Cập nhật thông tin chi tiết về Ôn Tập Kiểm Tra 1 Tiết Sinh Học Lớp 8 mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1, CÁC PHẦN, CÁC CƠ QUAN TRONG CƠ THỂ
Cơ thể người gồm 3 phần: đầu, thân và tay chân
Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành.
Cơ quan nằm trong khoang ngực: tim, phổi
Cơ quan nằm trong khoang bụng: dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản. 2, Cấu tạo của tế bào: Bảng sgk
3, Mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân tế bào :
Màng sinh chất thực hiện trao đổi chất để tổng hợp nên những chất riêng của tế bào. Sự phân giải vật chất để tạo năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào được thực hiện nhờ ti thể. Nhiễm sắc thể qui định đặc điểm cấu trúc của protein được tổng hợp trong tế bào ở riboxom. Như vậy, các bào quan trong tế bào có sự phối hợp hoạt động để tế bào thực hiện chức năng sống 5, Thành phần hóa học của tế bào: gồm chất vô cơ và hữu cơ:
+ Protein: Cacbon (C ), oxi (O), hidro (H) nito (N), lưu huỳnh (S), photpho (P), trong đó nito là nguyên tố đặc trưng cho chất sống.
+ Gluxit: gồn 3 nguyên tố là: C,H,O trong đó tỉ lệ H:O là 2H:1
+ Lipit: gồm 3 nguyên tố: C, H, O trong đó tỉ lệ H:O thay đổi theo từng loại lipit
+ Axit nucleic gồm 2 loại: ADN ( Acid deoxyribonucleic ) và ARN ( AXIT RIBÔNUCLÊIC)
: các loại muối khoáng như Canxi(Ca), kali (K), natri(Na), sắt (Fe), đồng (Cu) 9, Máu thuộc loại mô gì? Vì sao?
– Máu thuộc loại mô liên kết, vì máu sản sinh ra chất không sống ( chất cơ bản, chất nền) là huyết tương
10, Nêu chất năng của noron
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích bằng hình thức phát sinh xung thần kinh
– noron huong tam: có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, đảm nhiệm chức năng truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh
– noron trung gian: nằn trong trung uong thần kinh, đảm bảo liên hệ giữa các noron
Là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng 14, Vòng phản xạ là gì?
Cơ thể biết được các phản ứng đã đáp ứng được yêu cầu trả lời kích thích hay chưa là nhờ có luồng thông tin ngược từ cơ quan thụ cảm cũng như thụ quan trong cơ quan phản ứng theo dây hướng tầm về trung ương thần kinh. Nếu chưa đáp ứng đúng được yêu cầu trả lời kích thích thì trung ương thần kinh tiếp tục phát lệnh điều chỉnh phản ứng theo dây li tâm tới cơ quan trả lời
Như vậy, phạn xả được thực hiện 1 cách chính xác là nhờ có các luồng thông tin ngược báo về trung ương để điều chỉnh phản xạ tạo nên vòng phản xạ. Chương 2: Vận động Khái quát chung:
Bộ xương gồm có 3 phần: xương đầu, xương thân và xương chi.
Xương chi trên gắn với cột sống nhờ xương đai vai, xương chi dưới gắn với cột sống nhờ xương đai hông. Do tư thế đứng thẳng và lao động mà đai vai và đai hông phân hóa khác nhau.
Đai vai gồm 2 xương đòn, 2 xương bả. Đai hông gồm 3 đôi xương là xương chậu, xương háng và xương ngồi gắn với xương cùng cụt và gắn với nhau tạo nên khung chậu vững chắc.
Khớp bất động giúp xương tạo thành hộp, thành khối để bảo vệ nội quan ( hộp sọ bảo vệ não) hoặc nâng đỡ ( xương chậu)
Khớp bán động giúp xương tạo thành khoang bảo vệ ( khoang ngực). ngoài ra còn có vai trò quan trọng đối với việc giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp.
Khớp động có cử động linh hoạt hơn khớp bán động vì cấu tạo của khớp động có diện khớp ở 2 đầu xương tròn và lớn, có sụn trơn bóng và giữa có bao chứa dịch khớp.
Có đường nối giữa 2 xương là hình răng cưa khít với nhau nên khớp bất động không cử động được. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của xương dài: bảng sgk Cấu tạo xương ngắn và xương dài:
Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương
Thành phần hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương.
Bắp cơ bao gồm nhiều bó cơ. Bó cơ gồm rất nhiều sợi cơ bọc trong màng liên kết. hai đầu bắp cơ có gân bám với xương qua khớp, phần giữa phình to là bụng cơ
Sợi cơ gồm nhiều tơ cơ. Tơ cơ có 2 loại là: tơ cơ dày có mấu sinh chất và tơ cơ mảnh trơn xen kẽ nhau.
Khi có kích thích tác động vào cơ quan thụ cảm trên cơ thể sẽ làm xuất hiện xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh. Trung ương thần kinh phát lệnh theo dây li tâm tới cơ làm cơ co. khi cơ co, các tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố của tơ cơ dày làm cho đĩa sáng ngắn lại. Sự phối hợp hoạt động co, dãn giữa cơ hai đầu ( cơ gấp) và cơ ba đầu ( cơ duỗi) ở cánh tay:
Cơ nhị đầu ở cánh tay co nâng cẳng tay về phía trước. cơ tam đầu co thì duỗi cẳng tay ra.
Trong sự vận động của cơ thể có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ: cơ này co thì cơ đối kháng dãn và ngược lại. Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi cùng 1 bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng dãn tối đa không? Vì sao?
-Không khi nào cả 2 cơ gấp và cơ duỗi cùng co tối da
– Cơ gấp và cơ duỗi của 1 bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khả năng tiếp nhận kích thích do đó mất trương lực cơ ( trường hợp người bị liệt)
Khi đi hoặc đứng, có lúc nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co? Giải thích,
Khi cơ co tạo 1 lực tác động lên vật, làm vật di chuyển, tức là sinh ra 1 công.
Công cơ được sử dụng vào các thao tác vận động và lao động
Cách tính công A =F.s
Khối lượng như thế nào thì công cơ sản ra lớn nhất?
Công cơ có trị số lớn nhất khi cơ co để nâng 1 vật có khối lượng thích hợp với nhịp co vừa phải Nguyên nhân của sự mỏi cơ:
-Sự oxi hóa các chất dinh dưỡng do máu mang tới tạo ra năng lượng cung cấp cho sự co cơ, đồng thời sản sinh ra nhiệt và chất thải là khí cacbonic.
– Nếu cơ thể không được cung cấp đầy đủ oxi trong thời gian dài sẽ tích tụ axit lactic đầu độc cơ, dẫn tới sự mỏi cơ.
Khả năng co cơ phụ thuộc vào những yếu tố nào?
– Thần kinh: tinh thần sảng khoái, ý thức cố gắng thì co cơ tốt hơn
– Thể tích của cơ: bắp cơ lớn thì khả năng co mạnh hơn
– Khả năng dẻo dai bền bỉ: làm việc lâu mệt mỏi
Những hoạt động nào được gọi là sự luyện tập cơ?
thường xuyên tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ,
tham gia các môn thể thao như chạy, nhảy, bơi lội, bóng chuyền, bóng bàn……một cách vừa sức
– nghỉ ngơi , thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thông nhanh
cần làm ciệc nhịp nhàng, vừa sức
tăng thể tích của cơ
tăng lựcco cơ và làm việc dẻo dai. Do đó năng suất lao động cao.
Làm xương thêm cứng rắn, phát triển cân đối
Làm tăng năng lực hoạt động của các cơ quan khác như tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, tiêu hóa
Cơ tay và chân ở người phân hóa khác với động vật. Tay có nhiều cơ phân hóa thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cử động linh hoạt hơn chân, thực hiện nhiều động tác lao động phức tạp. Riêng ngón cái có 8 cơ phụ trách trong tổng số 18 cơ vận động bàn tay. Cơ chân lớn, khỏe, hoạt động chủ yếu lá gấp, duỗi.
Có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lí
Tắm nắng để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D. Nhờ có vitamin Dmà cơ thể có thể chuyển hóa canxi tạo ra xương)
Khi mang vác vật nặng, ko nên vượt quá sức chịu đựng, không mang vác về 1 bên liên tục trong thời gian dài mà phải đổi bên. Nếu có thể thì phân chia làm 2 nửa để 2 tay cùng xách cho cân
Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, không cuối gò lưng, không nghiêng vẹo. Chương III: Tuần Hoàn
Máu từ phổi về tim có màu đỏ tươi vì mang nhiều khí oxi, máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm
Gồm 55% là huyết tương và 45% là các tế bào máu:
Huyết tương gồm: 90% là nước, 10% là các chất dinh dưỡng, chất cần thiết khác, chất thải của tế bào, muối khoáng
Các tế bào máu gồm:
+ Hồng Cầu: màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân
+ Bạch cầu: có 5 loại: ưa kiềm, ưa axit, trung tính, limpho và môno: Trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân
+ Tiểu cầu: chỉ là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu.
Khi cơ thể bị mất nước nhiều, máu có thể lưu thông trong mạch dễ dàng không? Vì sao?
Máu sẽ khó khăn lưu thông trong mạch vì khi đó, máu sẽ đặc lại. Nêu chức năng của hồng cầu và huyết tương.
– Huyết tương: duy trì máu ở trạng thái lỏng để dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.
Môi trường trong của cơ thể gồm có những thành phần nào? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào?
Môi trường trong gồm những thành phần: máu, nước mô, bạch huyết.
Quan hệ của chúng:
+ Một số thành phần của máu thảm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô
+ Nước mô thảm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết
+ Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.
Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể?
Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Môi trường trong luôn lưu chuyển và bao quanh mọi tế bào Các tế bào cơ, não……của cơ thể người có thể trực tiếp trao đổi các chất với môi trường ngoài được không?
– Các tế bào cơ, não……do nằm ở các phần sâu trong cơ thể người, không được liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài nên không thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài.
Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào?
thông qua môi trường trong của cơ thể.
– Môi trường trong thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiếp.
Kháng nguyên là gì? Kháng thể là gì?
Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả nangf8 kích thích cơ thể tiết ra kháng thể. Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virus, hay trong các nọc độc của ong, rắn…..
Kháng thể là những phân tử protein do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên
Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách tiết ra các kháng thể, rồi các kháng thể sẽ gây kết dính các kháng nguyên Tế bào T đã phá hủy các tế bào cơ thể nhiễm vi khuẩn, virus bằng cách nào?
miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc1 bệnh truyền nhiễm nào đó.
Có 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo:
Miễn dịch tự nhiên có được 1 cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra ( bẩm sinh) sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.
Bám vào vết rách và bám vào nhanh để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách
Trong huyết tương có 1 loại protein hòa tan gọi là chất sinh tơ máu. Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông còn có nhiều yếu tố khác, trong đó có ion canxi (Ca2+ ) Nguyên tắc truyền máu:
Vòng tuần hoàn nhỏ: bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi, rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái.
tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch
Phân hệ lớn: bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể ( nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn, rồi tập trung đổ vào ống bạch huyết và cuối cùng tập trung vào tĩnh mạch máu ( tĩnh mạch dưới đòn)
gồm tim và hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
Vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2.
Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết, tạo thành các ngăn tim ( tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái) và các van tim ( van nhĩ-thất, van động mạch)
Tim nằm gọn giữa 2 lá phổi trong lồng ngực, hơi dịch ra phía trước gần xương ức và lệch sang trái
Bao ngoài tim còn có 1 màng bọc bên ngoài, gọi là màng ngoài tim; lót trong các ngăn tim còn có màng trong tim
Tim nặng khoảng 300 g,
Mỗi ngăn tim chứa khoảng 60ml máu
Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất. Tâm nhĩ phải có thành cơ tim mỏng nhất
Giữa các ngăn tim và giữa tim đi ra các động mạch ( động mạch chủ và động mạch phổi) đều có van bảo đảm cho máu chỉ vận chuyển theo 1 chiều nhất định Cấu tạo của mạch máu: các loại mạch máu Sự khác biệt về cấu tạo Giải thích Động mạch
Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch; lòng mạch hẹp hơn tĩnh mạch
thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn
Tĩnh mạch
Thành có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch
Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ
Lòng rộng hơn của động mạch
Có van 1 chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực
Mao mạch
Nhỏ và phân nhiều nhánh
Thích hợp với chức năng tỏa rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với các tế bào
Thành mỏng, chỉ gồm 1 lớp biểu bì
Trong mỗi chu kì:
Tâm nhĩ làm việc 0.1s, nghỉ 0.7s
Tâm thất làm việc 0.3s, nghỉ 0.5s
Tim nghỉ ngơi toàn bộ là 0.4s
Tim co dãn theo chu kì.
Mỗi chu kì gồm 3 pha: pha nhĩ co, pha thất co, pha dãn chung
Sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo tim qua 3 pha làm cho máu được bơm theo 1 chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch. Hoạt động của các van trong sự vận chuyển máu: Sự vận chuyển máu qua mạch: Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ:
– sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim ( các ngăn tim và các van) và hệ mạch
Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu nào?
sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch
sức hút của lồng ngực khi ta hít vào thở ra
sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra
Cơ thể có 1 khuyết tật
Cơ thể bị 1 cú sốc: sốt cao, mất máu, mất nước
kết quả nhất thời của sự luyện tập TDTT, cơn sốt, sự tức giận
Một số vi khuẩn, virus có hại cho tim
Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn:
+ Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, heroin, rượu, doping…..
+ Khi bị shock hoặc stress cần điểu chỉnh cơ thể kịp thời theo lời khuyên của bác sĩ
Đề Kiểm Tra 1 Tiết Môn Sinh Học Lớp 11
Trang PAGE 3/ NUMPAGES 3 – Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:………………………………………………………… Lớp: …
KIỂM TRA 45′ Môn: sinhh 11
Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề thi 132
Câu 1: Ở thực vật con đường phân giải kị khí gồm mấy giai đoạn?
A. 1. B. 4. C. 2 D. 3.
Câu 2: Khi nói về quá trình trao đổi khoáng của cây xanh , phát biểu nào sau đây đúng:
A. Rễ cây hút khoáng theo phương thức chủ động hoặc theo phương thức thụ động.
B. Nếu nồng độ Mg trong đất thấp hơn trong rễ thì rễ cây sẽ hút Mgtheo phương thức thụ động.
C. Nếu nồng độ Ca trong đất cao hơn trong rễ thì rễ cây sẽ hút Catheo phương thức chủ động.
D. Quá trình hút khoáng thụ động luôn cần tiêu tốn năng lượng.
Câu 3: Biện pháp bảo quản nông sản nào sau đây không phù hợp:
A. Bảo quản khô. B. Bảo quản lạnh.
C. Bảo quản trong môi trường với nồng độ CO2 cao. D. Ức chế hô hấp của nông sản về không.
Câu 4: Trong đất ,quá trình chuyển nitơ dạng NO thành Nlà do vi khuẩn nào sau đây?
A. Vi khuẩn cố định nitơ B. Vi khuẩn phản nitrat
C. Vi khuẩn nitrat hóa D. Vi khuẩn amôn hóa
Câu 5: Khi có ánh sáng cây xanh thực hiện quá trình gì?
A. Quang hợp. B. Lên men
C. Hô hấp. D. Quang hợp và hô hấp.
A. Thực vật C3 có điểm bù CO2 thấp hơn thực vật C4.
B. Trong giai đoạn cố định CO2 của chu trình Canvin, RiDP được chuyển hóa thành APG.
C. Trong chuỗi vận chuyển điện tử quang hợp, nước là chất cho electron và O2 là chất nhận e cuối cùng.
D. Sản phẩm của pha sáng là ATP, NADPH, O2, các phân tử này đều tham gia vào chuỗi các phản ứng tối trong chất nền lục lạp.
Câu 7: nồng độ Catrong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Cabằng cách:
A. Khuếch tán. B. Thẩm thấu. C. Hấp thụ chủ động. D. hấp thụ bị động.
Câu 8: Pha sáng của quang hợp sẽ cung cấp cho chu trình Canvin
A. Năng lượng ánh sáng. B. HO. C. CO D. ATP và NADPH.
Câu 9: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào:
A. Hoạt động trao đổi chất B. Chênh lệch nồng độ ion.
C. Cung cấp năng lượng. D. Hoạt động thẩm thấu.
Câu 10: Quá trình thoát hơi nước ở tán lá giúp:
A. Tạo lực hút nước và điều hòa nhiệt độ cho cây lúc trời nắng gắt.
B. Tạo áp suất rễ
C. Điều hòa nhiệt cho cây lúc trời nắng dịu.
D. Giải phóng lượng nước dư thừa trong cây.
Câu 11: Thực vật chịu hạn mất một lượng nước tối thiểu vì:
A. Vòng đai Caspari phát triển giữa lá và cành.
B. Sử dụng con đường quang hợp CAM.
C. Giảm độ dày của lớp cutin ở lá.
D. Sử dụng con đường quang hợp C3
Câu 12: Nơi nước và chất khoáng phải đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là
A. Tế bào lông hút B. Tế bào biểu bì. C. Tế bào nội bì. D. tế bào nhu mô vỏ.
Câu 13: Nguyên nhân nào làm cho khí khổng mở ra?
A. Trời nắng gắt. B. Tế bào khí khổng trương nước.
C. Lượng hơi nuớc thoát ra giảm D. Đất khô hạn.
Câu 14: Khi nói về hấp thụ nước và khoáng ở rễ cây trên cạn ,phát biểu nào sau đây sai:
A. Hấp thụ khoáng không tiêu tốn năng lượng.
B. Nước được hấp thụ vào tế bào lông hút nhờ cơ chế thẩm thấu.
C. Cây hấp thụ khoáng ở dạng ion.
D. Hấp thụ nước luôn đi kèm hấp thụ khoáng.
Câu 15: Nguyên tố nào sau đây là thành phần của diệp lục, nếu thiếu nó lá sẽ có màu vàng?
A. Kali. B. sắt. C. magie. D. clo.
Câu 16: Khi nói về pha sáng trong quang hợp ở thực vật , có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1.Pha sáng là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong ATP và NADPH.
2. Pha sáng diễn ra trong chất nền (strôma) của lục lạp.
3. Pha sáng sử dụng nước làm nguyên liệu.
4.Pha sáng phụ thuộc cường độ ánh sáng và thành phần quang phổ của ánh sáng.
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 17: Những nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. B,Ca,C. B. C,H,Fe. C. Mn,Cl,Zn. D. K,Zn, S.
Câu 18: Ôxi được giải phóng trong quang hợp có nguồn gốc từ:
A. Sự cố định CO. B. Các chất hữu cơ trong lá.
C. Quá trình tổng hợp Glucozơ. D. Sự phân giải HO.
Câu 19: Khi nhiệt độ cao và lượng ôxi hòa tan cao hơn lượng COtrong lục lạp sự tăng trưởng ko giảm ở cây:
A. Dưa hấu B. Lúa mì C. Hướng dương. D. Mía.
Câu 20: Vi khuẩn cố định nitơ có khả năng chuyển Nthành nitơ dạng NH ngay trong điều kiện bình thường là nhờ nhóm vi khuẩn này có enzim :
A. nitrogennaza B. xenluloza C. amilaza D. glucôza
Câu 21: Trong hô hấp hiếu khí ở thực vật ,oxi phân tử(O) tham gia vào quá trình hô hấp ở giai đoạn:
A. Đường phân. B. Chu trình crep.
C. Đường phân và chu trình crep. D. Chuỗi truyền electron.
Câu 22: Câu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình hô hấp:
A. Có một giai đoạn xảy ra trong ti thể của tế bào.
B. chuyển quang năng thành hóa năng trong phân tử đường.
C. có sự tham gia của nhiều loại enzim hô hấp.
D. Cần nguyên liệu là glucôzơ và ôxi.
Câu 23: Thực vật trên cạn chủ yếu hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây?
A. Rễ. B. Lá. C. Thân. D. Hoa.
Câu 24: Sự thoát nước thành giọt ở mép lá xảy ra trong điều kiện:
A. Trời nắng gắt B. Đất và không khí ẩm.
C. Không khí chứa nhiều khí CO2 D. Trời tắt nắng về đêm.
Câu 25: Pha tối của quang hợp diễn ra quá trình :
A. Phân hủy Lipit. B. Tạo glucozơ C. Lên men đường. D. Phân hủy nước.
Câu 26: Vì sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3?
A. Vì nhu cầu nước thấp. B. Vì tận dụng được nồng độ CO.
C. Vì không có hô hấp sáng. D. Vì tận dụng được ánh sáng cao.
Câu 27: Chỉ tính riêng ở giai đoạn chuỗi truyền electron của hô hấp hiếu khí, số lượng ATP được giải phóng là:
A. 34. B. 36. C. 38. D. 30.
Câu 28: Khi so sánh về quá trình quang hợp ở thực vât C3,C4 và CAM phát biểu nào sau đây sai?
A. Thực vật C3, C4 có quá trình quang phân li nước còn thực vật CAM thì không
B. Quá trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở hai loại tế bào còn Thực vật C3 và thực vật CAM diễn ra ở một loại tế bào.
C. Quá trình cố định CO2 ở thực vật C3, C4 diễn ra vào ban ngày còn thực vật CAM diễn ra cả ban ngày và ban đêm.
D. Cả thực vật C3,C4 và CAM đều có chu trình Canvin.
Câu 29: Dạng nitơ mà cây có thể hấp thụ được gồm:
A. Nvà NH B. NO và NO C. NH và NO D. NO và N.
Câu 30: Khi bón phân quá liều lượng, cây sẽ bị héo và có thể chết do:
A. Tế bào lông hút của rễ ưu trương so với dịch đất.
B. Nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, cây không hút được nước.
C. Phân bón không hòa tan được nên cây không hấp thụ khoáng.
D. Thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lý hóa của keo đất.
Đề Kiểm Tra Môn Sinh Học Lớp 11
1. Hô hấp ánh sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan:
a/ Lục lạp, lozôxôm, ty thể.
b/ Lục lạp Perôxixôm, ty thể.
c/ Lục lạp, bộ máy gôn gi, ty thể.
d/ Lục lạp, Ribôxôm, ty thể.
2. Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?
a/ Răng cửa giữ và giật cỏ.
b/ Răng nanh nghiền nát cỏ.
c/ Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.
d/ Răng nanh giữ và giật cỏ.
3. Ở động vật chưa có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
a/ Tiêu hóa ngoại bào.
b/ Tiêu hoá nội bào.
c/ Tiêu hóa ngoại bào và tiêu hoá nội bào.
d/ Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
a/ Trong ống tiêu hoá của người có ruột non.
b/ Trong ống tiêu hoá của người có thực quản.
c/ Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày.
d/ Trong ống tiêu hoá của người có diều.
5. Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thịt như thế nào?
a/ Tiêu hoá hoá.
b/ Chỉ tiêu hoá cơ học.
c/ Chỉ tiêu hoá và cơ học.
d/ Tiêu hoá hoá học và nhờ vi sinh vật cộng sinh.
a/ Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn.
b/ Ruột dài.
c/ Manh tràng phát triển.
d/ Ruột ngắn.
7. Quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?
a/ Các enzim từ ribôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong
thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
b/ Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong
thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
c/ Các enzim từ perôxixôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong
thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
d/ Các enzim từ bộ máy gôn gi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có
trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
8. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
a/ Tiêu hoá nội bào
b/ Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
c/ Tiêu hóa ngoại bào. .
d/ Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào.
9. Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào?
a/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được
hấp thụ vào máu.
b/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản
và được hấp thụ vào máu.
c/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được
hấp thụ vào máu.
d/ Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp
thụ vào mọi tế bào.
1.0: Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?
a/ Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.
b/ Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.
c/ Ngựa, thỏ, chuột.
d/ Trâu, bò, cừu, dê.
a/ Có sự lưu thông khí tạo ra sự cân bằng về nồng độ khí O 2và CO 2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
b/ Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O 2và CO 2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
c/ Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O 2và CO 2 dễ dàng khuếch tán qua.
d/ Bề mặt trao đổi khí rộng và có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
1.2: Hô hấp ngoài là:
a/ Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí
chỉ ở mang.
b/ Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở
bề mặt toàn cơ thể.
c/ Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí
chỉ ở phổi.
d/ Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí
của các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang…
khí?
a/ Tỷ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.
b/ Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.
c/ Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
d/ Tỷ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v)khá lớn.
1.4: Vì sao ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều?
a/ Vì quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn.
b/ Vì cửa miệng thềm miệng và nắp mang hoạt động nhịp nhàng.
c/ Vì nắp mang chỉ mở một chiều.
d/ Vì cá bơi ngược dòng nước.
1.5: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?
a/ Phổi của bò sát.
b/ Phổi của chim.
c/ Phổi và da của ếch nhái.
d/ Da của giun đất.
Ôn Tập Học Kì 1 Môn Ngữ Văn Lớp 8: Chuyên Đề Biện Pháp Tu Từ Và Câu
Kiến thức cơ bản về biện pháp tu từ học kỳ 1
Trong chương trình Ngữ văn lớp 8 học kì 1, học sinh học hai biện pháp tu từ là nói giảm nói tránh và nói quá. Nói giảm nói tránh là biện pháp biểu đạt một cách tế nhị, nhẹ nhàng giảm đi cảm giác ghê sợ, đau buồn, thiếu văn hóa đối với người đọc, người nghe. Còn nói quá là biện pháp tu từ nhằm phóng đại, khoa trương sự việc. Điều này giúp tạo ra sự nổi bật, ấn tượng của vấn đề với người đọc, người nghe.
Dạng 1: Tìm các thành ngữ dùng phép nói quá, đồng thời đặt câu với các thành ngữ đó
Một số thành ngữ dùng phép nói quá: Ngủ say như chết, ăn như rồng cuốn, lòng đau như cắt, gan vàng dạ đá, chân cứng đá mềm…Để đặt câu đúng với các thành ngữ đó, học sinh cần phải hiểu được nội dung, ý nghĩa của nó và đưa vào ngữ cảnh nhất định.
Dạng 2: Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ
Ví dụ 3: Bác Dương thôi đã thôi rồi/ Nước mây ngan ngát ngậm ngùi lòng ta (Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến). Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh “thôi” nghĩa là đã chết, để giảm đi cảm giác mất mát đau thương khi người bạn thân của mình đã qua đời.
Kiến thức cơ bản về câu
Ở phần này, học sinh cần nắm được các nội dung về câu ghép và dấu câu.
Câu ghép có thể hiểu là câu do nhiều vế câu ghép lại. Mỗi vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (câu có đầy đủ một cụm chủ – vị), đồng thời thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các câu khác. Có 2 cách để nối các vế của câu ghép là dùng từ nối hoặc dấu câu.
Về dấu câu, để làm tốt dạng bài này, học sinh cần nhớ tác dụng của từng dấu câu (dấu phẩy, dấu ngoặc đơn và ngoặc kép) và các lỗi về dấu câu như thừa, thiếu dấu câu, đặt dấu câu khi câu chưa kết thúc.
4 dạng bài tập về câu
Dạng 1: Xác định và phân tích thành phần của các câu ghép
Câu 2: Thuở ấy có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người trồng hai cây phong trên đồi này? Đây là câu ghép có 2 vế được nối với nhau bởi dấu hai chấm. Quan hệ giữa hai vế là quan hệ giải thích.
Câu 3: Người vô danh ấy có đã ước mơ gì, đã nói những gì khi vùi hai gốc cây xuống đất, người ấy đã ấp ủ những niềm hi vọng gì khi vun xới chúng nơi đây, trên đỉnh đồi cao này? Đây là câu ghép với 2 vế câu và được phân cách với nhau bởi dấu phẩy.
Dạng 2: Đặt câu ghép theo yêu cầu
Yêu cầu 1: Các vế câu câu được nối với nhau bằng dấu phẩy.
Trời mưa, đường lầy lội.
Yêu cầu 2: Các vế câu câu được nối với nhau bằng quan hệ từ chỉ mối quan hệ nhân – quả (vì, nên, tại, do…)
Yêu cầu 3: Các vế câu câu được nối với nhau bằng quan hệ từ biểu thị quan hệ đồng thời.
Yêu cầu 4: Các vế câu có quan hệ bổ sung
Yêu cầu 5: Các vế câu câu được nối với nhau bằng quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến.
Tuy Hải phải đi bộ đến trường nhưng cậu ấy chưa bao giờ đi học muộn.
Yêu cầu 6: Các vế câu câu được nối với nhau bằng quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả.
Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng tôi sẽ ra công viên đá bóng.
Yêu cầu 7: Các vế câu câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng
Dạng 3: Điền dấu câu cho câu văn, đoạn văn đã bị lược bỏ hết dấu câu.
Đoạn văn có thể nằm trong hoặc ngoài sách giáo khoa nên học sinh cần khái quát được tác dụng cơ bản của từng dấu câu để điền sao cho hợp lý.
Dạng 4: Chữa các lỗi về dấu câu
Ví dụ 1: Cơ quan an ninh đang điều tra xem trước giải phóng ông làm gì? Ở đâu?
Đây là câu trần thuật nên không dùng dấu chấm hỏi. Câu sửa lại thành: Cơ quan an ninh đang điều tra xem trước giải phóng ông làm gì, ở đâu.
Ví dụ 2: Bây giờ tôi hiểu tại sao lão không bán mảnh vườn ấy? Mặc dù lão rất cần tiền!
Đây là câu trần thuật nên không dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than. Ta dùng dấu chấm đơn thuần. Câu sửa lại thành: Bây giờ tôi hiểu tại sao lão không bán mảnh vườn ấy. Mặc dù lão rất cần tiền.
Ngoài ra, để chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kì sắp tới, quý phụ huynh và học sinh có thể tham khảo CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT 2019 – 2020 của HOCMAI. Các khóa học bao gồm đầy đủ các môn: Ngữ văn, Toán, Hóa học, Sinh học…và khái quát toàn bộ nội dung sách giáo khoa cùng trọng tâm kiến thức cần nhớ trong chương trình bên cạnh hệ thống bài tập tự luyện, bài kiểm tra định kỳ.
Bạn đang xem bài viết Ôn Tập Kiểm Tra 1 Tiết Sinh Học Lớp 8 trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!