Xem Nhiều 3/2023 #️ Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Tài Nguyên Khoáng Sản # Top 5 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 3/2023 # Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Tài Nguyên Khoáng Sản # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Tài Nguyên Khoáng Sản mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài nguyên khoáng sản

Thời gian qua, công tác quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nền nếp và chặt chẽ hơn. Việc sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản ngày càng hợp lý, hiệu quả đã góp phần tích cực trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Nhiều chủ trương, chính sách về quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản được ban hành và tổ chức thực hiện tốt. Các biện pháp quản lý, sử dụng được siết chặt hơn với phương châm kiên quyết xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm…

Hoạt động khai thác cát tại mỏ cát thuộc thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh. Ảnh: Phong Sắc

Nhằm đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản, Chủ tịch UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, rà soát, đánh giá tình hình cấp phép thăm dò, khai thác đối với các khu vực khoáng sản đã khoanh định, công bố các khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ. Sau đó, báo cáo UBND tỉnh dừng khai thác, đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường những khu vực khai thác không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường; yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản; rà soát, kiểm tra công tác đóng cửa mỏ đối với các giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực; các tổ chức, cá nhân được cấp phép phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính, kiểm kê trữ lượng khoáng sản trước khi thực hiện công tác đóng cửa mỏ. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh đẩy mạnh công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Nâng cao chất lượng thẩm tra, thẩm định báo cáo thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh… Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng yêu cầu các tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng đất ký cam kết chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật về đất đai; ban hành quy định gắn trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, trường hợp địa phương nào để xảy ra tình trạng vi phạm về đất đai mới mà không phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, gây phức tạp về an ninh trật tự thì sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm của chủ tịch UBND cấp huyện, xã; phân công cán bộ theo dõi từng địa bàn để nắm bắt chặt chẽ diễn biến quá trình quản lý, sử dụng đất, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất, xây dựng công trình để sớm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các sai phạm; chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật về đất đai…

Trong công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản, tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thường xuyên rà soát, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản lãnh, chỉ đạo và tổ chức thực hiện cho phù hợp với quy định của Luật Khoáng sản và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các quy hoạch đã được ban hành theo thẩm quyền làm căn cứ cho quản lý và tổ chức thực hiện khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương như: Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát sỏi; quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm quý hiếm và nhóm vật liệu thông thường…

Công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động khai thác khoáng sản được triển khai mạnh mẽ. Từ năm 2016 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, tình trạng khai thác cát trái phép cơ bản đã được ngăn chặn, các doanh nghiệp đã nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tham mưu ban hành quy chế phối hợp giữa UBND tỉnh với Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh trong công tác giám sát, kiểm tra các hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép; khoanh định vùng cấm hoạt động khoáng sản; khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Quy chế phối hợp với các tỉnh giáp ranh trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản. Tổ chức 95 cuộc kiểm tra, thanh tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; kiểm tra theo kế hoạch 286 mỏ đá, cát trên địa bàn, yêu cầu dừng khai thác 28 đơn vị; đóng cửa 96 mỏ do khai thác không hiệu quả, ảnh hưởng đến môi trường… Sau kiểm tra đã chỉ đạo các địa phương xử lý, ngăn chặn kịp thời, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện kiểm điểm tập thể, cá nhân, làm rõ trách nhiệm trong việc buông lỏng quản lý, để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Tham mưu cho UBND tỉnh cấp 390 giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản. Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 468,8 tỷ; thuế tài nguyên 578,8 tỷ.

Để nâng cao hiệu quả khai thác khoáng sản gắn với công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định pháp luật về tài nguyên khoáng sản nhằm hạn chế các vi phạm về khai thác khoáng sản, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn; gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc quản lý khai thác khoáng sản tại địa phương; tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm về khai thác tài nguyên khoáng sản theo quy định của pháp luật…

Trần Hằng

Uông Bí Tăng Cường Quản Lý Tài Nguyên Khoáng Sản

Uông Bí là một trong số địa phương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối lớn. Để nâng cao hiệu quả trong quản lý, bảo vệ  tài nguyên khoáng sản, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân.

Đoàn giám sát HĐND TP Uông Bí kiểm tra thực địa dự án cải tạo môi trường, hoàn nguyên đóng cửa mỏ khai trường Công ty CP Xí nghiệp than Uông Bí, tháng 5/2020. Ảnh: Huyền Trang (Trung tâm TT-VH Uông Bí)

Song song với đó, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức tới cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực tham gia đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản trái phép được đẩy mạnh, triển khai bằng nhiều nội dung hình thức, đa dạng, phong phú.

Theo thống kê, từ năm 2014-2019, lực lượng chức năng thành phố đã triệt phá 12 cửa lò và 27 lượt hố đào bới, thăm dò moi móc than xít trái phép; kiểm tra, phát hiện và xử lý 151 vụ (157 đối tượng) vận chuyển than trái phép; phối hợp với Công ty PT Vietmindo tổ chức tháo dỡ trên 500 lán trại, cắt 30 đoạn đường, san lấp 23 điểm đường ngăn chặn người dân vào khai trường của công ty để nhặt than trái phép…

Đối với khoáng sản ngoài than, từ năm 2018 đến nay, lực lượng chức năng phối hợp tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý 6 vụ (7 đối tượng) vi phạm trong hoạt động khai thác cát và đá làm vật liệu xây dựng; một số vụ việc hộ gia đình, cá nhân có dấu hiệu khai thác đất, cát trái phép đã được kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời.

Với việc quyết liệt thực hiện các giải pháp, công tác quản lý các hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ khoáng sản trên địa bàn TP Uông Bí đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần bảo vệ tài nguyên khoáng sản, giữ gìn an ninh trật tự trong sản xuất kinh doanh khoáng sản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện cho kinh tế địa phương phát triển.

Thanh Hoa

Nâng Cao Chất Lượng Và Hiệu Quả Quản Lý Tài Chính Công

(BKTO) – Tại Hội nghị quốc tế về “Quản lý tài chính công tại Việt Nam” do Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) phối hợp với Liên đoàn Kế toán châu Á – Thái Bình Dương (CAPA) tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định trong cải cách tài chính công. Tuy nhiên, quá trình cải cách vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố chưa ổn định; chất lượng, hiệu quả và tính bền vững chưa cao.

Nợ thuế vẫn tăng, áp lực chi ngân sách lớn

Theo Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) Trương Bá Tuấn, những năm gần đây, công tác quản lý tài chính công ở Việt Nam không ngừng được hoàn thiện và nâng cao. Tuy nhiên, nền tài chính công tại Việt Nam cũng đang gặp một số thách thức, đặc biệt, quy mô thu của ngân sách Trung ương (NSTƯ) trong tổng thu NSNN đang có xu hướng giảm dần, từ 65,7% năm 2004 xuống còn 54,2% năm 2016. Đầu tư của NSTƯ chiếm khoảng 22,97% tổng đầu tư từ NSNN, điều này ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò chủ đạo của NSTƯ. Ngoài ra, bội chi NSNN cao và kéo dài, bình quân giai đoạn 2006-2010 là 5,03% GDP, giai đoạn 2011-2015 là 5,69% GDP và năm 2016 là 5,52% GDP; nợ công tăng nhanh từ mức 50% GDP năm 2010 lên khoảng 63,7% GDP năm 2016 và năm 2017 giảm xuống 61,4% GDP (ngưỡng đề ra là 65% GDP).

Từ góc độ cơ quan kiểm toán, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên cho rằng, kết quả kiểm toán của KTNN những năm gần đây cho thấy, tình hình quản lý tài chính công vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó, đối với công tác quản lý thu NSNN, tỷ lệ huy động từ thuế, phí theo dự toán hằng năm thấp hơn mục tiêu đề ra (khoảng 21% GDP) cho giai đoạn 2016-2020 (dự toán năm 2018 là 19,7% GDP), giảm so với năm 2017 (20,1% GDP).

Cùng với đó, cơ quan thuế thực hiện quản lý thu chưa chặt chẽ, dẫn đến thất thu ngân sách. Kết quả kiểm toán năm 2017, qua thực hiện phương pháp đối chiếu thuế tại các DN ngoài quốc doanh, KTNN xác định nộp NSNN tăng thêm 1.351 tỷ đồng và kiến nghị cơ quan thuế kiểm tra, làm rõ để truy thu 446 tỷ đồng tại 2.344 DN được đối chiếu thuế. Cũng theo kết quả kiểm toán năm 2017, nợ thuế vẫn có xu hướng tăng so với năm 2015, trong đó, nợ thuế khó thu tăng cao (54/63 các địa phương có mức dư nợ thuế khó thu).

Đối với quản lý chi NSNN, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, hiện nay, tình trạng tăng biên chế xảy ở nhiều cấp, nhiều ngành, gây áp lực cho chi NSNN. Một số Bộ, ngành, địa phương giao biên chế công chức vượt chỉ tiêu so với mức mà Bộ Nội vụ giao; sử dụng lao động trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập vượt quy định 63.279 người (vượt mức được giao 44.667 người, vượt định mức 18.612 người); tổng quỹ lương bố trí cho biên chế công chức, viên chức, lao động do vượt chỉ tiêu đã làm tăng chi NSNN 859 tỷ đồng.

Cần cải cách mạnh mẽ hoạt động tài chính công

Từ thực tế trên, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Đoàn Xuân Tiên cho rằng, trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý tài chính công. Từng bước nâng cao chất lượng quản lý tài chính công tại từng cấp và từng đơn vị, trong đó, chú trọng việc áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý tài chính công, đặc biệt là ứng dụng CNTT vào quản lý thu ngân sách. Cùng với đó, đối với cơ quan KTNN, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động kiểm toán, trong đó, rà soát, đánh giá quá trình thực thi để chỉ rõ những quy định bất cập, không còn phù hợp với thực tế nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KTNN; tăng cường hiệu lực thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán thông qua việc kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN.

Chia sẻ tại Hội nghị, Giám đốc điều hành CAPA Brian Blood đã nêu lên 8 yếu tố cần thiết để có một hệ thống quản lý tài chính công toàn diện và hiệu quả, gồm: môi trường cải cách; quản trị – khuôn khổ pháp lý và thể chế; quản trị – hệ thống giá trị; năng lực và khả năng; khuôn khổ tài chính và chính sách; quản lý hiệu quả hoạt động; báo cáo; giám sát và đảm bảo.

Ông Brian Blood nhấn mạnh, các nền kinh tế thành công thường có một điểm chung là có mối quan hệ chặt chẽ giữa các hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và Chính phủ. Một mặt, nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cam kết bảo vệ lợi ích công chúng và khuyến khích trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của Chính phủ. Mặt khác, nó đóng một số vai trò quan trọng trong quản lý tài chính công như: cố vấn cho Chính phủ, thiết kế, triển khai, báo cáo, soát xét và đảm bảo. Trong thực tế, sự tham gia thực hiện 8 yếu tố trên của các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp là rất cần thiết dẫn đến thành công trong quản lý tài chính công.

Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Tư Tưởng, Quản Lý Bộ Đội Không Quân

(ĐCSVN) – Công tác tư tưởng là một bộ phận trong công tác đảng, công tác chính trị, cùng với công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật. Công tác tư tưởng có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời. Những năm qua Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn Phòng không 361 đã quán triệt, triển khai thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, quản lý bộ đội, góp phần xây dựng sư đoàn vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện.

Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Phòng không Không quân 361 đọc báo sau giờ huấn luyện (Nguồn: infonet.vn).

Để góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không – Không quân hết sức quan tâm đến công tác tư tưởng, coi đó là yếu tố quan trọng, quyết định đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của Sư đoàn. Tuy nhiên, quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành công tác tư tưởng trong đơn vị còn gặp những khó khăn nhất định. Sư đoàn Phòng không 361 được trang bị số lượng lớn vũ khí trang bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại; bộ đội thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời với yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao. Địa bàn hình đóng quân rộng, các đơn vị trong sư đoàn phân tán, trải dài trên nhiều tỉnh, thành phố, điều kiện bảo đảm cho huấn luyện, sinh hoạt còn nhiều khó khăn; sự tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường, sự bùng nổ của các phương tiện thông tin như: Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, các trang mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter, Instagram, zalo… sự chống phá quyết liệt trên tất các mặt của các thế lực thù địch đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của Bộ đội Phòng không.

Nhận thức rõ đặc điểm đó, những năm qua Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn Phòng không 361 đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, quản lý bộ đội góp phần xây dựng Sư đoàn vững mạnh toàn diện, nâng cao sức mạnh chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới.

Kết quả đạt được công tác tư tưởng có nhiều chuyển biến tiến bộ. Công tác giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng cho cán bộ chiến sỹ được Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn, các cấp ủy, người chỉ huy các cấp quan tâm và thực hiện đồng bộ có hiệu quả. Các cơ quan, đơn vị trong Sư đoàn tích cực đổi mới, nội dung, hình thức, phương pháp, tiến hành đồng bộ công tác tư tưởng; việc nắm và đánh giá tình hình tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ được thực hiện đồng bộ hiệu quả, việc kết hợp chặt chẽ giữa công tác tư tưởng với công tác tổ chức, chính sách và biện pháp hành chính được thực hiện nghiêm túc; việc đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ được chú trọng. Nhờ đó, tình hình tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ trong Sư đoàn ổn định, các tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng được xây dựng vững mạnh, nội bộ đoàn kết, thống nhất, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn Đảng bộ được phát huy. Do vậy, để nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng ở Sư đoàn Phòng không 361 trong tình hình hiện nay, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn thực hiện đồng bộ các giải pháp đó là:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn đối với công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, tư tưởng của Sư đoàn. Vì vậy, trong Nghị quyết lãnh đạo hằng năm, hằng qúy, hằng tháng, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn, các cấp ủy, tổ chức đảng đều tiến hành đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng; tập trung phân tích, đánh giá chính xác tình hình, dự báo xu hướng tư tưởng của bộ đội, bám sát đặc điểm, tình hình nhiệm vụ, thực tiễn hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời của từng phân đội để đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng một cách phù hợp, hiệu quả.

Trong thực hiện công tác tư tưởng, quản lý bộ đội cần phân công gắn với chức trách, nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên, chiến sĩ. Cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp chủ động xây dựng kế hoạch, đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ công tác giáo dục chính trị, phổ biến, giáo dục pháp luật; chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp hướng mạnh vào giáo dục truyền thống, giáo dục nhiệm vụ, phẩm chất, đạo đức, lối sống; kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục cơ bản với các nội dung do đơn vị tự xác định. Đặc biệt là, làm cho bộ đội nắm chắc mệnh lệnh, chỉ thị của Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân, Sư đoàn Phòng không 361; nhiệm vụ, kế hoạch huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời, kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị của người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các cấp, đặc điểm tình hình và âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Qua đó, giúp cho cán bộ, chiến sĩ nâng cao ý thức cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trong quá trình giáo dục, Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn, các cấp ủy, chỉ huy đơn vị luôn gắn giáo dục nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời với giáo dục chính trị, thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI “Về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị 823- CT/QUTW của Thường vụ Quân ủy Trung ương về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phòng chống “Diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trong Quân đội”, Chỉ thị 03, 05 – CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, quản lý bộ đội. Thông qua giáo dục, xây dựng cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ Sư đoàn Phòng không 361 có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, vào vũ khí trang bị, phương tiện kỹ thuật hiện có, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời Thủ đô Hà Nội và các mục tiêu được giao.

Hai là, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong sư đoàn triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác tư tưởng. Để thực hiện có hiệu quả công tác tư tưởng, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Sư đoàn đã thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt việc quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng công tư tưởng, quản lý bộ đội. Trong đó, chú trọng nắm, phân tích, đánh giá chính xác tình hình tư tưởng cán bộ, chiến sĩ một cách khách quan, đầy đủ, kịp thời; phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng, phương tiện, sức sáng tạo của cán bộ, chiến sĩ trong quản lý, dự báo, định hướng tư tưởng, bảo đảm chủ động, linh hoạt, nhạy bén, kịp thời. Đồng thời, tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ nhất là hoàn cảnh gia đình cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, các mối quan hệ xã hội trong, ngoài đơn vị và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; tăng cường quản lý bộ đội trong giờ nghỉ, ngày nghỉ, các bộ phận hoạt động phân tán, nhỏ, lẻ (trạm ra đa, các đài quan sát mắt, trạm VQ…) xa sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của cấp ủy, tổ chức đảng. Để làm được điều đó, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Sư đoàn cần tăng cường bồi dưỡng phương pháp, nắm và quản lý tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên, chiến sĩ.

Đồng thời, đề cao trách nhiệm, tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên, giải quyết tốt các mối quan hệ trong đơn vị, tạo sự gần gũi, cởi mở giữa cán bộ, đảng viên với chiến sĩ để họ được bộc lộ, chia sẻ tâm tư, tình cảm. Trên cơ sở đó, xác định nội dung, biện pháp giáo dục, định hướng, quản lý tư tưởng phù hợp. Cùng với đó cấp ủy, chỉ huy các cấp luôn nắm chắc và phát huy tốt vai trò của các tổ chức trong đơn vị và đội ngũ cấp ủy viên, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trong việc tuyên truyền, định hướng tư tưởng làm cho bộ đội nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phân biệt rõ đối tác, đối tượng từ đó nâng cao tinh thần cảnh giác không mắc mưu kẻ địch. Duy trì nghiêm chế độ học tập, sinh hoạt, công tác, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ, Ngày Đảng, Ngày Chính trị và văn hóa tinh thần, tọa đàm, đối thoại dân chủ để nắm tình hình, kịp thời định hướng tư tưởng, dư luận trong cán bộ, chiến sĩ trực tiếp giải quyết những vướng mắc, nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của bộ đội.

Ba là, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong đơn vị, giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, chiến sĩ. Tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt, đẹp, lành mạnh, phong phú trong Quân đội” gắn với phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Thường xuyên chăm lo bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, chiến sĩ; phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ chủ trì cơ quan, đơn vị, phải gương mẫu, đi đầu trong tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu theo các chuẩn mực về lối sống văn hóa, thực sự là tấm gương để chiến sĩ noi theo; xây dựng mỗi cán bộ, chiến sĩ là một “chiến sĩ văn hóa”, mỗi cơ quan, đơn vị là một “Đơn vị văn hóa”. Đồng thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong phát huy giá trị văn hóa mới.

Kiên quyết đấu tranh phê phán những nhận thức lệch lạc, thiếu trách nhiệm trong xây dựng môi trường văn hóa; những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện ứng xử thiếu văn hóa, luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch. Ngăn chặn, vô hiệu hóa sự xâm nhập, thẩm lậu của các ấn phẩm độc hại vào đơn vị. Qua đó để cán bộ, chiến sĩ tự giác rèn luyện theo những chuẩn mực, hành vi ứng xử có văn hóa trong đơn vị giải quyết hài hòa các mối quan hệ góp phần thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng công tác tư tưởng, quản lý bộ đội trong đơn vị.

Bốn là, phát huy sức mạnh của các tổ chức quần chúng trong tiến hành công tác tưởng, quản lý bộ đội. Đảng ủy, chỉ huy Sư đoàn, cấp ủy, người chỉ huy các cơ quan, đơn vị lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức quần chúng trong đơn vị phối hợp chặt chẽ với cơ quan chính trị tổ chức tốt các hoạt động xã hội, chăm lo, đời sống văn hóa tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời. Đặc biệt là duy trì nghiêm túc nền nếp giao ban, phản ánh báo cáo tình hình tư tưởng của các cơ quan, đơn vị. Khi phát hiện những vấn đề mới, nảy sinh về công tác tư tưởng, cấp ủy, người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên các cấp trong Sư đoàn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, xử lý đúng quy trình, theo phân cấp; bình tình khéo léo, hợp tình, hợp lý tránh nóng vội, áp đặt, hạn chế thấp nhất các tác động đến công tác quản lý tư tưởng bộ đội. Quá trình thực hiện cấp ủy, người chỉ huy các cấp cần tăng cường bám nắm phân đội, thường xuyên làm tốt công tác, sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến; đồng thời, chấn chỉnh khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong quản lý tư tưởng góp phần xây dựng Sư đoàn Phòng không 361 vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức.

Phát huy truyền thống người chiến sĩ Phòng không – Không quân ưu tú, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Phòng không 361 quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Quân ủy Trung ương, Quân chủng Phòng không – Không quân về công tác tư tưởng, quản lý bộ đội trong tình hình mới và thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên góp phần giữ vững ổn định tình hình tư tưởng, nâng cao chất lượng tổng hợp sức mạnh chiến đấu của Bộ đội Phòng không – Không quân góp phần tô thắm lên truyền thống 54 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành của Sư đoàn.

1. Nghị quyết số 28 – NQ/TW của Ban chấp hành TW khóa XI về chiến lược bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới

2. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sư đoàn Phòng không 361 nhiệm kỳ 2015 – 2020.

3. Báo cáo Công tác đảng, Công tác chính trị năm 2019.

4. Chỉ thị 823 – CT/QUTW của Thường vụ Quân ủy Trung ương về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phòng chống “Diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trong Quân đội”.

5. Chỉ thị 05 – CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

6. Nghị định số 21/NĐ – CP năm 2019 về xây dựng khu vực phòng thủ.

7. Nghị quyết 765 – NQ/QUTW, ngày 20/12/2012 của Quân ủy Trung ương về “Nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013 – 2020 và những năm tiếp theo”.

Bạn đang xem bài viết Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Tài Nguyên Khoáng Sản trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!