Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Của Sự Nóng Lên Toàn Cầu, Giải Pháp Giảm Nóng Lên Toàn Cầu mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nóng lên toàn cầu là hiện tượng nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất tăng lên làm biến đổi khí hậu. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì?
Từ cuộc cách mạng công nghiệp thật không may con người đã thải ra một lượng khí CO2 khá lớn vào không khí.
Việc chặt phá rừng, đốt cháy rừng hay động vật chết sẽ thải ra không khí lượng CO2 đáng kể. Nếu tình trạng này diễn ra ngày càng nhiều thì lượng CO2 càng gia tăng.
Quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch của con người như than đá, dầu, khí đốt,… sinh ra lượng CO2 rất lớn bởi cacbon trong nhiên liệu hóa thạch được lưu trữ hàng triệu năm, khi bị đốt lượng khí này phát ra vừa mạnh, vừa lớn, là nguyên nhân nguy hiểm nhất gây ô nhiễm không khí, dẫn đến sự nóng lên của trái đất.
Giải pháp giảm sự nóng lên toàn cầu
Hạn chế sử dụng các năng lượng điện cho việc thắp sáng khi không cần thiết. Thay vì sử dụng bóng đèn sợi đốt, dây tóc thông thường, bạn có thể sử dụng bóng huỳnh quang hay compact vừa tiết kiệm điện cho gia đình, vừa giảm thiểu năng lượng sử dụng sinh ra CO2.
Túi nilon là một trong những rác thải mà con người cần hạn chế sử dụng. Bởi nguồn rác thải nilon vừa khó phân hủy, vừa xử lý sinh ra nhiều khí độc hại gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Bạn có thể tái sử dụng nếu có thể, không nên sử dụng một cách bừa bãi.
Hãy trồng cây xanh thật nhiều bởi nhờ chúng mà có thể sinh ra khí O2 và hấp thu CO2 độc hại trong không khí môi trường sống của chúng ta.
Thay vì bạn sử dụng ô tô, xe máy thường xuyên vào những việc không cần thiết bạn có thể đi bộ hoặc chạy xe đạp, hay hạn chế sử dụng các loại khí gas, than đốt để giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu, khí CO2 tỏa ra không khí.
Nguyên Nhân Của Sự Nóng Lên Toàn Cầu
Humans are increasingly influencing the climate and the earth’s temperature by burning fossil fuels, cutting down rainforests and farming chúng tôi người đang ngày càng ảnh hưởng đến khí hậu và nhiệt độ trái đất bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng nhiệt đới và chăn nuôi gia súc.This adds enormous amounts of greenhouse gases to those naturally occurring in the atmosphere, increasing the greenhouse effect and global warming.Điều này làm tăng một lượng lớn khí nhà kính cho những chất xuất hiện tự nhiên trong khí quyển, làm tăng hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên toàn cầu.Greenhouse gasesKhí nhà kínhSome gases in the Earth’s atmosphere act a bit like the glass in a greenhouse, trapping the sun’s heat and stopping it from leaking back into space.Một số khí trong bầu khí quyển của Trái đất hoạt động giống như thủy tinh của nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn không cho nó rò rỉ trở lại không chúng tôi of these gases occur naturally, but human activity is increasing the concentrations of some of them in the atmosphere, in particular:Những loại khí này xuất hiện tự nhiên, nhưng hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số trong số chúng trong khí quyển, đặc biệt là:carbon dioxide (CO 2 )carbon dioxide (CO2)methanemêtannitrous oxidenitơ oxitfluorinated gaseskhí floCO2 is the greenhouse gas most commonly produced by human activities and it is responsible for 64% of man-made global warming. Its concentration in the atmosphere is currently 40% higher than it was when industrialisation began. CO2 là khí nhà kính được sản xuất phổ biến nhất bởi các hoạt động của con người và nó chịu trách nhiệm cho 64% sự nóng lên toàn cầu do con người tạo ra. Nồng độ của CO2 trong khí quyển hiện cao hơn 40% so với trước khi công nghiệp hóa bắt đầu.Other greenhouse gases are emitted in smaller quantities, but they trap heat far more effectively than CO2, and in some cases are thousands of times stronger. Methane is responsible for 17% of man-made global warming, nitrous oxide for 6%.Các khí nhà kính khác được phát ra với số lượng ít hơn, nhưng chúng giữ nhiệt hiệu quả hơn nhiều so với CO2, và trong một số trường hợp mạnh hơn hàng ngàn lần. Khí mê-tan là nguyên nhân gây ra 17% nóng lên toàn cầu do con người tạo ra, oxit nitơ cho 6%.Causes for rising emissionsNguyên nhân khiến khí thải gia tăngBurning coal, oil and gas produces carbon dioxide and nitrous oxide.Đốt than, dầu và khí tạo ra carbon dioxide và oxit nitơ.Cutting down forests (deforestation) . Trees help to regulate the climate by absorbing CO2 from the atmosphere. So when they are cut down, that beneficial effect is lost and the carbon stored in the trees is released into the atmosphere, adding to the greenhouse effect.Chặt phá rừng (phá rừng). Cây xanh giúp điều hòa khí hậu bằng cách hấp thụ CO2 từ khí quyển. Vì vậy, khi chúng bị chặt phá, hiệu ứng có lợi đó sẽ bị mất và carbon được lưu trữ trong cây được thải vào khí quyển, thêm vào hiệu ứng nhà kính.Increasing livestock farming. Cows and sheep produce large amounts of methane when they digest their chúng tôi tăng chăn nuôi. Bò và cừu sản xuất một lượng lớn khí mê-tan khi chúng tiêu hóa thức ăn.Fertilisers containing nitrogen produce nitrous oxide emissions.Phân bón có chứa nitơ tạo ra khí thải nitơ oxit.Fluorinated gases produce a very strong warming effect, up to 23 000 times greater than CO2. Thankfully these are released in smaller quantities and are being phased down by EU regulation.Khí fluoride tạo ra hiệu ứng nóng lên rất mạnh, lớn hơn 23 000 lần so với CO2. Rất may khí fluoride được thải ra với số lượng ít và đang bị cắt giảm theo quy định của EU.Global warmingSự nóng lên toàn cầuThe current global average temperature is 0.85ºC higher than it was in the late 19th century. Each of the past three decades has been warmer than any preceding decade since records began in 1850.Nhiệt độ trung bình toàn cầu hiện nay cao hơn 0,85ºC so với cuối thế kỷ 19. Ba thập kỷ qua đã nóng hơn bất kỳ thập kỷ nào trước đó kể từ các ghi chép bắt đầu vào năm chúng tôi world’s leading climate scientists think human activities are almost certainly the main cause of the warming observed since the middle of the 20th century.Các nhà khoa học khí hậu hàng đầu thế giới cho rằng các hoạt động của con người gần như là nguyên nhân chính của sự nóng lên theo quan sát từ giữa thế kỷ chúng tôi increase of 2°C compared to the temperature in pre-industrial times is seen by scientists as the threshold beyond which there is a much higher risk that dangerous and possibly catastrophic changes in the global environment will occur. For this reason, the international community has recognised the need to keep warming below 2°C.Các nhà khoa học cho rằng chỉ cần gia tăng 2°C so với nhiệt độ trong thời kỳ tiền công nghiệp là vượt quá ngưỡng nguy cơ với những thay đổi nguy hiểm hoặc thảm khốc sẽ xảy ra trên toàn cầu. Vì lý do này, cộng đồng quốc tế đã nhận ra sự cần thiết phải giữ mức nhiệt độ dưới 2 ° C.
5 Tác Hại Kinh Hoàng Của Sự Nóng Lên Toàn Cầu
Cục Đánh giá Phát triển Khí hậu Quốc gia của Mỹ đã đưa ra những nguy cơ sẽ xảy ra đối với loài người trên con đường ấm dần của Địa cầu.
1. Thiếu lương thực, thực phẩm
Chỉ theo tính toán riêng ở Mỹ, năng suất cây trồng của ngô, lúa mì hay bông ở vùng thung lũng trung tâm California sẽ giảm đến 30% trong vài thập kỉ tới.
Nguyên nhân được cho là do sự tăng lượng carbon trong không khí, sự sụt giảm về số lượng loài ong dẫn đến quá trình thụ phấn bất thành…
Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng đến giá thành chế biến, lưu trữ và vận chuyển lương thực, đẩy giá lương thực tăng cao do tăng nhu cầu về nguồn nước và năng lượng. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế cũng như người tiêu dùng.
2. Khủng hoảng năng lượng
Nhu cầu năng lượng ngày càng tăng tạo nên một vòng luẩn quẩn của biến đổi khí hậu. Từ năm 1970, nhu cầu sưởi ấm của toàn cầu đã giảm trong khi nhu cầu làm mát tăng vọt.
Nhiệt độ sẽ ngày càng tăng lên trong các thập kỉ tới, sự gia tăng nhanh chóng của dân số toàn cầu cũng kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng ngày một tăng. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển trong việc xây dựng các nhà máy – nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, lượng mưa được dự báo sẽ giảm đến 40% ở một số nơi, làm giảm lượng nước – một thành phần quan trọng trong sản xuất thủy điện. Do đó, khủng hoảng năng lượng sẽ là một cơn ác mộng thực sự.
3. Phá hỏng cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đã “lão hóa” sẽ không thể chống chọi tốt trước khí hậu khắc nghiệt. Càng ngày, thiên nhiên càng trở nên hung dữ và đáng sợ hơn với những cơn bão hàng năm được nhận xét là vô cùng mạnh.
Theo thống kê, siêu bão Sandy tàn phá nước Mỹ năm ngoái đã cướp đi hơn 90 mạng người và gây thiệt hại gần 50 tỷ USD (hơn 1 triệu tỷ VNĐ) đối với nền kinh tế hàng đầu thế giới này.
Chính sự xuống cấp, “lão hóa” của cơ sở vật chất theo năm tháng cũng như trải qua các thiên tai sẽ là một bất lợi lớn khi cần vận chuyển các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, nhiên liệu, nước đến nơi cần trợ giúp.
4. Gây hạn hán
Nhiệt độ Trái đất tăng kéo theo sự gia tăng của nạn hạn hán ở khắp nơi. Lưu lượng nước chỉ là hữu hạn nhưng nhu cầu sử dụng vẫn tăng nhanh, đặc biệt ở một số nước đang phát triển.
Nạn hạn hán hoành hành ở nhiều nơi và ngày càng tồi tệ hơn. Nguy cơ hạn hán kéo dài rất dễ xảy ra, điều này gây nguy hiểm đến sự phát triển của nền nông nghiệp cũng như các ngành công nghiệp phụ thuộc vào nước.
5. Không khí ngày càng bị ô nhiễm nặng
Sự ấm lên của Trái đất cũng kéo theo tình trạng ô nhiễm không khí. Tình trạng ô nhiễm khói bụi dài hạn cũng ảnh hưởng tới quá trình hình thành mây và lượng mưa, khiến các điều kiện thời tiết khắc nghiệt trầm trọng thêm.
Sự gia tăng lượng ozon trong khí quyển dẫn đến việc nhiều người mắc bệnh về phổi và theo tính toán, số lượng bệnh nhân hen suyễn dự kiến sẽ tăng đến 10% tại các đô thị lớn.
Các nhà khoa học cho rằng, lượng khí carbon ngày một dày đặc sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các bệnh nhân bị dị ứng.
Bạn có thể làm gì để giảm lượng khí thải CO2 nhằm giúp Trái đất “chậm” nóng lên?
– Chuyển dần sang đi bộ, đạp xe đạp, sử dụng xe bus thay vì để bố mẹ đèo xe máy hay ôtô khi đi học, đi chơi.
– Tìm cách hạn chế sử dụng nguồn năng lượng từ củi/than đốt hay gas. Thay vào đó, chúng ta có thể tìm hiểu việc sử dụng năng lượng mặt trời.
– Tích cực trồng cây xanh (mỗi bạn có thể trồng một cây cảnh nhỏ xinh vừa để trang trí, vừa giúp môi trường sạch hơn).
Theo MASK Online
Kiểm Soát Hiện Tượng Nóng Lên Toàn Cầu: Nhiệm Vụ Bất Khả Thi?
Báo cáo của IPCC chỉ ra rằng nạn chặt phá rừng tại Brazil phải được ngăn chặn triệt để, nhằm tránh tình trạng nóng lên toàn cầu diễn ra nhanh hơn. Ảnh: John Stanmeyers/ National Geographic
Theo báo cáo đánh giá toàn diện của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) phát hành ngày 7-10 tại Incheon, Hàn Quốc, tác động tiêu cực từ hiện tượng tăng nhiệt độ trên toàn cầu với mức 1,5 độ C (2,7 độ F) sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều so với dự kiến.
Thập kỷ vừa qua chứng kiến hàng loạt các hiện tượng thời tiết tiêu cực kỷ lục như các cơn siêu bão, các vụ cháy rừng trên diện rộng, hạn hán, hiện tượng “tẩy trắng san hô”, các đợt nắng nóng kỷ lục, các đợt lũ lụt … diễn ra tại khắp nơi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đó mới chỉ là hệ quả do tác động của hiện tượng tăng nhiệt độ trên toàn cầu với mức chỉ 1 độ C (1,8 độ F).
Với mức 1,5 độ C (2,7 độ F) và 2 độ C (3,6 độ F), mọi thứ sẽ trở nên tệ hại hơn rất nhiều, theo báo cáo mang tên “Báo cáo đặc biệt về hiện tượng tăng nhiệt độ trên toàn cầu ở mức 1,5 độ C”, được IPCC tổng hợp từ hơn 6.000 nghiên cứu, khảo sát trên toàn thế giới.
Báo cáo của IPCC cảnh báo, trong vòng 20 năm tới, hiện tượng tăng nhiệt độ trên toàn cầu sẽ đạt mức 1,5 độ C nếu không thực hiện việc cắt giảm lượng khí phát thải với khối lượng lớn. Thậm chí, hiện tượng tăng nhiệt độ trên toàn cầu có thể chỉ mất 11 năm để đạt mức tăng 1,5 độ C. Và đáng quan ngại hơn, là cho dù việc cắt giảm lượng khí phát thải được thực hiện ngay lập tức trên toàn thế giới, thì chúng ta cũng chỉ có thể “trì hoãn” được quá trình tăng nhiệt độ trên toàn cầu ở mức 1,5 độ C mà thôi!
Sử dụng tràn lan nhiên liệu hoá thạch là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tăng nhiệt độ toàn cầu. Ảnh: Leung Ka Wa/The Guardian “Những hệ quả đáng kể”
Sẽ khó để nhận biết nếu nhiệt độ trong phòng tăng lên ở mức 0,5 độ C (0,9 độ F), nhưng nếu nhiệt độ toàn cầu cũng tăng thêm 0,5 độ C và duy trì vĩnh viễn như vậy lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Báo cáo của IPCC cảnh báo việc tăng thêm chỉ 0,5 độ C nhiệt độ toàn cầu sẽ gây ra những hệ quả đáng kể, gây tác động rõ rệt đối với các hệ sinh thái, các cộng đồng dân cư và các nền kinh tế.
“Việc kiểm soát hiện tượng tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với 2 độ C sẽ làm giảm các tác động tiêu cực lên các hệ sinh thái, sức khoẻ con người và môi trường sống”, đồng tác giả báo cáo Priyardarshi Shukla, Giám đốc Trung tâm Môi trường và Năng lượng thuộc Đại học Ahmedabad tại Ấn Độ cho biết.
Các tác động đó bao gồm cả những cơn siêu bão ngày một mạnh hơn, điều kiện thời tiết thất thường hơn, các đợt nắng nóng kéo dài nguy hiểm hơn, mực nước biển dâng cao nhanh hơn, đồng thời tăng sức phá huỷ hạ tầng trên diện rộng hơn và ảnh hưởng tiêu cực hơn đến các loài động vật di cư.
Các trích dẫn khoa học trong báo cáo chính nói trên được tóm tắt trong 34 trang mang tên “Tóm tắt cho các nhà hoạch định chính sách”, đã được thông qua bởi đại diện 195 quốc gia, bao gồm cả Mỹ.
Nhà khí hậu học Michael Mann, Giám đốc Trung tâm Khoa học Hệ thống Địa cầu, bang Pennsylvania (Mỹ) chia sẻ: “Hiện tượng tăng nhiệt độ trên toàn cầu giống như khi bạn bước chân vào một bãi mìn, càng bước vào sâu hơn thì càng nguy hiểm hơn. Cho nên, ở mức 1,5 độ C sẽ “an toàn” hơn mức 2 độ C; mức 2 độ C sẽ an toàn hơn mức 2,5 độ C; mức 2,5 độ C sẽ an toàn hơn mức 3 độ C…”.
Tìm kiếm những giải pháp vĩ mô
Ngoài ra, nhà khí hậu học Michael Mann cũng cho rằng, việc duy trì kiểm soát sự tăng nhiệt độ trên toàn cầu ở mức 1,5 độ C sẽ là cực kỳ khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả thi ở thời điểm hiện tại.
Trong báo cáo đặc biệt của IPCC cũng đưa ra nhiều lộ trình để duy trì sự ổn định của hiện tượng tăng nhiệt độ trên toàn cầu ở mức 1,5 độ C (2,7 độ F). Những giải pháp này đòi hỏi những nỗ lực chưa từng có tiền lệ trong việc cắt giảm lượng sử dụng nhiên liệu hoá thạch xuống còn một nửa so với hiện tại trong vòng chưa đến 15 năm tới, và trong vòng 30 năm, phải dừng gần như toàn bộ việc sử dụng nhiên liệu loại này.
Việc này đồng nghĩa với việc tất cả các hộ gia đình, doanh nghiệp và các ngành công nghiệp không sử dụng khí gas và dầu làm năng lượng đốt nóng; không sử dụng xăng hoặc dầu làm nhiên liệu động cơ cho mọi phương tiện giao thông; đóng cửa tất cả các nhà máy năng lượng sử dụng than và khí gas; ngành công nghiệp hoá dầu chuyển đổi hoàn toàn sang ngành hoá học “công nghệ xanh”; và các ngành công nghiệp nặng như sản xuất thép và nhôm bắt buộc phải sử dụng các nguồn năng lượng “không carbon” hoặc áp dụng các công nghệ thu hồi và lưu giữ khí CO2 trong vận hành sản xuất.
Bên cạnh đó, nếu căn cứ trên sự phụ thuộc vào tốc độ cắt giảm lượng khí phát thải, thì đến năm 2050, cần chuyển đổi khoảng từ một đến bảy triệu km2 diện tích canh tác sang trồng cây năng lượng sinh học, đồng thời cần trồng bổ sung thêm 10 triệu km2 diện tích rừng trên toàn thế giới.
Nhưng điều đó vẫn sẽ là chưa đủ, báo cáo cũng cảnh báo, mỗi lượng khí CO2 đã được thải ra trong vòng 100 năm trở lại đây vẫn sẽ tiếp tục “lẩn quẩn” trong bầu khí quyển, đồng thời lưu giữ khí nóng cho đến hàng trăm năm sau.
Theo ước tính, cho đến năm 2045 và năm 2050, vẫn sẽ còn quá nhiều lượng khí CO2 trong bầu khí quyển của Trái Đất. Báo cáo chỉ ra rằng, những khu rừng hoặc những phương pháp “trực tiếp thu giữ” lượng khí CO2 từ bầu khí quyển là cực kỳ quan trọng trong việc duy trì sự ổn định kiểm soát tăng nhiệt độ trên toàn cầu ở mức 1,5 độ C (2,7 độ F).
Nhà khoa học về khí hậu Katharine Hayhoe thuộc Đại học Công nghệ Texas (Mỹ) cho rằng, bản báo cáo đặc biệt được coi như “kết quả chẩn đoán bệnh từ bác sĩ”. “Tất cả các xét nghiệm cần thiết đã được thực hiện, và cho kết quả không hề khả quan. Trong trường hợp này, “bác sĩ” (IPCC) đang giải thích về các phương án điều trị khả thi để bảo đảm sức khoẻ trong tương lai. Và chúng ta là người quyết định chọn phương án nào để thực hiện”, nhà khoa học Katharine Hayhoe chia sẻ.
Sử dụng xe ô-tô chạy bằng năng lượng sạch góp phần cắt giảm lượng khí phát thải ra môi trường. Ảnh: Tesla.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu khí hậu quốc tế tại Na-uy Glen Peters cho rằng, mục tiêu kiểm soát sự tăng nhiệt độ toàn cầu dưới mức 2 độ C (3,6 độ F) là “một thách thức lớn”, đòi hỏi việc loại bỏ hạ tầng sử dụng nhiên liệu hoá thạch, thay thế bằng hạ tầng sử dụng nhiên liệu phi hoá thạch, đồng thời triển khai trên diện rộng việc loại bỏ lượng carbon tồn dư trong bầu khí quyển. “Để kiểm soát mức tăng dưới 1,5 độ C đòi hỏi sự chuyển đổi diễn ra với tốc độ nhanh hơn và sâu hơn so với mức 2 độ C”, Giám đốc Glen Peters tuyên bố.
Theo ông Glen Peters, hiện chúng ta đang đi sai hướng, khi tổng lượng khí phát thải trên toàn cầu vẫn tăng khoảng 1,5% vào năm 2017, và năm 2018 được dự đoán sẽ tiếp tục tăng. Nếu không có sự tham gia của tất cả các yếu tố từ kỹ thuật, xã hội đến chính trị, thì mục tiêu kiểm soát mức tăng dưới 1,5 độ C, thậm chí dưới 2 độ C là bất khả thi, ông Glen Peters nhấn mạnh.
Đồng quan điểm trên, cán bộ cấp cao của Chương trình Khí hậu toàn cầu tại Viện Nghiên cứu Thế giới Kelly Levin cho rằng, mục tiêu kiểm soát mức tăng nhiệu độ toàn cầu dưới 1,5 độ C (2,7 độ F) là “một quãng đường rất dài” từ điểm xuất phát là tình trạng hiện tại của chúng ta.
Các mô hình được sử dụng để phát triển các phương án của IPCC nhằm kiểm soát mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới mức 1,5 độ C không bao gồm các phương án có thể giảm lượng khí phát thải, và nhiều người vẫn ưu tiên sử dụng các “phương pháp rẻ tiền nhất”.
Vai trò quan trọng của các khu rừng
Đơn cử, việc nhân rộng áp dụng chế độ ăn kiêng dẫn đến việc giảm lượng thịt được tiêu thụ cũng sẽ làm giảm đáng kể lượng khí phát thải ra môi trường. Đồng thời, việc sử dụng các phương tiện giao thông chạy bằng điện, các tấm pin năng lượng mặt trời cũng sẽ góp phần không nhỏ trong việc cắt giảm lượng khí phát thải ra môi trường.
Theo chuyên gia về rừng Deborah Lawrence thuộc Đại học Virginia (Mỹ), thì các khu rừng có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc cắt giảm lượng khí phát thải. “Các khu rừng cung cấp một “dịch vụ cực kỳ quan trọng” cho nhân loại bằng cách tiêu thụ khoảng 25% tổng lượng khí CO2 của chúng ta”, chuyên gia này cho biết.
Chuyên gia Deborah Lawrence cho biết, việc trồng lại rừng và nâng cao khả năng quản lý rừng có thể “triệt tiêu” lượng lớn khí CO2 ra khỏi bầu khí quyển, ước tính vào khoảng 18% lượng CO2 cần thiết phải triệt tiêu khỏi bầu khí quyển tính đến năm 2030.
Rừng nhiệt đới Basin tại Congo là khu rừng nhiệt đới lớn thứ hai trên thế giới (sau rừng Amazon tại Brazil), là nơi cung cấp nguồn nước và thực phẩm cho hơn 75 triệu người dân châu Phi. Ảnh: National Geographic.
Các quốc gia như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Australia và khối Liên minh châu Âu có thể tăng diện tích trồng rừng của họ một cách đáng kể với mục đích kinh tế, mà không làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Như vậy, khả năng triệt tiêu hàng tỷ tấn khí CO2 khỏi bầu khí quyển là hoàn toàn khả thi.
Bên cạnh đó, việc bảo vệ và tăng thêm diện tích các khu rừng nhiệt đới cũng đặc biệt quan trọng, vì các khu rừng nhiệt đới có tác dụng làm mát không khí, đồng thời là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra các cơn mưa vùng cho mục đích trồng trọt lương thực.
Theo nữ chuyên gia Deborah Lawrence, gỗ từ các khu rừng trưởng thành ngoài công dụng có thể chuyển đổi thành đồ nội thất, còn có thể sử dụng để làm những “toà nhà có tác dụng lưu giữ lâu dài khí CO2”. Đó là một trong những lý do mà một toà nhà cao 12 tầng được làm hoàn toàn từ gỗ sắp được hoàn thiện tại TP Portland, bang Oregon (Mỹ) vào năm 2019 tới đây. Và một toà nhà cao 24 tầng được làm hoàn toàn bằng gỗ cũng sẽ được xây dựng tại TP Vienna của nước Áo.
Trong cảnh báo được đưa ra bởi liên minh các nhà khoa học trong lĩnh vực lâm nghiệp nêu rõ, để tránh các hiện tượng BĐKH nguy hiểm, các khu rừng hiện vẫn còn tồn tại cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt. Các khu rừng trên thế giới có khả năng chứa lượng carbon nhiều hơn so với lượng dầu, lượng khí gas và các mỏ than có thể khai thác.
“Khí hậu trên hành tinh của chúng ta trong tương lai được gắn bó chặt chẽ với tương lai của các khu rừng”, các nhà khoa học nhấn mạnh.
* 10 bức ảnh phản ánh rõ nét về biến đổi khí hậu trên toàn thế giới
Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Của Sự Nóng Lên Toàn Cầu, Giải Pháp Giảm Nóng Lên Toàn Cầu trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!