Cập nhật thông tin chi tiết về Nâng Cao Chất Lượng Dân Số mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thứ sáu, 10/07/2020 – 10:23′
Những năm qua, công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nhận thức và hành động của Nhân dân về DS-KHHGĐ nâng lên rõ rệt. Người dân được tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) – KHHGĐ, chất lượng các dịch vụ ngày một tốt hơn, phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên bình quân toàn tỉnh giảm từ 26,3% (năm 2011) xuống còn 16,09% (năm 2019), trung bình mỗi năm giảm 1,28%. Tỷ lệ các cặp vợ chồng đang áp dụng các biện pháp tránh thai trên toàn tỉnh đạt 69,5%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ước thực hiện năm 2020 là 15,45%0. Để đạt được những kết quả đó, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh triển khai nhiều mô hình, dự án bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực và lan tỏa trong cộng đồng như: sàng lọc trước sinh, sơ sinh; tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân; nâng cao chất lượng dân số các dân tộc ít người; can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống…Đề án sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh đã góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích của sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, vì một tương lai không dị tật ở trẻ em. Theo đó, đã vận động phụ nữ mang thai định kỳ đi khám thai, siêu âm và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện, can thiệp và điều trị sớm các bệnh, tật, rối loạn di truyền, chuyển hóa ngay trong giai đoạn mang thai. Vận động bố, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ sơ sinh lấy máu gót chân, thực hiện các xét nghiệm sàng lọc để phát hiện sớm các bệnh lý nhằm tránh tử vong hoặc hạn chế tối đa những bệnh lý gây ra. Từ đầu năm đến nay, đã thực hiện sàng lọc trước sinh 808 ca, đạt 12,6%, nghi ngờ mắc bệnh 4 ca; sàng lọc sơ sinh 1.107 ca, đạt 34,1%, nghi ngờ mắc bệnh 109 ca.
Cán bộ dân số xã Bản Giang (huyện Tam Đường) tuyên truyền đến người dân bản Nà Bỏ về dân số – kế hoạch hóa gia đình.
Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dân Số
Chung tay chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Chưa bao giờ sức khỏe người cao tuổi lại được quan tâm nhiều như hiện nay. Đây là một trong những hoạt động mà tỉnh đang chú trọng thực hiện nhằm nâng cao chất lượng dân số. Các địa phương đang tích cực triển khai khám sức khỏe cho người cao tuổi nhằm giúp các ông cụ, bà cụ chăm sóc tốt bệnh tật. Biết được điều kiện người cao tuổi đi lại khó khăn nên một số địa phương bác sĩ xuống tận ấp, khu vực để khám sức khỏe cho các cụ.
Có mặt tại ngày khám sức khỏe cho người cao tuổi ở khu vực 3, phường III, thành phố Vị Thanh, mới thấy được niềm vui của người cao tuổi ở đây. Bà Bùi Thị Bé, 71 tuổi, khu vực 3, phường III, chia sẻ: “Tôi bị thoái hóa khớp, uống thuốc hoài không khỏi. Bữa nay nghe có bác sĩ về khám bệnh nên đến khám để có thuốc uống. Bác sĩ về đến khu vực khám rất tiện cho người cao tuổi như chúng tôi, đỡ phải đi xa mệt nhọc”.
Nhất là đối với những người cao tuổi nghèo, hoàn cảnh sống khó khăn thì các đợt chăm sóc sức khỏe thế này càng ý nghĩa. Bà Trần Thị Út, 72 tuổi, ở khu vực 3, phường III, nói: “Lớn tuổi rồi bệnh liên miên vừa bị gan nhiễm mỡ, đau nhức chân tay, đau dạ dày,… mà nhà thì nghèo không có điều kiện để đi khám bệnh. Bác sĩ về khu vực khám bệnh tôi mới chạy xe đạp đi được chứ lên trung tâm y tế thành phố tôi phải đi xe ôm hai bận 40.000 đồng”.
Nhờ tổ chức khám sức khỏe ở khu vực nên số lượng người cao tuổi đến khám khá nhiều. Ông Nguyễn Minh Trường, Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường III, cho hay: “Ở khu vực 3 có 100 cụ được mời, đã có trên 70 cụ đến khám sức khỏe. Một số trường hợp do bệnh, quá lớn tuổi đi lại khó khăn nên không đi được. Tổ chức khám sức khỏe như thế này có lợi cho người cao tuổi, nhiều người muốn đi”. Với quyết tâm thực hiện đạt chỉ tiêu từ 90-100% người cao tuổi được khám sức khỏe, sau các buổi khám như thế này, còn lại những trường hợp chưa đến khám được Trung tâm Y tế thành phố Vị Thanh và các trạm y tế của thành phố bố trí y, bác sĩ xuống tận nhà người cao tuổi để khám.
Tập trung lo sức khỏe thế hệ mai sau
Ngoài mô hình khám sức khỏe cho người cao tuổi, tỉnh còn thực hiện các mô hình khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh để có những trẻ chào đời khỏe mạnh. Qua công tác tuyên truyền, vận động, nhiều gia đình đã thực hiện các mô hình này 6 tháng đầu năm nay, cả tỉnh đã có trên 600 trẻ được sàng lọc sơ sinh, trong đó khoảng 1% trẻ mắc bệnh thiếu men G6PD.
Hàng năm, trên địa bàn tỉnh có khoảng 10.000 trẻ sinh ra và số trẻ được sàng lọc chưa nhiều, vì vậy hoạt động tuyên truyền vận động các gia đình thực hiện sàng lọc sơ sinh cho trẻ cần được đẩy mạnh. Tuy nhiên, theo bà Cao Thị Ánh Hồng, Giám đốc Trung tâm Dân số – Kế hoạch hóa gia đình huyện Phụng Hiệp, thì: “Việc sàng lọc sơ sinh hiện tại gặp khó do một số trường hợp sinh tại các bệnh viện không có thực hiện dịch vụ này”.
Đồng tình với bà Hồng, bà Nguyễn Thị Thanh Liên, Giám đốc Trung tâm Dân số – Kế hoạch hóa gia đình thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Thực hiện các mô hình nâng cao chất lượng dân số là thay đổi cả nhận thức của người dân nên cần có thời gian. Đặc biệt công tác tuyên truyền vận động phải làm sao cho gia đình hiểu được lợi ích khi thực hiện các mô hình này. Chúng tôi cũng đã chỉ đạo cán bộ, cộng tác viên dân số các xã, phường nắm đối tượng mang thai và xin cả số điện thoại để gọi điện khi nào sinh con sẽ tư vấn. Ngoài Trung tâm Y tế thành phố Vị Thanh, chúng tôi cũng gửi mẫu thấm lấy máu gót chân ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh để sàng lọc cho trẻ ở địa bàn thành phố nếu sinh ở bệnh viện này”. Theo kế hoạch đề ra, năm 2017 thực hiện nâng cao chất lượng dân số tỉnh sẽ vận động 30% trẻ được sàng lọc sơ sinh và sàng lọc trước sinh.
Xác định nâng cao chất lượng dân số tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới, Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình tỉnh đang xây dựng đề án để phát triển hơn nữa các mô hình này. Bà Võ Thị Hoàng Loan, Chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, cho biết: “Đề án nhằm nâng cao chất lượng dân số giai đoạn 2017-2020 gồm các vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, sàng lọc sơ sinh, trước sinh, khám sức khỏe tiền hôn nhân, nâng cao thể lực, tầm vóc,…”. Để nâng cao chất lượng dân số ngành dân số tỉnh cũng khẳng định việc đẩy mạnh tuyên truyền vận động về lợi ích của những mô hình này để các gia đình tự bỏ chi phí thực hiện sẽ được quan tâm.
Nâng cao chất lượng dân số là một trong những nội dung nằm trong giải pháp về phát triển văn hóa – xã hội của Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020 và những giải pháp chăm sóc sức khỏe trên được thực hiện tốt, cũng là thiết thực đưa Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đi vào cuộc sống!
Trong 2 tháng (tháng 7 và tháng 8) diễn ra Chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số năm 2017, tỉnh sẽ khám sức khỏe cho gần 42.500 người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên). Theo đó, mỗi huyện, thị, thành sẽ khám cho từ 3.000-11.000 người cao tuổi.
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM
6 Trọng Tâm Để Nâng Cao Chất Lượng Dân Số
Theo công bố mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 10 năm, dân số tăng 10,4 triệu người, đạt hơn 96 triệu người, bình quân tăng 1,14%/năm. Với tốc độ này, đến năm 2020 dân số Việt Nam không vượt quá 98 triệu người, phù hợp với Chiến lược dân số trong giai đoạn 10 năm.
Ông Trần Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế cho rằng, công tác dân số ở Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tốc độ gia tăng dân số được khống chế thành công. Bên cạnh đó, cơ cấu dân số thay đổi tích cực, số lượng và tỷ trọng dân số phụ thuộc giảm, dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007 và dự báo đạt đỉnh vào năm 2020, với dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70% dân số.
Ngoài ra, theo ông Tú, chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ suất tử vong trẻ em đã giảm 2/3; tỷ số tử vong mẹ giảm 3/4 so với năm 1990. Tầm vóc thể lực của người Việt Nam có bước cải thiện. Tuổi thọ trung bình tăng từ 65,5 tuổi năm 1993 lên 73,5 tuổi năm 2018, cao hơn các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Số năm sống trung bình sau khi đạt 60 tuổi của người Việt Nam đã tương đương nhiều nước châu Âu.
Chưa kể, hiện trình độ dân trí của người Việt đã được cải thiện, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết tăng mạnh; hầu hết trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông đang được đến trường, tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường giảm mạnh trong thập kỷ qua. Điều kiện nhà ở của các hộ dân cư đã được cải thiện rõ rệt đặc biệt ở khu vực thành thị. Hầu hết các hộ dân cư đều có nhà ở và chủ yếu sống trong các loại nhà kiên cố và bán kiên cố; diện tích nhà ở bình quân đầu người tăng lên đáng kể.
Dù không thể phủ nhận những thành công của chính sách dân số, song nhìn một cách tổng thể, chất lượng dân số của Việt Nam vẫn còn thấp khi chỉ số phát triển con người (HDI) còn nằm ngoài tốp 100; các vấn đề về chiều cao, cân nặng, tầm vóc, sức bền thể lực của người dân chưa được cải thiện đáng kể. Theo ý kiến của các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng dân số chưa cao, đó là nhận thức và tiếp cận sớm với tư vấn và khám sức khỏe trước hôn nhân cũng như hoạt động tầm soát, chẩn đoán, điều trị sớm bệnh, tật trước sinh và sơ sinh còn hạn chế, dẫn đến vẫn có những đứa trẻ sinh ra bị hội chứng Down, dị tật bẩm sinh, tăng động, tự kỷ…
Tập trung 6 vấn đề chính
Hiện nay, công tác dân số đã được chuyển trọng tâm từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Do vậy, nâng cao chất lượng dân số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, có tính chất quyết định đến công cuộc phát triển đất nước. Để làm được việc đó, theo ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, nâng cao chất lượng dân số không chỉ là nhiệm vụ của ngành Y tế mà còn là trách nhiệm của các bộ, ngành, chính quyền địa phương và toàn xã hội, do vậy Đảng, Nhà nước cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật để nâng cao chất lượng dân số. Mặt khác, xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế lồng ghép các yếu tố dân số trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội; đẩy mạnh nghiên cứu về dân số và phát triển, nhất là các vấn đề mới, trọng tâm là chất lượng và lồng ghép yếu tố dân số vào kế hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực.
Bên cạnh đó, theo Thứ trưởng Bộ Y tế, mặc dù đã chuyển trọng tâm sang dân số và phát triển, việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình vẫn không được lơ là. Đây là điều kiện quan trọng giúp các cặp vợ chồng có điều kiện chăm sóc, tạo điều kiện cho những đứa con phát triển ở mức tốt nhất; đồng thời là cơ sở để xây dựng và hình thành mạng lưới an sinh xã hội phù hợp.
Ngoài ra, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, Việt Nam cần có chính sách nhằm thích ứng với già hóa dân số, tận dụng cơ cấu dân số vàng. Sở dĩ như vậy là do năm 2011, dân số 60 tuổi trở lên của nước ta chiếm khoảng 10%, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hoá dân số. “Nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ dân số vàng từ năm 2007 và dự kiến đạt đỉnh vào năm 2020, với dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 70% dân số. Tuy nhiên cơ cấu “dân số vàng” không khai thác thì sẽ mất vào khoảng năm 2040. Vì vậy, cần khẩn trương tận dụng cơ hội quý hiếm này để phát triển nhanh và bền vững đất nước”, ông Tiến khẳng định.
Và để thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, ông Trần Doãn Tú khẳng định, thời gian tới, ngành Dân số sẽ tập trung truyền thông vào 6 vấn đề chính đó là: Duy trì vững chắc mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các vùng, đối tượng; Đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu duy trì cơ cấu tuổi của dân số ở mức hợp lý; Tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước nhanh, bền vững; Thích ứng với già hóa dân số đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Phân bố dân số hợp lý, đảm bảo hài hòa các quyền và nghĩa vụ của người di cư, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh; Nâng cao chất lượng dân số cả về thế chất, trí tuệ và tinh thần, tạo nền tảng cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững.
D.Ngân
Đồng Bộ Các Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dân Số
Từ những CLB điển hình
Năm 2009, mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân” được triển khai tại Hà Tĩnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 25 xã thuộc vùng khó khăn ở 6 huyện, thị được hưởng lợi (Can Lộc, Hồng Lĩnh, Hương Sơn, Thạch Hà, Đức Thọ, Hương Khê). Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hàng ngàn lượt thanh niên, vị thành niên được tiếp cận với các kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản thông qua các buổi sinh hoạt tại 25 CLB trên địa bàn. Đó cũng chính là “vắc-xin” hữu hiệu giúp giới trẻ tránh xa sự cám dỗ của lối sống buông thả, sự ảnh hưởng của những trang web đen tràn lan trên mạng internet.
Bác sỹ Bệnh viện Phụ sản Trung ương tập huấn lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Em Nguyễn Thị Phương – đoàn viên xã Sơn Lộc (Can Lộc) cho biết: “Thông qua băng đĩa, tờ rơi, tuyên truyền miệng và hấp dẫn hơn là những cuộc thi tìm hiểu bằng hình thức sân khấu hóa, việc sinh hoạt CLB tiền hôn nhân đã thực sự là cẩm nang quý giá cung cấp cho chúng em những kiến thức về sức khỏe sinh sản thanh niên, vị thành niên. Cũng từ đó, chúng em có ý thức hơn về trách nhiệm, lối sống của bản thân, đồng thời, khuyên nhủ bạn bè về những giới hạn trong tình bạn, tình yêu”.
Mô hình “Tư vấn, chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng” cũng đã được ngành dân số triển khai từ năm 2012 và phủ sóng tại 6 xã thuộc huyện Đức Thọ và TX Hồng Lĩnh. Để nâng cao năng lực cho người cao tuổi dựa vào cộng đồng, mô hình đã thành lập 6 CLB người cao tuổi. Bằng việc xây dựng điều lệ hoạt động, huy động nguồn tiết kiệm và duy trì sinh hoạt định kỳ hàng tháng, người cao tuổi không chỉ được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe, giao lưu mà còn được cho vay nguồn vốn xoay vòng để giải quyết những khó khăn trước mắt, được đi tham quan du lịch, được tặng quà trong các dịp lễ tết…
Ông Nguyễn Văn Phương ở phường Bắc Hồng (TX Hồng Lĩnh) chia sẻ: “Từ khi tham gia sinh hoạt CLB người cao tuổi giúp nhau, tôi thường xuyên được thăm, khám theo dõi tình hình sức khỏe miễn phí và được hướng dẫn biện pháp khắc phục kịp thời. Ngoài ra, chúng tôi còn được tham gia sinh hoạt các CLB dưỡng sinh, thể thao, văn thơ, giao lưu văn nghệ… Những hoạt động thiết thực ấy thực sự là liều thuốc tinh thần giúp chúng tôi sống vui, sống khỏe, sống có ích hơn”.
… Đến mở rộng các chương trình, đề án
Có thể khẳng định tính hiệu quả của các đề án sau nhiều năm triển khai hoạt động, đặc biệt là niềm vui của người dân khi được sinh hoạt trong một mái nhà chung có tên gọi là CLB. Thế nhưng, để nâng cao chất lượng dân số cho mọi tầng lớp nhân dân thì các chương trình, đề án cần được triển khai rộng rãi chứ không thể chỉ dừng lại ở các mô hình thí điểm. Thực tế cho thấy, dẫu có hiệu quả đến mấy, trong hơn 6 năm qua kể từ ngày triển khai, đến nay, mô hình chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân cũng chỉ mới thu hút hơn 1.700 thanh niên, vị thành niên tham gia sinh hoạt CLB và có khoảng 4.300 thanh niên, vị thành niên từ 15-30 tuổi được tiếp cận với mô hình, trong khi số thanh niên, vị thành niên trên địa bàn tỉnh ta rất lớn.
Cũng tình trạng đó, mô hình tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng dường như mới dừng lại ở mô hình trình diễn bởi mới chỉ có khoảng vài trăm người tại 6 CLB của 6/262 xã, phường được hưởng lợi, trong khi toàn tỉnh có khoảng 200.000 người trên 60 tuổi.
Mặt khác, theo ông Phạm Bá Quyền – Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Thạch Hà thì: “Nếu như tại Hà Tĩnh hoặc các địa phương khác như TP Vinh, Đà Nẵng có trung tâm xét nghiệm để thực hiện đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh thì quá trình vận chuyển mẫu máu sẽ thuận lợi hơn, hạn chế được số mẫu máu bị hỏng, cho kết quả chính xác. Việc triển khai đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh sẽ mang lại hiệu quả cao hơn”.
Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nguyễn Huy Tú nhấn mạnh: “Thời gian tới, để thực hiện thắng lợi mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, bên cạnh nguồn của Tổng cục DS-KHHGĐ, địa phương cần quan tâm bố trí thêm kinh phí. Ở các địa phương chưa có đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số, các trung tâm DS-KHHGĐ nên lồng ghép vào triển khai chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch của đơn vị”. Bên cạnh đó, cần huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành, tuyên truyền sâu rộng về các đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số đến các tầng lớp nhân dân để thấy rõ rằng: nâng cao chất lượng dân số là nhiệm vụ hàng đầu và không chỉ riêng của ngành dân số.
Theo: Báo Hà Tĩn
Bạn đang xem bài viết Nâng Cao Chất Lượng Dân Số trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!