Cập nhật thông tin chi tiết về Nắm Bắt Hình Dịch Covid mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, 6 tháng đầu năm 2020, toàn ngành gặp khó khăn lịch sử do ảnh hưởng dịch Covid-19. Ngành chỉ hoạt động được trong tháng 1- 2/2020, các tháng từ 3-5/2020 hoàn toàn bị ảnh hưởng dịch bệnh. Đến cuối tháng 5/2020, dịch bệnh được khống chế ở nước ta, các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch bắt đầu trở lại, trong đó du lịch là nhanh và mạnh nhất với Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”… Sau thời gian kích cầu, trong tháng 6/2020, nhiều địa phương đã ghi nhận lượng khách nội địa tăng mạnh từ 1,5- 3 lần so với tháng 5/2020… Tuy nhiên tổng thu từ khách du lịch chỉ ước đạt 176.800 tỷ đồng, giảm 47,7% so với cùng kỳ 2019…
Các hoạt động thể dục thể thao quần chúng trên toàn quốc phải giảm về số lượng và quy mô, lùi hoặc hoãn tổ chức các giải thể thao cấp toàn quốc. Việc hoãn tập huấn và tham dự các giải thể thao quốc tế, đặc biệt là các cuộc thi vòng loại Olympic, Paralympic đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu vượt qua vòng loại, giành suất tham dự Đại hội của các vận động viên Việt Nam. Việc hoãn tổ chức các giải thể thao trong nước và quốc tế đã thay đổi kế hoạch huấn luyện của các vận động viên thể thao của đội tuyển quốc gia và vận động viên ở các địa phương.
Song 6 tháng đầu năm, thể thao Việt Nam cũng đã tham gia 18 giải thể thao quốc tế, giành được 26 huy chương Vàng, 11 huy chương Bạc, 8 huy chương Đồng. Đến nay, Việt Nam đã có 5 suất chính thức tham dự Olympic Tokyo gồm các môn: Bắn cung (2), Boxing (1), thể dục dụng cụ (1), bơi (1).
Chia sẻ, ghi nhận những nỗ lực vượt khó các đơn vị, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện mong muốn toàn ngành cần tập trung phát huy kết quả bước đầu đạt được sau thời gian khởi động trở lại khi dịch được khống chế. Chặng đường phía trước chắc chắn còn rất nhiều khó khăn, cần phải tìm giải pháp khắc phục để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo phòng chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế – xã hội; cần có tư duy mới trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, không chủ quan nhưng cũng không quá sợ đến mức không làm gì…
Với thể dục thể thao, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đề nghị chuẩn bị tốt nhất cho việc tổ chức SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11 thông qua đảm bảo tiến độ các mặt, nhất là chuyên môn của các vận động viên, cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu. Một nhiệm vụ quan trọng của ngành là chuẩn bị lực lượng vận động viên tham dự Đại hội Thể thao bãi biển châu Á lần thứ 6, vòng loại Olympic, Paralympic, SEA Games 31 năm 2021 và các giải thể thao cấp khu vực, châu lục, thế giới trong năm 2021…
Bộ trưởng cũng yêu cầu Tổng cục Du lịch bám sát diễn biến tình hình chỉ đạo chung của Chính phủ để có những giải pháp phù hợp. Đã có tình huống mới đặt ra cho ngành du lịch là xuất hiện các ca bệnh mới nhưng việc kích cầu du lịch nội địa vẫn phải tiến hành, bên cạnh đó là chuẩn bị những điều kiện cần thiết để đón khách quốc tế khi dịch Covid-19 được khống chế. Việc kích cầu nội địa, đưa khách đi du lịch nội địa cần đặt lên hàng đầu yếu tố đảm bảo an toàn phòng chống dịch… Tổng cục Du lịch chủ trì, phối hợp triển khai mạnh mẽ chương trình kích cầu du lịch nội địa “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”; chiến dịch truyền thông về điểm đến “Việt Nam an toàn”, góp phần kích cầu du lịch nội địa, quảng bá hình ảnh Việt Nam an toàn, thân thiện và hấp dẫn…
Giải Pháp Nông Nghiệp Thông Minh: Nắm Bắt Xu Hướng Mới
Giải pháp nông nghiệp thông minh là gì?
Giải pháp nông nghiệp thông minh là việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật thông minh vào quá trình trồng trọt. Những lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng giải pháp nông nghiệp thông minh có thể kể đến như:
Đầu tiên, giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa giúp tạo ra lượng nông sản năng suất cao, tươi sạch và an toàn cho sức khỏe. Người tiêu dùng có thể tiếp cận được sản phẩm tốt, sạch với giá cả tốt hơn.
Khi nông nghiệp thông minh được tích hợp các hình thức tự động hóa các khâu của quá trình sản xuất đến thu hoạch và bảo quản nông sản. Tích hợp các yếu tố khoa học kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất nông, doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ giải pháp phát triển nông nghiệp sạch.
Việc chăm sóc cây trồng, theo dõi nhiệt độ, độ ẩm để kịp thời cung cấp nước khi cần giờ đây đã trở nên dễ dàng nhờ giải pháp nông nghiệp thông minh để phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn tự động hóa điều chỉnh nhiệt độ, làm mát, phun sương, bón phân. Nông sản sau khi thu hoạch không chỉ đảm bảo chất lượng tốt mà còn đồng đều.
Trong chọn giống thì ứng dụng giải pháp có tác dụng tạo giống cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết. Cây cho năng suất cao, chống chịu tốt với các loại sâu bệnh.
Ngoài ra, doanh nghiệp áp dụng nông nghiệp thông minh còn mang lại giá trị kinh tế cao. Tiết kiệm chi phí nhân công cũng là một lợi ích to lớn của giải pháp sản xuất nông nghiệp bền vững.
Giải pháp cho nông nghiệp Việt Nam hiện nay
Việt Nam từ bao đời luôn là quốc gia nông nghiệp. Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng, góp phần to lớn cho cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Khác với phương thức trồng trọt ngày xưa, cơ cấu ngành nông nghiệp đã và đang thay đổi theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, các giống mới, chất lượng cao đang dần thay thế các giống lúa truyền thống. Mô hình trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP cũng được đẩy mạnh bởi giá trị kinh tế mà nó mang lại.
Ngành nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức. Các yếu tố như: thiên tai, biến đổi khí hậu, biến động của thị trường khiến doanh nghiệp tổn thất không hề nhỏ. Chính lẽ đó, giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững được cho là hợp lý và kịp thời trong tình hình nông nghiệp hiện nay.
Giải pháp nông nghiệp thông minh HiFarm – giải quyết những vấn đề còn tồn đọng
Thêm vào đó, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác sản xuất trồng trọt có khả năng ứng phó với những khó khăn trong quá trình phát triển nông nghiệp. Bắt kịp xu thế thị trường, giải pháp nông nghiệp thông minh HiFarm với những ưu điểm như:
Cung cấp kịp thời lượng nước và dinh dưỡng có độ EC & pH mong muốn cho cây trồng.
Tự động chăm sóc cây, tưới cây cũng như điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.
Theo dõi tình hình phát triển của vườn nhanh chóng nhờ sử dụng ứng dụng điện thoại thông minh.
Thống kế được trạng thái và lịch sử vườn.
Phát hiện được sâu bệnh và phòng trừ những loại bệnh thường gặp ở cây trồng.
Tiết kiệm chi phí nhân công đáng kể.
Cuộc cách mạng công nghiệp đang tác động mạnh mẽ đến nhiều khía cạnh trong đời sống. Đặc biệt, lĩnh vực nông nghiệp đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt. Các giải pháp nông nghiệp thông minh ra đời như một “bàn đạp” giúp nhà nông dễ dàng thích ứng với xu thế toàn cầu hoá.
– HiFarm –
Giải Pháp Cho Các Doanh Nghiệp Khách Sạn Trong Tình Hình Dịch Covid Hiện Nay
Trong khi ngành du lịch và ngành kinh doanh khách sạn nhà nghỉ đang gặp khó khăn do tình hình dịch covid 19, thì vấn đề lớn nhất ở đây đó chính là không thể dự đoán được tình hình tiêu cực này sẽ tiếp tục diễn biến đến khi nào. Giám đốc điều hành Icrew là ông Kim Yong-soo đã tiết lộ chiến lược hiệu quả về chi phí để cải thiện môi trường kinh doanh đối với các khách sạn có quy mô nhỏ thông qua các giải pháp công nghệ thông tin.
Có vẻ như cuộc khủng hoảng doanh thu do dịch bệnh corona sẽ không kết thúc một cách dễ dàng. Tuy nhiên ngay cả trong tình huống như thế này, ông Kim Yong-soo cũng muốn giới thiệu một vài cách để khắc phục hiệu quả chi phí tuy nhỏ nhưng hiệu quả. Đây là phương pháp có thể áp dụng ngay mà không tốn kém bất kì khoản chi phí lớn nào, mong sẽ giúp ích được một phần nào đó trong việc khắc phục những vấn đề khó khăn mà dịch bệnh corona gây ra cho ngành du lịch.
(Ảnh: Internet)
Chiến lược tích cực quảng bá điểm tích lũy khách hàng thân thiết
Mối quan tâm chung của các nhà kinh doanh khách sạn và nhà nghỉ đó chính là tối đa hóa OCC (phòng có khách thuê) trong khi duy trì ADR (giá bán phòng trung bình), bao gồm việc đảm bảo tích cực quảng bá đến những vị khách hàng thân thiết. Có thể dễ dàng giải thích rằng nó làm tăng lợi nhuận kinh doanh trong khi vẫn giữ nguyên đơn giá. Bản chất là chiến lược kinh doanh tối đa hóa lợi nhuận hoạt động bằng cách đạt được doanh thu tối đa với chi phí tiếp thị tối thiểu.
Lý do để nhấn mạnh vào điểm thân thiết là không phải miễn cưỡng giới thiệu điểm tích lũy theo yêu cầu của khách hàng, mà hãy nghĩ rằng đó là quyền lợi của khách hàng, điều quan trọng là áp dụng điểm tích lũy một cách hợp lí và bạn phải có suy nghĩ tích cực để có thể tăng tỷ lệ hoàn vốn. Nếu bên phía khách sạn chủ động giải thích rằng đó là quyền lợi của khách hàng trước khi khách tự tìm đến và khuyến khích khách hàng áp dụng nó, thì bất chấp dù vị trí của khách sạn nằm ở đâu, hay có cơ sở vật chất lỗi thời đi chăng nữa thì khách hàng sẽ tự biết đưa ra đánh giá của riêng mình và có thể khiến họ quay trở lại vào những lần tới. Có nhiều cách khác nhau để tích lũy điểm như thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ thành viên, tích lũy dấu mộc…
Tiếp thị qua trang thông tin điện tử
Có một cách khác nữa đó chính là tiếp thị qua trang web thông tin điện tử. Trên thực tế, tiếp thị qua trang web cổng thông tin mang lại hiệu quả chi phí lớn, nhưng điều đáng tiếc là các chủ doanh nghiệp lưu trú không thể tự xử lý. Đây là lý do tại sao các nhà kinh doanh khách sạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc phụ thuộc vào các ứng dụng đặt phòng.
Rất khó để các khách sạn và nhà nghỉ có quy mô nhỏ có thể tự mình xử lý tiếp thị trên trang web thông tin điện tử. Bởi vấn đề là chỉ mỗi người quản lí khách sạn hoặc nhân viên khách sạn mới hiểu rõ được khách sạn của mình. Để tăng cường hoạt động tiếp thị trên trang web thông tin điện tử, bạn cần phải tạo ra những mẩu chuyện kể. Ví dụ như giới thiệu về những điểm đặc biệt của khách sạn, như khách có thể trải nghiệm phòng game tại khách sạn, hoặc đến với khách sạn để có thể tham gia những sự kiện nhận quà ưu đãi… Như vậy thì hiệu quả tiếp thị có thể đạt được tối đa.
Không chỉ dựa vào mỗi thông tin của ứng dụng đặt phòng lưu trú mà thông qua các trang web điện tử sẽ coi việc giao tiếp hai chiều giữa khách sạn và giữa khách hàng là quan trọng hơn cả. Điều này có nghĩa là khách sạn có thể tăng cường tiếp thị hơn nữa thông qua việc giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Và để làm được điều này một cách hiệu quả nhất thì các nhà kinh doanh khách sạn nên tìm đến một công ty du lịch tiếp thị qua trang web để giao phó, tuy nhiên cũng nên tìm đến những công ty có chuyên môn về mảng marketing khách sạn. Cuối cùng, để tăng tỷ lệ đặt phòng trên trang web và đạt hiệu quả marketing, tốt nhất bạn nên tìm đến một công ty uy tín có thể hiểu rõ về khách sạn và vận hành nó một cách hiệu quả. Nếu bạn nắm rõ về kiosk, quảng lí phòng cloud, chương trình khách hàng thân thiết, cũng như cách tiếp thị trên trang web điện tử thì bạn có thể đạt được doanh thu hơn mong đợi.
Cài đặt Hệ thống Quản trị doanh thu khách sạn (CLOUD RMS)
Ưu điểm lớn nhất của cloud trong khách sạn là dữ liệu được tạo ra trong quá trình vận hành quản lý phòng không những chỉ được lưu trữ kín trên máy tính tại quầy lễ tân mà còn được lưu trữ trong máy chủ và có thể đưa ra phương pháp vận hành phức tạp. Chương trình quản lý RMS chạy trên điều hành Windows được sử dụng phổ biến trong các khách sạn nhà nghỉ quy mô nhỏ lại đang gặp phải giới hạn không thể đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng tại thời điểm hiện tại. Ví dụ, một chương trình quản lý phòng không yêu cầu kết nối internet vào những năm 1990 chỉ có thể phát hiện trạng thái đóng mở cửa phòng.
(Ảnh: Internet)
Tuy nhiên trong những năm gần đây, nó được tái sinh như một chương trình giải pháp toàn diện nhằm giao tiếp và kết nối với khách hàng. Ngoài việc quản lý điểm tích lũy khách hàng thân thiết, nó hoàn toàn tương thích với kiosk và thông tin đặt phòng của ứng dụng đặt chỗ lưu trú hoặc đại lý du lịch trực tuyến (OTA) toàn cầu được đồng bộ hóa theo thời gian thực. Đây được gọi là RMS dựa trên trang web. Đây là một giải pháp giúp các khách sạn có quy mô nhỏ quản lý liền mạch điểm tích lũy khách hàng thân thiết, quản lý đặt phòng trên trang web, tiếp thị qua cổng thông tin và tiếp thị đến khách hàng. Bây giờ là lúc để bỏ qua các Hệ thống Quản trị doanh thu khách sạn RMS offline mà hướng đến dạng RMS dựa trên trang web.
Vậy bên trên là những giải pháp tăng doanh số hiệu quả nhất về chi phí trong môi trường kinh doanh trong khoảng thời gian khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch covid 19. Nếu chúng ta nhận thức được đúng vấn đề thì có thể tìm ra giải pháp giải quyết một cách hiệu quả và nhanh chóng. Biết đâu trong tình hình khủng hoảng như thế này mà chúng ta lại tìm ra cơ hội cho bản thân thì sao?
Vì vậy, đối với các nhà kinh doanh khách sạn nhỏ lẻ không thể tự marketing cho dịch vụ của mình thì hãy liên lạc với TGROUP chúng tôi, đảm bảo các bạn sẽ nhận được một doanh thu đáng mong đợi trong tương lai.
Tác Động Của Đại Dịch Covid
Trang chủ
»
Nghiên cứu Khoa học Xã hội Và Nhân Văn
Tác động của đại dịch Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam
TS. Bạch Hồng Việt
Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng
Tóm tắt: Đại dịch Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay, gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới, hiện vẫn đang diễn biến phức tạp. Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ từ đại dịch Covid-19. Bằng việc tổng hợp các tư liệu và số liệu thống kê, bài viết phân tích tác động của đại dịch Covid-19 đến sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững ở Việt Nam. Từ đó, gợi mở một số đề xuất cho sự phát triển bền vững trong thời gian tới.
Từ khóa: Covid-19; Tăng trưởng kinh tế; Phát triển bền vững.
Mở đầu
Khởi nguồn từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào cuối năm 2019, đến nay, đại dịch Covid-19 đã bùng phát ở 215 quốc gia. Theo thống kê, đến ngày 22/10/2020, thế giới ghi nhận 41.518.941 người mắc, 1.136.848 người tử vong tại 215 quốc gia và vùng lãnh thổ, tiếp theo là Ấn Độ, thứ ba là Brazil. Tại khu vực ASEAN, Indonesia đã vượt qua Philippines trở thành là quốc gia dẫn đầu khu vực về tổng số trường hợp mắc và số bệnh nhân tử vong. Tại Việt Nam, số ca nhiễm là 1.145 người, tử vong 35 người. Mỗi ngày, thế giới có hàng trăm ngàn ca mắc mới, hàng nghìn người tử vong và chưa có dấu hiệu chững lại, thậm chí lây lan nhanh tại một số quốc gia sau khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.
Đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia, hiện vẫn diễn biến phức tạp. Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Việt Nam là một quốc gia có độ mở nền kinh tế lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, cũng chịu nhiều tác động của dịch bệnh Covid-19. Mặc dù nước ta đã có sự kiểm soát dịch bệnh thành công bước đầu, nhưng Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng sản xuất và lưu thông hàng hóa, một số ngành như: xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm bị tác động trực tiếp; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô, v.v. Bài viết tổng hợp thông tin và tập trung phân tích tác động của đại dịch Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số ý kiến.
1. Tình hình đại dịch Covid-19 trên thế gới và Việt Nam
Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến ngày 22/10/2020, số người mắc COID-19 trên thế giới là 41.518.941 người mắc, trong đó 1.136.848 người tử vong. Đứng đầu thế giới là Mỹ với 8.584.850 ca nhiễm và 227.409 người tử vong; tiếp theo sau là Ấn Độ, Braxin, v.v. Ở khu vực ASEAN, Indonexia đã vượt Philippines trở thành nước dẫn đầu với 373.109 người nhiễm, 12.857 người tử vong. Việt Nam có 1.145 ca nhiễm, trong đó có 35 người tử vong (xem Bảng 1).
Bảng 1. Tình hình COVID-19 trên thế giới và Việt Nam (tính đến 14h50 ngày 22/10/2020)
TT
Quốc gia
Số người nhiễm
Số người tử vong
Thế giới
41.518.941
1.136.848
1
Mỹ
8.584.850
227.409
2
Ấn Độ
7.708.947
116.681
3
Braxin
5.300.649
155.459
4
Nga
1.463.306
25.242
5
Tây Ban Nha
1.046.641
34.366
19
Indonesia
373.109
12.857
20
Philippines
362.243
6.747
53
Trung Quốc
85.729
4.634
165
Việt Nam
1.145
35
Nguồn: https://vimed.org/dich-virus-corona-covid-19-7974.html, truy cập 22/10/2020.
Thứ nhất, châu Âu và Mỹ là những vùng khí hậu lạnh, rất thích hợp với sự phát triển của Covid-19. So với các quốc ở châu Á, châu Âu có tỷ lệ người già cao, khả năng chống đỡ với bệnh viêm đường hô hấp kém hơn, nên tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong cao hơn.
Thứ hai, hệ thống y tế công cộng ở một số quốc gia châu Âu như: Pháp, Italia bị quá tải, thiếu nhân lực, thiếu thiết bị phòng chống.
Thứ ba, tâm lý chủ quan ở châu Âu lớn, công dân châu Âu luôn được đề cao quyền riêng tư và tự do cá nhân. Nhiều lãnh đạo các quốc gia châu Âu cho rằng, dịch bệnh Covid-19 chỉ là cúm mùa như một số năm đã xảy ra, chủ trương để người dân tự thích nghi (không can thiệp, để thả tự do), tự miễn dịch cộng đồng. Vì vậy, các quốc gia châu Âu đã chủ quan, thiếu biện pháp kiểm soát dịch bệnh kịp thời.
Thứ tư, Hiệp ước Liên minh Châu Âu (Hiệp ước Schengen) cho phép người dân các nước được tự do đi lại, cư trú, điều đó kéo theo sự lây lan mầm bệnh Covid-19, loại bệnh truyền nhiễm, dễ lây lan do tiếp xúc thông thường.
Thứ năm, các quốc gia châu Âu dường như chú trọng vào yếu tố kinh tế và chính trị nhiều hơn, nếu mạnh tay chống dịch sẽ làm tổn thương đến kinh tế và động chạm đến các vấn đề chính trị.
Ở Việt Nam, ngay từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên (23/01/2020), với sự chỉ đạo tích cực của Đảng và Chính phủ, bằng các biện pháp cách ly, truy vết, theo dõi và hạn chế người từ vùng dịch, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng trong phòng chống dịch. Sau 2 đợt bùng phát, đến 22/10/2020, có 1.145 người nhiễm Covid-19, trong đó 35 người tử vong. Mặc dù là một trong số ít các nước kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhưng kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động và ảnh hưởng nghiêm trọng.
2. Tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ Covid-19
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới và đang diễn biến rất phức tạp, khó lường, đẩy thế giới và nhiều nước rơi vào khủng hoảng kép về y tế và kinh tế. Về kinh tế, hầu hết các quốc gia rơi vào suy thoái nghiêm trọng, kinh tế và thương mại toàn cầu suy giảm mạnh, trong đó có Việt Nam.
Với kinh tế thế giới, hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch, sản xuất, kinh doanh, bị đình trệ. Báo cáo của IMF và WB (10/2020) dự báo kinh tế thế giới năm 2020 suy giảm (từ -5,2% đến -4,4%). UNCTAD dự báo FDI toàn cầu sẽ suy giảm khoảng 40% so với năm 2019 và tiếp tục giảm từ 5-10% trong năm 2021; WTO (10/2020) dự báo thương mại thế giới suy giảm khoảng 9,2% năm 2020. Lạm phát toàn cầu năm 2020 dự báo ở mức thấp (1,8-2%) do sức cầu còn yếu, giá dầu giảm mạnh và đứng ở mức thấp[1].
Trong 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới, EU dự báo giảm -7,5%, Mỹ giảm -5,9%, và Trung Quốc tăng 1,2% GDP. Để ngăn chặn cú sốc kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra, các quốc gia đều tung ra các gói hỗ trợ kịp thời. Cụ thể, Chính phủ Mỹ cam kết chi hơn 3.000 tỷ USD để giải cứu nền kinh tế. Ngày 01/10/2020, Hạ viện Mỹ đã chấp thuận gói cứu trợ Covid-19 trị giá 2.200 tỉ USD[2]. Chính phủ Trung Quốc, tại kỳ họp Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (28/5/2020) đã cam kết chi 4.000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 559 tỷ USD) cho gói kích thích kinh tế, không kém gói kích thích kinh tế 826 tỷ USD của châu Âu[3]. Nếu tình hình còn khó khan, khả năng phải tăng qui mô các gói cứu trợ là không tránh khỏi.
Việt Nam là một trong số ít các nước kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhưng vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế, sau 9 tháng đã có dấu hiệu phục hồi rõ nét, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát qua 2 lần bùng phát (tháng 3 và tháng 7). Quý I năm 2020, tốc độ tăng trưởng đạt 3,82%, quý II giảm còn 0,39%, quí III tăng trở lại đạt 2,62%, đưa con số tăng trưởng của 9 tháng năm 2020 lên 2,12%. Mặc dù tăng trưởng vẫn là một con số dương, nhưng đây là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ của các năm trong giai đoạn 2011-2020 và là một trong số ít các quốc gia có tăng trưởng dương.
Theo kết quả điều tra đột xuất của Tổng cục Thống kê về tác động của dịch Covid-19 tới doanh nghiệp (lần 1) cho thấy, đến 20/4/2020, với 126.565 doanh nghiệp tham gia trả lời, có tới 85,7% số doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19. Trong đó, khu vực công nghiệp – xây dựng và khu vực dịch vụ chịu nhiều tác động nhất từ dịch Covid-19 với tỷ lệ doanh nghiệp bị tác động lần lượt là 86,1% và 85,9%; trong khi khu vực nông, lâm, thủy sản chịu ảnh hưởng ít hơn với 78,7%. Một số ngành kinh tế có tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 cao, điển hình như các ngành: hàng không 100%, dịch vụ lưu trú 97,1%, dịch vụ ăn uống 95,5%, hoạt động của các đại lý du lịch 95,7%, giáo dục và đào tạo 93,9%, các ngành dệt may, sản xuất da, các sản phẩm từ da, sản xuất các sản phẩm điện tử, sản xuất ô tô đều có tỷ lệ trên 90%.
Tuy nhiên, trong quý 3, các khu vực kinh tế đều có dấu hiệu phục hồi và khởi sắc hơn, bước vào trạng thái hoạt động trong điều kiện bình thường mới. Theo Tổng cục Thống kê[4], tính chung 9 tháng năm 2020, GDP ước tăng 2,12% so với cùng kỳ năm 2019, là mức tăng thấp nhất so cùng kỳ trong giai đoạn 2011-2020. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,84%, đóng góp 13,62% vào mức tăng trưởng chung; công nghiệp và xây dựng tăng 3,08%, đóng góp 58,35%; khu vực dịch vụ tăng 1,37%, đóng góp 28,03%. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, làm đứt gãy thương mại toàn cầu, nhưng cán cân thương mại tháng 9 tiếp tục thặng dư 3,5 tỷ USD, đưa giá trị xuất siêu 9 tháng đạt gần 17 tỷ USD, tăng gần gấp đôi so cùng kỳ năm 2019. Kinh tế trong nước đã trở thành động lực tăng trưởng xuất khẩu với kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 9 tháng tăng 20,2% và chiếm 35,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hoạt động thương mại, vận tải trong nước cũng có dấu hiệu tăng trở lại ngay khi đợt bùng phát thứ hai được khống chế (tháng 7/2020). Cụ thể:
Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản quý 3 tăng 2,93% so với cùng kỳ (tốt hơn nhiều so với mức tăng 0,04% của quý 1 và 1,8% quý 2), lũy kế 9 tháng đầu năm tăng 1,84% (thấp hơn mức tăng 2,02% cùng kỳ năm trước); đóng góp 13,62% vào mức tăng trưởng chung. Nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục khẳng định vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, đồng thời duy trì nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội trong bối cảnh đại dịch.
Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,95% (cao hơn mức tăng của quý 2 là 1,69%), lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 tăng 3,08% (thấp hơn so với mức 9,36% cùng kỳ năm 2019) và đóng góp 58,35% vào mức tăng trưởng chung. Trong 9 tháng, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 2,69%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,6%, mức tăng thấp nhất của 9 tháng các năm 2011-2020. Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động đạt 133,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2019; quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14,4 tỷ đồng, tăng 14,4%.
Khu vực dịch vụ có dấu hiệu phục hồi mạnh, tăng 2,75% (so với quý 2 giảm -1,93%); lũy kế 9 tháng tăng 1,37% (thấp hơn so với mức tăng 6,85% cùng kỳ năm trước); đóng góp 28,03% vào tăng trưởng chung. Sau thời gian tăng trưởng âm, hoạt động thương mại, dịch vụ tháng 9 tăng trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2020 tăng 2,7% so với tháng 8/2019 và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 9 tháng năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng nhẹ 0,7%. Hoạt động vận tải tháng 9/2020 có những tín hiệu tích cực hơn, tăng 6,8% lượng hành khách vận chuyển và tăng 4,5% lượng hàng hóa vận chuyển so với tháng 8/2020. Tính chung 9 tháng năm 2020, vận chuyển hành khách giảm 29,6% và vận chuyển hàng hóa giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2019. Hàng không là ngành chịu ảnh hưởng nặng nhất trong 9 tháng, với mức giảm 45,5% về lượng hành khách và 39,4% về lượng hàng hóa vận chuyển. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đạt 388,73 tỷ USD, tăng 1,8%, trong đó xuất khẩu đạt 202,86 tỷ USD, tăng 4,2%; nhập khẩu đạt 185,87 tỷ USD, giảm 0,8%. Khu vực kinh tế trong nước có giá trị kim ngạch xuất khẩu 9 tháng tăng cao 20,2%, nhập khẩu tăng 4,7%. Cán cân thương mại 9 tháng tiếp tục xuất siêu, đạt mức 17 tỷ USD, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm 2019.
Một trong những nhân tố tạo động lực cho sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế là việc đẩy mạnh đầu tư công. Mặc dù, việc giải ngân vốn đầu tư công tuy chưa đạt mức kỳ vọng, nhưng tốc độ giải ngân tháng 9 và 9 tháng (đạt 59,7% kế hoạch) đều đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Vốn đầu tư công được tập trung chủ yếu cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội trọng điểm, nhằm thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài (FDI), góp phần tăng tổng đầu tư phát triển và duy trì an sinh xã hội theo mục tiêu phát triển bền vững. Ngay từ những diễn biến đầu tiên của dịch Covid-19, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo đưa ra các gói hỗ trợ, chính sách tiền tệ, tài khóa, an sinh xã hội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cú sốc Covid-19. Sự điều hành kịp thời của Chính phủ, thể hiện ở các gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội hướng đến sự phát triển bền vững, bao gồm[5]:
Thứ nhất, gói chính sách tiền tệ – tín dụng nhằm cơ cấu lại, giãn – hoãn nợ và xem xét giảm lãi đối với tổng dư nợ chịu ảnh hưởng.
Thứ hai, gói cho vay mới với tổng hạn mức cam kết khoảng 300.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi hơn tín dụng thông thường từ 1% – 2,5%/năm.
Thứ ba, gói tài khóa (giãn, hoãn thuế và tiền thuê đất, giảm một số thuế và phí) với tổng giá trị 180.000 tỷ đồng.
Thứ tư, gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng cho hơn 20 triệu lao động và đối tượng yếu thế.
Như vậy, tác động của đại dịch Covid-19 đến kinh tế nước ta khá rõ. Tăng trưởng kinh tế đã suy giảm chạm đáy ở quý 2/2020, sau đó phục hồi và phát triển là nhờ thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19 cùng với việc tung ra các gói hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường đầu tư công, cải thiện môi trường kinh doanh, ổn định an sinh xã hội.
3. Một số đề xuất cho tăng trưởng và phát triển bền vững thời gian tới
Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam vẫn khá ổn định trước những thách thức của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nguy cơ lớn vẫn còn và tiềm ẩn nhiều bất ổn nếu dịch bùng phát trở lại. Đại dịch Covid-19 kéo dài trên toàn cầu vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Từ những chỉ số kinh tế vĩ mô của 9 tháng đầu năm, như: tăng trưởng kinh tế đạt 2,12%, tỷ lệ lạm phát đạt 3,2%, thặng dư thương mại gần 17 tỷ USD, v.v. cho thấy những tín hiệu phục hồi và phát triển khá rõ.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), đây là những tín hiệu trong tương lai cho thấy sự phục hồi kinh tế của Việt Nam được củng cố và trở nên mạnh hơn, tốc độ tăng trưởng GDP có thể đạt 2,5-3,0% trong năm 2020. Triển vọng kinh tế trong trung hạn và dài hạn rất tích cực. Bên cạnh việc tham gia các hiệp định thương mại song phương và đa phương sẽ giúp nền kinh tế phục hồi, Việt Nam cũng có nhiều khả năng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển hiện nay của các chuỗi cung ứng sang những quốc gia có chi phí thấp hơn.
Theo Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á, vượt Singapore và Malaysia. GDP Việt Nam năm 2020 ước đạt 340,6 tỷ USD, vượt Singapore với 337,5 tỷ USD, Malaysia với 336,3 tỷ USD.
Theo Báo Bưu điện ASEAN (The Asean Post) dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tích cực và có thể đạt tăng trưởng 2,9% vào năm 2020. Việt Nam đang có vị thế tốt để thoát khỏi bẫy kinh tế của đại dịch Covid-19 nhờ 3 lý do[6].
Thứ nhất, Chính phủ đã đưa ra các biện pháp giảm thuế, hoãn nộp thuế và miễn phí sử dụng đất đối với các doanh nghiệp.
Thứ hai, Luật Đầu tư được sửa đổi, tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư bằng cách giảm các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhờ dòng vốn đầu tư nước ngoài nhanh chóng, hiện vẫn đang tăng lên (FDI trong tháng 9 đạt 1,65 tỷ USD, tăng so với 720 triệu USD của tháng 8/2020). Việt Nam có tiềm năng trở thành nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Đáng chú ý, 4 năm qua, có tới gần 1 tỷ USD được đầu tư cho lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam.
Thứ ba, Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Từ tháng 7/2020, EU đã dỡ bỏ 85% các thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam và dần cắt bỏ phần còn lại trong 7 năm tới.
Ðể đạt mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa phục hồi tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục duy trì gói hỗ trợ tài chính đủ lớn và hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế, trong đó tập trung vào đối tượng doanh nghiệp, vì đây là khu vực đóng góp lớn cho tăng trưởng GDP (khoảng 60%).
Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất, chú trọng đến việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, nhất là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa rộng, tạo đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng và tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, kích cầu đầu tư trong khối doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu để chủ động nguồn hàng khi thị trường thế giới mở lại bình thường.
Thứ tư, duy trì và tăng qui mô gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19. Hiện gói hỗ trợ quy mô 62 nghìn tỷ đồng mới giải ngân được 13 nghìn tỷ đồng, chủ yếu cho đối tượng là người lao động, còn các doanh nghiệp khó tiếp cận do thủ tục khó khăn.
Thứ năm, thực hiện tốt việc phòng ngừa lây lan của bệnh dịch để không tái phát dịch, tạo điều kiện cho việc mở rộng quan hệ quốc tế, đặc biệt là thương mại.
Kết luận
Ngay từ khi đợt dịch đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành các kết luận, nghị quyết, chỉ thị với phương châm “chống dịch như chống giặc”; quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”: vừa quyết liệt phòng, chống dịch hiệu quả, vừa tập trung phục hồi phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó, kiểm soát dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu, quan trọng, nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội.
Sự bùng phát và lây lan chưa rõ hồi kết của đại dịch Covid-19 đã và đang làm trầm trọng thêm xu hướng suy thoái, khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước phục hồi và phát triển trên với sự điều hành của Chính phủ trong bối cảnh bình thường mới đã thành công bước đầu. Khai thác tối đa thị trường trong nước, đồng thời phòng ngừa, ứng phó với các bất ổn từ bên ngoài, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, sinh kế, việc làm, đời sống đối với người lao động, người nghèo, người yếu thế là những nội dung hết sức cần thiết trong thời gian tới.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020), Báo cáo số 6219-BC/BKHĐT ngày 22 tháng 9 năm 2020 về đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021.
2. Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế – xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2020, https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=19760.
3. Tổng cục Thống kê, Báo cáo số 154/BC-TCTK ngày 28/9/2020.
4. https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/ha-vien-my-thong-qua-goi-cuu-tro-moi-2200-ti-usd-13221.html.
5. http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/trung-quoc-tung-goi-cuu-tro-kinh-te-559-ty-usd-khong-kem-goi-kich-thich-kinh-te-826-ty-usd-cua-chau-au-323621.htm.
6. https://vimed.org/dich-virus-corona-covid-19-7974.html. Truy cập 22/10/2020
7. https://vtv.vn/chinh-tri/truong-ban-kinh-te-trung-uong-nguyen-van-binh-kinh-te-viet-nam-phu-thuoc-rat-nhieu-vao-gia-tri-toan-cau-20201020130101898.htm
[1] TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo & Nghiên cứu BIDV
[2] https://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/ha-vien-my-thong-qua-goi-cuu-tro-moi-2200-ti-usd-13221.html.
[3] http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/trung-quoc-tung-goi-cuu-tro-kinh-te-559-ty-usd-khong-kem-goi-kich-thich-kinh-te-826-ty-usd-cua-chau-au-323621.htm.
[4] Báo cáo số 154/BC-TCTK ngày 28/9/2020 của Tổng cục Thống kê.
[5] https://vtv.vn/chinh-tri/truong-ban-kinh-te-trung-uong-nguyen-van-binh-kinh-te-viet-nam-phu-thuoc-rat-nhieu-vao-gia-tri-toan-cau-20201020130101898.htm
[6] http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/du-trong-thoi-diem-kho-khan-kinh-te-viet-nam-van-co-suc-bat-tuong-doi-tot-328991.html.
Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Covid-19, đại dịch và những vấn đề đặt ra đối với phát triển bền vững”,
tại Hà Nội, ngày 30/11/2020.
Các tin đã đưa ngày:
Bạn đang xem bài viết Nắm Bắt Hình Dịch Covid trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!