Xem Nhiều 6/2023 #️ Nhiều Giải Pháp Thúc Đẩy Tăng Trưởng Tín Dụng # Top 10 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Nhiều Giải Pháp Thúc Đẩy Tăng Trưởng Tín Dụng # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhiều Giải Pháp Thúc Đẩy Tăng Trưởng Tín Dụng mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Năm 2019, Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã tích cực chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn bám sát kế hoạch và định hướng phát triển của tỉnh thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp về chính sách tiền tệ, tín dụng, có lộ trình tăng lãi suất phù hợp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Theo thông tin của Ngân hàng Nhà nước tỉnh, trong năm 2019, các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của cấp trên về lãi suất huy động và lãi suất cho vay; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá các chương trình ưu đãi cho khách hàng gửi tiền; tập trung chăm sóc khách hàng, nhất là nhóm khách hàng lớn. Bên cạnh đó, không ngừng mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và tiện ích ngân hàng nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi; chủ động xây dựng các chương trình cho vay với lãi suất hợp lý, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng kết hợp với đổi mới quy trình cho vay, đơn giản hóa thủ tục vay vốn, nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, dịch vụ ngân hàng.

Để bảo đảm cân đối đủ nguồn đáp ứng cho vay nền kinh tế, các tổ chức tín dụng đã triển khai nhiều chương trình huy động vốn với các hình thức phong phú như: Huy động tiết kiệm; phát hành giấy tờ có giá; tranh thủ nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế với mức lãi suất cạnh tranh. Nhờ đó, năm 2019, hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã phát huy hiệu quả. Nguồn vốn được điều hành linh hoạt, bảo đảm khả năng thanh toán, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong năm, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng 80.799 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2018. Trong đó, huy động vốn từ 12 tháng trở lên đạt trên 22.700 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2018, chiếm 28,15% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn được tập trung cho vay các chương trình ưu tiên: cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới; cho vay công nghiệp hỗ trợ; cho vay xuất khẩu; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; cho vay các đối tượng chính sách… Tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng đến 31/12/2019 trên 78.000 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2018.

Năm 2020, Ngân hàng Nhà nước tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chủ  trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thực thi chính sách tiền tệ và các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, của tỉnh về phát triển kinh tế – xã hội. Thực hiện đồng bộ các giải pháp: điều chỉnh hợp lý cơ cấu và kỳ hạn nguồn vốn; sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất, khuyến khích người gửi tiền; mở rộng mạng lưới huy động vốn; ứng dụng các dịch vụ, tiện ích ngân hàng tiên tiến, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt… Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; chú trọng cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, góp phần kiểm soát lạm phát, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; tranh thủ mức cao nhất nguồn vốn hỗ trợ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng cấp trên để đầu tư tín dụng phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Hồng Yến

Nhiều Giải Pháp Tài Chính Thúc Đẩy Tăng Trưởng Tín Dụng Cuối Năm

Lãi suất cho vay có xu hướng giảm. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Mọi năm vào thời điểm này tín dụng đã tăng mạnh và gần đạt kế hoạch đề ra nhưng năm nay do chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 nên tính đến hết quý 3, tăng trưởng tín dụng mới đạt 6,1%.

Tuy nhiên theo các chuyên gia, trong bối cảnh hết sức khó khăn do dịch tác động tiêu cực tới nhiều ngành, lĩnh vực thì kết quả trên đã là tín hiệu tích cực trong việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

Ngành ngân hàng đã đưa ra nhiều giải pháp như giảm lãi suất, triển khai các giải pháp tài chính tổng thể để giúp doanh nghiệp và người dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng thuận tiện và nhanh nhất nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Lãi suất đã giảm sâu

Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm lãi suất điều hành lần thứ 3 trong năm nay là một chỉ dấu để các ngân hàng thương mại tiếp tục hạ lãi suất cho vay. Việc hạ lãi suất sẽ giúp thúc đẩy và kích hoạt nhu cầu về vốn trong nền kinh tế tăng lên.

Hiện lãi suất cho vay của nhiều ngân hàng thương mại giờ đã về mốc 6%/năm, thậm chí có ngân hàng đã mạnh tay giảm lãi suất cho vay về mức 5%/năm, thấp hơn cả mức lãi suất tiết kiệm thông thường 1 năm. Xu hướng lãi suất cho vay giảm có thể sẽ kéo dài sang đầu năm 2021.

Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB) nhận định: “Điều chỉnh giảm lãi suất điều hành là cơ sở để giảm lãi suất trong quý 4 và tiếp tục xu hướng giảm trong thời gian tới nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ để phục hồi sản xuất kinh doanh.”

Nhiều ngân hàng đã chủ động tiết giảm chi chí hoạt động, thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí vốn để tạo điều kiện giảm sâu lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng. Lãi suất cho vay đã được các ngân hàng giảm từ 2%-2,5% đối với các ngành nghề ưu tiên, khuyến khích, các lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế.

Hiện các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 271.000 khách hàng với dư nợ 321.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 485.000 khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỷ đồng.

Đặc biệt, các tổ chức tín dụng đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5%-2,5% so với trước dịch) với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 1,6 triệu tỷ đồng cho 310.000 khách hàng.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho rằng việc hạ lãi suất là giải pháp cơ bản, quan trọng cho tín dụng mở rộng.

Việc liên tiếp giảm lãi suất đầu ra sẽ khiến lợi nhuận của nhiều ngân hàng sụt giảm, nhưng nếu không chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp lúc này thì hệ lụy nợ xấu trong tương lai là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc sụt giảm lợi nhuận cũng là điều nhiều ngân hàng chủ động dự liệu.

Ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) chia sẻ: “Chúng tôi dự kiến trong năm 2020 sẽ dành khoảng 3.000-4.000 tỷ đồng từ việc giảm lợi nhuận của ngân hàng để hỗ trợ cho nền kinh tế thông qua việc giảm lãi suất cho vay, miễn, giảm phí dịch vụ cho doanh nghiệp và người dân. Tính đến hết tháng Tám, chúng tôi đã thực hiện việc hạ lãi suất cho vay, tác động đến lợi nhuận của ngân hàng khoảng 2.000 tỷ đồng và tiết giảm phí dịch vụ khoảng 500 tỷ đến gần 600 tỷ đồng.”  

Hiện dư nợ tín dụng của ngân hàng này đang có dấu hiệu hồi phục tích cực, tốc độ tăng trưởng được cải thiện tạo đà cho các tháng cuối năm.

Dù vậy, lãnh đạo các doanh nghiệp cho rằng, lãi suất thấp phải được duy trì ngay cả khi Việt Nam hết dịch thì ý nghĩa của việc giảm lãi suất mới phát huy được tối đa tác dụng.

Bà Bùi Thị Thanh Hương, Tổng Giám đốc Sungroup cho biết: “Theo tính toán của doanh nghiệp, sẽ cần khoảng 24-36 tháng thì ngành du lịch mới có thể quay lại như trước khi dịch xảy ra. Vì vậy, chúng tôi mong muốn nhận được thêm thời gian hỗ trợ bao gồm cả câu chuyện giảm phí, giảm lãi, tái cấu trúc các khoản vay, giảm thuế…”

Tăng trưởng tín dụng đạt 9% là khả thi

Hiện nhiều ngân hàng đang triển khai các giải pháp tài chính tổng thể để giúp doanh nghiệp và người dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng thuận tiện nhất, đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu chính đáng về vốn và dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế.

“Chúng tôi cũng đang triển khai các chương trình để đầu tư, tạo ra những hạ tầng tốt trong các khu công nghiệp, trung tâm kinh tế lớn của cả nước, góp phần xây dựng hệ thống hạ tầng tốt để sẵn sàng đón những dòng vốn đầu tư mới kể cả trong nước và nước ngoài đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam,” Chủ tịch VietinBank cho biết thêm.

VietinBank cũng đang tiếp tục tập trung tăng trưởng tín dụng theo thế mạnh. Trong đó, ưu tiên tăng trưởng vào các doanh nghiệp có chất lượng tốt thuộc các nhóm ngành như bưu chính viễn thông, Fintech, trung gian thanh toán; dược phẩm, thiết bị y tế…

Trong 3 tháng còn lại của năm 2020, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước  khẳng định sẽ tiếp tục bám sát kế hoạch để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế.

Cũng theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, trong điều kiện dịch được kiểm soát tốt như hiện nay và hoạt động của doanh nghiệp cải thiện, cùng với các chính sách hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu tích cực, thì dư nợ tín dụng có thể tăng 8-10%, khoảng trên 9% là mức khả thi.

Để đạt được mục tiêu đó, Ngân hàng Nhà nước đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó thời gian qua thực hiện rất tích cực việc xử lý khó khăn cho doanh nghiệp thông qua cơ cấu lại các khoản nợ đến hạn, miễn giảm lãi vay…

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã nới room tín dụng cho một số tổ chức tín dụng có nhu cầu và có khả năng tăng trưởng tín dụng cao hơn hạn mức Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt đầu năm.

“Sắp tới, tổ chức tín dụng nào có nhu cầu điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng, chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét trên tinh thần vừa tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng mở rộng cấp tín dụng cho người dân, doanh nghiệp, nhưng vẫn phải theo nguyên tắc đảm bảo an toàn, hiệu quả,” bà Hồng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo bà Hồng, việc tạo điều kiện cho khách hàng vay mới nhưng không hạ chuẩn cho vay, đảm bảo chất lượng, an toàn tín dụng, duy trì hoạt động lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tín dụng tiêu dùng và cho vay bằng ngoại tệ.

“Theo kinh nghiệm cho thấy rằng nếu như sự an toàn của hệ thống ngân hàng không được đảm bảo thì sẽ gây một hệ luỵ vô cùng khó khăn cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng,” bà Hồng nhấn mạnh./.

Chuyên Đề: “Các Giải Pháp Thúc Đẩy Tăng Trưởng Kinh Tế Việt Nam”

1. Nghiên cứu đóng góp của các thành phần kinh tế đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam/ Phạm Quang Tín

Tóm tắt: Từ sau Đại hội Đảng IV (1986), các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế Việt Nam đều ưu tiên tập trung nguồn lực phát triển khu vực kinh tế nhà nước làm động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Bài viết cho thấy mức độ đóng góp của thành phần kinh tế nhà nước vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam chưa xứng tầm với mức độ ưu đãi nguồn lực sản xuất, tình trạng lấn át đầu tư và hiệu quả đầu tư thấp ở thành phần kinh tế nhà nước so với các thành phần kinh tế khác ở Việt Nam.

Nguồn trích: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế/ 2018, Số.10, Tr. 11-22 2. Bằng chứng thực nghiệm tác động của niềm tin xã hội đến tăng trưởng kinh tế/ Phạm Đình Long, Lê Văn Thành, Phạm Thị Bích Ngọc

Tóm tắt: Bài viết đánh giá tác động của niềm tin xã hội đến tăng trưởng kinh tế và các kênh truyền dẫn mà thông qua đó niềm tin xã hội tác động đến tăng trưởng kinh tế. Dựa trên kết quả nghiên cứu, bài viết khuyến nghị các giải pháp phát huy vai trò của niềm tin xã hội đối với tăng trưởng kinh tế. Số liệu được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Chương trình Khảo sát các giá trị thế giới – WVS, cơ sở dữ liệu WDI, WGI của Ngân hàng Thế giới và được tổng hợp lại dưới dạng trung bình của mỗi giai đoạn 5 năm, với 5 giai đoạn: 1990-1994, 1995-1999, 2000-2004, 2005-2009, 2010-2014.

Nguồn trích: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế/ 2018, Số 10, Tr. 30-38 3. Tương quan giữa y tế và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 1990-2016/ Ngô Gia Lương

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, tác giả xây dựng mô hình hồi quy tổng thể các yếu tố y tế có khả năng ảnh hưởng đến GDP đầu người ở Việt Nam dựa trên số liệu thu thập trong giai đoạn 1990-2016. Kết quả cho thấy, các yếu tố tác động đáng kể đến tăng GDP đầu người bao gồm: Chi tiêu cho y tế/GDP và tỷ lệ bác sĩ.

Nguồn trích: Tạp chí Kinh tế và Dự báo/ 2018, Số 33, Tr.3-6 4. Quy mô chi ngân sách nhà nước hợp lý cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam/ Vũ Thị Huyền Trang

Tóm tắt: Chính sách tài khóa tác động lên các định hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu chính phủ và thuế khóa. Trong nhiều năm qua, có nhiều nghiên cứu cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm, tập trung xem xét, đánh giá vai trò của chi ngân sách tới tăng trưởng và lạm phát ở trong và ngoài nước. Các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách vẫn tranh luận về vấn đề chi ngân sách nhà nước có vai trò thúc đẩy hay làm chậm tăng trưởng kinh tế. Có bài toán tối ưu nào cho chi tiêu chính phủ thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn duy trì được mức lạm phát hợp lý? Có một số quan điểm cho rằng, khi tăng chi tiêu chính phủ quá lớn trong khi hiệu quả hoạt động khu vực kinh tế nhà nước còn kém, năng suất còn thấp có thể sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế trong tương lai do sự dịch chuyển nguồn lực từ khu vực sản xuất hiệu quả sang kém hiệu quả, đặc biệt ở các nước đang phát triển và chuyển đổi. Vì vậy, việc điều hành chính sách tài khóa, đặc biệt là chính sách chi ở Việt Nam không đạt được hiệu quả như mong muốn do chưa xác định được quy mô hay ngưỡng chi ngân sách nhà nước, quy mô hợp lý cho chi ngân sách nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế.

Nguồn trích: Tạp chí Kinh tế Tài chính Việt Nam/ 2018, Số 3, Tr. 42-526. Bàn thêm về rào cản đối với quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và gợi ý chính sách/ Phạm Thị Khanh Nguồn trích: Tạp chí Kinh tế và Quản lý/ 2018, Số 26, Tr. 17-23 7. Tăng trưởng kinh tế và thay đổi về tầm vóc của trẻ em Việt Nam/ Phạm Minh Thái, Vũ Thị Vân Ngọc 5. Những vấn đề “nóng” trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2017 và một số khuyến nghị/ Ngô Thắng Lợi Nguồn trích: Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương/ 2018, Số 530, Tr.16 – 18 8. Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách giải quyết việc làm ở thành phố Hồ Chí Minh – thực trạng và giải pháp/ Nguyễn Minh Trí

Tóm tắt: Giai đoạn 2011-2017 Việt Nam đã đạt được khá nhiều thành quả kinh tế, tạo cơ sở tốt cho những dự báo tốt đẹp về khả năng thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh của cả giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên, bài viết muốn đi sâu vào một khía cạnh ngược lại: Đằng sau những thành quả đạt được là những vấn đề “nóng” đang chi phối khá đậm nét bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011-2017 cả về mặt số lượng và chất lượng, trong đó phải kể đến tính chất đậm nét của mô hình tăng trưởng nhờ vào gia công, sự phụ thuộc lớn của tăng trưởng. Những khoảng tối đó, trên một mức độ nhất định, đã cản trở tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua và cần phải có sự đột phá trong những năm tới để có thể đạt được tăng trưởng nhanh, bền vững và hiệu quả cao.Nguồn trích: Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội/ 2018, Số 3, Tr. 3-10

Nguồn trích: Tạp chí Nhân lực Khoa học xã hội/ 2018, Số 07, Tr.43-50 9. Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2017/ Nguyễn Thị Thơm

Tóm tắt: Việt Nam đang trong quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh kết quả đã đạt được như tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng trưởng kinh tế bước đầu gắn với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân… đã nảy sinh thách thức mới, khó lường tiềm ẩn nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so với trình độ phát triển của thế giới. Vì vậy, nắm bắt, hiểu rõ những rào cản đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, tìm ra những giải pháp khắc phục, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững là vấn đề hết sức cần thiết.

Nguồn trích: Tạp chí Kinh tế và Quản lý/ 2018, Số 25, Tr. 22-27 10. Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa – động lực cho tăng trưởng kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh/ Trần Thị Hạnh Dung, Nguyễn Thu Hà

Tóm tắt: Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và giảm nghèo. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo đầu người đã tăng hơn 20 lần, từ mức chưa tới 100 đô la vào năm 1990 lên khoảng 2.215 đô là vào năm 2016. Tỷ lệ nghèo giảm nhanh chóng từ 58% vào năm 1993 xuống còn 13,5% vào năm 2014 và khoảng 8,58% vào năm 2016, nhờ đó khoảng 40 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng nghèo. Kết quả tăng trưởng ấn tượng này giúp Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất châu Á trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp trên thế giới.

Nguồn trích: Tạp chí Phát triển Nhân lực/ 2018, Số 05, Tr.72-78 11. Tác động của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam và những gợi ý về chính sách/ Phạm Thị Khanh

Tóm tắt: Thực trạng và giải pháp thực hiện quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách giải quyết việc làm ở thành phố Hồ Chí Minh sau hơn 30 năm đổi mới. Tăng trưởng kinh tế theo hướng hiện đại đã góp phần giải quyết việc làm bền vững, đảm bảo sinh kế cho mọi người lao động ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Từ sự phân tích thành tựu và hạn chế, đưa ra những giải pháp để thực hiện tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách giải quyết việc làm ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Nguồn trích: Tạp chí Kinh tế và Quản lý/ 2017, Số 24, Tr. 10-15 12. Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2018-2020/ Nguyễn Xuân Thắng

Tóm tắt: Chất lượng tăng trưởng kinh tế phản ánh bản chất bên trong của quá trình tăng trưởng kinh tế. Tức là phản ánh trạng thái, phương thức, hiệu quả của tăng trưởng kinh tế và khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Bài viết phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua 7 năm thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở bốn mặt thể hiện trên. Qua đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế yếu kém của chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2017. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Tóm tắt: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là thành tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và là động lực của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập trung làm rõ những khó khăn và trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng hợp: Võ Hồng Thơ

Tóm tắt: Thời gian qua, các hiệp định thương mại tự do đã có những tác động tích cực, tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam tăng cường tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới thì cần phải có những đánh giá khách quan tác động của hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến nền kinh tế. Bài viết tập trung phân tích bản chất của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, những tác động của nó tới mô hình tăng trưởng của Việt Nam và đề xuất một số chính sách nhằm phát huy những tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của Hiệp định thương mại tự do trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế của Việt Nam.

Tóm tắt: Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP giai đoạn 2016-2020 từ 6,5%-7% đang là một thách thức đối với kinh tế Việt Nam. Năm 2016, tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,21% so với mục tiêu 6,7%. Quý I năm 2017, tăng trưởng thấp chỉ ở mức 5,1% – thấp nhất so với cùng kỳ 2 năm trở lại đây (năm 2015 là 6,12%; năm 2016 là 5,48%). Tăng trưởng quý II dù có cải thiện lên 6,17% những tính chung 6 tháng đầu năm tăng trưởng cũng chỉ ở mức 5,73% so với cùng kỳ, thấp hơn mức 6,28% của năm 2015. Năm 2017, nếu tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu đã đề ra thì khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII sẽ không hoàn thành. Do đó, việc xác định rõ nguyên nhân và đề xuất các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho năm 2017 và giai đoạn 2018-2020 là hết sức cấp thiết.

Nguồn trích: Tạp chí Kinh tế và Quản lý/ 2017, Số 22, Tr. 5-14

Nhiều Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Năm 2022

Năm nay, đích đến của xuất khẩu Việt Nam là 300 tỷ USD, riêng Đồng Nai là 21,7 tỷ USD. Để hoàn thành kế hoạch ngoài nỗ lực của doanh nghiệp (DN), Chính phủ, các tỉnh, thành tập trung vào những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, thực hiện công tác phòng vệ thương mại để bảo vệ hàng Việt.

Sản xuất mặt hàng dệt may xuất khẩu tại Công ty cổ phần Tổng công ty may Đồng Nai (TP.Biên Hòa). Ảnh: H.Giang

Theo Sở Công thương, Đồng Nai đã có 6 năm liền xuất siêu, đi trước cả nước 2 năm. Năm 2019, xuất siêu của tỉnh chiếm hơn 30% xuất siêu của cả nước. Bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu, Đồng Nai hướng đến tăng kim ngạch xuất siêu.

* Giảm thời gian, thủ tục xuất nhập khẩu

Tại nhiều buổi họp bàn về tình hình xuất nhập khẩu hiện nay, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh lưu ý, năm 2020, thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng hơn nữa. Trong đó, sẽ đan xen giữa thuận lợi và thách thức, muốn vượt qua được những khó khăn DN phải tiến hành tái cơ cấu sản xuất. Mục tiêu để đáp ứng được các thị trường truyền thống và tiếp tục mở rộng các thị trường mới.

Năm 2020, Đồng Nai tiếp tục chính sách đồng hành cùng DN và dự kiến trong tháng 2-2020, UBND tỉnh sẽ tổ chức hội nghị gặp gỡ DN trong nước, DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để nắm bắt những vướng mắc, kịp thời tháo gỡ giúp sản xuất, xuất khẩu ổn định hơn. Ngành thuế, hải quan của tỉnh cũng có kế hoạch gặp gỡ DN theo từng quý để ghi nhận những phản ảnh về thủ tục, chính sách tìm hướng giải quyết cho DN.

Ông Wu Minh Ying, Hội trưởng Hiệp hội Doanh nghiệp Đài Loan tại Đồng Nai bày tỏ: “Năm 2019, tỉnh và các sở, ngành đã có nhiều hỗ trợ với DN Đài Loan trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu nên đa số hoạt động hiệu quả. Năm nay, các DN mong chính quyền tỉnh tiếp tục hướng dẫn DN các chính sách mới, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu để giảm chi phí cho DN”.

Vấn đề nhiều DN mong muốn là các thủ tục xuất, nhập khẩu giải quyết nhanh gọn để có nguyên liệu sản xuất kịp thời, hàng xuất đi nhanh, giảm chi phí lưu kho…

Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Nai Phùng Thị Bích Hường cho biết: “Năm 2020, ngành hải quan tiếp tục cải cách hành chính, tăng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại cho DN. Ngành hải quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan kiểm tra chuyên ngành, thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra, giảm thời gian thông quan hàng hóa”.

* Tăng xúc tiến thương mại

Mỗi năm, Đồng Nai đều có những đợt xúc tiến thương mại sang các nước để tạo điều kiện cho DN phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu. Qua đó, giúp DN củng cố và tạo bước đột phá ở những thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng. Những quốc gia, vùng lãnh thổ xuất khẩu trọng điểm của Đồng Nai trong năm nay là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, ASEAN, Úc, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Ông Lê Văn Lộc, Phó giám đốc Sở Công thương chia sẻ: “Để đạt kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu của năm, tỉnh sẽ hỗ trợ giao thương giữa các DN, cơ sở sản xuất công nghiệp và nhà phân phối, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, lợi thế thương mại cho một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh”. Theo ông Lộc, tỉnh sẽ tập trung xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường mới, tận dụng tốt các cơ hội mở cửa của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký các thỏa thuận thương mại tự do.

Uyển Nhi

Bạn đang xem bài viết Nhiều Giải Pháp Thúc Đẩy Tăng Trưởng Tín Dụng trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!