Cập nhật thông tin chi tiết về Nhiều Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Được sự đầu tư của Nhà nước, Gia Lai là một trong những tỉnh ở Tây Nguyên triển khai thực hiện tương đối tốt các chương trình, mục tiêu dành riêng cho vùng DTTS, như: Chương trình 135, 132, 134, 167… hay Nghị quyết 30a của Chính phủ. Trong giai đoạn 2013-2016, Gia Lai đã thực hiện hơn 100 dự án định canh, định cư tập trung và xen ghép trong các vùng DTTS, qua đó giải quyết cho gần 3.000 hộ người dân tộc Gia Rai, Ba Na ổn định cuộc sống tại các buôn làng mới, chấm dứt hiện tượng du canh, du cư.
Cùng với phát triển kinh tế, công tác giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đời sống văn hóa, tinh thần cũng được quan tâm và có nhiều tiến bộ. Diện mạo nông thôn ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS có nhiều thay đổi, phát triển. Đến nay, 100% thôn, làng (96% số hộ) sử dụng điện lưới quốc gia và được phủ sóng phát thanh, truyền hình, sóng điện thoại di động; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã và có điểm phục vụ bưu chính viễn thông; 60% thôn, làng đạt tiêu chuẩn văn hóa; 88,9% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Thu nhập bình quân đầu người ở Gia Lai đạt 35 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3-4%/năm (theo tiêu chí mới). Chất lượng giáo dục, đào tạo không ngừng được nâng lên với 100% xã được phổ cập giáo dục THCS; 136/222 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Bản sắc văn hóa các dân tộc được bảo tồn và phát huy, các tập tục lạc hậu ở vùng đồng bào DTTS dần được loại bỏ khỏi đời sống cộng đồng, khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố bền chặt…
Thành quả đó là sự vào cuộc ráo riết, kiên trì của các cấp, các ngành trong toàn tỉnh với nhiều mô hình dân vận khéo, mô hình gắn kết, hỗ trợ giữa cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị-xã hội các cấp với địa phương vùng DTTS, giữa người Kinh với người DTTS, giữa đảng viên với quần chúng… Qua đó, huy động được cả hệ thống chính trị và sức mạnh đoàn kết toàn dân để làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào DTTS. Điều đó cũng cho thấy, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai đã và đang thực hiện đúng Nghị quyết Đại hội XII của Đảng là: “Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đồng bào DTTS… nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”.
Những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách dân tộc thời gian qua rất đáng khích lệ, nhưng Gia Lai vẫn là một tỉnh có tỷ lệ hộ đồng bào DTTS nghèo cao, chiếm 82,9% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh (hiện toàn tỉnh tỷ lệ hộ nghèo còn 19,71% theo tiêu chí mới). Trình độ sản xuất còn thấp, các tập tục lạc hậu như: Mê tín dị đoan, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, ma lai, thuốc thư còn xảy ra ở một số nơi. Các lực lượng phản động thường xuyên lợi dụng kích động, lôi kéo đồng bào vượt biên, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc…
Để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào DTTS, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, bảo đảm sự phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Gia Lai triển khai nhiều chủ trương, giải pháp cụ thể, phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng vùng, từng địa phương. Đặc biệt, chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh đã huy động vốn từ các chương trình, dự án, giúp nhiều hộ nghèo người DTTS vay vốn đầu tư phát triển kinh tế gia đình, đào tạo nghề, hỗ trợ mua nông cụ, máy móc, cây trồng, phân bón… cho đồng bào DTTS. Đồng thời, huy động các nguồn lực để thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào DTTS. Tạo sự đổi thay toàn diện, thực chất cho nông thôn ở vùng đồng bào DTTS.
Mới đây, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 702/QĐ-UBND về “Phê duyệt đề án hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai” với mục tiêu giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc về đời sống, sản xuất; từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cho hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn; góp phần giảm nghèo bền vững, giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa vùng DTTS với các vùng khác của tỉnh. Giảm tỷ lệ hộ nghèo DTTS so với tổng số hộ DTTS trong toàn tỉnh xuống dưới 12,5% vào cuối năm 2020. Giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho hơn 80% hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất.
Triển khai thực nghiêm túc kế hoạch đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực là con em đồng bào DTTS của tỉnh giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2020, có ít nhất 25% trẻ em người DTTS trong độ tuổi đi nhà trẻ và 75% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ học sinh người DTTS đi học đúng độ tuổi bậc tiểu học trên 94%, THCS hơn 93% và 50% người trong độ tuổi đạt trình độ học vấn THPT và tương đương; sinh viên cao đẳng, đại học người DTTS đạt 130 đến 150 người/ 1 vạn dân…
Tích cực đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS theo Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư, nhằm tăng cường công tác tuyên truyền quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc, tạo sự chuyển biến toàn diện, sâu sắc về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và công tác dân tộc. Phát huy vai trò của mặt trận, các tổ chức chính trị-xã hội để già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS.
Thạc sĩ TRẦN ĐÌNH HIỆP, Phó trưởng ban Thường trực, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai
Nhiều Giải Pháp Thúc Đẩy Phát Triển Kinh Tế Tập Thể
Là một trong những hợp tác xã (HTX) nông nghiệp điển hình trên địa bàn thành phố Lai Châu, thời gian qua, HTX HTX Hưng Thịnh đã tạo được nhiều dấu ấn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Ông Vũ Đăng Nảy – Chủ nhiệm HTX chia sẻ: Được thành lập từ năm 2008, HTX chuyên sản xuất, kinh doanh các loại cá, lợn giống cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh với tổng vốn điều lệ 2 tỷ đồng. Để tăng thu nhập cho xã viên HTX đã đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống ao nuôi thủy sản, chuồng trại chăn nuôi lợn nái sinh sản siêu nạc, phương tiện vận tải, máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm tại chỗ. Nhất là, được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh, HTX được tiếp cận vốn vay ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển HTX tỉnh và các ngân hàng khác…Nhờ đó, có thêm điều kiện mở rộng sản xuất, kinh doanh, doanh thu hàng năm đạt 3 tỷ đồng, đảm bảo thu nhập ổn định cho thành viên và người lao động với mức bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng.
Tìm hiểu chúng tôi được biết, h iện toàn tỉnh có 77 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trong đó 72 HTX hoạt động theo Luật HTX 2012, có 6 HTX nông nghiệp thực hiện liên kết với người dân theo hướng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, gồm: sản phẩm chè búp tươi, dong riềng; dược liệu…) và 1 HTX liên kết với doanh nghiệp phát triển cây ăn quả.
Để t ạo điều kiện thuận lợi cho các HTX nông nghiệp vay vốn với lãi xuất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất: từ 2017 đến nay bằng các nguồn vốn vay với lãi xuất ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể của tỉnh để đầu tư phát triển sản xuất đã tạo điều kiện cho 16 HTX nông nghiệp tiếp cận nguồn vốn với tổng số vốn vay là 5,4 tỷ đồng, thông qua nguồn vốn vay các HTX nông nghiệp đã sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả.
Từ năm 2015 đến nay, đã có 10 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư và Quyết định chủ trương đầu tư, với tổng số vốn đầu tư trên 242 tỷ đồng; trong đó ngân sách Nhà nước đã hỗ trợ 14.004 triệu đồng cho 03 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; Các dự án này đã và đang triển khai có hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân tại địa phương, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tỉnh còn huy động các nguồn lực của Nhà nước và đóng góp của các tổ chức, nhân dân trên địa bàn với tổng số tiền 5.495.332 triệu đồng để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội vùng nông thôn, đáp ứng yêu cầu sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX…đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
Hàng năm Liên minh HTX tỉnh tổ chức cho các doanh nghiệp, HTX tham gia nhiều các hội chợ triển lãm cho các sản phẩm Chè, Miến dong, gạo Sén Cù, gạo tẻ Râu… do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ninh; qua đó giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm của Lai Châu, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Công tác bảo tồn và phát triển làng nghề và nghề truyền thống luôn được quan tâm. Toàn tỉnh hiện có 1 nghề truyền thống và 4 làng nghề đã được công nhận tại Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 20/8/2014 của UBND tỉnh Lai Châu (gồm: 1 nghề truyền thống nấu rượu ngô tại bản Sùng Chô, xã Nậm Loỏng, thành phố Lai Châu; 3 làng nghề sản xuất miến dong tại bản Thống Nhất, Vân Bình, Hoa Lư, xã Bình Lư, huyện Tam Đường; 1 làng nghề sản xuất các loại bánh dân tộc tại bản San Thàng 1, xã San Thàng, thành phố Lai Châu)…
Công tác phát triển nguồn nhân lực cũng được lồng ghép từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 và Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ; lao động trong làng nghề, nghề truyền thống được tham gia các lớp đạo tào nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn. Từ năm 2016 đến nay đã tư vấn cho 7.500 lượt người về kỹ thuật chăm sóc phòng và chữa bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây ăn quả, kỹ thuật chăn nuôi thủy sản, kỹ thuật sản xuất lúa. Nhờ đó, hỗ trợ tích cực cho khu vực kinh tế tập thể.
Ngoài ra, tỉnh còn khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các giống cây trồng, vật nuôi phục vụ cho sản xuất, đặc biệt đối với các loại giống cây trồng phục vụ nhu cầu của nông dân, HTX. Phát triển dịch vụ vật tư nông nghiệp; chú trọng công tác khuyến nông.
Theo đánh giá của ông Bùi Xuân Thu – Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh thì nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, kinh tế tập thể có sự chuyển biển tích cực, các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở nông thôn đã được hình thành và sản xuất có hiệu quả. Bước đầu đã hình thành các hợp tác xã hoạt động theo hướng chuyên canh, sản xuất hàng hoá tại các vùng tập trung, tạo việc làm ổn định cho trên 1.500 lao động nông thôn với thu nhập từ 3-4 triệu đồng/người/tháng, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh.
Tập Trung Nhiều Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế Tập Thể Năm 2022
(Thanhuytphcm.vn) – Ngày 26/2, Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi Lê Đình Đức chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả phát triển kinh tế tập thể năm 2019 và phương hướng năm 2020.
Năm 2019, trên địa bàn huyện có 7 hợp tác xã được thành lập mới, trong đó có 6 hợp tác xã lĩnh vực nông nghiệp và 1 hợp tác xã lĩnh vực vận tải. Tính đến nay, địa bàn huyện có 53 hợp tác xã, trong đó đang hoạt động là 43 hợp tác xã với 32 hợp tác xã lĩnh vực nông nghiệp, 5 hợp tác xã vận tải, 4 hợp tác xã thương mại dịch vụ, 2 hợp tác xã lĩnh vực tín dụng nhân dân. Tổng số vốn đăng ký là 191,626 tỷ đồng, với 2.095 thành viên. Doanh thu của hợp tác xã ước là 1.315,5 tỷ đồng.
Trên địa bàn huyện có 80 tổ hợp tác với 1.359 thành viên, trong đó có 3 tổ hợp tác được thành lập mới trong năm 2019. Mô hình các tổ hợp tác như câu lạc bộ khuyến nông, khuyến công. Hoạt động của tổ hợp tác chủ yếu là trao đổi, học tập kinh nghiệm, cùng nhau bảo vệ môi trường, sản xuất thời vụ, lựa chọn và thả nuôi gieo cùng một nguồn giống, hỗ trợ nhau trong kỹ thuật canh tác, vốn và tiêu thụ sản phẩm.
Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2020, huyện sẽ phát triển mới 6 hợp tác xã theo Luật hợp tác xã năm 2012. Dự kiến tiến hành giải thể 4 hợp tác xã do ngừng hoạt động và hướng dẫn chuyển đổi sang mô hình hoạt động khác của 4 hợp tác xã theo Luật hợp tác xã năm 2012. Số lượng thành viên mới của hợp tác xã; thu nhập bình quân của người lao động trong hợp tác xã đạt từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng. Số lượng cán bộ hợp tác xã đạt trình độ sơ cấp, trung cấp; cao đẳng và đại học là 10 người.
Với những mục tiêu trên, Phó Chủ tịch UBND huyện Lê Đình Đức chỉ đạo trong thời gian tới, huyện cần củng cố Ban Chỉ đạo Kinh tế tập thể huyện; tập trung xây dựng các hợp tác xã tiên tiến, bảo vệ môi trường; thực hiện các giải pháp tiêu thụ sản phẩm của các hợp tác xã thông qua các chợ truyền thống, các siêu thị, trung tâm thương mại…
Đề Ra Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế
Sản xuất các sản phẩm cơ khí tại Công ty CP Kết cấu thép và Xây dựng Tân Khánh, xã Đắc Sơn, T.X Phổ Yên.
HĐND T.X Phổ Yên khóa I, nhiệm kỳ 2016-2021, vừa tổ chức kỳ họp thứ 7 nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội năm 2018; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2019.
Theo báo cáo tại Kỳ họp, năm 2018, kinh tế – xã hội địa phương tiếp tục phát triển, các chỉ tiêu đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, như: Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước đạt trên 602,5 nghìn tỷ đồng (tăng 12,5% so với cùng kỳ); tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 60.844 tấn (bằng 109% kế hoạch); thu ngân sách ước đạt trên 545,6 tỷ đồng, bằng 116,9% kế hoạch; tạo việc làm mới cho 5.300 lao động (bằng 135,9% kế hoạch); thu nhập bình quân đầu người ước đạt 53 triệu đồng/người/năm, vượt kế hoạch 6,5 triệu đồng… Cùng với đó, tình hình an ninh chính trị được củng cố, giữ vững; lĩnh vực văn hóa xã hội được quan tâm thực hiện tốt; các chính sách xã hội được thực hiện đầy đủ kịp thời, đúng đối tượng….
Trên cơ sở những kết quả đạt được, Thị xã đã đề ra một số giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2019. Trong đó, tập trung thực hiện tốt Chương trình Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp làng nghề T.X Phổ Yên giai đoạn 2016-2020; tiếp tục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án, công trình trọng điểm; triển khai thực hiện vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Tiên Phong và Tân Phú…; phấn đấu, giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đạt 675 nghìn tỷ đồng; thu ngân sách đạt 512 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 56 triệu đồng/người/năm…
Tại Kỳ họp, 39 đại biểu đã thực hiện quy trình lấy phiếu tín nhiệm đối với 23 người giữ chức vụ do HĐND Thị xã bầu. Kết quả, tất cả các đại biểu đều có số phiếu tín nhiệm cao chiếm từ 41% trở lên. Trong đó, ông Bùi Văn Lương, Chủ tịch UBND Thị xã có 38 phiếu tín nhiệm cao, chiếm 97,4%; ông Nguyễn Văn Tùy, Chủ tịch HĐND Thị xã có 38 phiếu tín nhiệm cao, chiếm 97,4%; bà Vũ Thị Thơm, Phó Chủ tịch HĐND Thị xã có 37 phiếu tín nhiệm cao, chiếm 94,9%…
Bạn đang xem bài viết Nhiều Giải Pháp Phát Triển Kinh Tế trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!