Cập nhật thông tin chi tiết về Nên Dùng Loại Thuốc Tránh Thai Nào Để Không Bị Tăng Cân ? mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chào em !
Cảm ơn em vì đã gửi thư về cho chương trình thông qua trang chúng tôi Trên thực tế, thuốc tránh thai hàng ngày có thể bắt đầu uống vào bất kỳ ngày nào trong tháng, không nhất thiết phải vào ngày bắt đầu của kỳ kinh. Điều quan trọng là thuốc được uống đều đặn vào khung giờ cố định của mỗi ngày, không quên thuốc. Do đó, em có thể bắt đầu uống lại thuốc tránh thai như bình thường mà không cần phải đợi đến ngày đầu của chu kỳ. Tuy nhiên việc em 2 tháng không có kinh nguyệt cần lưu ý cả vấn đề kiểm tra xem mình có mang thai hay không trước khi sử dụng thuốc trở lại.
Việc em uống thuốc ngừa thai bị tăng cân khả năng cao là đến từ tác dụng phụ của thuốc. Thuốc tránh thai là thuốc có chứa nội tiết tố sinh dục nữ đó là estrogen và progestin. Trong đó, estrogen có trong thuốc có tác dụng giữ muối và nước nên sẽ khiến cho các chị em phụ nữ bị tăng cân, đôi khi đi kèm cảm giác sưng phù ở tay, chân và mí mắt. Thành phần này cũng ảnh hưởng đến các tế bào chất béo (mỡ), làm cho chúng trở nên lớn hơn nhưng không sinh ra nhiều hơn. Ngoài ra, thành phần progestin trong thuốc tránh thai cũng có tác dụng kích thích sự thèm ăn, gây tăng trọng lượng cơ thể.
Để lựa chọn loại thuốc không gây tăng cân, em có thể căn cứ vào hàm lượng estrogen trong thuốc. Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu, loại thuốc tránh thai không tăng cân là thuốc có liều lượng estrogen khoảng 30 microgram hoặc thuốc tránh thai đơn thuần (loại dùng cho cả phụ nữ đang cho con bú). Tuy nhiên, thuốc tránh thai có liều lượng estrogen thấp hoặc không có estrogen lại có làm tăng nguy cơ bị đốm da và sụt cân trong quá trình sử dụng thuốc, hiệu quả tránh thai cũng không cao bằng thuốc tránh thai kết hợp. Nên em cũng cần phải lưu ý về vấn đề này khi lựa chọn thuốc tránh hàng ngày.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng tăng cân do sử dụng thuốc tránh thai em có thể áp dụng các biện pháp như tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày ( khoảng 30 phút/ngày), ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, không ăn đồ ăn quá mặn…. Em cũng thể chuyển sang một biện pháp tránh thai mới thay thế thuốc tránh thai hàng ngày như dùng bao cao su, đặt vòng, cấy que,… để không phải vấn đề tăng cân khi sử dụng thuốc ngừa thai.
Chúc em và gia đình sức khỏe !
Đâu Là Loại Thuốc Tránh Thai Không Tăng Cân?
Thuốc tránh thai dạng viên
Thuốc tránh thai được sử dụng bằng cách uống nhằm ngăn chặn sự thụ thai xảy ra. Biện pháp tránh thai này hoạt động dựa trên cơ chế điều hòa nội tiết tố.
Thuốc tránh thai dạng viên gồm có 3 loại:
Thuốc tránh thai dạng viên tổng hợp, chứa hai nội tiết tố là estrogen và progestin.
Thuốc tránh thai dạng viên chỉ chứa progestin.
Thuốc tránh thai dạng viên chứa ulipristal.
Loại thuốc tránh thai dạng viên tổng hợp thường sẽ được điều chế với liều lượng estrogen và progestin không giống nhau, từ đó có thể gây ra các tác dụng không mong muốn khác nhau. Đây cũng được xem là nguyên nhân vì sao có người uống thuốc tránh thai không tăng cân nhưng có người lại tăng cân.
Thực hư việc thuốc ngừa thai làm tăng cân?
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng cân là một tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc tránh thai. Cơ thể của bạn khi sử dụng thuốc sẽ giữ lại nhiều chất lỏng hơn, khiến cho bạn cảm thấy cơ thể nặng nề hơn lúc trước, đặc biệt là ở phần ngực, hông và đùi. Estrogen trong thuốc có tác dụng giữ muối và nước nên bạn sẽ cảm thấy bị tăng cân, đôi khi đi kèm cảm giác sưng phù ở tay, chân và mí mắt. Thành phần này cũng ảnh hưởng đến các tế bào chất béo (mỡ), làm cho chúng trở nên lớn hơn nhưng không sinh ra nhiều hơn. Ngoài ra, thành phần progestin trong thuốc tránh thai cũng có tác dụng kích thích sự thèm ăn, gây tăng trọng lượng cơ thể.
Một số nghiên cứu cho thấy, thuốc tránh thai với nồng độ estrogen cao gây tăng cân nhiều hơn so với tiêm ngừa thai. Các nghiên cứu đã cho thấy phụ nữ sử dụng thuốc liều cao có xu hướng tăng 2,4 kg trong một năm, so với những phụ nữ tiêm thuốc ngừa thai chỉ tăng 1,5 kg trong thời gian một năm.
Để khắc phục nhược điểm này cũng như những tác dụng phụ khác do estrogen và progestin gây ra, các nhà khoa học đã chế tạo ra viên thuốc ngừa thai có hàm lượng nội tiết rất thấp, chỉ đủ để có tác dụng ngừa thai. Tuy nhiên, một số phụ nữ nhạy cảm với nội tiết estrogen vẫn bị tăng cân khi dùng thuốc ngừa thai này.
Ở một số trường hơp, do ảnh hưởng của hormone nam trong một vài loại thuốc tránh thai mà một số bạn gái có thể gặp tác dụng phụ tăng thêm cơ bắp và cân nặng khi dùng thuốc.
Vậy đâu là loại thuốc tránh thai không tăng cân?
Để lựa chọn loại thuốc tránh thai không tăng cân, bạn có thể căn cứ vào hàm lượng estrogen trong thuốc. Các nhà nghiên cứu nhận thấy thuốc có liều lượng estrogen ít hơn 20 microgram sẽ gây giảm cân; khoảng 30 microgram không gây giảm cân, còn nếu từ 50 microgram trở lên sẽ gây hiện tượng giữ nước và tăng cân cho các bạn gái. Vậy loại thuốc tránh thai không tăng cân là thuốc có liều lượng estrogen khoảng 30 microgram.
Nếu bạn đang tìm loại thuốc tránh thai nào không gây nám da thì việc sử dụng thuốc có liều lượng estrogen thấp sẽ khiến bạn thất vọng. Tuy giúp bạn tránh được việc tăng cân, thuốc có hàm lượng estrogen thấp lại tăng nguy cơ đốm da và tuột cân.
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Lợi dụng các tác dụng phụ của thuốc tránh thai, một số bạn nữ hiện nay tìm kiếm thuốc tránh thai đẹp da giảm cân hay loại thuốc tránh thai nào trị mụn tốt nhất. Đây là việc làm nguy hiểm đến sức khoẻ bản thân và cần đặc biệt cẩn trọng. Các bạn nữ cần tham khảo các tác dụng phụ khác của thuốc tránh thai để cân nhắc trước khi quyết định sử dụng phương pháp này. Các tác dụng phụ bao gồm:
Ra máu bất thường
Ra máu âm đạo bất thường là một tình trạng phổ biến khi sử dụng thuốc tránh thai dạng viên, nguyên nhân có thể là do lớp niêm mạc tử cung mỏng đi hoặc do có sự thay đổi nồng độ các hormone trong cơ thể.
Hiện tượng này sẽ dần mất đi, người dùng vẫn cần sử dụng thuốc đúng cách và đủ liều để đảm bảo hiệu quả. Theo khuyến cáo, nếu gặp tình trạng ra máu âm đạo bất thường từ 5 ngày trở lên, hoặc chảy máu với lượng nhiều từ 3 ngày trở lên thì bạn cần tìm đến bác sĩ để kiểm tra.
Trong một số trường hợp, người dùng thuốc sẽ cảm thấy hơi buồn nôn khi uống thuốc lần đầu, nhưng triệu chứng này thường giảm dần sau đó. Nếu có cảm giác buồn nôn, các bạn gái có thể uống thuốc trước khi đi ngủ. Trong trường hợp hiện tượng buồn nôn nặng hoặc kéo dài hơn 3 tháng, bạn nên đi khám để được tư vấn.
Căng cứng ngực
Uống thuốc tránh thai có thể làm tăng kích thước ngực hoặc căng cứng ngực, tuy nhiên tác dụng phụ này cũng sẽ biến mất sau vài tuần. Người dùng thuốc cần hạn chế ăn hay uống cafein và muối, đổi size áo lót để có thể tạo cảm giác thoải mái cho vùng ngực.
Cần chú ý điểm khác thường và đi khám nếu xuất hiện bướu vùng ngực, vùng ngực căng cứng và đau nhiều.
Đau đầu, đau nửa đầu
Do thay đổi nồng độ hormone khi uống thuốc, người dùng có thể mắc chứng đau đầu và đau nửa đầu. Liều thuốc càng thấp, nguy cơ đau đầu càng giảm.
Nếu triệu chứng không được thuyên giảm, các bạn gái cũng nên đi khám.
Thay đổi tâm trạng
Sự thay đổi nồng độ hormone cũng có khả năng thay đổi tâm trạng của người dùng, tăng nguy cơ trầm cảm. Bạn nên liên hệ với chuyên gia y tế nếu nhận thấy bản thân gặp tình trạng tâm trạng thất thường khi uống thuốc tránh thai.
Mất kinh, vô kinh
Chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như áp lực, đau ốm, di chuyển, bất thường nội tiết tố hoặc bất thường tuyến giáp. Vì thế, hiện tượng mất kinh, vô kinh khi sử dụng thuốc tránh thai không phải là điều đáng lo ngại.
Giảm ham muốn tình dục
Ngược lại, ở một vài trường hợp, viên uống tránh thai mang lại sự yên tâm cho người dùng, vì thế mà làm tăng ham muốn. Ngoài ra, thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng đau bụng kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung.
Khí hư âm đạo
Uống viên tránh thai có thể làm tăng hoặc giảm tiết khí hư âm đạo. Tuy vấn đề này không nguy hại,nhưng các bạn gái cũng nên lưu ý sự biến màu hay mùi khí hư vì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm.
Thị lực suy giảm
Nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi, kéo theo đó là sự thay đổi trong độ dày giác mạc. Tuy không làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt nhưng người dùng vẫn cần theo dõi thị lực cũng như khả năng chịu đựng khi đeo kính áp tròng, bởi kính áp tròng có thể sẽ không còn phù hợp.
Đặt Vòng Tránh Thai Có Tăng Cân Không?
Mục Lục
Nếu có bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm nào, chị em sẽ phải điều trị dứt điểm trước rồi mới tiến hành đặt vòng tránh thai được. Nếu không có vấn đề gì đáng lo ngại thì bệnh nhân sẽ được làm thủ thuật đưa vòng tránh thai vào buồng tử cung.
Tuy nhiên, đặt vòng tránh thai có tăng cân không có ảnh hưởng gì không vẫn luôn là thắc mắc của chị em. Vòng tránh thai không ảnh hưởng gì đến chuyện quan hệ tình dục của vợ chồng và khá lành tính, không gây vô sinh. Khi chị em có kế hoạch sinh em bé thì chỉ cần tháo vòng ra là có khả năng mang thai lại bình thường.
Ngăn tinh trùng gặp trứng: Vòng tránh thai sau khi đưa vào trong buồng tử cung sẽ ngăn không cho trứng đã thụ tinh về làm tổ.
Phá hủy sự hình thành phôi thai: Các đại thực bào (tế bào bạch cầu) bám trên vòng tránh thai sẽ ngăn cản hoặc phá hủy sự làm tổ của phôi thai.
Chất liệu vòng tránh thai: Nếu vòng tránh thai làm bằng đồng thì chất đồng sẽ tác động lên các enzym tham gia vào quá trình dục thủng, cân nhập lớp niêm mạc tử cung để tránh phôi thai làm tổ.
ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI CÓ TĂNG CÂN KHÔNG?
Do đó, việc đặt vòng tránh thai có tăng cân không là chuyện rất bình thường. Dưới sự tác động ấy chị em tăng cân, mập lên hay sút cân, gầy đi là tùy thuộc vào cơ địa cũng như thể trạng sức khỏe.
QUY TRÌNH ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI AN TOÀN CHO PHỤ NỮ
Tại Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi , bác sĩ thực hiện cách đặt vòng tránh thai an toàn cho phụ nữ với quy trình chuẩn, được kiểm soát chặt chẽ như sau:
LỜI KHUYÊN BÁC SĨ
Để đặt vòng tránh thai an toàn, phụ nữ cần chú ý một số điều sau:
Nên đặt vòng tránh thai vào ngày thứ 3 sau khi sạch kinh. Nếu mới sinh con, phụ nữ nên đặt vòng sau 6 tuần đối với sinh thường, 6 tháng – 1 năm đối với sinh mổ. Sau hút thai, sảy thai, nên đợi đến khi kinh nguyệt trở lại bình thường hãy đặt vòng.
Phụ cần uống thuốc bác sĩ kê đơn và tái khám đúng lịch hẹn, chú ý khám phụ khoa thường xuyên trong thời gian đặt vòng tránh thai để đảm bảo an toàn.
Sau khi đặt vòng tránh thai, nếu gặp biến chứng đau bụng ngày càng nhiều, đau nhói khi ấn vào bụng, xuất huyết âm đạo kéo dài, phát hiện dây vòng lòi ra từ âm đạo,… thì phụ nữ cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay.
ĐỊA CHỈ Y TẾ CHUYÊN PHỤ KHOA THỰC HIỆN ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI AN TOÀN
Một trong những cơ sở y tế uy tín tại Nghệ An là Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi . Phòng khám được các chuyên gia sản phụ khoa hàng đầu công nhận là địa chỉ lý tưởng để chăm sóc sức khoẻ nữ giới.
Sợ Tăng Cân, Nám Da Vì Uống Thuốc Tránh Thai
Chào bác sĩ. Em có thắc mắc về việc sử dụng thuốc tránh thai, mong bác sĩ tư vấn giúp em. Sau khi sinh em bé được 5 tháng, vợ chồng em quyết định sử dụng biện pháp tránh thai khác thay vì dùng bao cao su. Em muốn uống thuốc tránh thai hàng ngày để cho đơn giản. Nhưng em nghe nói uống thuốc tránh thai (bất kể hàng ngày hay khẩn cấp) đều có thể dễ bị nám da (nhất là da mặt) và tăng cân.
Bác sĩ cho em hỏi tại sao uống thuốc tránh thai lại bị nám da và tăng cân? Có cách nào tránh được điều này không? Nếu không thì em nên dùng biện pháp tránh thai nào cho phù hợp? (Mẹ Tuti)
Sau khi sinh em bé, nếu chưa muốn có thai ngay, vợ chồng bạn nên chọn một biện pháp tránh thai thích hợp, có ý nghĩa về lâu dài và hiệu quả cao. Bao cao su là biện pháp tránh thai có hiệu quả cao mà lại đảm bảo an toàn cho cả hai người, vì nó còn có tác dụng phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, không phải cặp đôi nào cũng chấp nhận sử dụng bao cao su với mục đích tránh thai lâu dài.
Thuốc uống tránh thai cũng là biện pháp tránh thai có hiệu quả cao, kể cả tránh thai hàng ngày hay tránh thai khẩn cấp. Mặc dù vậy, hai loại thuốc tránh thai này không được sử dụng như nhau. Đúng như tên gọi của nó, thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ được dùng trong những trường hợp khẩn cấp (khi không dùng biện pháp tránh thai nào hoặc các biện pháp tránh thai đã dùng bị thất bại: rách bao cao su…). Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ được uống không quá 2 lần/tháng.
Nhìn chung, thuốc viên tránh thai thường có chứa kết hợp cả estrogen và progesterone nên có thể gây ra tác dụng phụ là nhức đầu, nám da, tăng cân, buồn nôn… do nó làm thay đổi hormone trong cơ thể sau khi uống. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này không phải lúc nào cũng xảy ra với tất cả mọi người. Chỉ những người có cơ địa không thích hợp với thuốc tránh thai mới có thể gặp hiện tượng nám da, sạm da, tàn nhang, tăng cân… sau khi uống thuốc.
Để tránh tình trạng này, bạn nên đọc kĩ cách dùng và các khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng kèm theo ở các hộp thuốc hoặc dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Khi mới dùng thuốc, nếu thấy có biểu hiện lạ, bất thường thì cần dừng lại ngay và đi khám bác sĩ sớm.
Ngoài bao cao su và thuốc tránh thai, bạn có thể tham khảo các cách tránh thai khác như đặt vòng tránh thai, kiêng quan hệ trong ngày có khả năng thụ thai, xuất tinh ngoài… Mỗi biện pháp có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Vòng tránh thai thông thường có tác dụng phụ là tăng tiết dịch âm đạo, ra huyết âm đạo bất thường. Xuất tinh ngoài âm đạo thì có hiệu quả thấp hơn. Còn biện pháp tránh quan hệ trong những ngày có thể thụ thai càng khó thực hiện vì chị em có thể khó nhận biết những ngày nào là ngày mình có thể thụ thai…
Bạn đang xem bài viết Nên Dùng Loại Thuốc Tránh Thai Nào Để Không Bị Tăng Cân ? trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!