Xem Nhiều 6/2023 #️ Nỗ Lực Hơn Để Giảm Tỷ Lệ Hút Thuốc Lá # Top 11 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Nỗ Lực Hơn Để Giảm Tỷ Lệ Hút Thuốc Lá # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Nỗ Lực Hơn Để Giảm Tỷ Lệ Hút Thuốc Lá mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Theo đánh giá chung của các cơ quan Trung ương và địa phương, trung bình trên 90% cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan ban ngành và 65% người dân các tỉnh huyện xã được tiếp cận thông tin về tác hại của thuốc lá, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, các quy định về nơi làm việc không khói thuốc.

Nghiên cứu đánh giá hằng năm đối với các chiến dịch truyền thông của Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá thực hiện trong giai đoạn 2014-2018 cho thấy, hiểu biết của người dân về tác hại của hút thuốc lá thụ động đã tăng đáng kể. Năm 2018, có 92% những người được hỏi tin rằng tiếp xúc với thuốc lá thụ động gây ra các bệnh về phổi (so với 86% vào năm 2016). 96% người được hỏi trả lời rằng quan tâm đến sức khỏe của con cái khi hút thuốc gần con mình; 93% người đề nghị mọi người nên yêu cầu người hút thuốc không hút thuốc gần người khác và 96% cho biết mọi người nên yêu cầu người hút thuốc không hút thuốc khi ở gần trẻ em.

Thực hiện triển khai đưa Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá vào cuộc sống, đến nay, đã có 1.560 cơ quan hành chính, 3.778 trường mẫu giáo, 3.577 trường hiểu học, 2.502 trường trung học cơ sở, 1.010 trường trung học phổ thông thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc trong khuôn viên và trong nhà. 169 trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc thực hiện cấm hút thuốc lá tại khu vực trong nhà…

Bộ Y tế, các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương đã triển khai xây dựng các mô hình địa điểm không khói thuốc như “thành phố du lịch không khói thuốc – thành phố Hạ Long, Nha Trang, Hội An, Vũng Tàu”, “khách sạn, nhà hàng không khói thuốc”, “điểm du lịch không khói thuốc – 30 điểm du lịch quận Hoàn Kiếm”, “cơ sở y tế không khói thuốc”, “trường học không khói thuốc”. Các sáng kiến về thực hiện mô hình không khói thuốc cũng được triển khai ở cơ sở như sự tham gia của người cao tuổi ở Thái Bình và Đồng Tháp, xây dựng địa điểm thi đấu thể thao trong nhà không khói thuốc lá của Trung tâm Doping và Y học thể thao – Tổng cục Thể thao…

Báo cáo điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành năm 2015 cho biết, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động giảm đáng kể so với năm 2010 ở hầu hết các địa phương: tại gia đình giảm từ 73,1% xuống còn 59,9%; tại nơi làm việc từ 55,9% xuống còn 42,6%, tại cơ sở y tế từ 23,6% xuống 18,4%… Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 5 năm qua đã có 195 nghìn công nhân viên chức lao động bỏ thuốc lá, hơn hai trăm nghìn đoàn viên, công nhân viên chức giảm hút thuốc lá. Giai đoạn 2015-2018, theo báo cáo của 6 bệnh viện, đã có hơn năm nghìn số lượt tư vấn tại phòng tư vấn cai nghiện và tại các khoa lâm sàng, gần 45 nghìn lượt tư vấn qua tổng đài. Số ca cai nghiện thuốc lá thành công từ một năm trở lên là 842 bệnh nhân.

Việc tổ chức địa điểm cấm hút thuốc đã được triển khai ở hầu hết các địa điểm theo Điều 11 của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, bao gồm: nơi làm việc; cơ sở y tế; cơ sở giáo dục, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch, nhà hàng và các phương tiện giao thông công cộng. Tuy vậy, theo đánh giá của Bộ Y tế, hoạt động cai nghiện thuốc chủ yếu mới được triển khai ở bệnh viện tuyến Trung ương và một số bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh. Người dân ở tuyến dưới và cộng đồng vẫn chưa được tiếp cận nhiều nên kết quả chưa cao.

Việc thực hiện môi trường không khói thuốc còn gặp khó khăn do hành vi hút thuốc diễn ra nhanh, khó bắt tận tay. Phản ứng của người hút thuốc lá nhiều lúc gay gắt. Các địa điểm cấm hút thuốc lá thường không đủ lực lượng giám sát, nhắc nhở và không có thẩm quyền xử phạt. Các trường cao đẳng, đại học chỉ cấm hút thuốc lá trong nhà, cho phép hút thuốc lá trong khuôn viên nên vẫn còn tình trạng sử dụng thuốc lá tại các khu vực ít người qua lại như ban công, hành lang, cầu thang, căng tin… Việc thực hiện môi trường không khói thuốc ở địa điểm nhà hàng, quán ăn, cơ sở lưu trú du lịch còn nhiều hạn chế. Đây là những địa điểm còn tình trạng vi phạm phổ biến nhất.

Bên cạnh đó, hoạt động cai nghiện thuốc lá còn khó khăn về cơ chế, kinh phí thực hiện. Đội ngũ bác sĩ còn thiếu về số lượng và quá tải trong hoạt động chuyên môn nên thời gian bố trí cho hoạt động tư vấn cai nghiện tại bệnh viện còn hạn chế.

NỖ LỰC HƠN VÌ MỘT MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÓI THUỐC

Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá. Dự báo đến năm 2020, con số này sẽ lên tới trên 1,6 tỷ người. Theo WHO, 70% các ca tử vong là ở các nước đang phát triển. Nếu các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá hiệu quả không được thực hiện, thì trong thế kỷ này, thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người, nhiều hơn tổng số người chết do HIV/AIDS, bệnh lao và tai nạn giao thông đường bộ cộng lại.

Sử dụng các sản phẩm thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu trong số 10 yếu tố nguy cơ đe dọa sức khỏe người dân ở các nước đang phát triển. Sử dụng thuốc lá gây ra 25 loại bệnh khác nhau, như ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư khoang miệng, ung thư bàng quang, các bệnh tim mạch, gây bất lực ở nam giới… Đây là sản phẩm hợp pháp duy nhất làm chết một nửa số người sử dụng thường xuyên nó cùng hàng trăm nghìn người không hút thuốc lá khác. Trên thế giới, có khoảng 6 triệu người chết do hút thuốc lá hằng năm và 600.000 người chết do phơi nhiễm với khói thuốc lá thụ động.

Việt Nam là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trong khu vực các nước ASEAN, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 có số người hút thuốc lá cao nhất, sau Indonesia và Philippine. Theo Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành năm 2015, tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 45,3%, có nghĩa là cứ 2 nam giới trưởng thành ở Việt Nam thì có 1 người hút thuốc lá. Tỉ lệ này ở nữ giới là 1,1%. 53,5% người không hút thuốc lá (tương đương 28,5 triệu người) bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại gia đình. 36,8% người không hút thuốc lá (tương đương 5,9 triệu người) làm việc tại các khu vực trong nhà (có mái che và tường bao) bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nơi làm việc. 18,5% người không hút thuốc lá (tương đương 1,4 triệu người) bị phơi nhiễm với khói thuốc lá trên phương tiện giao thông công cộng. Ước tính chi phí y tế và các thiệt hại do mất năng suất lao động do ốm đau và tử vong sớm lên tới trên 23 ngàn tỷ đồng mỗi năm.

Cần Nhiều Biện Pháp Mạnh Hạn Chế Tỷ Lệ Người Hút Thuốc Lá

Đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tác hại thuốc lá. Nhiều cơ quan, đơn vị triển khai các hoạt động hưởng ứng Luật như đưa nội dung PCTH thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hàng năm, đưa ra những quy định cấm hút thuốc nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị, đưa tiêu chí không hút thuốc tại nơi làm việc vào tiêu chuẩn khen thưởng của công chức, viên chức, người lao động…

Tỷ lệ người hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động đang có xu hướng giảm cả ở môi trường trong nhà, nơi làm việc, trường học lẫn trên phương tiện công cộng.

Bên cạnh đó, các tài liệu đào tạo về kỹ năng cho các cán bộ truyền thông về PCTH thuốc lá cũng được xây dựng cụ thể. Các Tuần lễ quốc gia về PCTH thuốc lá, các hoạt động đào tạo, tập huấn cán bộ hướng dẫn thi hành Luật PCTH thuốc lá được tổ chức…

Mặc dù tình trạng hút thuốc lá và vi phạm các quy định của Luật PCTH thuốc lá đã có những chuyển biến tích cực nhưng hiện nay Việt Nam vẫn còn những tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục.

Theo điều tra, nghiên cứu tại 6 tỉnh (Hải Dương, Thái Bình, Khánh Hòa, Bình Định, Đồng Tháp và Bạc Liêu) của một nhóm tác giả thuộc Đại học Y tế công công, Hội Y tế công cộng Việt Nam cho thấy, hiện nay các cửa hàng và công ty sản xuất thuốc có khá nhiều cách để lách các quy định của pháp luật trong vấn đề này.

Nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra rằng, năm 2014, tỷ lệ điểm bán thuốc vi phạm quy định về trưng bày là 98,5%. Và đến năm 2015, con số này là 96,7%.

Các dòng chữ “cấm bán thuốc lá cho trẻ em dưới 18 tuổi” được các công ty thuốc lá in sẵn trên các poster với kích thước nhỏ, ở vị trí khó nhìn và phát miễn phí cho điểm bán lẻ. Nếu xét về luật, họ vẫn đúng quy định là có ghi dòng chữ này ở nơi bán, nhưng rõ ràng không có giá trị thực tế.

Nhiều khó khăn khác như, hiện nay tỷ lệ nam giới trưởng thành ở nước ta hút thuốc vẫn chiếm tỷ lệ cao; việc xử phạt hành vi vi phạm quy định cấm hút thuốc nơi công cộng còn chưa được triển khai đồng bộ…

Ngoài những điều khoản áp dụng Luật Phòng, chống THTL, trong các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương cần đưa các quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào các quy tắc đạo đức và ứng xử chung cho bộ máy hành chính và các tổ chức, đơn vị sự nghiệp, cũng như trong quy chế nội bộ của cơ quan. Xử phạt nghiêm minh, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra vi phạm, bảo đảm quyền được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá .

Nâng cao nhận thức và hành động trong phòng, chống THTL vẫn là nhiệm vụ trọng tâm cần được đẩy mạnh trong thời gian tới.

Cần Có Nhiều Giải Pháp Để Giảm Số Người Hút Thuốc Lá

– Tháng 12/2012, Australia là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện việc in bao bì trơn.

– Từ tháng 5/2016 các quốc gia: Ireland, Vương quốc Anh, Bắc Ireland và Pháp bắt đầu thực hiện đóng gói bao trơn.

Mới nhất, các nhà lập pháp ở Singapore đã thông qua các luật hạn chế nghiêm nhặt việc mua bán thuốc lá nhằm giảm thiểu tỷ lệ người hút thuốc. Theo đó, bắt đầu từ năm 2017, các chủ tiệm bị cấm trưng bày các sản phẩm thuốc lá, mục đích là để tránh những vụ mua thuốc lá không có chủ ý, đặc biệt nơi những người trẻ tuổi. Các sản phẩm bao gồm thuốc lá, xì gà, và “ang hoon” tức là lá cây thuốc lá.

Một số nhà lập pháp còn kêu gọi nên có những biện pháp nghiêm nhặt hơn nữa để giảm thiểu tỷ lệ hút thuốc tại Singapore. Trong các biện pháp này có nâng cao tuổi hợp pháp tối thiểu để mua thuốc lá từ 18 lên 21, và tăng con số những khu vực dành riêng cho người hút thuốc.

Một báo cáo mới của WHO đưa ra bằng chứng mạnh mẽ cho thấy tăng thuế là một trong những cách tốt nhất để giúp kiềm chế nạn dịch thuốc lá toàn cầu. WHO nói rằng tăng thuế thuốc lá là một trong những cách hữu hiệu nhất, ít tốn kém nhất để ngăn mọi người hút thuốc lá. Tổ chức này này lưu ý rằng biện pháp này còn có lợi là gia tăng nguồn thu thuế cho ngân khố quốc gia.

Giám đốc Cục Phòng chống những Bệnh không truyền nhiễm của WHO, Douglas Bettcher, coi đây là một chính sách có lợi về mọi mặt. Ông Bettcher nói những bằng chứng từ các nước như Trung Quốc và Pháp cho thấy giá cao hơn cho những sản phẩm thuốc lá dẫn đến sự sụt giảm số người hút thuốc lá và những trường hợp tử vong do thuốc lá gây ra, như ung thư phổi…

Dữ liệu từ Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia thu nhập trung bình, cho thấy có sự sụt giảm 13 % số người hút thuốc lá trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2014 sau khi tăng 50% thuế thuốc lá.

Tuy nhiên, WHO cho biết đánh thuế là biện pháp kiểm soát thuốc lá ít được thực thi nhất trên thế giới. Tổ chức này nói chỉ có 33 nước áp đặt thuế lên hơn 75 phần trăm giá bán lẻ của một bao thuốc lá.

Linh Đức

Các Giải Pháp Giảm Hút Thuốc Lá Nơi Làm Việc

Trước tình trạng nhiều cán bộ viên chức lao động (CBVCLĐ) còn hút thuốc ở nơi làm việc đặc biệt là giờ ra chơi, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Bình đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm giảm tình trạng hút thuốc lá nơi làm việc.

Theo LĐLĐ tỉnh Ninh Bình, tình trạng trong giờ giải lao tại các hội nghị vẫn còn tình trạng một số cán bộ, CNVCLĐ hút thuốc lá; một số ít lãnh đạo thiếu gương mẫu trong việc từ bỏ thói quen hút thuốc lá; vào mùa đông giá rét xảy ra tình trạng nhiều nam giới tái hút thuốc lá…. Nguyên nhân là do chưa có chế tài xử phạt những người cố tình vi phạm Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, từ đó làm giảm hiệu quả công tác tuyên truyền lĩnh vực này trong CNVCLĐ.

Để xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá, đẩy lùi tác hại thuốc lá đối với CNVLĐ ngày càng hiệu quả hơn, LĐLĐ tỉnh tiếp tục đưa tiêu chuẩn “Không hút thuốc lá nơi làm việc” vào nội quy, quy chế thi đua khen thưởng và coi đây là tiêu chí thi đua trong xây dựng đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

Tại các đơn vị thực hiện thí điểm, mỗi cán bộ, CNVCLĐ đang sử dụng thuốc lá phải cam kết giảm hút và dần từ bỏ sau một thời gian nhất định. Các đơn vị cũng thực hiện không để gạt tàn thuốc lá trong phòng làm việc, nơi tiếp khách; đầu tư chậu hoa, cây cảnh, tạo cảnh quan sạch đẹp, thoáng mát trong cơ quan. Đồng thời kiến nghị có chế tài xử lý nghiêm những người có hành vi vi phạm hút thuốc lá không đúng nơi quy định theo Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Đặc biệt, coi công tác tuyên truyền là khâu quan trọng để các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hiểu rõ việc giảm thiểu tiến tới cấm hoàn toàn việc hút thuốc lá tại nơi làm việc là cần thiết, nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn và chất lượng cho người lao động và doanh nghiệp.

Bạn đang xem bài viết Nỗ Lực Hơn Để Giảm Tỷ Lệ Hút Thuốc Lá trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!