Cập nhật thông tin chi tiết về “Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Ở Trường Mầm Non Đồngtĩnh mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Như chúng ta đã biết: Nhà giáo giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc đổi mới GD&ĐT vì chính họ là những người thực thi công cuộc đổi mới. Nếu họ không có đủ năng lực để thực hiện các nhiệm vụ thì vô tình họ sẽ trở thành lực cản cho công cuộc đổi mới. Trong khi đó, phát triển một đội ngũ nhà giáo đạt chuẩn chất lượng, đủ về số lượng và đồng bộ về trình độ cho các cấp học, bậc học là một việc rất khó khăn và phải thực hiện quyết liệt trong nhiều năm mới có được. Trước xu thế phát triển của lịch sử, những thách thức lớn của thời đại, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội trong giai đoạn cách mạng mới, nhất là trong điều kiện đất nước đang trong thời kỳ hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng với thế giới thì vai trò của người giáo viên trong Nghị quyết trung ương II khoá VIII cũng chỉ rõ “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh, giáo viên phải có đủ đức tài”. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng chỉ rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh. Không quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; có tinh thần đoàn kết, tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm …”.
Để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn mới đòi hỏi người cán bộ quản lý không ngừng đổi mới công tác quản lý nhà giáo, không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả, quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý giáo dục, xây dựng đội ngũ giáo viên giáo dục theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với vị trí vô cùng quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của ngành giáo dục nói chung và của từng nhà trường nói riêng, ngành giáo dục đưa sự nghiệp giáo dục nước nhà ngày một đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Năm học 2016-2017 là năm học tiếp tục thực hiện chương trình hành động của Chính phủ, của Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Thực hiện các giải pháp phát triển qui mô, mạng lưới trường, lớp đáp ứng nhu cầu gửi trẻ. Tăng cường huy động trẻ nhà trẻ độ tuổi 24-36 tháng ra nhóm trẻ. Đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho vùng khó khăn; đẩy mạnh xây dựng trường Mầm non đạt Chuẩn Quốc gia.
Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong các cơ sở Giáo dục mầm non. Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN, đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm”. Nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ; chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi.
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý theo hướng phân cấp, hiệu quả; tăng cường tính tự chủ của cơ sở Giáo dục Mầm non. Tập trung quản lý chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong các sơ sở GDMN. Tăng cường các biện pháp quản lý và hỗ trợ các cơ sở GDMN ngoài công lập.
Phát triển đội ngũ quản lý, GVMN theo hướng nâng cao phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDMN. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ về đổi mới và phát triển Giáo dục mầm non.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”; đưa các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành các hoạt động thường xuyên, tự giác trong các cơ sở GDMN.
Với trách nhiệm lớn lao của một người cán bộ quản lý, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà trường. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao. Cần phải chú trọng công tác nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự hoc và sáng tạo” của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đội ngũ cán bộ giáo viên có vai trò quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục bởi giáo viên là người trực tiếp thực hiện công tác giáo dục. Đội ngũ có trẻ, khỏe, nhiệt tình, có “vừa hồng- vừa chuyên” thì mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục mà Đảng và Nhà nước giao phó. Đội ngũ có vai trò quan trọng, góp phần thắng bại cho nhà trường nói riêng, cho ngành học nói chung, và đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước của toàn nhân loại.
Bản thân được giao nhiệm vụ Phụ trách nhà trường. Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục bậc học mầm non có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ phát triển một cách toàn diện kể cả thể chất lẫn tinh thần. Cùng với nhiệm vụ chung của năm học tiếp tục thực hiện “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” và các cuộc vận động lớn của ngành. Đảm bảo tốt về chất lượng giúp cho trẻ phát triển ngày càng khỏe mạnh và thông minh để mai này làm những chủ nhân trong tương lai góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước góp phần thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua vì trẻ ở lứa tuổi mầm non ngoài sự dạy dỗ của ông bà, cha mẹ ở gia đình thì yếu tố quan trọng quyết định lớn về sự phát triển toàn diện của trẻ là sự dạy dỗ của cô giáo mầm non. Để thực hiện tốt việc đó thì đội ngũ cán bộ giáo viên là một trong những nhân tố quan trọng để góp phần cho sự thành công. Từ những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, tôi đã quyết định nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trong nhà trường nhằm năng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
2. Tên sáng kiến:
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ ở trường mầm non ĐồngTĩnh – huyện Tam Dương- tỉnh Vĩnh Phúc”.
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
– Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Dung
– Địa chỉ tác giả sáng kiến: Xã Đồng Tĩnh- huyện Tam Dương- Vĩnh Phúc
– Số điện thoại: 01684.850.188
Email: nguyenthikimdung.c0dongtinh@vinhphuc.edu.vn
4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ ở trường mầm non ĐồngTĩnh – huyện Tam Dương- tỉnh Vĩnh Phúc
5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
Tháng 07/2016 đến tháng 02/2017.
6. Bản chất của sáng kiến:
6.1. Về nội dung của sáng kiến:
6.1.1. Cơ sở lý luận.
Chất lượng giáo dục quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ trong trường mầm non.
Trách nhiệm lớn đặt trên vai ngành giáo dục, đòi hỏi ngành phải có đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên giỏi, vì đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Mục tiêu của giáo dục nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục để theo kịp những yêu cầu của xã hội. Để đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có phẩm chất chính trị, trình độ năng lực, có lương tâm nghề nghiệp và nhân cách nhà giáo, có lòng nhân ái tận tuỵ, thương yêu trẻ hết mình, có như vậy thì chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mới đạt hiệu quả cao.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lượng nòng cốt của toàn bộ sự nghiệp giáo dục nói chung và sự nghiệp giáo dục mầm non nói riêng, bởi vì: Họ là lực lượng đông đảo nhất trong nhà trường, hàng ngày họ trực tiếp chăm sóc giáo dục hàng triệu trẻ em từ tuổi nhà trẻ đến tuổi các em vào học lớp 1 trường tiểu học. Họ là những người hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người, là người quyết định, người chịu trách nhiệm về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ; chuẩn bị nguồn lực ban đầu cho giáo dục phổ thông, cung cấp nguồn lực trực tiếp cho giáo dục tiểu học. Sự nghiệp giáo dục mầm non thành hay bại quyết định phần lớn là đội ngũ cán bộ, giáo viên trường mầm non.
Quan điểm của Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên. Chỉ thị số 40CT/TW ngày 15 tháng 06 năm 2004 của Ban Bí thư trung ương về việc xây dựng, nầng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã nêu rõ: Trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có những hạn chế, bất cập như: Số lượng giáo viên còn thiếu, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Một số bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục; chế độ chính sách còn bất hợp lý. Tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện. Mục tiêu là: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Đặc biệt chú trọng nầng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo”
6.1.2. Thực trạng về đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên trường mầm non Đồng Tĩnh- Tam Dương- Vĩnh Phúc
Trường mầm non Đồng Tĩnh trong những năm qua luôn có sự thay đổi về công tác đội ngũ, số lượng quản lý, giáo viên, nhân viên nghỉ hưu; chuyển đến và đi do yêu cầu công tác; giáo viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm giảng dạy, giáo viên lớn tuổi không còn năng động sáng tạo; giáo viên cũ trình độ chuyên môn đào tạo trước đây là trung cấp học tại chức. Với trình độ chuyên môn, tay nghề của đội ngũ giáo viên chưa đồng đều, vì vậy trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ gặp nhiều khó khăn; không đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Tình hình đội ngũ đầu năm học 2016- 2017 như sau:
– Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường là: 26 người
+ Ban giám hiệu : 03
+ Giáo viên : 22
+ Nhân viên: 01
– Trình độ đào tạo:
+ Đại học: 16
+ Trung cấp: 10 (trong đó đang học đại học 4 )
* Thuận lợi:
– Trường mầm non Đồng Tĩnh có 100% cán bộ giáo viên nhân viên đã đạt chuẩn đào tạo. Đội ngũ giáo viên nhà trường tích cực tham gia học tập nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân.
– Phần đông, đội ngũ nhà trường có tuổi đời tương đối trẻ khỏe, nhiệt tình, tận tụy, tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao và phần lớn là người địa phương nên thuận tiện trong việc đến trường và thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
* Khó khăn:
– Tỷ lệ giáo viên trên lớp thiếu, thiếu nhân viên kế toán
– Sự thay đổi về công tác đội ngũ, số lượng nghỉ hưu, đến và đi do yêu cầu công tác nên ảnh hưởng đến việc phân công, bố trí công việc.
– Một số giáo viên lớn tuổi (trên 45 tuổi 5/22 chiếm 22,7 %), không ứng dụng được công nghệ thông tin vào giảng dạy, lúng túng trong việc lập kế hoạch. Còn có giáo viên mới vào ngành (3/22 chiếm 13,6 %), nên chưa có kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và công tác chủ nhiệm lớp.
– 4/22=18,2 % giáo viên có hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn, nên còn lo làm kinh tế gia đình; một số giáo viên trẻ con nhỏ (chiếm khoảng 50%); một số nhà xa…. chưa có sự đầu tư cho việc giảng dạy.
– Một số giáo viên (5/22 chiếm 22,7%) không có năng lực chuyên biệt của bậc học mầm non: Không có năng khiếu hát, múa, kể chuyện đọc thơ, …Còn một số ít giáo viên chưa cố gắng đầu tư vào công tác giảng dạy, chưa tiếp thu sự góp ý của đồng nghiệp để tiến bộ.
Từ thực tế trên đã thúc đẩy tôi tìm biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên sao cho phù hợp với thực tế của đơn vị, phù hợp với đặc thù của trường vùng nông thôn, đồng thời tìm những bước chuyển biến mới để bồi dưỡng cho đội ngũ nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành đánh giá chất lượng đội ngũ như sau:
Bảng 1: Tình hình đội ngũ tháng 7/2016
Số lượng: 26
Trình độ
CBQL
GV
NV
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
3
22
1
16
0
10
0
61,5%
38,5%
Nhận xét:
Nhân viên thiếu; Tỷ lệ giáo viên trên lớp còn thiếu so với quy định.
Bảng 2: Đánh giá chất lượng đội ngũ tháng 7/2016
Tổng số : 26 người
Tiêuchí
Kết quả
Tư tưởng nhận thức
Năng lực chuyên môn
Kết quả kiểm tra, dự giờ
Hồ sơ sổ sách
Các hoạt động khác
TT
KK
TTB
TT
K
TTB
TT
KK
TTB
TT
KK
TTB
TT
KK
TB
SL
115
112
2
113
114
110
112
110
117
114
113
%
557
443
448
552
445
555
559
441
552
448
Nhận xét:
Qua đánh giá tháng 07/2016, kết quả chất lượng giảng dạy, chất lượng hồ sơ sổ sách; trình độ chuyên môn, tay nghề của một số giáo viên chưa cao.
Việc nhận thức, tư tưởng và tinh thần tham gia các hoạt đông của một số giáo viên trong nhà trường còn hạn chế.
Bảng 2: Đánh giá chất lượng học sinh tháng 9/2016
Tổng số: 442 học sinh
Lĩnh
vực
Kết quả
Phát triển thể chất
Phát triển nhận thức
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển tình cảm -kỹ năng xã hội
Phát triển thẩm mỹ
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
SL
304
138
310
132
302
140
304
138
300
142
%
69
31
70
30
68
32
69
31
68
32
Nhận xét:
Qua đánh giá tháng 09/2016, số lượng trẻ chưa đạt ở các lĩnh vực phát triển còn cao.
Trước tình hình thực trạng về chất lượng của nhà trường, tôi suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp chỉ đạo như sau:
6.1.3. Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm non Đồng Tĩnh
Biện pháp 1: Phân công, sắp xếp, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
Con người là tổng hợp các mối quan hệ của xã hội vì thế con người có đầy đủ những mặt xấu, hay tốt, điều quan trọng là chúng ta phát huy mặt tốt một cách tích cực và hạn chế mặt tiêu cực. Muốn làm điều đó việc đầu tiên ta phải hiểu được giáo viên, nắm bắt được khả năng, năng lực của từng giáo viên, nếu chúng ta làm tốt việc này sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc quản lý và phân công nhiệm vụ được hoàn thành tốt đẹp. Phân công nhiệm vụ hợp lý sẽ tạo nên hiệu quả bất ngờ.
Tập thể cán bộ giáo viên- nhân viên trường mầm non Đồng Tĩnh
Trong Ban giám hiệu, bản thân tôi phụ trách chung nhà trường và phần nhân sự, tài chính, tài sản. Đồng chí Thảo phụ trách về mảng chuyên môn, phổ cập, kiểm định chất lượng, công nghệ thông tin. Đồng chì Hoan phụ trách bán trú, chăm sóc sức khỏe, phòng cháy chữa cháy, giúp đỡ công việc cho kế toán vì nhà trường không có nhân viên kế toán phải cho giáo viên kiêm nhiệm. Các hoạt động khác BGH phối hợp với các đoàn thể (công đoàn, đoàn thanh niên… ) cùng thực hiện
Thật vậy, những giáo viên yếu không chỉ noi gương mà còn tiến bộ rõ rệt về mọi mặt. Đứng trước những con người giỏi ai cũng nhìn lại mình để suy xét, để xem lại bản thân mình từ đó mà cố gắng học tập noi gương người bên cạnh để phấn đấu vươn lên. Còn những giáo viên giỏi vì tinh thần trách nhiệm chung, vì danh hiệu và thành tích của lớp, và hơn hết vì tình đồng nghiệp đồng cam cộng khổ sẽ tích cực giúp đỡ giáo viên yếu, tận tình chỉ bảo, trao hết kinh nghiệm những kiến thức mình có để đồng nghiệp có thể tiến bộ hơn.
Bên cạnh việc nắm bắt năng lực và khả năng của từng thành viên để bố trí lớp chúng tôi còn phân công, công việc hợp lý, mỗi người với những đặc điểm khác nhau sẽ phù hợp với từng công việc khác nhau.
Ví dụ:
Giáo viên có năng khiếu âm nhạc thì bố trí và tổ chức các phong trào văn nghệ như: (Cô giáo Nguyễn Thị Thuỷ, Cô giáo Trần Thị Hải Oanh)
Những giáo viên linh hoạt có khả năng về công nghệ thông tin phân công chuyên tìm hiểu về các chương trình phần mềm hỗ trợ cho việc soạn giáo án điện tử để tập huấn lại cho các giáo viên trường như: (Cô giáo Đào Hồng Ngọc, Cô giáo Nguyễn Thị Thuỳ Dung).
Việc sắp xếp, phân công nhiệm vụ sao cho mặt tích cực luôn được phát huy tối đa, mặt tiêu cực hạn chế tối thiểu đồng thời cũng phải biết tổ chức phân công theo từng nhóm tùy từng nhiệm vụ tạo cho giáo viên có tinh thần tập thể, làm việc theo nhóm.
Điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó của các thành viên trong mái nhà chung vừa hình thành ý thức xây dựng một đội ngũ, một tập thể luôn luôn có trách nhiệm chung, luôn đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân làm cho mọi công việc của nhà trường được hoàn thành tốt đẹp. Đây là một biện pháp quan trọng dẫn dắt đến nhiều thành công trong quá trình xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
Việc lựa chọn tổ trưởng, tổ phó chuyên môn chúng tôi chọn các đồng chí giáo viên có năng lực tốt nhất để đồng chí này sẽ “ lôi kéo” các thành viên trong tổ, để phát triển năng lực của đội ngũ. Cho nên việc phát hiện đúng nhân tài của đội ngũ và khuyến khích họ thể hiện và cống hiến hết khả năng của mình là một việc làm không thể thiếu của người cán bộ quản lý.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡngđội ngũ
Xác định rõ mục tiêu đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ theo từng giai đoạn đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú ý bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ cụ thể theo từng giai đoạn :
* Bồi dưỡng dài hạn:
– Đối với giáo viên tham gia học nâng chuẩn trường sẽ phân công hợp lý
để tạo điều kiện cho giáo viên đó tham gia học, không bố trí những công việc
kiêm nhiệm nhiều, để khỏi chồng chéo thời gian học
– Hiện nay trường có 04 giáo viên đang theo học đại học tại trung tâm giáo dục thường xuyên
Kế hoạch quy hoạch, đào tạo dài hạn:
Quy hoạch đào tạo
2016
2017
2018
2019
2020
Tổng
Chính trị
Trung cấp
01
01
01
01
04
CC, CN
Chuyên môn
Đại học
04
02
02
03
11
Sau đại học
01
01
02
Quản lý
QLNN
QLGD
01
01
Tin học
A
02
02
01
01
06
B
02
02
02
01
07
Ngoại ngữ
A
02
02
02
02
02
10
B
01
02
02
02
01
08
ơ Bồi dưỡng ngắn hạn:
Nhà trường phân công dạy thay và sự hỗ trợ giúp đỡ đồng nghiệp để tạo điều kiện cho giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về chuyên môn cũng như bồi dưỡng nghiệp vụ
Tham gia các lớp bồi dưỡng khi phòng tổ chức, nhà trường sẽ sắp xếp thời gian tạo điều kiện cho đội ngũ tham gia .
Bồi dưỡng giáo viên mới: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mớivề thực hiện chương trình giáo dục mầm non về các hoạt động, thiết kế bài giảng điện tử….
Bồi dưỡng nhân viên:
Song song với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu
cầu giảng dạy cho các cháu thì việc nâng cao chất lượng bữa ăn, An toàn thực phẩm trong nhà trường cũng rất quan trọng do đó trong năm học 2016- 2017 nhà trường tạo điều kiện cho 4 nhân viên cấp dưỡng mới tham dự lớp tập huấn về An toàn thực phẩm nhằm nâng cao kiến thức cho bộ phận cấp dưỡng
Bồi dưỡng thường xuyên:
Nhà trường tăng cường bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ với nhiều hình thức như sau:
+ Tăng cường việc dự giờ thăm lớp.
+ Tạo điều kiện cho tất cả các giáo viên mới được dự giờ học tập rút kinh nghiệm qua các chuyên đề do tổ cũng như nhà trường, phòng tổ chức.
+ Tạo mọi điều kiện cho giáo viên được đi tham quan học tập, tham gia dự giờ học tập, rút kinh nghiệm ở các trường bạn trong và ngoài huyện.
Tiếp tục thực hiện kế hoạch cử CBGVNV học các lớp nâng chuẩn, các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ và khả năng thực hành: Học các lớp Đại học, trung cấp chính trị, bồi dưỡng công tác y tế trường học, thiết kế bài giảng điện tử và các lớp tập huấn bồi dưỡng của ngành cấp trên triệu tập.
Tiếp tục chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, lấy đơn vị tổ nhóm chuyên môn nhà trường là nơi chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học.Tiếp tục tăng cường hoạt động của tổ chuyên môn, tổ cốt cán trong kiểm tra, bồi đưỡng cho đội ngũ giáo viên. Nâng cao chất lượng nội dung về việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề tại các tổ chuyên môn, cấp trường và giao lưu học tập các trường bạn.
Từng CBGVNV tự bồi dưỡng và bồi dưỡng nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lí; năng lực chỉ đạo chuyên môn cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và năng lực sư phạm cho giáo viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dạy. Biện pháp 3: Nâng cao tư tưởng và nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Cán bộ giáo viên nhân viên tham gia học tập, bồi dưỡng chính trị.
Trong từng thời điểm của năm học, nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập: Đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Xây dựng nề nếp, kỷ cương trong trường. Triển khai chỉ thị 16 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đạo đức nhà giáo. Tuyên truyền những tấm gương tiêu biểu trong trường. Phát động phong trào“ giỏi việc trường đảm việc nhà”, đăng ký gia đình nhà giáo văn hóa. Trường đã có tổ chức công đoàn chăm lo đời sống, động viên tinh thần cho cán bộ giáo viên yên tâm học tập công tác.
Với những việc làm trên, đã từng bước nâng cao tư tưởng nhận thức cho đội ngũ nhà trường; mọi người đều nổ lực cùng nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Biện pháp 4: Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
Có thể nói đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên Mầm non nói riêng là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, đội ngũ này giữ vai trò quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Bởi vậy phải nhanh chóng cũng cố và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn vững vàng về nghiệp vụ tay nghề có phẩm chất đạo đức tốt, có phong cách sư phạm đẹp, là điều kiện tiên quyết, là khâu đột phá, cần làm ngay để chuẩn bị cho việc thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT nước nhà.
Bồi dưỡng chuyên môn là biện pháp tích cực, hiệu quả nhất trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
a) Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn thông qua sinh hoạt chuyên môn
Đầu năm học, nhà trường phân công hiệu phó chuyên môn tổ chức bồi dưỡng những điểm yếu trong chuyên môn của giáo viên, đồng thời cũng thông tin cho giáo viên nắm những điểm mới trong chuyên môn theo sự chuyển biến và phát triển của ngành học nên giáo viên có vận dụng được phương pháp mới vào trong giảng dạy được hay không chính là nhờ ở điểm này. Lựa chọn và sàng lọc những điểm phù hợp với sự phát triển của ngành học để bồi dưỡng cho giáo viên, giúp cho giáo viên tiếp cận được thời đại của giáo dục và ngược lại. Bên cạnh việc lựa chọn những nội dung phù hợp để bồi dưỡng giáo viên còn phải lựa chọn thời điểm bồi dưỡng phù hợp như: Đầu năm học triển khai việc thực hiện chương trình, qui chế chuyên môn, các chuyên đề của năm học, trong năm học sẽ tổ chức bồi dưỡng những điểm yếu của giáo viên.
Hàng tháng, chỉ đạo hiệu phó chuyên môn triển khai họp chuyên môn toàn trường để rút kinh nghiệm chuyên môn tháng , lấy hoạt động sinh hoạt chuyên môn làm trung tâm, là động lực thúc đẩy mọi mặt hoạt động của trường. Phải đánh giá đúng thực chất họat động chuyên môn của trường trong tháng, phân tích và tìm ra nguyên nhân của từng ưu điểm và hạn chế của từng thành viên nhằm có hướng phấn đấu tốt hơn cho công việc mình đảm nhiệm và triển khai công tác chuyên môn tháng tới. Thời gian để thực hiện công việc phải rõ ràng, nhiệm vụ giao cho từng người phải cụ thể, đảm bảo nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Họp chuyên môn phải mang tính thực tiễn, không máy móc rập khuôn.
Tổ trưởng chuyên môn triển khai hoạt động chuyên môn của tổ theo kế họach của trường, trao đổi chuyên môn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong chuyên môn. Hàng tháng tổ chức sinh hoạt chuyên môn 02 lần theo đúng Điều lệ tạo nề nếp trong sinh hoạt, có đánh giá kết quả và kế hoạch tiếp theo.
Tôi bổ trí, phân công BGH sắp xếp thời gian, mỗi tháng dự họp chuyên môn của tổ 1 lần để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong chuyên môn như: Làm thế nào để có nhiều đồ dùng đồ chơi mới lạ hấp dẫn trẻ? Cách sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào cho đạt hiệu quả? Cách thiết kế các hoạt động như thế nào để phù hợp với tình hình thực tế của lớp? Phương pháp dạy như thế nào để phát huy tính tích cực của trẻ? Trong phiên họp chuyên môn của tổ cuối tháng, tôi chỉ đạo tổ chuyên môn bình bầu, xếp loại giáo viên trong tháng và báo cáo bằng văn bản với nhà trường, để từ đó có cơ sở đánh giá từng cá nhân trong mỗi tổ
Dự sinh hoạt tổ chuyên môn
Từ đó năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên nhà trường từ các đồng chí giáo viên nhiều tuổi cho đến các đồng chí giáo viên mới ra trường trong đã có bước chuyển biến đáng kể. Nề nếp sinh hoạt chuyên môn được duy trì nghiêm túc, chất lượng và nội dung sinh hoạt chuyên môn của các tổ chuyên môn đã được nâng cao, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, học tập nâng cao trình độ chuyên môn được nhà trường hết sức chú trọng với nhiều hình thức như dự giờ thăm lớp, giảng dạy trước tổ,… Tổ chức trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp truyền thụ kiến thức…. Qua đó giúp cho đội ngũ giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy chương trình giáo dục mầm non mới, hệ thống kiến thức cần truyền đạt tới học sinh.
a) Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn qua việc tổ chức hội thảo chuyên đề, kiến tập, dự giờ, xây dựng tiết mẫu.
Đầu năm học, tôi chỉ đạo bộ phận chuyên môn triển khai các chuyên đề của năm học và. Cần nghiên cứu kỹ chuyên đề, đồng thời học tập kinh nghiệm ở đơn vị bạn và sau đó triển khai cho giáo viên nắm. Phụ trách chuyên môn cùng các đồng chí tổ trưởng, tổ phó chuyên môn xây dựng các tiết mẫu chuyên đề cho mỗi tổ, cung cấp cho giáo viên tài liệu để thực hiện các chuyên đề. Tạo điều kiện để 100% giáo viên được dự tập huấn chuyên môn do các cấp tổ chức.
Trong công tác quản lý chỉ đạo chuyên môn tôi đặc biệt chú ý đến hoạt động như tổ chức hội thảo chuyên đề, đây là mộtviệc làm rất cần bởi vì các hoạt động với các đề tài cụ thể sẽ là những ví dụ sinh động giúp cho giáo viên mắt thấy, tai nghe những gì mình được học ở lý thuyết và nghe qua hội thảo. Nhận thức vấn đề này tôi thường xuyên chỉ đạo tổ chức chuyên đề mới theo kế hoạch đầu năm của trường, cấp trên đề ra cho toàn giáo viên được dự và đúc kết rút kinh nghiệm sau thực hiện chuyên đề, đồng thời tiến đến công tác kiểm tra và đánh giá chuyên đề, bổ sung những khiếm khuyết giáo viên kịp thời chỉnh sửa những sai sót của mình.
Trước đây mỗi khi tổ chức kiến tập dự giờ thường chỉ định một giáo viên khá hoặc giáo viên lớp điểm dạy cho cả tổ cùng dự, sau khi dự giờ mức độ tiếp thu của mỗi giáo viên chưa rõ, một số giáo viên đi dự giờ chưa có ý thức nghiêm túc ghi chép không đầy đủ nên kết quả quả không cao. Ban giám hiệu đã cải tiến lại cách tổ chức như sau: Mỗi hoạt động nào đó từng giáo viên ai cũng tổ chức hoạt động và được góp ý; giáo viên nào chưa mạnh dạn thì được góp ý giúp đỡ để lần sau dạy tiếp cho đến khi đạt kết quả cao hơn. Với biện pháp này giúp giáo viên học tập lẫn nhau rất nhiều. Khi dự giờ, giáo viên đã có ý thức tốt hơn, chuẩn bị chu đáo, theo dõi ghi chép đầy đủ để tham gia ý kiến cùng rút kinh nghiệm.
Từ những hình thức này sẽ tạo cơ hội cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm về việc thực hiện, đối chiếu với việc thực hiện của đồng nghiệp để rút ra những tồn tại cần khắc phục, học hỏi những cái hay, cái tốt. Chúng tôi thực sự thấy hiệu quả với những buổi dự giờ kiến tập và hội thảo chuyên đề, sau mỗi hoạt động là những bài học không chỉ cho chính người giảng dạy mà cho tất cả thành viên trong Hội đồng sư phạm, những lời góp ý sâu sắc, chính xác, chân thành và đầy tinh thần xây dựng, luôn được tôn trọng, xem xét và hưởng ứng.
b) Bồi dưỡng qua các phong trào thi đua, các hội thi…
Có thể nói, biện pháp bồi dưỡng thông qua các phong trào thi đua, tổ chức các hội thi, hội giảng thường xuyên sẽ giúp cho giáo viên mạnh dạn, bình tĩnh tự tin khi lên lớp. Để đạt được thành tích đòi hỏi mỗi người phải trau dồi năng lực sư phạm, nghệ thuật lôi cuốn trẻ, phải chịu khó suy nghĩ tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, bạn bè …Từ đó trình độ chuyên môn và tay nghề của giáo viên được nâng lên. Phong trào thi đua gắn liền với các hội thi sẽ làm cho phong trào thi đua trong nhà trường càng sôi nổi, có tác dụng tuyên truyền đến đa số phụ huynh; Trong các phong trào thi đua nhà trường luôn xác định rõ mục tiêu, luôn thể hiện tốt tinh thần công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng và dân chủ trong các Hội thi. Hằng năm trường đã tổ chức các hội thi: “Thi trang trí lớp, thi thiết kế giáo án điện tử, thi hội giảng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, thi giáo viên giỏi cấp trường, thi làm đồ dùng dạy học…” đều đạt kết quả tốt.
Việc tổ chức các hội thi trong nhà trường có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của các giáo viên. Trong các hội thi, họ có điều kiện khẳng định mình trước tập thể. Song bên cạnh đó, việc tổ chức các hội thi cũng tạo được mối quan hệ thân ái, giúp đỡ nhau trong tập thể giáo viên nhà trường để cùng nhau tiến bộ.
Để các hội thi thành công và có kết quả tốt, tôi xây dựng kế hoạch chuyên môn cụ thể cho từng tháng, thông báo với toàn chị em để họ nắm được nội dung, thời gian thi.
Ví dụ:
– Tháng 9, 10: Thi trang trí nhóm lớp.
– Tháng 11: Thi thiết kế bài giảng điện tử, Hội giảng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Tháng 12: Thi giáo viên giỏi cấp trường, Thi làm đồ dùng dạy học
- Tháng 3: Thi chế biến món ăn ngon vào dịp 8/3 .
Tổ chức thi giáo viên giỏi cấp trường có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên vì khi tham gia giáo viên dạy giỏi đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ nghiên cứu nội dung chương trình kỹ hơn, tìm tòi những phương pháp, biện pháp thật linh hoạt, sáng tạo trong khi lên lớp, tạo những tình huống mới lạ để trẻ tập trung chú ý hơn, hứng thú trong giờ học, bên cạnh đó giáo viên đầu tư nhiều hơn về việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho hoạt động vui chơi, đồ dùng có nhiều sáng tạo để tham gia dự thi đạt kết quả cao. Và một điều quan trong hơn đây là đợt sinh hoạt, giao lưu học hỏi, trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ. Cứ sau mỗi lần tổ chức thi, thì số giáo viên tham gia nhanh chóng nắm vững chuyên môn, tạo được uy tín đối với đồng nghiệp với các bậc cha mẹ trẻ.
Riêng giáo án thi giáo viên dạy giỏi; thao giảng của giáo viên trong trường và ở đơn vị bạn được đóng lại thành quyển để cho giáo viên tham khảo.
Trong các đợt thi, giáo viên luôn có sự chuẩn bị và nỗ lực phấn đấu để đạt kết quả cao nhất. Sau hội thi, trường có tổng kết rút kinh nghiệm khen thưởng các cá nhân có thành tích xuất sắc. Chính vì vậy nên phần nào cũng đã động viên tinh thần của chị em, nâng dần chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường .
Nâng cao trình độ chuyên môn qua viết sáng kiến kinh nghiệm: Đầu năm đăng ký đề tài; tổ chức chấm sáng kiến kinh nghiệm và chọn sáng kiến hay vào cuối năm. Nhờ có việc tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm hàng năm mà những kinh nghiệm hay đã được phổ biến áp dụng, chất lượng giảng dạy trong trường ngày một tốt hơn.
Khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên làm nhiều đồ dùng dạy học từ nguyên vật liệu mở:
Tôi chỉ đạo giáo viên các lớp xin các vật liệu phế thải của phụ huynh như: vỏ hộp bánh, vỏ hôp sữa, vỏ hộp thuốc lá, vỏ hộp kem đánh răng… và các nguyên vật liệu ở địa phương như: mo cau, quả bàng, bông dừa, hột hat…. Mỗi học kỳ tổ chức cho giáo viên làm đồ dùng dạy học 1,2 lần. Trong buổi làm đồ dùng chủ yếu là mỗi người đưa lên 1 ý tưởng mới, hoặc tạo ra mẫu mới, hoặc sưu tầm được mẫu mới phổ biến lại cho đơn vị, phần còn lại thì giáo viên tự làm ở nhà.
c) Công tác bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường.
Như chúng ta đã biết một điều vô cùng quan trọng cần thiết hơn phải làm trước mắt đó là giảm tải sức lao động cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Vì vậy giáo viên mới có hứng thú và có thời gian đến với công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin là phương tiện giúp cho giáo viên học hỏi, nâng cao trình độ hiểu biết, chứ không chỉ đơn thuần chỉ soạn những giáo án điện tử để dạy trẻ.
Chính vì lẽ đó hằng năm nhà trường đã xây dựng kế hoạch, phổ biến cho toàn trường đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và dạy học. Ban giám hiệu tổ chức tập huấn cho tất cả cán bộ giáo viên- nhân viên toàn trường bồi dưỡng và bổ sung về kĩ năng vi tính, đồng thời khuyến khích tinh thần tự học ở mỗi cán bộ giáo viên- nhân bởi kiến thức công nghệ thông tin là vô tận. Qua đó tổ chức thi đua dạy và soạn giáo án điện tử ở tất cả các khối lớp, trao đổi thông tin lẫn nhau. Chỉ đạo và động viên cho số giáo viên trẻ giảng dạy bằng giáo án điện tử, được Ban giám hiệu, Ban công nghệ thông trường học và các bạn đồng nghiệp trong toàn trường dự giờ, rút kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã triển khai cho giáo viên tổ chức cho trẻ ở khối các lớp mẫu giáo làm quen với máy vi tính thông qua các phần mềm phát triển trí tuệ: Kidsmart nhằm hình thành cho trẻ thói quen và kĩ năng sử dụng máy tính đơn giản cũng như tạo điều kiện cho hoạt động tương tác giữa trẻ và cô trong giờ học bằng giáo án điện tử.
Ứng dụng công nghệ thông tin một cách có hiệu quả: Do cơ sở vật chất thiếu thốn, trường chưa trang bị máy tính đầy đủ cho giáo viên, nhưng tôi đã tạo điều kiện để giáo viên được ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy và đã tổ chức được những tiết dạy thao giảng khá thành công mà tôi muốn chia xẻ cùng đồng nghiệp: Giáo viên phải là người có kế họach bài dạy phù hợp. Trong khi xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy, giáo viên cần có sự đầu tư cao, phải tính đến khả năng của trẻ, kiến thức trọng tâm để sử dụng các thiết bị hổ trợ tiết dạy cũng như các nội dung ứng dụng công nghệ sao cho tiết dạy hấp dẫn được trẻ và đạt hiệu quả cao. Sưu tầm tranh ảnh, hình ảnh sinh động để đưa vào bài dạy.
Nếu chỉ dừng lại ở mức độ tranh ảnh với những hình ảnh mờ nhạt, hình ảnh chết thiếu sinh động, không có nhiều tác dụng tình huống thì sự hứng thú của trẻ và sự tiếp thu kiến thức ở trẻ sẽ không cao. Vì vậy, giáo viên phải tìm tòi và sưu tầm tranh ảnh, những hình ảnh động gần gũi thực tế với trẻ gây cho trẻ sự hứng thú hơn. Nhờ đó trẻ tiếp thu được bài một cách nhẹ nhàng theo phương châm “ Học mà chơi – Chơi mà học”. Trong quá trình xây dựng bài nên kết hợp nhiều phần mềm khác nhau để dạy có âm thanh tự nhiên, quen thuộc, gần gũi với trẻ hàng ngày. Âm thanh là cần thiết những hình ảnh động cũng cần thiết không kém. Vì vậy, giáo viên phải đưa ra những hình ảnh động và âm thanh cùng cách thể hiện phù hợp với nội dung kiến thức của bài, giúp cho trẻ tri giác cụ thể và cuốn hút vào bài học.
Giờ dạy ứng dụng CNTT của lớp 5TA
Hưởng ứng việc ứng dụng công nghệ thông tin nhà trường đã phát động phong trào xây dựng và sử dụng soạn giáo án bằng vi tính trong suốt cả năm học. Nhằm tạo cho giáo viên có tính chủ động, có nhiều biện pháp tích cực và hình thức sáng tạo trong các hoạt động chung…
Ví dụ:
Khi chẳng may bấm nhằm quá hình ảnh thì khôi phục bằng cách nào? Hay giáo án đã hoàn thiện muốn thêm chữ minh họa thì làm thế nào?… Mỗi giáo viên nghiêm túc thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ, tổ chức đầy đủ các hoạt động trong ngày như: Hoạt động chung; hoạt động góc; hoạt động ngoài trời; hoạt động chiều… Giáo án soạn đầy đủ, đúng nội dung, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Biết lựa chọn, vận dụng phương pháp giáo dục tích cực tạo tình huống, cơ hội nhằm phát huy trí tuệ, tính sáng tạo của trẻ.
Biện pháp 5: Tăng cường công tác kiểm tra, dự giờ, đánh giá giáo viên.
Kiểm tra là một chức năng quan trọng, vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn là trách nhiệm của cán bộ quản lý. Kiểm tra là một việc làm thường xuyên, kiểm tra bằng nhiều hình thức, kiểm tra toàn diện, chuyên đề, kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất… một số nội dung: Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kiểm tra hồ sơ, giáo án, kiểm tra thực hiện chế độ sinh hoạt, kiểm tra việc đánh giá chất lượng….
Qua kiểm tra, cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết về tình hình thực hiện chuyên môn, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn của giáo viên. Trong công tác quản lý nhà trường nếu thiếu kiểm tra chuyên môn thì việc chỉ đạo chuyên môn của người Hiệu phó sẽ mất đi một nội dung quan trọng. Mặt khác qua kiểm tra chuyên môn, cán bộ quản lý tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng phấn đấu đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của nhà trường.
Vì vậy để công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất, cán bộ quản lý không được phép buông lỏng công tác kiểm tra. Để công tác kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất, cán bộ quản lý cần đảm bảo:
+ Xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của nhà trường của năm học.
+ Phải có kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra cả năm , học kỳ, đi sâu vào kế hoạch từng đợt kiểm tra xác định rõ mục đích yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra.
+ Làm tốt công tác tuyên truyền giúp cho giáo viên thông suốt việc kiểm tra, khuyến khích tinh thần tự giác, trung thực của giáo viên để giáo viên chuẩn bị mọi phương tiện và điều kiện tích cực góp phần thực hiện tốt cùng đợt kiểm tra đó
Về nội dung kiểm tra: kiểm tra về qui chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách ( Kế hoạch, bài soạn, sổ chuyên đề, sổ theo dõi trẻ, sổ ghi chép cá nhân về các buổi bồi dưỡng chuyên môn…), phương pháp dạy của bộ môn, cách trang trí nhóm lớp để đánh giá tình hình triển khai và thực hiện chuyên môn. của giáo viên có đúng như kế hoạch mà trường đã chỉ đạo hay không.
Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra dự giờ có báo trước đột xuấtvề các tiết dạy cũng như hoạt động thông qua phiếu dự giờ
Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá
+ Trong công tác kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và công khai, công bằng và dân chủ.
+Sau kiểm tra phảicó những nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các ưu điểm, tồn tại của giáo viên để giúp họ phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế áp dụng vào thực tế chăm sóc giáo dục trẻ.
Thời gian kiểm tra: Trong một tháng ít nhất giáo viên phải được dự ít nhất một giờ dạy hoặc một hoạt động. trong một học kỳ, mỗi giáo viên phải được kiểm tra 3- 4 lần. Ngoài ra, tôi còn kiểm tra đột xuất hàng ngày, hàng tuần để kịp thời nhắc nhở giúp đỡ giáo viênvề chuyên môn
Tổng số dự giờ các tiết dạy và hoạt động của giáo viên từ tháng 9 cho đến nay: Tổng số tiết được kiểm tra 121 tiết.
Xếp loại: Tốt : = 108/121= 89%
Khá: 13/121= 11%
Kiểm tra toàn diện 11 giáo viên trong đó: Tốt =8/11=73% ; Khá=3/11=27%
Kiểm tra HSSS được 22 bộ ; Tốt: 16/22 bộ = 72,7% ; Khá: 6/22 = 27,3%
Có thể nói, kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Có kiểm tra, đánh giá chính xác thì mới tìm ra những ưu điểm, tồn tạicủa giáo viên trong giảng dạy. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường
Dự Hoạt động học của lớp 4TC
Biện pháp 6: Xây dựng khối đoàn kết nhất trí, chăm lo đời sống cho đội ngũ
Trong sự nghiệp giáo dục, Lê- nin đã nói: “Sự nhất trí trong một tập thể sư phạm là yếu tố quyết định mọi sự thành công trong nhà trường”. Do đó, muốn xây dựng tập thể đoàn kết, thì Hiệu trưởng phải là trung tâm xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường. Xác định được yêu cầu trên, Hiệu trưởng phải thực sự là con chim đầu đàn, gương mẫu trong công tác, trong sinh hoạt, đầu tư nghiên cứu để tạo được niềm tin thật sự của tập thể, luôn gần gũi tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh từng giáo viên để có những giúp đỡ, giải quyết phù hợp, chân tình, giải toả những mâu thuẫn để tránh “Bằng mặt nhưng không bằng lòng”. Phối hợp với các đoàn thể trong trường, địa phương để làm tốt công tác giáo dục tư tưởng, xây dựng đơn vị thực sự là tổ ấm, trao đổi giúp đỡ nhau trong công tác, trong chuyên môn, trong đời sống để từ đó tình cảm gắn bó và yên tâm công tác.
Để làm được việc trên, BGH luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, lập trường tư tưởng vững vàng, sẵn sàng giúp đỡ những khó khăn vướng mắc của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác, đời sống, biết lắng nghe, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của từng giáo viên qua đồng nghiệp, qua các đợt kiểm tra, qua các lớp bồi dưỡng hay những lúc tâm tư, trò chuyện cùng đồng nghiệp,
Để có biện pháp giải quyết, giúp đỡ đội ngũ kịp thời, phù hợp từng hoàn cảnh BGH thường xuyên thăm hỏi động viên nhau cùng công tác tốt và điều quan trọng là phải tạo được uy tín, niềm tin đối với từng cán bộ giáo viên về mọi mặt nhất là những hiểu biết về chuyên môn, về quản lý, về tham gia học tập … Đồng thời tạo điều kiện để cùng thăm hỏi, quan tâm giúp đỡ nhau tạo thành một tập thể yêu thương, tôn trọng nhau, cùng chung sức và hoàn thành nhiệm vụ.
Từng bước thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động theo quy định hiện hành của Nhà nước. Bên cạnh việc đầu tư để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ trên các mặt cơ bản về chuyên môn, năng lực sư phạm, phẩm chất nghề nghiệp, một điều mà người quản lý nào cũng cần quan tâm sâu sát, đó chính là đời sống tinh thần vật chất cho đội ngũ giáo viên là yếu tố cần thiết đây là một trong những vấn đề mà ngành học mầm non nói chung và trường mầm non Đồng Tĩnh nói riêng, chế độ giáo viên không đảm bảo đã làm hạn chế khả năng làm việc của đội ngũ.
Nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, cũng như hiểu được những vất vả khó khăn của giáo viên, ngay từ đầu năm học, nhà trường phối hợp với phụ huynh thống nhất thỏa thuận mức bồi dưỡng công tác bán trú tại trường tuy mức bồi dưỡng không cao nhưng đó cũng là nguồn động viên tinh thần rât lớn với chị em để chị em yên tâm công tác, ngoài ra trong các ngày lễ, ngày tết nhà trường tham mưu với địa phương, phối hợp với Hội phụ huynh tặng quà cho chị em kịp thời.
Bên cạnh đời sống vật chất thì đời sống tinh thần cũng không thiếu được, BGH thường xuyên phối hợp với công đoàn tổ chức sinh hoạt, tọa đàm, giao lưu văn nghệ trong các ngày lễ 20/10, 20/11 và ngày 8/3, …với nội dung phong phú, thể hiện bầu không khí đầm ấm, vui vẻ yêu thương, đoàn kết rất cao trong nhà trường, 100% chị em thực hiện ba giúp, mỗi khi chị em nào bị ốm hoặc có tâm sự gì không vui thì toàn thể hội đồng thăm hỏi, động viên giúp đỡ nên chị em
gắn bó, đoàn kết thực hiện tốt công việc
Tọa đàm kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
Những biện pháp trên không phải là điều kiện để nâng cao chất lượng đội ngũ nhưng đó là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ. Nếu giải quyết thỏa mãn những nhu cầu về chế độ đời sống, có khen thưởng vật chất và tinh thần kịp thời, công bằng, dân chủ sẽ giúp cho giáo viên, các thành viên trong hội đồng làm việc tốt hơn, tạo được động cơ phấn đấu rèn luyện học tập trong đội ngũ, các yếu tố này đảm bảo sẽ tạo năng suất và chất lượng lao động cao, đồng thời làm cho chất lượng đội ngũ ngày càng cao hơn.
6.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Đề tài được nghiên cứu, áp dụng tại trường mầm non Đồng Tĩnh – xã Đồng Tĩnh – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc.
Có thể áp dụng ở các đơn vị khác cũng có điều kiện thực tế giống như ở
trường tôi.
7. Những thông tin cần được bảo mật: Không
8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Cơ sở vật chất nhà trường, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi…
– Con người: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trường mầm non Đồng Tĩnh
9. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến:
Giáo dục là dạy làm người, là rèn luyện đạo đức và nhân cách con người. Giáo dục đồng thời cung cấp kiến thức, kỹ năng để con người xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh. Đó cũng chính là hai mục tiêu nhằm mà ngành giáo dục nói chung, trường mầm non Đồng Tĩnh nói riêng đã và đang thực hiện để đạt được .
Khi nói về sự tác động của xã hội đến con người, Bác Hồ đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò giáo dục của xã hội, nhất là với lớp người trẻ. Người cho rằng để mỗi con người trở thành một người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn. Phát triển Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt có vai trò rất quan trọng.
Ngành học mầm non là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục và đào tạo, chất lượng giáo dục trẻ tốt góp phần vào việc xây dựng và phát triển trường học, đưa chất lượng giáo dục đảm bảo yêu cầu xây dựng trường tiên tiến và yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện về “Đức – Trí – Thể – Mỹ”. Hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo tiền đề vững chắc cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.
Chính vì vậy cần tập trung vào việc thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng, nội dung, phương pháp, phát huy hiệu quả cao nhất trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác giảng dạy, giáo dục học sinh. Chất lượng giáo dục của chúng ta mới đáp ứng được sự kỳ vọng mà sự nghiệp đổi mới giao cho ngành giáo dục.
` Nhờ sự nỗ lực của bản thân trong công tác xây dựng đội ngũ trong nhà trường đã đẩy mạnh chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tạo được niềm tin trong phụ huynh và các bạn đồng nghiệp. Với những biện pháp nêu trên đã đạt kết quả như sau:
Bảng 4: Tình hình đội ngũ tháng 2/2017
Số lượng: 27
Trình độ chuyên môn
CBQL
GV
NV
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
3
22
2
16
0
11
0
59,3%
40,7,5%
Nhận xét:
Số lượng đội ngũ tăng hơn 01 so với đầu năm, nhà trường được bổ sung thêm nhân viên kế toán; Tỷ lệ giáo viên trên lớp còn thiếu so với quy định.
Bảng 5: Đánh giá chất lượng đội ngũ tháng 2/2017
Tổng số : 27 người
Tiêu chí
Kết quả
Tư tưởng nhận thức
Năng lực chuyên môn
Kết quả kiểm tra, dự giờ
Hồ sơ sổ sách
Các hoạt động khác
T
K
TB
T
K
TB
T
K
TB
T
K
TB
T
K
TB
SL
18
9
20
7
17
5
18
9
22
5
%
67
33
74
26
77
23
67
33
82
18
Nhận xét:
Qua đánh giá tháng 02/2017, kết quả các tiêu chí đều nâng lên rõ rệt, đảm bảo yêu cầu.
Chất lượng giảng dạy, chất lượng hồ sơ sổ sách; trình độ chuyên môn, tay nghề của cán bộ, giáo viên đều nâng cao.
Việc nhận thức, tư tưởng và tinh thần tham gia các hoạt đông của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường được nâng cao hơn rất nhiều
Bảng 6: Đánh giá chất lượng học sinh tháng 2/2017
Tổng số: 442 học sinh
Lĩnh
vực
Kết quả
Phát triển thể chất
Phát triển nhận thức
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển tình cảm -kỹ năng xã hội
Phát triển thẩm mỹ
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
SL
422
20
414
28
430
12
404
38
400
42
%
95
5
94
6
97
3
91
9
90
10
Nhận xét:
Qua đánh giá tháng 02/2017, số lượng trẻ đạt ở các lĩnh vực phát triển tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với đầu năm.
Chính vì vậy tôi nhận thấy cần tập trung vào việc thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng, nội dung, phương pháp, phát huy hiệu quả cao nhất trong việc tổ chức, phân công đúng người đúng việc; chỉ đạo công tác giảng dạy, giáo dục học sinh. Chất lượng giáo dục của chúng ta mới đáp ứng được sự kỳ vọng mà sự nghiệp đổi mới giao cho ngành giáo dục.
Muốn đạt được điều điều đó, người cán bộ quản lý phải luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, học tập, nghiên cứu, chỉ đạo sát sao trong việc đánh giá chất lượng giáo dục, đưa chất lượng giáo dục ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu đổi mới góp phần thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Đội ngũ tốt sẽ là cơ sở tốt để nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục mà Đảng và nhà nước đã giao phó.
9.1. Đối với bản thân:
Giáo dục mầm non là một bậc học đòi hỏi có nghệ thuật khoa học khác với các bậc học khác. Vì vậy, trước hết người cán bộ quản lý phải có sự năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức lối sống, chủ động trong công tác chỉ đạo nhà trường, chỉ đạo chuyên môn, chất lượng các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Bản thân tôi tuổi đời tuy không còn trẻ, song với lòng quyết tâm trong quá trình rèn luyện, tích cực học tập nghiệp vụ chuyên môn đã giúp tôi vượt qua những khó khăn và gặt hái được thành công trong công tác.
Biết lắng nghe ý kiến tâm sự của đồng nghiệp, biết phát huy quyền dân chủ trong hội họp. Mạnh dạn, năng động, sáng tạo tìm tòi những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ nhà trường.
Biết rõ đặc điểm tình hình của đội ngũ về mọi mặt: Tư tưởng, tình cảm,
chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện, hoàn cảnh… để có biện pháp phân công, bồi dưỡng cụ thể và phải có khả năng phát triển năng lực của đội ngũ.
Trong công tác bồi dưỡng đội ngũ phải chú ý xây dựng bằng được nền nếp, phong cách làm việc nghiêm túc, tạo sự công bằng trong tập thể qua kiểm tra dự giờ, đánh giá khen thưởng, phát huy tinh thần tự học, tự rèn về chuyên môn, phẩm chất đạo đức ở mỗi cán bộ, giáo viên Mầm non.
Vai trò của người quản lý hết sức quan trọng, phải thực sự gương mẫu, phải giỏi về chuyên môn, có uy tín, phải xây dựng được sự tin yêu và tin tưởng đối với đội ngũ. Xây dựng kế hoạch một cách khoa học và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc .
Tham mưu tích cực với các cấp lãnh đạo để mua sắm, bổ sung đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng dạy học.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục, khảo sát chất lượng trẻ đúng quy trình.
Chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn.
Chỉ đạo đội ngũ luôn học tập không ngừng nâng cao phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nắm bắt kịp thời các thông tin đổi mới về phương pháp giáo dục góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong Trường mầm non, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
9.2. Đối với nhà trường:
Nhờ sự nỗ lực của bản thân trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường đã đẩy mạnh chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tạo được niềm tin trong phụ huynh và các bạn đồng nghiệp đã đạt được kết quả như sau:
– Cán bộ, giáo viên, nhân viên có nhận thức, tư tưởng vững vàng, tích cực tham gia các phong trào nhà trường. Đánh giá chất lượng chuẩn có 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt từ khá trở lên về chuẩn đạo đức nhà giáo. CBGV đều phát huy tốt vai trò gương mẫu thực hiện tốt các nghĩa vụ tại địa phương nơi cư trú. Đánh giá công chức hàng năm đối với CBGV có 82% đạt loại xuất sắc.
– Giáo viên có năng lực chuyên môn đồng đều, 100% giáo viên có khả năng vận dụng sáng tạo hiệu quả các hoạt động theo chương trình đổi mới và 82% ứng dựng tốt CNTT vào trong giảng dạy, qua CNTT đã nâng cao trình độ kiến thức và năng lực chuyên môn của giáo viên: 91% giáo viên soạn bài vi tính 82% giáo viên biết dạy giáo án điện tử đồng thời biết sử dụng các phần mềm, biết sử dụng chương trình Kidsmart, và vận dụng tốt vào các hoạt động giáo dục cho trẻ.
– 100% giáo viên sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi và trang trí môi trường thân thiện, tạo hướng mở theo chương trình GDMN đạt hiệu quả cao; 100% giáo viên tham gia thi làm đồ dùng đồ chơi cấp trường, có: 20 giáo viên tham gia và đạt giải Ba trở lên; thi giáo viên giỏi cấp trường có 20 giáo viên tham gia và có 07 giáo viên đạt giải Nhì; có 04 giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện và 01 giáo viên đạt giải Nhì.
– Nhờ sự xây dựng những biện pháp đảm bảo, phù hợp với đặc điểm và tình hình của trường nên trong năm học này từng giáo viên có nhiều đầu tư sáng tạo đã dẫn đến kết quả Kiểm tra toàn diện, Kiểm tra Hồ sơ sổ sách 100% GV đạt khá, tốt, không còn giáo viên đạt yêu cầu.
– Tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường luôn đoàn kết, nhất trí, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
10. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu.
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Trường MN Đồng Tĩnh
Thôn Đông Trung,
xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
Thực tế hoạt động và một số biện pháp mới nâng cao chất lượng đội ngũ trường Mầm non Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
2
Nguyễn Thị Kim Dung
Xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
Thực tế hoạt động và một số biện pháp mới nâng cao chất lượng đội ngũ trường Mầm non Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đồng Tĩnh, ngày 26 tháng 02 năm 2017
Thủ trưởng đơn vị
Đồng Tĩnh, ngày 22 tháng 02 năm 2017
Tác giả sáng kiến
Nguyễn Thị Kim Dung
Skkn Một Số Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Giáo Viên Trong Trường Mầm Non Tam Thanh
STT Số trang I PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 2 2 Mục đích nghiên cứu 3 3 Phạm vi, đối tượng 3 4 Phương pháp nghiên cứu 3 5 Giả thiết khoa học 3 6 Dự báo đóng góp mới của đề tài 4 II PHẦN NỘI DUNG 1 Cơ sở khoa học 5 1.1 Cơ sở lý luận 5 1.2 Cơ sở thực tiễn 5 2 Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài 6,7 3 Các giải pháp thực hiện 3.1 Bồi dưỡng về ý thức trách nhiệm phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ 8 3.2 Xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp 9 3.3 Đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 10 3.4 Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn 11 3.5 Tăng cường công tác kiểm tra, thăm lớp dự giờ 11 3.6 12 3.7 Tổ chức các cuộc thi cấp trường 13 3.8 Bồi dưỡng chuyên môn qua các hoạt động chuyên môn khác 13,14 3.9 Bồi dưỡng đội ngũ qua việc phát huy nội lực 15 3.10 Nêu cao tính gương mẫu của cán bộ quản lý 16 4 Kết quả đạt được 16,17,18 III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 19 2 Kiến nghị và đề xuất 20 I. PHẦN MỞ ĐÂU 1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm qua Nhà nước quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, đáp ứng nhu cầu thực tế đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng đã khẳng định vai trò “Quyết định chất lượng giáo dục” là của đội ngũ nhà giáo. Điều này thể hiện niềm vui, thể hiện niềm tin vừa thể hiện sự mong đợi rất nhiều từ Đảng và nhà nước đối với đội ngũ giáo viên trong công cuộc đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên trong trường mầm non sẽ góp phần to lớn đưa lại hiệu quả cao về chất lượng trẻ, giúp cho trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt tâm thế để bước vào lớp một. Chính vì vậy, người giáo viên mầm non được xem là người đặt nền móng đầu tiên, là yếu tố quyết định và hình thành nhân cách đầu tiên cho trẻ. Nhiệm vụ của người giáo viên mầm non hết sức nặng nề, ngoài việc truyền thụ những kiến thức kỹ năng đơn giản, ban đầu cho trẻ thì còn phải chăm sóc, nuôi dưỡng, uốn nắn và tập cho trẻ những thói quen, kỹ năng sống. Để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay thì việc dạy học giữ vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Thông qua hoạt động dạy – học nhận thức về trí tuệ và hành vi của trẻ được phát triển. Điều này chứng tỏ việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên mầm non là hết sức cần thiết. Chất lượng đội ngũ nâng cao, tạo được niềm tin cho các bậc phụ huynh an tâm gửi con đến trường. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Trước mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, nhiệm vụ đặt lên cho đội ngũ nhà giáo những yêu cầu mới với trách nhiệm lớn hơn trong dạy học và giáo dụcMỗi nhà giáo theo yêu cầu đổi mới không những phải là người giỏi về chuyên môn mà còn cần phải có năng lực sư phạm, năng lực giáo dục và lối sống, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm…. Đồng thời có trách nhiệm cao trong việc xây dựng môi giáo dục cho trẻ hoạt động. Chính vì vậy việc xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phát triển chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục Mầm non nói riêng, là mục tiêu hàng đầu, là nhiệm vụ then chốt trong công cuộc đổi mới, toàn diện giáo dục. Với vai trò là một cán bộ quản lý, phụ trách chuyên môn, nhận thức được vai trò của đội ngũ giáo viên đối với chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, đó là một đòi hỏi thách thức đối với những người làm công tác quản lý như chúng tôi. Đứng trước tình hình đó bản thân tôi thấy được vai trò trách nhiệm của mình trong việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng yêu đổi mới từng ngày của ngành, đáp ứng được sự phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và sự đổi mới căn bản và toàn diện trong giáo dục, đồng thời nhằm đảm bảo yêu cầu chăm sóc giáo dục cho trẻ Mầm non phát triển một cách toàn diện về các mặt đức – trí – thể – mỹ nhằm đáp ứng yêu cầu của xu thế ngày nay. Chính vì vậy tôi chọn “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non Tam Thanh” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu: – Nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, hiệu quả trong việc đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện. – Nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng say mê và tâm huyết với nghề, trau dồi phẩm chất đạo đức lối sống tốt trong nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên. – Đảm bảo được chất lượng chăm sóc giáo dục trong trường mầm non theo yêu cầu “Đổi mới căn bản và toàn diện” giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. – Tăng cường đầu tư CSVC trang thiết bị dạy học nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học. 3. Đối tượng nghiên cứu: – Đối tượng nghiên cứu: Để thực hiện được đề tài “Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non Tam Thanh” tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 26 giáo viên và học sinh các độ tuổi. 4. Phương pháp nghiên cứu: – Phương pháp điều tra khảo sát, phân tích đánh giá chất lượng của giáo viên. – Phương pháp quan sát – Phương pháp trải nghiệm 5. Giả thiết khoa học Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường, đội ngũ mạnh hay không là do sự quản lý, chỉ đạo, sự bồi dưỡng của cán bộ quản lý trong nhà trường. Nếu cán bộ quản lý có tinh thần trách nhiệm cao luôn quan tâm theo dõi các hoạt động của giáo viên, biết lo lắng, trăn trở trước những tồn tại của đội ngũ và chất lượng chăm sóc, giáo dục trong nhà trường, thì chất lượng nhà trường nói chung sẽ được thay đổi rõ nét, đặc biệt sẽ tạo được lòng tin của phụ huynh, đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong giáo dục. Nhưng ngược lại nếu một quản lý không có tinh thần trách nhiệm, không quan tâm trăn trở với những tồn tại của đội ngũ giáo viên, chất lượng của nhà trường, không chịu khó học tập và tìm tòi nghiên cứu các giải pháp tốt để năng cao chất lượng trong nhà trường, chắc chắn chất lượng đội ngũ, chất lượng học sinh và sự phát triển của nhà trường sẽ ngày càng xuống dốc đồng thời sẽ không có lòng tin tự phụ huynh và của các cấp… làm mất đi sự tin tưởng và hy vọng của Ngành, của Đảng và Nhà nước. 6. Dự báo đóng góp mới của đề tài: Các biện pháp bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ trong trường mầm non mà bản thân tôi đã áp dụng thực nghiệm trong thời gian vừa qua thực sự có hiệu quả. Muốn có đội ngũ giáo viên mầm non mạnh về mọi mặt thì điều không thể thiếu đó là công tác bồi dưỡng, việc vận dụng các biện pháp một cách sáng tạo, khoa học và phù hợp từng thời điểm sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị Quyết 29 của BCHTW Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện… II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở khoa học 1.1 Cơ sở lý luận Trong những năm qua cùng với sự phát triển của giáo dục và đào tạo, giáo dục mầm non ngày càng đổi mới. Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhiệm vụ của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về đức – trí – thể – mỹ, hình thành các yếu tố ban đầu về nhân cách con người, chuẩn bị tâm thế làm hành trang cho trẻ vào lớp 1. Chúng ta khẳng định rằng bậc học Mầm non tạo nền tảng ban đầu cho quá trình đào tạo phát triển con người toàn diện, nhằm đáp ứng yêu cầu thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa. Bồi dưỡng được dùng với nghĩa là cập nhật, bổ sung thêm một số kiến thức, kỹ năng cần thiết, nâng cao hiểu biết sau khi đã được đào tạo cơ bản, cung cấp thêm những kiến thức chuyên môn, mang tính ứng dụng. Còn đội ngũ ở đây là toàn thể các giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non. Như vậy, đối với công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có vai trò đặc biệt quan trọng, là khâu không thể thiếu trong giáo dục đặc biệt trong trường mầm non. Thời gian vừa qua bậc học mầm non cũng đã có nhiều đóng góp và có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác “Thay Đảng rèn người”, trẻ mầm non được sống và học tập trong môi trường chăm sóc giáo dục tốt sẽ tạo tiền đề cho các bậc học tiếp theo và thời gian qua bậc học Mầm non đã làm được điều đó. Tuy nhiên nhằm đáp ứng đổi mới căn bản và phù hợp với yêu cầu xã hội phát triển, không chỉ dừng lại và bằng lòng với những kết quả đã đạt được, để thực hiện mục tiêu đổi mới, ngay từ bây giờ chúng ta cần tập trung cao việc nâng cao chất lượng trong các nhà trường mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên. Để thực hiện được nhiệm vụ trên người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao, sự tâm huyết và tính kiên nhẫn, chịu khó học tập, lối sống đạo đức, trình độ, kỹ năng sư phạm và các lĩnh vực khác. Làm tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, hình thành ở trẻ tính năng động, tự tin tự lập, lĩnh hội nhanh những kiến thức, yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên trước hết phải xác định được vai trò trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường, phải tạo cho trẻ “học bằng chơi – chơi mà học” với phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Đứng trước những yêu cầu và sự cần thiết của nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non nhằm đạt được mục tiêu của ngành nói chung của trường nói riêng. Vì vậy bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên là rất cần thiết và cấp bách, mang tính thường xuyên và lâu dài. 1.2 Cơ sở thực tiễn Thời gian gần đây việc đào tạo và bồi dưỡng cho giáo viên nói chung và đặc biệt cho giáo viên mầm non nói riêng của giáo dục ta khá rõ nét, việc quan tâm đến trình độ năng lực, chất lượng chuyên môn của các cấp các ngành đối với giáo viên mầm non được coi trọng và chú ý. Tuy nhiên về thực tế mà nói giáo viên mầm non nói chung và giáo viên trường tôi nói riêng, đang tồn tại tại ở một số lĩnh vực cơ bản trong hoạt động chuyên môn. Điều hạn chế tồn tại nhiều nhất của giáo viên là năng lực chuyên môn như việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đang còn có nhiều hạn chế, giáo viên còn cứng nhắc trong phương pháp lên lớp, chưa sáng tạo trong các hình thức tổ chức, đang còn rập khuôn áp đặt trẻ. Kỹ năng sư phạm chưa thật sự đạt kết quả cao, giáo viên còn rụt rè, thiếu tự tin, khả năng thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động chưa hiệu quả. Kỹ năng tiếp cận với công nghệ thông tin đang còn yếu. Những giáo viên trẻ tuổi năng động, tiếp cận với cái mới tương đối nhưng họ lại chưa có kinh nghiệm trong chuyên môn và kỹ năng sư phạm. Đứng trước những hạn chế, tồn tại của giáo viên là một người cán bộ quản lý cần có trách nhiệm cao trong việc tìm ra các nguyên nhân và giải pháp phù hợp để bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất của nhà trường. Để khắc phục những tồn tại nêu trên, cần thiết phải có những giải pháp quản lý mang tính chiến lược và các biện pháp cụ thể để phát triển đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra được một đội ngũ giáo viên Mầm non phát triển đủ về số lượng, chuẩn hoá và đồng bộ về trình độ chuyên môn, có sự kế thừa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác chăm sóc giáo dục trẻ, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp giáo dục. Và chúng ta khẳng định rằng công tác xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà những người cán bộ quản lý cần phải quan tâm. 2. Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài: 2.1 Thuận lợi – Nhà trường có Ban giám hiệu đều trẻ tuổi, có sức khỏe và nghiệp vụ chuyên môn khá vững vàng, luôn nhiệt tình, năng động và có kế hoạch chỉ đạo các hoạt động của trường một cách khoa học. – Bản thân tôi là một cán bộ quản lý luôn xác định tinh thần trách nhiệm cao với nghề, luôn quan tâm theo dõi hoạt động của nhà trường. – Tập thể giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn, luôn tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, một số giáo viên trẻ tiếp cận cái mới nhanh, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động trên lớp. – Được sự quan tâm của các cấp các ngành và đặc biệt luôn nhận được sư quan tâm, đồng thuận của hội cha mẹ học sinh trong các hoạt động của nhà trường. 2.2 Khó khăn – Cơ sở vật chất các phòng học chật chội, các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy và học còn thiếu thốn, đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học còn thiếu cả về số lượng và chủng loại dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ trong việc dạy và học. – Một số giáo viên trẻ nhận thức và ý thức trách nhiệm trong nghề nghiệp chưa cao, chưa tự giác trong vấn đề tự học, tự bồi dưỡng. – Năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên không đồng đều. Kỹ năng lên lớp của số đông giáo viên cứng nhắc, thiếu tự tin, chưa biết khai thác những mặt mạnh của bản thân mà họ có sẵn, chưa linh hoạt sáng tạo trong cách tổ chức – Chất lượng của trẻ chưa đạt kết quả cao về các lĩnh vực theo mục tiêu của từng độ tuổi. – Đời sống của nhân dân còn thấp, nhận thức của phụ huynh về bậc học chưa cao. 2.3 Kết quả khảo sát đánh giá Là một quản lý được phân công phụ trách chuyên môn khối mẫu, tôi luôn theo dõi và tìm hiểu về chất lượng đội ngũ của giáo viên trường mình, nhằm để tìm ra được các biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng đội ngũ ngày càng đi lên. Để làm được điều đó trước tiên tôi đã xây dựng kế hoạch và nội dung khảo sát nhằm có được con số chính xác để tìm ra biện pháp, giải pháp phù hợp nhất cho đội ngũ của giáo viên trong trường. Khảo sát về chất lượng đội ngũ giáo viên trước khi thực hiện đề tài: Số lượng 26 người TT Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ 1 Nắm vững nội dung, kiến thức, kỹ năng, nội dung chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ theo độ tuổi 14/26 54% 2 Vận dụng các phương pháp lên lớp sáng tạo, tổ chức lớp học phù hợp với nội dung yêu cầu 15/26 57% 3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học 11/26 42% 4 Sáng tạo trong việc tự làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương. 14/26 54% 5 Mạnh dạn, tự tin khi lên lớp 12/26 46% Khảo sát chất lượng trẻ trước khi thực hiện đề tài số lượng 380 trẻ TT Nội dung khảo sát Số lượng Tỷ lệ 1 Số trẻ nắm được các yêu cầu kiến thức các lĩnh vực phát triển theo độ tuổi 170/380 45% 2 Trẻ có một số kỹ năng thực hiện các bài tập, động tác theo nội dung bài học. 160/380 42% 3 Trẻ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp với người lớn. 190/380 50% 4 Sáng tạo trong việc tự làm đồ dùng đồ chơi bằng các nguyên vật liệu thiên nhiễn sẵn có tại địa phương do cô giáo hướng dẫn 150/380 39% Đứng trước thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và học sinh như vậy, xác định vai trò của người cán bộ quản lý tôi đặt câu hỏi mình phải làm gì? làm như thế nào? Để khắc phục những khó khăn tồn tại để giúp đỡ giáo viên áp dụng vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên biết tận dụng điều kiện thuận lợi nhất để trẻ được tìm tòi, khám phá, trải nghiệm, tích cực hứng thú trong hoạt động với công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường Mầm non. Với những băn khoăn trăn trở, tôi dã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Mầm non. 3. Các giải pháp thực hiện. 3.1. Bồi dưỡng về ý thức trách nhiệm phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho giáo viên trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên mầm non được ví như người mẹ hiền thứ hai của trẻ, thời gian trẻ ở trường bên cô giáo là khoảng thời gian nhiều hơn ở nhà, các hoạt động đối với trẻ hầu hết phải được sự hướng dẫn, quan tâm chăm sóc của giáo viên. Người giáo viên phải thiết tha, hứng thú với nghề nghiệp, yêu mến, tôn trọng trẻ là tấm gương hàng ngày đối với trẻ. Lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm là động lực giúp cho người giáo viên gắn bó với trẻ, điều đó biểu hiện ở lòng nhân hậu, vị tha, công bằng, tế nhị và chu đáo, quan tâm để ý từng thay đổi nhỏ của trẻ. Đây là yếu tố quyết định về chất lượng đối với giáo viên mầm non. Giáo viên phải biết làm cho trẻ lúc nào cũng cảm thấy mình được yêu quý, được an toàn, cảm nhận được cô là mẹ, phải tỉ mỉ để phát hiện ra những nhu cầu của cá nhân trẻ ở mọi lúc mọi nơi, điều đó thể hiện sự gần gủi mà ở bậc học khác không thể có được. Trên thực tế tôi quan sát và nhận thấy một số giáo viên chưa thật sự xác định được vai trò nhiệm vụ của mình mà trước hết là tinh thần trách nhiệm, là tinh thần tự giác, đạo đức nghề ngiệp, đặc biệt tình thương của giáo viên đối với trẻ nhỏ. Chính vì thế việc bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, đạo đức lối sống, sự tâm huyết cho đội ngũ giáo viên là rất cần thiết, nó được xem là biện pháp đầu tiên để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm làm thay đổi chất lượng chăm sóc giáo của nhà trường. Để làm tốt được vấn đề đó tôi đã chủ động tham mưu với chi ủy chi bộ xây dựng chuyên đề “Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm” và tổ chức thực hiện chuyên đề này một cách nghiêm túc đến tận đảng viên, giáo viên, đồng thời đưa tiêu chí về ý thức tinh thần, trách nhiệm, đạo đức nhà giáo vào tiêu chí xếp loại hàng tháng. Để hiệu quả hơn tôi đề xuất với hiệu trưởng sắp xếp bố trí giáo viên có ý thức trách nhiệm đứng cùng lớp với giáo viên còn hạn chế về những yếu tố đó. Qua những buổi sinh hoạt chuyên môn Ban giám hiệu cần phải đưa nội dung vào cuộc họp nhằm động viên và nhắc nhở bồi dưỡng thêm cho giáo viên. Phối hợp với công đoàn trong công tác bồi dưỡng, nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức lối sống trong các buổi sinh hoạt công đoàn. Ngoài ra để có kết quả cao hơn tôi đã phối hợp các đoàn thể trong nhà trường, các buổi sinh hoạt cần phải có nội dung bồi dưỡng ý thức, trách nhiệm đạo đức lối sống vào cuộc họp bằng các hình thức khác nhau, quá trình triển khai cần có nghệ thuật tránh sự nhàm chán và điểm qua những gương điển hình.. Ngoài những hình thức bồi dưỡng đó Ban giám hiệu phải thường xuyên quan sát, kiểm tra theo dõi các hành vi trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của giáo viên, để kịp thời động viên nhắc nhở tránh tình trạng, giáo viên gây ra rồi mới kiểm tra khiển trách. Đặc biệt những tấm gương có ý thức cao về tinh thần trách nhiệm, có tình thương mẫu mực giữa giáo viên dành cho trẻ, Ban giám hiệu, các đoàn thể trong trường cần tuyên dương và động viên khuyến khích, nhằm tiếp tục phát huy ở họ những ưu điểm và để họ lan tỏa đến những giáo viên khác. Đối với trẻ mầm non an toàn là vấn đề hàng đầu, vậy làm thế nào để đảm bảo được điều này hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm, đạo đức của giáo viên. Với biện pháp bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, đạo đức lối sống nghề nghiệp cho giáo viên với các giải pháp đưa ra trên tôi tin rằng đội n
Đề Tài Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Giáo Viên Ở Trường Tiểu Học
Bậc Tiểu học là “bậc nền móng”, “nền móng” có vững chắc thì ngôi nhà giáo dục mới phát triển toàn diện bền vững, đáp ứng được nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay trong nhà trường Tiểu học thầy giáo là người tổ chức và quyết định chất lượng đào tạo, thầy giáo luôn giữ vai trò là cầu nối giữa nền văn hóa dân tộc, nhân loại với việc tái sản xuất nền văn hóa ấy ở thế hệ trẻ, người thầy giáo có vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Đối với nhà trường Tiểu học, để có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và mạnh về chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là công tác tất yếu của mỗi nhà trường.
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
*Biện pháp về bồi dưỡng chính trị tư tưởng.
Quán triệt trong đội ngũ giáo viên về lập trường tư tưởng chính trị, ý thức chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước; cũng như những quy định, quy chế của ngành, nội quy, quy định của đơn vị, địa phương nơi cư trú.
Có quy định, phân công, giao trách nhiệm rõ ràng cho các tổ chuyên môn, tổ chức, đoàn thể và từng cá nhân trong trường (đưa vào tiêu chí thi đua) trong việc tham gia các lớp học tập chính trị, nghị quyết ở địa phương. Sau mỗi đợt học cần tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, viết bài thu hoạch đầy đủ, khen thưởng kịp thời
những giáo viên thực hiện tốt, đồng thời cũng nhắc nhở ngay những giáo viên thực
hiện chưa tốt.
ngũ giáo viên. * Đặc điểm tình hình năm học 2016- 2017. Trường Tiểu học Lê Lợi nằm trên địa bàn thôn Tân Tiến, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk. Là trường được ra tách từ trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân. Trang thiết bị còn thiếu thốn, cơ sở vật chất chưa đầy đủ, học sinh chủ yếu ở hai buôn đặc biệt khó khăn (buôn Tơ lơ và buôn Cuah), phần lớn là người đồng bào dân tộc tại chỗ. Nhà trường được Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Krông Ana quan tâm tham mưu với các cấp, các ngành xây dựng 5 phòng học mới đưa vào sử dụng năm học 2016-2017. Năm học 2016- 2017 là năm: Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục. Rà soát việc thực hiện phân cấp quản lý, hoàn thiện cơ chế phối hợp quản lý giáo dục giữa các bộ, ban ngành và địa phương; đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục địa phương; tăng cường kiểm tra công tác quản lý nhà nước về giáo dục của địa phương, của các bộ, ngành có cơ sở giáo dục, đào tạo. Thực hiện "3 công khai" của các cơ sở giáo dục; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động giáo dục. Trong năm học này trường Tiểu học Lê Lợi có: * Về đội ngũ: 25 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó: - Ban giám hiệu : 02 - Giáo viên : 18 - Nhân viên: 05 * Về học sinh: - Tổng số lớp : 10 lớp - Tổng số học sinh : 233 em Trong đó: + Nữ : 132 em + Dân tộc : 174 em + Nữ dân tộc: 101 em 2.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên. Nhân sự Tổng số Trong đó nữ Chia theo chế độ lao động Biên chế Hợp đồng Tổng số Nữ Tổng số Nữ * Số đảng viên 11 9 10 8 1 1 Chia ra: - Đảng viên là giáo viên 8 7 7 6 1 1 - Đảng viên là CBQL 2 1 2 1 1. Tổng số giáo viên 18 15 16 14 2 1 1.1. Số GV chia theo chuẩn đào tạo Chia ra: - Trên chuẩn 15 13 13 12 2 1 - Đạt chuẩn 3 2 2 2 - Chưa đạt chuẩn 1.2. Tham gia bồi dưỡng thường xuyên 20 16 18 15 2 1 1.3. Số giáo viên dạy theo môn dạy Chia ra: - Thể dục 1 1 - Âm nhạc 1 1 1 1 - Mĩ thuật 1 1 1 1 - Tiếng Anh 1 1 1 1 - Còn lại 14 12 13 12 1 1.4. Số GV chia theo trình độ đào tạo Chia ra: - Trung cấp 3 2 3 2 - Cao đẳng 9 8 9 8 - Đại học 6 5 4 4 2 1 1.5. Số giáo viên chia theo nhóm tuổi Chia ra: - Dưới 31 3 1 1 2 1 - Từ 31 - 35 3 2 3 2 - Từ 36 - 40 1 1 2 2 - Từ 41 - 45 5 5 5 5 - Từ 46 - 50 3 3 3 3 - Từ 51 - 55 3 3 3 3 2. Tổng số cán bộ quản lí: Chia ra: - Hiệu trưởng 1 1 1 1 - Phó hiệu trưởng 1 1 2.1. Số CBQL được đào tạo quản lí, chính trị - Quản lí giáo dục 2 1 2 - Chính trị sơ cấp 1 1 1 1 - Chính trị trung cấp 1 1 2.1 Số CBQL chia theo trình độ đào tạo. - Đại học 1 1 - Cao đẳng 1 1 1 1 2.3. Số CBQL chia theo nhóm tuổi Chia ra - Từ 46 - 50 1 1 - Từ 51 - 55 1 1 1 1 2.2. Thực trạng bồi dưỡng quản lí nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên: Nhà trường xã hội chủ nghĩa hiện nay đang đứng trước tình hình đất nước có nhiều biến động lớn về kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội đòi hỏi mỗi giáo viên phải có quan điểm lập trường vững vàng, có bản lĩnh chính trị để sắn sàng đương đầu với những khó khăn thử thách trong cuộc sống, hoàn thành nhiệm vụ cao cả và vinh quang mà Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đã tin tưởng và giao phó. Vì vậy công tác bồi dưỡng tư tưởng chính trị cho đội ngũ giáo viên là hết sức quan trọng trong nhà trường. Đối với công tác bồi dưỡng tư tưởng chính trị, Phó hiệu trưởng nhà trường đã có những biện pháp chỉ đạo sau: - Tạo điều kiện cho tất cả đội ngũ giáo viên được tham dự các lớp bồi dưỡng chính trị tư tưởng, học tập nghị quyết Trung ương Đảng do Phòng Giáo dục phối hợp với Ban tuyên giáo huyện uỷ tổ chức và viết thu hoạch theo hình thức bồi dưỡng thường xuyên. - Tổ chức cho giáo viên tham gia các hội thi tìm hiểu về công đoàn, tìm hiểu học tập về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; tìm hiểu, tọa đàm, kỷ niệm những ngày lễ lớn trong năm. Sau mỗi đợt thi cấp trường đều chọn đội tuyển tập luyện dự thi cấp huyện, tỉnh. 2.3. Thực trạng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: 2.3.1 Bồi dưỡng thông qua dự giờ: Có thể nói biện pháp dự giờ là một biện pháp bồi dưỡng giáo viên dễ thực hiện lại có hiệu quả cao, giúp người giáo viên có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nâng cao tay nghề cho cả người dạy và người dự. Vì vậy ngay từ đầu năm học kế hoạch dự giờ luôn được Phó hiệu trưởng quan tâm: - Giao chỉ tiêu cho giáo viên dự giờ ít nhất 1 tiết/2tuần, 18 tiết/năm; đối với giáo viên mới 2 tiết/tuần, sau mỗi tiết dự giờ phải có ghi nhận xét những ưu, khuyết điểm (về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học,) vào phiếu cá nhân, tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ tập hợp, báo cáo vào cuối tháng (có đưa vào tiêu chí thi đua). - Chỉ đạo tổ chuyên môn lên kế hoạch dự giờ trong tổ, góp ý, xếp loại tiết dạy, bình xét thi đua giáo viên. - Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng cũng lên kế hoạch dự giờ đột xuất hoặc có báo trước; quan tâm dự giờ những giáo viên có tay nghề còn yếu, trao đổi, góp ý và có những lời khuyên để rút kinh nghệm cho giáo viên. 2.3.2. Bồi dưỡng thông qua thao giảng chuyên đề: Đây cũng là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả cao nếu biết cách quản lý, tổ chức phù hợp. Trong năm học Phó hiệu trưởng đã chỉ đạo công tác này như sau: - Lên kế hoạch và giao chỉ tiêu cho các tổ chuyên môn cụ thể là mỗi tổ chuyên môn tổ chức báo cáo và dạy mẫu 2 chuyên đề/năm. - Chỉ đạo các tổ chuyên môn lên kế hoạch thực hiện ở tổ, tổ chức báo cáo xây dựng thống nhất ở tổ trước khi báo cáo hội đồng sư phạm. - Tổ chức báo cáo, dạy mẫu chuyên đề trước hội đồng sư phạm. Trao đổi, góp ý rút kinh nghiệm. 2.3.3. Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn được lãnh đạo trường giao cho tổ chức, quản lí các hoạt động chuyên môn trong tổ. Trong công tác quản lí Phó hiệu trưởng đã có những biện pháp: Chỉ đạo cho tổ chuyên môn lên kế hoạch của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục khác. Chỉ đạo cho tổ chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí việc sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch chung của nhà trường. Đồng thời tổ chuyên môn phải thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên trong tổ. - Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt định kì 2 lần/tháng đúng quy định. 2.3.4. Bồi dưỡng chuyên môn thông qua tự học, tự nghiên cứu: Tự học là tự chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng thái độ bằng hoạt động học tập tích cực của chính bản thân mình phù hợp với khả năng, điều kiện của mình. Trong công tác này Phó hiệu trưởng chỉ đạo: - Đưa vào tiêu chí thi đua. Căn cứ vào kết quả xếp loại tay nghề của giáo viên cuối năm xem mức tiến bộ của giáo viên để đánh giá, tư vấn, thúc đẩy. - Quy định mỗi giáo viên phải mượn tài liệu tham khảo ít nhất 2 lần/tháng, đọc tài liệu tham khảo ở thư viện, phân công cán bộ thư viện theo dõi kiểm tra và ghi nhận vào sổ báo cáo hàng tháng. - Quy định mỗi giáo viên tự nghiên cứu bài dạy, làm đồ dùng dạy học phục vụ giờ dạy. Tổ chức thi làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm. Mỗi giáo viên đều có một cuốn sổ tích lũy chuyên môn và sổ tự học để phục vụ giảng dạy. - Chỉ đạo cho thư viện thường xuyên cập nhập các loại sách mới và giới thiệu đến tất cả giáo viên trong trường. 2.3.5. Bồi dưỡng về kiến thức ngoại ngữ, tin học: Công nghệ thông tin ngày càng được áp dụng rộng rãi trong quá trình dạy học, đem lại khả năng mới, giúp giáo viên dễ dàng đưa phần việc vốn chỉ được thực hiện ở ngoài lớp vào trong giờ học, cung cấp cho học sinh lượng thông tin lớn trong thời gian ngắn, giảm nhẹ lao động của người giáo viên, giúp học sinh hứng thú, chủ động tiếp thu kiến thức, đồng thời việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ. Tất cả giáo viên sử dụng phần mềm VnEdu để theo dõi, đánh giá học sinh. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp. a) Mục tiêu của biện pháp giải pháp. Bậc Tiểu học là "bậc nền móng", "nền móng" có vững chắc thì ngôi nhà giáo dục mới phát triển toàn diện bền vững, đáp ứng được nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển của xã hội. Ngày nay trong nhà trường Tiểu học thầy giáo là người tổ chức và quyết định chất lượng đào tạo, thầy giáo luôn giữ vai trò là cầu nối giữa nền văn hóa dân tộc, nhân loại với việc tái sản xuất nền văn hóa ấy ở thế hệ trẻ, người thầy giáo có vai trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đối với nhà trường Tiểu học, để có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và mạnh về chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là công tác tất yếu của mỗi nhà trường. b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. *Biện pháp về bồi dưỡng chính trị tư tưởng. Quán triệt trong đội ngũ giáo viên về lập trường tư tưởng chính trị, ý thức chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước; cũng như những quy định, quy chế của ngành, nội quy, quy định của đơn vị, địa phương nơi cư trú. Có quy định, phân công, giao trách nhiệm rõ ràng cho các tổ chuyên môn, tổ chức, đoàn thể và từng cá nhân trong trường (đưa vào tiêu chí thi đua) trong việc tham gia các lớp học tập chính trị, nghị quyết ở địa phương. Sau mỗi đợt học cần tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, viết bài thu hoạch đầy đủ, khen thưởng kịp thời những giáo viên thực hiện tốt, đồng thời cũng nhắc nhở ngay những giáo viên thực hiện chưa tốt. Tạo mọi điều kiện cho các đồng chí đảng viên, giáo viên trong trường được tham gia học tập các lớp trung, sơ cấp chính trị; bồi dưỡng đảng viên mới, lớp nhận thức về Đảng. Hằng năm tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, xây dựng tủ sách pháp luật ngay trong nhà trường để tập thể giáo viên tự tìm hiểu. Trong các cuộc họp hội đồng hàng tháng Ban giám hiệu chủ động lồng ghép tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước để giáo viên nắm bắt. Phát huy vai trò lãnh đạo, hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở giáo viên về việc chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cũng như quy chế của ngành, nội quy, quy định của đơn vị, địa phương nơi cư trú. * Biện pháp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. - Bồi dưỡng thông qua dự giờ thăm lớp. Phó hiệu trưởng ngay từ đầu năm học phải có định hướng, xây dựng kế hoạch dự giờ trong năm học thông qua hội đồng trong cuộc họp đầu năm. Ngoài kế hoạch dự giờ của tổ khối, hàng tháng Phó hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch dự giờ riêng trong tháng theo từng mảng, từng chuyên đề khác nhau căn cứ theo những nội dung bản đăng kí tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên như dự giờ kiểm tra công tác chủ nhiệm, dự giờ kiểm tra công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh theo thông tư 30/2014 và thông tư 22/2016. Tùy vào đặc thù, đối tượng của nhà trường để xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng về mọi mặt trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Giúp giáo viên hiểu được dự giờ đồng nghiệp là biện pháp nâng cao tay nghề chuyên môn cho bản thân có hiệu quả và dễ thực hiện. Tạo mọi điều kiện thuận lơi cho giáo viên có thể dự giờ đạt hiệu quả cao nhất. Để dự giờ có hiệu quả cần tổ chức theo quy trình sau: - Bước 1: Chuẩn bị dự giờ Xác định rõ mục đích của việc dự giờ, xác định vị trí của giờ dự trong chương trình, nắm được mục đích yêu cầu, nội dung của bài giảng và những dự kiến thực hiện bài giảng của giáo viên dạy; nghiên cứu nắm vững tình hình học tập của học sinh lớp mình sẽ dự giờ, phác thảo nội dung cần quan sát, xác định phương pháp kiểm tra tri thức, kĩ năng của học sinh sau giờ học. - Bước 2: Tiến hành dự giờ Là hệ thống những quan sát về diễn biến thực tế của giờ lên lớp nhằm thu thập được những thông tin phục vụ cho mục đích dự giờ. Người dự phải làm tốt việc ghi chép để sau đó tái hiện được những tình huống dạy học cơ bản nhằm đánh giá bài học đó theo tiếp cận hệ thống. Khi dự giờ cần chú ý quan sát các vấn đề sau: Nội dung bài giảng, phương pháp làm việc của thầy và trò, sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào? Có hiệu quả không? Tổ chức nền nếp tự học, công việc tự làm của học sinh trên lớp, không khí học tập của học sinh trong lớp, mối quan hệ hợp tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò, đánh giá chất lượng của tiết dạy và kết quả học tập của học sinh. - Bước 3: Phân tích và đánh giá giờ dạy. + Phân tích giờ dạy: Cần chỉ ra các ưu, khuyết điểm và nguyên nhân của chúng trong các yếu tố sau: Hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, quan hệ giao tiếp trong giờ học. + Đánh giá giờ dạy: Đánh giá giờ dạy theo "tiêu chuẩn giờ trên lớp" đã được xây dựng. Phó hiệu trưởng cần phải tổ chức xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy một cách cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên vấn đề là Phó hiệu trưởng vận dụng nó như thế nào để giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy. - Bước 4: Trao đổi rút kinh nghiệm. Điều cần chú ý trong khi trao đổi với giáo viên là Phó hiệu trưởng không tiến hành đơn phương bằng nhận xét mà cùng giáo viên trao đổi, tìm đến những điều tối ưu để nâng cao hiệu quả giờ dạy. Phó hiệu trưởng phải biết nhận ra những dụng ý tốt, chưa đáp ứng yêu cầu sư phạm để tìm ra biện pháp đi đến hiệu quả cao hơn. Những lời khuyên của Phó hiệu trưởng giúp giáo viên khắc phục các thiếu sót và phát huy những ưu điểm. Hiệu quả của biện pháp này thể hiện ở việc giáo viên biết vận dụng những điều đề nghị của Phó hiệu trưởng trong các tiết dạy sau đó. Vì thế Phó hiệu trưởng cần theo dõi những chuyển biến của giáo viên để có biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cáo chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường. Dự giờ dưới nhiều hình thức như: Dự giờ có báo trước; dự giờ đột xuất; dự giờ theo chuyên đề; dự giờ kiểm tra; dự giờ có mục tiêu và có mời chuyên gia cùng dự (chuyên gia thường là cán bộ chỉ đạo chuyên môn và cán bộ kiểm tra chuyên môn Phòng Giáo dục & đào tạo). - Xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, cốt cán ở từng khối lớp và ở tất cả các môn học để giáo viên có thể đi dự giờ học tập lẫn nhau. * Biện pháp bồi dưỡng thông qua thao giảng, chuyên đề. Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu cần quán triệt trong hội đồng sư phạm: Quy định rõ nội dung và hình thức tổ chức thao giảng, chuyên đề sao cho có hiệu quả; chọn giáo viên giỏi có kinh nghiệm để dạy. Yêu cầu các tổ khối phải xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề theo chủ điểm cúa từng tháng. Báo cáo bằng văn bản gửi về bộ phận chuyên môn, dán trên bảng kế hoạch của tổ khối để các thành viên trong nhà trường đều có thể nắm bắt thực hiện, tiện cho công tác kiểm tra đánh giá của nhà trường. Mỗi tháng mỗi khối chọn một nội dung chuyên đề tiêu biểu báo cáo trước tập thể hội đồng sư phạm qua đó chọn những nội dung chuyên đề đặc sắc, tiêu biểu của giáo viên nhân rộng ra toàn trường, để đội ngũ giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân. Chỉ đạo cho các tổ chuyên môn tạo mọi điều kiện cho giáo viên trao đổi, tự đề đạt nguyện vọng của mình về việc chọn môn để thao giảng, chuyên đề, có sự giám sát, kiểm tra thực tế để có hướng điều chỉnh phù hợp. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện thao giảng, chuyên đề, hiệu quả đạt được từ việc tổ chức thao giảng chuyên đề, từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp mang lại hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng. * Biện pháp bồi dưỡng thông qua tổ chuyên môn. Để nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên Ban giám hiệu cần phải xây dựng mô hình "Nâng cao quy chế tự chủ trong sinh hoạt chuyên môn của tổ khối" bằng hình thức mở rộng thêm quyền tự chủ cho tổ trưởng chuyên môn trong việc chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng riêng của tổ khối, hàng tháng yêu cầu các tổ khối lập kế hoạch, xây dựng nội dung, chương trình sinh hoạt trong tháng. Tăng quyền kiểm tra đánh giá, dự giờ, thăm lớp, kiểm tra hồ sơ sổ sách của giáo viên cho các tổ trưởng chuyên môn. Yêu cầu các tổ cuối tháng bình xét, xếp loại các tổ viên báo cáo bằng văn bản trực tiếp về Ban giám hiệu nhà trường. Yêu cầu các tổ khối chủ động trong công tác kiểm tra, đánh giá, công tác dự giờ thăm lớp các thành viên trong tổ. Tổ trưởng chuyên môn phải phổ biến các nội dung, kế hoạch cho mọi thành viên trong tổ nắm bắt kịp thời, cụ thể để có minh chứng cho quá trình kiểm tra, đánh giá xếp loại, tránh tình trạng giáo viên nắm bắt không kĩ gây ra những hiểu lầm ngoài ý muốn. - Quy định chế độ sinh hoạt bồi dưỡng chuyên môn hàng tháng: Căn cứ vào nội dung các hoạt động của tổ chuyên môn, căn cứ vào yêu cầu trọng tâm trọng điểm của chương trình trong từng thời gian, Phó hiệu trưởng chỉ đạo các tổ đi sâu vào nội dung bồi dưỡng cụ thẻ cho phù hợp. - Hàng tháng, Phó hiệu trưởng họp các tổ chuyên môn, chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên môn của trường của tổ theo quy định. Đồng thời yêu cầu các tổ trưởng chuyên môn báo cáo tình hình thực hiện bồi dưỡng của giáo viên trong phạm vi tổ quản lí. - Chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên của các tổ chuyên môn hướng vào các hoạt động chủ yếu sau: + Bồi dưỡng giúp giáo viên thực hiện chương trình dạy học. + Bồi dưỡng hoạt động giúp giáo viên chuẩn bị bài có chất lượng tốt. + Bồi dưỡng các hoạt động nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên. + Bồi dưỡng cho giáo viên về việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. + Chỉ đạo tổ chuyên môn bồi dưỡng cho giáo viên tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh. - Phó hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra hoạt động bồi dưỡng giáo viên của tổ chuyên môn. Qua kiểm tra cần tuyên dương, khen thưởng và nhân rộng những biện pháp điển hình, hiệu quả; đồng thời cũng tìm ra những chỗ còn hạn chế để có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế. *Biện pháp bồi dưỡng thông qua tự học, tự bồi dưỡng. Ngay từ cuối năm học trước, Ban giám hiệu chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên yêu cầu mỗi cá nhân, tổ khối đăng ký kế hoạch tự bồi dưỡng cho bộ phận chuyên môn. Cuối năm học tổ chức báo cáo, đánh giá tổng kết. Mỗi giáo viên phải báo cáo ngắn gọn nội dung tự bồi dưỡng của mình bằng văn bản gửi về bộ phận chuyên môn. Ban giám hiệu phối hợp cùng các tổ chuyên môn thành lập hội đồng đánh giá, chọn lọc những nội dung, chương trình tự bồi dưỡng điển hình để nhân rộng trong tập thể nhà trường. Hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường căn cứ vào quá trình xây dựng, kết quả thực hiện bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên để đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng cuối năm theo tiêu chí trên thang điểm đã quy định từ đầu năm thông qua hội nghị công chức viên chức. Phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu rộng khắp trong toàn trường và đưa vào tiêu chí thi đua trong năm học. Cần có những hướng dẫn cụ thể cho giáo viên về những hình thức và biện pháp trong việc tự học, tự nghiên cứu. Tạo điều kiện cho mỗi giáo viên tự lựa chọn nội dung, hình thức học tập một cách độc lập, khuyến khích giáo viên lập kế hoạch học tập một cách cụ thể bao gồm các nội dung; các mục tiêu học tập cần đạt; các kiến thức kĩ năng cần nắm vững; các hoạt động học tập sẽ thực hiện; các tài liệu, tMột Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Âm Nhạc Đối Với Trẻ Ở Trường Mầm Non
c sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. Âm nhạc đối với trẻ là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ. Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ bản thân tôi đã kết hợp với giáo viên chủ nhiệm các nhóm lớp tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong trường Mầm non một cách lôgich, có hiệu quả. 2.2 Thực trạng vấn đề Trường mầm non Sông Cầu nằm trên địa bàn tổ 7 phường Sông Cầu. Được thành lập tháng 08 năm 1991. Trải qua 21 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành. Đến nay, nhà trường có Chi bộ độc lập, 100% số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, chất lượng chăm sóc giáo dục từng bước được cải thiện và nâng cao, vị thế của nhà trường ngày càng được khẳng định, thu hút đựơc đông đảo học sinh đến trường, đến nay nhà trường có tổng số học sinh là 443 trẻ/14 nhóm lớp. Tổ chức học 2 buổi/ngày và 100% trẻ ăn bán trú tại trường. * Thuận lợi: Nhà trường có toàn bộ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, đa số đội ngũ giáo viên mầm non có tâm huyết với ngành học, yêu nghề mến trẻ, có phẩm chất nghề nghiệp. Nhà trường đã đầu tư cho mỗi nhóm lớp 1 màn tivi và đầu đĩa thuận lợi cho việc lồng ghép âm nhạc trong các hoạt động khác. Đa số học sinh đều sống trên địa bàn phường nên khả năng tiếp thu âm nhạc rất nhanh nhạy. * Khó khăn: - Hầu hết giáo viên chưa biết sử dụng đàn. - Phòng âm nhạc của nhà trường chưa có. Nội dung và phương pháp nghiên cứu Muốn thực hiện tốt việc lồng ghép phù hợp, nhuần nhuyễn, muốn có trò chơi mới trong hoạt động giáo dục âm nhạc hoặc trong các ngày hội ngày lễ tôi đã sử dụng đầy đủ 3 phương pháp cơ bản của giáo dục âm nhạc là: Phương pháp trực quan thích giác: là phương pháp đặc thù của giáo dục âm nhạc, trong đó âm nhạc gợi lên những tâm trạng , cảm xúc, tình cảm đa dạng, gần gũi trẻ. Phương pháp dùng từ (giảng giải, chỉ dẫn...) hướng đến ý thức của trẻ. Đối với trẻ, lời nói cụ thể và có hình ảnh của giáo viên là một trong những phương tiện nhận thức đặc biệt gần gũi, dễ hiểu. Phương pháp thực hành nghệ thuật : Trẻ hát, chơi trò chơi âm nhạc, vận động, sử dụng nhạc cụ, hoạt động sáng tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên không nhất thiết phải có biệt tài gì trong việc múa hát mới thành công trong việc dạy nhạc, vận động và kịch cho trẻ, bởi vì đức tính quan trọng nhất của một cô giáo là có một thái độ tích cực, công nhận và trân trọng các biểu hiện của trẻ. Mỗi trẻ cần có một môi trường mang thông điệp: "Ở đây con làm gì cũng được, các sáng tạo của con thật tuyệt vời vì con đã tự nghĩ ra". Tôi đã biết động viên, khen ngợi trẻ kịp thời, có thể thổi vào trẻ bầu không khí tin tưởng bằng những hành động sáng tạo và chơi trò chơi đóng kịch. Khi trẻ nhận ra rằng cô giáo tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện cá nhân của chính mình, thì trẻ sẽ tự tin hơn, nhiều chi tiết phong phú hơn. Khi có được sự tự tin, trẻ tự thấy hài lòng và hãnh diện với suy nghĩ "Mình đã làm được điều gì đó một mình". Đồng thời giúp trẻ say sưa, thích thú hơn trong nhiều giờ hoạt động khác. Dựa vào tình hình thực tế ở đơn vị, ở từng lớp tôi đã tự xây dựng kế hoạch phù hợp với lứa tuổi, vì vậy trước khi bắt đầu bất cứ hoạt động âm nhạc nào với một nhóm trẻ, tôi đã vạch sẵn một loạt các hoạt động giúp cân bằng giữa yên tĩnh và ồn ào, giữa năng động và với nghỉ ngơi. Một giáo viên có kinh nghiệm sẽ chóng nhận ra trạng thái của nhóm và sẽ sẵn có trong tay đầy đủ các nội dung, hình thức lựa chọn phù hợp hơn. Để tổ chức tốt trò chơi, vận động sáng tạo theo nhạc cho trẻ đòi hỏi giáo viên lập kế hoạch và tập duyệt nghiêm túc như thể sẽ biểu diễn thực sự trước khán giả. Nếu trong lúc đang dẫn dắt trẻ múa mà giáo viên còn xem vở bài soạn thì sẽ không thể giao tiếp trực tiếp phát hiện phản ứng của trẻ. Nếu giáo viên thiếu tự tin khi nhớ thiếu lời bài hát thì sao giáo viên có thể để lôi kéo trẻ tập trung được? Giảng dạy hiệu quả đòi hỏi cô giáo phải "làm bài tập ở nhà". Cô giáo cũng sẽ đạt được sự tự tin qua luyện tập như các trẻ nhỏ vậy thôi. *Giáo dục âm nhạc đối với trẻ ở trường mầm non: Trong giờ đón trẻ: Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường, vì các cháu chưa tự giác. Giai đoạn này trẻ tạm thời bứt ra những tình cảm âu yếm mà bố mẹ dành cho để đến trường, lúc này âm nhạc góp phần tác động rất lớn. Biết rằng biện pháp này rất bình thường đối với tất cả giáo viên ở hầu hết các lớp nhưng một số giáo viên chưa biết chọn những ca khúc nào cho phù hợp và tôi đã suy nghĩ, đưa ra một số bài hát rất lôi cuốn trẻ như hát: "Em đi Mẫu giáo" sáng tác Dương Minh Viên bởi vì bài hát có nhịp điệu vừa phải, sắc thái vui vẻ trong lời ca : " Nắng vừa lên em đi Mẫu giáo... ..mừng vui đón em vào trường..." Rồi những bài "Cháu đi Mẫu giáo" của Phạm Thanh Hưng, bài "Trường chúng cháu là trường Mầm non" của Phạm Tuyên. Hoà với khung cảnh thiên nhiên, niềm phấn chấn đến trường của trẻ qua bài hát "Con chim hót trên cành cây". Rồi một ngày mới lại bắt đầu sôi động với âm thanh và màu sắc thiên nhiên qua bài "Vui đến trường" của Hồ Bắc. Ngoài ra, để tạo cho trẻ nề nếp trước khi vào lớp phải lễ phép, tự tin qua bài "Lời chào buổi sáng"của Nguyễn Thị Nhung nhắc nhở cháu phải chào bố mẹ... Cho trẻ nghe những bài trẻ có thể hát theo được như ở trên. Ngoài tác động âm nhạc còn giúp trẻ làm quen, củng cố các bài trong chương trình trẻ phải học hát. Còn có nhiều bài hát không cần trẻ phải hát được cũng tạo không khí vui vẻ khi đến trường: "Đi học" của Bùi Đình Thảo, "Bài ca đi học" của Phan Trần Bảng không chỉ giúp trẻ làm quen, nhận biết cuộc sống xung quanh mà còn chăm từng bữa ăn giấc ngủ : "Cô giáo như mẹ hiền", "Ngày đầu tiên đi học" của Nguyễn Ngọc Thiện. Ngoài giờ âm nhạc, còn tổ chức nghe nhạc trong các giờ khác. Đây là phương pháp giáo dục tổng hợp đạt hiệu quả cao. Qua thực tế, trong các giờ dạy trẻ về thơ, truyện, LQCV, KPKH,...có sự tham gia của GDÂN sẽ làm cho tiết học trở nên phong phú hơn. - Trong các hoạt động học: Tôi đã sưu tầm trên mạng những bài hát, hoặc tự đàn rồi gi lại trên đĩa để đưa cho giáo viên các nhóm lớp sử dụng vào từng chủ điểm cho hợp với các bài dạy. Ví dụ * Tiết: Làm quen chữ viết: Trong giờ LQCV yêu cầu cháu nhận mặt chữ bằng nhiều biện pháp khác nhau thì song song với việc nhận biết chữ cái, âm nhạc nghe trong giờ học cũng góp phần giúp trẻ nhận biết thêm như : ôn nhóm chữ cái O, Ô, Ơ ; A, Ă, Â qua bài hát "Sói và gà cánh tiên" của Trần Ngọc. Mặc dù phần nội dung này không đi sâu vào cấu trúc giờ dạy nhưng khi trẻ thuộc bài hát thì trẻ nhớ được chữ và phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các chữ cái đó. *Tiết: Làm quen văn học: Trong giờ LQVH giáo viên dạy trẻ cảm thụ bài thơ, câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung... để truyền đạt tới trẻ những vẻ đẹp của tiếng nói dân tộc, sản phẩm trí tuệ và tình cảm của bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau. Trẻ đọc bài thơ "Bó hoa tặng cô" của Ngô Quân Miện. Sau khi đọc thơ xong giáo viên cho trẻ nghe kết hợp hát bài: "Mừng ngày 8/3" (Tân Huyền) giúp trẻ cảm thụ và hiểu thêm nội dung bài thơ. Đồng thời thể hiện tình cảm của trẻ thông qua tiết học đó. Khi cho trẻ đọc bài thơ "Bác Hồ của em" kết hợp nghe hát bài "Nhớ ơn Bác" của Phan Huỳnh Điểu; Thơ "Chú bộ đội hành quân trong mưa" kết hợp nghe hát bài "Màu áo chú bộ đội" của Nguyễn Văn Tý. Ngoài ra còn chọn những bài hát có đề tài như bài thơ: "Chim chích bông" của Nguyễn Viết Bính, "Mẹ và cô" của Trần Quốc Tuấn... Đây là một kinh nghiệm làm cho các tiết thơ, truyện sinh động, hấp dẫn đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội dung của bài thơ, câu chuyện đó qua bài hát đó chứ không phải là một nội dung lồng ghép để chuyển tiếp cho hay. Ngoài ra một số bài đồng dao, thơ, truyện trong chương trình cũng được nhiều nhạc sĩ sáng tác thành nhạc và cũng từng được xoay chuyển hát như:"Gánh gánh gồng gồng" "Chi chi chành chành" "Rềnh rềnh ràng ràng" Giúp trẻ tiếp thu nhanh, mau thuộc và gây hứng thú trong quá trình học của cháu. *Tiết: Khám phá khoa học: - Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt động chung làm quen khám phá khoa học thông qua việc trò chuyện, đàm thoại, quan sát, trò chơi...thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có cảm xúc với các đối tượng như bài "Giới thiệu một số loài hoa" yêu cầu là trẻ phân biệt được một số loại hoa, so sánh, nhận xét sự giống và khác nhau...biết thưởng thức vẻ đẹp, mùi thơm, yêu quí, bảo vệ...Sau đó ta cho trẻ nghe bài "Hoa trong vườn" hoặc có thể cho cháu nghe bài "Ra vườn hoa" của Văn Tấn. - Khi dạy đề tài "Chú bộ đội" nghe bài "Cháu thương chú bộ đội", "Làm chú bộ đội", "Gác trăng" của Nguyễn Trí Tân...Nhằm giúp trẻ hiểu được trong đêm trung thu đó các chú bộ đội phải đứng gác giữ cho Tổ quốc được thanh bình để các em thiếu nhi được "Rước đèn trong đêm trăng". * Tiết: Tạo hình: Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngoài việc trẻ thực hành, cô mở đàn cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối phù hợp với đề tài đó, thì ở đây ngoài nội dung trên bản thân đã tham gia dạy tiết thao giảng ở trường với nội dung là cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài và dạy vào phần hướng dẫn, đàm thoại trước khi trẻ thực hành. Sau đó từ nội dung bài hát giáo viên kết hợp đàm thoại như: Vẽ hoa, nghe hát bài "Màu hoa". Hoạt động tạo hình Đề tài Nghe nhạc kết hợp Vẽ Mưa Hoa Mặt trời Mưa mùa hạ (Đông Hải) Màu hoa (Hồng Đăng) Cháu vẽ ông mặt trời (Tân Huyền) Nặn xé dán Chú gà con Con cá Đàn cá bơi Vịt con Đàn gà con Cá vàng bơi (Hà Hải) Cá vàng bơi (Hà Hải) Đàn vịt con (Mộng Lân) Vẽ Hoa mùa xuân Cô giáo em Bầu trời đêm trăng Mùa xuân đến rồi Cô giáo Ánh trăng hoà bình Chính vì vậy mà để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc thông qua tình hình thực tế ở trường, giáo viên các nhóm cần được hướng dẫn sử dụng đàn và các bài hát phù hợp chủ điểm. Khi bắt đầu tiến hành hoạt động nào đó với trẻ, cô giáo nên khởi đầu bằng các trò chơi, hát bài hát dân ca, nghe các giai điệu nhẹ nhàng và cho trẻ hát các bài hát ngắn, dễ nhớ. Cô giáo có thể mở những bản ghi âm các bài hát hay phù hợp với chủ điểm để phục vụ tốt cho các hoạt động. Một thủ thuật thông dụng là cho chơi các trò chơi hay hát đồng ca để tập trung sự chú ý của trẻ, rồi sau đó chuyển nhanh sang nghe câu chuyện. Tuỳ theo độ tuổi và số trẻ trong nhóm, giáo viên thường lựa chọn một hoạt động nào đó để duy trì cân đối giữa vận động "Động và tĩnh". Khi kết thúc một hoạt động nên làm cho nhóm trẻ lắng dịu xuống bằng giai điệu hay bài tập thư giãn. Giáo viên sẽ đạt kết quả cao nhất khi họ tạo sự chuyển tiếp ngọt ngào, uyển chuyển giữa các hoạt động. Nếu giáo viên dừng lại đột ngột, đứt quãng khi chuyển sang hoạt động kế tiếp sẽ làm cho trẻ mất tập trung, dễ xảy ra lộn xộn. Khi trẻ có nhiều kinh nghiệm âm nhạc, vận động và tự tin hơn, giáo viên có thể bổ sung các vật dụng như: mũ hay trang phục và yêu cầu trẻ sáng tạo vận động cho phù hợp với trang phục đó. Các lời nhận xét cụ thể, khích lệ thích hợp sẽ tạo cho trẻ sáng tạo tích cực. Tránh các lời nhận xét chung chung như tốt, hay, dở, đúng, sai. Một số hình thức hoạt động nghệ thuật trong trường mầm non như: Hát, nghe nhạc, vận động sáng tạo, trò chơi ...có tác dụng rất lớn trong việc tạo sự hưng phấn, phát triển nhận thức, trí tưởng tượng, giáo dục những tình cảm xã hội lành mạnh, làm phong phú thế giới nội tâm của trẻ, hình thành phát triển tình cảm thẩm mĩ, kích thích khả năng sáng tạo của trẻ trong quá trình khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh. Do vậy, giáo viên mầm non cần trau dồi kiến thức, kĩ năng cảm nhận và thể hiện cái đẹp xung quanh hơn nữa, để vận dụng tổ chức tốt các hình thức cho trẻ tập hát, nghe nhạc, vận động, chơi trò chơi đóng vai, đóng kịch phù hợp, hiệu quả hơn với trẻ. { Một số trò chơi phục vụ hoạt động âm nhạc: Đối với trẻ thơ, được hoạt động với âm nhạc thông qua các trò chơi là một biện pháp hữu hiệu nhất. Trò chơi đã trở thành phương tịên để đem đến cho trẻ các yếu tố diễn tả của nghệ thuật sinh động, nó có tác dụng mạnh mẽ nhưng lại đến với trẻ một cách nhẹ nhàng, thoả mái. Hiện nay, trò chơi âm nhạc được coi là một trong các hình thức vận động theo nhạc của chương trình giáo dục âm nhạc Mầm non. Nó có vai trò quan trọng giúp trẻ luyện tai nghe nhạc, củng cố ca hát, tạo cảm giác nhịp điệu, phát triển năng khiếu âm nhạc. Các yếu tố đó góp phần làm cho trẻ cảm thụ âm nhạc. Mỗi loại trò chơi đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh, nhạy, có tác dụng trong việc củng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục. Đặc biệt trò chơi âm nhạc còn rèn luyện cho trẻ có kĩ năng thông qua tai nghe âm nhạc. Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi, sáng tác, cải biên một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ. Trò chơi: "Giai điệu thân quen" Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và củng cố lại giai điệu bài hát đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe và nhanh nhẹn, linh hoạt, trả lời rõ ràng, chính xác tên bài hát. Chuẩn bị: Máy tính có các bài hát trong chương trình mà trẻ đã được học. Cách chơi: Cô mở nhạc cho trẻ nghe giai điệu bài hát, 2 đội rung chuông giành quyền trả lời bằng cách nói rõ tên bài hát vừa nghe, nếu đúng mỗi trẻ trong đội được tặng một bông hoa, nếu sai quyền trả lời thuộc về đội bạn. Ví dụ: Cho trẻ nghe giai điệu "Lá xanh vẫy vẫy như gọi em đi nhanh đi nhanh..." thì trẻ phải nêu được đó là bài hát "Lá xanh". Trò chơi "Ô cửa bí mật" Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên biểu diễn và mong muốn được khám phá những bí mật bên trong những ô cửa. Chuẩn bị: Máy tính có cài trò chơi ô cửa bí mật. Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội, 3 đội trưởng lên chọn ô cửa của đội mình. Oẳn tù tì để tìm ra đội nào chơi trước. Có từ 4 - 6 ô cửa được đánh dấu theo thứ tự từ 1 đến 6, đội nào chơi trước sẽ chọn bất kỳ một ô cửa, nếu ô cửa được mở ra, bên trong ô cửa có hình ảnh gì thì đội đó phải hát một bài hát nói về hình ảnh đó. Ví dụ: Mở ô cửa số 3 có hình ảnh con mèo thì hát một bài hát nói về con mèo như: "Ai cũng yêu chú mèo" hay "Thương con mèo"... Nếu đội nào hát được bài hát đúng với hình ảnh ô cửa đội đó được tặng một đồng tiền vàng. Tiếp tục đội kia chọn ô cửa. Nếu đội nào chọn ô cửa mà không hát được bài hát có nội dung như hình ảnh trong ô cửa thì quyền hát thuộc về đội bạn. { Hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc ở góc Nghệ thuật: Theo chương trình giáo dục Mầm non mới hiện nay, hoạt động góc đi đôi với hoạt động học có chủ đích. Ở hoạt động học có chủ đích, mỗi tuần chỉ có một giờ hoạt động, vì vậy việc hướng dẫn trẻ hoạt động theo nhạc thông qua các giờ hoạt động cũng là giải pháp rất cần thiết. Phương pháp này nhằm phát triển ở trẻ cảm giác nhịp điệu về âm nhạc, qua đó giúp trẻ thể hiện nhịp điệu âm nhạc bằng chính hoạt động của mình. Trẻ có thể cảm nhận và tự vận động theo ý thích của mình. Tôi hướng dẫn giáo viên khuyến khích trẻ vận động dưới nhiều hình thức: Hát kết hợp vỗ tay đệm theo bài hát. Hát kết hợp nhún nhảy, lắc lư, giậm chân... - Hát kết hợp một số động tác đơn giản như vẫy cánh tay, cuộn cổ tay, nhún, đi, chạy... Hát kết hợp minh hoạ theo lời ca. Hát to, nhỏ, vừa theo hiệu lệnh tay cô. Để thực hiện có hiệu quả các hình thức trên, tôi hướng dẫn thực hiện bằng cách: + Bắt nhịp cho trẻ hát và cho trẻ vỗ tay cùng cô (cô vỗ tay chậm, nhịp nhàng để trẻ vỗ theo) + Bắt nhịp cho trẻ hát hoặc mở máy vi tính hoặc đàn, cô và trẻ cùng nhún nhảy hoặc lắc lư theo bài hát. + Những bài hát nào có thể múa minh hoạ, cô cho trẻ vừa hát theo bài hát vừa làm động tác minh hoạ cùng cô. Việc cho trẻ vận động theo nhạc ở hoạt động góc chủ yếu giúp trẻ biết hưởng ứng cảm xúc bằng chính những phản ứng của cơ thể sao cho phù hợp với nhịp điệu âm nhạc, không nhất thiết yêu cầu trẻ phải vận động giống như cô. 4. Kết quả: 4.1 Kết quả đạt được - 6/6 giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi biết sử dụng đàn và lựa chọn các bài hát phù hợp với từng chủ điểm trong các hoạt động học. - 100% trẻ nghe nhạc chuẩn để múa vận động theo bài hát trong các chương trình tổ chức: Ngày hội đến trường của bé, Bé vui hội Xuân, Bé đón trung thu ... - Bản thân tôi tham gia thao giảng lồng ghép GDÂN theo giải pháp nêu trên có hiệu quả. - 100% trẻ thực sự thích thú khi học GDÂN, tích cực tham gia chơi, chơi thành thạo các các trò chơi ...tạo không khí vui tươi, hào hứng khi học âm nhạc. Từ đó hoạt động GDÂN đạt chất lượng rất cao. 4.2 Bài học kinh nghiệm : Muốn có được những trò chơi sáng tạo và đưa GDÂN vào trong trường Mầm non, trước hết: - Phải nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản của GDÂN, hiểu được tâm lí trẻ ở từng độ tuổi. - Hướng dẫn cụ thể giáo viên đứng lớp khi thực hiện - Kế hoạch tổ chức, đầu tư phải có nhiều thời gian - Chịu khó sưu tầm, ghi âm trên đĩa các bài hát hay, bài hát mới phù hợp với từng chủ điểm. - Tích cực tham gia thao giảng để đồng nghiệp rút ra kinh nghiệm cho bản thân. - Bản thân không ngừng học hỏi, tham khảo tài liệu, tham quan học tập, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy môn âm nhạc để nâng cao trình độ chuyên môn. 5. Kết luận 5.1 Kết luận: Âm nhạc ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện cơ thể trẻ. Chính vì vậy mà giáo dục âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non tôi nghiên cứu được thực hiện trên các tiết âm nhạc tôi dạy ở các nhóm lớp và ở các hoạt động học giáo viên chủ nhiệm đã thực hiện trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ rất có hiệu quả. Góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện, vì ''Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai'' 5.2 Kiến nghị: Để thực hiện tốt hoạt động Giáo dục âm nhạc cho trẻ Mầm non trong giai đoạn hiện nay thông qua việc thực hiện các biện pháp trên đã phần nào đạt được một số kết quả như đã nêu. Bản thân tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất kính mong lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo thị xã và bộ phận chuyên môn mầm non tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về âm nhạc, mở các lớp tập huấn các động tác múa cơ bản để đáp ứng chương trình giáo dục mầm non hiện nay. Bắc Kạn, ngày 05 tháng 5 năm 2014 Người thực hiện Bùi Thị Toan XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật Giáo dục - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia. Quyết định 55 quy định mục tiêu kế hoạch đào tạo của nhà trẻ - trường Mẫu giáo - nhà xuất bản Bộ giáo dục 1990. Điều lệ trường Mầm non. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Mầm non chu kỳ II năm 2004- 2007. Trẻ mầm non ca hát - Tác giả Hoàng Văn Yến Một số phương pháp đệm đàn - Tác giả Nguyễn Xuân Tứ Tuyển tập bài hát dành cho tuổi mầm non và nhi đồng - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
Bạn đang xem bài viết “Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Ở Trường Mầm Non Đồngtĩnh trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!