Cập nhật thông tin chi tiết về Phát Triển Chăn Nuôi Gia Cầm Theo Hướng Bền Vững mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng bền vững
Mô hình nuôi gà của gia đình chị Trần Thị Vân, xã Thọ Dân (Triệu Sơn).
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, cùng với dịch cúm A/H5N6 xuất hiện ở một số địa phương, nên giá các loại thịt, trứng gia cầm giảm mạnh, khiến người chăn nuôi gặp khó…
Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông, hiện tỉnh ta có tổng đàn gia cầm khoảng 23 triệu con. Số lượng gia cầm tăng cao so với cùng kỳ những năm gần đây là bởi sau đợt dịch tả lợn châu Phi năm 2019, nhiều hộ nông dân đã chuyển từ nuôi lợn sang gia cầm. Hiện các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang nuôi gia cầm theo 2 hình thức là chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp, các hộ chăn nuôi được đầu tư con giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm, tuy nhiên chỉ chiếm số lượng rất nhỏ. Còn phần lớn là các hộ tự đầu tư chăn nuôi và bán lẻ ra thị trường. Dù chăn nuôi gia cầm với số lượng lớn, nhưng phần lớn chủ trang trại chưa liên kết với các doanh nghiệp hình thành chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, nên đầu ra bấp bênh, phụ thuộc vào thương lái. Ba tháng gần đây, giá các loại gia cầm liên tục giảm, nhất là sau khi dịch cúm A/H5N6 xuất hiện trên đàn gia cầm ở một số địa phương cùng với ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, nhiều nhà hàng, bếp ăn tập thể phải đóng cửa, nhu cầu tiêu dùng thịt gia cầm giảm khiến giá gia cầm giảm mạnh. Có thời điểm giá gà ri trên thị trường chỉ còn khoảng 60.000 đồng/kg, giảm 20.000 đồng/kg, giá vịt chỉ còn khoảng 25.000 đồng/kg, giảm 15.000 đồng/kg; trứng gà còn 1.700 đồng/quả, giảm 500 đồng/quả so với thời điểm trước Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 nhưng người nuôi vẫn phải bán vì càng nuôi kéo dài càng bị lỗ nặng.
Suốt 3 tháng nay, ông Hứa Xuân Hưng, thị trấn Nưa (Triệu Sơn) chủ trang trại nuôi 11.000 con gà lo lắng không yên vì giá gà giảm sâu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Theo ông Hưng, mỗi ngày trang trại gà của ông tiêu thụ khoảng 20 triệu đồng tiền cám, 1.000 lít nước. Trong đó, đã đến ngày xuất chuồng thương lái chỉ trả 50.000 – 55.000 đồng/kg gà thịt, trứng gà giảm còn 1.500 đến 1.700 đồng/quả nhưng vẫn không có người mua. Gà đã quá ngày xuất chuồng cả tháng nay nhưng không thể bán được trong khi đó giá thức ăn lại tăng nên chúng tôi cũng không biết giải quyết như thế nào.
Gia đình chị Trần Thị Vân ở thôn 2, xã Thọ Dân (Triệu Sơn) hiện nuôi hơn 2.000 con gà, trong đó gần 1.000 con đã đến kỳ xuất chuồng. Được biết, giá gà ri nuôi theo hình thức thả đồi của gia đình chị trước đây được bán với giá trung bình từ 80.000 đến 90.000 đồng/kg nay giảm xuống chỉ còn 60.000 đồng/kg nhưng vẫn không có người mua. Hiện gia đình chị đang phải vay mượn tiền để tiếp tục đầu tư mua thức ăn, nhằm duy trì đàn gà.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá các loại gia cầm giảm sâu như hiện nay chủ yếu do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thời gian tới khi tình hình ổn định, các trường học, bếp ăn tập thể hoạt động trở lại thì giá gia cầm sẽ dần trở lại ổn định. Do vậy, người chăn nuôi cần theo dõi thị trường, tránh tăng đàn ồ ạt, phá vỡ quy hoạch khiến thị trường mất ổn định. Trước mắt, với giá gia cầm giảm mạnh như hiện nay, người chăn nuôi cần bình tĩnh, không nên bán vội với giá quá thấp. Bên cạnh đó, để giảm thiểu chi phí chăn nuôi, người dân nên mở rộng chuồng trại, phát triển đàn gà theo hướng thả vườn, chuyển đổi thức ăn chăn nuôi từ cám công nghiệp sang những loại thức ăn sẵn có như ngô, sắn… Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm, tỉnh ta đã chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương phát triển chăn nuôi gia cầm, nhất là chăn nuôi gà theo chuỗi phục vụ chế biến và xuất khẩu. Từng bước thay đổi căn bản ngành chăn nuôi gà theo hướng nâng cao giá trị, tăng khả năng cạnh tranh, tạo sản phẩm chăn nuôi an toàn và phát triển bền vững. Thực hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi gà theo chuỗi phục vụ chế biến và xuất khẩu. Khuyến khích xây dựng, phát triển các trang trại, khu, cụm trang trại chăn nuôi gà tập trung, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của đơn vị đầu tư, thu mua, chế biến và xuất khẩu. Hiện các địa phương cũng đang tập trung rà soát lại số lượng tổng đàn gia cầm trên địa bàn, thông báo tới người chăn nuôi, khuyến cáo nông hộ khi tăng đàn cần phải xem xét, tính toán cẩn thận, điều tiết cho cân đối với cung cầu của thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng và chuyển giao các vùng, cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh, đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật của thị trường, để nâng cao giá trị cạnh tranh của sản phẩm.
Lương Khánh
Phát Triển Chăn Nuôi Gia Cầm Bền Vững
Toàn cảnh buổi Hội thảo diễn ra tại TP. Vinh
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch VIPA; Ông Nguyễn Văn Lập, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An chủ trì, cùng khoảng 100 đại biểu là cán bộ trung tâm khuyến nông, chi cục thú ý và hộ nuôi tại tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tham dự.
Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Thanh Sơn cho biết, chăn nuôi nói chung và gia cầm nói riêng thời gian qua đã có bước phát triển, ghi nhận nhiều thành tựu từ sản xuất trong nước đến xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn như: Chăn nuôi quy mô còn nhỏ, chất lượng con giống còn bất cập, giá thành chăn nuôi cao, dịch bệnh… Theo đó, rất cần những giải pháp hữu ích để chăn nuôi nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức.
Tại hội thảo, các chuyên gia trình đã bày về hiện trạng và định hướng phát triển chăn nuôi gia cầm Việt Nam; Một số tiến bộ mới trong chăn nuôi gia cầm; An toàn sinh học trong cơ sở chăn nuôi gà… Bên cạnh đó, cũng đã có sự trao đổi thông tin giữa các hộ chăn nuôi với các chuyên gia về những kinh nghiệm chăn nuôi an toàn, hiệu quả; Các vấn đề thường gặp trong chăn nuôi, nhất là về chất lượng con giống, sản xuất theo chuỗi, an toàn sinh học, VietGAHP…
Phát biểu kết luận, ông Nguyễn Thanh Sơn nhận định, chăn nuôi gia cầm vẫn chiếm vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi và còn nhiều dư địa phát triển. Định hướng phát triển sản phẩm theo hai nhóm là sản phẩm gia cầm có năng suất cao và sản phẩm đặc sản, đặc hữu. Để phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững, cần tổ chức lại sản xuất theo quy mô chuỗi, rà soát sửa đổi một số chính sách mới về chăn nuôi; Áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất giống, thức ăn, quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, tiên tiến; Liên kết các nhà để sản xuất chăn nuôi hiệu quả…
Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Bền Vững Ở Đakrông
Đến nay, huyện Đakrông có tổng đàn gia súc hơn 26.600 con; gia cầm hơn 81.000 con; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng hằng năm hơn 1.350 tấn; 40% hộ chăn nuôi đại gia súc và 70% hộ chăn nuôi tiểu gia súc đã xây dựng hệ thống chuồng trại để chăn nuôi. Có được kết quả đó là nhờ huyện Đakrông tăng cường tuyên truyền, vận động người dân từng bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, tự phát sang phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, hàng hóa với quy mô lớn; phát triển các loại vật nuôi đặc trưng của địa phương như: Gà ri, lợn Vân Pa, dê cỏ… theo hướng chủ lực, tạo thương hiệu; tổ chức lại sản xuất kết nối với thị trường tiêu thụ; phát triển ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; quy hoạch, chuyển đổi những vùng đất chưa sử dụng, sản xuất kém hiệu quả sang vùng chăn nuôi tập trung, vùng trồng cây làm thức ăn cho chăn nuôi để nâng cao giá trị sử dụng đất… Để phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững, thời gian tới huyện Đakrông đã có các giải pháp như: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; tổ chức các hội nghị và sinh hoạt chuyên đề đến toàn thể cán bộ, Nhân dân nhằm từng bước thay đổi tư duy, tập quán sản xuất nhỏ lẻ, tự phát sang phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, hàng hóa với quy mô lớn (trong đó, chú trọng phát triển các loại vật nuôi đặc trưng của địa phương như: Gà ri, lợn Vân Pa, dê cỏ…); tuyên truyền, vận động người dân áp dụng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học và địa điểm xây dựng chuồng trại chăn nuôi phải đảm bảo cách xa với nơi ở, nguồn nước sinh hoạt; vận động người dân xây dựng hệ thống xử lý chất thải, hầm biogas, đệm lót sinh học… đảm bảo chuồng trại chăn nuôi không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái; đẩy mạnh phát triển đàn trâu theo hướng sản xuất hàng hóa với việc khoanh vùng chăn nuôi và chú trọng nâng cao chất lượng đàn; phát triển quy mô và chất lượng đàn bò (trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng đàn, tăng tỉ lệ bò lai và làm tốt việc lai giống bằng thụ tinh nhân tạo); phát triển đàn bò theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi tập trung với quy mô gia trại, tổ hợp tác, nhóm hộ… Hằng năm, huyện Đakrông sẽ tìm nguồn kinh phí để hỗ trợ người dân khoảng 100 con bò cái vàng Việt Nam và 120 con bò cái lai sind F2, F3 nuôi sinh sản; từng bước hình thành các trang trại chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản với quy mô 100 con ở các xã Ba Lòng, Hướng Hiệp để cung cấp con giống cho người chăn nuôi bò trên địa bàn huyện…; khuyến khích người dân phát triển, nhân rộng giống dê cái địa phương hiện có và sử dụng dê đực lai để từng bước cải thiện tầm vóc, năng suất, chất lượng giống dê cỏ địa phương; phát triển mạnh đàn dê cỏ địa phương theo hướng thâm canh tăng năng suất, quy mô gia trại, tổ hợp tác, nhóm hộ; hình thành các gia trại, tổ hợp tác chăn nuôi dê để vừa cung cấp dê thịt, vừa đảm bảo cung cấp con giống tại các xã Ba Nang, Tà Rụt, Đakrông, Húc Nghì, A Vao, Triệu Nguyên…; bảo tồn và phát triển giống lợn Vân Pa, gắn với xây dựng thương hiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích người dân chăn nuôi theo hướng tập trung, bán chăn thả, sử dụng thức ăn sẵn có tại địa phương để sản phẩm thịt thơm ngon, mang đặc trưng vùng, địa phương… cung cấp cho thị trường tiêu thụ trong và ngoài huyện; hình thành các tổ hợp tác chăn nuôi lợn Vân Pa; khuyến khích các hộ chăn nuôi lợn thịt theo hướng trang trại, gia trại và chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm…; khuyến khích phát triển chăn nuôi gia cầm thả vườn, đồi theo loại hình trang trại, gia trại, tổ hợp tác theo hướng an toàn sinh học; chú trọng xây dựng thương hiệu và liên kết tiêu thụ sản phẩm để dần thay thế việc chăn nuôi gia cầm phân tán, nhỏ lẻ trong khu dân cư. Bên cạnh đó, huyện Đakrông cũng đã chú trọng việc xây dựng quy trình giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm từ tuyến huyện đến cơ sở…; tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho người chăn nuôi bảo quản rơm, ủ rơm, ủ xanh các loại cây làm thức ăn cho gia súc, để người chăn nuôi tận dụng hết các phụ phẩm nông sản tại chỗ… Khuyến khích người dân chuyển đổi một số diện tích đất chưa sử dụng hoặc trồng các loại cây trồng hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cỏ nuôi gia súc; hỗ trợ máy cắt cỏ, máy băm cỏ, giống cỏ, phân bón… cho một số hộ chăn nuôi gia súc; tăng cường tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi cho người dân; tổ chức cho người chăn nuôi tham quan các mô hình chăn nuôi hiệu quả kinh tế cao trong và ngoài huyện… ; tăng cường cập nhật thông tin cho người dân về tình hình chăn nuôi và thị trường các sản phẩm chăn nuôi; hỗ trợ quảng bá và tiếp cận thị trường cho các vùng chăn nuôi có ưu thế cạnh tranh của huyện; tăng cường kết nối thị trường trong và ngoài huyện để có định hướng điều tiết các sản phẩm chăn nuôi một cách năng động, có lợi cho người chăn nuôi; trên cơ sở quy hoạch các vùng chăn nuôi, khuyến khích người dân phát triển các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn gắn với bảo vệ môi trường, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chăn nuôi, gắn với việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm chăn nuôi…; từng bước hình thành mối liên kết giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích hình thành các nhóm hộ, tổ hợp tác chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến để tạo nên sự ổn định về giá cả, sản phẩm và tạo thương hiệu cho sản phẩm chăn nuôi… và nhiều giải pháp hữu hiệu khác.
Thông Cáo Báo Chí: Hội Thảo “Tăng Cường Phòng, Chống Cúm Gia Cầm Và Giải Pháp Phát Triển Chăn Nuôi Gia Cầm Bền Vững”
Theo thông tin từ Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho thấy trong 2 tháng đầu năm 2017, Trung Quốc đã ghi nhận 112 trường hợp người bị nhiễm vi rút cúm A/H7N9 ( tính từ cuối tháng 3 năm 2013 đến nay đã có tổng số 1179 người bị nhiễm vi rút cúm A/H/N9, trong đó có 419 ca tử vong). Điều đáng lo ngại là chủng cúm này có nguy cơ lây từ người sang người, tỷ lệ tử vong cao lên đến 40% nhưng không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng trên đàn gia cầm, gây trở ngại cho việc kiểm tra, phát hiện dịch sớm. Thêm vào đó là tình hình buôn bán trái phép gia cầm tại các vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Campuchia càng gây khó khăn cho các cơ quan chức năng ngăn chặn dịch cúm này tràn vào Việt Nam.
Tại Việt Nam tuy chủng cúm A/H7N9 chưa được phát hiện, nhưng trên cả nước đã có nhiều ổ dịch bùng phát tại các tỉnh Bạc Liêu, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Đồng Nai và Nam Định (số liệu tính đến tháng 2/2107). Đáng nói hơn là những hộ nuôi chưa có ý thức phòng chống dịch bệnh, xác gia cầm bệnh bị chết vứt bừa bãi gây ô nhiễm cũng như gia tăng lây lan dịch bệnh; tình trạng buôn bán giết mổ gia cầm không qua kiểm dịch vẫn diễn ra thường xuyên tại các chợ đầu mối và khu vực dân sinh. Vì thế việc chủ động ứng phó với dịch cúm gia cầm đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Thời gian: 01 buổi, từ 8h00 đến 12h00 ngày 04/4/2017.
Địa điểm: Khách sạn Bắc Giang, số 8 đường Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Hội thảo nhằm đánh giá chung về tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam hiện nay. Diễn biến tình hình dịch cúm gia cầm trên thế giới và tại Việt Nam. Là nơi bà con được hướng dẫn cách ứng phó với dịch bệnh và được giải đáp những thắc mắc trong quá trình nuôi gia cầm. Là diễn đàn để các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, người nuôi v.v… đưa ra những kiến nghị, giải pháp kịp thời ứng phó với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hiện nay và tuyên truyền phổ biến các biện pháp chăn nuôi gia cầm hiệu quả, bền vững, giúp bà con an sinh, làm giàu.
Ban tổ chức Chương trình trân trọng kính mời quý đơn vị, doanh nghiệp, hộ nuôi gia cầm quan tâm tham dự Hội thảo. Vui lòng xem thông tin chi tiết dưới file đính kèm.
Tải về:
Để đăng ký tham dự chương trình, vui lòng liên hệ:
Ms Thu Trang – Tạp chí Thế giới Gia cầm/Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam.
Điện thoại: 097 491 6886; Email: trang@thuysanvietnam.com.vn
Bạn đang xem bài viết Phát Triển Chăn Nuôi Gia Cầm Theo Hướng Bền Vững trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!