Xem Nhiều 6/2023 #️ Nâng Cao Hiệu Quả Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế # Top 8 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Nâng Cao Hiệu Quả Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế # Top 8 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nâng Cao Hiệu Quả Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chủ động và tích cực HNKTQT toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả luôn là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua. Trong khóa XII, Ban Chấp hành T.Ư Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết về việc thực hiện hiệu quả tiến trình HNKTQT. Tháng 11-2016, Ban Chấp hành T.Ư Đảng ban hành Nghị quyết số 06 – NQ/TW về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình HNKTQT, giữ vững ổn định chính trị – xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”. Nghị quyết chứa đựng nhiều chủ trương mang tính đột phá về HNKTQT trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, nhất là việc xáo trộn và định hình lại các chuỗi cung ứng trong khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu. Định hướng này đã giúp Việt Nam tự tin bước vào giai đoạn mới của tiến trình HNKTQT – giai đoạn chủ động xây dựng các quy tắc mới trong thương mại quốc tế thông qua các FTA thế hệ mới.

Năm 2018, Việt Nam cùng 10 quốc gia khác trong khu vực Thái Bình Dương ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – một thị trường gần 500 triệu dân, chiếm 14,4% thương mại toàn cầu. Năm 2019, chúng ta ký kết FTA song phương với EU (EVFTA), từ đó kết nối thị trường các nước EU và Vương quốc Anh với hơn 500 triệu dân và một phần tư GDP toàn cầu. Cả hai hiệp định đều đã có hiệu lực, cho thấy chúng ta bước đầu bắt tay vào thực hiện thành công các chủ trương được đề ra tại Nghị quyết 06-NQ/TW; đồng thời, đánh dấu giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ của tiến trình HNKTQT với các đặc điểm lớn như sau: Thứ nhất, chúng ta không chỉ học tập kinh nghiệm các nước đi trước, hội nhập theo kiểu “bám đuôi” mà lần đầu tiên vươn lên, đi đầu cùng các nước xây dựng các thiết chế mới định hình cho cơ cấu hợp tác kinh tế – thương mại trong khu vực cũng như trên thế giới. Điều này đòi hỏi tính chủ động cao hơn trong công tác HNKTQT, không chỉ đối với các cơ quan T.Ư mà cả ở cấp độ địa phương và doanh nghiệp. Thứ hai, các đối tác chúng ta xây dựng quan hệ kinh tế – thương mại trong các FTA thế hệ mới bao gồm những nền kinh tế phát triển nhất, đồng nghĩa cơ hội lớn hơn nhưng cạnh tranh cũng cao và trực diện hơn. Cạnh tranh sẽ không chỉ đến từ hàng hóa, dịch vụ bên ngoài mà còn ở các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây là những vấn đề đòi hỏi có chiến lược phát triển kinh tế – xã hội hợp lý trong thời gian tới. Thứ ba, các FTA thế hệ mới có cam kết hết sức sâu rộng, tác động đến nhiều mặt của cuộc sống, không chỉ dừng ở các khía cạnh kinh tế mà còn nhiều nội dung khác như lao động – công đoàn, môi trường, an ninh mạng,… Rõ ràng đây là các nội hàm mới, đòi hỏi sự thống nhất cao trong công tác tổ chức thực thi mới có thể bảo đảm duy trì được ổn định chính trị – xã hội.

Nhiều cơ hội

Với những đặc điểm trên, các FTA thế hệ mới mở ra nhiều cơ hội đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Về chính trị, an ninh quốc gia và chiến lược đối ngoại, tham gia các FTA thế hệ mới thể hiện mạnh mẽ chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta; khẳng định và nâng cao vai trò, vị thế địa – chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực ASEAN, trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như trên trường quốc tế, nhất là trong bối cảnh tình hình chính trị – an ninh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, chủ nghĩa bảo hộ ngày càng leo thang. Về xuất khẩu, thúc đẩy thương mại với các nước CPTPP và EU là cơ hội mở rộng thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh. Việc các nước, trong đó có nhiều thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Ca-na-đa giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những “cú huých” mạnh mẽ cho tăng trưởng xuất khẩu. Thực tế, dù thời gian thực hiện CPTPP và EVFTA chưa dài nhưng đã cho thấy những kết quả tích cực bước đầu. Năm 2019 – năm đầu thực hiện CPTPP, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP đạt 39,5 tỷ USD, tăng 7,2% so năm 2018, trong đó xuất siêu sang hai thị trường mới là Ca-na-đa và Mê-hi-cô đạt gần năm tỷ USD. Đối với EVFTA, chỉ hơn một tháng đi vào thực thi, kim ngạch được hưởng ưu đãi của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này đã gần ngang với cả năm đầu thực hiện CPTPP. Nhiều mặt hàng nông sản và thủy sản trong nước đã tận dụng tốt cam kết, không chỉ tăng về kim ngạch mà cả giá trị hàng xuất khẩu, đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân và doanh nghiệp.

Tham gia các FTA thế hệ mới cũng là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định. Cùng với việc phê chuẩn các FTA thế hệ mới, Quốc hội cũng đã quyết định việc sửa đổi nhiều bộ luật quan trọng như Bộ luật Lao động, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Thủy sản và tiến tới tiếp tục xem xét sửa đổi một số bộ luật khác như Luật Công đoàn, Luật Bảo vệ môi trường,… Bên cạnh đó, tham gia các FTA thế hệ mới còn giúp Việt Nam đa dạng hóa quan hệ kinh tế – thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực cụ thể, giúp nền kinh tế ứng phó tốt hơn với các biến động bên ngoài. Không những vậy, các FTA thế hệ mới còn hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, nhất là trong các lĩnh vực như tài chính – ngân hàng, chi tiêu công và nông nghiệp – nông thôn. Đây là yếu tố then chốt để Việt Nam nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Mặt khác, các nước CPTPP, EU và Vương quốc Anh hiện chiếm hơn 35% GDP, hơn 43% thương mại hàng hóa toàn cầu. Do đó, FTA với các nước này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt khi chuỗi cung ứng mới hình thành, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn,… Đây là cơ hội lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5 – 10 năm tới. Cuối cùng, tham gia các FTA thế hệ mới sẽ tạo ra cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp ta có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, do CPTPP, EVFTA đều bao gồm các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện hơn với môi trường, giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững.

TRẦN TUẤN ANH Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Công thương

Nâng Cao Hiệu Quả Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Của Việt Nam

(VOV5)- Tại Hội nghị toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tổ chức ngày 14-8, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm của hội nhập quốc tế của VN trong thời gian tới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi cùng các đại biểu dự Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kết quả của 5 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO là đáng ghi nhận. Theo đó, nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về hội nhập kinh tế quốc tế được nâng cao.

Trên bình diện đa phương, các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đã được thực hiện, hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới được bổ sung và hoàn thiện; công tác xây dựng và phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường; về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm được thực hiện đầy đủ.

Trong cả 5 năm, Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển trọng tâm từ phá bỏ thế cô lập về kinh tế để hội nhập vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu sang việc đẩy mạnh tìm kiếm thị trường, thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Trên bình diện khu vực, Việt Nam cũng hội nhập ngày càng sâu với ASEAN, hướng tới hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015. Việt Nam cũng đang tích cực tham gia đàm phán hoặc chuẩn bị đàm phán một số hiệp định thương mại tự do quan trọng như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do song phương với EU, triển khai khuôn khổ ASEAN về đối tác kinh tế toàn diện khu vực…

Bốc xếp gạo xuất khẩu tại Công ty cổ phần lương thực Hậu Giang. Ảnh: Duy Khương – TTXVN

Tại Hội nghị toàn quốc đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 08, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nêu rõ: Những thành tựu mà nền kinh tế Việt Nam đạt được trong 5 năm qua là rất đáng ghi nhận. Kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và suy thoái kinh tế toàn cầu tác động vào nền kinh tế Việt Nam. Quy mô nền kinh tế tăng lên và Việt Nam đã ra khỏi tình trạng nước kém phát triển đã trở thành nước đang có thu nhập trung bình. Mặc dù quốc tế có nhiều bối cảnh khó lường, tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu còn dai dẳng nhưng nền kinh tế Việt Nam về cơ bản đã vượt qua được giai đoạn khó khăn với nhiều thách thức trong suốt 5 năm qua. Thị trường xuất khẩu được mở rộng, cơ cấu mặt hàng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực.Cùng với đẩy mạnh xuất khẩu thì thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có nhiều tiến bộ đáng kể. Nét mới trong thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài thực hiện trong giai đoạn 2007-2011 là có nhiều dự án lớn với trình độ công nghệ cao hơn. Sản xuất nông nghiệp vẫn tiếp tục được duy trì tạo tiền đề cho việc đảm bảo đời sống của nhân dân và giữ vững ổn định xã hội. Nhiều ngành kinh tế đã đứng vững trong cạnh tranh khi Việt Nam mở cửa với bên ngoài và gia nhập WTO.

5 năm gia nhập WTO và cũng là 5 năm thực hiện Nghị quyết 08/NQ – TW về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Hiện nay, Việt Nam đang chuẩn bị cho giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ở mức độ cao và sâu sắc hơn. Theo đó, Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đồng thời, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; tạo môi trường hòa bình, ổn định và điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn tới với mục tiêu cao nhất là tất cả vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích dân tộc. Cho nên cần phải đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là để thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020. Nói cách khác, hội nhập kinh tế quốc tế là vì lợi ích của đất nước, dân tộc. Hội nhập kinh tế quốc tế là để thực hiện thắng lợi cương lĩnh phát triển đất nước mà đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 đã thông qua. Và mặt khác, trong mỗi bước thực hiện có kết quả chiến lược phát triển kinh tế xã hội, thực hiện tốt ba khâu đột phá mà chiến lược đã đề ra và thực hiện tốt, có kết quả việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, cũng là điều kiện để tạo ra điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.

Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn tới cũng được gắn kết hơn nữa với quá trình đổi mới kinh tế – xã hội trong nước để nâng cao hiệu quả và tăng cường sự thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu phát triển chung của đất nước, nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng. Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm thúc đẩy các quan hệ hợp tác song phương, khu vực và đa phương; tiếp tục nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; xây dựng các quan hệ đối tác mới thực sự mang lại lợi ích quốc gia. Việt Nam cũng chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa Hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững độc lập tự chủ, chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng./.

Thu Hoa

Đẩy Mạnh Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Hiệu Lực Và Hiệu Quả Hơn

Đây là định hướng đặt ra tại Chỉ thị số 26/CT-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành về đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn.

Chỉ thị nêu rõ, những năm tới có ý nghĩa rất quan trọng đối với công cuộc phát triển đất nước. Quá trình toàn cầu hóa và những tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động sâu rộng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới. Xu hướng liên kết kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối hạ tầng đa tầng nấc gia tăng; xuất hiện các hình thức liên kết mới, các định chế tài chính – tiền tệ, các hiệp định thương mại song phương và đa phương thế hệ mới; tình hình trên đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, trong đó đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn, nhằm nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, để hội nhập quốc tế đóng góp thiết thực, hiệu quả thực sự trở thành phương tiện hữu hiệu phục vụ phát triển đất nước bền vững và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

Để thực hiện chủ trương chủ động và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng hiệu lực và hiệu quả hơn, giai đoạn từ nay tới năm 2021, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị: Về định hướng chung, tập trung cụ thể hóa và triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách, chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó chú trọng việc nâng cao toàn diện năng lực thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và triển khai các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế, kịp thời lắng nghe ý kiến và phản hồi của các doanh nghiệp về các vấn đề chính sách, vướng mắc trong hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình đàm phán, thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA); chủ động đề xuất các định hướng, biện pháp cụ thể để cùng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tận dụng các cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại một cách hiệu quả, phù hợp với các quy định, luật lệ, chuẩn mực quốc tế và các thể chế đa phương để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Xác định doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt, trong đó khu vực doanh nghiệp tư nhân có vai trò quan trọng, để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Đồng thời tăng cường hơn nữa việc kết nối, điều phối, đôn đốc và giám sát các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực thi hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; gắn việc điều hành tập trung, thống nhất giữa hoạch định chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế với triển khai đàm phán và thực thi các cam kết; phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện và khai thác hiệu quả các FTA đã có hiệu lực. Theo đó, rà soát, hoàn thiện cơ chế điều phối thực thi cam kết FTA đối với các lĩnh vực cụ thể theo hướng thiết thực và hiệu quả hơn; bảo đảm lợi ích quốc gia và việc thực thi nghiêm túc các FTA; đánh giá kịp thời các vấn đề phát sinh và kiến nghị giải pháp tháo gỡ.

Đồng thời phối hợp với các bộ, ngành đánh giá tác động của việc xóa bỏ thuế quan theo lộ trình cam kết trong ASEAN đối với các mặt hàng nhạy cảm như ô tô, đường, xăng dầu…, dự báo tác động của việc thực thi cam kết trong Hiệp định CPTPP, FTA Việt Nam – EU; chuẩn bị tốt cho quá trình rà soát chính sách thương mại của Việt Nam tại WTO, trước mắt là Phiên rà soát lần thứ 2 vào năm 2019.

Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và tham mưu chính sách về hội nhập quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tình hình kinh tế, chính trị thế giới và khu vực có tác động đến Việt Nam, các xu thế phát triển, các sáng kiến mới, chính sách và kinh nghiệm của các nước thực thi hiệu quả cam kết hội nhập.

Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả đối ngoại đa phương trong lĩnh vực kinh tế – phát triển, trong đó chú trọng thúc đẩy xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN 2025, Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, các cam kết trong WTO và các FTA thế hệ mới. Chủ động đóng góp, tích cực tham gia xây dựng và định hình các cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế đa phương, nâng cao vị thế và bảo vệ lợi ích của đất nước.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan

Chỉ thị nêu rõ, Bộ Tài chính có trách nhiệm xây dựng và thực thi nghiêm túc các cam kết trong hội nhập tài chính về thuế, hải quan, dịch vụ bảo hiểm, chứng khoán, kế toán – kiểm toán và các dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành triển khai Hiệp định thuận lợi hóa thương mại của WTO, Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại.

Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan để góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Xây dựng và triển khai cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo để hỗ trợ cho quá trình đổi mới công nghệ quốc gia.

Bộ Ngoại giao nỗ lực hỗ trợ Quảng Ninh thu hút các nguồn lực cho phát triển

Chiều ngày 18/8, tại thành phố Hạ Long, phát biểu tại Hội nghị thúc đẩy hội nhập quốc tế của tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ …

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30: Đối ngoại Quốc hội nâng tầm vị thế Việt Nam

Bên lề phiên toàn thể “Đối ngoại Quốc hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng”, một số đại biểu đã nêu nhiều …

Đối ngoại địa phương: Đổi mới tư duy để bứt phá

Quyết liệt đổi mới, hội nhập phải đi vào chiều sâu, vừa “tư duy toàn cầu” để bắt kịp tình hình và tốc độ hội …

Nâng Cao Chất Lượng Nông Sản Để Hội Nhập Quốc Tế

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2015, xuất khẩu hồ tiêu đạt 133.000 tấn với 1,26 tỷ USD, giảm 14,4% về khối lượng nhưng tăng 5% về giá trị so với năm 2014. Mặc dù giá hồ tiêu tăng, song không ít doanh nghiệp xuất khẩu lại thường xuyên rơi vào trạng thái thấp thỏm vì sợ hàng bị trả về do không đảm bảo chất lượng.

Các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, EU… yêu cầu rất nghiêm ngặt về kiểm dịch, an toàn thực phẩm. Đây là những trở ngại lớn nhất mà doanh nghiệp Việt không dễ gì vượt qua được. “Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm ở nhiều nước cao hơn ở Việt Nam. Hiện nay các nước EU đang áp dụng các biện pháp kiểm soát đặc biệt đối với nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Có lẽ nông dân Việt Nam cũng không biết rằng họ đã làm sai quy cách”. Marieke Van Der Pijl – Phó Chủ tịch Tiểu ban thực phẩm, Nông nghiệp & Nuôi trồng Thủy sản, Phòng Thương mại châu Âu cho biết.

Tại thị trường Đài Loan, thời gian qua, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam như chè, thanh long, nấm, tỏi, mộc nhĩ gặp phải nhiều rào cản về kiểm nghiệm kiểm dịch, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, chứng thực lãnh sự.

Từ tháng 7/2015, phía Trung Quốc đã thông báo sẽ không chấp nhận Chứng thư xông hơi khử trùng do Công ty xông hơi khử trùng Việt Nam cấp cho các lô hàng gạo xuất khẩu sang TQ mà nước bạn sẽ chủ động thành lập cơ quan giám sát, chứng nhận việc xông hơi khử trùng. Động thái này của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu gạo của Việt Nam qua đường chính ngạch sang Trung Quốc.

Ở thị trường Hàn Quốc, vừa qua Bộ An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc yêu cầu cơ sở sản xuất cá bò khô tẩm gia vị xuất khẩu vào Hàn Quốc phải được Bộ này trực tiếp sang kiểm tra và công nhận đối với từng cơ sở.

Các thị trường khác như Indonesia, Nhật Bản, cũng có những quy định về kiểm tra an toàn thực phẩm ngặt nghèo, theo đó từ 17/2/2016 Việt Nam muốn xuất khẩu thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật vào Indonesia sẽ phải thực hiện cung cấp thông tin theo yêu cầu của nước này.

Khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực, Việt Nam không còn cách nào khác ngoài nâng cao chất lượng nông sản vì đây là hiệp định có tiêu chuẩn cao từ trước đến nay (về chất lượng, xuất xứ hàng hóa…).

Đã có nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Australia, EU chấp nhận hàng nông sản của Việt Nam như vải, nhãn, thanh long. Đây là những thông tin rất đáng mừng. Tuy nhiên sản lượng còn khá khiêm tốn và chủ yếu được bán tại các siêu thị ngoại. Muốn tiến sâu hơn nữa vào những thị trường này, vấn đề chất lượng ổn định vẫn là yêu cầu hàng đầu mà doanh nghiệp xuất khẩu phải quan tâm, gìn giữ. Ví dụ như: trái cây tươi phải chịu sự kiểm duyệt tuyệt đối, tuân thủ quy định trồng trọt, yêu cầu về chiếu xạ kiểm dịch…

Thực tế đã chứng minh, EU, Mỹ rất ưa chuộng hàng thủy sản của Việt Nam và nhập khẩu rất nhiều song vẫn có không ít vụ việc hàng hóa bị trả về do không đáp ứng yêu cầu chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, hay có dư lượng kháng sinh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu của ngành thủy sản mà còn làm cho hình ảnh Việt Nam bị xấu đi trong mắt các nhà nhập khẩu nước ngoài.

Để có được “tấm vé” sang những thị trường này, có một phần công sức của các cơ quan chức năng. Ví dụ như việc đưa vải, nhãn sang Australia, Mỹ, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phải trải qua quá trình đàm phán rất khó khăn và kéo dài tới 12 năm. Hoặc thời gian gần đây, các chương trình Tuần hàng Việt Nam tại hệ thống siêu thị nước ngoài cũng giúp cho hàng hóa Việt Nam có tiếng nói hơn. Xuất khẩu được là tốt song với một nước giàu tiềm năng về nông sản như Việt Nam thì con số này còn quá ít.

Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhìn nhận, thông thường với các thị trường chặt chẽ, khó tính, một quy trình để làm thủ tục, đưa một mặt hàng mới, đặc biệt là rau quả thâm nhập thành công vào thị trường này sẽ mất 5- 8 năm, hoặc lâu hơn.

Có kinh nghiệm đưa hàng vào hệ thống phân phối ở nước ngoài, ông Lê Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Xnhập khẩu Mỹ nghệ Thăng Long cho hay, mỗi mặt hàng khi bước chân vào hệ thống phân phối ở nước ngoài đều phải đáp ứng những tiêu chí cụ thể. doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật những tiêu chí đó để đưa ra những sản phẩm phù hợp với yêu cầu của họ. Thời gian qua, mặc dù cơ quan quản lý cũng đã nỗ lực trong việc hỗ trợ doanh nghiệp về mặt chính sách, cơ chế… song điều quan trọng vẫn phải ở sự nỗ lực của bản thân mỗi doanh nghiệp.

Đứng trên cương vị đơn vị nhập khẩu hàng hóa, ông Jacques Fourvel, Cố vấn Chủ tịch Tập đoàn Casino (Pháp) cũng lưu ý, các doanh nghiệp cần nắm rõ các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩm, về môi trường của Liên minh châu Âu bởi pháp luật của các nước thuộc Liên minh châu Âu khá tương đồng và khắt khe. Nếu các doanh nghiệp Việt nắm rõ và tuân thủ các quy định khi đưa hàng hóa sang thị trường này thì cũng sẽ dễ dàng đưa được hàng hóa sang nhiều thị trường khác.

Trước thực trạng các nước đang xây dựng hàng rào kĩ thuật và không dễ để đáp ứng tiêu chuẩn của từng thị trường khác nhau, giải pháp lâu dài là phải nâng cao chất lượng nông sản Việt. Năm 2016 được xác định là năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp với mục tiêu chính là ngăn chặn, xử lý dứt điểm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản…

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm: “Ở Việt Nam, do đặc thù sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều, nguy cơ rủi ro về an toàn thực phẩm cũng khó tránh. Vì thế chúng ta cần phát triển rộng hơn các vùng sản phẩm an toàn”.

Ông cũng khuyến cáo, doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường áp dụng các mô hình như hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát giới hạn, các tiêu chuẩn ISO về an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu kỹ hơn yêu cầu của các thị trường nhập khẩu, vì mỗi nước lại có những quy định khác nhau về tồn dư chất bảo vệ thực phẩm.

Trong khi đó, do không dễ dàng thay đổi cơ cấu sản xuất trong một sớm một chiều nên để gia nhập vào những “sân chơi” lớn, chúng ta phải tự điều chỉnh và thích nghi. Điển hình như ngành lúa gạo, dựa trên kết quả xuất khẩu từ đầu năm 2015, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đề xuất 5 nhóm giống lúa chủ lực trong vụ Đông Xuân 2015 – 2016 để khuyến khích nông dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long canh tác, nhưng để hội nhập và có chỗ đứng bền vững, gạo Việt Nam nói riêng hay nông sản nói chung cần quy hoạch mang tính dài hạn, trong đó nhấn mạnh đến đặc trưng và thương hiệu “made in Vietnam”.

Theo GS. Võ Tòng Xuân, diện tích trồng lúa manh mún không phải là vấn đề tiên quyết mà mấu chốt là gạo giá trị cao phải bắt nguồn từ giống tốt. Sau đó mới đến chọn vùng trồng, rồi đến huy động nông dân trồng một giống với kỹ thuật canh tác. Cũng phải chọn ra một đội ngũ doanh nghiệp chuyên thu mua và sản xuất lúa gạo.

Ở đây, có sự liên kết chặt chẽ giữa ba yếu tố: giống – tổ chức được nông dân – tổ chức được doanh nghiệp.

Đối với những hàng rào kĩ thuật cụ thể của từng thị trường, ngành chức năng cần nghiên cứu đối chiếu với thông lệ quốc tế và tiến hành đàm phái với từng nước, đồng thời phải thông báo kịp thời tới các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản để có thời gian chuẩn bị.

Bạn đang xem bài viết Nâng Cao Hiệu Quả Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!