Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Tích Đặc Điểm Cấu Tạo Của Hệ Hô Hấp Phù Hợp Với Chức Năng Của Chúng? mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
* Các cơ quan trong hệ hô hấp và chức năng của chúng : Hệ hô hấp gồm :
* Đường dẫn khí : gồm các bộ phận : mũi, họng, thanh quản, khí quản và phế quản
– Mũi : Có xoang rộng được phủ lớp niêm mạc có nhiều lông và tuyến tiết nhày. Dưới lớp niêm mạc có mạng mao mạch dày đặc. Lông và chất nhày có tác dụng giữ bụi của không khí khi qua xoang mũi; mạng mao mạch có tác dụng sưởi ấm không khí trước khi đi vào phổi.
– Họng : Là nơi thông giữa đường hô hấp và đường tiêu hóa. Ở họng có 6 tuyến amidan và 1 tuyến V. A chứa nhiều tế bào limpho, góp phần diệt vi khuẩn trong không khí qua họng.
– Thanh quản, khí quản và phế quản :
+ Thanh quản : Vừa là cơ quan hô hấp, vừa có vai trò phát âm tạo tiếng nói, được cấu tạo bằng sụn và các dây chằng.
+ Khí quản : Được cấu tạo bởi 15 đến 20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau. Mặt trong khí quản có lớp niêm mạc chứa tuyến tiết nhày với nhiều lông rung động liên tục.
+ Phế quản : Được cấu tạo bởi các vòng sụn; ở phế quản, tận nơi cuối cùng của phế quản tiếp xúc với phế nang thì được cấu tạo bằng các thớ cơ.
Thanh quản, khí quản, phế quản đều có chức năng chung là dẫn khí ra vào phổi. Các lông khí quản rung động có khả năng cản các vật lạ nhỏ rơi vào. Sụn thanh thiệt của thanh quản có tác dụng như một nắp đậy, ngăn thức ăn vào thanh quản khi cơ thể nuốt thức ăn.
* Hai lá phổi :
– Cấu tạo :
Người có 2 lá phổi nằm trong khoang ngực. Phổi phải có 3 thuỳ, phổi trái có 2 thuỳ.
Phổi được bao bọc bên ngoài là hai lớp màng mỏng; lớp màng ngoài dính sát vào lồng ngực; giữa hai lớp màng có chất dịch nhờn có tác dụng làm giảm lực ma sát của phổi vào lồng ngực lúc phổi căng lên khi hít vào.
Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bọc bởi mạng mao mạch dày đặc. Số lượng phế nang của phổi người rất lớn, khoảng 700 triệu đến 800 triệu phế nang.
– Chức năng : Phổi thực hiện chức năng trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường. Nhờ hoạt động trao đổi này, khí oxi được đưa vào máu để cung cấp cho các tế bào và khí thải CO2 từ tế bào theo máu đến phổi thải ra môi trường.
Chuyên Đề Phân Tích Cấu Tạo Phù Hợp Với Chức Năng Của Tim Và Hệ Mạch Ở Người
CHUYÊN ĐỀ: PHÂN TÍCH CẤU TẠO PHÙ HỢP VỚI CHỨC NĂNG CỦA TIM VÀ HỆ MẠCH Ở NGƯỜI Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định I. PHẦN MỞ ĐẦU Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở từng đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể, tế bào là mặt bản chất của sự sống và được thể hiện thông qua trao đổi chất thường xuyên với môi trường ngoài nhờ sự tham gia của các hệ cơ quan trong cơ thể. Trong đó, hệ tuần hoàn đống vai trò rất quan trọng, nó cho phép dòng máu phân phối oxigen và các chất dinh dưỡng, đồng thời loại bỏ các chất thải trên khắp cơ thể. Một hệ tuần hoàn gồm ba thành phần cơ bản là dịch tuần hoàn, hệ thống các mạch máu được ví như những “ống nối” và một bơm cơ là quả tim. Tim tạo sự tuần hoàn nhờ sử dụng năng lượng chuyển hóa để làm tăng áp suất thủy tĩnh của dịch tuần hoàn, dịch này sau đó chảy qua một vòng các mạch máu và trở về tim. Tim và hệ thống mạch máu có cấu tạo hoàn toàn phù hợp để thực hiện được chức năng đó. Trong quá trình giảng dạy chương chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, việc phân tích chỉ rõ cấu tạo phù hợp với chức năng là một trong những mục tiêu kiến thức và kĩ năng quan trọng mà học sinh giỏi cần đạt được. Các tài liệu về sinh lí động vật đều có đề cập đến vấn đề này nhưng chỉ dừng lại ở việc trình bày cấu tạo và chức năng của tim, hệ mạch chứ chưa phân tích một cách đầy đủ, hệ thống sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của chúng. Bên cạnh đó trong các đề thi học sinh giỏi đều rất chú trọng đến vấn đề này Do đó chúng tôi lựa chọn viết chuyên đề “phân tích cấu tạo phù hợp với chức năng của tim và hệ mạch ở người”. Rất mong nhận được sự góp ý tận tình của các bạn đồng nghiệp để chuyên đề hoàn thiện hơn II. NỘI DUNG A/ Cấu tạo phù hợp với chức năng của tim 1/ Chức năng của tim: Tim có chức năng như một cái bơm hút và đẩy máu chảy trong hệ tuần hoàn. Tim là động lực chính vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn 2/ Cấu tạo phù hợp với chức năng của tim a/ Cấu tạo tim * Tim là một túi cơ rỗng có vách ngăn chia thành hai nửa riêng biệt là nửa phải và nửa trái. Mỗi nửa tim có hai ngăn: một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới. Thành tim gồm ba lớp. Ngoài cùng là màng liên kết, ở giữa là lớp cơ dày, trong cùng là lớp nội mô gồm các tế bào dẹt. + Thành tâm nhĩ mỏng hơn nhiều so với thành tâm thất, vì nhiệm vụ chủ yếu của nó là thu nhận máu và co bóp để đẩy máu xuống tâm thất. Còn tâm thất có nhiệm vụ tống máu vào phổi đi nuôi cơ thể.
+ Thành của hai tâm thất cũng không hoàn toàn giống nhau. Thành tâm thất trái dày hơn thành của tâm thất phải vì áp lực cần thiết để tống máu chảy trong vòng tuần hoàn nhỏ (khoảng 30 mmHg) nhỏ hơn rất nhiều so với áp lực tống máu vào vòng tuần hoàn lớn (khoảng 12 mmHg) Hệ thống van tim cấu tạo cũng rất phù hợp với chức năng tạo áp lực cho dòng máu và giúp máu di chuyển một chiều + Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất đảm bảo cho máu chỉ chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải là van ba lá. Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái là van hai lá. Van hai lá chắc chắn hơn van ba lá, phù hợp với lực co bóp mạnh của tâm thất trái. + Ngoài ra, giữa các tâm thất và động mạch chủ, động mạch phổi còn có van thất động (van bán nguyệt hoặc van tổ chim). + Chất bao ngoài van tim có bản chất là mucoprotein. + Van tim có cấu tạo bởi mô liên kết, không có mạch máu, một đầu gắn cố định vào mấu lồi cơ ở thành trong của tâm thất bằng các dây chằng, một đầu gắn với bờ ngăn tâm nhĩ với tâm thất của tim * Tim được bao bọc bởi màng tim ( màng bao tim). Trong màng có một ít dịch giúp giảm ma sát khi tim co bóp * Tim có hệ thống các mạch máu cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào cơ tim b/ Cấu tạo của tế bào cơ tim Mô cơ tim được biệt hóa một cách rất đặc biệt để phù hợp với chức năng co bóp của tim và chiếm gần 50% khối lượng của tim. + Cơ tim vừa có tính chất của cơ vân, vừa có tính chất của cơ trơn. Các sợi cơ tim cũng có những vân ngang như sợi cơ vân, ngoài ra nhân không nằm ở gần màng mà nằm ở giữa sợi cơ. + Sợi cơ tim ngắn (dài 50-100μm, đường kính 10-20μm) phân nhánh, dày để chịu được áp lực cao khi bơm máu. + Ngoài ra trong sợi cơ tim có rất nhiều ti thể để cung cấp đủ năng lượng cho sợi cơ khi hoạt động. Đặc biệt trong sợi cơ tim có Mioglobin để dự trữ oxi. + Mạng cơ tương kém phát triển so với cơ xương. Các ống ngang T lớn hơn ở cơ xương và lấy ion Canxi bổ sung ở ngoại bào khi bị kích thích. Các sợi cơ tim được nối với nhau bởi các đĩa nối cách nhau chỉ khoảng 2 nm tạo thành một khối hợp bào. + Tại đây điện trở của màng rất thấp nên hưng phấn có thể truyền qua dễ dàng từ sợi cơ này sang sợi cơ khác. Vì vậy khi một tế bào cơ tim hưng phấn thì sóng hưng phấn nhanh chóng truyền đến toàn bộ các sợi cơ của tim.
+ Ở giữa là lớp cơ trơn có cơ vòng ở ngoài, cơ dọc ở trong và các sợi đàn hồi. Số lượng sợi đàn hồi ở các động mạch lớn nhiều hơn các tiểu động mạch, do đó các động mạch lớn ở gần tim có tính đàn hồi cao hơn so với các động mạch ở xa tim + Trong cùng là lớp nội mô gồm các tế bào dẹt gắn trên màng liên kết mỏng làm cho lòng động mạch trơn, nhẵn giúp giảm ma sát với dòng máu đồng thời có tác dụng làm cho tiểu cầu không thể bám vào thành mạch tránh gây ra đông máu – Động mạch lớn có tính đàn hồi cao hơn động mạch nhỏ do có nhiều sợi đàn hồi, ít sợi cơ trơn. Điều này làm cho máu chảy liên tục trong hệ mạch – Động mạch nhỏ có tính co thắt cao hơn động mạch lớn do có ít sợi đàn hồi, nhiều sợi cơ trơn. Diều này giúp cho động mạch nhỏ có khả năng điều hòa lượng máu đến mao mạch – Lòng động mạch thường nhỏ hơn lòng các tĩnh mạch tương đương do đó tốc độ máu chảy trong động mạch nhanh hơn b/ Cấu tạo phù hợp với chức năng của tĩnh mạch – Lòng tĩnh mạch bao giờ cũng rộng hơn lòng của động mạch tương đương nên tốc độ dòng máu trong tĩnh mạch chậm hơn trong động mạch và lượng máu chứa trong hệ thống tĩnh mạch nhiều hơn lượng máu chứa trong hệ thống động mạch, chiếm khoảng 70-85% tổng số máu của cơ thể – Thành tĩnh mạch cũng có cấu tạo tương tự như thành động mạch nhưng mỏng hơn. Điểm khác nhau cơ bản giữa tĩnh mạch và động mạch là lớp giữa của động mạch rất dày còn lớp giữa của tĩnh mạch có cấu tạo rất đơn sơ, mỏng mảnh nên hấu như không có khả năng co bóp và khả năng đàn hồi cũng rất kém. Với cấu tạo lòng mạch rộng và thành mạch mỏng giúp tĩnh mạch thu hồi máu dễ dàng – Trong lòng các tĩnh mạch lớn mà máu chảy ngược chiều trọng lực có các van tổ chim bám vào thành tĩnh mạch. Các van này ngăn cản không cho máu chảy ngược trở lại, đảm bảo cho máu chảy một chiều từ tĩnh mạch về tim c/ Cấu tạo phù hợp với chức năng của mao mạch – Đây là những mạch máu nhỏ nhất, dài khoảng 0,3 mm và lòng của chúng hẹp đến mức chỉ vừa đủ để cho một hồng cầu đi qua nên mắt thường không nhìn thấy được. Đường kính trung bình khoảng 8 μm. – Thành mỏng (chỉ dày 0,2 μm) chỉ được cấu tạo bởi một lớp tế bào biểu bì dẹt xếp không khít nhau. Trên thành mao mạch có nhiều lỗ nhỏ và các túi ẩm bào nên quá trình trao đổi chất có thể diễn ra rất dễ dàng. Thành mao mạch như một màng thấm chọn lọc các chất. – Do có tổng tiết diện lớn nhất nên tốc độ máu chảy qua mao mạch là chậm nhất (0,5 mm/giây) thuận lợi cho trao đổi chất ở mao mạch diễn ra được hiệu quả.Tùy mức độ trao đổi chất của từng cơ quan mà số lượng, hình dáng, kích thước mao mạch có sự khác nhau. Ví dụ số mao mạch trên 1mm2 trong cơ tim nhiều hơn trong cơ vân 2 lần
Dạng câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Tăng áp lực trong tâm thất của tim ở động vật có vú dẫn đến việc: A. đóng tất cả các van tim
B. đóng các van bán nguyệt
C. mở van hai là và ba lá
D. mở các van bán nguyệt
Câu 2:Sau khi luyện tập thể dục thể thao mọt cách tích cực, huyết tương của máu chảy trong loại mạch nào sau đây sẽ chứa nhiều ion bicacbonat nhất? A. Tĩnh mạch phổi
B. Tĩnh mạch chủ
C. Động mạch cửa gan
D. Động mạch thận
Câu 3: Từ tâm nhĩ phải sang tâm thát phải của tim, máu phải đi qua A. van động mạch phổi
B. van 3 lá
C. van 2 lá
D. van động mạch chủ
Câu 4: Sợi đàn hồi trong thành động mạch chủ có tác dụng: A. điều hòa dung lượng máu chảy trong mạch B. làm cho dòng máu chảy liên tục C. làm cho máu chảy mạnh và nhanh hơn D. làm tăng huyết áp khi tim bơm máu vào động mạch Câu 5: Cơ tim không co cứng vì nó có: A. hệ dẫn truyền tự động
B. thời gian trơ tuyệt đối dài
C. xi náp điện
D. hô hấp hiếu khí
Câu 6: Thành của mạch máu nào chỉ có một lớp tế bào? A. Động mạch lớn
B. Động mạch nhỏ
C. Tĩnh mạch
D. Mao mạch
Câu 7: Trong các câu sau, câu nào sai Bình thường trong cơ thể, máu chảy theo chiều: A. từ tĩnh mạch về tâm nhĩ
B. từ tâm nhĩ xuống tâm thất
C. từ tâm thất vào động mạch
D. từ động mạch về tâm nhĩ
Câu 8: Máu chảy trong động mạch nhờ yếu tố nào? A. Sức đẩy của tim
B. Tác dụng của trọng lực
C. Sức hút của lồng ngực
D. Tác dụng của các van tổ chim
Câu 9: Cơ tim có đặc điểm nào? A. Nguyên sinh chất có vân ngang
B. Nhân nằm giữa sợi cơ
C. Giữa các sợi cơ có cầu nối
D. Cả ba đặc điểm trên
Câu 10: Các số đo sau đây thu được từ một bệnh nhân nam: Nhịp tim = 70 lần/phút Tĩnh mạch phổi chứa 0,24 ml O2/ml Động mạch phổi chứa 0,16 ml O2/ml Lượng oxi tiêu thụ bởi toàn cơ thể = 500 ml/phút Lưu lượng máu do tim bệnh nhân đó tạo ra là bao nhiêu? A. 1,65 lít/phút
B. 4,55 lít/phút
C. 5,0 lít/phút
D. 6,25 lít/phút
Dạng câu hỏi tự luận
Câu 1. Nêu định nghĩa và nguyên nhân của mạch đập? Đáp án: Định nghĩa và nguyên nhân của mạch đập: + Mạch đập : áp lực của máu tác động không đều lên thành động mạch + Nguyên nhân: Do hoạt động bơm máu của tim và sự đàn hồi của thành động mạch (tim co mạch dãn, tim dãn mạch co lại….) Quá trình co dãn của thành mạch tạo thành làn sóng qua các phần mạch khác nhau. Câu 2. Trình bày cấu tạo của cơ tim phù hợp với chức năng ? Đáp án a. Cơ tim có cấu tạo giống cơ vân nên co bóp khoẻ đẩy máu vào động mạch. – Mô cơ tim là mô được biệt hoá, bao gồm các tế bào cơ tim phân nhánh và nối với nhau bởi các đĩa nối tạo nên 1 mạng lưới liên kết với nhau dày đặc xung thần kinh truyền qua tế bào nhanh, làm cho tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”. – Các tế bào cơ tim có giai đoạn trơ tuyệt đối dài đảm bảo cho các tế bào cơ tim có 1 giai đoạn nghỉ nhất định để hồi sức co cho nhịp co tiếp theo làm cho tim hoạt động suốt đời.
– Trong tế bào cơ tim có sắc tố miôglôbin có khả năng dự trữ O 2 cung cấp cho hoạt động của tim khi lượng O2 do máu cung cấp bị thiếu. Câu 3: Sóng mạch là gì ? Vì sao sóng mạch chỉ có ở động mạch mà không có ở tĩnh mạch? Đáp án: – Sóng mạch: nhờ thành động mạch có tính đàn hồi và sự co dãn của gốc chủ động mạch (mỗi khi tâm thất co tống máu vào) sẽ được truyền đi dưới dạng sóng gọi là sóng mạch. – Sóng mạch còn gọi là mạch đập, phản ánh đúng hoạt động của tim. Sóng mạch chỉ có ở động mạch mà không có ở tĩnh mạch vì động mạch có nhiều sợi đàn hồi còn tĩnh mạch thì ít sợi đàn hồi hơn Câu 4: Giải thích tại sao huyết áp ở mao mạch phổi rất thấp (khoảng 10mmHg) nhỏ hơn huyết áp ở mao mạch các mô khác Đáp án: – Do cấu tạo thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải – Lượng máu bơm ra từ 2 tâm thất là như nhau – Thành động mạch chủ dày hơn thành động mach phổi – Áp lực cần thiết giữ cho máu chảy trong vòng tuần hoàn phổi khoảng 30 mmHg trong khi đó trong vòng tuần hoàn lớn khoảng 120 mmHg Câu 5: Người bị hẹp van nhĩ thất (van nhĩ thất mở không hết cỡ) hoặc hở van nhĩ thất (van nhĩ thất đóng không kín) thì thể tích tâm thu và nhịp tim có thay đổi không? Giải thích? Đáp án: Người bị hẹp van nhĩ thất (van nhĩ thất mở không hết cỡ) hoặc hở van nhĩ thất (van nhĩ thất đóng không kín) thì thể tích tâm thu và nhịp tim thay đổi, cụ thể: – Hẹp van nhĩ thất làm cho lượng máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất ít đi, kết quả làm cho máu bơm lên động mạch mỗi lần giảm. Hở van nhĩ thất làm cho lượng máu từ tâm thất bơm lên động mạch ít đi làm thể tích tâm thu giảm vì khi tim co một phần máu từ tâm thất qua van nhĩ thất trở lại tâm nhĩ. – Thể tích tâm thu giảm nên nhịp tim sẽ tăng lên đảm bảo đưa đủ máu đến các cơ quan, duy trì hoạt động của cơ thể Câu 6: a. Ở người khi van nhĩ thất hở ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tuần hoàn. b. Đặc điểm của thành và lòng tĩnh mạch, ý nghĩa của đặc điểm đó. Đáp án: a. Van nhĩ thất là van giữa tâm nhĩ và tâm thất . nếu van bị hở khi tim co bóp van này sẽ đóng không chặt một lượng máu nhỏ trở lên tâm nhĩ. Áp lực tim yếu làm áp lực máu lên động mạch yếu, lưu lượng ít huyết áp giảm, vận tốc máu chậm
b. Thành tĩnh mạch mỏng, hẹp, lòng rộng Giúp máu dồn từ các cơ quan về đủ thời gian và dễ dàng hơn Câu 7: a. So với người bình thường, khi nghỉ ngơi vận động viên thể thao có nhịp tim và lưu lượng tim như thế nào? Tại sao? b. Động mạch của người không có van nhưng tĩnh mạch lại có van, giải thích tại sao? Đáp án a. Nhịp tim giảm, lưu lượng tim vẫn như bình thường Giải thích: Cơ tim của vận động viên khỏe hơn nên thể tích tâm thu tăng. Nhờ thể tích tâm thu tăng nên nhịp tim giảm đi vẫn đảm bảo được lưu lượng tim, đảm bảo lượng máu cung cấp cho các cơ quan b. Tĩnh mạch phần dưới cơ thể có van:do huyết áp trong tĩnh mạch thâp, máu có xu hướng rơi xuống phía dưới. Van tĩnh mạch ngăn không cho máu xuống phía dưới, chỉ cho máu đi theo một chiều về phía tim. Huyết áp trong động mạch cao làm cho máu chảy trong mạch nên không cần van Câu 8: a. Nêu đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng? Giải thích tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu chảy qua? b. Tại sao nút nhĩ – thất làm chậm sự truyền đạt xung điện từ nút xoang nhĩ tới các tâm thất lại là vấn đề quan trọng Đáp án: a. Đặc điểm: + Mao mạch có đường kính rất nhỏ đủ chỉ để cho các tế bào hồng cầu di chuyển theo một hang nhằm tối đa hóa việc trao đổi các chất với dịch mô. + Mao mạch chỉ được cấu tạo tử 1 lớp tế bào không xếp sít nhau nhằm giúp cho 1 số chất cần thiết và bạch cầu có thể dễ ra vào mao mạch nhằm thực hiện chức năng vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể. Giải thích: Số lượng mao mạch trong các cơ quan là rất lớn nhưng chỉ cần khoảng 5% số mao mạch có máu lưu thông là đủ, số còn lại có tác dụng điều tiết lượng máu đến các cơ quan khác nhau theo các nhu cầu sinh lý của cơ thể nhờ cơ vòng ở đầu các động mạch máu nhỏ trước khi tới mao mạch b. Xung chậm khoảng 0,1 giây trước khi lan tỏa tiếp tới thành tâm thất. Sự chậm lại này cho phép tâm nhĩ tống hết máu hoàn toàn trước khi tâm thất co Câu 9: Hãy giải thích tại sao hai nửa quả tim của người có cấu tạo không giống nhau ở các buồng tim làm mất sự đối xứng ?
Đáp án Cấu tạo của hai nửa quả tim không đối xứng do: + Vòng tuần hoàn nhỏ xuất phát từ tâm thất phải đến hai lá phổi rồi trở về tâm nhĩ trái của tim. + Đoạn đường này tương đối ngắn nên áp lực đẩy máu của tâm thất phải không cao chỉ khoảng 30mmHg, do đó thành tâm thất phải tương đối mỏng. + Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ tâm thất trái đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. + Đoạn đường này dài, cần 1 áp lực đẩy máu rất cao của tâm thất trái (khoảng 120mmHg), do đó thành tâm thất rất dày + Do cấu tạo không cân xứng giữa hai nửa quả tim, nhất là giữa hai tâm thất nên khi tâm thất phải co làm cho tim vặn sang bên trái, hiện tượng này làm mất sự cân xứng giữa hai nửa tim. Câu 10: Động mạch có những đặc tính sinh lý giúp nó thực hiện tốt nhiêm vụ của mình ? Đáp án – Tính đàn hồi: Động mạch đàn hồi, dãn rộng ra khi tim co đẩy máu vào động mạch. Động mạch co lại khi tim dãn + Khi tim co đẩy máu vào động mạch, tạo cho động mạch 1 thế năng. Khi tim dãn, nhờ tính đàn hồi động mạch co lại, thế năng của động mạch chuyển thành động năng đẩy máu chảy tiếp + Nhờ tính đàn hồi của động mạch mà máu chảy trong mạch thành dòng liên tục mặc dù tim chỉ bơm máu vào động mạch thành từng đợt + Động mạch lớn có tính đàn hồi cao hơn động mạch nhỏ do thành mạch có nhiều sợi đàn hồi hơn -Tính co thắt: Là khả năng co lại của mạch máu + Khi động mạch co thắt, lòng mạch hẹp lại làm giảm lượng máu đi qua. Nhờ đặc tính này mà mạch máu có thể thay đổi tiết diện, điều hòa được lượng máu đến các cơ quan + Động mạch nhỏ có nhiều sợi cơ trơn ở thành mạch nên có tính co thắt cao Câu 11: a.Cấu tạo của tim ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng máu đi nuôi cơ thể? b.Ở người, tim của một thai nhi có một lỗ giữa tâm thất trái và tâm thất phải. Trong một số trường hợp lỗ này không khép kín hoàn toàn trước khi sinh. Nếu lỗ này đã không được phẫu thuật sửa lại thì nó ảnh hưởng tới nồng độ O2 máu đi vào tuần hoàn hệ thống của tim như thế nào? c. Nhân dân ta thường nói : ” Khớp đớp tim”. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của câu nói trên. Đáp án a.. Cấu tạo của tim ảnh hưởng đến chất lượng máu: tim 3 ngăn ở lưỡng cư máu pha nhiều, tim 3 ngăn một vách hụt ở bò sát máu pha ít, tim 4 ngăn ở chim và thú máu không pha.
Cấu Tạo Và Chức Năng Của Hệ Hô Hấp
Hệ hô hấp là một hệ cơ quan có chức năng trao đổi không khí diễn ra trên toàn bộ các bộ phận của cơ thể. Vậy nên bất kỳ một cơ quan nào có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hô hấp, cũng như sức khỏe của mỗi người.
Việc hiểu về chức năng và cấu tạo của hệ hô hấp sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về đặc điểm của từng bộ phận, cùng cách nhận biết các bệnh thường gặp thuộc đường hô hấp. Từ đó có cách phòng, chữa bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cho chính chúng ta.
Cấu tạo của hệ hô hấp
Hệ hô hấp trên được chia thành 2 phần lấy lắp thanh quản làm ranh giới bao gồm:
Hô hấp trên ( trên nắp Thanh quản ) gồm: Mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản. Nhiệm vụ: Lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. (Theo Wikipedia)
Hô hấp dưới (dưới nắp Thanh quản) gồm: Khí quản, cây phế quản, phế nang, màng phổi, phổi,…Nhiệm vụ Thực hiện lọc không khí và trao đổi khí.
Hình ảnh: Giải phẫu hệ hô hấp.
Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong hệ hô hấp
1. Mũi
Là phần đầu của hệ hô hấp. Về giải phẫu mũi gồm có 3 phần: mũi ngoài, mũi trong hay ổ mũi, các xoang cạnh mũi. Chức năng: Chủ yếu là dẫn khí, làm sạch và sưởi ấm không khí trước khi vào phổi, đồng thời là cơ quan khứu giác.
➢ Những bệnh thường gặp: Viêm xoang , viêm mũi dị ứng, ngạt mũi, lệch vách ngăn mũi,…
2. Hầu – họng
Là nơi giao nhau giữa đường ăn và đường thở chính vì vậy nơi này rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh, họng chứa vòm họng và vòng bạch huyết các amidan…
Chức năng: Là cửa ngõ quan trọng bảo vệ các tác nhân từ bên ngoài vào cơ thể, khi các bộ phận này bị viêm sẽ lây lan xuống thanh quản, phế quản…
Các bệnh thường gặp: Họng là bộ phận nhạy cảm nhất, nơi tiếp xúc nhiều nhất với các tác nhân gây bệnh, bảo vệ họng sẽ tránh được các bệnh về đường hô hấp.
➢ Viêm họng hiện có nhiều dạng khác nhau, nguyên nhân, triệu chứng bệnh cũng khác nhau. Thông thường bệnh viêm họng sẽ được chia thành 2 dạng là viêm họng cấp và mãn tính.
Trong đó, viêm họng cấp còn được chia làm viêm họng đỏ, viêm họng trắng và viêm họng loét. Còn với viêm họng mãn thì bao gồm viêm họng thể teo, viêm họng quá phát và viêm họng hạt.
3. Thanh quản
Được cấu tạo bởi tổ chức sụn và sợi cơ ngoài ra có hệ thống mạch máu và thần kinh.
➢ Chức năng: Thanh quản có tác dụng chính là phát âm, lời nói phát ra do luồng không khí thở ra tác động lên các khối nếp thanh quản, sự căng và vị trí của các nếp thanh âm có ảnh hưởng đến tần số âm thanh.
Nguyên nhân của ho và nấc: Ho là phản xạ hô hấp trong đó dây thanh môn đóng bất thì lình, mở ra dẫn tới sự bật tung không khí bị dồn qua miệng và mũi.
Nấc là phản xạ hít vào trong đó 1 lượng gắn âm kiểu hít vào được phát sinh do sự co thắt đột ngột của cơ hoành thanh môn bị khép lại 1 phần hay toàn bộ.
➢ Những bệnh thường gặp: Viêm thanh quản, sơ dây thanh, bệnh dị tật, câm bẩm sinh,…
4. Khí quản
Là một ống dẫn khí hình lăng trụ nối tiếp từ dưới thanh quản ngang mức đốt sống cổ 6 với hệ phế quản của phổi. Ở đoạn cuối nó phân chia làm 2 đoạn nối với 2 phế quản chính khí quản phải và trái. Ở ngang mức đốt sống ngực 4 hoặc 5 nó thuộc hệ hô hấp dưới.
➢ Chức năng của khi quản: Dẫn không khí vào ra, điều hòa lượng không khí đi vào phổi, làm tăng khả năng trao đổi khí ở phổi.
➢ Những bệnh thường gặp ở khí quản: bao gồm Chít hẹp khí quản, chèn ép khí quản do khối u khí quản,…
Hình ảnh: Giải phẫu khí quản.
5. Phế quản
Được chia làm 2 bên:
➢ Phế quản chính phải gồm: 10 phế quản phân thùy, chia ba nhánh lớn là phế quản thùy trên, phế quản thùy giữa và phế quản thùy dưới. Tương ứng với phổi phải có 3 thùy là: thùy trên, thùy giữa, thùy dưới.
➢ Phế quản chính trái cũng gồm: 10 phế quản phân thùy, chia hai nhánh lớn là phế quản thùy trên và phế quản thùy dưới, ứng với phổi trái có 2 thùy: thùy trên và thùy dưới.
➢ Chức năng của phế quản: Phế quản nằm trong đường ống dẫn khí có nhiệm vụ đưa không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại. Phế quản có hình như cành cây, có chi nhánh đến các thuỳ phổi.
➢ Những bệnh thường gặp: viêm phế quản, giãn phế quản, hen phế quản u phế quản,…
6. Phổi
Phổi của người bao gồm có 2 lá phổi, được cấu tạo bởi các thùy. Thông thường, phổi trái thường nhỏ hơn phổi phải. Theo nghiên cứu khoa học và kiểm chứng thực tế, mỗi lá phổi có dung tích khoảng 5000 ml khi hít vào gắng sức. Phổi có hình thể gồm mặt ngoài, mặt trong và màng phổi.
Hình ảnh giải phẫu phổi. 1. Khí quản 2. Phế quản chính 3. Đáy phổi 4. Khe chếch 5. Khe ngang đáy phổi.
➢ Chức năng của phổi: Trao đổi khí oxy và CO2. Quá trình trao đổi khí này diễn ra trên toàn bộ mặt trong các phế quản và phế nang có niêm mạc bao phủ với lớp nhung mao rất mịn luôn rung chuyển để đưa các vật lạ ra ngoài.
Song song với đó tế bào phổi còn có chức năng giúp cơ thể duy trì cuộc sống tế bào biểu mô và tế bào nuôi mô. Chúng tạo nên một hàng rào ngăn nước và các phân tử protein đi quá nhiều vào mô kẽ ( tổ chức liên kết giữa màng phế nang và mao quản ). Tham gia vào quá trình chuyển hóa và tổng hợp nhiều chất quan trọng.
➢ Những bệnh thường gặp ở phổi: Viêm phổi. u phổi, lao phổi,…
Cấu Tạo Của Hệ Hô Hấp
1. Đối với nhóm động vật ở nước
Động vật sống ở nước hô hấp chủ yếu bằng mang. Mang là những màng mỏng có nhiều mao mạch phân bố đến và đính vào cung mang bằng sụn hay xương, thường nằm ở vùng phía trước ống tiêu hoá. Mang có bề mặt rộng và khoảng cách rất ngắn nên O 2 và CO 2 có thể khuếch tán giữa nước và máu. O 2 khuếch tán từ nước vào biểu bì mang, rồi qua thành mao mạch vào máu. CO2 (thường vận chuyển dưới dạng HCO 3–, bicarbonat) khuếch tán theo hướng ngược lại.
Mang cá có hình răng lược, có khe hở để nước chảy qua và có nắp đậy kín. Mang cá có đặc điểm là nước và dòng máu chảy theo các hướng ngược nhau. Nhờ vậy mà máu có thể thu nhận O 2 tới 80% O 2 hoà tan trong nước.
Cá thở bằng mang theo cách há miệng đồng thời mở nắp mang để hút nước (nhờ cử động bơm của hàm và nắp mang), sau đó cá ngậm miệng và khép mang lại từ từ để thu hẹp khoảng trống làm tăng áp lực của dòng nước, nước trào qua khe nắp mang ra ngoài. Chính khi nước được ép qua các lá mang, quá trình trao đổi khí được thực hiện (hình 4.1).
Ở động vật có bề mặt da mỏng, sống ở môi trường ẩm ướt, như giun đất, hoặc ở bọn lưỡng cư (ếch nhái), O2 khuếch tán qua da rồi vào trong các mao mạch máu nằm ngay dưới bề mặt da và CO2 theo hướng ngược lại.
2. Đối với nhóm động vật trên cạn và người
Động vật trên cạn (cả trên không) và người cơ quan hô hấp là khí quản và phổi.
* Ở côn trùng, hệ thống trao đổi khí là hệ khí quản. Khí quản phân nhánh rất nhỏ đến từng tế bào để cung cấp O2 và lấy CO2, mà không cần có máu làm trung gian, nhờ thế mà các mô của cơ thể trao đổi khí trực tiếp với môi trường bên ngoài.
* Từ bò sát đến người sự trao đổi khí xảy ra qua bề mặt hô hấp của phổi. Bộ máy hô hấp gồm đường dẫn khí và phổi. Đường dẫn khí gồm: khoang mũi, thanh quản, phế quản và tận cùng của đường hô hấp là phế nang.
Ở động vật có xương sống và người cơ quan hô hấp hình thành từ ống tiêu hoá sơ cấp. Chổ tiếp giáp giữa đường tiêu hoá và đường hô hấp ở đoạn hầu thành ngã tư, nên nhiều khi gây tai biến (thức ăn đi nhầm đường vào khí quản, gây sặc; giun từ thực quản đột nhập vào phổi gây ho ra máu).
Trong bào thai cơ quan hô hấp xuất hiện từ tuần thứ 4 và hình thành ở tháng thứ 6.
Khoang mũi gồm hai lỗ mũi trước thông với bên ngoài, hai lỗ mũi sau phía trong thông với nhau và thông với hầu ở phía dưới, đồng thời thông với hai tai giữa bởi hai vòi Eustache. Khoang mũi được tách ra từ khoang miệng, phía trên khoang mũi có nhiều tế bào thụ cảm khứu giác làm chức năng khứu giác. Khoang phía dưới còn gọi là khoang hô hấp, có nhiều tế bào tiết dịch nhầy, sâu vào phía trong dịch nhầy loảng hơn để làm ẩm không khí. Trên màng nhầy vùng phía sau có các lông rung (lông thịt), hướng từ trong ra ngoài, khi có chất bẩn, bụi… vào sẽ được chất nhầy quyện lại để tống ra ngoài nhờ vận động phản xạ của lông rung. Dưới màng nhầy là mạng mạch máu dày có chức năng sưởi ấm không khí.
Trong khoang mũi còn có ba đôi sụn xoăn chia khoang mũi ra ba ngách: ngách thông trên, ngách thông giữa và ngách thông dưới, các ngách này thông với xoang trán, xoang hàm trên và xoang sàng, xoang bướm. Cấu tạo này càng làm rộng thêm cho xoang hô hấp và còn có tác dụng như cơ quan cộng hưởng khi phát âm.
Thanh quản là một phần của cơ quan hô hấp có chức năng phát âm. Cấu trúc này có thể nhìn thấy ở bên ngoài như là “quả táo Ađam”.Thanh quản cấu tạo bởi các sụn như sụn giáp, sụn nhẫn, sụn phễu, sụn thanh thiệt. Sụn thanh thiết hoạt động như cái van, đóng lại khi nuốt không cho thức ăn vào khí quản. Niêm mạc lót mặt trong thanh quản có nhiều tuyến chùm tiết nhầy. Trên lớp tế bào thượng bì cũng có các lông thịt rung để đẩy vật lạ ra khỏi đường hô hấp. Trong lòng thanh quản có khe thanh môn và dây thanh âm, dây thanh âm cấu tạo gồm hai bó mô liên kết. Khi phát âm, không khí đi ra làm rung dây thanh âm. Mức độ căng của dây làm tần số rung của dây thay đổi tạo thành âm cao hay âm thấp. Dây càng căng âm càng cao. Tần số rung của dây thanh âm còn được điều khiển bởi hệ cơ trong thanh quản. Ở người các âm thanh được tạo ở thanh quản kết hợp với mũi, miệng, hầu và các xoang tạo thành một hệ cộng hưởng phức tạp, dưới sự điều khiển của hệ thần kinh chúng đã tạo ra tiếng nói, ở nam các dây thanh âm rộng và dày hơn nữ, do đó âm thanh phát ra trầm hơn. Khi phát âm còn có sự tham gia của cử động má, môi, lưỡi.
Khí quản là một ống gồm 16 – 20 vòng sụn hình chữ C, dài khoảng 10 cm. Ở thú và người đó là những vòng sụn hở ở phía sau nơi tiếp giáp với thực quản, tạo điều kiện cho sự nuốt của thực quản và làm cho khí quản cực kỳ đàn hồi, có thể phồng lên xẹp xuống theo hoạt động của phổi. Hơn nữa vì hai đầu các sụn khí quản không liền nhau nên đường kính của khí quản tăng lên khi ho, giúp cho khí quản có thể dễ dàng tống các vật cản ra ngoài. Thành trong của khí quản cũng có nhiều màng nhầy và lông thịt rung.
Ngang tầm đốt sống ngực IV và V khí quản được chia đôi thành hai phế quản trái và phải. Đến rốn phổi phế quản phải chia thành ba nhánh đi về ba thuỳ, còn phế quản trái chia thành hai nhánh đi vào hai thuỳ. Vì tim nằm lệch về phía trái nên lá phổi trái nhỏ hơn lá phổi phải (khoảng 10/11). Các phế quản chia nhỏ dần để đi vào từng phế nang, mỗi lần phân chia ống phế quản nhỏ dần và thành phế quản cũng mỏng dần cho đến khi chỉ là lớp cơ không có sụn bao quanh, đường kính dưới 1mm. Đó là các phế quản nhỏ, chúng lại tiếp tục phân chia và cuối cùng kết thúc ở phế nang. Các phế nang sắp xếp thành từng chùm trông giống như chùm nho và được cung cấp rất nhiều mao mạch. Mỗi phế nang có đường kính chỉ 100 – 300μm nhưng hai lá phổi có tới hơn 700 triệu phế nang nên tạo ra một diện tích bề mặt khoảng 140m2. Ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí qua một lớp màng kép mỏng (một màng là của phế nang, một màng là của mao mạch). Đường kính mao mạch ở đây chỉ có 5μm, nên hồng cầu đi qua đây rất chậm, càng tạo điều kiện cho việc trao đổi khí.
Phổi gồm hai lá, là tập hợp của phế nang và phế quản. Phổi khi sờ vào thì khá chắc nhưng thực tế lại rất đàn hồi. Nó có thể nở ra rất nhiều khi không khí tràn vào. Mỗi lá phổi được bọc kín bởi màng phổi, đó là màng gồm hai lớp. Lớp phủ sát trên bề mặt phổi gọi là lá tạng, còn lớp lót mặt trong của thành ngực gọi là lá thành, giữa hai lá có chứa dịch làm trơn giảm ma sát khi hai màng trượt lên nhau trong cử động hô hấp.
Bạn đang xem bài viết Phân Tích Đặc Điểm Cấu Tạo Của Hệ Hô Hấp Phù Hợp Với Chức Năng Của Chúng? trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!