Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Ứng Phó Với Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Trong Lĩnh Vực Lao Động Và Xã Hội mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, sinh kế của người dân, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương. Trong lĩnh vực lao động và xã hội, các vấn đề được xác định sẽ chịu nhiều tác động của BĐKH như lao động, việc làm; tình trạng nghèo đói và công tác giảm nghèo; gia tăng nhu cầu trợ giúp xã hội và vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em. BĐKH đang và sẽ tiếp tục là thách thức làm cản trở, kìm hãm quá trình phát triển bền vững và thành quả giảm nghèo của Việt Nam. Các giải pháp đề xuất từ giác độ ngành lao động thương binh và xã hội chủ yếu tập trung vào các giải pháp lồng ghép chính sách, xây dựng và phát triển các chương trình hỗ trợ để giảm thiểu rủi ro và đa dạng hoá sinh kế cho người dân. Mục tiêu của các giải pháp hướng tới đảm bảo: (i) an ninh con người (sinh mạng và sức khoẻ); (ii) điều kiện sống (cư ngụ và tiếp cận các dịch vụ cơ bản); và (iii) sinh kế (phục hồi, cải thiện và đa dạng các điều kiện sinh kế).
Báo cáo phát triển con người năm 2007/2008 của UNDP đã chỉ ra 5 nguy cơ của tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) đang gia tăng hiện nay đối với sự phát triển của con người, cụ thể là năng suất nông nghiệp bị giảm sút, các hệ sinh thái bị phá vỡ, nguy cơ từ thời tiết cực đoan, bệnh tật và tình trạng thiếu nước ngày càng gia tăng. Việt Nam là một trong các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. BĐKH đang ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, sinh kế của người dân, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương. Nhiều nghiên cứu trước đây của Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã trình bày các vấn đề về BĐKH và tác động của nó đến các lĩnh vực lao động và xã hội. Bài viết này sẽ điểm lại các tác động của BĐKH đến các lĩnh vực lao động và xã hội và tập trung vào đề xuất các giải pháp dưới giác độ ngành Lao động – Thương binh và Xã hội để ứng phó với BĐKH trong thời gian tới.
Tác động của biến đổi khí hậu đến lĩnh vực lao động và xã hội
Trong lĩnh vực lao động và xã hội, các vấn đề được xác định sẽ chịu nhiều tác động của BĐKH như lao động, việc làm; tình trạng nghèo đói và công tác giảm nghèo; gia tăng nhu cầu trợ giúp xã hội và vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Ngoài ra, các nội dung khác như công tác dạy nghề được xem như một trong các giải pháp quan trọng để trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho lao động di cư và chuyển đổi nghề nghiệp và vấn đề bình đẳng giới được xem xét như một nội dung lồng ghép xuyên suốt.
Nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2010) đã đánh giá tác động của BĐKH dựa trên tác động đến các nguồn vốn sinh kế đối với một số lĩnh vực chủ yếu như việc làm và giảm nghèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các tác động chủ yếu của BĐKH đến lao động, việc làm gồm như vấn đề di cư, thay đổi cơ cấu lao động; vấn đề mất và thay đổi chất lượng việc làm.
Có sự tác động, ảnh hưởng của thời tiết đến sự khan hiếm, khó khăn về điều kiện sản xuất dẫn đến sự di cư của lao động, đặc biệt các vùng có nhiều thiên tai, các vùng quanh các khu vực đô thị phát triển, quanh vùng kinh tế năng động. Nguyên nhân của di cư lao động có nhiều, song trong đó có thể tách làm hai nhóm yếu tố là tác động từ cầu lao động khu vực nhập cư và cung lao động các vùng xuất cư. Nguyên nhân chính của di cư xuất phát từ các nguyên nhân kinh tế, các điều kiện việc làm và sinh sống tại nơi nhập cư tốt hơn. Tuy nhiên, một trong các yếu tố không kém phần quan trọng đã tác động đến quyết định di cư, di chuyển lao động là do các điều kiện sản xuất, sinh kế của người dân trở nên khó khăn, rủi ro trước các tác động của thiên tai, thời tiết cực đoan.
Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, di cư là một trong các giải pháp quan trọng trong hích nghi với BĐKH. Di cư là cơ hội để người dân di chuyển khỏi các khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiên tai, nơi có các điều kiện sinh kế khó khăn để tìm đến nơi sinh sống mới có điều kiện sống và sinh kế tốt hơn. Tuy nhiên, trùng với các luồng di cư nông thôn – thành thị, di cư do các điều kiện và tác động của BĐKH dường như bị bỏ qua (hoặc không được để ý đến) chưa được phân tích, đánh giá đúng.
Dịch chuyển lao động có tác động lớn đến nguồn lao động của các địa bàn xuất cư, đặc biệt là cơ cấu nguồn lao động. Hiện tại, nhiều địa bàn nông thôn đã xuất hiện hiện tượng thiếu lao động thanh niên, lao động nam giới vốn là những lao động chính của các hộ nông dân trước đây, nay do đã di chuyển để tìm kiếm việc làm và sinh kế tạm thời tại các đô thị, các khu công nghiệp tập trung. Lao động nông nghiệp, nông thôn còn lại chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ em, những người ít có cơ hội và ít lợi thế trong di chuyển và tìm kiếm việc làm. Do đó, một trong tác động của BĐKH đã tạo ra sự mất cân đối trong nguồn lao động trong nông nghiệp và nông thôn.
Về việc làm, tác động của BĐKH làm cho suy giảm về số lượng và chất lượng việc làm, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Một mặt, một số địa bàn do ảnh hưởng của thiên tai, các diện tích canh tác lúa và hoa màu bị thu hẹp, hoang mạc hoá, làm giảm số vụ mùa hoặc bỏ hoang trong trường hợp không chuyển đổi vật nuôi, cây trồng được. Mặt khác, trên các diện tích vẫn có thể canh tác được, với điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn, phải gia tăng các điều kiện đầu tư, nhân lực để duy trì mức sản lượng thì hiệu quả sản xuất giảm xuống. Trong trường hợp, các khoản đầu tư này không được thực hiện, có thể sản lượng hoặc năng suất cây trồng giảm sút. Các trường hợp trên xảy ra đều làm mất về số lượng và suy giảm về chất lượng việc làm của người nông dân. Nghiên cứu gần đây của Viện KHLĐ&XH (2011) về tác động của BĐKH đến việc làm của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2010 cho thấy, do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan làm giảm tiềm năng tạo việc làm bình quân khoảng 0,22%/năm tương đương với khoảng 1.400 chỗ việc làm mỗi năm.
Nghèo đói và công tác giảm nghèo
Báo cáo về sự phát triển của con người năm 2007/2008 (UNDP) chỉ ra rằng “Rủi ro do BĐKH sẽ tác động đến 40% những người nghèo nhất của thế giới – vào khoảng 2,6 tỷ người – bị giảm hoặc mất các cơ hội trong tương lai”. Ở Việt Nam, đại bộ phận dân số nghèo phải sống trong những môi trường khắc nghiệt, khiến họ rất dễ bị tổn thương trước những thảm họa khí hậu.BĐKH tạo ra những rủi ro tiềm ẩn đối với người nghèo, những đối tượng dễ bị tổn thương ở mọi nơi trên cả nước, trong đó người nghèo ở nông thôn, người nghèo ven biển là những nhóm đối tượng nhạy cảm nhất với những hiện tượng khí hậu bất thường, vì nông nghiệp, đánh bắt cá là những ngành đặc biệt dễ bị tổn thương trước những tác động của BĐKH.
Nghiên cứu gần đây tại Hà Tĩnh và Ninh Thuận còn cho thấy một nghịch lý (nhưng thực tế) là xét về tổn thất dài hạn, người nghèo lại thấy ít bị tổn hại hơn so với các hộ gia đình khá giả. ” Khoảng 44% số hộ nghèo thấy có ảnh hưởng lâu dài trong khi có 74% hộ có mức sống trung bình và khá giả cho rằng chịu ảnh hưởng lâu dài của thiên tai ” Điều này được lý giải bằng bằng chứng là người nghèo thì ít tài sản hơn và đầu tư cho sản xuất cũng ít hơn nên thiệt hại ít hơn. Tuy nhiên, nếu đánh giá theo mức độ tổn thương và khả năng phục hồi thì xảy ra theo chiều hướng ngược lại. Nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi CRES cho thấy, trong khi các hộ gia đình khá giả chịu thiệt hại nhiều theo số tuyệt đối thì người nghèo chịu thiệt hại nhiều về số tương đối. Trong đợt lũ lụt năm 2008, các hộ nghèo bị mất khoảng 70% thu nhập của họ từ nông nghiệp so với các hộ gia đình giàu chỉ mất khoảng 33%.
Ngoài những hình ảnh thường thấy về những tổn thất của người nghèo, BĐKH sẽ là trở ngại lớn với những nỗ lực giảm nghèo của quốc gia và từng người dân. Nghiên cứu thực tế tại Sơn La, năm 2011 của Viện KHLĐ&XH cho thấy, do tác động của BĐKH đã ảnh hưởng đến giá trị sản xuất và ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tiềm năng nên khi tăng trưởng giảm đi 1% thì tác động làm tăng tỷ lệ nghèo thêm 0,51%. Tương tự, tại Hà Tĩnh khi tăng trưởng tiềm năng giảm đi 1% thì đồng nghĩa làm tăng tỷ lệ nghèo thêm 0,74%.
Về cơ bản có mối liên hệ giữa các điều kiện khí hậu khắc nghiệt và mức độ nghèo đói sẽ ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Sinh kế của người nghèo bị phụ thuộc vào nông nghiệp, đánh bắt hải sản, phụ thuộc vào các hệ sinh thái dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn. Do đó, các giải pháp ứng phó với BĐKH nhằm giảm nghèo bền vững phải tập trung vào củng cố, tăng cường đảm bảo các nguồn vốn sinh kế của người nghèo giảm thiểu rủi ro trước thiên tai.
Đối tượng hưởng các chính sách trợ giúp thường xuyên khá ‘không nhạy cảm’ với các tác động của BĐKH, vì họ không có tài sản lớn, thường không có các hoạt động kinh tế, đầu tư lớn và cũng thường không tham gia lao động mà thụ hưởng các chính sách của nhà nước. Đối tượng này cũng thường được xã hội, cộng đồng quan tâm trong các trường hợp bị thiên tai. Tuy nhiên, BĐKH và thiên tai tác động đến những đối tượng này nhằm vào tính mạng, sức khỏe và tài sản, đặc biệt là đối tượng người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.
Đối tượng trợ giúp xã hội thường là thuộc nhóm yếu thế trong xã hội và cũng là những người dễ bị tổn thương, gặp rủi ro trong thiên tai. Họ có thể là những hộ gia đình nghèo, hoặc khó khăn về điều kiện kinh tế, hoặc là những người bị tàn tật, yếu sức khỏe, người già, người bị bệnh tâm thần, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt v.v….. Bản thân những đối tượng trợ giúp xã hội thường có năng lực phòng ngừa thấp hơn những người khác do điều kiện kinh tế và do năng lực cá nhân, khả năng khắc phục các hậu quả của đối tượng này cũng hạn chế.
Các nghiên cứu lý luận và thực nghiệm đều đi đến cùng một đánh giá chung là BĐKH đang làm kéo lùi những thành quả phát triển và giảm nghèo, làm tăng số đối tượng phải trợ giúp trong ngắn hạn và dài hạn.
Tác động của BĐKH đến phụ nữ và trẻ em
Những điểm quan trọng khi phân tích tác động của BĐKH dưới góc độ giới cho thấy, phụ nữ và nam giới đối mặt với những tác động của BĐKH trong các điều kiện không giống nhau. Các nghiên cứu về góc độ giới cho thấy phụ nữ chịu nhiều tác động của BĐKH hơn nam giới. Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn thường phải gánh vác nhiều công việc nặng nhọc, đóng vai trò người chủ gia đình và những lao động chính trong các vùng mà nhiều nam giới và thanh niên thoát ly. Ngoài thiên chức làm mẹ, người phụ nữ phải chăm lo cho gia đình về mọi mặt như giáo dục, dinh dưỡng và cả nước sạch, vệ sinh môi trường v.v… Trẻ em và phụ nữ mang thai đặc biệt mẫn cảm với các bệnh như tiêu chảy, tả. Thiếu nước ảnh hưởng đặc biệt đến phụ nữ để giữ vệ sinh cá nhân, nhất là phụ nữ có thai và cho con bú, cũng như tăng nhiều rủi ro đối với trẻ sơ sinh.
Giải pháp ứng phó với BĐKH thông thường có hai hướng, đó là các giải pháp công trình và phi công trình. Do đặc thù của ngành lao động – thương binh và xã hội, các giải pháp của ngành chỉ hướng tới giải pháp phi công trình và tập trung vào nhiệm vụ thích ứng với BĐKH. Trong đó, giải pháp trọng yếu ở tầm vĩ mô là lồng ghép chính sách thích ứng với BĐKH vào các chiến lược, chương trình, chính sách của ngành. Ngoài ra, các giải pháp đồng thời khác cần phải triển khai thực hiện như nghiên cứu đánh giá, dự báo các tác động của BĐKH, xây dựng các mô hình thích ứng, các chương trình hỗ trợ nhằm giảm rủi ro thiên tai cho người dân, các hoạt động đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ, hợp tác quốc tế trong ứng phó với thiên tai v.v…
Một số chính sách, chương trình cần xem xét mở rộng, lồng ghép về đối tượng, vấn đề hoặc địa bàn như sau:
– Lồng ghép hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề cho nông dân vào Đề án Đào tạo nghề cho Lao động Nông thôn theo Quyết định 1956/TTg theo hướng tập trung vào: (i) chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp và (ii) sản xuất thâm canh nhằm gia tăng giá trị sử dụng đất và mặt nước.
– Hỗ trợ tạo việc làm: Hoạt động hỗ trợ tạo việc làm hiện đang được triển trong nhiều chương trình, dự án. Rõ ràng nhất là dự án vay vốn tạo việc làm trong khuôn khổ Chương trình MTQG về việc làm và dự án hỗ trợ vay tín dụng ưu đãi tạo việc làm trong khuôn khổ Chương trình MTQG Giảm nghèo. Lồng ghép các vấn đề, yếu tố gây suy giảm tư liệu sản xuất do thiên tai, BĐKH vào các chương trình tín dụng tạo việc làm và các chương trình giải quyết, chuyển đổi việc làm gắn với di cư.
– Nước biển dâng, nhiều cơ sở sản xuất sẽ bị ảnh hưởng, mất mặt bằng và nhà xưởng, cơ hội việc làm cho người lao động sẽ mất, giảm đi. Do đó cần có chính sách về quy hoạch phát triển, hỗ trợ về tín dụng, cơ sở hạ tầng để doanh nghiệp ổn định sản xuất trong dài hạn.
– Lồng ghép vấn đề rủi ro và khắc phục rủi ro sản xuất, ổn định sinh kế thông qua hỗ trợ nông dân mua bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. Thử nghiệm, tiến tới mở rộng đề án hỗ trợ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo, mua bảo hiểm nông nghiệp để khi rủi ro xẩy ra, đời sống của người dân vẫn được đảm bảo và có khả năng tái sản xuất.
– Lồng ghép vấn đề rủi ro do thiên tai vào các chính sách di dân, tái định cư như hỗ trợ xây dực các khu định cư ổn định để di chuyển người dân ra khỏi những địa bàn bị rủi ro cao nhất do hiện tượng nước biển dâng mà trước hết là những địa bàn chịu ảnh hưởng lớn do triều cường.
– Lồng ghép vào các chính sách trợ giúp đột xuất, mở rộng diện thụ hưởng của các chính sách trợ giúp xã hội trên cơ sở xây dựng một bộ chỉ tiêu xác định đối tượng thụ hưởng trợ giúp đột xuất bị thiên tai dẫn đến mất nguồn sinh kế.
Lồng ghép chính sách là kết quả quan trọng của quá trình nghiên cứu, đưa các yếu tố BĐKH vào các chính sách. Lồng ghép chính sách cũng là một việc quan trọng nhất trong vấn đề ứng phó với BĐKH từ giác độ hoạch định chính sách. Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để ứng phó với BĐKH đối với mỗi ngành là xem xét lại, nghiên cứu và lồng ghép các chính sách hiện thời với vấn đề BĐKH.
Ngoài việc lồng ghép các chính sách, cần xây dựng và phát triển một số chương trình nhằm tạo việc làm, đảm bảo sinh kế cho người nghèo, nhóm dễ bị tổn thương. Trong đó, chương trình việc làm công là một giải pháp tốt, sẽ đảm bảo cả hai mục tiêu: thứ nhất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động (thuộc nhóm yếu thế) hoặc người tàn tật, lao động bị thất nghiệp v.v… có được việc làm và có được nguồn thu nhập tối thiểu nuôi sống bản thân. Thứ hai, các chương trình này nhằm vào việc tái thiết hoặc xây dựng mới các công trình công cộng phục vụ phòng chống lụt bão, thiên tai, ứng phó với BĐKH.
Hỗ trợ tìm kiếm việc làm và di cư an toàn thông qua phát triển hệ thống thông tin và giao dịch việc làm trên thị trường lao động các khu vực nhạy cảm với tác động của BĐKH; hoàn thiện và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu quốc gia về thị trường lao động hướng đích tới các đối tượng có nhu cầu tìm việc làm và di cư an toàn. Tăng cường hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm gắn với nhu cầu thực tế cần chuyển đổi việc làm của người dân, đặc biệt dân cư vùng ven biển.
Triển khai kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của Bộ LĐTBXH (Quyết định 403/QĐ-LĐTBXH ngày 31/3/2011 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH), qua các năm, Bộ LĐTBXH đã tiến hành tuyên truyền và tập huấn nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ ngành các cấp. Công tác truyền thông, tuyên truyền nhằm cung cấp thông tin và kiến thức cho người dân và các cán bộ địa phương về BĐKH cần tiếp tục được triển khai mạnh mẽ. Hầu hết các tỉnh, thành phố đều đã xây dựng kế hoạch hành động của địa phương mình, do đó, cán bộ ngành LĐTBXH được đào tạo, tập huấn sẽ cùng địa phương đóng góp cho việc xây dựng các mô hình tự ứng phó tại cộng đồng và phát triển các dự án nâng cao năng lực cộng đồng ứng phó với thiên tai, triển khai các chính sách của ngành trong bối cảnh ứng phó với BĐKH.
BĐKH tác động đến mọi mặt của cuộc sống, đến mọi phương diện của nền kinh tế và hoạt động xã hội, trong đó chịu tác động cuối cùng và nhiều nhất là người nghèo, người nông dân (các địa bàn dễ bị tổn thương trước BĐKH). Thiệt hại, tổn thất trực tiếp do thiên tai đến hạ tầng, tài sản hay sản xuất chỉ là những tác động dẫn xuất làm tổn thương đến sinh kế, thu nhập và đời sống của người dân. Do đó, chúng ta cần phải có nhận thức đầy đủ, toàn diện, đánh giá được tác động và có các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh BĐKH cho nhân dân.
Bộ LĐTB&XH (2011), Kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giai đoạn 2011 – 2015, Quyết định số 403/QĐ-LĐTBXH, Bộ LĐTB&XH.
Bộ TN&MT (2008), Người nghèo và sự thích ứng với Biến đổi khí hậu: Nghiên cứu tại bốn xã ven biển thuộc các tỉnh Hà Tĩnh và Ninh Thuận, Việt Nam, Hà Nội.
Bộ TN&MT (2009), Kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội.
Chính phủ (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu, Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg, Thủ Tướng Chính Phủ.
CARE, Tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam (2010), Sổ tay phòng ngừa giảm nhẹ ảnh hưởng của lũ và bão dành cho cộng đồng, NXB VHTT, Hà Nội.
Ngân hàng Thế giới (2010), Báo cáo Phát triển Thế giới 2010: Phát triển và Biến đổi khí hậu, Ngân Hàng Thế Giới, Wasington, DC.
Oxfam (2008), Việt Nam – Biến đổi khí hậu, sự thích ứng và người nghèo.
Peter Chaudhry, Greet Ruysschaert (2008), Nghiên cứu điển hình phục vụ báo cáo phát triển con người 2007/2008, Báo cáo nghiên cứu đóng góp cho Báo cáo Phát triển con người 2007/2008, UNDP.
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu môi trường &ĐKLĐ
[1] Chaudhry và Ruysschart (2008)
[2] CARE (2010)
[3] Bộ TN&MT (2008), Người nghèo và sự thích ứng với BĐKH, tr 32.
[4] CRES: Tên viết tắt tiếng Anh của Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia.
[5] Viện KHLĐ&XH (2011)
[7] USAID (2009, tr.47)
Đánh Giá Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Lĩnh Vực Thủy Điện Và Đề Xuất Các Giải Pháp Ứng Phó
1. Đặt vấn đề: Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21 và các thế kỷ tiếp theo. BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như lương thực, nước, năng lượng, các vấn đề về an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại. Với lĩnh vực thuỷ điện, BĐKH làm thay đổi các yếu tố đầu vào của nhà máy thủy điện như mưa, bốc hơi, dòng chảy mùa lũ, dòng chảy mùa cạn, xói mòn lưu vực, bồi lắng hồ chứa… Những sự thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất điện (an toàn năng lượng), an toàn công trình, ngập lụt, hạn hán… Dự báo cơ cấu nguồn điện đến năm 2020[4]: Tổng công suất các nhà máy điện khoảng 75.000MW, trong đó: thuỷ điện chiếm 23,1%; thuỷ điện tích năng 2,4%; nhiệt điện than 48,0%; nhiệt điện khí đốt 16,5%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 5,6%; điện hạt nhân 1,3% và nhập khẩu điện 3,1%. Như vậy đến năm 2020, thủy điện giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống điện Việt Nam. Thuỷ điện chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của BĐKH, nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập sâu rộng đến các tác động và các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực này. Vì vậy, thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực thủy điện và đề xuất các giải pháp ứng phó” là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Thời gian thực hiện và kinh phí thực hiện[5]: – Thời gian thực hiện: Nhiệm vụ gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: từ tháng 9/2013 đến tháng 11/2014; Giai đoạn 2: từ tháng 1/2014 đến tháng 8/2015. – Kinh phí thực hiện cho hai giai đoạn: 2,5tỷ đồng (Ngân sách nhà nước).2. Nội dung nghiên cứu: + Phạm vi không gian nghiên cứu trong các vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ. + Các mục tiêu cụ thể của nhiệm vụ: – Xây dựng phương pháp luận nghiên cứu; – Nhận dạng các tác động của BĐKH đến lĩnh vực thủy điện; – Lựa chọn các tác động chủ yếu, các đối tượng nghiên cứu điển hình; – Đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực thủy điện; – Đề xuất các giải pháp ứng phó. + Các nội dung nghiên cứu: – Tổng quan các nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực thủy điện và các giải pháp ứng phó trên thế giới và ở Việt Nam; – Xây dựng nội dung, quy trình và phương pháp thực hiện nhiệm vụ; – Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, thu thập, tính toán, phân tích tổng hợp số liệu, dữ liệu kết quả điều tra, đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực và đề xuất giải pháp ứng phó; – Phổ biến kết quả thực hiện, đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ.còn nữa… xem bài viết đầy đủ .pdf Tác giả: ThS. Phạm Ngọc Rư, ThS. Trần Vũ, ThS. Lê Nguyên Trung – Viện Năng lượng.
Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Thủy Điện Và Giải Pháp Ứng Phó
–
Thuỷ điện chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của BĐKH, nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập sâu rộng đến các tác động và các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực này. Vì vậy, thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực thủy điện và đề xuất các giải pháp ứng phó” là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.
Một số giải pháp phát triển bền vững ngành Điện Việt Nam
ThS. PHẠM NGỌC RƯ / ThS. TRẦN VŨ / ThS. LÊ NGUYÊN TRUNG, Viện Năng lượng
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21 và các thế kỷ tiếp theo. BĐKH đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như: lương thực, nước, năng lượng, các vấn đề về an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại. Với lĩnh vực thuỷ điện, BĐKH làm thay đổi các yếu tố đầu vào của nhà máy thủy điện như: mưa, bốc hơi, dòng chảy mùa lũ, dòng chảy mùa cạn, xói mòn lưu vực, bồi lắng hồ chứa… Những sự thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất điện (an toàn năng lượng), an toàn công trình, ngập lụt, hạn hán…
Dự báo cơ cấu nguồn điện đến năm 2020[4]: Tổng công suất các nhà máy điện khoảng 75.000MW, trong đó: thuỷ điện chiếm 23,1%; thuỷ điện tích năng 2,4%; nhiệt điện than 48,0%; nhiệt điện khí đốt 16,5%; nguồn điện sử dụng năng lượng tái tạo 5,6%; điện hạt nhân 1,3% và nhập khẩu điện 3,1%.
Như vậy, đến năm 2020, thủy điện giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống điện Việt Nam. Thuỷ điện chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của BĐKH, nhưng cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đề cập sâu rộng đến các tác động và các giải pháp thích ứng trong lĩnh vực này. Vì vậy, thực hiện nhiệm vụ “Đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực thủy điện và đề xuất các giải pháp ứng phó” là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết.
2. Nội dung nghiên cứu
+ Phạm vi không gian nghiên cứu trong các vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.
+ Các mục tiêu cụ thể của nhiệm vụ: Xây dựng phương pháp luận nghiên cứu; Nhận dạng các tác động của BĐKH đến lĩnh vực thủy điện; Lựa chọn các tác động chủ yếu, các đối tượng nghiên cứu điển hình; Đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực thủy điện; Đề xuất các giải pháp ứng phó.
+ Các nội dung nghiên cứu: Tổng quan các nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực thủy điện và các giải pháp ứng phó trên thế giới và ở Việt Nam; Xây dựng nội dung, quy trình và phương pháp thực hiện nhiệm vụ; Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, thu thập, tính toán, phân tích tổng hợp số liệu, dữ liệu kết quả điều tra, đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực và đề xuất giải pháp ứng phó; Phổ biến kết quả thực hiện, đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ.
Thời gian thực hiện nhiệm vụ gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, từ tháng 9/2013 đến tháng 11/2014; Giai đoạn 2, từ tháng 1/2014 đến tháng 8/2015.
3. Một số nhận xét từ kết quả bước đầu
3.1. Về các công trình thủy điện
– Xây dựng nội dung, quy trình và phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực thủy điện phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Qua đó đã nhận dạng các tác động của BĐKH đến thủy điện và lựa chọn các tác động nghiên cứu phù hợp với nhiệm vụ.
– Lựa chọn các công trình nghiên cứu: Nhiệm vụ đã xây dựng tiêu chí và lựa chọn được 17 thủy điện để nghiên cứu. Thực hiện điều tra, thu thập dữ liệu các công trình thuỷ điện phục vụ cho công tác nghiên cứu của nhiệm vụ.
– Sự thay đổi lượng mưa: trên các lưu vực nghiên cứu, trong các thập kỷ tới lượng mưa mùa mưa có xu thế tăng dần so với thời kỳ nền và lượng mưa mùa khô thì ngược lại. Lượng mưa năm phụ thuộc lượng mưa mùa mưa và mùa khô, lượng mưa năm có xu thế tăng nếu sự gia tăng của lượng mưa mùa mưa lớn hơn sự gia tăng của lượng mưa mùa khô và ngược lại.
– Sự thay đổi dòng chảy tự nhiên đến hồ: dòng chảy trung bình mùa lũ các thời kỳ tương lai đều có xu thế tăng dần so với thời kỳ nền. Dòng chảy trung bình mùa kiệt thì ngược lại, dòng chảy trung bình mùa kiệt các thời kỳ tương lai có xu thế giảm dần so với thời kỳ nền. Dòng chảy trung bình năm phụ thuộc dòng chảy trung bình mùa lũ và mùa kiệt, dòng chảy trung bình năm có xu thế tăng nếu sự gia tăng của dòng chảy trung bình mùa lũ lớn hơn sự gia tăng của dòng chảy trung bình mùa kiệt và ngược lại.
– Tác động của BĐKH đến dòng chảy lũ và điều tiết lũ: Dòng chảy cực đoan nghiên cứu ở đây là lũ thiết kế và lũ kiểm tra của công trình. Trong tương lai, dòng chảy cực đoan đều có xu thế tăng, đến cuối thế kỷ 21 có lưu vực đỉnh lũ tăng đến 24% so với thời kỳ nền. Khi các hồ vận hành đúng theo quy trình vận hành (QTVH) thì đến thời kỳ 2040-2059 có 6/17 công trình có rủi ro mực nước hồ lớn nhất vượt mực nước lũ kiểm tra của hồ, tuy nhiên lượng vượt này không đáng kể, lớn nhất là 18cm ở công trình Tuyên Quang; đến cuối thế kỷ 21 có 9/17 công trình có rủi ro mực nước hồ lớn nhất vượt mực nước lũ kiểm tra của hồ.
– Tác động của BĐKH đến sản xuất điện năng: Sản lượng điện mùa cạn của hầu hết các công trình thuỷ điện có xu thế giảm dần trong thế kỷ 21 so với thời kỳ nền (trừ thuỷ điện Hoà Bình và Thác Bà) và ngược lại sản lượng điện mùa lũ của các công trình thuỷ điện lại có xu thế tăng dần trong thế kỷ 21 so với thời kỳ nền (trừ thuỷ điện Sông Ba Hạ). Mức giảm hay tăng này phụ thuộc vào tình hình dòng chảy đến và khả năng điều tiết của từng hồ chứa. Tổng sản lượng điện trong năm phụ thuộc vào sản lượng điện trong mùa lũ và mùa cạn, chính vì vậy nếu sản lượng điện mùa lũ tăng nhỏ hơn lượng giảm của sản lượng điện mùa kiệt thì tổng lượng điện trong năm sẽ giảm.
– Đánh giá tác động của BĐKH đến sản lượng điện của thuỷ điện trên hệ thống điện Việt Nam: Tổng hợp dữ liệu của các công trình thuỷ điện trong Tổng sơ đồ 7 và tiến hành tính toán cho thấy sản lượng điện của thuỷ điện trên hệ thống đến thời kỳ 2040-2059 có thể tăng khoảng 0,6% so với thời kỳ nền; đến thời kỳ 2080-2099 tăng khoảng 4,0% so với thời kỳ nền.
– An toàn công trình: Qua kết quả tính toán ổn định cho 17 công trình nhận thấy: Nếu mực nước hồ không vượt quá cao trình đỉnh đập hay đỉnh tường chắn sóng thì trong tương lai rủi ro mất ổn định về trượt và lật của đập bê tông hay mất ổn định mái của đập vật liệu địa phương là khá thấp. Tuy nhiên, với những thời kỳ có mực nước hồ lớn nhất vượt cao trình đỉnh đập hay đỉnh tường chắn sóng của công trình đập vật liệu địa phương thì rủi ro vỡ đập là rất cao.
– Giải pháp ứng phó:
Giải pháp giảm thiểu yếu tố gây BĐKH: Cần có các biện pháp giám sát việc phục hồi và trồng rừng của các chủ đầu tư thủy điện để bảo tồn và cải thiện môi trường tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính của rừng. Khuyến khích việc mở rộng diện tích rừng ở các vùng bán ngập với các loại cây phù hợp.
Giải pháp đảm bảo an toàn phát điện: Với từng hồ cần đánh giá tác động của BĐKH đến tình hình dòng chảy đến hồ trong tương lai và xây dựng quy trình vận hành tối ưu để tận dụng được sự gia tăng lượng nước vào mùa lũ phục vụ phát điện. Có kế hoạch khảo sát đo đạc lại địa hình lòng hồ, đề xuất phương án nạo vét để đảm bảo dung tích hữu ích và dung tích phòng lũ của hồ chứa như thiết kế.
Giải pháp đảm bảo an toàn công trình: Trong bối cảnh tác động của BĐKH, một số hồ chứa vận hành theo đúng QTVH nhưng trong tương lai vẫn xẩy ra rủi ro mực nước hồ vượt mực nước kiểm tra, giải pháp để ứng phó với hiện tượng mực nước hồ vượt mực nước kiểm tra có thể gồm 2 nhóm giải pháp là: công trình và phi công trình. Do tính bất định của kịch bản biến đổi khí hậu, sự phức tạp trong tính toán các phương án, tính đặc thù của mỗi công trình, nhiệm vụ đã xem xét và định lượng hoá một giải pháp phi công trình nhằm đảm bảo các công trình sẽ vận hành an toàn đến năm 2059. Giải pháp phi công trình nhiệm vụ lựa chọn nghiên cứu là giải pháp can thiệp vào quy trình vận hành để tăng dung tích phòng lũ.
Kết quả tính toán cho thấy: Đến giai đoạn 2020-2039: 17 hồ thuỷ điện hoạt động bình thường và giữ nguyên mực nước trước lũ như QTVH đã phê duyệt; Đến giai đoạn 2040-2059: để giảm thiểu rủi ro mực nước vượt mực nước kiểm tra thì có 5/17 hồ thuỷ điện cần phải hạ mực nước trước lũ để đảm bảo mực nước hồ không vượt quá mực nước kiểm tra, với 5 hồ này cần phải hạ mực nước trước lũ so với mực nước trước lũ được quy định trong quy trình vận hành từ 1m đến 5m. Và sản lượng điện tổn thất trong thời kỳ này do việc hạ thấp mực nước trước lũ nằm trong khoảng -5,1% đến -0,3% tuỳ thuộc từng công trình.
– Các cơ quan quản lý: Chủ động trong hoạch định chính sách cho lĩnh vực thủy điện đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
– Các chủ đầu tư và quản lý vận hành thuỷ điện: Chủ động trong việc vận hành các nhà máy thủy điện một cách an toàn, hiệu quả, sớm đưa ra các giải pháp công trình hoặc công nghệ nhằm ứng phó và giảm thiểu tác động.
– Các địa phương chịu tác động phối hợp với chủ công trình đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp với từng địa phương.
– Nâng cao ý thức sử dụng nước tiết kiệm của các ngành dùng nước và của mỗi người dân.
3.3. Khả năng ứng dụng, chuyển giao và thương mại hoá kết quả
Báo cáo tổng kết của nhiệm vụ có thể dùng để định hướng cho các nhà máy thuỷ điện tự nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và có biện pháp thích ứng phù hợp cho từng nhà máy.
4. Kết luận, kiến nghị
– BĐKH tác động trực tiếp đến thuỷ điện, mức độ độ ảnh hưởng và khả năng thích ứng của các thuỷ điện phụ thuộc vào từng khu vực và đặc thù từng công trình.
– Khi thiết kế hay quy hoạch các công trình thủy điện phải thực hiện việc đánh giá tác động của BĐKH đến chế độ dòng chảy. Xây dựng tiêu chuẩn thiết kế để định lượng hoá sự gia tăng này.
– Khi xây dựng Quy trình vận hành liên hồ cần đánh giá đến yếu tố BĐKH đến chế độ dòng chảy từ đó tận dụng được sự gia tăng lượng nước vào mùa lũ phục vụ phát điện và các mục tiêu kinh tế khác đồng thời cũng phân phối lại nguồn nước trong mùa kiệt.
– Nghiên cứu nâng cao hiệu quả phát điện và tuổi thọ của các công trình thuỷ điện trong hệ thống điện Việt Nam để không phải bổ sung nguồn năng lượng thay thế có mức độ phát thải cao khi công trình thuỷ điện hết tuổi thọ.
5. Tài liệu tham khảo
[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, năm 2012.
[2]. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường – Tài liệu hướng dẫn: “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng”.
[3]. chúng tôi Trần Thanh Xuân, chúng tôi Trần Thục, TS. Hoàng Minh Tuyển – Báo cáo “Tác động của BĐKH đến tài nguyên nước Việt Nam”.
[4]. Viện Năng lượng, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030 (tổng sơ đồ 7), năm 2011.
[5]. Viện Năng lượng, Đánh giá tác động của BĐKH đến lĩnh vực thủy điện và đề xuất các giải pháp ứng phó, năm 2014.
Những Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu
CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.
Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ( Than đá-dầu mỏ)
Khai phá tìm nguồn nhiên liệu mới ( Điện gió, năng lượng mặt trời,
Thủy điện, xăng sinh học chế biến từ ngủ cốc , thủy triều … )
Cải tạo và nâng cấp nhà ở. Nhà ở chiếm 1/3 lượng khí thải gây hiệu ứng
nhà kính ( thông gió, giải nhiệt, xây dựng đường xá tốt cũng góp phần giảm
lượng khí thải do xe cộ gây ra …)
Ăn uống thông minh, ăn nhiều rau hạn chế ăn thịt ( giảm bớt lượng
khí thải do chăn nuôi gây ra) Trồng trọt không dùng thuốc trừ sâu
Và thức ăn thừa cũng sinh ra lượng khí thải.
Bảo vệ và phát triển rừng. Rừng bảo đảm môi trường sinh thái giúp giảm nhẹ
thiên tai, bảo tồn các giống gen quý và tính đa dạng sinh học, rừng là lá phổi
điều tiết khí hậu- giử đất giử nước phục vụ đời sống.
Sử dụng đất đai hợp lý. Nếu nước biển dâng cao 1m :
– Đồng bằng sông cửu long mất 40% diện tích
– Đồng bằng sông Hồng mất 11% diện tích
– Các tỉnh ven biển khác mất 3% diện tích
Đất đai canh tác sẽ bị thu hẹp, 10-12% dân số Việt nam
sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp.
Trong sinh hoạt hàng ngày: Tắt điện khi không sử dụng- Dùng bóng
đèn compact, đun nóng bằng năng lượng mặt trời, tận dụng gió trời
thay cho quạt điện, máy điều hòa
Trong sản xuất : chuyển từ than đá, dầu khí sang điện gió, lò trấu thay
Tắt đèn từ 20g39 – 21g30 vào thứ bảy cuối tháng 3 hằng năm.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường- hiệu ứng nhà kính:
– Dùng nhiên liệu sinh học thay cho than củi.
-Hạn chế dùng bao ni lông
– Đi xe đạp hạn chế dùng ô tô- xe máy.
Kế hoạch hóa gia đình và xóa đói giảm nghèo :
Biến động về dân số sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị
và gây nên lượng khí thải nhà kính về lâu dài.
Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về biến đổi khí hậu.
Bạn đang xem bài viết Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Ứng Phó Với Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Trong Lĩnh Vực Lao Động Và Xã Hội trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!