Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Hướng, Nhiệm Vụ, Giải Pháp Chủ Yếu Về Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Năm 2022 mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2050 đang được xây dựng, cập nhật và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành sẽ là định hướng lớn cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn này. Mặt khác, nhiều hoạt động sẽ được triển khai sau khi Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2020 phê duyệt Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và phê duyệt Báo cáo NDC cập nhật của Việt Nam. Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đang được trình Quốc hội, trong đó các nội dung về biến đổi khí hậu đã được quy định cụ thể hơn, làm cơ sở để tổ chức tốt hơn công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu trong giai đoạn tới. Dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến khó lượng, nguồn lực ngân sách nhà nước sẽ phải dành để chống dịch và phục hồi nền kinh tế. Do vậy sẽ hạn chế kinh phí để triển khai các hoạt động khác, trong đó bao gồm công tác ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mục tiêu và nhiệm vụ dài hạn
Triển khai thành công và thực hiện được các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ nêu tại: Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 06 tháng 3 năm 2013 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW; Luật Khí tượng thủy văn, Luật Bảo vệ Môi trường (sửa đổi năm 2020); Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và Đề án Quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới; Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Chủ động triển khai các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển nền kinh tế các-bon thấp nhằm thực hiện đồng bộ các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch về biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc chúng tôi hút nguồn lực ngoài nước để thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
Xây dựng các báo cáo phục vụ quốc gia và đóng góp cho quốc tế: các định việc xây dựng các báo cáo phục vụ quốc gia sẽ cung cấp các luận cứ, bằng chứng phục vụ các quyết sách của Đảng và Nhà nước nhằm chủ động ứng phó với các tác động và tận dụng cơ hội từ biến đổi khí hậu tại Việt Nam, đồng thời đóng góp cho các nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu quốc tế là một nhiệm vụ nhằm thể hiện nỗ lực và sự minh bạch trong ứng phó với biến đổi khí hậu, năm 2021 Bộ sẽ tổ chức xây dựng một số báo cáo của Việt Nam cho UNFCCC.
Phố biến chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu: Song song với việc xây dựng và ban hành các chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu, tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt được trong thời gian qua về tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, kỹ năng về biến đổi khí hậu cho các cấp quản lý và cộng đồng dân cư, Bộ sẽ tập trung vào việc phổ biến các chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu, trước hết cho các cấp quản lý, cộng đồng doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai theo các quy định của pháp luật về biến đổi khí hậu, đồng thời tận dụng được các thời cơ từ các chính sách kinh tế biến đổi khí hậu nhằm cơ cấu lại sản xuất theo hướng chủ động thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, phát triển ít các-bon.
Kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách pháp luật: Tăng cường công tác kiểm tra lĩnh vực biến đổi khí hậu tại các Bộ, ngành, địa phương, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên nhằm giám sát, hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật; tháo gỡ các vướng mắc, kịp thời phát hiện những bất cập để điều chỉnh, sửa đổi.
T ăng cường hợp tác quốc tế: Tăng cường phối hợp với các đơn vị, tổ chức các đoàn công tác tham dự các hội nghị, hội thảo, đàm phán quốc tế; các chuyến nghiên cứu, khảo sát; các khóa đào tạo; ký kết các thỏa thuận hợp tác chuyên ngành trong khuôn khổ hoạt động thực hiện các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ôdôn, tập trung vào tham dự các Phiên họp Ban bổ trợ thực hiện UNFCCC; tham dự các Hội nghị COP; Hội nghị các bên tham gia Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-dôn (COP) và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (MOP); tham gia các phiên họp Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam – Hà Lan về thích ứng biến đổi khí hậu và quản lý nước. Triển khai thực hiện các dự án sử dụng vốn ODA nhằm tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực quý giá về công nghệ, kỹ thuật và tài chính để đổi mới tư duy quản lý, đổi mới dây chuyền thiết bị, đổi mới phương thức phối hợp công tác…về biến đổi khí hậu.
Phát triển khoa học và công nghệ: Tiếp tục thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác nhằm làm rõ các cơ sở khoa học, thực tiễn đối với công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, giúp hình thành các công cụ quản lý phù hợp với điều kiện Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Đề xuất và kiến nghị
Trong thời gian qua, lĩnh vực biến đổi khí hậu đã được tổ chức thành hệ thống với các cơ quan quản lý ở cả trung ương và địa phương. Thông qua các hoạt động, lĩnh vực biến đổi khí hậu có nhiều đóng góp trên bình diện quốc gia đối với quốc tế. Qua đó đã khẳng định được vai trò và vị thế của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Do vậy, để phát huy các kết quả đạt được, đồng thời tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các địa phương, cộng đồng, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị: Sớm thông qua nội dung Chương Ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), làm cơ sở để đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước lĩnh vực biến đổi khí hậu; Tăng chi cho công tác ứng phó với biến đổi khí hậu (bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên); Đẩy mạnh công tác giám sát, đánh giá các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu tại các cơ quan, ngành, địa phương
Tp.hcm Với Ba Nhiệm Vụ Ứng Phó Biến Đổi Khí Hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là thách thức nghiêm trọng đối với nhân loại, ảnh hưởng sâu sắc và làm thay đổi toàn diện đời sống xã hội toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia có biển. Chính vì vậy, mỗi quốc gia cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp thích ứng với BĐKH mà vai trò của cộng đồng phải được đặt lên trên hết.
Chung tay tìm giải pháp ứng phó với BĐKH
BĐKH đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, làm băng tan, nước biển dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài… Từ đó, dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm…
Tại Việt Nam, trong hơn nửa thế kỷ qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0.5ºC và lượng mưa có xu hướng giảm ở phía Bắc và tăng ở phía Nam. Bộ số liệu quan trắc hàng ngày từ mạng lưới các trạm khí tượng trên 7 vùng khí hậu Việt Nam giai đoạn 1961-2007 cho thấy, xu thế tăng của nhiệt độ tại các trạm quan trắc trên lãnh thổ Việt Nam phổ biến vào khoảng 0.15-0.25ºC/thập kỷ và có sự khác nhau giữa các trạm. Số cơn bão trên biển Đông ảnh hưởng đến nước ta ít đi nhưng ngược lại số cơn bão mạnh có chiều hướng tăng lên, mùa bão kết thúc muộn, quỹ đạo của bão cũng có nhiều thay đổi.
Trong đó, khu vực ven biển miền Trung đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH và nước biển dâng. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, dự báo vào năm 2030, khoảng 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm mặn cục độ và gây thiệt hại mùa màng nghiêm trọng do lũ lụt và ngập úng.
Tại chúng tôi những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất phải kể đến là nhiệt độ, lượng mưa và triều cường. Thống kê cho thấy, năm 2014 chúng tôi có khoảng 154 xã, phường thường xuyên ngập úng. Đến năm 2050, Trung tâm Quản lý môi trường quốc tế (ICEM) dự báo con số này lên đến 177, chiếm 61% diện tích của thành phố. Theo dự báo, trong 10 năm tới, nhiệt độ trung bình ở chúng tôi sẽ tăng 0,5-0,8 độ C.
Tranh thủ sự hợp tác quốc tế
Trước thực trạng trên, tại Việt Nam, hầu hết các địa phương đều triển khai nhiều giải pháp thích ứng với BĐKH. Tuy nhiên, với năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế, Việt Nam mong muốn có sự chia sẻ, hợp tác và giúp đỡ của các quốc gia ở khu vực và trên thế giới.
Trong chiến lược quốc gia về được BĐKH Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg nêu rõ: Là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, Việt Nam coi ứng phó với BĐKH là vấn đề có ý nghĩa sống còn.
Chính vì vậy, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH (NAP) giai đoạn 2021-2030. Ngay sau đó, UBND chúng tôi cũng đã có Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH trên địa bàn thành phố. Theo đó, chúng tôi đề xuất thực hiện 56 chương trình, dự án, được phân kỳ theo 2 giai đoạn: Giai đoạn năm 2020 với 17 chương trình, dự án do 12 Sở, ban, ngành chủ trì và giai đoạn từ 2021 đến năm 2030 với 39 chương trình, dự án do 15 Sở, ban, ngành chủ trì.
Theo kế hoạch này, chúng tôi sẽ thực hiện ba nhiệm vụ trọng tâm, gồm: giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; thích ứng với BĐKH và chuẩn bị nguồn nhân lực.
Với sự nỗ lực ở tất cả các ngành, các cấp (toàn cầu, khu vực, quốc gia và địa phương), mong rằng trong tương lai Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung sẽ thích ứng với các tác động của BĐKH, giảm tính dễ bị tổn thương của cộng đồng và tăng cường năng lực để đối phó với rủi ro thảm họa.
6 Nhiệm Vụ Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Tại Việt Nam
Toàn cảnh hội thảo. (Ảnh: BL)
Ngày 23/12, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã tổ chức Hội thảo “Xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ”.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng, vào cuối thế kỷ 21, nếu mực nước biển dâng cao 1 m, sẽ có khoảng 10 – 12% dân số nước ta bị ảnh hưởng và GDP có thể tổn thất khoảng 10%. Do đó, nếu không có một kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu một cách tổng thể, hiệu quả thì nước ta sẽ đối mặt những nguy cơ hiện hữu, thiệt hại to lớn ảnh hưởng tới an toàn và ổn định cuộc sống của người dân, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.
TS Nguyễn Tuấn Quang, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, thời gian qua, Bộ TN&MT đã giao Cục biến đổi khí hậu xây dựng và trình Bộ ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của Bộ các giai đoạn 2011 -2015, 2016 -2020.
Thông qua các kế hoạch hành động này, các đơn vị trực thuộc Bộ đã triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu với các lĩnh vực quản lý.
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Tuấn Quang, biến đổi khí hậu ở nước ta diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, diễn ra nhanh hơn so với dự báo, tác động nặng nề đến người dân và các lĩnh vực nhạy cảm với khí hậu. Trước các thách thức này, Bộ Tài nguyên và Môi trường ( Bộ TN&MT) đã giao Cục Biến đổi khí hậu xây dựng Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Bộ.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ, Cục đã khẩn trương phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ triển khai đến nay đã hoàn thành dự thảo kế hoạch này.
Theo dự thảo, quan điểm của kế hoạch phải đảm bảo 5 nội dung chính là: Thứ nhất, thể hiện được quan điểm tổng hợp, thống nhất, liên ngành, liên vùng; đáp ứng được yêu cầu trước mắt, đảm bảo lợi ích lâu dài theo trọng tâm trong điểm; phù hợp với từng giai đoạn; dựa vào nội lực là chính, đồng thời phát huy hiệu quả nguồn lực hỗ trợ và kinh nghiệm quốc tế. Kế hoạch được triển khai trong toàn ngành TN&MT, trong đó tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu như: Tài nguyên nước, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; đất đai, tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; viễn thám và đo đạc bản đồ; khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu.
Thứ hai, Kế hoạch là cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai các hoạt động, cơ chế, chính sách, sáng kiến quốc tế về biến đổi khí hậu trong ngành trên toàn quốc. Dựa trên kế hoạch này, ngành TN&MT các địa phương xây dựng, ban hành thực hiện kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế, kịch bản biến đổi khí hậu của địa phương.
Thứ ba, ứng phó với biến đổi khí hậu cần thể hiện đồng thời cả nội dung thích ứng và giảm nhẹ, trong đó thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, tránh thiên tai là trọng tâm.
Thứ tư, tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trên cả nước để triển khai các chương trình, dự án, nhiệm vụ quan trọng có tính liên ngành, liên vùng, phát huy sức mạnh tổng thể để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thứ năm, tăng cường nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, xã hội hóa trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mục tiêu cụ thể của kế hoạch là xác định được các thách thức và cơ hội của biến đổi khí hậu đối với quá trình phát triển của ngành TN&MT giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xác định được các giải pháp ưu tiên nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với các lĩnh vực Bộ TN&MT quản lý, lộ trình triển khai và nguồn lực cho từng giai đoạn; xác định được chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành TN&MT cần lồng ghép với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu.
Kế hoạch đề ra 6 nhiệm vụ chủ yếu là: Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về biến đổi khí hậu; đánh giá khí hậu quốc gia, xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu và kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tuyên truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu; triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm về biến đổi khí hậu (xây dựng thị trường các-bon, triển khai các nhiệm vụ thực hiện các Điều ước Quốc tế…); triển khai một số mô hình dự án thí điểm ứng phó với biến đổi khí hậu ở các vùng, khu vực dễ bị tồn thương; đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Tăng Cường Giải Pháp Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu
BĐKH gây nhiều thiệt hại
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của BĐKH. Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình cả nước tăng khoảng 0,62 o C; mực nước biển trong giai đoạn 1993-2014 đã tăng 3,34mm/năm; thiên tai gia tăng cả về cường độ lẫn tần suất. Theo các kịch bản BĐKH của Việt Nam, khi mực nước biển dâng khoảng 1m vào năm 2100, sẽ có khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng bị ngập nước; TPHCM bị ngập khoảng 20% diện tích. Bên cạnh đó, sẽ có khoảng 10%-12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp.
Tại TPHCM, nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy, thành phố đã, đang và sẽ chịu nhiều tác động từ BĐKH trên nhiều lĩnh vực như hạ tầng giao thông, các trạm cấp nước, các khu công nghiệp, hoạt động sản xuất nông nhiệp, khu xử lý rác…
Với lĩnh vực xử lý chất thải rắn, dựa theo kịch bản phát thải cao, ADB đã đưa ra dự báo 90% diện tích bãi chôn lấp chất thải tại Đa Phước có nguy cơ bị ngập. Hậu quả môi trường kéo theo sẽ là phát tán các chất ô nhiễm từ bãi chôn lấp ra môi trường xung quanh. Cũng do BĐKH, mưa bão ngập lụt tăng cao có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống quản lý chất thải rắn (bao gồm cả thu gom, vận chuyển, xử lý), giảm hiệu suất và tuổi thọ của công trình, thiết bị và phương tiện hoạt động. Do vậy cần có giải pháp lồng ghép thích ứng BĐKH vào quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố.
BĐKH là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo của đất nước, với mức tổn thất và thiệt thòi ngày một gia tăng, đòi hỏi cần có các hành động gấp rút để kịp thời giảm nhẹ thiệt hại và tăng cường công tác quản lý nhà nước về BĐKH.
Lãnh đạo Sở TN-MT TPHCM cho biết, trong thời gian qua, thành phố đã triển khai nhiều kế hoạch, chủ trương, chính sách để ứng phó với BĐKH ở nhiều mức độ và được lồng ghép vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Thành phố đang tích cực đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia, thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên trong các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội.
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH được chuẩn bị và xây dựng công phu trên cơ sở tài liệu hướng dẫn của Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH. Kế hoạch đặt ra mục tiêu chung nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và rủi ro trước những tác động của BĐKH, như tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng của cộng đồng, các thành phần kinh tế và hệ sinh thái thông qua việc đầu tư cho các hành động thích ứng, khoa học và công nghệ, nâng cao nhận thức để sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu; thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với BĐKH vào hệ thống chiến lược, quy hoạch…
Để đạt được các mục tiêu này, Chính phủ yêu cầu các cơ quan ban ngành hữu quan cần tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách về thích ứng với BĐKH; chuẩn bị cơ sở pháp lý và điều kiện kỹ thuật nhằm thúc đẩy lồng ghép nội dung BĐKH vào các chính sách, hệ thống chiến lược, quy hoạch; triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ ưu tiên nhằm nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và những diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết. Đồng thời tăng cường phối hợp, lồng ghép các hoạt động trong triển khai các giải pháp, nhiệm vụ nhằm nâng cao năng lực của các ngành, lĩnh vực, các thành phần kinh tế, cộng đồng và hệ sinh thái, để tăng khả năng chống chịu trước BĐKH và sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu.
Nâng cao năng lực chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng, khả năng thích ứng của hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học. Thúc đẩy các hành động thích ứng, mang lại đồng lợi ích trong giảm nhẹ các rủi ro do BĐKH và hiệu quả về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường; tận dụng các cơ hội từ BĐKH để phát triển kinh tế – xã hội, góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với BĐKH và bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất.
MINH HẢI
Bạn đang xem bài viết Phương Hướng, Nhiệm Vụ, Giải Pháp Chủ Yếu Về Ứng Phó Với Biến Đổi Khí Hậu Trong Năm 2022 trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!