Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Tích Phép Tu Từ mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
[Văn 6] phân tích phép tu từ
xác định, phân tích ngắn gọn giá trị của phép tu từ trong đoạn thơ sau: a) Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống dòng sông lấp lánh b) Một bếp lửa trờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp ưu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
Chú ý cách đặt tiêu đề [Môn+lớp] Tiêu đề. Ps: Đã sửa!
Quê hương! ôi tiếng gọi nghe sao mà tha thiết, quê hương ! nơi chôn nhau căt rốn của ta. Quê hương ! nỗi niềm day dứt nhớ thương của anh lính ra trận, quê hương ! tiếng gọi thôi thúc của những người con xa sứ lâu ngày. Quê hương ! nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ. Dòng sông, bến nước, con đò giường như đã gắn liền với nhịp thở sáng tác của những nhà thơ. Trong bài thơ “Nhớ con sông quê hương ” của nhà thơ Tế Hanh ta bắt gặp hình ảnh ;
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là buổi trưa hè
Tỏa bóng mát xuống dòng sông xanh thẳm.
Với cái nhìn tinh tế, với tấm lòng yêu quê đến tha thiết và băng hình ảnh nhân hóa liên tưởng, tác giả đã vẽ nên một bức tranh con sông quê thật thơ mộng găn bó gần gũi với bao lớp người đã được sinh ra và lớn lên dưới lũy tre xanh, với cây đa, bến nươc, sân đình.
Con sông quê ! Con sông quê ! người bạn thân thiết gần gũi của tôi. Khi tôi sinh ra và lớn lên sông quê tôi đã cố tự bao giờ.Có lẽ với tính tình hiền hòa và dịu dàng như một người thiếu nữ, nhịp nhàng trôi theo cùng năm tháng thời gian, cho nên nó mới có tên gọi là dòng sông Chảy.
Suốt bốn mùa xuân, hạ, thu,đoong,dòng sông quê tôi giống như một nàng tiên áo xanhdÞu hiền,chăm chỉ tưới mát cho những cánh đồng lúa ngô khoai tốt tươi màu mỡ doc hai bên bờ sông. Nhất là vào những buổi hoàng hôn, khi tưng đàn cò trắng chấp chới bay dọc bờ sông tim nơi nghỉ ngơi sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi,dưới ánh nắng lấp lóa của buổi chiều tà, khuôn mặt dòng sông sáng lên như mỉm cười với vạn vật, rồi mới chịu để cho màn đêm từ từ buông xuống. Trong đêm khuya tĩnh mịch sông mơ màng lắng nghe những âm thanh đều đều của tiếng cuốc kêu gọi bạn, thỉnh thoảng lại rội lên tiếng hoc vang vọng của người thuyền chài khua mái chèo thả lưới trên sông. Để rồi chợt bừng tỉnh với âm thanh náo động của những người đi chợ đang chờ chuyến đò ngang sang bờ bên kia lúc bình minh.Lại một ngày mới bắt đầu với những hoạt động huyên náo của bọn trẻ chăn trâu dọc hai triền đ, tiếng gõ leng keng của người dân chài đánh cá và âm thanh ầm ì của những chiếc thuyền chở cát đang xuôi dòng .Tất cả những hình ảnh và hoạt động đó góp phần làm cho dòng sông quê tôi thật thơ mộng và thanh bình cùng với kí ức thời gian.
Cũng đã có những lúc dòng sông quê phải chịu biết bao đau thương tủi cực, nó đã cùng với những xóm chài nhỏ bé của tôi trải qua những năm tháng chiến tranh tàn khốc. Dòng sông quê là một nhân chứng lịch sử chứng minh cho những buỏi tiễn đưa cánh trai làng quê tôi lên đường đánh trận,để rồi cứ mỗi buổi chiều tà lại nao nao cảm giác buồn cùng với những bà mẹ ngóng tin con nơi chiến trường đến mỏi mòn đôi mắt.Nhất là khi làng tôi bị những trận bom tàn khốc của giặc Mĩ ném xuống, cả dòng sông như nhuộm đỏ một màu chứng kiến cái chết đau thương của những người dân lành vô tội. Có những lúc nó phải vắt đến kiệt sức mình để chăm sóc cho những cánh đồng lúa ngô khoai đang bị hạn hán hoành hành trong năm tháng chiến tranh, để góp phần giải phóng quê hương.
Giờ đây khi đất nước thanh bình, dòng sông quê tôi như được hồi sinh , và với khuôn mặt trong veo như khuôn mặt của người thiếu nữ nó vẫn lại tiếp tục cái công việc ngàn đời của một dòng sông, công việc lặng thầm nhưng hối hả “Chảy đi sông ơi” !
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ ” Bếp lưả” được ông sáng tác năm 1963 lúc 19 tuổi và đang đi du học ở Liên Xô. Bài thơ đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu với bà, với gia đình, quê hương, đất nước. Tình cảm và những kỉ niệm về bà được khơi gợi từ hình ảnh bếp lửa. Ở nơi đất khách quê người, bắt gặp hình ảnh bếp lửa, tác giả chợt nhớ về người bà: ” Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.” Hình ảnh “chờn vờn” gợi lên những mảnh kí ức hiện về trong tác giả một cách chập chờn như khói bếp. Bếp lửa được thắp lên, nó hắt ánh sáng lên mọi vật và toả sáng tâm hồn đứa cháu thơ ngây. Bếp lửa được thắp lên đó cũng là bếp lửa của cuộc đời bà đã trải qua ” biết mấy nắng mưa”. Từ đó, hình ảnh người bà hiện lên. Dù đã cách xa nữa vòng trái đất nhưng dường như Bằng Việt vẫn cảm nhận được sự vỗ về, yêu thương, chăm chút từ đôi tay kiên nhẫn và khéo léo của bà. Trong cái khoảnh khắc ấy, trong lòng nhà thơ lại trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Tình cảm bà cháu thiêng liêng ấy cứ như một dòng sông với con thuyền nhỏ chở đầy ắp những kỉ niệm mà suốt cuộc đời này chắc người cháu không bao giờ quên được vàcung chính t? đó, sức ấm và ánh sáng của tình bà cháu cũng như của bếp lửa lan toả toàn bài thơ.
Phân Tích Tác Dụng Của Phép Tu Từ Trong Khổ Đầu Bài Mùa Xuân Nho Nhỏ
Phân tích khổ đầu chủa bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:
Mùa xuân là hoa nở trên nhành mai Mùa xuân là chim hót trên cành cây Mùa xuân là ánh mắt em nhìn ai Thoáng trên mắt môi bao nụ cười…
Mùa xuân, đó có thế gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nói đến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:
Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi! Con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời…
Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cánh đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cánh hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có “hồn” khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành “tím biếc”. Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ…
Bức tranh thiên nhiên kia nãy giờ đang tĩnh lặng như chất chứa suy tư, chợt sinh động và “sống” hẳn lên vì một nét đâm ngang của cánh chim chiền chiện:
Ơi! Con chim chiền chiên Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng!
Bức tranh ấy giờ đây chợt đẹp hẳn lên và cũng độc đáo hơn vì có sự pha trộn giữa hai sắc màu: hài hoa (xanh, tím) và lung linh rực rỡ (long lanh). Câu thơ giờ cũng mang một nét gì đó lạ lùng chừng như là vô lí; con chim chiền chiện mà lại hót đến vang cả trời! Thực ra, khoảng trời ấy chính là khoảng không gian của riêng tác giả, trong tim tác giả, vì vậy mà chỉ có một mình tác giả mới cảm nhận được và nghe thấy được mà thôi. Tâm hồn nhà thơ nhỏ bé trước đất trời, chính vì vậy mà tất cả mọi cảnh của tâm hồn ấy cũng trở nên nhỏ xinh và dễ thương đến lạ: con chim nhỏ của mùa xuân nhỏ trong một khoảng không gian nhỏ. Nhưng chính cái “nhỏ” ấy đã phần nào tạo nên được nét độc đáo riêng trong thế đối lập của câu thơ. Tâm hồn ấy, trái tim ấy tuy nhỏ nhưng chỉ chính nó mới cảm nhận được hết mùa xuân của đất trời và vũ trụ thiên nhiên… Và giờ đây tiếng chim lại vang lên, tiếng chim quen thuộc của đồng quê dân dã:
Ồ!tiếng hát vui say Con chim chiền chiện Trên đồng lúa chiêm Xuân chao mình bay liệng… (Tố Hữu)
Say mê với tiếng chim, trước mắt nhà thơ dường như xuất hiện những giọt long lanh đang nhẹ nhàng rơi xuống: “Từng giọt long lanh rơi, Tôi đưa tay tôi hứng!”.
“Từng giọt long lanh”… giọt gì? Giọt nắng, giọt sương, giọt hạnh phúc, hay là giọt xuân đang êm đềm rơi xuống từ cánh chim chiền chiện nhỏ đang tung mình bay lượn để ban phát mùa xuân đến cho mọi người? Nhưng chính xác hơn nhất có lẽ là giọt tiếng chim, giọt tiếng chim mà chỉ có một mình tác giả cảm nhận được, và “trông thấy” được! Nhìn được những vật mà mắt thường không thấy có lẽ do Thanh Hải đang nhìn bằng con mắt của một nhà thơ. Tiếng chim thì nghe, nhưng ở đây tác giả lại nhìn. Hiện tượng chuyến đổi cảm giác này lẽ ra chỉ có được ở những người say. Câu thơ đang vô lí giờ lại bỗng nhiên hợp lí. Quả thật Thanh Hải đang say, ông say trước khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân thật xinh tươi, đẹp đẽ, say vì nàng chúa xuân quá diễm lễ, yêu kiều. Và từ đó trân trọng, thật nhẹ nhàng, tác giả đã đưa tay ra hứng để đón lấy những điều may mắn, cái tốt đẹp và cái “lộc” của mùa xuân đã ban tặng cho tâm hồn của mỗi con người, và đặc biệt là cho tác giả.
Càng đọc thơ Thanh Hải, ta càng thêm cảm thấy thú vị và say sưa. Nhất là sau khi đọc “Mùa xuân nho nhỏ”, ta như thấy được cả men rượu của mùa xuân đang lan tỏa vào đất trời, hòa vào trong lòng mùa xuân và trong lòng người đọc. Đây quả thật đúng là mùa một “mùa xuân nho nhỏ” mà Thanh Hải đã dâng tặng cho đời. Nếu chúng ta biết rằng Thanh Hải viết bài thơ này khi ông đang nằm trên giường bệnh, ông viết không phải vào dịp xuân… và chỉ ít tháng thôi ông đã ra đi mãi mãi… dù sao, bông hoa tím biếc chung với đời, dòng sông xanh biếc của hi vọng, của niềm tin với đời vẫn là hình ảnh nhỏ nhẹ nói với ta bao điều…
Hướng Dẫn Thực Hành Các Phép Tu Từ: Phép Điệp Và Phép Đối
I- LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP NGỮ
1.Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi.
(1) Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc em thay.
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?
Bây giờ em đã có chồng,
Như chim vào lồng như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
(2) – Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng:
-Có công mài sắt cố ngày nên kim.
-Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo.
a. – Ở ngữ liệu (1), hình ảnh nụ tầm xuân đã được lặp lại nguyên vẹn trong câu thơ thứ ba. Đây là một ý đồ nghệ thuật khá rõ ràng của tác giả dân gian. Nó nhất quyết không thể thay thế bằng cụm từ hoa tầm xuân hoặc hoa cây này được, bởi chính nhờ sự lặp lại của cụm từ nụ tầm xuân, câu này mới gợi được sự liên tưởng đồng nhất giữa hình ảnh nụ tầm xuân và người con gái. Nếu được thay thế bằng những cụm từ trên, câu thơ này sẽ không còn chút ý nghĩa nghệ thuật nào. Hơn thế, cũng nhờ biện pháp điệp ngữ mà câu 2 và câu 3 mới có được một nhịp điệu hài hoà thuần nhất và ít nhiều câu thơ đã có thêm tính nhạc.
-Cũng ở ngữ liệu (1), sự lặp lại trong các câu:
Bây giờ em đã cố chồng,
Như chim vào lồng, như cá mắc câu.
Cá mắc câu biết đâu mà gỡ,
Chim vào lồng biết thuở nào rà.
Chính là nhằm mục đích nhấn mạnh, khắc sâu cái tình thế khó khăn của cô gái. Nếu thiếu đi sự so sánh này thì chắc chắn cái tình thế “đã có chồng” của cô gái chưa thể được hình dung một cách rõ ràng và sinh động được. Hình thức lặp ở trong hai câu thơ này cũng chính là cách lặp trong cụm từ nụ tầm xuân ở câu trên (đều là lối điệp vòng tròn).
b. Các câu tục ngữ ở ngữ liệu (2), tuy cũng có những từ ngữ, hoặc những kiểu cấu trúc câu lặp lại nhau nhưng việc lặp từ ở đây không phải là phép điệp tu từ. Sự lặp lại ở đây chỉ có tác dụng diễn đạt cho rõ ý mà thôi.
c. Định nghĩa về phép điệp
Phép điệp là biện pháp tu từ được xây dựng bằng cách lặp lại một hoặc một số yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng.
2.a. Tìm ba ví dụ có điệp từ, điệp câu nhưng không có giá trị tu từ.
Loại điệp từ không có màu sắc tu từ có thể thấy xuất hiện rất phổ biến ở các bài văn. Nó chỉ có tác dụng nhằm diễn đạt cho rõ ý.
Ví dụ:
-Và cả những cây rừng, những cây rừng cũng tới, rừng Mai Châu, rừng đảo Cát Bà, ông lão nào đã quảy về đây những cây kim giao – mà tiếng đồn ngày xưa vua chúa cầm đũa chỉ cầm đũa bằng gỗ quý này.
(Ngữ văn 10, tập hai, tr.64)
-Cái đẹp của xứ Nghệ không phải ở nơi cánh đồng phì nhiêu… cái đẹp của Nghệ – Tĩnh là ở nơi núi non hùng vĩ,…
(Ngữ văn 10, tập hai, tr.54)
-Nhưng để chống được tham nhũng, trước hết phải hiểu tham nhũng là gì đã!
(Báo Văn nghệ)
b. Một số ví dụ về phép điệp trong các tác phẩm văn chương đã học.
-Đến như văn thơ, thì lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không thể đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được.
(Tựa “Trích diễm thi tập”)
-Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bây thân!
(Truyện Kiều)
-Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chần g thăm thẳm đường lên bằng trời.
(Chinh phụ ngâm)
c. Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.
Gợi ý: Với yêu cầu của bài tập này, khi thực hiện cần chú ý phân biệt phép điệp có màu sắc tu từ (có tính gợi hình và gợicảm) với cách viết trùng lặp để làm rõ ý, hoặc phải viết đầy đủ các thành phần cho đúng ngữ pháp, hoặc do vô tình mà lặp lại không cần thiết.
II- LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI
1.Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi (tr.125, SGK).
(1) – Chim có tổ, người có tông.
-Đói cho sạch, rách cho thơm.
-Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững.
(2) Tiên học lễ: diệt trò tham những,
Hậu học văn: trừ thói cửa quyền :
(Câu đối, báo Giáo dục và Thời đại, số Xuân 2000)
(3) Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tốc tuyết nhường màu da.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
(4) Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt,
Trót đem thân thế hẹn tang bồng.
(Nguyễn Công Trứ)
a. Ở ngữ liệu (1) và (2), cách sắp xếp các từ ngữ đều có điểm đặc biệt đó là sự phân chia thành hai vế rất đều đặn và có sự đối ứng nhau rất chỉnh. Sự phân chia thành hai vế câu vừa cân đối và lại vừa có sự gắn kết với nhau đó là nhờ vào phép đối. Vị trí của các danh từ {chìm, người; tổ, tông các tính từ (đói, rách, sạch, thơm,…), các động từ (có, diệt, trừ,…) đều nằm ở thế đối ứng với nhau hoặc về thanh, hoặc về từ loại, hoặc về ý nghĩa,… khiến cho các câu văn hài hoà, cân đối với nhau.
b.Ở trong ngữ liệu (3), các câu 2 và 4 đều có tồn tại phép đối. Phương thức đối trong các câu này là đối từ loại (khuôn trăng / nét ngài, đầy đặn / nở nang,…). Trong khi đó, ở ngữ liệu (4), phép đối được xây dựng theo kiểu đối ý và đối thanh.
c.Một số ví dụ về phép đối:
-Trong Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo)
+ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
+ Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc Thái thường để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm.
-Trong Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi:
+Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
+ Dối trời lừa dân, đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán, trải hai mươi năm.
-Trong Truyện Kiểu:
+ Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
-Trong một số bài thơ Đường luật:
+ Lao xao chợ cá làng ngư phủ,
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.
(Nguyễn Trãi, Cảnh ngày hè)
+ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn)
+ Cổ kim hận Sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư.
(Nguyễn Du, Độc “Tiểu Thanh kí”)
d.Định nghĩa về phép đối
Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hoà trong diễn đạt để hướng đến làm nổi bật một nội dung ý nghĩa nào đó.
2.Phân tích các ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi (tr.126, SGK).
-Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
-Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
a. Các ngữ liệu nêu trên đều là tục ngữ và đều có sử dụng phép đối. Có thể nói trong tục ngữ, việc vận dụng phép đối để diễn đạt ý là khá phổ biến. Bởi ưu thế của phép đối trong tục ngữ ngoài việc tạo ra sự hài hoà, cân đối, nó còn giúp cho việc diễn đạt ý được khái quát và cô đọng. Đồng thời, nó cũng giúp cho người nghe, người đọc dễ nhớ và dễ thuộc. Các từ trong mỗi câu tục ngữ thường thuộc một kiểu đối nào đó (ví dụ: từ bắn và mua nằm trong phép đối từ loại và đối ý,…)- Vì thế không dễ để thay thế những từ này Thông thường, phép đối phải dựa vào những biện pháp ngôn ngữ cả về vần, về từ và về câu đi kèm. Trong đó đặc biệt là những biện pháp ngôn ngữ về từ và về câu.
b. Tục ngữ ngắn mà có khả năng khái quát được hiện tượng rộng, đồng thời cũng dễ nhớ, dễ lun truyền. Bởi cách nói trong tục ngữ hàm súc cô đọng, đồng thời nhờ sự hỗ trợ tích cực của phép đối mà tục ngữ cũng dễ lun truyền và dễ nhớ hơn.
3.a. Có thể nêu ra những kiểu đối sau:
-Kiểu đối thanh (trắc đối bằng): Chim có tổ (trắc)/ người có tông (bằng).
-Kiểu đối về nghĩa: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
-Kiểu đối từ loại (tính từ đối tính từ, danh từ đối danh từ…): Đói cho sạch, rách cho thơm; Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân,…
b. Muốn ra được vế đối cho phù hợp, cần xem lại đặc điểm của các kiểu đối nêu trên để vận dụng cho họp lí. Ví dụ:
Tết đến, cả nhà vui như tết.
Xuân về, trường lớp ngát hương xuân.
(đối ý và đối thanh).
XEM THÊM HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH VĂN BẢN VĂN HỌC – NGỮ VĂN 10 TẠI ĐÂY
Giáo Án Bài Thực Hành Biện Pháp Tu Từ Phép Điệp Và Phép Đối
Giáo án điện tử Ngữ Văn 10
GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 10
Giáo án bài Thực hành biện pháp tu từ phép điệp và phép đối được thiết kế rõ ràng, chi tiết. Bài giáo án điện tử Ngữ văn 10 này sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc soạn bài giảng dạy cũng như hướng dẫn học sinh hiểu được phép điệp và phép đối trong sử dụng tiếng việt, biết nhận diện phân tích cấu tạo và tác dụng của hai phép tu từ.
Giáo án bài Nỗi thương mình Giáo án bài Văn bản văn học
THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI(Tiết 1)
Giúp HS:
Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối.
Có kĩ năng nhận diện, cảm thụ và phân tích phép điệp và phép đối trong tác phẩm nghệ thuật.
Bước đầu biết sử dụng phép điệp và phép đối khi cần thiết.
D. LÊN LỚP. I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật được thể hiện như thế nào trong bài thơ Bánh trôi nước?
III. Bài mới:
Đọc ngữ liệu
Trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi SGK
Em hiểu như thế nào về phép điệp?
I. Luyện tập về phép điệp (Điệp ngữ)
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
a. Ngữ liệu 1: Bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa.
(1) “nụ tầm xuân” được lặp lại nguyên vẹn ở câu thứ hai và câu thứ ba có tác dụng làm cho ý thơ, nhịp thơ dường như chững lại, nó góp phần diễn tả sự hụt hẫng, sự thảng thốt trong tâm trạng của chàng trai khi được tin người con gái mình yêu đi lấy chồng.Nếu thay thế bằng:
Hoa tầm xuân: không gợi được hình ảnh người con gái ở độ tuổi cập kê.
Hoa cây này: không còn là hình ảnh được giữ mãi trong kí ức.
(2) Lặp lại cụm từ “chim vào lồng”, “cá mắc câu” ở bốn câu cuối của bài ca dao đã góp phần nhấn mạnh nỗi chua xót, sự lệ thuộc, bế tắc về bi kịch hôn nhân, tình yêu của người phụ nữ thời phong kiến.
b. Ngữ liệu 2: Các câu tục ngữ này có hiện tượng lặp từ, tạo tính đối xứng và tính nhịp điệu cho câu nói để câu nói dễ nhớ, dễ thuộc hơn, ko mang màu sắc tu từ.
2. Kết luận:
Khái niệm: Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố ngôn ngữ trong văn b (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) để nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc hoặc tạo nên tính hình tượng cho ngôn ngữ nghệ thuật.
Mô hình: nếu gọi a là một nhân tố của phép điệp trong chuỗi lời nói, ta có:a + a + b + c + d…hay: a + b + c + a + d…
Bạn đang xem bài viết Phân Tích Phép Tu Từ trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!