõ hiệu quả to lớn của tinh thần đoàn kết. Công trình thủy điện sông Đà đưa ánh sáng đến cho mọi nhà không thể hoàn thành được nếu thiếu bàn tay khối óc của hàng triệu kĩ sư, công nhân Việt Nam và chuyên gia các nước bạn. Những giàn khoan trên biển Đông khai thác dầu khí làm giàu cho đất nước cũng là kết quả của sức mạnh đoàn kết. Có thể kể thêm rất nhiều, rất nhiều ví dụ khác nữa để chứng minh.
Ca dao với những hình ảnh giản dị nhưng lại chứa đựng một triết lí sống sâu sắc. Bác Hồ cũng đã từng nêu ra phương châm có tính chiến lược toàn Đảng, toàn dân: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.
Nối tiếp truyền thống yêu nước của ông cha, học sinh chúng em tuy nhỏ tuổi nhưng đã biết xây dựng tinh thần đoàn kết trong tổ, trong lớp, trong trường. Tinh thần đoàn kết đã tăng thêm sức mạnh cho chúng em học tập và rèn luyện đạt kết quả tốt hơn.
Chứng Minh, Giải Thích Câu Tục Ngữ Uống Nước Nhớ Nguồn
Kho tàng câu ca dao, tục ngữ của Việt Nam thì vô cùng đa dạng, phong phú. Những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta để lại luôn mang những ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một lời răn dạy, nhắc nhở đến thế hệ con trẻ sau này. Đó là những bài học đáng giá và đáng để chúng ta học hỏi và suy ngẫm hằng ngày. Những câu ca dao, tục ngữ được đúc kết từ những kinh nghiệm vô cùng quý báu từ thực tế. Một trong những câu tục ngữ có sức ảnh hưởng đến mọi người và ai ai cũng biết đó là “uống nước nhớ nguồn”
1. Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn
Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ được ông cha ta đúc rút từ hàng ngàn đời nay và cho tới tận bây giờ nó vẫn chứa đựng nhiều ý nghĩa răn dạy cho thế hệ sau , nhiệm vụ của chúng ta là học hỏi, ghi nhớ những công ơn của người đi trước. Xét theo nghĩa đen của câu tục ngữ thì câu “uống nước nhớ nguồn” có thể hiểu là mỗi con sông, mỗi con suối được bắt nguồn, được sinh ra từ những dòng sông lớn cho dù có hàng trăm hàng ngàn dòng chảy lớn bé thế nào thì nó cũng chỉ bắt đầu từ một nguồn. Chính vì vậy mỗi khi chúng ta lấy nước để uống, để ăn, để tắm,.. thì chúng ta cần phải biết ơn những nguồn nước lớn đã sản sinh ra những dòng nước nhỏ như bây giờ cho chúng ta sử dụng để uống, để tưới tiêu, để sinh hoạt. Đây cũng chính là lúc chúng ta cần phải biết ơn những thứ rất đơn giản nhưng vô cùng quý báu xung quanh chúng ta, biết ơn thiên nhiên đã tạo hóa, đã ban tặng cho chúng ta một nguồn sống vô cùng giá trị.
Khi giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn trong nghĩa bóng chúng ta có thể hiểu rằng “uống nước” là sự thừa hưởng và sử dụng những thành quả lao động, đấu tranh cách mạng của thế hệ đi trước. “Nguồn” ở đây chỉ nguồn gốc, cội nguồn hay có thể hiểu dễ hơn là những nguyên nhân dẫn đến các thành quả mà chúng ta đang hưởng. “Nhớ nguồn” là hành động thể hiện tính đạo đức cao, biết hưởng thụ một cách biết ơn những thành quả không phải do mình tạo ra và cũng không phải tự nhiên mà có. Câu tục ngữ như một lời nhắc nhở đối với những thế hệ đi sau, những người đã, đang và sẽ thừa hưởng những thành quả lao động của thế hệ trước để lại.
Tìm gia sư dạy kèm tại nhà sẽ giúp học sinh yếu kém trở cải thiện khả năng học tập và tiếp thu bài trên lớp dễ dàng, giáo viên sẽ chỉ dẫn tận tình đảm bảo các em không còn thấy môn Văn khó học nữa.
2. Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn cùng những lý do cần ghi nhớ
Với thế hệ trẻ bây giờ khi chúng ta sinh ra hầu như đều được sống trong cuộc sống hòa bình và hạnh phúc nhưng trong suốt quá trình giành nước và giữ nước có biết bao nhiêu con người đã hi sinh và nằm xuống tại nơi chiến trường chỉ để đổi lại cuộc sống yên bình cho chúng ta như ngày nay. Và để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như bây giờ chúng ta cần biết ơn những người đã nằm xuống mãi mãi, không bao giờ có thể quay về với gia đình vì hòa bình của hàng triệu người dân Việt Nam. Chúng ta đã làm nhiều hành động ý nghĩa để đền ơn, đáp nghĩa những thương binh, liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng cùng với những người đã có công lao to lớn đối với đất nước. Vào ngày 27/7 hằng năm là ngày thương binh liệt sĩ toàn Đảng, toàn dân tộc ta dành trọn một ngày nhìn lại những việc đã làm để đền ơn đáp nghĩa những người đã hi sinh nhiều cho đất nước. Cùng với đó có rất nhiều các hoạt động tri ân cũng được diễn ra với lòng thành kính và biết ơn sâu sắc với những người đã ngã xuống. Chắc khó có nơi nào có thể có sức lan tỏa rộng khắp như Việt Nam. Dân tộc Việt Nam là vậy và con người Việt Nam là vậy rất thủy chúng và tình nghĩa.
Bản thân chúng ta khi được sinh ra, được sống trong thời đại hòa bình thì cần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ biết ơn và kính trọng những người lớn tuổi, phải biết kính trên nhường dưới với ông bà, cha mẹ, họ hàng. Họ là những con người đã sinh ra chúng ta, nuôi nấng chúng ta nên người cho nên có họ mới có chúng ta của ngày hôm nay.Trong cuộc sống này không thứ gì được gọi là có sẵn, là tự nhiên được sinh ra cả. Không có bất cứ thứ gì trên đời là không có nguồn gốc của nó. Ai ai cũng lớn lên nhờ những câu hát chứa chan tình cảm của mẹ và bố là người dẫn dắt chúng ta đi khắp mọi nẻo đường. Tình thương của bố mẹ là vô hạn, không gì có thể so sánh, không gì có thể đền đáp nổi. Họ hi sinh tất cả, dành tất cả những thứ tốt đẹp nhất trên cuộc đời này cho chúng ta mà không cần sự đền đáp. Họ làm vậy đơn giản vì họ yêu thương con cái của mình vô điều kiện, chỉ cần nhìn con khôn lớn từng ngày, trưởng thành mỗi ngày là họ đã thấy cuộc đời này hạnh phúc lắm rồi. Không sao có thể đền đáp nổi công ơn của bố mẹ trong suốt cuộc đời này. Thầy cô cũng giống như bố mẹ thứ hai của chúng ta vậy, họ là người nuôi dạy chúng ta thành người. Thầy cô là người trang bị cho chúng ta những hành trang vững chắc nhất để chúng ta bước vào đời không bị gục ngã, đó chính là biển trời kiến thức. Do đó, bản thân mỗi chúng ta phải biết yêu quý bố mẹ, kính trọng thầy cô, không bao giờ được quên những công lao to lớn mà họ đã giúp đỡ chúng ta trên đường đời. Một lần nữa khi giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn chúng ta sẽ được hiểu rõ hơn về đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam. Vì thế” nhớ nguồn” là một bổn phận tất yếu, là đạo lý để mỗi con người hoàn thiện bản thân , là một tình cảm vô cùng đẹp được xuất phát từ chính tấm lòng của mỗi chúng ta, xuất phát từ ý thức, trách nhiệm ghi nhớ những công lao của những người đã mang đến những điều tốt đẹp, cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Những hạt lúa, hạt gạo thơm ngon, dinh dưỡng là công lao bao ngày chăm sóc, thăm nom của những người nông dân chân lấm tay bùn, mỗi khi chúng ta cầm bát cơm lên chúng ta cần phải biết ơn những người đã mang những gì quý giá đối với cuộc sống cho chúng ta. Có họ chúng ta mới có cơm ngon để ăn, mới có cuộc sống ấm no.
Khi một đất nước hay một xã hội hay một gia đình giữ được cho họ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” thì đất nước, xã hội, gia đình đó sẽ tốt đẹp biết bao. Song trong cuộc sống này không phải ai cũng là những con người hiền lành, gần gũi, trung thực, có đạo đức tốt mà cũng có rất nhiều người giả dối, vong ân bội nghĩa với những người đã giúp đỡ họ. Câu tục ngữ tục ngữ thể hiện rất sâu sắc nhằm khuyên răn những người sống không biết trước sau, không biết đạo lý làm người.
3. Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn qua lòng biết ơn
Mỗi khi được hưởng bất kỳ một thành quả nào đó, chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn, trân trọng và phát huy những gì mà ông cha ta đã cố gắng giành lấy, xây dựng và bảo vệ ví dụ như bản sắc văn hóa quê hương, văn hóa dân tộc,…Không những vậy, chúng ta cần phải biết tiếp thu những kinh nghiệm có chọn lọc , những tinh hoa của nhân loại để từ đó làm cho văn hóa ta ngày càng phong phú và được mọi người trên thế giới biết đến. Bản thân là một người công dân trẻ tuổi của xã hội mới, chúng ta phải luôn cố gắng học tập thật nghiêm túc, lao động thật cần cù, tạo ra những kết quả to lớn không chỉ dành riêng cho bản thân mà còn cho xã hội. Đó chính là biểu hiện cụ thể, rõ ràng của người biết đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.
Những bài học làm người được bắt đầu từ sự biết ơn và biết cách nói lời cảm ơn với những người có công lao giúp đỡ mình. Những hành động nhỏ nhặt đó sẽ không làm mất nhiều thời gian của chúng ta đổi lại sau khi làm những việc ấy bản thân chúng ta lại thấy mình làm được nhiều điều vô cùng ý nghĩa cho cuộc sống. Nó giúp sưởi ấm tâm hồn chúng ta, đổi lại những nụ cười trên môi mỗi người. Lòng biết ơn, quý trọng những người đã góp phần tạo ra cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay là điều ai cũng phải có. Chúng ta cần phải cảm ơn bố mẹ, thầy cô, bạn bè và những người nông dân vì có họ mới có chúng ta của ngày hôm nay vô cùng xinh đẹp và khỏe mạnh.
Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn sẽ phân tích sâu sắc ý nghĩa cũng như một lời nhắn nhủ ngắn gọn, súc tích của ông cha ta dành cho thế hệ sau này, là những bài học sâu sắc có giá trị từ xưa cho đến tận mai sau. Chúng ta hãy sống cho trọn tình, trọn nghĩa, biết nhớ ơn công sinh thành, công dưỡng dục, công dạy dỗ của những người đã giúp đỡ mình từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người của dân tộc ta.
Bạn đang xem bài viết Một Cây Làm Chẳng Nên Non, Ba Cây Chụm Lại Nên Hòn Núi Cao. Hãy Chứng Minh Nội Dung Câu Tục Ngữ Bằng Những Dẫn Chứng Rút Ra Từ Lịch Sử Bảo Vệ Và Xây Dựng Tổ Quốc Của Nhân Dân Ta. trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!