Cập nhật thông tin chi tiết về Phục Hồi Chức Năng Ngôn Ngữ mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ
Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, tình cảm giữa hai hay nhiều người bằng các hình thức khác nhau của ngôn ngữ.
Quá trình giao tiếp có tính hai chiều, chiều truyền thông tin và chiều nhận thông tin giữa các đối tượng giao tiếp.
Các hình thức giao tiếp gồm ngôn ngữ có lời nói và ngôn ngữ không lời nói. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp được chuyển từ tư duy sang các tín hiệu giao tiếp và ngược lại.
Hình 1. Sơ đồ phương tiện giao tiếp
(NNKH: ngôn ngữ ký hiệu; KH: ký hiệu; NN: ngôn ngữ)
1.2. Các cơ quan tham gia chức năng giao tiếp
+ Cấu trúc giải phẫu cơ quan thính giác là tai. Cấu trúc của tai bao gồm:
– Tai ngoài: Vành tai để hứng âm thanh, ống tai ngoài để thu nhận sóng âm.
– Tai giữa: Gồm màng nhĩ; hệ thống xương con gồm xương búa, xương đe, xương bàn đạp có chức năng dẫn truyền và khuyếch đại xung động âm thanh; hòm nhĩ; cửa sổ bầu dục.
– Tai trong: ống ốc tai và các vành bán khuyên.
Hình 2. Giải phẫu của tai
+ Chức năng của tai:
– Tai là cơ quan tiếp nhận âm thanh (tai ngoài và tai giữa), biến các xung động âm thành thành xung động thần kinh (tai trong) để dẫn truyền lên não.
– Các dao động âm thanh truyền tới màng nhĩ, làm rung động màng nhĩ, các rung động này được hệ thống dẫn truyền cơ học ở tai giữa khuyếch đại và dẫn truyền tới cửa sổ bầu dục. Các xung động cơ học này làm rung động dịch trong ống ốc tai, các rung động này được các tế bào nhận cảm ốc tai (cơ quan corti) chuyển thành các xung động thần kinh và được dẫn truyền lên vùng Wernicke ở hồi trên của thùy thái dương.
– Vùng Wernicke giải mã các tín hiệu nhận được, giúp cho chúng ta hiểu được lời nói. Nghe và nói là hai quá trình gắn bó mật thiết với nhau. Nhờ có nghe được mà trẻ học nói được, một trẻ điếc bẩm sinh sẽ không nói được.
– Ngưỡng nghe là giới hạn tần số âm thanh mà tai người nghe được. Tai người nghe được dải tần số âm thanh 16Hz – 20 000Hz (Hertz). Cường độ âm thanh tai người nghe được khoảng từ 0 đến 125 dB (Decibel). Dưới 15 dB thì nghe rất khó còn trên 105 dB thì tai sẽ bị đau đớn và trên 115 dB trong khoảng thời gian dài thì sẽ bị điếc vĩnh viễn. Ngưỡng nghe là cường độ âm thanh nhỏ nhất mà tai người nghe được. Nếu ngưỡng nghe của một người trên 20dB được coi là bắt đầu bị điếc. Nghe kém hay còn gọi là giảm thính lực khi ngưỡng nghe của một người cao hơn so với bình thường.
– Phân loại mức độ điếc dựa vào ngưỡng nghe:
Hình 3. Thước đo cường độ âm thanh (Decibel) và mức cường độ âm tương ứng trong đời sống
– Điếc có thể do tổn thương của cơ quan dẫn truyền âm (điếc dẫn truyền), có thể do tổn thương của cơ quan tiếp nhận âm (điếc tiếp nhận).
1.2.2. Vùng não thực hiện chức năng ngôn ngữ
+ Vùng Wernicke nằm ở hồi trên của thùy thái dương, thường ở bên bán cầu não chiếm ưu thế (người thuận tay phải thì bán cầu não chiếm ưu thế ở bên trái, người thuận tay trái thì bán cầu não chiếm ưu thế ở bên phải). Vùng Wernicke có chức năng phân tích tín hiệu âm thanh nhận được, giúp chúng ta hiểu được lời nói, nên còn gọi là vùng hiểu lời. Khi tổn thương vùng Wernicke, chẳng hạn do tai biến mạch máu não), bệnh nhân nghe được người khác nói nhưng không hiểu được họ nói gì.
Hình 4. Vùng nhận cảm, phân tích âm thanh (Wirnicke) và vùng ngôn ngữ vận động (Broca) của não
+ Vùng Broca nằm ở hồi trán lên, phía trước rãnh Rolando. Vùng Broca có chức năng tạo tín hiệu ngôn ngữ, còn được gọi là vùng ngôn ngữ vận động. Nếu vùng Broca bị tổn thượng, bệnh nhân sẽ mất khả năng nói mặc dù khi nghe người khác nói vẫn hiểu được, nhưng khó khăn trong việc diễn đạt ý của mình muốn nói.
+ Hệ viền có chức năng lưu giữ trí nhớ.
1.2.3. Cơ quan phát âm
– Thanh quản nằm giữa họng ở phía trên và khí quản ở phía dưới. Thanh quản có cấu trúc hình nón. Thanh quản được nối với họng và khí quản bằng các cơ và dây chằng. Phía trên có nắp thanh quản hình lá có tác dụng điều hòa dòng khí qua thanh quản để tạo cường độ âm và âm sắc cho giọng nói. Dưới nắp thanh quản là hai dây thanh được tạo thành từ cơ giáp-phễu, phía trên có lớp niêm mạc phủ.
– Dây thanh được cấu tạo từ nhiều bó sợi. Tùy theo tần số âm mà toàn bộ hay một phần bó sợi rung động. Độ dài hay ngắn của dây thanh cũng thay đổi được để thay đổi âm sắc của giọng nói. Chiều dài của dây thanh ở nam trưởng thành khoảng 17mm, ở nữ trưởng thành khoảng 12mm. Dây thanh càng dài, giọng nói càng trầm, dây thanh càng ngắn giọng nói càng cao. Thần kinh chi phối thanh quản và dây thanh là đám rối họng tạo thành từ dây thần kinh thiệt hầu và dây thần kinh phế vị quặt ngược.
+ Các cơ quan tham gia tạo âm thanh:
– Để tạo ra âm thanh cần có sự tham gia phối hợp hoạt động của môi, lưỡi, vòm họng, các mô mềm trong khoang họng như lưỡi gà…
– Lưỡi là cơ quan quan trọng tham gia vào phát âm. Lưỡi được cấu tạo bởi các cơ như cơ cằm-lưỡi, cơ lưỡi-lưỡi, cơ trâm-lưỡi, cơ vòm lưỡi, và các cơ trong lưỡi như cơ ngang, cơ thẳng đứng, cơ dọc trên, cơ dọc dưới. Thần kinh chi phối cảm giác của lưỡi là dây thần kinh số VII và dây thiệt hầu. Thần kinh chi phối vận động của lưỡi là dây thần kinh dưới lưỡi. Khi phát âm, kích thước lưỡi thay đổi, làm thay đổi thể tích khoang miệng, dẫn đến thay đổi độ cộng hưởng của âm. Đặc biệt, lưỡi ảnh hưởng đến phát âm các nguyên âm.
– Môi có vai trò làm thay đổi độ lớn và hình dạng của cửa miệng, làm thay đổi thể tích khoang miệng. Môi có vai trò quan trong trong phát âm các nguyên âm và phụ môi như o, ô, m, b, p.
– Răng và vòm miệng tạo ra độ cộng hưởng âm. Khi bị hở vòm miệng, khuyết răng, sẽ bị ảnh hưởng đến việc phát âm.
+ Cơ quan cộng hưởng âm thanh:
Các khoang miệng, mũi, xoang hàm, tạo cộng hưởng âm thanh và ảnh hưởng đến giọng nói.
2. BỆNH LÝ NGÔN NGỮ VÀ LỜI NÓI
Thất ngôn: Thất ngôn là tình trạng người bệnh mất khả năng hiểu lời nói, diễn đạt bằng lời nói và thể hiện các tín hiệu ngôn ngữ như đọc, viết, do tổn thương não. Khoảng 70- 80% bệnh nhân thất ngôn là do tai biến mạch máu não mà tổn thương não ở bên bán cầu trội, ngoài ra còn gặp trong chấn thương sọ não, u não. Thất ngôn chủ yếu gặp ở người lớn, những người đã biết nghe, nói, đọc, viết bình thường.
Căn cứ vào lâm sàng người ta chia thất ngôn thành hai nhóm:
+ Thất ngôn trôi chảy: là khả năng hình thành âm thanh dễ dàng, người bệnh có thể nói dễ dàng.
+ Thất ngôn không trôi chảy: là loại thất ngôn có vấn đề khó khăn trong việc hình thành âm thanh.
Nhiều bệnh nhân có tổn thương tại vùng não phụ trách ngôn ngữ và lời nói lại chỉ bị thiếu sót ngôn ngữ ở mức độ nhẹ.
Căn cứ vào vị trí tổn thương, người ta chia thất ngôn thành các loại:
+ Thất ngôn Broca (hay thất vận ngôn, thất ngôn vận động, thất ngôn biểu đạt, thất ngôn hành động):
– Thất ngôn Broca là loại thất ngôn mà khả năng hiểu ngôn ngữ viết và nói còn tốt, nhưng khả năng diễn đạt ngôn ngữ nói hoặc viết bị khó khăn. Người bệnh nói dễ, nói nhanh nhưng người khác không hiểu họ nói gì hay viết gì.
– Vùng bị tổn thương là vùng Broca ở bán cầu não trội. Những bệnh nhân này, dễ bị đánh giá nhầm là thất ngôn hoàn toàn nếu thầy thuốc không khám kỹ khả năng hiểu lời nói và chữ viết của người bệnh. Thời gian đầu mới bị tổn thương, khó phân biệt với thất ngôn hoàn toàn, nhưng sau một thời gian, thất ngôn biểu đạt mới xuất hiện rõ ràng trong khi khả năng hiểu lời nói và chữ viết của bệnh nhân bình thường.
+ Thất ngôn Wernicke (hay mất khả năng hiểu lời, thất ngôn tiếp nhận, thất ngôn cảm giác)
– Thất ngôn Wernicke là tình trạng bệnh nhân nghe được người khác nói nhưng không hiểu được họ nói gì, bệnh nhân đọc được chữ viết nhưng không hiểu được người khác viết gì.
– Thất ngôn Wernicke thường xẩy ra khi có tổn thương của động mạch não giữa hoặc một trong các nhánh của nó. Vùng bị tổn thương là vùng Wernicke ở hồi thái dương sau, hồi đỉnh dưới, và hồi thái dương chẩm bên của bán cầu não chiếm ưu thế.
– Khác với các bệnh nhân thất ngôn Broca, các bệnh nhân thất ngôn Wernicke nói trôi chảy và có biểu cảm, nhưng họ bị rối loạn về ngôn ngữ, bao gồm cấu trúc âm thanh biến dạng, dùng sai từ và dùng sai các hình vị. Câu nói của họ trôi chảy nhưng thường thiếu các từ và ý chính. Bệnh nhân cũng có biểu hiện không thể lặp lại các từ và mất khả năng nhận thức ngôn ngữ viết.
– Bệnh nhân có thất ngôn dẫn truyền thường khó lặp lại các từ và cụm từ không quen thuộc, và khả năng hiểu ngôn ngữ nói và viết tốt hơn bệnh nhân thất ngôn Wernicke. Các bệnh nhân thất ngôn dẫn truyền vẫn nhận biết được thiếu sót của mình và cố gắng tự sửa.
– Trên thực tế, các bệnh nhân thất ngôn dẫn truyền thường có 1 hoặc 2 ổ nhồi máu nông ở những bó thần kinh mới được phát hiện gần đây.
– Thất ngôn toàn bộ là loại thất ngôn mà người bệnh mất khả năng hoặc khó khăn cả hiểu lời nói và chữ viết và khó khăn diễn đạt bằng lời nói và chữ viết.
– Những bệnh nhân này bị tổn thương cả ở vùng Wernicke và vùng Broca do nhiều ổ nhồi máu hoặc nhồi máu rộng bên bán cầu não trội.
– Thất ngôn mất ngữ pháp là tình trạng bệnh nhân sử dụng các câu ngắn, đôi khi chỉ vài từ, để hình thành một ý.
2.2. Bệnh lý lời nói
Bệnh lời nói bao gồm nói ngọng, nói lắp. Nói ngọng được phân làm hai loại nói ngọng chức năng và nói ngọng do bệnh lý của cơ quan phát âm, củanão.
Nói ngọng là khi nói, các âm thanh của lời nói không rõ ràng, không rõ tiếng, khiến người nghe khó hiểu. Nói ngọng thường gặp ở trẻ em, có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường ở tuổi trước học đường và bậc tiểu học. Khi lớn lên những lỗi phát âm này sẽ được chỉnh sửa dần.
Mỗi từ tiếng Việt là một âm tiết, âm tiết thường bắt đầu bằng phụ âm rồi nguyên âm, cuối âm tiết thường là phụ âm. Người nói ngọng thường nói thiếu phụ âm đầu hoặc phụ âm cuối, nói sai dấu, phụ âm đầu hoặc cuối bị thay đổi, ví dụ:
Nguyên nhân của nói ngọng có thể do tiếng địa phương; do thói quen; do dị tật của cơ quan phát âm như hãm lưỡi ngắn; cử động miệng kém ở trẻ bại não, ở người bị tổn thương thần kinh; do dị tật hở môi, hở vòm miệng; nghe kém do dị tật hoặc bệnh lý của tai giữa như viêm tai giữa, viêm tai xương chũm; cũng có thể không rõ nguyên nhân.
Người ta chia nói ngọng ra làm hai loại:
– Nói ngọng chức năng không phải do tổn thương thực thể ở cơ quan phát âm hoặc tổn thương não, mà là lỗi phát âm trong quá trình học và phát triển ngôn ngữ của trẻ.
– Trong quá trình học phát âm của trẻ, trẻ học theo ngôn ngữ mẹ đẻ, phát âm bằng cách bắt chước âm thanh. Trẻ có thể phát âm sai âm tiết như “táo” thành “áo”, “mượn” thành “mựn”, “đũa” thành ũa”… Lỗi phát âm này đều có ở trẻ bình thường khi mới bắt đầu học nói. Các lỗi này sẽ được điều chỉnh và sửa chữa dần, cho tới một giai đoạn phát triển nhất định trẻ sẽ phát âm đúng. Tuy nhiên một số trẻ vẫn giữ thói quen trở thành tật phát âm khi trưởng thành. Ngọng chức năng có thể sửa chữa được, nếu được tập luyện.
+ Nói ngọng do bệnh lý cơ quan phát âm:
– Rối loạn phát âm do khe hở miệng. Khe hở vòm miệng là do dị tật bẩm sinh, có thể gặp các loại sau:
Khe hở vòm miệng không toàn bộ
Khe hở vòm miệng kết hợp khe hở môi
– Phẫu thuật sửa chữa khe hở vòm miệng để sửa chữa tật phát âm tốt nhất khi trẻ chưa học nói. Nếu phẫu thuật muộn, khi lời nói đã định hình, trẻ thường bị khiếm khuyết lời nói do thay đổi cộng hưởng, lỗi phát âm, giọng mũi hở.
– Rối loạn phát âm do bệnh lý cơ quan phát âm như liệt dây thanh do tổn thương dây thần kinh phế vị quặt ngược, liệt vận động lưỡi do tổn thương dây thần kinh thiệt hầu, do hạt xơ dây thanh, u nang dây thanh, viêm dây thanh, phù nề thanh quản… Các bệnh lý này thường gây ra các rối loạn về giọng nói như giọng nói khàn, mất tiếng, giọng gỗ…
Hình 6. U nang dây thanh bên trái
Nói lắp là rối loạn nhịp điệu nói, nói mất lưu loát. Những người nói lắp, trong khi nói có từ hoặc âm tiết trong câu lặp lại liên tiếp. Có các kiểu nói lắp sau:
Lắp một âm của âm tiết, chẳng hạn “s..s..s..s.. sáng nay con ăn mì tôm”, “t..t..t..tôi đi”, “kh..kh..kh..không có”
Lắp một âm tiết, chẳng hạn “sáng..sáng..sáng.. sáng nay con ăn mì tôm”, “không..không..không..không đi”
Lắp một đoạn của câu, chẳng hạn “sáng nay..sáng nay..sáng nay con ăn mì tôm”, “không đủ..không đủ…không đủ tiền để mua”
Xen vào một âm tiết hoặc một câu bất thường được lặp đi lặp lại, chẳng hạn các câu “thế là”, “coi như là”, chẳng hạn “sáng nay con.. thế là..ăn mì tôm”.
Nguyên nhân của nói lắp: do thói quen từ thời kỳ học nói không được chỉnh sửa, mặc cảm tâm lý dẫn đến nói lắp để che lấp đi một số khó khăn về tư duy, một số bệnh lý của cơ quan phát âm.
3. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ
+ Sử dụng các biện pháp y học nhằm điều trị cơ bản các tổn thương thực thể là nguyên nhân gây ra bệnh lý ngôn ngữ và lời nói
+ Giúp người bệnh sửa chữa các khiếm khuyết, bệnh lý về ngôn ngữ và lời nói để có ngôn ngữ và lời nói càng gần như người bình thường càng tốt.
+ Phát huy mọi khả năng, mọi hình thức giao tiếp cả bằng lời nói và ngôn ngữ không lời, cả việc sử dụng các dụng cụ trợ giúp thay thế như máy trợ âm hoặc các ký hiệu giao tiếp để người bệnh có thể giao tiếp được tốt nhất.
3.2. Phương pháp
3.2.1. Sử dụng các biện pháp y học phục hồi
Sử dụng mọi biện pháp y học để sửa chữa các khiếm khuyết của cơ quan phát âm và các bệnh lý nguyên nhân gây ra rối loạn ngôn ngữ của người bệnh, như phẫu thuật vá sứt môi, hở hàm ếch; phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh; điều trị tổn thương thần kinh trung ương hoặc ngoại vi; điều trị viêm dây thanh…
3.2.2. Sử dụng các hình thức giao tiếp
Sử dụng tổng hợp các hình thức giao tiếp để người có khó khăn về nói giao tiếp được tốt nhất.
Giao tiếp bằng ngôn ngữ có lời thường được sử dụng nhất vì tốc độ trao đổi thông tin nhanh, chính xác. Người có khó khăn về nói, để có thể giao tiếp bằng lời nói đạt hiệu quả cần được phục hồi chức năng bằng các bài tập phát âm, luyện giọng nói.
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời, có bốn hình thức:
– Chữ viết: chữ viết là hình thức giao tiếp thường được sử dụng để bổ xung cho khiếm khuyết của giao tiếp có lời. Người có khó khăn giao tiếp bằng lời nói thường dùng hình thức giao tiếp bằng chữ viết để bổ xung.
– Ngôn ngữ cơ thể như ánh mắt, nét mặt, tư thế, giọng nói, cử động của đầu, là hình thức biểu cảm thường dùng trong giao tiếp.
– Dấu hiệu, cử chỉ là các kỹ năng ra hiệu bằng các cử động của tay, chẳng hạn “vẫy tay” ra hiệu “lại đây”, “vẫy tay” ra hiệu “ngồi xuống”… Những cử chỉ này không có quy ước, nhưng mọi người đều có thể hiểu và ứng dụng.
Hình 7. Bộ ký hiệu quy ước với bảng chữ cái tiếng Việt
Hình 8. Bộ ký hiệu quy ước với các số đếm.
3.2.3. Một số nguyên tắc giao tiếp khi phục hồi chức năng ngôn ngữ
– Khuyến khích và chờ đợi người đối thoại nói. Người khó khăn về nói thường nói chậm và phát âm khó khăn, vì vậy họ thường ngại nói. Đừng nói hộ và cần chờ đợi, chẳng hạn trẻ muốn đi nhưng không nói “đi” mà nắm tay ta kéo đi. Khi đó hãy yêu cầu trẻ nói “đi” cho đến khi nào gần đúng mới cho trẻ đi.
– Phải biết lắng nghe người đối thoại nói hoặc nghe xem họ phát ra âm thanh gì, sau đó phải nói mẫu rồi yêu cầu người đối thoại lặp lại cho đến khi họ nói gần đúng mới đáp ứng yêu cầu của họ. Chẳng hạn, người đối thoại muốn lấy cái bát, phải yêu cầu họ nói lại từ “bát” cho đến khi gần đúng mới đưa bát cho họ.
Kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu hoặc người trong gia đình cần thay đổi cách thức và tốc độ giao tiếp thích ứng với người đối thoại. Điều này làm người có khó khăn về nói dễ hiểu hơn và giao tiếp được dễ hơn.
– Hãy ngồi xuống thấp hoặc đứng lên để mặt ta ngang với mặt người đối thoại. Như vậy, người có khó khăn về nói dễ dàng quan sát cử động của miệng, nét mặt khi ta phát âm.
– Tham gia trò chơi hoặc các hoạt động cùng với người giao tiếp. Chẳng hạn chơi các trò chơi cùng với trẻ hoặc chơi bài, chơi cờ cùng người khó khăn về nói, đồng thời yêu cầu họ nhắc lại các từ chúng ta nói mẫu cho đến khi gần đúng mới chơi tiếp.
– Nói chậm và rõ để người giao tiếp nghe và quan sát được cử động của miệng ta khi nói. Khi người hướng dẫn nói chậm, trẻ sẽ nói chậm theo, nếu nói nhanh, trẻ hoặc người khó khăn về nói khó tạo được âm đúng.
– Tăng thêm từ mới để người khó khăn về nói tập luyện, bắt đầu bằng các từ đơn. Khi người đối thoại nói được nhiều từ đơn thì dạy họ cách ghép từ thành câu ngắn, rồi câu dài. Tích cực nói truyện, kể truyện với người có khó khăn về nói và yêu cầu họ kể lại là cách tốt để họ nói được nhiều hơn. Thường xuyên đưa họ tham gia vào các trò chơi, các hoạt động tập thể, để họ hòa nhập và giao tiếp được nhiều.
– Nhắc đi nhắc lại các từ mà người giao tiếp đang học và đang tiến bộ. Nhắc lại nhiều lần sẽ tạo thói quen và cơ hội tập âm đó nhiều hơn.
– Luôn gọi tên các đồ vật, tên người xung quanh, và yêu cầu người đối thoại nhắc lại.
+ Luôn phát huy tính tích cực, chủ động, trí tưởng tượng của người đối thoại:
Chẳng hạn, gấp một chiếc thuyền giấy, kể cho người đối thoại câu truyện về một chuyến đi biển, thỉnh thoảng yêu cầu người đối thoại nhắc lại một số từ trong câu truyện.
+ Sử dụng mọi hình thức giao tiếp không lời khác để hỗ trợ giao tiếp bằng lời nói:
Cần phát huy tối đa khả năng nói của người có khó khăn về nói. Dùng hình vẽ, chữ viết, cử chỉ, nét mặt, ký hiệu giao tiếp bằng tay, giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể để người đối thoại hiểu được.
4. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI THẤT NGÔN, NÓI NGỌNG, NÓI LẮP
4.1. Phục hồi chức năng cho người thất ngôn
– Người bệnh kém hiểu từ, hiểu câu khi nghe người khác nói
– Người bệnh không chỉ ra được các bộ phân cơ thể, đồ vật, màu sắc khi được hỏi.
– Người bệnh không thực hiện được mệnh lệnh, ví dụ “đưa bút cho tôi”, đặt cốc lên bàn”…
– Bảo bệnh nhân đọc và làm theo chỉ dẫn ghi trong giấy, họ không thực hiện được.
+ Phát hiện người thất ngôn vận động:
– Người bệnh không thể trả lời được các câu hỏi đơn giản, mặc dù họ hiểu
– Người bệnh không nói được ra tên các đồ vật, con vật, màu sắc, khi được yêu cầu, mặc dù đó là các vật quen dùng.
– Khả năng viết kém, mặc dù trước đây đã biết viết bình thường
– Nếu họ hiểu tốt, nhưng chưa nói được nhiều từ:
Dùng tranh ảnh, hình vẽ hoặc các đồ vật hàng ngày để dạy. Giới thiệu tên từng vật rồi yêu cầu họ nhắc lại.
Cất các đồ vật đi, rồi đưa từng vật ra để hỏi và yêu cầu họ nhắc lại.
Nếu họ nói tên đồ vật khó, hướng dẫn họ dùng cử chỉ, dấu hiệu để diễn đạt.
Dạy họ vừa nói vừa dùng dấu hiệu để giao tiếp
– Nếu họ nói được các từ đơn:
Dạy họ ghép các từ đơn thành câu ngắn, rồi câu dài hơn
Dùng tranh ảnh để họ nói theo tranh
Khuyến khích họ kể lại các câu truyện ngắn vừa nghe
– Nếu họ hiểu kém:
Dùng dấu hiệu, cử chỉ kết hợp với lời nói để gọi tên các đồ vật, hành động.
Đặt hai đến ba đồ vật ra trước mặt, yêu cầu họ chỉ từng đồ vật khi nghe tên vật. Nếu họ chỉ sai, dùng dấu hiệu, cử chỉ để mô tả vật cho đến khi họ chỉ đúng.
Khi họ hiểu nhiều, dạy họ nói từng từ đơn rồi câu ngắn.
4.2. Phục hồi chức năng ngôn ngữ cho người nói ngọng
Dùng một bảng gồm các chữ đơn, yêu cầu người bệnh đọc, chẳng hạn:
Bà, gà, bá, đĩa, dao, đủ, hải (phụ âm đầu âm tiết)
Bàn, kính, sách, toàn, anh, mồm, dép (phụ âm cuối âm tiết)
Con chó, cành hoa, cái thìa, đôi đũa (thanh điệu)
Rau thìa là, là lượt, làm ruộng (thay đổi âm)
+ Phương pháp can thiệp:
– Dạy trẻ tập cử động miệng, lưỡi, cơ quan phát âm: há to miệng rồi ngậm lại. Đưa lưỡi dài ra,thụt lưỡi vào. Đưa lưỡi lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái. Tập thổi bong bóng xà phòng. Tập phát âm chữ x, càng ngân dài càng tốt.
– Dạy trẻ tạo âm, sửa các lỗi phát âm của trẻ. Nếu trẻ ngọng cả nguyên âm và phụ âm, dạy trẻ tạo các nguyên âm trước như a, o, u, i, e, ê, ô, ơ. Khi trẻ đã phát âm được các nguyên âm rồi mới chuyển sang tập phát âm các phụ âm.
– Dạy trẻ các phụ âm môi như b, m, p. Khi trẻ đã phát âm được rõ rồi thì ghép với nguyên âm như mama, papa, măm măm,mimi, bêbê.
– Tiếp sau dạy trẻ nói các từ đơn như ba, má, bố, mẹ, bà, ông.
– Sau khi trẻ nói được nhiều từ đơn, ghép từ thành câu ngắn, rồi câu dài.
Kết hợp dạy nói với tranh ảnh, đồ vật và chơi đùa với trẻ, tạo cho trẻ hứng thú vừa chơi vừa học, chú ý sửa âm khi trẻ nói sai.
4.3. Phục hồi ngôn ngữ cho người nói lắp
+ Phát hiện trẻ nói lắp:
Việc phát hiện trẻ nói lắp thường dễ khi nghe trẻ nói truyện hoặc nói truyện với trẻ.
+ Phương pháp can thiệp:
– Tập thư dãn. Cùng với sửa tật nói lắp cần hướng dẫn trẻ thư dãn. Để trẻ thở sâu 3-5 nhịp. Động viên trẻ nói chậm. Những người xung quanh phải nói chậm khi giao tiếp với trẻ, chờ đợi trẻ nói, không thúc dục trẻ.
– Tập cho trẻ sửa các âm hay nói lắp, bắt đầu bằng các câu ngắn, sau là các câu dài và kể truyện.
(Nguồn: Hà Hoàng Kiệm (2014). Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng. Giáo trình dùng cho sau đại học. Bộ môn VLTL – PHCN HVQY. NXB QĐND.)
Phong Cách Chức Năng Ngôn Ngữ
1. PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ SINH HOẠT: a. Ngôn ngữ sinh hoạt:
– Là lời ăn tiếng nói hằng ngày dùng để trao đổi thông tin, ý nghĩ, tình cảm,…đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
– Có 2 dạng tồn tại:
+ Dạng nói
+ Dạng viết: nhật kí, thư từ, truyện trò trên mạng xã hội, tin nhắn điện thoại,…
Ví dụ:
“Hắn hầm hầm, chĩa vào mặt mụ bảo rằng: – Cái giống nhà mày không ưa nhẹ! Ông mua chứ ông có xin của nhà mày đâu! Mày tưởng ông quỵt hở? Mày thử hỏi cả làng xem ông có quỵt của đứa nào bao giờ không?…”
( Chí Phèo – Nam Cao)
b. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
– Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè,…
– Đặc trưng:
+ Tính cụ thể: Cụ thể về không gian, thời gian, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, nội dung và cách thức giao tiếp…
+ Tính cảm xúc: Cảm xúc của người nói thể hiện qua giọng điệu, các trợ từ, thán từ, sử dụng kiểu câu linh hoạt,..
2. PHONG CÁCH CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT: a. Ngôn ngữ nghệ thuật:
– Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ.
– Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: chức năng thông tin & chức năng thẩm mĩ.
– Phạm vi sử dụng:
+ Dùng trong văn bản nghệ thuật: Ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí…); Ngôn ngữ trữ tình (ca dao, vè, thơ…); Ngôn ngữ sân khấu (kịch, chèo, tuồng…)
+ Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn tồn tại trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng ngày…
Ví dụ:
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”
– Chiều xuân – Anh Thơ –
b. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
– Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương, nó không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp.
– Đặc trưng:
+ Tính hình tượng:
Hình tượng là cái được gợi ra từ cái cụ thể của ngôn từ biểu đạt thông qua sự liên tưởng của người nghe, người đọc.
Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp…
VD câu ca dao:
Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
Câu ca dao nêu ở trên: thể hiện cái đẹp trong lao động thông qua hình tượng ” múc ánh trăng vàng “. Nhờ hình tượng mà ngôn ngữ nghệ thuật thường có tính đa nghĩa, hàm súc.
+ Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc.
VD: câu ca dao trên gợi ở người nghe những rung động trước vẻ đẹp của con người và thiên nhiên trong lao động sản xuất nông nghiệp.
+ Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tp.
VD: Câu ca dao trên đã chọn được một hình ảnh độc đáo ” múc ánh trăng vàng ” để nói lên vẻ đẹp trong lao động
– Có 2 dạng tồn tại: dạng nói & dạng viết.
Ví dụ:
“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập!”
(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
b. Các phương tiện diễn đạt:
– Về từ ngữ: sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị; ngược lại, nhiều từ ngữ chính trị có nguồn gốc từ VBCL nhưng được dùng rộng khắp trong sinh hoạt chính trị nên đã thấm vào lớp từ thông dụng, người ta không còn quan niệm đó là từ ngữ lí luận nữa [đa số, thiểu số, dân chủ, bình đẳng, tự do,…]
– Về ngữ pháp: Câu thường có kết cấu chuẩn mực, gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lập luận. Liên kết các câu trong văn bản rất chặt chẽ [ Vì thế, Do đó, Tuy… nhưng….]
– Về các biện pháp tu từ: sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tăng sức hấp dẫn cho lí lẽ, lập luận.
c. Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận:
Là phong cách được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội.
– Tính công khai về quan điểm chính trị: Văn bản chính luận phải thể hiện rõ quan điểm của người nói/ viết về những vấn đề thời sự trong cuộc sống, không che giấu, úp mở. Vì vậy, từ ngữ phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng từ ngữ mơ hồ; câu văn mạch lạc, tránh viết câu phức tạp, nhiều ý gây những cách hiểu sai.
– Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận: Văn bản chính luận có hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc và sử dụng từ ngữ liên kết rất chặt chẽ: vì thế, bởi vây, do đó, tuy… nhưng…, để, mà,….
– Tính truyền cảm, thuyết phục: Thể hiện ở lí lẽ đưa ra, giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết
4. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC: a. VB khoa học & Ngôn ngữ khoa học:
– VB khoa học gồm 3 loại:
+ VBKH chuyên sâu: dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học [chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,…]
+ VBKH và giáo khoa: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,… Nội dung được trình bày từ thấp đến cao, dễ đến khó, khái quát đến cụ thể, có lí thuyết và bài tập đi kèm,…
– Ngôn ngữ KH: là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là các VBKH.
Tồn tại ở 2 dạng: nói [bài giảng, nói chuyện khoa học,…] & viết [giáo án, sách, vở,…]
Ví dụ:
“Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virut gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột (cấp tính), lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia…” b. Đặc trưng PCNN khoa học:
– Tính khái quát, trừu tượng :
+ Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.
+ Kết cấu văn bản: mang tính khái quát (các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể)
– Tính lí trí, logic:
+ Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.
+ Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.
+ Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic.
– Tính khách quan, phi cá thể:
+ Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc
+ Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân
5. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ: a. Ngôn ngữ báo chí:
– Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của XH. Tồn tại ở 2 dạng: nói [thuyết minh, phỏng vấn miệng trong các buổi phát thanh/ truyền hình…] & viết [báo viết]
Ví dụ:
“Sau khi Bộ GD&ĐT công bố phương án một kỳ thi chung thực hiện từ năm 2015, nhiều vấn đề vẫn được tiếp tục mổ xẻ. Để người dân hiểu rõ hơn về kỳ thi, lãnh đạo Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng tiếp tục giải đáp các thắc mắc.” (http://vnexpress.net/)
b. Các phương tiện diễn đạt:
– Về từ vựng: sử dụng các lớp từ rất phong phú, mỗi thể loại có một lớp từ vựng đặc trưng.
– Về ngữ pháp: Câu văn đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.
– Về các biện pháp tu từ: Sử dụng nhiều BPTT để tăng hiệu quả diễn đạt.
c. Đặc trưng của PCNN báo chí:
– Tính thông tin thời sự: Thông tin nóng hổi, chính xác về địa điểm, thời gian, nhân vật, sự kiện,…
– Tính sinh động, hấp dẫn: Các dùng từ, đặt câu, đặt tiêu đề phải kích thích sự tò mò của người đọc.
6. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH – CÔNG VỤ: a. VB hành chính & Ngôn ngữ hành chính:
– VB hành chính là VB đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðó là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước kháctrên cơ sở pháp lí [thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…]
Chức năng: thông báo và sai khiến. Chức năng thông báo thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường, ví dụ như: văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hoá đơn, hợp đồng… Chức năng sai khiến bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gởi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
– Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ được dùng trong các VBHC. Đặc điểm:
+ Cách trình bày: thường có khuôn mẫu nhất định
+ Về từ ngữ: sử dụng lớp từ hành chính với tần số cao
+ Về kiểu câu: câu thường dài, gồm nhiều ý, mỗi ý quan trọng thường được tách ra, xuống dòng, viết hoa đầu dòng.
b. Đặc trưng PCNN hành chính:
– Tính khuôn mẫu: Kết cấu 3 phần
+ Phần đầu:
Quốc hiệu và tiêu ngữ
Tên cơ quan ban hành văn bản, dưới là số hiệu VB
Địa điểm, thời gian ban hành VB
+ Phần chính: Nội dung chính của VB
+ Phần cuối:
Chức vụ, chữ kí, họ tên của người kí VB, dấu của cơ quan
Nơi nhận
– Tính minh xác: Không dùng phép tu từ, lối biểu đạt hàm ý hoặc mơ hồ về nghĩa. Không tùy tiện xóa bỏ, thay đổi, sửa chữa nội dung. Đảm bảo chính xác từng dấu câu, chữ kí, thời gian. Gồm nhiều chương, mục để tiện theo dõi
– Tính công vụ: Không dùng từ ngữ biểu hiện quan hệ, tình cảm cá nhân [ nếu có cũng chỉ mang tính ước lệ: kính mong, kính gửi, trân trọng cảm ơn,…]. Dùng lớp từ toàn dân, không dùng từ địa phương, khẩu ngữ,…
Ví dụ: Đơn xin nghỉ học, Hợp đồng thuê nhà, ….
Các Phong Cách Chức Năng Của Ngôn Ngữ
a. Tính chính xác- đơn nghĩa
Tính chính xác được thể hiện trong cách dùng từ, đặt câu; tính minh bạch thể hiện trong kết cấu lô gíc, sự chặt chẽ giữa nội dung và hình thức nhằm đảm bảo cho nội dung nhất quán, rõ ràng và đơn nghĩa. Ngôn ngữ văn bản hành chính chỉ cho phép một cách hiểu duy nhất. Đặc điểm này quy định tính chất tu từ của văn bản hành chính: Ngôn ngữ trung hòa sắc thái biểu cảm, lời văn lạnh lùng và chính xác (khác với phong cách khoa học tuy tính chính xác cao nhưng cách thức trình bày và diễn đạt có thể vẫn mang màu sắc cá nhân). Đây là dấu hiệu của các loại văn bản hành chính. b. Tính khách quan
Tính chất này được thể hiện rõ ở cách trình bày. Đây là dấu hiệu chung cho tất cả các loại văn bản hành chính thể hiện tính xác nhận của tài liệu này. (Khác với phong cách ngôn ngữ khoa học ít nhiều vẫn mang dấu ấn của tác giả.). Các loại đơn từ cá nhân không mang danh nghĩa cá nhân, còn chữ kí của người chịu trách nhiệm chỉ khẳng định tính chất xác thực của tài liệu chứ không phải khẳng định tư cách tác giả xét về mặt phong cách ngôn ngữ. Tính nghiêm túc-khách quan còn thể hiện ở cách dùng từ ngữ mang tính chuẩn mực và tính quy định, loại trừ yếu tố cảm xúc, yếu tố cá nhân người viết. c. Tính khuôn mẫu
Văn bản hành chính luôn luôn tuân theo những khuôn mẫu đã được quy định về hình thức trình bày. Tùy thuộc vào từng kiểu loại cụ thể mà nó có những khuôn mẫu có thể được in sẵn. Trong nền hành chính hiện đại, mỗi một cơ quan, tùy theo chức năng và công việc mà người ta có thể soạn thảo các mẫu đơn có sẵn để sử dụng, tránh mất thời gian và sai quy cách. Ví dụ trong trường học cần có các mẫu in sẵn như: giấy mời họp phụ huynh, đơn xin phép nghỉ học, nghỉ dạy, đơn xin trợ cấp, đơn xin chuyển công tác, tờ trình điều chỉnh lương, đơn xin hết tập sự… Tuy nhiên, về mặt này nền hành chính chúng ta chưa đáp ứng được và ý thức về vấn đề quy chuẩn hóa các loại văn bản hành chính, thủ tục hành chính, cách thức tiến hành vẫn còn hết sức hạn chế.
III. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
1. Từ ngữ
Phong cách hành chính thường sử dụng những từ và cụm từ có tính chất quán ngữ. Nhờ sử dụng những khuôn mẫu có sẵn mà người thảo văn bản dễ dàng đạt được yêu cầu biểu đạt nội dung một cách chính xác và khách quan và do vậy người tiếp nhận cũng nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng.
Văn bản hành chính thường dùng các từ ngữ gọi tên các cơ quan như: BNN, Sở giáo dục, Bộ y tế, v.v…; tên chức vụ: công tố viên, bị cáo, vv; tên tài liệu: thông cáo, văn bản v.v…; sử dụng các quán ngữ: căn cứ, theo đề nghị của…v.v…; sử dụng nhiều từ Hán-Việt: khởi tố, bị can, lưu hành, truy cứu, vv…
Tóm lại từ ngữ trong phong cách hành chính là từ ngữ văn hóa, mang tính chuẩn mực, cụ thể và trung hòa sắc thái biểu cảm; không sử dụng các từ ngữ gợi hình, gợi cảm dễ xuyên tạc.
2. Cú pháp
Văn bản hành chính thường sử dụng những mẫu câu mang tính rập khuôn, mang sắc thái khách quan, lạnh lùng. Các loại câu cơ bản thường dùng trong phong cách này là:
– Câu tường thuật, câu cầu khiến, câu đơn bình thường với trật tự thuận. Không sử dụng câu hỏi và câu cảm thán.
– Không sử dụng lời nói trực tiếp (trừ văn bản tòa án) và những từ tình thái, những cấu trúc chêm xen có tính chất đưa đẩy.
IV. MỘT SỐ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH THÔNG DỤNG
1. Nghị quyết
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ…
Thành phần tham dự: đại biểu, thành viên tham gia.
Sau một thời gian làm việc tích cực, nghiêm túc, Hội nghị đã nhất trí với những đánh giá trong bản tổng kết (năm cũ), cuối cùng đã đưa ra Quyết nghị với các nội dung sau:
1. Về công tác chính trị tư tưởng
– Tiếp tục phát động phong trào thi đua
– Phát huy vai trò lãnh đạo của… , tăng cường sự đoàn kết toàn… .
– Phấn đấu 100% cán bộ công chức…
2. Về công tác đào tạo
– Triển khai và thực hiện tốt nhiệm vụ…
– Điều chỉnh, hoàn thiện…
– Phát triển phong trào thi đua phấn đấu…
3. Về công tác nghiên cứu khoa học
– Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học.
– Khuyến khích và tạo điều kiện…
4. Về công tác cán bộ
– Có giải pháp tích cực để quy hoạch và tăng cường đội ngũ cán bộ…
– Động viên, khuyến khích cán bộ…
5. Về công tác thi đua
Phát động phong trào thi đua…
6, Về một số chỉ tiêu khác
Hội nghị đã biểu quyết một số chỉ tiêu cụ thể sau:
– Phấn đấu 100% cán bộ công chức đạt danh hiệu xuất sắc.
– 70 % cán bộ công chức đạt danh hiệu lao động tiên tiến.
Hội nghị đã nhất trí thông qua bản quyết nghị với đa số tán thành.
(đoàn chủ tịch cho hội nghị biểu quyết trước khi bản nghị quyết được biểu quyết lần cuối)
Chủ toạ Thư kí
Yêu cầu: Khảo sát sách giao khoa Ngữ văn tương ứng và viết hoàn chỉnh các văn bản hành chính thông dụng (4 vb/ 1 sv); Thực hành tại lớp: Xây dựng các mẫu văn bản trong Trường Đại học và Trường phổ thông tương ứng (Đơn xin học lại; Giấy xin phép nghỉ học; Đơn xin bảo lưu kết quả; Đơn xin dừng học…).
BÀI 4: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
I. KHÁI QUÁT
1. Định nghĩa
Phong cách khoa học là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực khoa học. Đó là vai của những nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giáo viên, kĩ sư…
2. Các dạng của phong cách ngôn ngữ khoa học
– Dạng viết: Bao gồm các loại sau:
+ Các công trình nghiên cứu khoa học, tạp chí, tập san, báo cáo khoa học.
+ Các hình thức tóm tắt, giới thiệu, lược thuật khoa học…
+ Bài thi, luận văn, đề án tốt nghiệp, bài văn bình giảng…
– Dạng nói: Bao gồm các loại sau:
+ Lời giảng bài, lời thuyết trình trong các hội nghị khoa học…
+ Lời thuyết minh các công trình nghiên cứu khoa học.
+ Lời hỏi đáp về các vấn đề khoa học.
II. CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PCKH
1. Chức năng ngôn ngữ
Ngôn ngữ phong cách khoa học có hai chức năng:
– Chức năng thông báo: là chức năng chủ yếu tạo nên tính khách quan và tính có vấn đề của văn bản khoa học.
– Chức năng giao tiếp lí trí: Giao tiếp lí trí vừa là thông báo vừa là chứng minh tính đúng đắn của vấn đề được trình bày. Chứng minh là đặc trưng khu biệt làm cho phong cách ngôn ngữ khoa học khác với các phong cách ngôn ngữ khác. Dựa vào tính chất thông báo và chứng minh mà người ta xác định được màu sắc phong cách ngôn ngữ khoa học.
2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
Phong cách ngôn ngữ khoa học có những đặc trưng cơ bản sau đây:
– Tính trừu tượng – khái quát: Vấn đề khoa học phải thông qua thao tác khái quát, trừu tượng hóa để nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan. Nhiệm vụ của người viết văn bản khoa học là phát hiện các qui luật, vấn đề tồn tại trong sự vật hiện tượng nên không thể dừng lại ở cái riêng lẻ, bộ phận mà cần phải thông qua khái quát, thống kê để rút ra vấn đề mang tính chân lí.
– Tính lô gíc nghiêm ngặt: Trong văn bản khoa học, tính thuyết phục cho vấn đề đưa ra nhờ vào cách trình bày, lập luận chặt chẽ theo qui luật của tư duy lô gíc. Tính lô gíc ở đây thể hiện ở chỗ văn bản mang tính nhất quán trong việc phân bố tất cả các đơn vị tương ứng với nội dung hàm chứa. Các vấn đề đưa ra phải cân đối, hợp lô gíc và không gây ra mâu thuẫn. Lô gíc trong khoa học là lô gíc được chứng minh, khác với lô gíc trong nghệ thuật là lô gíc hình tượng.
– Tính chính xác-khách quan: Các vấn đề khoa học luôn luôn yêu cầu phải được phản ánh một cách khách quan và chính xác. Do vậy tính chính xác- khách quan là một thuộc tính hiển nhiên của văn bản khoa học. Trong ngôn ngữ khoa học, tính chính xác thể hiện ở tính đơn nghĩa của từ ngữ trong cách hiểu. Điều này khác với ngôn ngữ nghệ thuật, tính chính xác có nghĩa là trung thành với hình tượng tức là hình tượng phải điển hình.
III. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
1. Về từ ngữ
Phong cách ngôn ngữ khoa học thường xuyên dùng các thuật ngữ chuyên môn. Ví dụ: hàm số, mẫu số… trong toán học; điện trở, nhiệt lượng trong vật lí v.v. Các thuật ngữ, các từ chỉ khái niệm thường xuyên được sử dụng tùy theo chuyên ngành khoa học. Để đảm bảo tính chính xác-khách quan, từ ngữ trong văn bản khoa học chỉ được phép một cách hiểu duy nhất: ý nghĩa sự vật lô gíc và trung hòa sắc thái biểu cảm.
2. Về cú pháp
Tính chính xác chi phối cả về mặt cú pháp của văn bản khoa học. Văn bản khoa học thường sử dụng các kiểu kết cấu cú pháp sau đây:
– Sử dụng hình thức câu hoàn chỉnh với kết cấu chặt chẽ, rõ ràng.
– Sử dụng những câu ghép với các cặp từ hô ứng: Vì A nên B; nếu A thì B; để A nên B…
– Sử dụng nhiều phương tiện liên kết câu: như đã nói, Như vậy, Vậy cho nên, Nói tóm lại…
3. Kết cấu một văn bản khoa học:
Hình thức thông thường của một văn bản khoa học thường được trình bày theo kết cấu sau:
CÁC CHÚ Ý KHÁC
1. Cỡ chữ: 13-14 theo phông chữ Unicode
2. Giãn dòng: 29-30 dòng/trang (1,5 line)
3. Lề: trái: 3,5cm, phải: 2cm, trên-dưới: 2,5cm (có thể điều chỉnh cho hợp lí tùy theo tình hình và yêu cầu chung).
4. Tất cả các dấu câu đều đánh sát chữ bên trái, trừ dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép thì dấu mở đánh kề chữ phải, dấu đóng đánh kề chữ trái.
Bài tập: Khảo sát sách Ngữ văn phổ thông về phong cách ngôn ngữ khoa học và lập đề cương cho một đề tài khoa học.
BÀI 6: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
I. KHÁI QUÁT
1. Định nghĩa
Chính luận theo nghĩa hẹp (sgk lớp11 hiện hành) chỉ những lập luận trong lĩnh vực chính trị xã hội. Ví dụ, luận về các vấn đề như:
– Không có gì quý hơn độc lập, tự do (Hồ Chí Minh)
– Việt Nam và những thách thức mới về độc lập và phát triển
– Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
– Cái giá độc lập của dân tộc Việt Nam
– Để cứu nước và giải phóng dân tộc, cách mạng vô sản là sự lựa chọn duy nhất của Việt Nam.
– Bản chất khoa học của Chủ nghĩa Mác
– Muôn nẻo cái sự nhầm
Phong cách ngôn ngữ chính luận là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực chính trị xã hội. Đó là vai của những nhà lãnh đạo, nhà hoạt động chính trị-xã hội, đảng viên, đoàn viên, cán bộ tuyên giáo v.v.
2. Các dạng của phong cách ngôn ngữ chính luận
-Dạng nói: Bài diễn thuyết, bài phát biểu trong mít tinh hay trong lễ đón tiếp ngoại giao, bài phát biểu trong hội nghị…
3. Các loại văn bản chính luận
– Văn bản nghị luận chính trị
– Văn bản nghị luận xã hội
II. CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN
1. Chức năng ngôn ngữ
– Chức năng giao tiếp lí trí: cung cấp thông tin/ kiến thức mới
– Chức năng thuyết phục (chứng minh và tác động)
Ngôn ngữ trong phong cách chính luận là ngôn ngữ tổng hợp, thuyết phục người nói, người nghe bằng những chứng cứ và lập luận vững chắc được trình bày theo những cách thức riêng mang màu sắc cá nhân. Phong cách ngôn ngữ chính luận cũng sử dụng cả những yếu tố tạo hình để tăng thêm sức hấp dẫn.
2. Đặc trưng của phong cách chính luận
– Tính lập luận chặt chẽ: Mục đích của văn bản chính luận là thuyết phục người nghe tin vào lập luận của mình là đúng. Do vậy yêu cầu phải có sự lập luận chặt chẽ trên cơ sở đưa ra được những luận điểm, luận cứ hợp lô gíc và có cơ sở khoa học thỏa đáng. Về điểm này ngôn ngữ chính luận gần với ngôn ngữ khoa học. Ví dụ: Có anh hùng vì có tập thể anh hùng. Có tập thể anh hùng vì có nhân dân anh hùng, Đảng anh hùng (Hồ Chí Minh); Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn. Văn là chính trị: chính trị cứu nước cứu dân, nội trị, ngoại giao,”mở nền thái bình muôn thuở, rửa nỗi thẹn nghìn thu” (Bình Ngô Đại Cáo). Võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật, “yếu thắng mạnh, ít địch nhiều… thắng hung tàn bằng đại nghĩa” (Bình Ngô Đại Cáo); văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao: “viết thư thảo hịch tài giỏi hơn hết mọi thời” (Lê Quí Đôn), “văn chương mưu lược gắn liền với sự nghiệp kinh bang tế thế” (Phan Huy Chú). Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta! (Phạm Văn Đồng); Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta (Lê Duẩn).
– Tính truyền cảm mạnh mẽ: Văn bản chính luận không những thuyết phục người đọc người nghe bằng lí trí mà còn bằng tình cảm. Chính vì vậy ngôn ngữ chính luận luôn luôn được diễn đạt một cách hùng hồn, sinh động và cảm động, lôi cuốn người nghe từ đầu đến cuối. Ví dụ: Đồng bào Nam Bộ là dân của nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí đó không bao giờ thay đổi (Hồ Chí Minh); Hỡi đồng bào toàn quốc, chúng ta muốn hòa bình chúng ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào chúng ta phải đứng lên… (Hồ Chủ tịch). …Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê Nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột (Hồ Chí Minh – Di chúc).
III. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN
1. Về từ ngữ
Phong cách chính luận thường sử dụng lớp từ ngữ có tính chất thuật ngữ của các ngành khoa học theo từng thể loại văn bản: nghị luận chính trị, kinh tế, văn hóa, văn học v.v. Từ ngữ chính trị đóng vai trò quan trọng trong việc bộc lộ thái độ của người nói. Qua việc lựa chọn từ ngữ, lập trường quan điểm của người nói, người viết đối với vấn đề nêu ra được thể hiện hết sức rõ ràng. Ví dụ: Hỡi đồng bào toàn quốc, chúng ta muốn… chúng ta đã… Nhưng… Không!…
2. Về cú pháp
Cú pháp của phong cách chính luận mang các đặc điểm sau:
– Có xu hướng đi tìm cách diễn đạt mới nhằm nhấn mạnh vấn đề hay bày tỏ thái độ của người nói, người viết. Ví dụ: Đảng ta là một đảng lãnh đạo, Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạchà Là một đảng lãnh đạo, Đảng ta cần phải mạnh mẽ, trong sạch; cái gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, dù là việc nhỏ. Cái gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh, dù là việc nhỏ (Hồ Chí Minh).
– Sử dụng những cách đặt câu có tính chất hội thoại tạo cho người đọc cảm giác quen thuộc, dễ hiểu. Ví dụ: Văn là chính trị, là nội trị, là ngoại giao…; Không!… Chúng ta thà hi sinh tất cả…, tôi ngồi trong phòng một mình mà sung sướng đến phát khóc lên…
– Linh hoạt sử dụng các kiểu câu khác nhau: câu đơn, câu ghép, câu cảm thán… Tuy vậy dù dùng kiểu câu nào đi chăng nữa thì vẫn đảm bảo tính trong sáng, cân đối, nhịp nhàng. Ví dụ: lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
3. Các yếu tố tu từ trong phong cách chính luận
Ngôn ngữ chính luận sử dụng các phương tiện và các biện pháp tu từ ở nhiều cấp độ khác nhau. Mức độ sử dụng các yếu tố tu từ chỉ đứng sau ngôn ngữ nghệ thuật. Tuy nhiên việc sử dụng các yếu tố tu từ trong ngôn ngữ chính luận không nhằm mục đích làm cho văn bản chính luận có tính hình tượng như ngôn ngữ nghệ thuật mà chỉ nhằm cụ thể hóa vấn đề nêu ra một cách cụ thể cảm tính. Các yếu tố tu từ thường gặp trong loại văn bản này là cách sử dụng các từ giàu hình ảnh, các phương tiện ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa v.v. Các biện pháp tu từ thường gặp như: lặp cú pháp, đối chọi, câu hỏi tu từ v.v.
Yêu cầu: Khảo sát sách giáo khoa Tiếng Việt phổ thông và lập đề cương cho một văn bản chính luận sau đó viết thành bài hoàn chỉnh; Phân tích cách lập luận của Phạm Văn Đồng về Nguyễn Trãi hoặc một vấn đề tự chọn.
BÀI 7: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO
I. KHÁI QUÁT
1. Định nghĩa
2. Các dạng của phong cách ngôn ngữ báo
3. Các loại văn bản báo
– Dựa vào ý nghĩa sự vật-lô gíc (tính chất thông tin):
+ Văn bản cung cấp thông tin.
+ Văn bản phản ánh công luận.
– Dựa vào đặc điểm kết cấu tu từ:
+ Tin tức tổng hợp hoặc mẩu tin.
+ Phóng sự điều tra, phỏng vấn.
+ Ý kiến bạn đọc và trả lời bạn đọc.
II. CHỨC NĂNG NGÔN NGỮ VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH BÁO
1. Chức năng ngôn ngữ
Ngôn ngữ văn bản báo có hai chức năng:
– Chức năng giao tiếp lí trí: Giao tiếp lí trí được thực hiện thông qua tính thông báo và phản ánh sự việc, sự kiện mang tính thời sự xảy ra trong đời sống.
– Chức năng phát động: Ngoài chức năng giao tiếp lí trí, một chức năng mang tính đặc thù của ngôn ngữ báo đó là động viên, khích lệ người đọc, người nghe thực hiện một nhiệm vụ nào đấy.
2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo
– Tính chiến đấu, thuyết phục, giáo dục: Báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Nó là diễn đàn của quần chúng lao động đấu tranh chống lại những gì phi đạo đức, trái pháp luật, bảo vệ công lí… nhằm làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Chính vì vậy báo chí là diễn đàn công khai của toàn thể nhân dân đấu tranh cho một mục đích cao cả và tốt đẹp đó là xây dựng một xã hội công bằng và văn minh.
– Tính thời sự cập nhật: Báo chí luôn luôn phản ánh những vấn đề hiện tại mang tính bức thiết nhất. Nếu đề cập những vấn đề của quá khứ hay tương lai thì bài báo đó cũng muốn hướng người đọc đi vào giải quyết những vấn đề hiện tại đang được đặt ra một cách khách quan. Ví dụ:
– Tính kích thích hấp dẫn: Phong cách báo đặc biệt chú trọng vào vấn đề lôi cuốn độc giả quan tâm tìm hiểu sự việc. Do vậy từ đầu đề đến cách kết cấu và cách dùng từ ngữ đều mang tính hấp dẫn, gợi trí tò mò và ý muốn tìm hiểu của người nghe, người đọc. Tính kích thích hấp dẫn thể hiện ngay trong cách đặt tên đầu đề các bài báo. Ví dụ: ca dao… cạo, Công ti trách nhiệm… vô hạn!…
– Tính ngắn gọn: do dung lượng tờ báo có giới hạn và do tính chất tức thời, nhanh chóng của người đọc nên bài báo phải đo đếm từng chữ. Những chữ còn bỏ được sẽ không được phép xuất hiện. Trường hợp bài dài phải đăng liên tiếp trong nhiều kì để đảm bảo cho tính phong phú của thông tin trong một tờ báo.
III. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
1.Về từ ngữ
Từ ngữ trong ngôn ngữ báo mang các đặc điểm sau đây:
– Phong cách ngôn ngữ báo sử dụng lớp từ ngữ mang đậm màu sắc biểu cảm, gợi hình, gợi cảm, giàu hình ảnh và mang đậm màu sắc tu từ. Ví dụ: Hội chứng Việt Nam, leo thang chiến tranh, chảy máu chất xám v.v.
– Phong cách báo luôn có xu hướng đi tìm cái mới trong cách dùng từ: người viết báo thường dựa vào các từ ngữ, các quán ngữ có sẵn để tạo nên các đơn vị, cách thức diễn đạt mới giàu tính hình ảnh và tính biểu cảm. Ví dụ: kiện tướng à kiện tướng đào đất, kiện tướng bơi lội…ổ gà à ổ voi, đường đủ mọi loại ổ v.v.
– Phong cách báo dùng nhiều từ viết tắt để đảm bảo tính thông tin cao trong một khuôn khổ không gian trình bày nhất định và giúp cho việc tiếp thu được thuận lợi. Ví dụ: ĐCS, CBCNV v.v.
2. Về cú pháp
Trong phong cách ngôn ngữ báo mặt cú pháp của nó có những đặc điểm sau đây:
– Sử dụng nhiều câu khuyết chủ ngữ nhằm làm cho nội dung thể hiện được ngắn gọn, cô đúc và tăng cường sức thuyết phục qua tính khách quan và tính mệnh lệnh của nó. Ví dụ: Cần phải học ăn, học nói, học gói, học mở, Hôm qua, ngày… khai mạc hội nghị các nước nói tiếng Pháp tại…
– Sử dụng câu có thành phần khởi ngữ để nêu bật thông tin. Loại câu này xuất hiện nhiều nhất là ở các đầu đề văn bản. Ví dụ: Nông trường 1/5 đi lên từ hai bàn tay trắng, Nước sạch cho nông thôn: một vấn đề bức xúc, Ixraen, trước tình trạng dã man của bọn khủng bố…
– Sử dụng những câu đơn kèm theo lời trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp. Ví dụ: Dưới đầu đề Việt Nam: Một con hổ nhỏ mới? Báo Béclin ra ngày 31/12/91 nhận xét rằng…
Đặc điểm nổi bật của cú pháp phong cách ngôn ngữ báo là việc kết hợp chặt chẽ các hình thức cú pháp mang tính khuôn mẫu với yếu tố diễn cảm được thể hiện dưới những kiểu cú pháp hết sức phong phú và đa dạng.
– Phong cách ngôn ngữ báo sử dụng nhiều phương tiện và biện pháp tu từ nhằm đem lại cho văn bản tính cụ thể, tính gợi cảm và tính hấp dẫn cao.
Cần đặc biệt lưu ý rằng một số truyện ngắn, thơ đăng trên báo nhưng không thuộc phong cách ngôn ngữ báo mặc dù nó nằm trong hệ thống tài liệu đọc nhanh và mang tính thời sự sâu sắc.
Yêu cầu: Khảo sát sách giáo khoa Tiếng Việt phổ thông, viết mẩu tin và lập đề cương cho một bài báo.
BÀI 8: NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT
I. KHÁI NIỆM
1. Ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu và là một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Nói đến tín hiệu là nói đến chức năng chứa đựng và truyền tải thông tin của chúng. Ngôn ngữ phi nghệ thuật chú trọng vào nội dung thông tin mà nó hàm chứa và chuyển tải thông qua tính lô gíc, tính trực tiếp, tính đơn nghĩa và tính tiếp nhận mau chóng để đối tượng giao tiếp dễ dàng nắm bắt và thực hiện các hành vi tương ứng. Do đặc điểm trên chi phối nên ngôn ngữ phi nghệ thuật là loại ngôn ngữ mang thông tin lô gíc và chỉ có một cách hiểu duy nhất cho tất cả các đối tượng tiếp nhận, chúng thực hiện chức năng quan trọng nhất là chức năng thông báo.
Khác với ngôn ngữ phi nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật là một hệ thống tín hiệu hết sức phức tạp và chặt chẽ. Tính phức tạp thể hiện trên hai bình diện: tính đa trị và tính đa phong cách. Ta có thể khám phá ra rất nhiều lớp nghĩa trong những đơn vị (một từ, một câu hay một văn bản) mang thông tin. Trong một tác phẩm văn chương cũng có thể tìm thấy các phong cách ngôn ngữ đan xen nhau một cách hài hòa tạo thành bản hòa tấu không có chi tiết thừa. Với đặc điểm đó đòi hỏi người thưởng thức và tìm hiểu nó phải có một năng lực tổng hợp về các loại tri thức và các thao tác để mổ xẻ và khai thác nó một cách khoa học. Tính chặt chẽ của ngôn ngữ văn chương được thể hiện ở tính hệ thống. Mỗi một tác phẩm là một tổng thể không thể tách rời. Tất cả các yếu tố của hệ thống đều là những dấu hiệu hướng vào sự thể hiện một thông điệp thống nhất. Chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ văn chương là chức năng thẩm mĩ, khác với ngôn ngữ phi nghệ thuật có chức năng quan trọng nhất là chức năng thông báo.
Ngôn ngữ phi nghệ thuật mang tính đơn nghĩa cũng đồng nghĩa với vai trò phản ánh các thuộc tính đơn lẻ của sự vật hiện tượng một cách khách quan. Trong thực tế cuộc sống, mọi sự vật đều tồn tại trong không gian và thời gian trong tư thế không ngừng biến đổi và nó được phản ánh dưới ý thức chủ quan của con người. Ngôn ngữ nghệ thuật là loại ngôn ngữ đa phong cách và đa giá trị, chỉ có nó mới đủ sức phản ánh những thuộc tính vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan của các sự vật hiện tượng trong đời sống chúng ta. Trong khi cố gắng phản ánh những thuộc tính của các sự vật hiện tượng một cách chính xác nhất, ngôn ngữ nghệ thuật trở thành thứ ngôn ngữ mẫu mực đạt đến trình độ phát triển cao. Điều này giải thích vì sao có nhiều ngôn ngữ của nhiều dân tộc không được xếp vào hàng ngũ ngôn ngữ văn học. Thời đại nào cũng vậy, vai trò của các nhà văn trong việc trau dồi ngôn ngữ dân tộc là không thể phủ nhận được. Ngôn ngữ nghệ thuật vì thế xứng đáng giữ vai trò trung tâm của ngôn ngữ dân tộc; sự phát triển của ngôn ngữ dân tộc luôn luôn gắn với các tên tuổi các nhà văn, nhà thơ lớn.
Khuynh hướng ngôn ngữ
Ngôn ngữ nghệ thuật
Ngôn ngữ phi nghệ thuật
Dấu hiệu cấu trúc hình thức
Ngữ điệu, hư từ
Thực từ
Đặc điểm cấu trúc nội dung
Đa trị, giàu hình ảnh, có khả năng gợi liên tưởng
Đơn trị, trừu tượng hóa, khái quát hóa
Ví dụ: Nhớ quá với nhớ ai ra ngẩn vào ngơ; thương lắm với thương thay thân phận đàn bà; thương quá là thương; thương ôi tài sắc bậc này; đến sông Hương uống rượu và say rượu với Sông Hương hoá rượu ta đến uống – Ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say… – Nguyễn Trọng Tạo; mau già, già nhanh với tuổi già sầm sập đuổi sau lưng… Tóm lại ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ đa trị. Khi giải mã một văn bản nghệ thuật chúng ta cần thiết phải trả lời 2 câu hỏi: nó nói gì? và cái đó được nói theo cách nào? Giải thích ngôn ngữ nghệ thuật là đi tìm các giá trị của những cấu trúc bao nhau.
Hai phương thức tăng cường năng lực biểu đạt cho ngôn ngữ văn chương thông thường nhất là tạo nghĩa hàm ẩn và vận dụng quan hệ liên tưởng thông qua các phương tiện tu từ để mở rộng phương diện ý nghĩa.
Ngôn ngữ nghệ thuật phản ánh thế giới khách quan bằng hình tượng điển hình. Vì vậy nó là thứ ngôn ngữ được trau chuốt, chọn lựa, sắp xếp… đạt đến một trình độ cao nhất trong nhiệm vụ biểu đạt một nội dung nhất định.
Tóm lại ngôn ngữ ngệ thuật là ngôn ngữ trong các tác phẩm văn chương. Nó là một loại ngôn ngữ phức tạp, mang chức năng chủ yếu là chức năng thông báo thẩm mĩ thông qua sự cảm nhận về hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ.
2. Văn học
Theo từ nguyên học, văn là một yếu tố Hán-Việt chính yếu tạo nên ngữ nghĩa cho từ văn chương. Nghĩa của từ văn được hình thành từ thời tiền Tần với khoảng 13 nét nghĩa chủ đạo: đường vân giao nhau, tu sức, điều kiện, tiết tấu, uy nghi, gắng gỏi, thành, động, mĩ-thiện, văn tự, đưa lại cảm hứng, lạc nghệ, văn chương… Khổng Tử coi văn là cái đẹp gắn liền với sự hiểu biết của con người về trí tuệ và đạo lí (văn hóa, lễ nghĩa…). Tóm lại văn được ngày xưa quan niệm là vốn hiểu biết nói chung tạo ra nét đẹp cho phẩm chất con người. Chương là cái tươi sáng. Văn chương là cái tươi sáng, cái đẹp do con người sáng tạo ra. Hiểu một cách khái quát, văn học là khoa học về văn chương. Vấn đề này có 4 quan niệm:
* Văn học là khoa học văn chương được hợp thành từ hai bộ phận, sáng tác văn học và phê bình văn học.
* Văn học là khoa học văn chương được hợp thành từ 3 bộ phận: lịch sử văn học; phê bình văn học; lí luận và phân tích văn học.
* M. Goocki nói: văn học là nhân học (là khoa học về (chất) người – khoa học nhân văn) chất người hay tính người là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính văn hóa có ở con người khi con người hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới theo những chuẩn mực của cái đẹp. Khái niệm này mang tính khái quát khi coi văn chương là một ngành nghệ thuật vận dụng tất cả các thành tựu của các khoa học và nghệ thuật khác làm chất liệu cho nó để sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa tinh thần theo tiêu chuẩn của cái đẹp. Khi định nghĩa này được hiểu một cách cực đoan thì văn chương chỉ được chú trọng ở mặt nội dung biểu đạt.
* Lí luận văn học cho rằng văn học là nghệ thuật ngôn từ. Quan niệm này nếu xem ngôn ngữ là một loại tín hiệu có tính hai mặt thì đây là một định nghĩa đi thẳng vào bản chất của văn chương. Nêu lên được nghệ thuật sử dụng ngôn từ coi như chúng ta đang phân tích văn chương, còn trình bày được nội dung biểu đạt của tác phẩm coi như chúng ta mới tiếp cận được ý sơ đẳng nhất mà tác giả của tác phẩm văn chương muốn nói (tính võ đoán của ngôn ngữ thể hiện rõ nét nhất trong ngôn ngữ nghệ thuật). Cách hiểu này cũng dẫn đến tình trạng quá đề cao đến mặt hình thức của văn chương mà không thấy rằng hình thức và nội dung là một cặp phạm trù không tách rời nhau, chúng quy định và tác động qua lại lẫn nhau.
Tổng Quan Về Ngôn Ngữ Và Ngôn Ngữ Học
Published on
General view of language and linguistics
1. TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌC Tài liệu tham khảo 1. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến,1997, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB GD, Hà Nội. 2. Ng.Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Ng. Minh Thuyết, 1995, Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB GD, Hà Nội
2. TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ VÀ NGÔN NGỮ HỌC * Ngôn ngữ và ngôn ngữ học * Nguồn gốc của ngôn ngữ * Chức năng của NN * Bản chất xã hội của NN * Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu
3. Ngôn ngữ và ngôn ngữ học I. Ngôn ngữ là gì? 1. Khái niệm * Thuật ngữ “ngôn ngữ” gồm các nghĩa: – Tiếng nói của mỗi dân tộc – Là tiếng nói của loài người nói chung. – Khái quát về lời nói của một cá nhân.
4. Ngôn ngữ và ngôn ngữ học * Cơ cấu NN bao gồm: – Hệ thống ngữ âm: mặt âm thanh của lời nói. – Hệ thống từ vựng – ngữ nghĩa: tập hợp những đơn vị định danh sự vật, sự tình, biểu hiện các loại ý nghĩa khác nhau. – Hệ thống ngữ pháp: tập hợp những quy tắc tạo nên những đơn vị thông báo. NN là một cơ cấu (toàn bộ các yếu tố hợp thành), một tổ chức chặt chẽ có hệ thống mà con người vận dụng trong quá trình suy nghĩ, nói năng để định hình, để biểu hiện và trao đổi những tư tưởng tình cảm với nhau.
5. Ngôn ngữ và ngôn ngữ học 2. Phân biệt ngôn ngữ, lời nói và hoạt động ngôn ngữ: * Ngôn ngữ: Là sự tập hợp các đơn vị, các quy tắc đã được xã hội quy ước và quy định. * Lời nói: Là hoạt động cá nhân của người sd hệ thống NN chung để giao tiếp với các thành viên khác trong cộng đồng ngôn ngữ. * Hoạt động NN: là những hiện tượng trong đời sống một NN như, nghĩ thầm, độc thoại, hội thoại, viết, đọc, hiểu …tiếp xúc NN, vay mượn, dịch, khôi phục NN, …
6. Ngôn ngữ và ngôn ngữ học II. Ngôn ngữ học là gì? 1. Đối tượng của ngôn ngữ học * NNH là khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ của loài người. (A. Martinet) * Đối tượng nc của NNH: nc mặt vật chất của hệ thống NN. Đó là các đơn vị và quy tắc đã được xã hội quy ước và quy định để phục vụ cho mục đích giao tiếp.
9. Nguồn gốc của ngôn ngữ 1. Các giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ. * Từ thượng cổ: – Trường phái duy vật – Trường phái duy tâm * Thời kỳ Phục hưng: – Thuyết tượng thanh – Thuyết cảm thán – Thuyết kế ước xã hội – Thuyết ngôn ngữ cử chỉ, …
11. Nguồn gốc của ngôn ngữ * Ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động: – Lao động đã liên kết con người thành những bầy đàn. Bầy người nguyên thuỷ có sự phân công lao động, nảy sinh ra nhu cầu trao đồi, phải nói với nhau một cái gì đó. – Theo Anggen : “Bắt nguồn từ lao động và sau đó cùng với lao động tiếng nói được hình thành và phát triển”. – Chính lao động đã sáng tạo ra con người và ngôn ngữ của con người.
12. Diễn tiến của ngôn ngữ * NN xuất hiện cùng với quá trình hình thành ý thức, gắn liền với lao động, với sự xh của con người và xã hội loài người. Quá trình phát triển của NN theo từng bước: * NN bộ lạc: – Là những ngôn ngữ đầu tiên của loài người. – Mỗi bộ lạc có một NN. * NN khu vực: – Là phương tiện giao tiếp chung của tất cả mọi người trong một vùng, không phân biệt thị tộc hay bộ lạc. – Đó là tiếng nói trên bộ lạc.
13. Diễn tiến của ngôn ngữ * NN dân tộc: là phương tiện giao tiếp chung của toàn dân tộc, bất kể khác nhau về lãnh thổ hay xã hội của họ. * NN văn hoá dân tộc: – Khi các dân tộc phát triển, NN VH DT mới hình thành. – Nó là một NN thống nhất, chuẩn mực, được gọt giũa từ NN DT. – Là biểu hiện tập trung nhất tính thống nhất của NNDT.
14. Chức năng của ngôn ngữ 1. Chức năng giao tiếp * NN là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. * NN giúp cho con người có thể hiểu nhau trong quá trình sinh hoạt và lao động. * NN là công cụ đấu tranh sản xuất, công cụ đấu tranh giai cấp.
15. Chức năng của ngôn ngữ 2. Chức năng phản ánh (thể hiện tư duy) * NN là phương tiện của tư duy. * Tư duy của con người là sự phản ánh thế giới khách quan quanh ta vào trong bộ não. * NN loài người ra đời và phát triển là do con người thấy “cần phải nói với nhau một cái gì đó”, tức là các kết quả của sự phản ánh thế giới khách quan (là TD) của con người, cần được thông báo với những người khác trong cộng đồng.
16. Chức năng của ngôn ngữ * Chức năng thể hiện tư duy của NN: – NN là sự thể hiện thực tế của tư tưởng. – NN trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng. * NN của con người tồn tại dưới dạng: – thành tiếng, dạng biểu tượng âm thanh ở trong óc. – chữ viết, Vì thế, chức năng phản ánh của NN không chỉ thể hiện khi NN phát ra thành lời mà cả khi im lặng suy nghĩ hoặc viết ra giấy.
17. Chức năng của ngôn ngữ 3. Mối quan hệ NN và tư duy. * NN và TD cùng ra đời một lúc, không tách rời nhau. * NN là hiện thực trực tiếp của TD. * NN và TD thống nhất với nhau. Không có NN thì cũng không có TD và ngược lại, không có TD thì NN cũng chỉ là những âm thanh trống rỗng, thực chất cũng không có NN.
18. Chức năng của ngôn ngữ Mối quan hệ giữa NN với tư duy * NGÔN NGỮ – Là vật chất – Là cái để biểu hiện tư duy. – NNH nc các hiện tượng, quy tắc NN. – Đơn vị của NN là âm vị, hình vị, từ, câu … – NN có tính dân tộc. * TƯ DUY – Là tinh thần – Là các được biểu hiện. – Lôgic học nc các quy luật của TD. – Đơn vị của TD là khái niệm, phán đoán, suy lý, … – TD có tình nhân loại.
19. Bản chất của ngôn ngữ 1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. * NN không phải là hiện tượng tự nhiên. * NN không phải là hiện tượng cá nhân. * NN không phải là hiện tượng sinh học. Vì, NN không mang tính di truyền.
20. Bản chất của ngôn ngữ 2. NN là một hiện tượng xã hội đặc biệt. * NN không thuộc cấu trúc thượng tầng của riêng một xã hội nào. – NN được sinh ra và được bảo toàn qua mọi thời đại. * NN không mang tính giai cấp. – NN được ứng xử bình đẳng đối với tất cả mọi người trong xã hội.
21. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu I. Các khái niệm cơ bản 1. Hệ thống: * Đó là một tập hợp các yếu tố , * Có quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố đó. 2. Cấu trúc: * Là tổng thể các mối quan hệ trong hệ thống thể thống nhất. * Là phương thức tổ chức của hệ thống.
22. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu Ngôn ngữ phải là một hệ thống vì: * Các yếu tố trong NN được sắp đặt theo những quy luật nhất định. * Chúng không thể kết hợp với nhau một cách tùy tiện.
23. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu * Các đơn vị ngôn ngữ: – Âm vị (phoneme): là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có tác dụng khu biệt nghĩa, cấu tạo vỏ âm thanh của các đơn vị khác. – Hình vị (morpheme): là đơn vị có nghĩa nhỏ nhất dùng để cấu tạo từ. – Từ (word): là đơn vị có chức năng định danh. – Câu (sentence): là đơn vị có chức năng thông báo.
24. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu * Mỗi đơn vị tạo thành một hệ thống nằm trong một hệ thống lớn. * Mỗi hệ thống nhỏ của ngôn ngữ là một cấp độ: – cấp độ âm vị, – cấp độ hình vị, – cấp độ từ – Và cấp độ câu.
25. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu 3. Tín hiệu: là một thể thống nhất, không thể tách rời của hai mặt: – Mặt thứ nhất: cái biểu hiện – là hình thức vật chất. – Mặt thứ hai: cái được biểu hiện – là nội dung mà vật chất đó biểu thị. * Tín hiệu bao giờ cũng nằm trong một hệ thống nhất định.
26. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu Tín hiệu ngôn ngữ * Trong ngôn ngữ, các đơn vị: hình vị, từ là những tín hiệu. Vì, chúng biểu thị hai mặt: – Mặt biểu hiện: âm thanh – Mặt được biểu hiện: ý nghĩa, nội dung.
27. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu * Hình vị: là những đơn vị có nghĩa nhỏ nhất, có giá trị về mặt ngữ pháp. Ví dụ: teach, -er, -ing, …trong các từ “teacher”, “teaching”, … bàn, ghế, ăn, nói, trong các từ “bàn ghế”, “ăn nói”, …. * Từ: cũng là tín hiệu vì chúng thể hiện 2 mặt: âm thanh, ý nghĩa
28. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu II. Các kiểu quan hệ trong cơ cấu ngôn ngữ 1. Quan hệ cấp bậc (hirerchical relation): * Đơn vị thuộc cấp bập cao hơn bao giờ cũng chứa dựng đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn. * Ngược lại, đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn bao giờ cũng nằm trong đơn vị thuộc cấp độ cao hơn. * Là quan hệ giữa các đơn vị không đồng loại, những đơn vị khác nhau về cấp độ.
29. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu 2. Quan hệ ngữ đoạn (syntagmatical relation) * Các đơn vị ngôn ngữ phải nối tiếp nhau thành chuỗi, lần lượt trong ngữ lưu. * Là quan hệ giữa các yếu tố, các đơn vị, nối tiếp nhau trên một trục nằm ngang theo tuyến tính gọi là trục ngữ đoạn. * Trực tiếp kết hợp với nhau giữa các đơn vị đồng hạng, những đơn vị thuộc cùng cấp độ.
30. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu 3. Quan hệ liên tưởng (associative relation) * Là quan hệ xâu chuỗi một yếu tố xh với những yếu tố đứng sau lưng nó, về nguyên tắc có thể thay thế cho nó. * Quan hệ liên tưởng cho phép lựa chọn lấy một yếu tố thích hợp nhất trong dãy liên tưởng mà mình tạo ra. Nó phải phụ thuộc vào khả năng kết hợp trong ngữ.
32. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu III. Đặc điểm của ngôn ngữ * Tính hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ – Là một sự hợp nhất của cái biểu hiện và cái được biểu hiện, – Gắn bó khăng khít với nhau, * Tính võ đoán – Không giải thích được lí do vì sao vỏ âm thanh này lại mang nghĩa này, mà không mang nghĩa khác. – Sự gọi tên khác nhau này là do thói quen, quy ước của một cộng đồng người.
33. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu * Tính hình tuyến – Mỗi tín hiệu ngôn ngữ đều tồn tại trong một thời gian, – Mỗi yếu tố có một độ dài nhất định, – Chúng xuất hiện kế tiếp nhau lần lượt, không thể phát ra hai yếu tố trong cùng một lúc. – Trên chữ viết biểu thị rõ tính hình tuyến.
Bạn đang xem bài viết Phục Hồi Chức Năng Ngôn Ngữ trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!