Cập nhật thông tin chi tiết về Nguồn Năng Lượng Tái Tạo Vô Tận Cho Ngành Công Nghiệp Điện mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khái niệm nguồn năng lượng thủy triều
Năng lượng thủy triều là một loại năng lượng tái tạo, được sản sinh bởi sự lên xuống của thủy triều. Vào thế kỷ 20, các kỹ sư đã phát triển nhiều cách để tận dụng chuyển động của sóng biển cũng như hoạt động thủy triều để tạo ra điện năng. Các phương pháp đó đều sử dụng một loại máy phát điện đặc biệt để chuyển đổi năng lượng thủy triều thành điện năng.
Đã có nhiều kịch bản dự báo thiệt hại cho các quốc gia ven biển khi mực nước biển dâng trong bối cảnh toàn cầu gây ngập lụt vùng đất thấp ven biển và hải đảo. Đồng thời hiện nay nguồn nhiên liệu hóa thạch cạn kiệt dần làm giá cả xăng, dầu, khí, than đá ngày càng gia tăng và nguồn dự trữ cũng đang cạn kiệt, và vì thế các quốc gia trên thế giới trong đó có việt nam đã và đang quan tâm đến các nguồn năng lượng tái tạo.
Nguyên lí hoạt động của nguồn năng lượng thủy triều
Khác với những thiết bị năng lượng khác, bộ phận chủ yếu, cồng kềnh nhất của Searaser không nằm dưới đại dương mà nằm ngay trên bờ. Вằng cách đó, người ta đã giải quyết những khó khăn chính của ngành Năng lượng học thủy triều như thao tác phức tạp, bị mài mòn và ăn mòn nhanh chóng, bảo đảm vận hành an toàn trong thời tiết không thuận lợi như biển động, mưa bão có khi trong thời tiết không thuận lợi thiết bị năng lượng thủy triều được hoạt động mạnh mẽ của những khối nước chuyển động.
Hệ thống Limpet là một ví dụ điển hình về hướng khai thác nguồn năng lượng thủy triều này. Hệ thống hoạt động theo nguyên lý như sau:
Lúc thuỷ triều thấp: Chu trình nạp.
Thủy triều lên cao: Chu trình nén.
Thủy triều xuống thấp: Chu trình xả, kết thúc và nạp cho chu kỳ tiếp theo.
Sự thay đổi chiều cao cột nước làm quay tua bin quay tạo ra điện năng mỗi máy Limpet có thể đạt từ 250 KW đến 500 KW tương đương với công suất của máy phát điện Hyundai 250kw – 500kw (tương đương với một chiếc máy phát điện công nghiệp chạy nhiên liệu dầu). Ngoài việc gây ảnh hưởng xấu rất nhiều cho sinh hoạt đời sống của con người trong nhiều thập kỷ các nhà khoa học đã cố công biến năng lượng sóng thành năng lượng có ích. Nhưng các con sóng quá phân tán, nên rất khó khai thác một cách kinh tế.
Tuy nhiên, năng lượng thủy triều vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Số năng lượng được tạo ra còn rất ít. Trên thế giới không có nhiều các trạm năng lượng thủy triều. Trạm năng lượng thủy triều đầu tiên được xây dựng tại sông Rhine, Pháp.
Mặt khác tại một số nơi phương pháp tạo ra dòng điện từ sóng biển là dùng máy phát điện đặt nằm ngang trên bề mặt nước biển như một cái bơm, pít tông được nối liền với phao, tùy theo sóng biển lên xuống mà pít tông cũng chuyển động lên xuống, biến động lực của sóng biển thành động lực của không khí bị nén. Không khí bị nén dưới áp suất cao phụt qua miệng phun của turbin làm cho máy phát điện hoạt động. Khi đó, năng lượng của sóng biển đã chuyển thành điện năng.
Ưu nhược điểm của hệ thống khai thác nguồn năng lượng thủy triều
Năng lượng học thủy triều có triển vọng lớn vì sóng biển là nguồn cung cấp năng lượng vô tận, suốt ngày đêm trong bất cứ điều kiện thời tiết nào, khác với năng lượng gió và năng lượng mặt trời nhưng bên cạnh đó cũng chứa đựng một số hạn chế khi vận hành khai thác nguồn nhiên liệu tái tạo này.
Ưu điểm nguồn năng lượng thủy triều:
Ưu điểm của phương pháp khai thác nguồn điện từ dòng thủy triều là nguồn tài nguyên tái tạo vô tận, sản xuất nhiều năng lượng và khi hoạt động không cản trở tàu thuyền. Cánh quạt của tua bin có tốc độ quay chậm, không gây quá nhiều nguy hiểm đối với các loài sinh vật sống dưới đại dương. Thiết kế tương tự tua bin gió, nhưng nước ổn định và dễ điều khiển hơn nên lượng điện năng sản sinh ra từ nguồn năng lượng thủy triều sẽ đều hơn. Là nguồn tài nguyên vô tận đồng thời trong bất kì hoàn cảnh thời tiết như nào thiết bị vẫn vận hành được.
Nhược điểm của nguồn năng lượng thủy triều:
Tuy nhiên, việc lắp đặt tua bin này rất phức tạp. Hệ thống có kích thước lớn và có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Bên cạnh đó khó khăn nằm ở phần trang thiết bị vì máy phát điện thường phải đặt chìm dưới nước sâu, không thuận tiện cho việc vận hành, nước biển lại là môi trường ăn mòn mạnh mà cho tới nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục một cách triệt để. Chính vì thế, trang thiết bị đắt tiền, chi phí hoạt động lớn.
Không chỉ vậy nhược điểm của năng lượng thủy triều là phải phụ thuộc vào sự lên xuống của thủy triều. Ảnh hưởng những tác động từ thiên nhiên rất nhiều.
Ứng dụng nguồn năng lượng thủy triều của Việt Nam và toàn thế giới
Trên quốc tế hiện nay
Hiện nay, có khoảng 100 công ty trên toàn thế giới đang nghiên cứu việc chuyển đổi năng lượng từ đại dương thành điện năng. Năng lượng từ đại dương cũng có nhiều tiềm năng hơn năng lượng gió vì nước có tỷ trọng cao hơn không khí. “Nước nặng” được lấy từ trong một thùng nước biển, năng lượng của nó tương đương 400 thùng dầu mỏ tốt nhất.
Năm 1966, tại Pháp đã xây dựng một nhà máy điện thủy triều đầu tiên trên thế giới có quy mô công nghiệp với công suất 240 MW, đây là một trong những nhà máy điện thủy triều lớn nhất trên thế giới. gần như chiếm tỷ trọng cao nhất vào việc cung cấp điện năng cho ngành điện tại pháp
Năm 1984: sau đó 2 thập kỉ Canada đã vận hành một nhà máy 20 MW, sản xuất 30 triệu KW điện hằng năm. đương với lượng điện thu được khi chúng ta đang sử dụng 10 chiếc máy phát điện công nghiệp 350kw
Trung Quốc cũng là một nước rất quan tâm đến nguồn năng lượng sạch, hiện nay Trung Quốc có 7 nhà máy điện thủy triều đang vận hành với tổng công suất 11 MW.
Gần đây, Hàn Quốc rất chú trọng khai thác sử dụng năng lượng thủy triều. Một nhà máy điện thủy triều Shiwa có công suất 254 MW được hoàn thành năm 2010; tại thành phố Incheon từ năm 2007 đã xây dựng một nhà máy có công suất 812 MW lớn nhất thế giới với 32 tổ máy và sẽ đưa vào vận hành năm 2015.
Tại Việt Nam
Việt Nam với 3000km đường bờ biển có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng từ sóng biển. Tuy nhiên, rất tiếc là sự đầu tư và khai thác nguồn năng lượng sạch này khá chậm so với thế giới đã và đang thực hiện. Hiện tại, phát triển năng lượng biển ở nước ta mới chỉ ở giai đoạn hết sức sơ khai. Bên cạnh đó, Việt Nam còn khá chậm trong việc xem xét có nên gia nhập Nhóm Quốc tế về Năng lượng Đại dương . Lúc này, Việt Nam cần sớm tham gia các tổ chức quốc tế để có thể triển khai hiệu quả triệt để chiến lược năng lượng xanh, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Tóm lại đây là nguồn năng lượng tái tạo tương đối mới nên cũng còn nhiều khó khăn, nguyên lý và công nghệ vẫn còn những vấn đề đang thử nghiệm. Và vì vậy luôn có thêm những điều sửa chữa, bổ sung qua từng lần nghiên cứu. Theo những suy đoán ban đầu, năng lượng do nguồn nước biển vô tận này sản sinh ra đủ dùng cho nhân loại trên 1 tỷ năm. Hay những con sóng, thủy triều, hải lưu… trường tồn với thời gian, đều có thể cung cấp cho nhân loại nguồn năng lượng cực lớn!
4 Giải Pháp Tiết Kiệm Năng Lượng Cho Ngành Công Nghiệp Hà Nội
Đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô, nhưng thời gian qua, các doanh nghiệp (DN) công nghiệp trên địa bàn Hà Nội vẫn còn những hạn chế trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của DN và tác động tiêu cực tới an ninh năng lượng quốc gia.
Thành phố Hà Nội là trung tâm sản xuất công nghiệp lớn thứ hai của cả nước, đã và đang phát huy vai trò tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm gần đây, công nghiệp Hà Nội đã có những bước phát triển nhất định. Số lượng DN tăng lên nhanh chóng và ở hầu hết các thành phần, các ngành sản xuất, với sự xuất hiện của nhiều DN có quy mô vừa và quy mô lớn.
Những ngành và sản phẩm công nghiệp của Hà Nội có thể coi là thế mạnh với sự tập trung đông đảo các DN, có đủ sức cạnh tranh và có kim ngạch xuất khẩu, đó là: chế biến thực phẩm, dệt may, giày dép, sản xuất tivi, radio, thiết bị thông tin, sản phẩm chế tạo từ kim loại, sản phẩm từ cao su và plastic, chế tạo máy móc thiết bị.
DN công nghiệp có vai trò quyết định đến sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá và là một khu vực quan trọng trong việc thu hút, sử dụng các nguồn lực đầu tư cũng như công nghệ, chất xám phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 1/5 số DN đang hoạt động trên địa bàn, song các DN công nghiệp đã đóng góp khoảng 30% vào GDP Thành phố và chiếm tỷ trọng 10,5% giá trị sản xuất công nghiệp toàn quốc.
Bốn năm trở lại đây, số lượng, quy mô DN công nghiệp trên địa bàn đã có sự gia tăng đáng kể, theo quy mô và cơ cấu ngành nghề, theo từng khu vực kinh tế. Điều này đã dẫn đến có sự thay đổi đáng kể về số lượng các DN sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đây là những DN mà năng lượng được tiêu thụ với số lượng lớn. Trong khi giá năng lượng tăng cao và không ổn định đã và đang là vấn đề tác động đến tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của các DN. Sản xuất như thế nào để có năng suất cao, chi phí năng lượng, nhiên liệu, nhân công, nguyên vật liệu là nhỏ nhất luôn là vấn đề được nhiều lãnh đạo các DN quan tâm.
Theo Văn phòng Tiết kiệm năng lượng – Bộ Công Thương, qua các chương trình kiểm toán năng lượng và các kết quả khảo sát tại các DN công nghiệp, tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các ngành công nghiệp, như: xi măng, thép, giấy, hoá chất… là rất lớn. Các kết quả kiểm toán năng lượng tại 5 nhà máy xi măng cho thấy mức tiết kiệm điện trung bình đạt khoảng 50,8 kWh/tấn xi măng hay 30,7% và mức tiết kiệm nhiệt trung bình đạt khoảng 1,5 GJ/tấn clinke hay 6,2%. Đối với ngành thép, tiêu thụ năng lượng trong ngành công nghiệp thép của Việt Nam khá cao so với thông lệ quốc tế. Đối với các nhà máy nhựa, mức tiêu thụ điện trung bình của các nhà máy nhựa ở VN là 1,85 kWh/kg hay 6,7GJ/tấn. Theo ước tính với mức giảm tiêu thụ năng lượng tiềm năng 10%, mức tiết kiệm năng lượng sẽ là 7,7 tỷ kWh và mức đầu tư khoảng 1 triệu USD…
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội đã có một số DN sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, như Công ty Cổ phần giấy Vạn Điểm (Hà Nội) có quy mô sản xuất lớn hơn, mỗi năm tiêu tốn khoảng gần 11 triệu kWh điện và khoảng 4.670 tấn than. Những năm gần đây, Vạn Điểm đã áp dụng nhiều biện pháp để tiết kiệm triệt để các nguồn năng lượng. Vạn Điểm đã thay thế bóng đèn huỳnh quang T8 bằng loại bóng T5, tiết kiệm điện được 16W/bóng và đem lại hiệu quả chiếu sáng tương đương. Với vốn đầu tư khoảng 16 triệu đồng, chỉ sau 1 năm Vạn Điểm đã thu hồi lại được vốn đầu tư nhờ tiết kiệm được gần 11 ngàn kWh, trị giá 15 triệu đồng.
Cùng với đó, Công ty Cổ phần giấy Vạn Điểm cũng triển khai lắp đặt biến tần cho hệ thống máy nén khí. Máy biến tần có chức năng điều áp, giúp cân bằng công suất cho hệ thống máy nén khí khi chạy quá tải hoặc non tải. Hệ thống này đảm bảo cho máy nén khí hoạt động ở hiệu suất cao nhất với mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất. Nhờ đó, giảm được lượng điện năng tiêu thụ.
Không dừng lại ở những kết quả đạt được, để tiết kiệm than, Vạn Điểm còn đã cử đội ngũ cán bộ năng lượng đi đào tạo thêm để hiểu rõ hơn về quy trình vận hành cũng như cách thức sử dụng lò hơi mới. Với đường ống phân phối hơi, công ty cũng tiến hành bọc bảo ôn vị trí các van nối, đường ống hỏng để tránh thất thoát nhiệt và tiết kiệm được than. Hiện nay, mỗi năm Công ty Vạn Điểm đã tiết kiệm được 3,6 tấn than, tương đương với 110 triệu đồng.
Về vấn đề quản lý năng lượng, đơn vị này cũng xây dựng kế hoạch để giảm cường độ năng lượng trong các năm tiếp theo, với mục tiêu mỗi năm giảm 1%. Công ty Vạn Điểm cũng đặt kế hoạch hoàn thiện hệ thống quản lý năng lượng trong DN, hoàn thiện hệ thống giám sát năng lượng cho từng thiết bị để được cấp giấy chứng nhận ISO 50001.
Kết quả chưa như mong đợi
Đảng và Nhà nước nói chung, cũng như UBND Thành phố Hà Nội nói riêng đã rất tích cực đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất ở các DN, như: xây dựng mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở các DN; xây dựng và từng bước giới thiệu tiêu chuẩn Hệ thống quản lý năng lượng trong doanh nghiệp (ISO 50001), hỗ trợ các DN sản xuất công nghiệp thực hiện nâng cấp, cải tiến, hợp lý hoá dây chuyền công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…
Tuy nhiên, tình hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các DN sử dụng năng lượng trên địa bàn Thành phố Hà Nội nhìn chung chưa được thực hiện tích cực, toàn diện. Sản xuất công nghiệp do nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến chi phí năng lượng còn quá cao so với các nước trong khu vực. Trong khâu tiêu thụ năng lượng, tình hình sử dụng năng lượng kém hiệu còn phổ biến. Trong sản xuất công nghiệp (hộ tiêu thụ lớn nhất, chiếm hơn 50% số năng lượng), tỷ suất năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm cao hơn nhiều không chỉ so với các nước tiên tiến, mà so cả với những nước trong khu vực.
Thực trạng nói trên xuất phát từ một số nguyên nhân, như: Khó khăn lớn nhất nhằm đạt được mục tiêu tiết kiệm điện xuất phát từ cơ sở vật chất hạ tầng và nhận thức của cộng đồng DN còn hạn chế. Các nhà máy, xí nghiệp vẫn sử dụng các trang thiết bị đã lỗi thời và các công nghệ lạc hậu dẫn đến hiệu quả sử dụng năng lượng thấp, tổn thất lớn đặc biệt trong các khâu vận hành. Hầu như tất cả các nhà máy, xí nghiệp tại Hà Nội đều chưa có mô hình quản lý năng lượng hiệu quả, thiếu cán bộ chuyên trách quản lý năng lượng công việc này vẫn mang tính chất kiêm nhiệm, không được chú trọng và thiếu chuyên sâu…
Do đó, một số chương trình về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các DN sản xuất công nghiệp tuy đã được tiến hành, nhưng, các chương trình này vẫn chưa được phổ biến rộng, chưa có đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để tự tiến hành theo phương pháp và cách thức đảm bảo tính chuẩn tắc để thực hiện kiểm toán năng lượng; các biện pháp áp dụng tiết kiệm năng lượng chưa được đề xuất một cách có hệ thống, toàn diện cũng như chưa đánh giá được tính khả thi của các biện pháp đó.
Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, các DN công nghiệp trên địa bàn Hà Nội cần thực hiện có hiệu quả 4 giải pháp.
Thứ nhất, cần phải xây dựng một hệ thống giám sát, tuân thủ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các cơ sở sản xuất công nghiệp. Cụ thể như yêu cầu các DN trọng điểm phải thực hiện kiểm toán bắt buộc, báo cáo tình hình sử dụng năng lượng, thiết lập các hệ thống quản lý năng lượng mới và hoàn thành kế hoạch nhằm đạt được các kết quả về tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh việc triển khai thực thi luật, để đạt được mục tiêu tiết kiệm trong cơ sở sản xuất công nghiệp cần xây dựng chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng hiệu quả trong các cơ sở công nghiệp mới, đồng thời hỗ trợ tài chính cho các dự án nâng cấp, cải tạo sử dụng năng lượng có hiệu quả.
Thứ hai, để đạt được mục tiêu tiết kiệm điện năng đối với một số ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng như: sản xuất thép, xi măng, khai khoáng, giấy, thực phẩm, dệt may… Trước mắt, DN cần xây dựng các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo sử dụng đúng công suất và biểu đồ phụ tải đã đăng ký trong hợp đồng mua bán điện. Đồng thời, bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị tiêu thụ công suất điện lớn như các máy nghiền, trạm bơm nước, máy nén khí… vào giờ cao điểm, không để các thiết bị điện hoạt động không tải.
Bên cạnh đó, cần chú ý tắt các thiết bị điện và đèn chiếu sáng không cần thiết trong thời gian nghỉ giữa ca; triệt để tiết kiệm điện chiếu sáng sân, vườn, đường nội bộ trong các khu công nghiệp. Mặt khác, chuẩn bị các nguồn dự phòng để đáp ứng nhu cầu sản xuất khi xảy ra thiếu điện, xây dựng phương án tự cắt giảm phụ tải khi xảy ra thiếu điện.
Thứ ba, xây dựng hệ thống quản lý và giám sát mức tiêu thụ điện năng trong sản xuất và kinh doanh của các cơ sở sản xuất công nghiệp, khuyến khích tiến tới bắt buộc áp dụng các định mức tiêu hao năng lượng tiên tiến trên một đơn vị sản phẩm đối với một số ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng. Cùng với đó, thực hiện quản lý năng lượng các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập hệ thống quản lý năng lượng nhằm tuân thủ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có mức tiêu thụ năng lượng hàng năm nhỏ hơn 1000TOE, khuyến khích tham gia chương trình kiểm toán năng lượng tự nguyện. Ngoài ra, hỗ trợ đầu tư đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện, nâng cao hiệu suất sử dụng điện, thay thế thiết bị lạc hậu tiêu tốn nhiều điện năng.
Thứ tư, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tới cộng đồng doanh nghiệp; thường xuyên cập nhật thông tin và ứng dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng; Tập huấn cho cán bộ, người lao động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả…
Ngành Điện Tp. Hồ Chí Minh Chú Trọng Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực
TS. Andy Seo Kian Haw – Chủ tịch Hội đồng đăng bạ kỹ sư ASEAN và GS. TSKH. Đặng Vũ Minh – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trao chứng nhận Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN các kỹ sư Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh.
Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
TP. Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế năng động lớn nhất cả nước, việc bảo đảm cung ứng đủ điện cho sự phát triển kinh tế – xã hội của TP. Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ hết sức nặng nề. Do đó, EVNHCMC luôn xác định, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa mang tính chiến lược.
Để đáp ứng nhiệm vụ phát triển và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành điện thành phố, ông Phạm Quốc Bảo – Tổng Giám đốc EVNHCMC – cho biết, thời gian qua đơn vị đã tập trung triển khai thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2015 – 2020.
Cụ thể, EVNHCMC đã chú trọng, tập trung thực hiện nhóm giải pháp đổi mới, chuyên sâu hóa công tác đào tạo nhằm nâng cao tay nghề, năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ cho lực lượng công nhân và đội ngũ kỹ sư, quản lý của tổng công ty… Qua đó những kỹ sư, chuyên gia của EVNHCMC đã tiếp thu và ứng dụng, khai thác hiệu quả các công nghệ mới, hiện đại đang được triển khai và sẽ tiếp tục được phát triển trong xu hướng chung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Đặc biệt để từng bước nâng cao trình độ ngồn nhận lực, hướng đến những tiêu chuẩn chung trong khu vực và trên thế giới, EVNHCMC đã thực hiện triển khai Đăng bạ kỹ sư ASEAN. Đây là một trong những chương trình của Đề án Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của EVNHCMC giai đoạn 2016 – 2020.
Trải qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và tiến hành các thủ tục đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN, từ số lượng ban đầu chỉ có 5 kỹ sư của EVNHCMC được công nhận, trao chứng chỉ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN vào năm 2017. Số lượng kỹ sư của đơn vị được đào tạo và công nhận là kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN ngày càng tăng cao qua từng năm. Cụ thể: Trong năm 2018 đã có 29 kỹ sư được công nhận và mới đấy tổng công ty đã có thêm 70 kỹ sư được công nhận. Đến nay, tổng số kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN của EVNHCMC lên 104 kỹ sư.
Bên cạnh đó, EVNHCMC cũng đã tổ chức các khóa đào tạo chuyên sâu theo từng lĩnh vực mũi nhọn như: Công nghệ thông tin, lưới điện thông minh Smart Grid, hạ tầng đo đếm tiên tiến AMR/AMI, hệ thống thông tin địa lý GIS, thị trường điện, quản lý dự án… Đến nay, số lượng chuyên gia đã được EVNHCMC công nhận là 42 chuyên gia, gồm 13 chuyên gia được công nhận năm 2018 và 29 chuyên gia được công nhận năm 2019.
Về lực lượng công nhân lành nghề, EVNHCMC đã công nhận 49 công nhân lành nghề trong năm 2018 và hiện đang tổ chức thi thực hành cho 182 công nhân để xét công nhận công nhân lành nghề năm 2019.
Chất lượng nguồn nhân lực là then chốt
Tổng giám đốc EVNHCMC cho hay, các công nhân lành nghề, kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN, chuyên gia đã được công nhận thời gian qua sẽ được tổng công ty ưu tiên tạo điều kiện tham gia vào các chương trình đào tạo chuyên môn trong và ngoài nước, các hội thảo chuyên đề, các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ theo chuyên ngành, để thường xuyên được cập nhật các kiến thức, kỹ năng cần thiết nhằm hoàn thiện năng lực chuyên môn của mình.
Các công nhân lành nghề, đội ngũ kỹ sư ASEAN chuyên nghiệp và các chuyên gia là lực lượng nòng cốt để phát triển Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh.
Thực tế cho thấy, với lực lượng cán bộ, kỹ sư, công nhân được đào tạo bài bản, ngành điện thành phố đã phát huy sức mạnh nội lực, năng lực quản lý… có thể đảm đương các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cao về khoa học công nghệ, mà trước đây hoàn toàn phải thuê chuyên gia nước ngoài. Bên cạnh đó, các chuyên gia có vai trò rất lớn trong việc “kéo” mặt bằng chung về trình độ chuyên môn, kỹ thuật của đội ngũ người lao động đi lên… Từ đó giảm dần sự phụ thuộc vào đối tác nước ngoài, tạo dựng đội ngũ công nhân giỏi nghề.
Trong bối cảnh hội nhập vào nền kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, để thực hiện vai trò và trách nhiệm của ngành điện là một ngành động lực chủ chốt trong việc góp phần cùng TP. Hồ Chí Minh vượt qua các thách thức để phát triển bền vững… EVNHCMC đã xác định mục tiêu trọng tâm, xuyên suốt là không ngừng đổi mới sáng tạo, tăng cường chất lượng dịch vụ, nâng cao năng suất lao động và hoàn thiện năng lực quản trị doanh nghiệp để đạt mức phát triển ngang tầm với các công ty điện lực hàng đầu của các nước tiên tiến trong khu vực.
Theo ông Phạm Quốc Bảo để thực hiện được mục tiêu nêu trên, EVNHCMC đặt trọng tâm vào việc huy động, phát triển mọi nguồn lực, đặc biệt tập trung cho nguồn nhân lực để nâng cao uy tín, thương hiệu và năng lực cạnh tranh của đơn vị. Các công nhân lành nghề, đội ngũ kỹ sư ASEAN chuyên nghiệp và các chuyên gia là lực lượng nòng cốt để phát triển của tổng công ty.
Theo lộ trình từ nay đến năm 2020, EVNHCM sẽ có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật chuyên môn hóa cao, đủ khả năng nắm bắt công nghệ mới, có kỹ năng phân tích, giải quyết các tình huống phức tạp, dần thay thế chuyên gia, tư vấn nước ngoài. Đồng thời, EVNHCMC sẽ tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo kỹ sư tài năng, chương trình đào tạo sau đại học tại các quốc gia phát triển, đào tạo chuyên sâu cho các lĩnh vực chủ chốt như quản lý vận hành hệ thống điện, nhiệt điện…
Đặc biệt, hướng tới mục tiêu “cung cấp đủ điện với chất lượng ngày càng tốt hơn”, đáp ứng sự hài lòng của khách hàng, EVNHCMC tiếp tục thực thi hiệu quả văn hóa doanh nghiệp đến các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là khối kinh doanh dịch vụ khách hàng bằng nhiều chương trình cụ thể, thiết thực và hiệu quả.
Giải Pháp Nào Cho Ngành Công Nghiệp 4.0
Trong khi “cuộc cách mạng” công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ tại các nước phát triển, thì ở Việt Nam dường như nó chỉ đang được nhắc tới dưới dạng khái niệm. Tại nhiều hội thảo, khái niệm về cách mạng công nghiệp 4.0 cũng như tầm ảnh hưởng của cuộc các mạng này đã được đề cập liên tục, chủ yếu bàn về những thách thức, cơ hội và giải pháp cho các doanh nghiệp thời đại mới.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gắn liền với số hóa.
Khi thế giới thực được số hóa…
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, cách mạng công nghiệp 4.0 được dự đoán sẽ chuyển hóa toàn bộ thế giới thực sang thế giới số. Qua đó, nó sẽ góp phần thay đổi toàn diện cuộc sống của con người ở tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế – văn hóa – xã hội cho tới quốc phòng an ninh. Đó cũng là một trong những nhân tố lớn thúc đẩy sự hình thành các đô thị thông minh trong tương lai, cụ thể tại Việt Nam, chúng tôi là một trong những thành phố tiên phong trong việc đó.
Hiện, UBND chúng tôi đã nhận được nhiều hiến kế xây dựng thành phố thông minh đến từ nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, như FPT, Samsung,… Trong đó, giải pháp trí thông minh nhân tạo cho hệ thống camera của FPT từng nhận được nhiều đánh giá tích cực. Giải pháp tích hợp này giúp hệ thống camera trên toàn thành phố trở nên thông minh hơn để tự động nhận dạng, phát hiện sự kiện, hành vi một cách chính xác… nhằm đáp ứng các nhu cầu về kiểm soát an ninh và phân tích dữ liệu.
Đặc biệt, ứng dụng cảnh báo tội phạm mà FPT đang nghiên cứu cũng khá tiềm năng, thậm chí có thể giúp chúng tôi trở nên thông minh hơn nhiều thành phố lớn khác trên thế giới khi mà nó có thể truy xuất thông tin tội phạm, nhận diện và tự động cảnh báo ở khu vực đối tượng đang xuất hiện. Bên cạnh đó, công ty này cũng đã trình bày trước UBND chúng tôi về các giải pháp bệnh viện thông minh, ứng dụng phân tích mật độ người dân theo khu vực theo thời gian thực,…
Nhà máy sản xuất cũng phải thông minh
Bên trên chỉ là số ít giải pháp trong rất nhiều giải pháp đang được nhắc tới để “hô biến” chúng tôi trở thành thành phố thông minh. Đón “cơn sóng” cách mạng công nghiệp 4.0 này có rất nhiều điều phải làm, không chỉ phục vụ hệ thống quản lý nhà nước và người dân, mà các công nghệ ấy còn phải được áp dụng sâu vào sản xuất kinh doanh và các dịch vụ thương mại. Trong lĩnh vực này, Trung tâm Trải nghiệm Giải pháp Doanh nghiệp lớn nhất của Samsung ở Đông Nam Á là bước đi đầu tiên của hãng trong việc hỗ trợ chúng tôi nói riêng và các thành phố khác ở khu vực nói chung xây dựng thành phố thông minh.
Samsung tiên phong trong việc đưa ra các giải pháp cho doanh nghiệp trước cách mạng công nghiệp 4.0.
Được biết, trung tâm này của hãng công nghệ Hàn Quốc được đặt tại khu công nghệ cao (Q.9, TP.HCM), mang đến các giải pháp công nghệ hỗ trợ việc xây dựng hệ sinh thái thông minh, nhằm kết nối các ngành công nghiệp, thành phố và công dân mật thiết với nhau. Nó tạo nền tảng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong việc xây dựng thành phố thông minh với các toà nhà thông minh, nhà máy thông minh, hệ thống giao thông công cộng thông minh,…
Đặc biệt, Trung tâm Trải nghiệm Giải pháp Doanh nghiệp của Samsung còn bao gồm giải pháp quản lý hệ thống vận hành thông minh tại các nhà ga hoặc trạm trung chuyển vận tải, giải pháp quản lý kho hàng và tài chính thông minh. Samsung khẳng định giải pháp của họ có tính bảo mật cao, toàn diện với công nghệ ảo hóa máy tính tiên tiến.
Giải pháp cho doanh nghiệp
Vậy để tiếp cận và hội nhập, doanh nghiệp cần đầu tư và cập nhật các giải pháp mới nhắm thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Vietbay là đối tác hàng đầu của Siemens PLM Việt Nam trong việc phối hợp tư vấn cung cấp, chuyển giao công nghệ các giải pháp hàng đầu cho doanh nghiệp trong công cuộc hội nhập như:
–
Giải pháp cải tiến và tạo mẫu nhanh, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường cho các sản phẩm tiêu dùng
–
Giải pháp tính toán, tối ưu hóa hệ thống kết cấu, hệ thống động lực vũ khí, tính toán khí động lực vật bay
–
Giải pháp tối ưu hóa chiến lược gia công, giảm thiểu rủi ro va chạm dao trong quá trình gia công sản phẩm với trung tâm gia công nhiều trục
–
Giải pháp lập trình gia công cho các trung tâm gia công CNC cao tốc, cải thiện chất lượng bề mặt gia công
–
Giải pháp tối ưu chi phí sản xuất khuôn (Tool Costing)
–
Giải pháp tối ưu giá thành sản phẩm (Product Costing)
–
Giải pháp quản lý vòng đời sản phẩm:
o
Quản lý dữ liệu
o
Quản lý quy trình
o
Quản lý chuỗi cung ứng (Supplier Chain Management)
o
Quản lý sản xuất ( Manufacturing Operations Management)
Nguồn: Internet
VIETBAY COMPANY Hà Nội: A8 – TT1, FiveStar Mỹ Đình, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội Tel: 024 37755301 * Hotline: 091 929 5529 * Email: HCM: Tầng 1, Tòa nhà Rosana, 60 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1. Tel: 028 3910 3998 * Hotline: 091 929 5522 * Email: Website: chúng tôi www.phanmembanquyen.com
Hãy đến với Vietbay để nâng tầm sức mạnh doanh nghiệp của bạn.A8 – TT1, FiveStar Mỹ Đình, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà NộiTel: 024 37755301 * Hotline: 091 929 5529 * Email: [email protected] Tầng 1, Tòa nhà Rosana, 60 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận chúng tôi 028 3910 3998 * Hotline: 091 929 5522 * Email: [email protected] Website: chúng tôi www.phanmembanquyen.com
Bạn đang xem bài viết Nguồn Năng Lượng Tái Tạo Vô Tận Cho Ngành Công Nghiệp Điện trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!