Cập nhật thông tin chi tiết về Nhiều Giải Pháp Kích Cầu Du Lịch 6 Tháng Cuối Năm mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
(Chinhphu.vn) – Nhằm khôi phục hoạt động du lịch từ nay tới cuối năm, nhiều địa phương đã xây dựng các kịch bản hấp dẫn và thiết thực, trước mắt là tập trung phục hồi thị trường khách du lịch nội địa, tiếp đến là thị trường khách du lịch quốc tế.
Hà Nội thực hiện nhiều giải pháp để phấn đấu đón 11 triệu lượt khách nội địa từ nay đến cuối năm
Hà Nội phấn đấu đón 11 triệu lượt khách nội địa
Theo các chuyên gia du lịch thế giới và Việt Nam, ngành du lịch sẽ cần nhiều thời gian để phục hồi sau đại dịch COVID-19 và chỉ có thể phục hồi sau khi dịch được kiểm soát, các hoạt động kinh tế hoạt động trở lại bình thường.
Hiện nay, dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại các thị trường châu Âu, châu Mỹ cũng như các nước trong khu vực, trong khi đó, tại nước ta, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, do đó, thị trường du lịch nội địa có khả năng phục hồi nhanh hơn. Đây cũng là một trong những yếu tố có lợi cho quá trình hồi phục của du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Chính vì thế, từ nay đến cuối năm, để khôi phục lại “ngành kinh tế không khói”, Hà Nội phấn đấu đón khoảng 10-11 triệu lượt khách du lịch nội địa, bằng cách đưa ra nhiều kịch bản thiết thực và hấp dẫn, mở ra những xu hướng mới để doanh nghiệp chuyển động và thích ứng.
Hiện nay, an toàn du lịch trở thành mối quan tâm hàng đầu của du khách, cùng với đó là xu hướng lựa chọn các điểm đến gần, du lịch ngắn ngày theo các nhóm nhỏ và du lịch cá nhân. Bởi vậy, các doanh nghiệp du lịch xây dựng tour tuyến đều lựa chọn những điểm đến an toàn, thận trọng khi đặt các dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống phục vụ khách; thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch bệnh cho du khách.
Hàng loạt các điểm đến tại Hà Nội như các di tích, bảo tàng, công viên, điểm mua sắm, các cơ sở lưu trú đều thực hiện các giải pháp kích cầu, thu hút khách bằng việc giảm giá vé, giá dịch vụ, tặng quà… cùng với đó là bảo đảm an toàn ở mức cao nhất cho du khách.
Sở Du lịch Hà Nội cũng đã ban hành và triển khai Kế hoạch kích cầu du lịch nội địa trên địa bàn thành phố năm 2020. Theo đó, Sở tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch là thế mạnh của Hà Nội gồm du lịch di sản, sinh thái, nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, du lịch gắn với các sự kiện văn hóa, thể thao, thương mại…
Bên cạnh đó, ngành du lịch tiếp tục xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, văn minh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, liên kết hợp tác thu hút khách du lịch trong nước.
Du khách thả diều tại bãi tắm Bãi Sau, TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Ảnh: TTXVN
Thúc đẩy liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ
Vào ngày 28/6 tới, tại Tây Ninh, UBND tỉnh Tây Ninh và UBND TPHCM sẽ tổ chức Hội nghị liên kết phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ.
Vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL vốn có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, có các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ cao cấp, du lịch, viễn thông, tài chính, ngân hàng, nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao…
Chính vì thế, song song với liên kết phát triển với 13 tỉnh, thành ĐBSCL, TPHCM tiếp tục xây dựng kế hoạch liên kết phát triển vùng Đông Nam Bộ, trong đó có hoạt động du lịch. Với nguồn tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, vừa có rừng, có núi, có sông và biển, cùng với nền văn hóa đặc sắc, vùng Đông Nam Bộ có điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch.
Trong khuôn khổ hội nghị cũng sẽ diễn ra nhiều hoạt động kết nối giữa các địa phương và doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh kết nối hoạt động du lịch, khảo sát các điểm đến để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Quảng Ninh bảo đảm môi trường du lịch an toàn, chất lượng
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa có công văn yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh về công tác bảo đảm môi trường du lịch trên địa bàn; tăng cường công tác quản lý thị trường, giá cả, vệ sinh môi trường, vệ sinh – an toàn thực phẩm, trật tự đô thị, đặc biệt là các địa phương trọng điểm về du lịch như Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn, Cô Tô; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các sở, ngành chức năng bảo đảm an toàn giao thông, bảo đảm an toàn tại các bãi tắm du lịch, có giải pháp hiệu quả kiểm soát các bãi tắm tự phát trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác kiểm tra đột xuất, kiểm soát việc bán đúng giá đăng ký và niêm yết; nghiêm cấm mọi hành vi trục lợi, tăng giá, bớt xén dịch vụ, “chặt chém” “cò mồi”…
Quảng Ninh cũng đang xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng. Theo đó, đến năm 2025 tỉnh sẽ đón 1,7 triệu lượt khách nội địa và 1,1 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ khách du lịch đạt 5.950 tỷ đồng.
Năm 2030 Quảng Ninh sẽ đón 3 triệu lượt khách nội địa và 1,8 triệu lượt khách quốc tế, tổng thu từ khách du lịch đạt 12.160 tỷ đồng. Đặc biệt, đến năm 2025 du lịch cộng đồng sẽ tạo ra 4.200 việc làm và vào năm 2030 tạo ra 9.500 việc làm.
BT (tổng hợp)
Nhiều Giải Pháp Kích Cầu Du Lịch
Với nhiều chính sách, giải pháp tích cực; sự chủ động của các cấp chính quyền, doanh nghiệp và hưởng ứng của người dân, Quảng Ninh là một điểm đến “an toàn, hấp dẫn, trách nhiệm” và du lịch Quảng Ninh sẽ hoàn thành mục tiêu thu hút được trên 3 triệu lượt khách.
Theo báo cáo của Sở Du lịch, năm 2019, Quảng Ninh đón trên 14 triệu lượt khách, tổng thu đạt trên 29.400 tỷ đồng. Năm 2020, ngành du lịch Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 15,5 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch 34.000 tỷ đồng, đóng góp vào tổng thu ngân sách nội địa của tỉnh không ít hơn 11,5%.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, xã hội, đặc biệt là kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh. 9 tháng đầu năm 2020 tổng khách du lịch đến Quảng Ninh chỉ đạt 5,88 triệu lượt khách, bằng 52% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt 516.895 lượt, bằng 13% so với cùng kỳ. Hoạt động du lịch Quảng Ninh đã suy giảm sâu ở cả thị trường nội địa và quốc tế.
Để phục hồi ngành du lịch và đảm bảo tăng trưởng kinh tế sau đại dịch, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã đề ra nhiều giải pháp nhằm kích cầu du lịch tỉnh Quảng Ninh với mục tiêu đón 3 triệu khách du lịch trong quý IV năm 2020. Bên cạnh các chính sách như miễn, giảm phí tham quan vịnh Hạ Long, khu danh thắng và di tích Yên Tử, Bảo tàng Quảng Ninh, phí tham quan lưu trú trên vịnh Hạ Long cho khách du lịch, tỉnh cũng đã ban hành các kế hoạch kích cầu du lịch Quảng Ninh những tháng cuối năm 2020.
Căn cứ kế hoạch, một loạt các sự kiện và hoạt động quảng bá, xúc tiến để thu hút khách đến Quảng Ninh được triển khai đồng bộ trên toàn tỉnh với tổng cộng 64 sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch được tổ chức trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 3 tháng cuối năm 2020. Những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11, huyện Tiên Yên phối hợp với Sở Văn hoá – Thể thao tổ chức Tuần Văn hoá – Thể thao các dân tộc vùng Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh lần thứ III với một loạt các hoạt động như: Mùa vàng Đại Dực, hội thi vua gà, đua thuyền, ngày hội văn hoá các dân tộc, thi trang phục, ẩm thực… Tuần Văn hoá – Thể thao đã thu hút 17.800 lượt du khách đến với Tiên Yên (nếu tính lượt người với cả người dân địa phương tham gia là gần 100.000 lượt).
Tại Hạ Long, Hội chợ OCOP được khai mạc vào 30/10 tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh với 417 gian hàng giới thiệu các sản phẩm của tỉnh Quảng Ninh và nhiều tỉnh, thành phố trong nước.
Cùng thời gian này, huyện Vân Đồn tổ chức Liên hoan ẩm thực với điểm nhấn là trưng bày con cá song khủng nặng 158kg thu hút hơn 12.000 lượt khách và ngày 6 đến 8/11 này, tiếp tục huyện Bình Liêu sẽ khai mạc Tuần Văn hoá – Thể thao và Mùa vàng Bình Liêu với nhiều hoạt động văn hoá, thể thao hấp dẫn giới thiệu vẻ đẹp con người, vùng đất nơi phên dậu Tổ quốc.
Từ nay đến hết năm 2020, sẽ còn rất nhiều các sự kiện văn hoá hấp dẫn như thế được các địa phương tổ chức như: Lễ hội trà hoa vàng Ba Chẽ, Hội hoa sở Bình Liêu, Ngày hội Văn hoá – Thể thao các dân tộc tỉnh Quảng Ninh…
Bên cạnh các sự kiện trong nội tỉnh, Sở Du lịch Quảng Ninh cũng đã tổ chức các chương trình giới thiệu, xúc tiến du lịch tại các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp; làm việc với các tập đoàn kinh tế lớn để hỗ trợ thúc đẩy du lịch; phối hợp tổ chức Chương trình liên kết phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đông Bắc; tổ chức các hoạt động thu hút khách du lịch MICE đến Quảng Ninh. Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh cùng Hiệp hội Du lịch một số tỉnh khu vực Bắc – Trung – Nam, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lữ hành, truyền thông đã tổ chức Lễ ký kết thành lập Liên minh kích cầu du lịch Thu – Đông miền Bắc. Liên minh kích cầu du lịch này gồm 36 đơn vị tham gia, thực hiện Chiến dịch Xúc tiến du lịch liên tuyến Đông Tây Bắc từ tháng 10/2020 đến tháng 3/2021.
Theo:
Đại Dương
-
Nguồn
(http://baoquangninh.com.vn/)
Nhiều Giải Pháp Kích Cầu Du Lịch Nội Địa
Số lượng chuyến bay đến các điểm du lịch như Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng… trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 01/5 đã có sự tăng trưởng.
Xu hướng du lịch mới sau giãn cáchTrong bối cảnh dịch Covid-19 tại Việt Nam cơ bản được kiểm soát nhưng du lịch quốc tế vẫn đình trệ do dịch vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra dự báo, từ nay đến cuối năm 2020, khách du lịch nội địa sẽ chiếm tới 95% tổng lượng khách trong năm 2020. Từ dự báo này, các ý kiến tại hội nghị đã tập trung vào vấn đề làm thế nào để kích cầu du lịch nội địa, để du lịch nội địa bù đắp được cho việc sụt giảm nghiêm trọng lượng khách quốc tế, giảm bớt thiệt hại cho các doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động trong các ngành du lịch, khách sạn, hàng không…
Với mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp du lịch hiểu được nhu cầu của khách hàng để điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ phù hợp, bà Emily Nguyễn, đại diện Google tại Việt Nam cho biết, khảo sát hành vi du khách qua công cụ tìm kiếm của Google cho thấy, trong 6 tuần vừa qua tìm kiếm về du lịch biển đảo ở Việt Nam đã tăng gấp đôi so với thời gian mới xảy ra dịch bệnh. Đại diện Google cũng nhận định, đến thời điểm này, đã có sự phục hồi về nhu cầu du lịch nội địa, đặc biệt trong kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 vừa qua, thể hiện qua sự tăng trưởng số lượng chuyến bay trong khoảng 30 ngày qua, đến các điểm du lịch như Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng…
Đại diện Ticktok, Google và các chuyên gia về du lịch cũng đưa ra nhận định, nhu cầu hành vi của khách du lịch Việt Nam thời kỳ sau giãn cách xã hội có nhiều thay đổi so với trước đây. Một khảo sát về nhu cầu, hành vi khách du lịch được công bố tại hội nghị đã cho thấy, có đến gần 52% du khách muốn đi du lịch bằng máy bay, 44,3% du khách muốn đặt phòng khách sạn, tour qua các nền tảng trực tuyến, 62% muốn đi du lịch theo hình thức tự túc, 77% muốn du lịch nghỉ dưỡng, 67% muốn đến các khu nghỉ dưỡng ven biển. Phần đông khách cũng cho biết lựa chọn đến các điểm an ninh và an toàn, đặc biệt là an toàn về dịch bệnh. Về giá cả, có tới 87% du khách muốn nhận được ưu đãi trực tiếp vào giá.
Giải pháp phải đi cùng hành động
Với những nhận định tích cực về khả năng khôi phục thị trường du lịch nội địa, đại diện các địa phương đều thể hiện quyết tâm sẽ đẩy mạnh các liên minh kích cầu du lịch. Trong đó, các tỉnh khu vực miền Trung như Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Đắk Lắk… sẽ công bố các chương trình liên kết giữa các địa phương và các doanh nghiệp du lịch, khuyến khích các địa phương miễn giảm vé tham quan các điểm di tích, thực hiện giảm giá các dịch vụ từ 10% trở lên.
Đại diện ngành du lịch Thừa Thiên-Huế cho biết, hành động cụ thể của du lịch tỉnh là giảm 50% phí tham quan trên địa bàn từ ngày 8/5 đến 8/7, giảm 20%-30% giá phòng và các dịch vụ khác, xây dựng chương trình điểm đến an toàn, ở khách sạn 4 sao với chi phí thấp… Các địa phương khác thì mong muốn kích cầu mạnh mẽ hơn với sự phối hợp của các hãng hàng không trong việc mở đường bay, giảm giá vé máy bay, kết hợp với các doanh nghiệp du lịch đưa ra các sản phẩm trọn gói vé máy bay và khách sạn với mức giá hấp dẫn.
Đại diện các địa phương mong muốn Hiệp hội Du lịch Việt Nam triển khai và công bố các gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch đã tiên phong trong phục vụ cách ly khách du lịch, ưu tiên các doanh nghiệp đăng ký chương trình kích cầu du lịch sau dịch. Để thúc đẩy du lịch nội địa căn cơ hơn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng cho rằng, có 2 vấn đề cần quan tâm là triển khai đầy đủ các tiêu chí về du lịch an toàn và làm thế nào để người dân có tiền đi du lịch. Hiện chúng ta chưa có đề xuất cho vay kích cầu, phát triển du lịch nội địa.
Thứ trưởng Lê Quang Tùng cũng nêu yêu cầu các địa phương phải đưa ra những chính sách, cố gắng hỗ trợ doanh nghiệp để thực hiện những kế hoạch phục hồi. Nếu không chia sẻ lẫn nhau và được hỗ trợ kịp thời thì các doanh nghiệp có thể sẽ sụp đổ nhanh chóng.
Tìm Giải Pháp Kích Cầu Du Lịch
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng cục trưởng TCDL Nguyễn Trùng Khánh cho biết, ngành Du lịch Việt Nam đã “đóng băng” tạm thời từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, các hoạt động đi lại, vận chuyển hàng không, du lịch trên thế giới bị ngừng trệ.
Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, thời điểm này dịch bệnh cơ bản đã được đẩy lùi, để triển khai Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, TCDL đã đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ban hành Kế hoạch phát động Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2020.
“Quý I năm 2020, Việt Nam đón gần 3,7 triệu lượt khách quốc tế, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2019; khách nội địa đạt 13 triệu lượt, giảm 48% so với cùng kỳ năm 2019; tổng thu từ du lịch ước đạt 6,1 tỷ đô la Mỹ, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước”, ông Khánh thông tin.
“Trong những năm gần đây, lượng khách nội địa đi du lịch Việt Nam đều đạt trên 80 triệu lượt, chiếm tỷ trọng trên 80% trong cơ cấu nguồn khách du lịch, là một bộ phận có đóng góp lớn trong tổng thu của ngành du lịch. Trước bối cảnh đất nước dần trở lại nhịp sinh hoạt bình thường hậu Covid-19, chúng tôi nhận định đây là thời điểm vàng để khôi phục thị trường khách du lịch nội địa, tạo đà tăng trưởng quan trọng “phá băng” cho ngành Du lịch Việt Nam. Trong khi du lịch quốc tế chưa thể hoạt động trở lại do các quốc gia trên thế giới vẫn đang phải triển khai các biện pháp để ứng phó với dịch bệnh, thì việc kích cầu du lịch nội địa tại thời điểm hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng giúp từng bước khôi phục hoạt động kinh doanh du lịch, giúp các DN du lịch vượt qua khó khăn hiện nay”, Tổng Cục trưởng TCDL nhấn mạnh và đề nghị các địa phương, các hiệp hội, DN, đơn vị kinh doanh du lịch, các hãng hàng không, DN vận tải du lịch… cùng phối hợp, xây dựng các gói sản phẩm kích cầu hấp dẫn nhất nhằm thu hút khách du lịch nội địa.
Các DN, đơn vị kinh doanh du lịch hưởng ứng tham gia Chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”; xây dựng các chương trình kích cầu/khuyến mại/giảm giá, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; cung cấp thông tin, thông báo về dịch vụ và giá cả khuyến mại, thực hiện đúng cam kết với khách du lịch; đồng thời tích cực xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới và nâng cao tính chuyên nghiệp trong phục vụ khách.
Đồng quan điểm, Chủ tịch TAB Trần Trọng Kiên cho rằng, việc kích cầu du lịch nội địa là yếu tố quan trọng. Năm 2019 Việt Nam có khoảng 16 triệu lượt du khách đi ra nước ngoài và thời điểm hiện tại họ sẽ quay về với du lịch trong nước.
“Đi du lịch bây giờ chúng ta giúp vực dậy một ngành kinh tế mũi nhọn, mà trong 4 năm gần đây đã tạo ra hàng triệu việc làm mới”, ông Kiên bày tỏ.
Giám đốc chính sách TikTok Việt Nam Nguyễn Lâm Thanh cho hay, năm 2019 TikTok chạy 3 chương trình gồm Chào Đà Nẵng, Ninh Bình và chương trình giới thiệu ẩm thực Việt Nam. Số lượng xem lần lượt là 129 triệu, 109 triệu và 190 triệu.
Theo ông Thanh, ảnh hưởng của TikTok tại thời điểm này đã có sự khác biệt lớn so với trước. Đợt giãn cách xã hội vừa qua, TikTok làm clip “ở nhà vẫn vui” với kỳ vọng 200 triệu lượt xem nhưng chỉ sau 21 ngày lượt view lên tới 6,1 tỷ, cùng 35.000 video người xem tạo ra lấy cảm hứng từ clip trên.
“TikTok đóng vai trò trung gian kết nối với người tiêu dùng, chuyển tải thông điệp an toàn và mong muốn đồng hành với ngành Du lịch để quảng bá các điểm đến Việt Nam tới du khách trong nước, ông Thanh nói.
Chia sẻ kinh nghiệm của địa phương đã triển khai nhiều biện pháp kích cầu ngay sau khi dịch được kiểm soát, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Thiên Định cho biết, Huế đã miễn phí vé tham quan đại nội, giảm 50% tham quan điểm di tích đến hết tháng 7/2020, khi cần sẽ tiếp tục gia hạn, đồng thời sẽ xây dựng các video quảng bá, triển khai gói kích cầu với giá phòng giảm khoảng 25%, lữ hanh giảm 30%, Huế cũng phối hợp với Quảng Nam – Đà Nẵng để kích cầu du lịch. Ông Định đề xuất các hãng hàng không sớm mở lại đường bay Huế – Hà Nội, hiện tại mới có VietnamAirlines nên chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, ngoài ra cần có các chính sách hỗ trợ của nhà nước, của Bộ VHTTDL, TCDL…
Theo Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình Hồ An Phong, hiện du lịch nội địa là giải pháp tình thế lấp khoảng trống du lịch quốc tế, về lâu dài cần có chiến lược cụ thể. Kích cầu để lấy nhuệ khí, lấy đà cho các hoạt động là rất quan trọng. Ông Phong cho rằng các tỉnh trọng điểm rất kịp thời triển khai kích cầu, đáp ứng nhu cầu của du khách, ông cũng đề nghị Bamboo Airway mở tuyến bay Đồng Hới- chúng tôi để tạo thuận tiện cho du khách đến Quảng Bình.
Nhận định về tình hình kích cầu du lịch nội địa, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Quang Tùng cho rằng, dư địa của du lịch nội địa rất lớn với 85 triệu khách tiềm năng sẽ thúc đẩy các hoạt động của nhiều ngành nghề do du lịch là ngành kinh tế tổng hợp. Tuy nhiên, để đẩy được du lịch nội địa, còn phải “nhìn” vào hàng không và các dịch vụ khác. Hiện du khách vẫn còn tâm lý lo ngại du lịch có an toàn hay không, vì vậy cần triển khai mạnh mẽ hơn tiêu chí du lịch an toàn do TCDL ban hành, tại tất cả các địa phương. Mặt khác, Thứ trưởng Lê Quang Tùng cho rằng, vấn đề quan trọng là làm thế nào để người dân có tiền đi du lịch. Ngành VHTTDL đã tính đến phương án kiến nghị Chính phủ cho vay kích cầu tiêu dùng nội địa (trong đó có du lịch), tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ hơn, Thứ trưởng Lê Quang Tùng đánh giá cao vai trò các địa phương vừa qua đã triển khai các gói kích cầu để phục hồi như Quảng Ninh tung gói 200 tỷ để tạo thuận lợi cho các DN, hộ kinh doanh cùng với nâng cao chất lượng, để du khách được thụ hưởng các dịch vụ tốt hơn. Cùng với đó, nhiều DN đã quảng bá trực tuyến bằng công nghệ thông tin – xu thế tất yếu của du lịch trong thời đại 4.0.
“Ngành VHTTDL luôn đồng hành với địa phương, DN để triển khai các hoạt động du lịch nội địa đạt kết quả tốt nhất”, Thứ trưởng Lê Quang Tùng khẳng định.
Viễn Nguyệt
Bạn đang xem bài viết Nhiều Giải Pháp Kích Cầu Du Lịch 6 Tháng Cuối Năm trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!