Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Biện Pháp Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Học sinh là người dân tộc thiểu số vốn dĩ rất nhút nhát, ngại giao tiếp với bạn bè người Kinh và thầy cô giáo. Nhiều em khi thầy cô gọi đứng dậy trả lời chỉ đứng và im lặng vì hoặc là không hiểu được câu hỏi hoặc là không tự tin với những câu trả lời bằng tiếng phổ thông của mình do vốn tiếng Việt của các em còn hạn chế. Trong khi chương trình sách giáo khoa quá tải, chưa thật sự phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số; giáo viên thì ôm đồm, “tham”, chạy đua với thời gian, tìm mọi cách để làm sao truyền đạt, chuyển tải hết những kiến thức trong sách giáo khoa trong thời gian của 1 tiết học. Do đó tiết học thường rơi vào tình trạng hối hả nhưng trầm lặng, nặng nề, khô khan và thường diễn ra theo hướng một chiều. Vì vậy, muốn tiết dạy đạt hiệu quả cần tạo ra một không khí thật nhẹ nhàng, hấp dẫn. Đây là giải pháp đặc trưng trong quá trình giảng dạy đối với học sinh dân tộc thiểu số ở tất cả các Bậc học đặc biệt là bậc Mầm non.
Hiểu được tâm lý của học sinh dân tộc thiểu số, trường tiểu mẫu giáo Hoa Tang Bi đã có những chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và nhiều giáo viên ở trường mẫu giáo Hoa Tang Bi đã áp dụng những phương pháp phù hợp tùy theo các môn học nhưng đều chú trọng đến những yếu tố vừa truyền đạt kiến thức của bài học đồng thời tăng cường tiếng Việt bằng những trò chơi ở tất cả các môn học (chủ yếu là các trò chơi về ngôn ngữ, trò chơi trí tuệ sử dụng ngôn ngữ) như: Đọc thơ luyện phát âm cho trẻ…
* Tạo điều kiện bồi dưỡng cho giáo viên học tiếng Êđê
Cán bô, giáo viên, nhân viên trong nhà trường có rất nhiều thuận lợi để học tiếng Êđê để phục vụ cho việc giao tiếp với trẻ, vì ở trường chiếm 50% là giáo viên người Êđê, tiếp xúc và trao đổi những câu từ đơn giản và thông dụng nhất, nhà trường cũng tạo điều kiện và khuyên khích chị em đi học lớp học tiếng Êđê và tìm hiểu thêm về bản sắc và phong tục tập quán của người Êđê.
* Kết hợp với hội cha mẹ học sinh là người Êđê
Nhà trường và Ban chấp hành hội phụ huynh cùng nhau kết hợp để tham gia tổ chức các phong trào của nhà trường cũng như của ngành đưa ra. Tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các khối lớp với nhau, tổ chức các ngày lễ hội như ngày 8/3, Gia đình dinh dưỡng trẻ thơ…để có dịp giao tiếp giữa cô trò và cả phụ huynh gần gũi thân mật, tự tin hơn.
* Kết hợp với Ban tự quản thôn, Buôn, tổ dân phố
Ban giám hiệu nhà trường cùng kết hợp với Ban tự quản, thôn, Buôn, tổ dân phố tổ chức họp dân trong Buôn để tuyên truyền rộng rãi các mặt hoạt động tổ chức của nhà trường và có ích cho nhân dân, như đưa con em đi học đầy đủ khi đến tuổi đi học, để trẻ nhanh tiếp xúc và giao tiếp với bạn bè ở trường bằng tiếng phổ thông, trẻ được học, được chơi sạch sẽ. Tham gia đầy đủ các phong trào của trường tổ chức cũng như của thôn, Buôn tổ chức.
Thời gian hè đề nghị đoàn thanh niên của Buôn phải tổ chức những trò chơi có ích cho trẻ, được giao lưu học hỏi từ bạn bè, giao tiếp với bạn bè bằng tiếng phổ thông. Tạo sự mạnh dạn cho trẻ khi đi học tốt hơn, trẻ sẽ không bị nhút nhát hoặc kì thị phân biệt ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ.
Một Số Biện Pháp Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số
PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của giải pháp Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số. Sự nghiệp văn hoá giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc nói chung, dân tộc Dao, dân tộc Thái và dân tộc Mường ở xã Quy Hướng nói riêng đã có nhiều tiến bộ, góp phần tích cực vào sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế địa phương. Tuy vậy, trình độ dân trí của đồng bào còn hạn chế nhất định, cộng với đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên hạn chế đến việc chăm lo học hành cho con em. Với nhiệm vụ chung của năm học: Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy giáo cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị. Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Điều chỉnh nội dung dạy học và đánh giá, xếp loại theo TT 30/BGD&ĐT và TT 22/ TT – BGDĐT sửa đổi bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo TT30/2014/TTBGDĐT ngày 28/8/2014 của bộ giáo dục và đào tạo, sửa đổi bổ sung một số phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học. Tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống. Đổi mới phương pháp dạy học. Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, bồi dưỡng giáo viên, đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo cũng như đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí. II. Lý do chọn giải pháp Để góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của năm học, cũng như góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục tại địa bàn xã mà dân tộc Thái, Mường và dân tộc Dao chiếm phần lớn dân số của xã Quy Hướng, đặc biệt Trường Tiểu học và THCS Quy Hướng thì học sinh dân tộc Thái chiếm 37,2%, dân tộc Dao 32,8%, dân tộc Mường 22%; Do vậy các em gặp không ít khó khăn khi phải học tập và tiếp nhận sự giáo dục bằng Tiếng Việt, bởi vì: + Hầu hết các em còn rất hạn chế về ngôn ngữ nói, như : Nói chưa chuẩn, chưa đúng về một số hoặc nhiều tiếng, từ Tiếng Việt, tuỳ theo khu vực khác nhau của xã (với khu vực bản ở gần với người dân tộc Kinh thì trẻ em nói được nhiều Tiếng Việt chuẩn hơn bản ở xa người kinh). + Kỹ năng giao tiếp, diễn đạt bằng ngôn ngữ Tiếng Việt còn hạn chế. Các em chỉ giao tiếp với nhau bằng Tiếng Việt trong các tiết học hoặc khi tiếp xúc với thầy, cô giáo. Mà chủ yếu giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ. Mặt khác do bản tính rụt rè, ít nói chuyện, ít giao tiếp với người khác, đặc biệt là người dân tộc Kinh nên vốn từ tiếp thu được rất hạn chế. Chính vì vậy mà đại bộ phận học sinh có khi hiểu nhưng lại diễn đạt sai dẫn đến hiểu sai nghĩa. Ví dụ: Cô đi đâu ? thì học sinh lại nói: Đâu đi cô? hoặc Em đi học chưa? thì các em nói: Chưa học đi em? Hoặc là nói lẫn với tiếng dân tộc, tiếng mẹ đẻ của các em, hay các em chua biết diễn đạt đầy đủ câu, đủ ý mà các em muốn nói ra. + Kỹ năng nghe – hiểu – viết của học sinh nhìn chung là chậm, khả năng hiểu và xác định nghĩa của từ Tiếng Việt còn hạn chế hay dùng sai từ trong khi nói và viết. + Do ảnh hưởng thói quen nói tiếng mẹ đẻ, khả năng nhận diện con chữ chậm. Dẫn đến khả năng đọc của các em chậm, việc đọc liền mạch từ, câu gặp rất nhiều khó khăn. Khả năng đọc diễn cảm còn hạn chế. + Khả năng tiếp nhận thông tin, tư duy để xử lý, tái tạo nội dung thông tin của học sinh còn chậm. Vậy làm thế nào để dạy tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3, làm giàu thêm vốn Tiếng Việt cho các em, giúp các em lĩnh hội và chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động và đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học theo yêu cầu, tôi là một giáo viên công tác 20 năm trên địa bàn xã khó khăn có đến 92% học sinh toàn trường là người dân tộc Dao
Một Số Giải Pháp Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Tiểu Học Vùng Dân Tộc Thiểu Số Tỉnh Thanh Hóa
Một số giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hoá hiện có khoảng 3,6 triệu người, chủ yếu gồm 7 dân tộc anh em cùng sinh sống (Kinh, Mường, Thái, Dao, Thổ, HMông, Khơ-mú); tổng dân số các dân tộc miền núi là 836.707 người. Về tổ chức hành chính, Thanh Hoá có 27 đơn vị huyện, thị, thành phố; riêng 11 huyện miền núi chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh, gồm 102 xã diện đặc biệt khó khăn và 47 xã vùng cao biên giới. Năm học 2017-2018, Thanh Hóa 79 tiểu học (TH), 6 trường liên cấp TH&THCS ; có 10.165 lớp TH với 274.948 học sinh (HS), trong đó có 59.340 HS dân tộc thiểu số (DTTS).
Hầu hết các trường TH vùng DTTS ở Thanh Hóa đều xa khu vực trung tâm, trường được chia làm nhiều khu lẻ, có các khu lẻ cách điểm trường chính từ 8 đến 10 km, đường sá đi lại khó khăn, vẫn còn phải ghép lớp 2-3 trình độ. Việc kiểm tra, đôn đốc của nhà trường và các cấp quản lí giáo dục (GD) vì thế cũng gặp nhiều trở ngại. Cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, trang thiết bị dạy học hiện đại còn ít. Phòng học, phòng chức năng, phòng thư viện còn thiếu nhiều. Một số điểm lẻ cho đến thời điểm này vẫn không có điện lưới. DTTS thường nói tiếng mẹ đẻ là chính, nói Việt (TV) rất ít, phát âm chưa chuẩn. Nhiều HS còn e dè, nhút nhát, thiếu tự tin khi đến trường. Phong tục, tập quán của người dân còn nặng nề, lạc hậu; làng, bản có đám cưới, đám tang là HS lại nghỉ học 2-3 ngày, thậm chí hàng tuần. HS đi học không đều cho nên việc giao tiếp TV rất hạn chế. HS con hộ nghèo chiếm đa số. Các em đến trường gặp nhiều khó khăn, như thiếu đồ dùng học tập, sức khỏe của trẻ không đảm bảo, từ đó ảnh hưởng nhiều tới kết quả học tập. HS chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập; trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản, khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế; khả năng chú ý và tập trung vào bài học không bền. HS chậm biết đọc, biết viết; nhiều em đọc chậm, đọc sai, viết chậm, viết sai; đây là điểm hạn chế lớn nhất.
có công văn hướng dẫn tổ chức Hội thảo tăng cường tiếng Việt cho HS DTTS ở cấp trường, huyện, tỉnh. Các cấp quản lí GD xây dựng nội dung Hội thảo. Qua hội thảo, nắm rõ được thực trạng, nguyên nhân từ đó đề ra những giải pháp tăng cường TV cho HS DTTS, khắc phục tình trạng HS yếu về TV. Hằng năm, Sở chỉ đạo các cấp quản lí GD mở các lớp tập huấn, chuyên đề; tổ chức tốt việc sinh hoạt định kì, hội thảo, hội giảng. Thường xuyên chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) phù hợp với đối tượng HS và đặc thù của vùng, miền; chỉ đạo giáo viên (GV) thiết kế bài học linh hoạt, không rập khuôn, máy móc; sử dụng triệt để và hiệu quả các đồ dùng, trang thiết bị dạy học được cấp và tự làm. Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ thăm lớp, khảo sát chất lượng HS, trao đổi kinh nghiệm. Chỉ đạo tổ chức các chuyên đề, các cuộc giao lưu cho HS như giao lưu TV của chúng em; mở câu lạc bộ TV để nâng cao vốn TV cho HS.
Tổ chức dạy tập nói TV cho HS dân tộc trước khi vào lớp 1 và chú ý các biện pháp tăng cường TV trong các môn học, tạo môi trường học tập, giao tiếp bằng TV cho tất cả các học sinh còn yếu về TV. Ở trường, GV có thể sử dụng tiếng dân tộc để hướng dẫn các em thực hiện một số hoạt động học tập, vui chơi, sau đó dần dần chuyển sang sử dụng TV. Tăng cường tổ chức các trò chơi, tạo môi trường GD thân thiện, gần gũi giữa thầy và trò. Rèn cho HS ý thức thường trực phấn đấu vươn lên, kiên trì vượt khó để đi học đều và chăm học, mạnh dạn và tự tin tham gia các hoạt động học tập. Tăng cường công tác Đoàn Đội, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khoá, tạo không khí vui tươi trong nhà trường, gây hứng thú học tập cho HS, qua đó rèn luyện thói quen sinh hoạt tập thể có nền nếp và mở rộng môi trường giao tiếp bằng TV. Thực hiện tinh giản nội dung, giữ lại các nội dung dạy học cơ bản và quan trọng nhất, theo đúng mức độ cần đạt nêu trong Chuẩn kiến thức kĩ năng (KT-KN) và Hướng dẫn điều chỉnh nội dung các môn học của Bộ. Dành thời gian luyện tập các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết ở mức độ sơ giản trong môn Tiếng Việt, tiến hành kiểm tra thường xuyên trong mỗi buổi học. Hạn chế tối đa sử dụng tiếng địa phương trong dạy học.Tăng cường luyện đọc với các hình thức: cá nhân, nhóm, đồng thanh. Quan tâm lắng nghe, theo dõi, nhắc nhở, uốn nắn kịp thời. Những HS chưa biết đọc, viết, GV phải dạy tăng buổi với nội dung đọc, viết: âm, vần, ghép vần, tiếng, từ, câu, đoạn đơn giản. Thường xuyên kiểm tra, chữa bài chu đáo và động viên HS. Khâu chữa bài phải được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ, qua đó GV chỉ rõ các lỗi của HS; sửa lỗi và hướng dẫn HS sửa lỗi. Thường xuyên đến thăm gia đình HS để trao đổi và động viên cha mẹ HS, nhắc nhở các em học tập, tạo môi trường TV ở gia đình, tạo điều kiện cho các em thường xuyên làm quen với ngôn ngữ TV.
Ban đại diện có sự liên lạc thường xuyên với phụ huynh HS, tạo điều kiện và cơ hội học tập tốt nhất cho HS. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc quan tâm kiểm tra và hướng dẫn việc tự học của HS. Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở con cái học hành chuyên cần, chăm chỉ; tăng cường sử dụng TV ở môi trường giao tiếp của gia đình và cộng đồng. Luôn đảm bảo đầy đủ và cập nhật thông tin 2 chiều từ phía nhà trường và từ phía phụ huynh HS về chất lượng và sự chuyển biến về chất lượng HS.
Để nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt đối với HS DTTS, cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Bố trí những giáo viên nhiệt tình, có trình độ chuyên môn và trách nhiệm cao, là người địa phương hoặc thông thạo tiếng địa phương làm công tác chủ nhiệm lớp và dạy môn Tiếng Việt. Dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng; lựa chọn nội dung, PPDH phù hợp với từng đối tượng HS, phù hợp với địa phương; tăng cường làm đồ dùng dạy học và sử dụng triệt để những đồ dùng dạy học được cấp phát, tăng cường công tác dự giờ đồng nghiệp trong trường và trường bạn. Xây dựng đội ngũ GV cốt cán huyện làm công tác hỗ trợ về chuyên môn cho các trường. Nắm chắc nguyên tắc dạy TV cho HS DTTS:TV là ngôn ngữ thứ hai.Xây dựng môi trường học TV thuận lợi và phù hợp (tài liệu, thời gian, thời lượng, người dạy, nơi dạy, cách dạy, …). Nội dung, PPDH phải được chuẩn bị kĩ, chắc chắn; học đâu được đấy, học gì được nấy. Vận dụng linh hoạt kế hoạch dạy học; tăng thêm học liệu, tăng thời lượng, đổi mới PPDH. Sử dụng triệt để các tài liệu, học liệu sau: SGK Tiếng Việt; Bài soạn dãn tiết (nội dung trong các tiết học ít hơn, phù hợp với khả năng HSDT); Tranh hướng dẫn HS tập nói; Các bài hát, bài thơ, đồng dao; Các trò chơi; Tập Bài soạn, hướng dẫn thực hiện chương trình; Vở bài tập; Truyện tranh chữ to. Thực hiện dạy học Tiếng Việt lớp 1 cho HSDT theo hướng điều chỉnh kế hoạch dạy học từ 350 tiết/năm lên thành 500 tiết/năm (phương án tăng thời lượng môn Tiếng Việt).
Tạo mọi điều kiện về thời gian để HS được thực hành các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. Tăng thời lượng dạy học Học vần từ 2 tiết lên 3 tiết/bài. Sử dụng triệt để các đồ dùng được cấp phát trong dạy học; tăng cường làm và sưu tầm các đồ dùng dạy học đơn giản, có sẵn ở địa phương. Tăng cường sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động, các hình thức dạy học phát huy tính tích cực của HS. Không giải nghĩa từ bằng duy danh định nghĩa, từ điển mà nên giải nghĩa từ bằng các hình ảnh trực quan, các vật thật hoặc đưa các từ vào trong văn cảnh cụ thể để học sinh hiểu được nghĩa của từ.
Kết hợp nhiều hình thức, biện pháp tổ chức dạy đọc thích hợp để huy động được nhiều HS đọc. Một trong những hình thức tối ưu đó là chia nhóm, đọc nối tiếp. Thực hiện quy trình dạy tập đọc linh hoạt phù hợp với từng thể loại văn bản và từng giai đoạn học tập của HS. Tăng thời lượng dạy học Tập đọc (tăng số tiết/bài cụ thể).
GV chú ý rèn luyện giọng kể của mình, làm cho HS hứng thú khi nghe kể chuyện, coi trọng các thủ pháp mở đầu câu chuyện, thêm tình tiết cho văn bản truyện. Sử dụng linh hoạt các biện pháp dạy học thích hợp: làm mẫu, dẫn dắt, gợi mở bằng câu hỏi hoặc tranh ảnh nhằm khích lệ HS mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia vào các hoạt động rèn kĩ năng nói của mình. Hướng dẫn HS kể bằng lời của mình, không đọc thuộc lòng nguyên xi câu chuyện. Tổ chức tốt các hình thức luyện tập, gây hứng thú đối với HS (phân vai, hoạt cảnh, đóng kịch…); chú ý tạo mọi cơ hội cho HS được thực hiện luyện tập kể chuyện trên lớp, trong nhóm, tổ hoặc theo cặp.
GV viết chữ mẫu đúng và đẹp cho HS quan sát. Dạy HS viết đúng các nét chữ cơ bản, các chữ có nét cơ bản giống nhau; dạy HS nắm vững độ cao các chữ; hướng dẫn HS cụ thể về các yêu cầu kĩ thuật viết từng nét chữ, điểm đặt bút, điểm dừng bút trên dòng kẻ li để hình thành nên một chữ cái, rồi đến tiếng, từ, cụm từ và cả câu. Đối với HS DTTS, GV cần viết lại chữ mẫu nhiều lần để HS bắt chước viết theo; rèn tư thế ngồi viết đúng cho HS.
GV chuẩn bị và hướng dẫn HS chuẩn bị tốt các đồ dùng viết bài chính tả (vở, bút, bảng lớp, bảng phụ). Chú ý cách đọc: đọc to, rõ ràng, điều chỉnh tốc độ đọc cho phù hợp với trình độ HS. Có thể thay đổi bài tập chính tả nhằm khắc phục lỗi phổ biến của HS trong lớp. Thường xuyên chữa bài, thống kê lỗi và sửa lỗi cho HS, đồng thời hướng dẫn HS cách kiểm tra bài, soát và chữa lỗi cho nhau.
Với HS DTTS, đa số các em vốn TV có rất ít bởi vì trước khi đến trường các em ít được làm quen với TV; giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng chủ yếu bằng tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, trẻ đến lớp trước tiên phải học nói, học giao tiếp sau đó mới học đến tập đọc, tập viết. Việc dạy và học đối với các em có thể diễn ra mọi nơi, mọi lúc, với mọi đối tượng.
Tạo môi trường học trong nhà trường: tạo cảnh quan trong và ngoài lớp học: không gian lớp học (trang trí, trưng bày, …), không gian trường học (khẩu hiệu, bản tin, …). Tạo cơ hội thực hiện các hoạt động giao tiếp (trong giờ học và các hoạt động tập thể, trò chơi, văn nghệ, …). Tạo môi trường ở gia đình: tạo góc học tập (chú ý trang trí). Kiểm tra, hỏi han, trao đổi bằng . Nghe radio, xem tivi, đọc truyện tranh, sách báo và trao đổi. Tạo môi trường trong cộng đồng: vận động cộng đồng giao tiếp đơn giản với HS bằng (chào, hỏi, …). Mở chuyên mục phát thanh dành cho thiếu nhi (thông tin mới, nêu gương tốt, hát, kể chuyện, đọc thơ, …). Tổ chức lễ hội, văn nghệ thể thao, các trò chơi.
Tăng cường TV cho việc làm thiết thực để nâng cao chất lượng GD nói chung và chất lượng HS vùng DTTS nói riêng. Đây là việc làm cần tới sự bền bỉ, sự nỗ lực to lớn của ngành GD và đào tạo, sự cống hiến, hi sinh lớn lao của các thầy cô giáo cùng với sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, của các cấp chính quyền địa phương trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội, chính sách GD cho miền núi, vùng cao, vùng khó khăn, vùng DTTS. Có những chính sách cần tiếp tục củng cố, phát huy, có những chính sách cần phải bổ sung, điều chỉnh và có những chính sách mới cần phải xây dựng./.
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dạy Học Tiếng Việt Cho Học Sinh Tiểu Học Vùng Dân Tộc Thiểu Số
Huyện Ngọc Hồi nằm ở phía bắc tỉnh Kon Tum, phía Bắc giáp với huyện Đắk Glei và huyện Tu Mơ Rông, phía Đông giáp với huyện Đắk Tô, phía Đông Nam giáp với huyện Sa Thầy. Có đường biên giới với 2 nước Lào và Cam Phu Chia. Diện tích 824 km². Có 7 xã và 1 thị trấn. Dân số 56.284 người với 17 dân tộc trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 55,66% .
Trình độ dân trí một số vùng khó khăn còn thấp. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào việc phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp còn nhiều hạn chế.
Năm học 2017-2018, toàn huyện có 14 trường tiểu học với 218 lớp, 6256 học sinh. Học sinh dân tộc thiểu số ( DTTS) là 3806 em, tỉ lệ 61%. 100 trường tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày. Trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 đạt tỷ lệ 100%.
Huyện duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ trong đó có 6/8 xã, thị trấn đạt mức độ 3.
1. Những thuận lợi, khó khăn chính khi triển khai thực hiện nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số a. Những thuận lợi chính
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Sở Giáo dục và Đào tạo, của chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ các tổ chức đóng chân trên địa bàn.
100% học sinh được học 2 buổi/ ngày.
Cha mẹ học sinh ngày càng nâng cao nhận thức và quan tâm hơn đến việc học tập của con em mình.
100% CB, GV có trình độ đào tạo chuẩn trở lên trong đó 92% trên chuẩn. Đại bộ phận CBQL, GV tâm huyết, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm.
Trường lớp, cơ sở vật chất ngày càng đầy đủ, khang trang và đạt chuẩn (đảm bảo 01 phòng học/lớp; 100% phòng học đạt cấp 4A và kiên cố; đã có 10/14 trường TH đạt chuẩn quốc gia, đạt 71.4%).
Trang thiết bị, đồ dùng dạy và học thiếu đồng bộ, thiếu chuẩn.
Lối sống khép kín trong gia đình và buôn làng khiến môi trường tiếng Việt của học sinh DTTS nhiều hạn chế, tạo ra không ít rào cản trong việc học tiếng Việt của các em.
Đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Việt và tiếng các DTTS ở Tây Nguyên có nhiều khác biệt, nhất là yếu tố dấu thanh trong tiếng Việt tạo ra không ít khó khăn cho các em.
Một bộ phận giáo viên còn hạn chế trong phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, trong đó xác định nội dung, chương trình dạy cho buổi thứ hai: giãn tiết, tổ chức phụ đạo kiến thức cho học sinh còn hạn chế, bồi dưỡng kiến thức nâng cao cho học sinh năng khiếu hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa, hoạt động giáo dục trải nghiệm khác…
Các trường giao quyền chủ động cho giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học: Điều chỉnh, tích hợp hoặc tăng thời lượng; phân luồng đối tượng học sinh, tổ chức dạy học theo hướng cá thể hóa, chấp nhận sự khác biệt trong lớp học với phương châm “đi chậm mà chắc”, “học đến đâu chắc đến đó”.
Chỉ đạo giáo viên rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa (SGK), tài liệu học tập đề xuất với tổ chuyên môn chủ động, linh hoạt điều chỉnh, tinh giảm, lược bớt những nội dung trùng lặp, thay đổi ngữ liệu cho phù hợp với vùng miền và học sinh DTTS…trên nguyên tắc đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh.
Qua 07 năm thực hiện (từ năm học 2011 – 2012), môn Tiếng Việt CGD đã cho kết quả rất tốt. Sau 02 năm thí điểm ở Trường TH Đắk Dục, TH Kim Đồng, TH Đắk Ang (những trường có tỉ lệ học sinh DTTS từ 80 đến trên 90%), từ năm học 2013 – 2014 đến nay, 100% lớp một trên địa bàn Ngọc Hồi được học Tiếng Việt CGD.
e. Xây dựng thư viện thân thiện, thư viện xanh, thư viện lớp học tạo phong trào đọc sách
Để triển khai hiệu quả, 100% CBQL, giáo viên dạy Tiếng Việt CGD được tập huấn; lớp học được biên chế không quá 35 em/ lớp, được tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.
3. Kết quả thực hiện
Hàng năm, Phòng GD và các trường tổ chức các hội thảo chuyên đề nâng cao chất chất lượng dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 CGD;
Đến nay việc dạy Tiếng Việt CGD ở huyện Ngọc Hồi đã vững vàng, tin cậy.
Việc dạy đại trà Tiếng Việt CGD lớp 1 đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt trên địa bàn huyện, trong đó có học sinh DTTS.
Môi trường ngôn ngữ có vai trò đặc biệt quan trọng. Các trường đã thực hiện việc xây dựng môi trường ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh DTTS học tiếng Việt với nhiều hình thức như:
4. Kinh nghiệm
Trang trí lớp học với các câu, chữ, danh ngôn tiếng Việt phù hợp với học sinh từng khối lớp; Xây dựng cảnh quan xanh – sạch – đẹp với những bano, khẩu hiệu có hình dáng, màu sắc bắt mắt ở những vị trí dễ “đập vào mắt” học trò. Tất cả được khai thác triệt để trong các giờ ra chơi, buổi chào cờ, sinh thoạt ngoại khóa…
Tăng cường sử dụng tiếng Việt trong thời gian ở trường, ở tất cả các hoạt động học tập và vui chơi.
Dạy tiếng Việt trong tất cả các môn học: nghe, nói, đọc viết… đều được giáo viên uốn nắn, chỉnh sửa cho các em như trong môn Tiếng Việt.
Nguyễn Minh Tuấn (Phòng GDĐT Ngọc Hồi).
Tổ chức các hoạt động đội, giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”, văn hóa văn nghệ, TDTT, trò chơi dân chúng tôi đó giúp các em nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Việt.
Tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn cho CMHS và cộng đồng tăng thời thường sử dụng tiếng Việt trong gia đình và cộng đồng.
100% trường tiểu học xây dựng thư viện và khai thác, sử dụng tốt thư viện với các hình thức: thư viện trường, thư viện lớp học, thư viện xanh. Các thư viện được trang bị nhiều sách, truyện, tranh phù hớp với lứa tuổi học trò để các em đọc; Xây dựng “văn hóa đọc” trong học đường…
Nhờ đó, trình độ, kỹ năng tiếng Việt của học sinh DTTS được nâng cao.
Chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh đã có chuyển biến tích cực về nhận thức, quan tâm cụ thể, thiết thực hơn đến việc học tập của học sinh DTTS.
Hoạt động dạy học Tiếng Việt cho học sinh DTTS ở các trường TH trên địa bàn huyện được quan tâm đúng mức, được tổ chức thực hiện nghiêm túc, linh hoạt và mang lại hiệu quả rõ rệt.
CBQL trong huyện có sự thống nhất cao về quan điểm chỉ đạo; Đội ngũ giáo viên nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng Tiếng Việt cho học sinh DTTS.
Chất lượng học sinh được nâng cao và có tính bền vững. Tỉ lệ học sinh DTTS Hoàn thành và Hoàn thành tốt môn Tiếng Việt đạt trên 97% với biểu hiện cụ thể là học sinh DTTS mạnh dạn, tự tin trong học tập và giao tiếp tiếng Việt. Năng lực tiếng Việt tốt đã giúp các em học tốt các môn học khác và các mặt giáo dục.
Về biên chế học sinh/ lớp: Vì học sinh DTTS gặp nhiều khó khăn nên đề nghị cần có quy định biên chế lớp riêng cho những trường có tỉ lệ học sinh DTTS trên 50% tối đa 30 học sinh/ lớp.
Cần có chương trình dạy tiếng Việt linh hoạt hơn, phù hợp cho đối tượng học sinh DTTS theo hướng tăng về thời lượng, tăng về thực hành.
Tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị đồ dùng dạy học và các chính sách tài chính cho học sinh vùng sâu, vùng xa, học sinh DTTS nhằm tạo điều kiện học tập tốt hơn cho các em.
Bạn đang xem bài viết Một Số Biện Pháp Tăng Cường Tiếng Việt Cho Học Sinh Dân Tộc trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!