Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Giải Pháp Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Ở Tỉnh Quảng Ninh Hiện Nay * Tóm Tắt: – Trường Đại Học Hạ Long mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hiện nay, làng nghề truyền thống tại Quảng Ninh đang góp phần tạo ra công việc, thu nhập cho nhiều hộ gia đình trong tỉnh. Tuy nhiên, làng nghề cũng đang gặp phải những khó khăn, thách thức về nguồn vốn, quy mô sản xuất, thị trường hay vấn đề ô nhiễm môi trường, đầu tư công nghệ… Vì vậy, việc đưa ra một số giải pháp cụ thể sẽ giúp làng nghề truyền thống xây dựng được hướng đi hiệu quả và phát triển được trong xu hướng hội nhập quốc tế.
Th.s Lê Thanh Hoa, GV khoa Văn hóa
1.Đặt vấn đề
Quảng Ninh được đánh giá là một tỉnh có nhiều đột phá mạnh mẽ về các chính sách phát triển kinh tế trong cả nước. Bên cạnh đó, khi nói tới mảnh đất này, chúng ta không quên nhắc tới Quảng Ninh với nhiều giá trị văn hóa truyền thống lịch sử, danh lam thắng cảnh và những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc. Hiện nay, với chính sách phát triển kinh tế “chuyển từ nâu sang xanh”, tỉnh đang tập trung nghiên cứu, đầu tư các nguồn lực cho việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Trong đó, việc khai thác, phát triển làng nghề truyền thống đang trở thành một hướng đi hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số làng nghề truyền thống tại Quảng Ninh hiện nay đang gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động, định hướng thị trường, khả năng cạnh tranh và giải pháp cho phát triển lâu dài. Đứng trước nhiều khó khăn và thách thức trên, việc đưa ra những giải pháp cụ thể sẽ giúp bảo tồn, phát huy, phát triển làng nghề truyền thống được hiệu quả hơn.
Nội dung
Một số khái niệm và tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Theo nghị định số 52/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 12 tháng 4 năm 2018 về “phát triển ngành nghề nông thôn” thì nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được hiểu như sau:
– Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.
– Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.
– Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.
Vậy từ đây, ta có thể hiểu làng nghề là 1 thiết chế kinh tế – xã hội ở nông thôn, được tạo bởi hai yếu tố “làng và nghề”, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định. Trong đó, bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống từ nguồn thu chủ yếu từ nghề thủ công, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa. Đa số những người hoạt động tại làng nghề thường là thủ công, tiểu thủ công nghiệp, vì thế những sản phẩm làm ra thường mang đậm dấu ấn tay nghề, óc sáng tạo của con người trong từng sản phẩm.
Cũng căn cứ theo điều 5 của nghị định số 52/2018/NĐ-CP, các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống muốn được công nhận thì phải đạt các tiêu chí sau:
* Tiêu chí công nhận nghề truyền thống:
a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
* Tiêu chí công nhận làng nghề:
a) Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này.
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
c) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
* Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống:
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề quy định tại khoản 3 Điều này và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay
Hiện nay, tính đến cuối năm 2017, cả nước có 5.407 làng nghề đang hoạt động, trong đó số làng nghề được công nhận theo tiêu chí làng nghề hiện nay của Chính phủ là 1.748, thu hút hơn 10 triệu lao động và mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,7 tỉ USD/năm.
Những năm qua, sản phẩm từ các làng nghề truyền thống đã mang lại nhiều lợi nhuận, góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước, nâng cao đời sống cho người dân. Không chỉ vậy, sản phẩm từ các làng nghề truyền thống còn thể hiện việc giữ gìn, bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc của vùng miền, dân tộc. Đặc biệt, nhiều làng nghề bị thất truyền trong lịch sử thì nay đã được khôi phục, phát triển trở lại.
Nói tới Quảng Ninh, hiện tỉnh đang có khoảng 20 làng nghề lớn nhỏ, trong đó nổi bật lên hoạt động của một số làng nghề truyền thống như: làng nghề đan ngư cụ Hưng Học tại phường Nam Hoà; đóng tàu, thuyền vỏ gỗ Cống Mương, phường Phong Hải của TX Quảng Yên; làng nghề nuôi cấy ngọc trai, đánh bắt thuỷ hải sản huyện Vân Đồn; làng nghề gốm sứ Đông Triều… Với quy mô phát triển của những làng nghề đã giúp đem lại công việc cho khoảng 15.000 lao động địa phương, chiếm khoảng 5% tổng số lao động nông thôn. Giá trị sản xuất của những làng nghề đạt bình quân trên 250 tỷ đồng/năm, chiếm tỷ trọng khoảng 29% giá trị sản xuất công nghiệp bình quân của các địa phương. Có thể nhận thấy, việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống đã giúp khôi phục lại không gian văn hóa làng, tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân trong vùng.
Bên cạnh những thành công về phát triển làng nghề thì hiện nay, các làng nghề truyền thống cũng không tránh khỏi câu chuyện gặp rất nhiều khó khăn trong cơ chế thị trường, phải cạnh tranh với nhiều sản phẩm, thương hiệu hàng hóa công nghiệp. Một số vấn đề chung mà các làng nghề truyền thống ở Quảng Ninh đang gặp như:
– Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún: Thực trạng này đang tồn tại không chỉ ở Quảng Ninh nói riêng mà các làng nghề cả nước cũng đang mắc phải. Đa số, nguồn tài chính đầu tư cho quy mô vốn chưa nhiều, chỉ mới dừng lại ở con số khiêm tốn là vài chục triệu, vài trăm triệu hoặc trên dưới vài tỉ đồng. Quy mô vốn nhỏ, làng nghề lại xuất phát phổ biến từ hộ gia đình nên quy hoạch mặt bằng sản xuất cũng không thể đầu tư lớn, mặt bằng sản xuất chật hẹp, không trang sắm được thiết bị sản xuất mới, hiện đại. Ví dụ như làng nghề đan ngư cụ Hưng Học, làng nghề đóng tàu thuyền vỏ gỗ ở Quảng Yên, làng nghề gốm sứ Đông Triều…
Tuy nhiên, đối với làng nghề truyền thống thì việc chưa hình thành được quy mô sản xuất lớn lại đến từ một lý do khác mang yếu tố tâm lý cá nhân, đó là tâm lý sợ bị ăn cắp mẫu mã, bí quyết sản xuất khi nhân rộng việc truyền nghề cho người lao động. Vì vậy, việc truyền nghề truyền thống đôi khi chỉ dừng lại trong mối quan hệ họ hàng, huyết thống. Đây là câu chuyện cũng đòi hỏi các tổ chức quản lý và đơn vị sản xuất luôn luôn quan tâm, hiểu biết hơn về việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu đối với sản phẩm.
– Công nghệ sản xuất chưa hiện đại: Hiện nay, các làng nghề truyền thống ở Quảng Ninh chủ yếu sản xuất thủ công bằng tay, các thiết bị máy móc đơn giản và hầu như cập nhật chậm chạp yếu tố công nghệ vào sản xuất. Ví dụ như làng nghề gốm sứ Đông Triều, với đặc thù là các sản phẩm đôn, chậu, lục bình… to, lớn nên phải nung ở nhiệt độ cao tuy nhiên, đến nay các hộ gia đình, doanh nghiệp vẫn sử dụng công nghệ sản xuất cũ là đốt bằng lò bầu, dùng chất đốt than, củi. Trên địa bàn hiện chỉ có Công ty TNHH Quang Vinh nổi bật nhất khi đã nghiên cứu và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt Dự án “Hoàn thiện quy trình công nghệ và dây chuyền thiết bị sản xuất gốm sứ mĩ nghệ cao cấp ở quy mô công nghiệp”.
– Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chưa được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi trong việc tiếp cận nguồn vốn, mở rộng quy hoạch sản xuất. Đây là vấn đề đang tồn tại ở các làng nghề truyền thống như đóng tàu thuyền ở Quảng Yên, gốm sứ Đông Triều và nhiều làng nghề khác.
– Sản phẩm chưa đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng; hoạt động marketing còn hạn chế. Có thể thấy, các sản phẩm của làng nghề truyền thống chủ yếu được sản xuất thủ công, khá đơn điệu và lặp đi lặp lại kiểu những kiểu dáng mẫu mã truyền thống, chưa tạo nên sự sáng tạo, mới lạ. Ví dụ như mặt hàng gốm sứ Đông Triều chủ yếu vẫn là đôn, chậu cảnh, bình, lư..; làng nghề ngư cụ Hưng Học là lờ, đó, dậm hoặc thuyền nan; đến như làng nghề ngọc trai ở Vân Đồn với cơ sở sản xuất hiện đại cũng đang xuất khẩu thô sản phẩm vớí giá trị kinh tế chưa cao. Và hiện nay, một thực tế để có thể tăng nhanh đầu ra cho sản phẩm chính là hoạt động marketing thì các làng nghề truyền thống cũng ít quan tâm hoặc làm chưa tới. Hầu hết, việc sản xuất gói gọn trong nhu cầu sinh hoạt sử dụng, doanh nghiệp chưa đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường, cải tiến mẫu mã, đa dạng sản phẩm, giá cả và xây dựng kế hoạch marketing phù hợp.
– Môi trường sản xuất ô nhiễm: Môi trường là vấn đề nhức nhối hiện nay ở tất cả các cơ sở sản xuất làng nghề. Câu chuyện chưa quy hoạch được địa bàn sản xuất và ý thức kém của mỗi hộ dân lao động đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Có thể kể đến làng nghề đóng tàu thuyền gỗ ở Quảng Yên, làng nghề gốm sứ ở Đông Triều hiện nay vẫn sử dụng phương thức sản xuất truyền thống nên ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh. Nếu người dân hoặc khách tham quan đi đến gần nơi sản xuất của làng nghề sẽ thấy rất nhiều hình ảnh của khói bụi, rác sản xuất, nguồn nước ô nhiễm. Quảng Ninh là một tỉnh có nguồn tài chính đầu tư mạnh về yếu tố công nghệ cho việc bảo vệ môi trường tuy nhiên, hoạt động của các làng nghề truyền thống hiện nay cũng đang ảnh hưởng chung đến hình ảnh du lịch của tỉnh. Vì vậy, các cấp quản lý và hộ sản xuất cũng phải nghiên cứu, tìm giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề truyền thống khẩn trương để không gặp câu chuyện đau lòng như ở Nghệ An, 67 làng nghề được liệt kê trong danh sách những làng nghề không khuyến khích tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Giải pháp cho phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh trong giai đoạn hiện nay
Quảng Ninh là địa phương có số lượng làng nghề truyền thống ít so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tuy nhiên, số lượng ít nhiều không quan trọng mà trên hết là cần tạo hướng đi, phát triển bền vững cho các làng nghề truyền thống để đem lại công việc, thu nhập, phát triển kinh tế chung cho toàn tỉnh. Đứng trước những thực trạng của làng nghề truyền thống hiện nay, chúng ta nên tập trung vào một số hướng giải pháp sau:
– Tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu được vai trò của việc kế thừa, phát triển nghề truyền thống là nhiệm vụ, trách nhiệm các cá nhân, cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên, khi các em không còn sự yêu thích, đam mê với các công việc tay chân truyền thống thì càng cần phải tuyên truyền cho các em hiểu được ý nghĩa, mục đích tốt đẹp của hoạt động truyền nghề. Điều này không chỉ góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú cho các giá trị văn hóa địa phương mà còn tạo công việc, thu nhập, phát triển kinh tế cho cộng đồng nhân dân.
– Mở các lớp dạy nghề, các lớp đào tạo về kĩ năng, công nghệ của người lao động tiếp cận, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất. Hiện nay, hầu hết lao động ở các làng nghề là lao động phổ thông, được truyền nghề từ các nghệ nhân lớn tuổi nên đôi khi tính hội nhập chưa được phát huy. Vì vậy, việc mở các lớp đào tạo về thiết kế, marketing doanh nghiệp, kĩ năng bán hàng, ứng dụng công nghệ… là điều vô cùng cần thiết trong thời kì công nghiệp 4.0.
– Đa dạng mẫu mã, sản phẩm, chất lượng làng nghề để kích thích, thu hút khách hàng mua sản phẩm. Để có thể làm được việc này thì các làng nghề truyền thống phải thường xuyên học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng để sáng tạo ra nhiều hàng hóa bền đẹp, đa dạng kiểu cách. Hiện nay, hầu hết các sản phẩm tại làng nghề Quảng Ninh chưa được đầu tư thiết kế, làm mới sản phẩm hay tạo ra những sản phẩm khác biệt, hấp dẫn người mua mà chủ yếu là cách sản xuất truyền thống, mẫu mã truyền thống, hay xuất khẩu thô với giá trị chưa cao. Vì vậy, việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong 1 sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu khách hàng là điều rất cần thiết.
– Nâng cao hiểu biết và ứng dụng marketing vào việc tiêu thụ sản phẩm. Giải pháp này có lẽ không mới đối với các làng nghề truyền thống nhưng việc hiểu và ứng dụng, làm tốt các bước trong hoạt động marketing thì các doanh nghiệp truyền thống đang rất vụng về. Và có thể, một số doanh nghiệp, hộ dân cũng chưa quan tâm tới hoạt động này vì hiện tại, sản phẩm vẫn đang tiêu thụ được hoặc tiêu thụ chậm và đầu tư nguồn tài chính cho marketing cũng tốn kém nên họ không làm để bảo toàn nguồn vốn của mình. Vậy nên, bản thân chính quyền, doanh nghiệp, hộ dân cần tìm hiểu và thấy được vai trò vô cùng quan trọng của marketing để kích thích tiêu thụ.
– Xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống thành thương hiệu sản phẩm hàng hóa và thương hiệu du lịch của tỉnh. Việc làm này giúp cho du khách khi đến với Quảng Ninh, họ sẽ không chỉ biết đến Vịnh Hạ Long, Chùa Yên Tử, Ẩm thực hấp dẫn… mà còn biết tới Quảng Ninh với các giá trị văn hóa làng nghề độc đáo, đặc sắc của vùng biển Đông Bắc. Ví dụ như các làng nghề ở Quảng Nam, làng nghề ở Hà Nội, làng nghề, làng nghề ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tâm lý chung của khách du lịch và đặc biệt là khách du lịch nước ngoài rất thích tìm hiểu, khám phá các giá trị văn hóa độc đáo tại nơi tham quan. Và làng nghề truyền thống sẽ là một kênh kết nối hiệu quả cho sự phát triển của du lịch tỉnh.
– Hoạt động sản xuất song song với hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề truyền thống. Môi trường là câu chuyện trăn trở, bức xúc của tất cả các làng nghề ở Việt Nam hiện nay và tỉnh Quảng Ninh cũng rất lo lắng cho câu chuyện ô nhiễm tại các làng nghề truyền thống. Bởi vậy, đi đôi với hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp, hộ dân cũng cần có ý thức bảo vệ môi trường làm việc và môi trường cộng đồng xung quanh. Từ đó góp phần tạo nên không gian làng nghề an toàn cho mọi người cùng phát triển sản xuất và đồng thời, cơ hội giới thiệu, quảng bá cho làng nghề truyền thống sẽ đạt hiệu quả hơn.
Kết luận
Tóm lại, xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống là một việc làm cần thiết và chung tay của các cấp chính quyền và cộng đồng xã hội. Việc làm này không chỉ giúp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương mà đồng thời, nó cũng tạo ra nguồn thu kinh tế cho tỉnh. Vì vậy, trong bất kì chính sách nào ban hành về hoạt động sản xuất ở giai đoạn hiện nay cũng cần quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn để người lao động luôn tự hào, tâm huyết với nghề và phát triển được kinh tế gia đình bằng nghề truyền thống.
Phạm Bích Huyền-Đặng Hoài Thu (2014), Các ngành Công nghiệp Văn hóa, Nxb Lao động, Hà Nội.
Nguyễn Thị Lan Thanh (2012), Marketing văn hóa nghệ thuật, NXB Lao Động, Hà Nội.
Kế thừa và phát huy thương hiệu gốm Đông Triều, (2009), Báo Quảng Ninh – số 7257 – ngày 29/04/2009.
Lịch sử hình thành huyện Đông Triều – Quảng Ninh (1995), Quảng Ninh.
Nguyễn Đức Tý (2006), Kinh tế xã hội Quảng Ninh, Sở Văn hoá thông tin, Quảng Ninh.
Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin.
Báo Quảng Ninh (2016), Hướng đi nào cho bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống, http://baoquangninh.com.vn, truy cập ngày 10/4/2019.
Báo Quảng Ninh (2017), Giải pháp phát triển bền vững làng nghề truyền thống, http://baoquangninh.com.vn, truy cập ngày 10/4/2019.
Báo Nhân dân (2016), Phát triển nuôi cấy ngọc trai thành ngành công nghiệp, http://www.nhandan.com.vn, truy cập ngày 08/4/2019.
Các Giải Pháp Nhằm Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Ở Tỉnh Hà Nam
1.Mở rộng thị trường tiêu thụ.
Thị trường là vấn đề sống còn quyết định sự thành bại của các làng nghề. Thực tiễn, những cơ sở, những làng nghề đẩy mạnh và phát triển sản xuất đều là những nơi giải quyết tốt được đầu ra. Trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu sang các nước, vùng lãnh thổ như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Nhật Bản và một số nước Tây Âu đã được khai thông, song nhìn chung vẫn chưa tạo lập được các thị trường ổn định và lâu dài. Hầu hết các cơ sở sản xuất vẫn phải tự thân lo liệu tìm kiếm thị trường.
Những hạn chế lớn về thị trường đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm đang là nguyên nhân chủ yếu làm giảm tốc độ phát triển của các ngành nghề. Phát triển thị trường ở đây phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: Thu nhập của người dân, nhu cầu đối với sản phẩm hiện tại và trong tương lai, cũng như mẫu mã, giá thành sản phẩm… Gắn kết sản phẩm với thị trường là một trong những nội dung quan trọng nhất của chiến lược thị trường. Phát triển thị trường đầu vào (lao động, thông tin, khoa học công nghệ, nguyên vật liệu…) và thị trường sản phẩm cho các làng nghề. Hiện nay doanh nghiệp Nhà nướcbỏ ngỏ thị trường cho các làng nghề, đang để tư thương thao túng. Cần phát triển đa dạng các thành phần kinh tế hoạt động trên thị trường này trong đó nêu cao vai trò của thương nghiệp Nhà nước. Thông qua các hình thức gia công, đặt hàng và hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp ở thành thị với các cơ sở kinh doanh ở nông thôn để tạo thị trường lớn và ổn định cho các ngành nghề.
Tóm lại, để giải quyết tốt vấn đề thị trường cho các ngành nghề truyền thống cần phải có sự nỗ lực từ hai phía, đó là các cơ quan chức năng và các đơn vị sản xuất kinh doanh.
– Đối với các cơ quan chức năng.
Thứ nhất: Thường xuyên tổ chức hội chợ (trong và ngoài nước), hàng năm dành một phần ngân sách cho hoạt động này. Các huyện, thị nen dành vị trí thuận lợi để tổ chức các trung tâm, các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của các ngành nghề.
Thứ hai: Tổ chức thông tin, dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm chống ép giá. Sở Thương mại chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành và các đơn vị sản xuất để có biện pháp cùng nhau tháo gỡ những mướng mắc về thị trường. Tỉnh nên tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất có đủ năng lực được phép xuất khẩu trực tiếp hạn chế các khâu trung gian.
Thứ ba: Tỉnh cần có chính sách thông thoáng tạo điều kiện cho việc thành lập các cơ sở chuyên nghề ở nông thôn. Thực tế cho thấy, các cơ sở ngành nghề rất nhanh nhạy trong việc mở rộng tìm kiếm thị trường. Ngành nghề phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ra đời ngược lại chính các doanh nghiệp đã thúc đẩy các hoạt động ngành nghề phát triển trong thời gian vừa qua.
Thứ tư: Cần thực hiện chính sách bảo hộ hợp lý sản xuất của các ngành nghề, lành mạnh hoá thị trường trong cả nước. Các ngành công an, hải quan, quản lý thị trường cần có biện pháp kiên quyết chống buôn lậu, làm hàng giả và gian lận thương mại.
-Đối với các đơn vị sản xuất ngành nghề.
Thứ nhất: Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ nghiên cứu thị trường để có được những thông tin nhanh nhất, chính xác nhất về thị trường đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Phải chú ý nghiên cứu khai thác các thị trường ngách, phát triển quan hệ gia công cho các doanh nghiệp lớn ở thành thị. Xây dựng một mạng lưới phân phối sản phẩm rộng khắc chú ý tập trung vào các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng…. vì ở đây có sức mua lớn.
Thứ hai: Chủ động, tích cực thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất ngành nghề.
Thứ ba: Cùng với kế hoạch tiêu thụ cũng cần quan tâm tới việc bảo đảm nguồn vật tư ổn định lâu dài tại địa phương. Một nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, có chất lượng chắc chắn sẽ tạo ra được những sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Mối quan hệ giữa người cung cấp nguyên liệu và người sản xuất cũng phải củng cố theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
2 Đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất
Qua thực tế cho thấy trang thiết bị, công cụ sản xuất đối với các ngành nghề nhìn chung là thô sơ và đơn giản, dùng nhiều sức lao động nên có ưu điểm tận dụng được nhân công rẻ giá thành hạ. Chỉ đổi mới công nghệ sản xuất mới giúp các ngành nghề nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường, mới giúp cho các làng nghề đứng vững và cạnh tranh được với hàng công nghiệp thành thị. Nhưng cũng cần lưu ý rằng việc đổi mới thiết bị và công nghệ mới phải kết hợp chặt chẽ với công nghệ truyền thống thì mới giữ được nét đặc sắc của sản phẩm.
Để giúp cho các cơ sở sản xuất có thể đổi mới thiết bị và công nghệ ngoài sự hỗ trợ về vốn để người sản xuất có điều kiện đầu tư mua sắm trang thiết bị Nhà nước cần có sự hỗ trợ trong việc nghiên cứu hoàn thiện công nghệ mới, chế tạo máy móc thiết bị mới hướng dẫn cung cấp thông tin về thiết bị công nghệ ngoại nhập, để người sản xuất có điều kiện chon lọc cho phù hợp.
Tổ chức các trung tâm tư vấn chuyển giao công nghệ và các hoạt động hỗ trợ về mặt kỹ thuật và công nghệ cho các ngành nghề truyền thống. Các trung tâm này sẽ tư vấn cho các làng nghề nên sử dụng công nghệ gì, đổi mới ở khâu nào, sử dụng kỹ thuật ra sao … để giúp các làng nghề có thể áp dụng công nghệ thích hợp vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm .
Môi giới tổ chức khâu nối các quan hệ hợp tác giữa làng nghề với các cơ quan nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Cần khuyến khích mối quan hệ chắt chẽ giữa những cơ sở nghiên cứu với các làng nghề. Đồng thời trong mối quan hệ này cũng cần tạo ra sự liên kết trao đổi thông tin công nghệ giữa các làng nghề với các hình thức tổ chức thích hợp để liên kết chính ngay những người sản xuất trong các làng nghề với nhau.
Tuy vậy, cần phải căn cứ vào từng điều kiện cụ thể của từng ngành nghề để lựa chọn phương hướng đổi mới công nghệ cho phù hợp. Cần phải đổi mới công nghệ ở cả phần cứng và phần mềm. Có nghĩa là song song với việc nhập máy móc thiết bị, cần phải nâng cao khả năng tiếp thu sử dụng thiết bị cho người lao động. Trong đổi mới công nghệ nên theo hướng lựa chọn những công nghệ thích hợp là chủ yếu.
Cùng với các hoạt động nhằm đổi mới hoặc cải tiến công nghệ sản xuất, các cơ sở ngành nghề phải kết hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương để có biện pháp xử lý tình trạng ô nhiễm một cách tốt nhất.
3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho ngành nghề
Để có thể vừa tăng nhanh về số lượng vừa nâng cao được trình độ kỹ thuật tay nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu mở rộng phát triển sản xuất của các làng nghề, đòi hỏi trước hết Nhà nước cần phải mở rộng quy mô đào tạo và đa dạng các hình thức dạy nghề thành lập các trường dạy nghề truyền thống ở bậc Cao đẳng nhằm tạo ra được một đội ngũ những người quản lý những cố vấn kỹ thuật những giám đốc doah nghiệp nhỏ trong các làng nghề. Thành lập các viện nghiên cứu về nghề truyền thống, tổ chức các dịch vụ tư vấn giúp đỡ các cơ sở về mặt kỹ thuật, quản lý kinh doanh, xuất nhập khẩu hoặc pháp luật.
Hàng năm tỉnh nên dành một phần kinh phí đầu tư phát triển để hỗ trợ cho việc đào tạo dạy nghề. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể dùng các hình thức sau đây:
– Các trung tâm tự dạy nghề do tư nhân tự mở lớp, đào tạo nghề cho những người có nhu cầu.
– Khuyến khích các nghệ nhân thợ giỏi dạy nghề, truyền nghề.
– Các hiệp hội nghề nghiệp có thể tổ chức ra các trường lớp đào tạo về kỹ thuật quản lý ở trình độ cao nhằm tạo ra những người có trình độ sản xuất kinh doanh giỏi, có khả năng tiếp nhận những nghề mới, cải tiến nghề truyền thống làm hạt nhân cho các làng nghề ở những vùng thuần nông nên lựa chọn hình thức thích hợp để “cấy nghề”. Hướng phát triển nghề là là dạy cho một số hộ làm điểm sáng để lôi kéo những hộ khác trong làng làm theo theo nguyên lý “vết dầu loang”.
– Đối với những nghệ nhân là những người tâm huyết với nghề nắm vững bí quyết và kỹ thuật sản xuất phải có chính sách ưu đãi đặc biệt. Hàng năm hoặc vài năm cần tổ chức xét và công nhận trao tặng danh hiệu cao quý tôn vinh nghề nghiệp cũng như thưởng vật chất xứng đáng cho những người thợ giỏi, nghệ nhân, những nhà kinh doanh có tài làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao xuất khẩu nhiều cũng như những người có phát minh sáng kiến cải tiến máy móc thiết bị công nghệ sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
– Nâng cao trình độ văn hoá cho dân cư trong toàn tỉnh nói chung và các làng nghề nói riêng. Cần nghiên cứu kết hợp dạy văn hoá với dạy nghề ở những năm học cuối cấp II,III sao cho họ có thể sống được bằng nghề đó khi thôi không đi học.
– Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh các chủ cơ sở ngành nghề nhất là kiến thức về thị trường.
4. Giải pháp về vốn
Với quy mô sản xuất nhỏ như hiện nay, vốn đầu tư sản xuất cho các ngành nghề không lớn nhưng việc đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm rất khó khăn. Để có vốn sản xuất kinh doanh thì người sản xuất phải dám mạnh dạn vay vốn, phải có phương án kinh doanh khả thi, có lãi đó là điều quan trong nhất. Như vậy, vốn đầu tư cho các ngành nghề có thể huy động từ các nguồn sau:
Thứ nhất, huy động vốn tự có của người lao động, theo thống kê hiện nay mức huy động vốn nhàn rối trong dân mới chỉ đạt 36%. ở những làng, xã nghề tuy mức huy động cao hơn song ta có thể thấy rằng vẫn còn một lượng rất lớn vốn nhàn rỗi chưa được huy động ở nông thôn. Vấn đề ở đây là phải tạo được niền tin để thu hút nguồn vốn tồn đọng đó đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, có thể đi vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ hỗ trợ của Nhà nước. Mở rộng hệ thống dịch vụ tín dụng cho khu vực nông thôn tổ chức các quỹ tín dụng chuyên doanh phục vụ phát triển TTCN nông thôn. Hàng năm tỉnh nên có kế hoạch dành một phần vốn nhất định từ nguồn vốn đầu tư phát triển cho vay với lãi suất ưu đãi cho các cơ sở sản xuất TTCN trong các làng nghề mới khôi phục…
Đơn giản hoá thủ tục cho vay vốn của các ngân hàng, các quỹ tín dụng hiện nay, các thủ tục cho vay vốn còn nhiều phiền hà tốn nhiều thời gian. Trong các làng nghề, nên phát triển hình thức cho vay qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương, thực tế cho thấy đây là mô hình cho vay có hiệu quả. Các ngân hàng thương mại và các quỹ đầu tư phát triển cần phải nâng cao trách nhiệm và tạo điều kiện cho các cơ sở, hộ gia đình làm nghề vay vốn để phát triển sản xuất trên cơ sở thẩm định hiệu quả của các dự án.
Giải pháp cuối cùng rất quan trọng là Nhà nước cần tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định mà trưóc hết là “hâm nóng lại nền kinh tế ” tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Ngoài việc tăng thêm vốn đầu tư của Ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, cần tranh thủ sự đầu tư giúp đỡ của các tổ chức quốc tế qua các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn.
5. Nhà nước cần hỗ trợ các làng nghề trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
Sự phát triển sản xuất của các làng nghề đã và đang làm ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái ở nông thôn. Không giống như các cơ sở công nghiệp thành thị chúng ta không thể chỉ dùng biện pháp hành chính để sử lý tình trạng ô nhiễm mà trước hết phải tuyên truyền giáo dục cho người dân hiểu để cùng hợp tác tìm biện pháp giải quyết. Thông thường trong các làng nghề chỉ một vài công đoạn có gây ra ô nhiễm vd: làng dệt Nhật Tân, Hoà Hậu thì gây ô nhiễm chủ yếu ở khâu tẩy, nhuộm còn làng Thanh Hà thì chủ yếu ở khâu nhuộm, in. Tình trạng ô nhiễm hiện nay chủ yếu do công nghệ sử dụng thủ công quá lạc hậu chính. Mặc dù vậy, trong điều kiện còn nhiều hạn chế các biện pháp ít phức tạp, đỡ tốn kém như đưa nguồn nước thải ra ngoài cánh đồng, xử lý nguồn nước ô nhiễm qua các ao hồ bằng phương pháp tự nhiên vẫn được coi trọng. Tuy nhiên, khả năng đồng hoá chất thải của tự nhiên chỉ có giới hạn, biện pháp lâu dài và chủ yếu là phải xây dựng được hệ thống công trình sử lý chất thải ở trong từng địa phương. Trong đổi mới công nghệ ưu tiên lựa chọn công nghệ ít gây ô nhiễm.
6. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật tạo môi trường lành mạnh cho các ngành nghề tồn tại và phát triển
Đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao chất lượng của hệ thống giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc
Cần có chính sách miễn giảm thuế cho những cơ sở ngành nghề nông thôn mới được thành lập, hoặc mới được khôi phục tuỳ thuộc vào loại nghề loại sản phẩm. Cần có biện pháp khuyến khích các chủ đầu tư người thành phố hoặc ngươi nước ngoài bỏ vốn đầu tư cho công nghiệp nông thôn
Chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho cho việc thuê đất để phát triển ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm cho người lao động
Quy hoạch, xây dựng và thực hiện các chương trình tổng quan phát triển nghề và làng nghề ở nông thôn trong thời kỳ dài cho toàn tỉnh, cho từng làng nghề
Cần nâng cao vai trò, năng lực của đội ngũ cán bộ ở các xã vì thực tế cho thấy đây là lực lượng có quyết định rất lớn tới sự phát triển của các làng nghề nhất là việc tiếp thu nghề mới.
biện pháp phát triển nghề truyền thống
làm gì để phát triển nghề truyền thốmg
,
Đắk Nông: Giải Pháp Bảo Tồn Và Phát Triển Các Làng Nghề Truyền Thống
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đã bàn bạc về giải pháp tháo gỡ khó khăn và phương thức phối hợp để tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ theo Quy hoạch phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quan điểm về việc khôi phục, bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống; quy hoạch các làng nghề gắn với phát triển du lịch…
Đắk Nông nhiều giải pháp bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn.
Theo báo cáo hiện trên địa bàn tỉnh có 4 nghề truyền thống chưa được công nhận bao gồm: Dệt thổ cẩm; đan lát, mây tre đan; thêu ren và rượu cần. Các nghề này phân bố tại các bon, buôn trên địa bàn một số xã tại 4 huyện, thị xã gồm: Cư Jút, Tuy Đức, Krông Nô, Gia Nghĩa. Đây là các nghề do một số nghệ nhân người đồng bào thiểu số tại chỗ tự sản xuất để phục vụ trong gia đình hoặc tại các lễ hội truyền thống, hoạt động không liên tục, đang có nguy cơ bị mai một.
Các ngành nghề nông thôn như: sản xuất mộc thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, mây tre đan, cơ khí nhỏ, sinh vật cảnh và dịch vụ… tuy đã có những bước phát triển nhưng còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhìn chung, sản phẩm của ngành nghề nông thôn Đắk Nông còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa theo kịp với yêu cầu của đời sống xã hội và thị hiếu của người tiêu dùng.
Trong khi đó, một số nghề truyền thống mang đậm nét văn hóa của các dân tộc nhưng đang có nguy cơ mai một, thất truyền do sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại được sản xuất công nghiệp và ngày càng ít được sử dụng trong đời sống hàng ngày như: Dệt thổ cẩm, đan lát mây tre, hàng thủ công mỹ nghệ.
Tuy vậy, ngành nghề nông thôn cũng đã chứng tỏ vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế, xã hội vùng nông thôn, thu hút lao động dư thừa, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp, tạo ra giá trị sản lượng không nhỏ trong kinh tế nông thôn, nhất là ở các thị trấn, thị tứ, cụm kinh tế xã, liên xã. Do đó, công tác hỗ trợ để ngành nghề nông thôn phát triển, phát huy vai trò của nó trong đời sống xã hội là hết sức quan trọng và cần thiết.
Theo đó, nhằm bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh, hiện nay, tỉnh Đắk Nông đã xây dựng và phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tại Quyết định 1236/QĐ-UBND ngày 17/8/2015. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Việc phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống nhằm mục đích bảo tồn bản sắc dân tộc đồng bào thiểu số tại chỗ là một việc làm có ý nghĩa không chỉ góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn tỉnh, góp phần vào việc giảm nghèo mà nó còn đóng vai trò lớn trong việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống, tuổi đời hàng trăm năm. Tuy nhiên, đa phần các làng nghề tỉnh Vĩnh Phúc chưa được biết đến một cách rộng rãi, ngoài một số ít sản phẩm của các làng nghề mới bước đầu được biết đến, như: Đá Hải Lựu, mộc Thanh Lãng, rắn Vĩnh Sơn, g ốm Hương Canh… do các chủ hàng quán ven đường hoặc tại các điểm du lịch giới thiệu đến du khách, hiện chưa có tour du lịch đưa khách đến tham quan làng nghề sản xuất. Vì vậy, bài viết này tập trung nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển du lịch làng nghề (DLLN) tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ khóa: Du lịch, làng nghề, đá Hải Lựu, mộc Thanh Lãng, tỉnh Vĩnh Phúc.
1. Đặt vấn đề
Toàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 27 làng nghề, trong đó 19 làng nghề truyền thống và 8 làng nghề mới. Một làng nghề được coi là phát triển du lịch khi thu nhập từ du lịch ít nhất chiếm 25% thu nhập của làng nghề. Đây là điều mà chưa có làng nghề nào ở Vĩnh Phúc làm được, chưa xứng với tiềm năng to lớn của địa phương. Việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển DLLN tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là rất cần thiết.
2. Thực trạng phát triển DLLN tỉnh Vĩnh Phúc
2.1. Chương trình du lịch làng nghề
Nhiều đơn vị lữ hành ở Vĩnh Phúc đã mở các tour du lịch kết hợp thăm các điểm di tích lịch sử nổi tiếng, như: khu danh thắng Tây Thiên, tháp Bình Sơn, đền thờ Trần Nguyên Hãn, di chỉ Đồng Đậu… với một số làng nghề tiêu biểu như: gốm Hương Canh, mộc Thanh Lãng… Sự kết hợp này đã tạo ra những điểm nhấn thú vị, góp phần làm phong phú các sản phẩm du lịch và quảng bá về văn hóa, con người Vĩnh Phúc. Hiện nay, Vĩnh phúc có 3 tour DLLN:
(1) Tour du lịch Vĩnh Yên – Lập Thạch: Làng nghề Mây tre đan Triệu Xá – Triệu Đề, tháp Bình Sơn, nghề đá Hải Lựu, vườn cò Hải Lựu.
(2) Tour Vĩnh Yên – Đình Tam Canh – Làng, gồm: Đình Hương Canh, đình Ngọc Canh, đình Tiên Hường, làng gốm Hương Canh.
(3) Tour du lịch Vĩnh Yên – đầm Dưng – mộc Bích Chu – rèn Lý Nhân – đình Thổ Tang – làng rắn Vĩnh Sơn.
Như vậy, trong số 27 làng nghề hiện nay, các tour du lịch của Vĩnh Phúc mới khai thác được 6 làng nghề.
2.2. Du khách
Theo khảo sát với 175 du khách (có 40% đã từng đến Vĩnh Phúc du lịch), hiện nay DLLN Vĩnh Phúc chỉ có 2,9% du khách đã từng đến thăm quan làng nghề như: Làng mây tre đan, gốm Hương Canh; Còn lại 97,1% du khách, người dân chưa từng đi DLLN Vĩnh Phúc.
2.3. Đầu tư phát triển DLLN
Tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch các cụm làng nghề:
Cụm làng nghề rèn Lý Nhân (huyện Vĩnh Tường) với diện tích 10,6 ha; vốn đầu tư 13,44 tỷ đồng; đã đưa được 28 hộ sản xuất của làng nghề vào cụm;
Cụm làng nghề rắn Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường) có diện tích 20,6 ha; vốn đầu tư 17,65 tỷ đồng; phục vụ cho 75 hộ nuôi rắn tiêu biểu ở địa phương, giải quyết việc làm cho 300 lao động tại xã; Cụm TTCN thị trấn Yên Lạc (huyện Yên Lạc) có diện tích 6,3 ha vốn đầu tư xấp xỉ 14,6 tỷ đồng;
Cụm làng nghề Tề Lỗ (huyện Yên Lạc) tái chế sắt vụn, được xây dựng trên diện tích 22,9 ha; tổng vốn đầu tư trên 47 tỷ đồng; đưa được 523 hộ vào cụm, giải quyết tình trạng ô nhiễm tại khu dân cư;
Cụm làng nghề mộc Thanh Lãng (Bình Xuyên), diện tích quy hoạch 17,7 ha; vốn đầu tư 34 tỷ đồng; đang chuẩn bị đưa các hộ sản xuất ra nơi làm việc mới. 3 cụm làng nghề mộc An Tường (Vĩnh Tường), gốm Hương Canh (Bình Xuyên), chế biến khoáng sản Xuân Hòa (Lập Thạch) đang triển khai thực hiện, với tổng mức đầu tư 60 tỷ đồng, trên diện tích gần 40 ha.
Tỉnh Vĩnh Phúc đã có các đề án khôi phục hỗ trợ phát triển các làng nghề mang lại những kết quả đáng khích lệ. Một số làng nghề truyền thống đã và đang phát triển, như: đá Hải Lựu (Lập Thạch), mộc Thanh Lãng, gốm Hương Canh (Bình Xuyên); đan lát Triệu Đề (Lập Thạch)… Hàng chục xã trước đây còn “trắng” về CN – TTCN nay đã có nghề mới như nghề thêu ở Thanh Lãng, Phú Xuân, Tân Phong (Bình Xuyên), nghề mây tre đan ở Vân Trục, Văn Quán, Cao Phong, Đồng Thịnh (Lập Thạch), nghề mộc ở Lý Nhân (Vĩnh Tường)… Nhiều làng nghề phát triển theo hướng sản xuất thủ công mỹ nghệ và làm hàng xuất khẩu như làng mộc Thủ Độ (xã An Tường, huyện Vĩnh Tường)…
Để khôi phục và phát triển nghề truyền thống, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển doanh nghiệp Vĩnh Phúc đã xây dựng nhiều chương trình khôi phục và phát triển làng nghề theo hướng sản xuất thủ công mỹ nghệ và làm hàng xuất khẩu. Trung tâm đã mời các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Khả Đào (Hà Nội) và làng nghề đan lát Ngọc Đồng (Hà Nam) về mở lớp dạy nghề mây tre đan xuất khẩu cho hơn 5.000 học viên thuộc những làng nghề truyền thống đan lát ở xã Triệu Đề, Đồng Ích, Văn Quán (Lập Thạch), Trung Kiên (Yên Lạc), Minh Quang (Tam Đảo). Sau một thời gian học nghề, các học viên đã làm nòng cốt cho việc khôi phục những làng nghề đan lát, từ sản xuất hàng tiêu thụ trong nước đã chuyển sang làm hàng mây tre đan xuất khẩu sang các nước Bắc Âu, Bắc Mỹ, đem lại thu nhập cao.
Cùng với việc mời thầy giỏi về truyền nghề, trung tâm đã tổ chức mở các lớp đào tạo các nghề, thêu, mây tre đan, nghề mộc. Sau khi được đào tạo, truyền nghề, các học viên đã trở thành lực lượng lao động kỹ thuật nòng cốt tại các làng nghề, các doanh nghiệp. Với cách làm này, nhiều làng nghề đã từng bước được khôi phục và phát triển, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tạo việc làm xóa đói giảm nghèo và đổi thay diện mạo nông thôn của tỉnh Vĩnh Phúc.
2.4. Hoạt động sản xuất của các làng nghề tác động đến môi trường
Sự phát triển sản xuất nghề đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn. Tuy nhiên, ngoài các mặt tích cực của làng nghề thì hoạt động sản xuất của làng nghề đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường.
Kết quả điều tra năm 2017 cho thấy, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực làng nghề vào khoảng 40 – 55%; biện pháp xử lý chất thải tại các làng nghề còn thô sơ và chưa đồng bộ. Chỉ có 11 làng nghề chất thải rắn được thu gom, xử lý và 9 làng nghề có bãi chôn lấp chất thải rắn. Nước thải và khí tại các làng nghề chưa được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường; cơ sở hạ tầng kỹ thuật xây dựng chắp vá, không đồng bộ, nhiều nơi chưa có hệ thống xử lý nước thải dẫn đến nước thải bị ứ đọng cục bộ.
Bảng 1. Ô nhiễm môi trường làng nghề tỉnh Vĩnh Phúc Nguồn: Tạp chí Môi trường
Theo kết quả quan trắc của Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc, nước mặt khu vực làng nghề truyền thống có dấu hiệu ô nhiễm, 9/22 làng nghề nước mặt bị ô nhiễm COD, BOD5 (BOD5 vượt TCCP từ 1,02 – 11,7 lần, COD vượt từ 1,13 – 6,4 lần), ô nhiễm nhất là làng nghề tái chế nhựa Đông Mẫu, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc COD vượt 2,9 lần, BOD5 vượt 3 lần, TSS vượt 3,6 lần). Có 6/22 mẫu nước thải làng nghề bị ô nhiễm COD, BOD5 (BOD5 vượt TCCP từ 1,02 – 11,7 lần, COD vượt từ 1,13 – 6,4 lần), 2/22 làng nghề ô nhiễm COD; tổng chất rắn lơ lửng vượt từ 1,24 – 17,3 lần, trong đó làng nghề gốm Hương Canh ô nhiễm nhất (TSS vượt TCCP 17,3 lần). Phân tích mẫu không khí tại một số làng nghề năm 2017 cho thấy, có 1 làng nghề (rèn Lý Nhân) ô nhiễm SO 2 vượt 1,42 lần, còn một số làng nghề chưa vượt QCCP về CO, NO 2, hơi xăng, độ ồn, độ rung…, tuy nhiên nồng độ các chỉ số tương đối cao.
Môi trường đất tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng. Tuy nhiên, về lâu dài, hoạt động sản xuất tại các làng nghề đang gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí mà hệ lụy của nó là ô nhiễm môi trường đất trong tương lai.
3. Đánh giá thực trạng phát triển DLLN tỉnh Vĩnh Phúc
Phát triển DLLN tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua đã gặt hái được những kết quả nhất định song vẫn còn nhiều hạn chế như sau:
3.1. Kết quả đạt được Một là, DLLN góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân làng nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế làng nghề tỉnh Vĩnh Phúc:
Hoạt động du lịch ở các làng nghề Vĩnh Phúc tuy chưa phát triển nhưng bước đầu đã mang lại những lợi ích về kinh tế – xã hội như tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tại các làng nghề. Vì thế có không ít các gia đình làm nghề đã bắt đầu quay trở lại với nghề. Mỗi cơ sở sản xuất nhờ đó đã giải quyết việc làm thường xuyên cho từ 5 – 7 lao động, thu nhập bình quân mỗi lao động đạt từ 3 – 5 triệu đồng/người/tháng, doanh thu của mỗi cơ sở sản xuất đạt từ 25 – 50 triệu đồng/tháng.
Như vậy, việc phát triển DLLN có vai trò rất quan trọng nhằm khai thác các nguồn lực tại chỗ ở nông thôn như vốn, mặt bằng sản xuất, đặc biệt là góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, thu hút được nhiều lao động (bao gồm cả lao động thường xuyên, lao động nông nhàn và lao động phụ) cho nông thôn.
Hai là, DLLN góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc:
Sự phát triển du lịch ở các làng nghề không những tự bản thân nó yêu cầu phải có kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển mà còn kích thích phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, ra đời phát triển các ngành nghề dịch vụ, thương mại, vận tải, thông tin liên lạc… và nâng cao dân trí ở nông thôn, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại và thu dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Ở những làng nghề có sự phát triển du lịch sẽ hình thành các trung tâm giao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hóa. Những trung tâm này ngày càng được mở rộng và phát triển tạo nên sự đổi mới trong nông thôn. Hơn nữa, nguồn tích lũy của người dân trong làng nghề cao hơn, có điều kiện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, nhà ở… Từ đó, ở đây đã dần dần hình thành một cụm dân cư với lối sống đô thị ngày một rõ nét.
Ba là, DLLN thúc đẩy việc bảo tồn giá trị của các làng nghề:
Sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống chứa đựng những phong tục, tập quán, tín ngưỡng… mang sắc thái riêng có của mỗi vùng miền địa phương. Cho đến nay, Vĩnh Phúc đã có nhiều sản phẩm làng nghề là hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, độc đáo, đạt trình độ bậc cao về mỹ thuật. Trong số đó, có nhiều sản phẩm đã tham dự nhiều triển lãm về sản phẩm làng nghề tiêu biểu ở trong và ngoài nước, được du khách ưa chuộng như:
– Sản phẩm mộc Bích Chu, Thủ Độ đã vươn xa khắp nơi và được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng, tin dùng. Ở một số nước Đông Á, Đông Âu đã có sự hiện diện của đồ gỗ cao cấp Bích Chu, Thủ Độ.
– Những sản phẩm rắn của Vĩnh Sơn không những nổi tiếng trong nước mà còn xuất khẩu sang một số nước phương tây, Đông Á, Đông Nam Á và Trung Quốc… Tại Hội chợ Quốc tế Giảng Võ năm 1981, 1982, sản phẩm rắn của Vĩnh Sơn đã được ban tổ chức Hội chợ tặng Huy chương Bạc. Ở các hội chợ trong và ngoài tỉnh, các sản phẩm này đã được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng và hình thức sản phẩm.
– Các sản phẩm của nghề rèn Lý Nhân đã xuất khẩu đến các thị trường Trung Quốc, Lào, Cam pu chia.
3.2. Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, đánh giá thực trạng phát triển DLLN Vĩnh Phúc thời gian qua còn bộc lộ nhiều tồn tại, đó là:
– Nhận thức về vai trò của DLLN ở một số địa phương còn hạn chế, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; chưa có các giải pháp cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ dịch vụ DLLN phát triển.
– Hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật DLLN đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Một số làng nghề có tiềm năng phát triển du lịch còn hạn chế về mặt bằng để xây dựng trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe, khu vệ sinh… Cơ sở lưu trú du lịch của Vĩnh Phúc còn nhỏ lẻ, manh mún, dịch vụ ít, chất lượng chưa cao, công suất sử dụng buồng bình quân chỉ đạt 40%/năm. Do vậy, chưa đảm bảo cho du lịch nói chung và DLLN Vĩnh Phúc phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế.
– Sản phẩm DLLN mờ nhạt, nghèo nàn, chưa tạo được sức hấp dẫn đối với du khách.
– Hiệu quả thu được từ DLLN chưa cao, lượng khách đến chưa nhiều và mang tính tự phát, khả năng sẵn sàng đón khách của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Tỉnh còn hạn chế.
– Nguồn nhân lực DLLN hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Vĩnh Phúc hiện đang thiếu nhiều nhân lực hướng dẫn viên tại các khu, điểm DLLN. Nhân lực trẻ ở nhiều làng nghề không muốn theo nghề truyền thống, mà đi làm ở các khu công nghiệp, nên dẫn đến tình trạng “già hóa” lao động truyền thống ở các làng nghề.
– Thiếu sự gắn kết du lịch với thương mại, chưa có các khu trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, những sản phẩm, dịch vụ du lịch đơn điệu và đang giảm dần tính hấp dẫn, tính cạnh tranh so với các tỉnh, thành phố lân cận.
– Kinh phí dành cho phát triển khu, điểm DLLN còn hạn chế nên việc hoạch định chính sách phát triển cũng như chính sách hỗ trợ nhà đầu tư cho làng nghề gặp nhiều khó khăn. Các làng nghề vẫn gặp khó khăn về đất đai, huy động vốn để mở rộng qui mô sản xuất.
– Các biện pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm tại các làng nghề gặp nhiều khó khăn, bất cập và chưa có các biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả.
Những hạn chế trên đang đặt ra nhiều thách thức đối với ngành Du lịch của Tỉnh. Để khắc phục và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng DLLN trong thời gian tới, du lịch Vĩnh Phúc cần hướng vào triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.
4. Một số giải pháp đề xuất
Để đẩy mạnh phát triển DLLN tỉnh Vĩnh Phúc, theo các tác giả, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
4.1. Nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển DLLN
(1) Tổ chức phổ biến, triển khai quán triệt sâu rộng trong các cấp, các ngành và toàn xã hội nội dung Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 6/10/2017 của Chính phủ và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Vĩnh Phúc.
(2) Chú trọng nâng cao nhận thức của cán bộ các cấp quản lý, các ngành, cũng như người dân về tầm quan trọng của phát triển DLLN đối với phát triển kinh tế – xã hội, cũng như hiểu về các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất và về con người phục vụ cho phát triển DLLN trong bối cảnh hội nhập KTQT.
(3) Áp dụng đa dạng các biện pháp truyền thông tới cán bộ các địa phương, các cấp, các ngành và toàn thể người dân: phổ biến về DLLN trên kênh truyền hình của tỉnh, quảng bá trên các trang mạng xã hội, xuất bản các ấn phẩm, video, tờ rơi về DLLN tỉnh Vĩnh Phúc.
4.2. Quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm bảo tồn và phát triển các làng nghề định hướng kết hợp phát triển DLLN
Để tạo thuận lợi cho phát triển DLLN trong thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc cần thực hiện quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp phục vụ bảo tồn và phát triển các làng nghề định hướng phát triển kết hợp DLLN. Các bước thực hiện quy hoạch phát triển DLLN là:
(1) Trước hết, cần đánh giá được các nhóm khách hàng mục tiêu;
(2) Lựa chọn được những làng nghề có tiềm năng và lợi thế phát triển DLLN;
(3) Thực hiện quy hoạch chi tiết, đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, xây dựng các tour DLLN, cũng như phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển DLLN.
4.3. Đa dạng hóa sản phẩm làng nghề phục vụ phát triển DLLN
Các sản phẩm của làng nghề và dịch vụ DLLN cần hướng tới đáp ứng được các khía cạnh, như:
(1) Đa dạng về mẫu mã, chủng loại, đáp ứng các nhu cầu làm sản phẩm tiêu dùng, trưng bày, quà tặng,…
(2) Sản phẩm gắn với những đặc trưng độc đáo của làng nghề, chứa đựng nét văn hóa của làng nghề.
(3) Sản phẩm làng nghề và DLLN là những sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và thân thiện môi trường.
(4) Tạo cơ hội cho du khách tham gia vào một số khâu tạo ra sản phẩm làng nghề, như: tạo hình, trang trí sản phẩm,… Những trải nghiệm này sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ với khách du lịch.
(5) Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ DLLN, như: dịch vụ di chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, vui chơi, giải trí.
4.4. Tăng cường quảng bá về làng nghề và DLLN
(1) Thực hiện tốt công tác quảng bá, tuyên truyền về thương hiệu du lịch Vĩnh Phúc nói chung và DLLN Vĩnh Phúc nói riêng là điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện đối với du khách trong và ngoài nước.
(2) Các sở, ngành, UBND các cấp hỗ trợ các hộ, cơ sở làm nghề tham gia hội chợ, triển lãm sản phẩm trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của các làng nghề, sản phẩm DLLN, nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường.
(3) Thiết kế logo, slogan nhận diện sản phẩm làng nghề của từng làng nghề; Xuất bản các ấn phẩm dưới các hình thức bưu ảnh, sách,…
(5) Đưa các hình ảnh làng nghề và DLLN vào trang web du lịch Vĩnh Phúc bằng nhiều ngôn ngữ: Tiếng Việt, Anh, Nga…
(6) Đa dạng các kênh quảng bá sản phẩm: website, tờ rơi, hội chợ, triển lãm, các trang mạng xã hội, các sự kiện du lịch trong và ngoài nước; Lồng ghép các hoạt động quảng bá sản phẩm làng nghề và DLLN với các sự kiện văn hóa, thể theo, các hội nghị, hội chợ du lịch.
4.5. Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực làng nghề và nhân lực làm DLLN
(1) Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, các đơn vị kinh doanh du lịch cần từng bước chuẩn hóa, nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp trong làm du lịch nói chung và DLLN nói riêng;
(2) Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về văn hóa, lịch sử, di tích danh lam thắng cảnh của Tỉnh, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên DLLN.
(3) Đối với người dân làng nghề: Chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và lợi ích của DLLN. Chú trọng đào tạo dạy nghề và truyền nghề cho lao động trẻ, nhằm phục vụ cho bảo tồn và phát triển làng nghề;
4.6. Tăng cường liên kết hợp tác giữa các làng nghề và giữa làng nghề với các đơn vị kinh doanh du lịch
Để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách DLLN thì việc kết nối giữa các đơn vị/cơ sở kinh doanh du lịch, các doanh nghiệp lữ hành với các làng nghề cũng như mối liên kết giữa các làng nghề trong phát triển DLLN là rất quan trọng.
Tăng cường liên kết hợp tác giữa làng nghề với các đơn vị kinh doanh du lịch nhằm tổ chức tốt hơn, chuyên nghiệp hơn các chuyến thăm làng nghề cho du khách.
Tăng cường liên kết giữa các làng nghề, kết hợp và phối hợp với nhau để xây dựng các tuyến du lịch độc đáo, ấn tượng, hiệu quả cho du khách.
Tăng cường liên kết giữa các hộ làm nghề và làm DLLN dưới các hình thức nhóm sở thích hoặc mô hình hợp tác xã nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong làm nghề và làm DLLN, từ đó tạo ra môi trường DLLN thân thiện, bình đẳng; tạo ấn tượng tốt với du khách.
4.7. Giải pháp về nguồn vốn và chính sách thuế cho phát triển DLLN
(1) Tạo cơ chế chính sách để thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển làng nghề và DLLN: bên cạnh sử dụng nguồn vốn ngân sách, cần có các biện pháp ưu đãi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dưới nhiều hình thức: BOT, BT, BO,… như các chính sách miễn, giảm thuế, chính sách cho thuê mặt bằng,…
(2) Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đầu tư tín dụng cho các hộ làm nghề và DLLN; mở rộng tín dụng đối với những doanh nghiệp xuất khẩu sản phảm làng nghề và những doanh nghiệp đầu tư phát triển DLLN.
(3) Tranh thủ sự giúp đỡ của các hiệp hội, thương nhân là người Việt Nam, người Vĩnh Phúc ở nước ngoài,… để thu hút các dự án đầu tư, các nguồn lực tài chính cho phát triển DLLN.
4.8. Giải pháp về môi trường làng nghề
(1) Nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường làng nghề đối với bản thân và xã hội.
(2) Quy hoạch và xây dựng hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn: Quy hoạch và xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải làng nghề; Áp dụng khoa học công nghệ trong quy trình sản xuất nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn nguyên, nhiên liệu; Áp dụng công nghệ xử lý nước thải, khói, bụi, tiếng ồn; Kiểm soát đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với những sản phẩm phục vụ nhu cầu thưởng thức ẩm thực của khách du lịch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 04/11/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (khóa XV) về phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh giai đoạn 2011- 2020. 2. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 3. Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 05/1/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc V/v phê duyệt Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Vĩnh P9úc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. 5. Trung tâm Thông tin – Xúc tiến thương mại và du lịch Vĩnh Phúc, Tiềm năng nghề thủ công mỹ nghệ và làng nghề Vĩnh Phúc. 6. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. 7. Anh Ngo Duc (2005), Blending handicrafts and tourism development – The good way of preservation of tradition and poverty alleviation in rural areas, Workshop on promotion of craft village-based tourism along West-East corridor, Vietnam National Administration for Tourism & ASIA Seed Institute and JODC (Japan). 8. Mingsarn Kaosa-ard (2002), “Development and Management of Tourism Products: The Thai Experience”, CMU, 1 (3), 289 – 301. 9. Naoto Suzuki (2005), “Development strategy formulation for Artisan craft promotion”, Bulletin of Japanese Society for the Science of Design, 52 (3), 1 – 10.
SOLUTIONS TO DEVELOP CRAFT VILLAGES TOURISMS IN THE CONTEXT OF THE INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION PROCESS
● Ph.D NGUYEN THI THU HUONG
Academy of Finance
Bạn đang xem bài viết Một Số Giải Pháp Phát Triển Làng Nghề Truyền Thống Ở Tỉnh Quảng Ninh Hiện Nay * Tóm Tắt: – Trường Đại Học Hạ Long trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!