Xem Nhiều 3/2023 #️ Nguyên Nhân Và Giải Pháp Về An Toàn Giao Thông # Top 11 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 3/2023 # Nguyên Nhân Và Giải Pháp Về An Toàn Giao Thông # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nguyên Nhân Và Giải Pháp Về An Toàn Giao Thông mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hệ thống ATGT cũng giống như một cỗ máy, khả năng hoạt động của nó phụ thuộc vào khả năng và sự nhịp nhàng của từng bánh răng. Để giải quyết bài toán về ATGT một cách triệt để, chúng ta cần một giải pháp tổng thể và toàn diện ở tầm Quốc gia trên nhiều phương diện và nhiều bộ ngành…

Người gửi: Hoang Sy Quy E-mail: hsquy@tma.com.vn Ngày: Thứ năm, 18/01/2007

Hệ thống ATGT cũng giống như một cỗ máy, khả năng hoạt động của nó phụ thuộc vào khả năng và sự nhịp nhàng của từng bánh răng. Để giải quyết bài toán về ATGT một cách triệt để, chúng ta cần một giải pháp tổng thể và toàn diện ở tầm Quốc gia trên nhiều phương diện và nhiều bộ ngành.

Nguyên Nhân.

Ở góc độ một người tham gia giao thông, tôi xin được nêu lên một số nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến ATGT cũng như những giải pháp để khắc phục trên các phương diện cơ bản: Cơ sở hạ tầng giao thông, Người tham gia giao thông, Phương tiện tham gia giao thông, Hành lang pháp lý và Hệ thống quản lý giám sát giao thông.

CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG. Đối tượng cụ thể mà ta cần xem xét ở đây chủ yếu là đường giao thông. Trong hệ thống Đường giao thông hiện tại có rất nhiều yếu tố “chưa tốt” cũng như “sự cản trở ” bởi những yếu tố khác. Đó là:

Nhà ôm đường. Hãy làm một phép tính nhỏ: Xét 1 km đường phố ta sẽ thấy có khoảng 400 căn nhà mặt tiền (hai bên, mỗi bên có 1000M/5m=200 căn), mỗi căn nhà sẽ là một cơ sở kinh doanh, buôn bán. Nếu mỗi cơ sở kinh doanh có khoảng 50 người đến giao dịch trong một ngày thì ta sẽ có 20.000 lượt người đến giao dịch với tất cả các cở sở này và như vậy có nghĩa là, có khoảng ½ số đó phải rẽ qua đường(10.000 lượt người rẽ sang đường trên đoạn đường 1km trong một ngày!)

Do nhà ôm đường, những người đến giao dịch phải để xe ở trước. Hơn nữa, ta còn thấy hàng trăm lý do khác: Họp chợ, bán hàng rong, sửa xe máy, cột điện….dẫn tới hành lang đường bị “Tê Liệt”!

Khi các dịch vụ và các cơ sở kinh doanh mọc ra ở kháp nơi, việc mua sắm của người dân càng trở nên khó khăn do khi mua hàng người dân cần có nhiều sự lựa chọn, để có được một sự lựa chọn, họ phải đi từ đường này đến đường khác, từ quận này sang quận khác… Thay vi họ chỉ đếnmột trung tâm mua sắm để mua một món hàng thì họ phải chạy xe qua hàng chục km. Nếu một người dân phải chạy thêm 10 KM trong 1 tuần thì ta thấy ngay mật độ giao thông “không mong muốn” sẽ tăng nhanh!

Bộ máy hành chánh của nhà nước cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ATGT. Trong cơ chế hiện nay, người dân còn phải mất quá nhiều thời gian và xăng dầu cho việc thực hiện các công việc hành chính. Đơn cử một ví dự đơn giản: Khi tôi làm thủ tục nhập hộ khẩu tại TPHCM, tôi đến CA phường 1 TB, ở đây các đồng chí CA hướng dẫn tôi liên lạc CATP trên đường Trần Hưng Đạo Q1 để mua hồ sơ và được hướng dẫn. Khi tôi tới CATP thì được hướng dẫn về CA Quận để mua hồ sơ. Khi tôi quay lại CA Quận Phú Nhuận thì được trả lời là đến công an quận nơi đang tạm trú để mua hồ sơ (trước đó 4 tháng tôi tạm trú ở F1 TBình) và tôi lại phải quay về CA Quận 12. Khi về CA Quận 12, các đồng chí ở đây yêu cầu tôi về nhà lấy sổ tạm trú, giấy tờ nhà… và do hết giờ làm việc, tôi lại phải đến CA Q12 vào ngày hôm sau.

Và như thế, để mua được 1 bộ hồ sơ thôi thì tôi cũng phải chạy khoảng 50 KM!.

Môi trường giao thông kém. Bụi đường mịt mù không những ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe mà còn làm hạn chế sự nhìn và tầm nhìn của người điều khiển phương tiện. Sụn, cát, sỏi, ổ trâu, ổ gà, cống rãnh trên đường cũng là nguyên nhân của nhiều tai nạn đáng tiếc.

Hệ thống cống thoát nước, hệ thống điện, điện thoại ngầm chưa tốt. Tiểu biểu nhất cho điểm này là việc đào đường diễn ra thường xuyên. Có những con đường vừa làm xong là bị đào ngay! Dường như chúng ta chưa có được một hệ thống tiêu chuẩn cho các tuyến đường, chưa có sự phối hợp tốt giữa các Bộ ngành trong việc thiết kế và thi công các tuyến đường.

Thiếu các đường nội bộ song song đường quốc lộ nơi đường Quốc lộ đi qua các khu đông dân cư.

Đường ngược chiều không có dãy ngăn cách Qua nhiều năm tham gia giao thông, tôi nhận thấy phần lớn những tai nạn giao thông nghiêm trọng xẩy ra do hai phương tiện chạy ngược chiều va chạm vào nhau. Rất ít trường hợp tai nạn xẩy ra trên các tuyến đường một chiều. Ở các thành phố ở VN hiện nay, các tuyến đường giao thông chủ yếu là hai chiều không có dãy ngăn cách.

Các hệ thống đường này rất cần thiết để giảm tải cho đường Quốc lộ, hạn chế rất nhiều những tai nạn đáng tiếc xẩy ra nhưng rất tiếc hiện nay có rất ít những con đường này.

NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG. Hai yếu tố chính mà người tham gia giao thông có tác động mạnh mẽ đến ATGT: Kiến thức về giao thông và Ý thức chấp hành giao thông.

Việc giáo dục kiến thức về giao thông hiện nay vẫn còn sơ sài. Có 2 nơi giảng dạy kiến thức về giao thông là Nhà trường và nơi cấp bằng lái xe. Ở nhà trường, việc giảng dạy luật giao thông cũng chưa tốt, thiếu hệ thống giáo trình chuẩn, phương pháp giảng dạy cũng như mô hình trực quan. Ở các nơi đào dạy luật giao thông để cấp bằng lái chủ yếu cũng chỉ là một hình thức “luyện” cách làm bài là chính. Chư thực sự giảng dạy về luật giao thông một cách đầy đủ.

Ý thức chấp hành giao thông còn rất kém, đặc biệt là lúc không có CSGT. Tôi cho rằng, trong tất cả những người vi phạm giao thông thi phải trên 50% do ý thức chấp hành luật giao thông. Cụ thể là họ biết mình vi phạm nhưng họ vẫn làm.

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG. Hiện nay số lượng xe máy dã quá lớn, đây là một bất lợi lớn cho Thành phố trong tương lai. Trong khi đó, hệ thống giao thông công cộng lại chưa tốt. Và thực tế là xe máy đang là phương tiên thuận lợi nhất với người dân hiện nay. Tại sao vậy? Tại nhà ở trong hẻm sâu, chật, xa các trạm dừng của các phương tiện giao thông công cộng, nhu cầu đi lại quá nhiều và phức tạp trong khi đó hệ thống giao thông công cộng chưa thể đáp ứng tốt.

Một thực trạng nữa là phía Công An quản lý xe chưa chặt chẽ, có nhiều xe đã được mua bán qua nhiều tay nhưng vẫn không được làm thủ tục khai báo và sang tên thâm chí chủ xe cũng không biết chủ xe đứng tên trong giấy phép lái xe mình đang giữ là ai. Điều này gây khó khăn cho công an trong việc điều tra, xử lý phạt vi phạm giao thông…

PHÁP LÝ VÀ QUẢN LÝ GIÁM SÁT GIAO THÔNG Tôi cho rằng pháp luật hiện tại vẫn chưa thực sự nghiêm minh, tiền phạt cho các lỗi vi phạm giao thông vẫn chưa đủ mạnh để răn đe người tham gia giao thông.

Hơn nữa, lực lượng CSGT chưa đủ mạnh, để giám sát tốt việc tham gia giao thông.

1.Giải quyết tốt bài toán quy hoạch, chú ý tạo hành lang cho đường, tạo các đường nội bộ song song đường quốc lộ nơi đường Quốc Lộ đi ngang qua các vùng dân cư đông đúc. Các trường học (trừ các trường phổ thông), các khu công nhiệp, các cơ sở sản xuất, các bệnh viện cần xây dựng tập trung và cách xa khu dân cư đông đúc. Hệ thống bãi đậu xe công cộng…

2.Đặt ra bộ tiêu chuẩn (đường cấp 1, 2, 3…) cho tuyến đường ( Bao gồm mặt đường, độ rộng, dãy phân cách, phân luồng, đèn tín hiệu, lề đường, hành lang đường, hệ thống cáp điện ngầm…). Lập kế hoạch, lộ trìnhđể chuẩn hóa các tuyến đường.

3.Luật giao thông cần nghiêm khắc hơn, cần phạt nặng hơn đặc biệt là những trường hợp vi phạm nghiêm trọng như đua xe, phóng nhanh vượt ẩu…

4.Tăng cường lực lượng CSGT (Ít nhất cho đến khi ý thức tham gia giao thông của người dân được đảm bảo), CSGT chỉ mặc thường phục và chỉ xuất trình thẻ chứng nhận CSGT khi tiếp xúc với người vi phạm giao thông.

5.Thưởng lớn cho người dân nếu phát hiện tiêu cực từ phía CSGT. Xử lý nghiêm trong các trường hợp tiêu cực.

6.Kiểm soát tốt hồ sơ đăng ký xe, phạt nặng các trường hợp mua xe không làm thủ tục chuyển quyền sở hữu.

7.Xây dựng hệ thống phát hiện vi phạm giao thông tự động bởi hệ thống camera, máy bắn tốc độ, các trường hợp vi phạm giao thông được hệ thống tự động chuyển về từng khu phố, từng địa phương.

8.Xây dựng hệ thống nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường cho các tuyến đường. Đảm bảo việc hướng dẫn và xử lý sự cố giao thông nhanh chóng và chuyên nghiệp. Phân luồng, phân tuyến, cho phép xe chạy theo giờ… một cách hợp lý hơn.

9.Phát triển mạnh hơn nữa hệ thống giao thông công cộng. Nhà nước nên bù giá trong thời gian đầu .

10.Chuẩn hóa việc giảng dạy giaothông trong các cấp học và trong quá trình đào tạo cấp giấy phép lái xe: Nên có giáo trình riêng cho từng lớp học, thống nhất phương pháp giảng dạy, tạo ra nhiều mô hình trực quan.

11.Tuyên truyền sâu rộng luật giao thông, ý thức tham gia giao thông, các hành vi vi phạm giao thông đến mọi tầng lớp nhân dân.

12.Cần có sự thống kê đầy đủ các loại tai nạn giao thông (Theo thời gian, theo hướng giao thông, theo địa bàn,…) để có được sự phân tích và đánh giá chính xác.

Ở Việt hiện nay, vấn đề ATGT chỉ nóng sau “Nạn Tham Nhũng” tuy nhiên chúng ta không thể giải quyết ngay. Thiết nghĩ, Uỷ Ban ATGT cần tranh thủ nhiều hơn ý kiến của toàn dân, các ban ngành và trình Chính Phủ một kế tổng thể, đầy đủ nhằm giải quyết triệt để vấn đề bức xúc của toàn xã hội – ATGT.

Hoàng Sỹ Quý

Công ty TMA Solutions

Q. Phú Nhuận – TPHCM

Email: hsquy@tma.com.vn

Gia Lai: Nguyên Nhân Và Giải Pháp Kiềm Chế Tai Nạn Giao Thông

Tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh tăng cao và tiếp tục tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, tại cuộc họp mới đây giữa lãnh đạo UBND tỉnh với các thành viên Ban An toàn Giao thông tỉnh, các đại biểu dự họp đã có nhiều ý kiến chỉ rõ những tồn tại hạn chế từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả việc kiềm chế tai nạn giao thông thời gian còn lại của năm 2015.

Theo GĐ Sở Giao thông Vận tải Gia Lai: Một trong những nguyên nhân làm cho số vụ TNGT, nhất là các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng và rất nghiêm trọng tăng cao bắt nguồn từ chính ý thức chủ quan của người dân.

Ông Nguyễn Trung Tâm, GĐ Sở Giao thông Vận tải Gia Lai cho biết: “Những vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng thì sau khi người dân uống rượu chủ yếu gây ra và bị bị hết. Có những lái xe nói với chúng tôi rằng, khi phát hiện ra thấy người ta chạy xe máy thì lái xe đứng tấp vào lề đường nhưng mà vẫn quẹt vào và tai nạn chết”.

Những vụ tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu vào giờ cao điểm chiều tối. Tuy nhiên vào khung giờ này, lực lượng công an làm nhiệm vụ vì nhiều nguyên nhân đã buông lỏng công tác tuần tra, kiểm soát khiến cho việc kiềm chế tai nạn giao thông không đạt kết quả như mong đợi.

Đại tá Nguyễn Duy Lanh, PGĐ Công an tỉnh Gia Lai nói: ” Trước hết theo tôi có một phần trách nhiệm của lực lượng Công an, trong đó có lực lượng cảnh sát giao thông của tỉnh và của các huyện. Trong thời gian vừa qua, công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn là thiếu trọng tâm, thiếu trọng điểm. Chúng ta cũng thấy rằng giờ cao điểm thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông là từ 17 đến 22h mỗi ngày. Riêng về lực lượng cảnh sát giao thông của tỉnh thì duy trì thường xuyên ở trên đường, riêng về lực lượng cảnh sát giao thông các huyện, thị xã, thành phố thì đây là vấn đề yếu, do đó để xảy ra tai nạn giao thong”.

Để kiềm chế và thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an toàn giao thông thời gian tới, cùng với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc trên mọi lĩnh vực, các cấp, các ngành cần phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông- đường bộ.

Đ/C Hoàng Công Lự, PCT phụ trách UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo : ” Công tác tuyên truyền của chúng ta phải đến được với nhân dân. Tôi nghĩ rằng các lực lượng, các binh chủng tuyên truyền, đặc biệt là các tổ chức chính trị – xã hội gồm Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh….thì trong sinh hoạt phải lồng ghép tuyên truyền về an toàn giao thông ở trong chính tổ chức của mình. Việc làm này phải được làm thường xuyên, phải làm liên tục”.

PCT phụ trách UBND tỉnh cũng nhấn mạnh: Thời gian tới nếu địa phương nào để xảy ra tai nạn giao thông tăng cao phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và phải bị phê bình xử lý, nhất là người đứng đầu mỗi đơn vị. Ngoài ra, Ban An toàn giao thông cấp huyện hàng quý phải tổng kết, đánh giá và đề ra các giải pháp kiềm chế tại nạn giao thông tại địa phương mình quản lý. Bên cạnh đó các lực lượng chức năng tiếp tục tập trung vào công tác tuần tra kiểm soát để xử lý vi phạm và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm.

Đ/C Hoàng Công Lự, PCT phụ trách UBND tỉnh Gia Lai nói: ” Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, đây là biện pháp hết sức cơ bản. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách đánh võng, uống rượu bia, chạy quá tốc độ….không có trường hợp ngoại lệ, anh vi phạm là phải xử lý chứ không có tình trạng anh điện thoại nơi này nơi khác nhờ vả. Những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng phải truy tố trước pháp luật để răn đe chuyện này”.

Vấn Nạn Tai Nạn Giao Thông Tại Việt Nam, Nguyên Nhân Và Giải Pháp?

Tại Hải Dương, từ đầu năm 2019 đến nay, đã xảy ta 56 vụ tai nạn và va chạm giao thông, làm 59 người chết, 27 người bị thương. Hầu hết các tuyến quốc lộ qua tỉnh đều xảy ra tai nạn giao thông chết người. Riêng Quốc lộ 5 xảy ra 6 vụ, chết 14 người, 8 người bị thương. Quốc lộ 37 xảy ra 6 vụ làm 6 người chết, 1người bị thương; Quốc lộ 18 có 5 vụ làm 8 người chết, 2 người bị thương; Quốc lộ 38 và 38 B cùng xảy ra 2 vụ làm 2 người chết. Ngoài ra, các tuyến đường tỉnh xảy ra 9 vụ, làm 10 người chết, 1 người bị thương.

Đặc biệt là tại các nút giao giữa các tuyến đường bộ không cùng cấp, giao đường bộ với đường sắt.

Tại các nút giao giữa các tuyến đường không cùng cấp không có biển cảnh báo, không có đèn tín hiệu. Tại các đường ngang dân sinh giao giữa đường sắt không có rào chắn, không báo hiệu nguy hiểm.

Nguyên nhân dẫn đến các tai nạn thương tâm đa phần là do lái xe sử dụng chất kích thích, rượu bia khi tham gia giao thông, vị trí giao cắt khó quan sát, không có rào chắn, biển báo nguy hiểm.

So sánh với các nước trên thế giới và trong khu vực có tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông thấp như Nhật Bản hay Singapor, nguyên nhân để giảm thiểu tai nạn giao thông là do Người đi đường vô cùng tôn trọng quy tắc giao thông, tốc độ lái xe không nhanh, nghiêm cấm lái xe sau khi uống rượu, có các gương giao thông góc rộng…

Về vấn đề người đi đường vô cùng tôn trọng quy tắc giao thông, luôn nhường đường cho người đi bộ thì ở Nhật, trường học bắt đầu giáo dục an toàn cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, cấp tiểu học sẽ có những chuyên gia về giao thông dạy trẻ những kiến thức giao thông. Giờ tan học, các em sẽ được đội mũ màu vàng nổi bật nhằm cảnh báo cho người đi đường. Khi đến các đoạn giao nhau, người lái xe đều chủ động nhường đường cho người đi bộ, nếu bạn chưa đi qua, xe cũng không chạy. Điều này thực ra nhìn có vẻ là hành động đơn giản, nhưng đều bắt nguồn từ nền tảng giáo dục mà yếu tố đạo đức rất được coi trọng.

Thứ nữa, ở Nhật Bản, chế tài để xử lý những người lái xe mà uống rượu bia rất nặng. Lái xe sau khi uống rượu bia được quy là tội phạm hình sự. Lái xe sau uống rượu bia sẽ bị thu hồi giấy phép lái xe, ngồi tù với thời hạn dưới 10 năm, chịu mức phạt 1 triệu Yên, đồng thời không được cấp giấy phép lái xe trong vòng từ 3-10 năm.

Theo Luật giao thông ở Việt Nam, cũng đã đề cấp đến các vấn đề như vậy. Đã lái xe thì không uống rượu bia. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân như phong tục ép uống rượu hay các chế tài xử lý còn thấp, đạo đức lái xe còn chưa được xem trọng nên vấn đề tai nạn giao thông vẫn là thực trạng nhức nhối, gây gánh nặng cho xã hội.

Một nguyên nhân nữa, dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông là do không đồng bộ được hệ thống hạ tầng kỹ thuật và đường.

Tại các nút giao thông, giao cắt giữa đường dẫn vào cao tốc Hà Nội- Hải Phòng với các tuyến đường liên xã qua xã Gia Hòa- Gia Lộc Hải Dương khi thông tuyến mà chưa lắp đặt hệ thống đèn báo hiệu, nên xảy ra rất nhiều tai nạn giao thông trong một thời gian ngắn. Do xe đang chạy với tốc độ cao để lên cao tốc, khi đi qua đoạn giao nhau, không có tín hiệu cảnh báo nên xảy ra rất nhiều va chạm.

Chỉ riêng đầu năm 2019 đã xảy ra 02 vụ tai nạn thảm khốc tại Long An và Hải Dương.

Hiện trường vụ tai nạn tại Bến Lức, Long An do xe Contenner tông vào các phương tiện đang dừng đèn đỏ làm 4 người chết và 18 người bị thương.

Vào ngày 21/1/2019, tai nạn thảm khốc tại Hải Dương do lái xe dương tính với ma túy, làm 7 người chết tại chỗ, 1 người bị thương nặng.

Mỗi ngày, khi nghe tin về tai nạn giao thông đều thấy bàng hoàng, rùng mình khi mỗi năm, tỷ lệ thương vong do tai nạn giao thông ngày càng tăng.

Như vậy, để giảm thiểu tai nạn đáng tiếc xảy ra, thì giáo dục đạo đức phải là nền tảng trong việc hình thành nhân cách con người, để khi tham gia giao thông phải là những con người có văn hóa, có đạo đức giao thông. Các cơ quan chức năng, các bộ ngành cần có những định hướng trong việc đồng bộ hóa các hạng mục đường, cầu, các biển báo, đèn báo hiệu. Chế tài xử lý cho việc sử dụng rượu, bia, chất kích thích phải mang tính răn đe mạnh mới mang lại hiệu quả.

An Toàn Giao Thông : Ý Thức Và Giải Pháp

Ý thức trong bảo vệ môi trường, trong vệ sinh thực phẩm, trong phòng chống dịch gia cầm, trong nghĩa vụ thuế, trong thực hành tiết kiệm, trong thi cử, trong công việc, trong giao tiếp, trong cư xử, trong….. quá nhiều các loại ý thức cần có. Và tất cả những ý thức này đều gom vào một loại ý thức duy nhất: đó là ý thức công dân.

An toàn giao thông (ATGT) hiện nay là vấn đề nhức nhối của xã hội. Người ta nói nhiều đến việc thiếu ý thức trong chấp hành luật giao thông của công dân. Người ta đòi hỏi phải giáo dục ý thức giao thông cho mọi người. Nhưng con người còn cần nhiều loại ý thức khác nữa. Ví như: ý thức trong bảo vệ môi trường, trong vệ sinh thực phẩm, trong phòng chống dịch gia cầm, trong nghĩa vụ thuế, trong thực hành tiết kiệm, trong thi cử, trong công việc, trong giao tiếp, trong cư xử,trong….. quá nhiều các loại ý thức cần có. Và tất cả những ý thức này đều gom vào một loại ý thức duy nhất: đó là ý thức công dân.

Trên thực tế,không thể có một công dân thiếu ý thức về lĩnh vực này mà lại có ý thức về lĩnh vực khác. Do đó sẽ không thể đạt hiệu quả tốt khi tách riêng ý thức giao thông ra để giáo dục, mà phải là giáo dục toàn diện về ý thức công dân và phải được thực hiện từ những năm đầu đời của một công dân. Đây phải là nhiệm vụ hàng đầu của ngành giáo dục. Một thời gian dài ngành giáo dục đã xem nhẹ môn học Công Dân Gáo Dục (CDGD). Hậu quả là một thế hệ công dân kém ý thức đã tồn tại,nêu biết bao gương xấu cho các thệ hệ đi sau. Đó là một sự thật cần được nhìn nhận để khắc phục. Đã đến lúc ngành giáo dục cần đặt môn học CDGD lên hàng đầu,trên các môn học khác,xuyên suốt các cấp học phổ thông. Vì rằng đào tạo ra một công dân giỏi giang mà thiếu ý thức thì có phải là sản phẩm tốt của ngành giáo dục cung cấp cho xã hội?. Chắc chắn là không rồi.

Quay lại vấn đề ATGT, vì ý thức kém nên người dân tham gia giao thông thường tìm cách đối phó hơn là tự giác chấp hành luật giao thông. Chúng ta dễ nhận thấy nơi nào có mặt Cảnh Sát Giao Thông (CSGT) thì nơi đó luật giao thông được tôn trọng. Nhưng lực lượng CSGT lại quá mỏng, như thừa nhận của các quan chức đầu ngành, nên không đủ để ngăn ngừa tai nạn giao thông (TNGT). Vậy giải pháp đặt ra là : nên giành một khoản lớn ngân sách để ngành công an tuyển dụng thêm CSGT (và phương tiện làm việc) đủ để phủ kín các điểm đen ATGT trên toàn quốc, thành thị cũng như nông thôn, nơi đông dân cư cũng như các cung đường đèo hẻo lánh, ngày cũng như đêm. Có như vậy mới hạn chế tối đa TNGT. Dĩ nhiên đã tuyển dụng thì phải quan tâm đến chất lượng và phương án kiểm tra,giám sát. Có thể sát nhập các lực lượng Thanh Tra Giao Thông, Thanh Niên Xung Kích vào CSGT. Không nên ngần ngại về sự tốn kém vì kinh phí bỏ ra dù lớn đến đâu cũng không thể sánh bằng những thiệt hại mà TNGT gây ra. Thống kê cho thấy những thiệt hại về người và của do TNGT trong những năm qua không hề thua kém cuộc chiến giành độc lập. Như vậy TNGT phải được coi là “địch”. Tuyên chiến với “kẻ địch” TNGT phải quyết liệt, bền bỉ, “năm năm, mười năm hoặc lâu hơn nữa” cho đến khi giành được thắng lợi.

Cấn phải dốc toàn lực vào cuộc chiến với “kẻ thù “này như đã từng làm trong chiến tranh chống xâm lược. Chúng ta không thể chấp nhận một đất nước đang trên đà thắng lợi về phát triển kinh tế lại có vài chục người chết hằng ngày vì TNGT. Vì thếlực lượng CSGT khổng lồ phải được duy trì đến khi nào xét thấy ý thức công dân được thiết lập trên toàn xã hội.Khi ấy CSGT sẽ được giảm dần. Rồi sẽ đến lúc lực lượng CSGT ít hơn hiện nay rất nhiều mà TNGT vẫn ở mức thấp nhất, không còn là nỗi nhức nhối của xã hội.Khi ấy không chỉ ý thức giao thông mà mọi ý thức cần có khác cũng sẽ được thể hiện ở mọi công dân.Đó là trái ngọt mà ngành giáo dục đã vun xới cho xã hội.

NGUYỄN ĐÌNH ÁNH

Bạn đang xem bài viết Nguyên Nhân Và Giải Pháp Về An Toàn Giao Thông trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!