Xem Nhiều 6/2023 #️ Phương Pháp Xử Lý Chất Thải Nguy Hại An Toàn, Hiệu Quả Nhất # Top 9 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Phương Pháp Xử Lý Chất Thải Nguy Hại An Toàn, Hiệu Quả Nhất # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Phương Pháp Xử Lý Chất Thải Nguy Hại An Toàn, Hiệu Quả Nhất mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phương pháp xử lý chất thải nguy hại sinh học

Là phương pháp sử dụng các vi sinh vật nhằm phân hủy và biến đổi các chất hữu cơ có trong chất thải nguy hại để tránh gây ô nhiễm môi trường. Trong quá trình xử lý các chất thải nguy hại , nếu sử dụng không đúng cách và không đúng sinh vật thì sẽ đem lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh học:

– Nguồn chất hữu cơ, CO2

– Nguồn năng lượng từ ánh sáng, phản ứng oxi hóa khử

– Quá trình enzim, cộng đồng sinh vật

– Tính phân hủy sinh học, độc tính và ức chế với sinh vật

Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp hóa học và hóa lý

Là phương pháp xử lý được tiến hành bằng cách tách bỏ những chất nguy hại ra khỏi chất thải. Phương pháp này giúp thay đổi được tính chất hóa học có trong chất thải đã sở hữu, từ đó chuyển hóa chúng từ dạng độc hại sang không độc hại.

Một số phương pháp thông dụng nhất hiện nay:

 + Phương pháp học: đây là phương pháp được thực hiện bằng cách tách hạt rắn từ dòng lưu chất khí,lỏng hoặc dạng nhão qua một vật liệu có dạng xốp, sau đó những hạt rắn này được lưu lại ở dạng vật lý học, quá trình này được thực hiện bằng sự chênh lệch áp suất.

+ Phương pháp kết tủa: là quá trình chuyển đổi các dạng vật chất hòa tan thành dạng chất không hòa tan thông qua phản ứng tạo nên kết tủa, hoặc thay đổi một số thành phần hóa học ở bên trong dung dịch, đồng thời làm thay đổi điều kiện vật lý của môi trường từ đó  làm giảm độ hòa tan của hóa chất, giúp quá trình kết tinh được hoàn thành.

+ Phương pháp oxy hóa – khử: trong quá trình oxy hóa khử chất cho điện tử hay còn được gọi là chất khử, còn lại chất nhận điện tử (chất oxy hóa). Phương pháp này được thực hiện bằng cách trộn các chất thải với chất xử lý. Ngoài ra nó còn tiếp xúc trực tiếp với hóa chất dưới dạng khí hoặc dung dịch.

+ Phương pháp bay hơi: đây là một trong những phương pháp được dùng để xử lý các chất thải có nguy cơ gây hại cao nhằm làm cô đặc các chất thải lỏng. Nhờ vào quá trình xử lý sơ bộ làm giảm đi số lượng chất thải cần xử lý cho nên phương pháp này được sử dụng khá là phổ biến.

+ Phương pháp đóng rắn và thực hiện ổn định chất thải: đặc trưng của phương pháp này là đóng rắn chính giúp làm cố định hóa học, tiến hành triệt tiêu đặc tính lưu động hoặc giúp cô lập thành phần ô nhiễm qua lớp vở bền vững, từ đó chúng giúp tạo ra khối nguyên có tính toàn vẹn và bằng cấu trúc cao.

Quy trình xử lý chất thải bằng phương pháp hóa học

Cách xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp chôn lấp

Là một trong những phương pháp được sử dụng khá là phổ biến và đơn giản nhất hiện nay. Hầu như các nước trên thế giới đều sử dụng phương pháp này đơn giản là vì nó được dùng một lớp đất để phủ lên và cố định tại một khu vực nào đó.

Dựa theo một số tài liệu về địa chất, thủy văn,vị trí địa hình, địa chất công trình, khí hậu. Khi thiết kế bãi chôn lấp chất thải nguy hại cần lưu ý hai điều sau: 

– Điều cần lưu ý thứ nhất: Dựa vào những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí địa hình, địa chất,thủy văn, công trình, khí hậu) nhằm hạn chế khả năng phân tán, rò rỉ của chất thải. Lựa chọn này sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí trong việc xây dựng.

– Lưu ý thứ hai: Sử dụng các phương pháp kỹ thuật, công nghệ để xây dựng các khu chôn lấp (chứa) chất thải nguy hại: Lớp lót chống thấm, hệ thống thu gom nước rò rỉ, hệ thống phát hiện thấm….

Một số mô hình bãi chôn lấp chất thải:

– Bãi chôn lấp nổi: được xây dựng nổi trên mặt đất,phải là nơi có địa hình bằng phẳng hoặc không dốc lắm, việc thiết kế phải phù hợp với lượng chất thải chôn cất.

– Bãi chôn lấp chìm: các rác thải sẽ được chôn chìm dưới mặt đất .

– Bãi chôn lấp kết hợp chìm nổi: Các chất thải nguy hại sau khi được chôn lấp đầy hố thì sẽ được chôn theo chiều cao thiết kế.

Xử lý chất thải bằng phương pháp chôn lấp

Xử lý chất thải bằng phương pháp chôn lấp

Phương pháp xử lý chất thải nguy hại bằng nhiệt

Là một trong những phương pháp quan trọng trong hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn được thực hiện theo nguyên lý dùng nhiệt để chuyển hóa các chất thải từ dạng rắn sang lỏng, khí và tro… bên cạnh đó còn giải phóng một số năng lượng dưới dạng nhiệt. Phương pháp này được áp dụng cho các chất thải ở dạng rắn và không thể chôn lấp được vì có khả năng gây cháy. Không những thế phương pháp xử lý chất thải nguy hại bằng nhiệt còn giúp khử đi một số độc tính và phá hủy đi cấu trúc nhằm làm giảm thể tích chất thải và thu hồi được năng lượng nhiệt.

Xử lý chất thải bằng nhiệt

Xử lý chất thải bằng nhiệt

Cách xử lý chất thải nguy hại bằng ổn định hóa rắn

Phương pháp ổn định hóa rắn là phương pháp làm tăng thuộc tính vật lý của chất thải, làm giảm khả năng phân tán vào môi trường và làm giảm tính độc hại của chất gây ô nhiễm. Cách xử lý này thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

– Xử lý chất thải nguy hại 

– Xử lý chất thải từ quá trình khác

– Xử lý đất có hàm lượng ô nhiễm cao.

Phương pháp ổn định hóa rắn

Phương pháp ổn định hóa rắn

Như vậy mục đích của quá trình này là làm giảm đi tính độc hại và tính di động của chất thải cũng như làm tăng tính vật lý của vật liệu đã được xử lý.Mỗi chất thải nguy hại đều có một phương pháp xử lý riêng khác nhau . Lựa chọn đúng phương pháp sẽ đem lại một cách hiệu quả và an toàn hơn nhất.

Tags: Phương pháp xử lý chất thải nguy ngại, Các công nghệ xử lý chất thải nguy hại, Quy trình xử lý chất thải nguy hại, Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại 

5 Phương Pháp Xử Lý Chất Thải Nguy Hại An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Phương pháp xử lý chất thải nguy hại sinh học

Đây là phương pháp thích hợp để xử lý đất, bùn thải … bị ô nhiễm. Theo đó, chúng ta sẽ sử dụng các vi sinh vật để phân hủy và làm biến đổi chất hữu cơ trong chất thải nguy hại, mục đích là để làm giảm ảnh hưởng xấu của nó đến môi trường sống.

Theo thông tin của các chuyên gia môi trường, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh học, điển hình như:

Nguồn cơ chất (CO2, chất hữu cơ …)

Nguồn năng lượng (ánh sáng, phản ứng oxi hóa khử …)

Tính phân hủy sinh học, độc tính và ức chế của cơ chế với sinh vật.

Quá trình enzyme, cộng đồng sinh vật.

Với phương pháp sinh học, hiện nay có 4 hệ thống xử lý chất thải, gồm:

Xử lý bằng hệ thống thông thường: Hiếu khí, kỵ khí, bùn lơ lửng.

Xử lý bùn lỏng: Áp dụng để xử lý bùn chứa hàm lượng cặn trung bình từ 5 – 50%.

Xử lý dạng rắn: Dùng để xử lý bùn và các loại chất rắn có độ ẩm thấp.

Xử lý tại nguồn: Phù hợp khi xử lý nước ngầm và đất ô nhiễm.

Cách xử lý chất thải nguy hại chỉ đem lại hiệu quả cao khi quý khách sử dụng đúng loại sinh vật và toàn bộ quá trình ủ sinh học cần được theo dõi và kiểm soát nghiêm ngặt. Cụ thể, phải đảm bảo nồng độ pH, nhiệt độ, độ ẩm, chất nhận điện tử, chất dinh dưỡng, nguồn carbon, loại bể, tổng chất rắn hòa tan … phải hợp lý.

Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp hóa học và hóa lý

Nguyên lý hoạt động của phương pháp hóa học và hóa lý là nhằm tái sinh, cô đặc và xử lý chất thải bằng những kỹ thuật tân tiến, điển hình như:

Kỹ thuật hấp thu khí: Lựa chọn lý tưởng để xử lý nước ngầm bị ô nhiễm do các chất hữu cơ bay hơi có nồng độ < 200 mg/l, không áp dụng được với các chất ô nhiễm có khả năng bay hơi kém.

Kỹ thuật trích ly bay hơi: Đem lại hiệu quả cao khi xử lý đất bị ô nhiễm chất hữu cơ bay hơi (VOC), áp dụng với đất ô nhiễm đã được đào lên và tầng đất chưa bão hòa.

Kỹ thuật dòng tới hạn: Có 2 cách xử lý rác thải nguy hại là trích ly dòng tới hạn và oxy hóa dòng tới hạn.

Kỹ thuật chưng cất: Còn gọi là hấp thụ hơi, các chất hữu cơ bay hơi và bán bay hơi trong nước ngầm và nước thải sẽ được loại bỏ.

Kỹ thuật oxy hóa học: Phương pháp xử lý chất thải nguy hại bằng kỹ thuật này có tác dụng oxy hóa chất hữu cơ trong chất thải để chuyển đổi dạng hoặc thành phần chất thải giúp làm mất đi hoặc làm giảm độc tính.

Kỹ thuật hấp thụ: Dùng chất hấp thụ (thường là than hoạt tính) để tách chất gây ô nhiễm không khí, nguồn nước ngầm, nước thải công nghiệp.

Kỹ thuật màng: Sử dụng màng siêu lọc, vi lọc, điện tích hoặc thẩm thấu ngược để tách nước từ dòng ô nhiễm.

Cách xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp chôn lấp

Đây là phương pháp đơn giản và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Điều kiện để áp dụng phương pháp chôn lấp là phải có diện tích đất trống rộng rãi, càng xa khu vực dân cư sinh sống càng tốt.

Mặt khác, các hố chôn chất thải nguy hại cần được gia cố cẩn thận, tránh nguy cơ sụt lún, nứt vỡ. Bên dưới hố chôn phải lót vật liệu chống thấm HDPE hoặc các loại vật liệu chống thấm cao cấp khác, mục đích tránh gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Mỗi loại chất thải nguy hại sẽ được chôn vào một hố riêng theo quy định, được đổ thành từng lớp. Khi rác thải được đổ đầy sẽ tiếp tục được phủ lớp chống thấm lên trên, sau đó đầm nén lớp đất mặt cẩn thận và đổ một lớp bê tông kiên cố để cách ly với môi trường bên ngoài, tránh gây ô nhiễm không khí, cũng như tránh phát sinh côn trùng.

Đối với phần nước rỉ từ chất thải nguy hại sẽ được thu gom bằng hệ thống ống dẫn khí chuyên dụng, chúng sẽ tiếp tục được đưa đi xử lý hoặc cũng có thể dùng phục vụ cho nhu cầu sản xuất điện năng thắp sáng.

Phương pháp xử lý chất thải nguy hại bằng nhiệt

Sử dụng nhiệt trong xử lý rác thải nguy hại được đánh giá cao bởi sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với các kỹ thuật xử lý khác. Phương pháp này dùng để xử lý chất thải không thể chôn lấp được nhưng lại có khả năng cháy ở cả thể rắn, lỏng, khí.

Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là nhờ quá trình oxy hóa và phân hủy nhiệt để phá vỡ cấu trúc và khử độc tính các loại chất thải nguy hại. Cuối cùng, quá trình đốt cháy này sẽ sinh ra các loại khí khác nhau tùy thuộc vào thành phần chất thải.

Tuy nhiên, khí sinh ra khi đốt cháy chất thải nguy hại cũng có thành phần giống với các sản phẩm cháy thông thường (bụi, CO2, CO, SOx, NOx), cùng với đó là một số thành phần đặc trưng khác như HCl, HF, P2O5, Cl2,…

Lò đốt chất thải dạng thùng quay,

Lò đốt chất thải nguy hại dạng lỏng,

Lò đốt chất thải gi/vỉ cố định,

Lò đốt chất thải tầng sôi,

Lò đốt chất thải nguy hại bằng xi măng,

Lò hơi.

Tùy thuộc vào từng loại chất thải nguy hại khác nhau sẽ sử dụng một loại lò đốt chuyên dụng riêng. Chất thải được cho trực tiếp vào lò đốt, khí thải thoát ra môi trường sẽ được làm sạch, phần xỉ than từ chất thải tiếp tục được đem đi chôn lấp.

Cách xử lý chất thải nguy hại bằng ổn định hóa rắn

Mục đích của ổn định hóa rắn là làm tăng các tính chất vật lý của chất thải, giảm khả năng phát tán vào môi trường, giảm tính độc hại của chất gây ô nhiễm.

Đối với phương pháp ổn định hóa rắn, chúng ta cần phải dùng đến các chất phụ gia như:

Xi măng: Xi măng Portland là thông dụng nhất.

Silicat dễ tan: Trong quá trình xử lý, thành phần silicat bị axit hóa thành dung dịch mono silic mang theo thành phần kim loại trong chất thải, thích hợp khi đóng rắn bùn thải chứa đồng, chì, kẽm nồng độ cao.

Pozzolan: Chất này có thể phản ứng với vôi trong nước để tạo thành vật liệu có tính chất giống với xi măng.

Các Polymer hữu cơ: Thế mạnh của chất phụ gia này là tạo ra vật liệu mới có khối lượng riêng thấp hơn so với vật liệu được tạo ra từ việc đóng rắn bởi các chất phụ gia khác bằng quá trình khuấy trộn monomer.

Đất sét hữu cơ biến tính: Tức là đất sét tự nhiên được biến tính hữu cơ thành đất sét organo phobi.

Nhiệt dẻo: Trộn nhiệt dẻo được nấu cháy với chất thải ở nhiệt độ cao cũng có tác dụng ổn định chất thải nguy hại.

5

/

5

(

189

bình chọn

)

Vận Chuyển Và Xử Lý Chất Thải Nguy Hại

Vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại

I. THU GOM VÀ 

VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI

 

1. Quy trình thu gom, vận chuyển chất thải

Mô tả quy trình 

Sau khi khách hàng (Chủ nguồn thải) liên hệ yêu cầu thu gom, vận chuyển chất thải, nhân viên và phương tiện vận chuyển của VINAUSEN sẽ đến địa điểm của Chủ nguồn thải để nhận chất thải. Tại đây, nhân viên VINAUSEN kiểm tra hiện trạng đóng gói, dán nhãn và lưu chứa chất thải theo quy định về quản lý CTNH. Tùy theo thành phần, tính chất và đặc tính mà chất thải được lưu chứa trong các thiết bị khác nhau để việc vận chuyển được an toàn và tránh tình trạng rơi vãi, rò rỉ chất thải: –   Các loại chất thải rắn (như giẻ lau, bao tay dính dầu nhớt, hóa chất, dung môi, bao bì dính hóa chất các loại, chất thải dạng bột, rìa bo, bo mạch điện tử thải,…) sẽ được chứa trong bao PE, bao vải hoặc thùng chứa. –   Các loại dầu nhớt, dung môi, hóa chất sẽ được chứa trong thùng chứa bằng  nhựa hoặc sắt. –   Các loại nước thải, bùn thải lỏng được chứa trong bể chứa và vận chuyển bằng xe bồn. Sau khi kiểm tra xác định chất thải đã được phân loại và lưu chứa đúng quy định, hai bên tiến hành cân đo xác định số lượng và bốc dỡ lên xe vận chuyển. Đồng thời Chủ nguồn thải lập Chứng từ CTNH theo mẫu quy định của Bộ TN&MT. Khi việc bốc dỡ chất thải hoàn tất, nhân viên phụ trách giao nhận kiểm tra lại để bảo đảm việc sắp xếp chất thải trên phương tiện đúng quy định về an toàn trước khi cho xe vận chuyển chất thải về Nhà máy của VINAUSEN theo đúng lộ trình quy định. Đội ngũ công nhân viên đi nhận chất thải thường xuyên được đào tạo, huấn luyện các biện pháp ứng cứu sự cố. Ngoài ra, công ty cũng thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì phương tiện vận chuyển và trang thiết bị, đồ bảo hộ…để luôn luôn đảm bảo công tác thu gom, vận chuyển được an toàn. Chất thải sau khi được vận chuyển về Nhà mày được kiểm tra, bốc dỡ xuống phương tiện vận chuyển theo Quy trình lưu giữ chất thải như sau.

2. Quy trình lưu chứa chất thải

Mô tả quy trình

Xe vận chuyển chất thải khi về đến nhà máy được kiểm tra để bảo đảm suốt quá trình vận chuyển không xảy ra tình trạng xáo trộn giữa các loại chất thải.

Nếu chất thải không bị xáo trộn, Tổ phân loại sẽ đối chiếu với Chứng từ quản lý CTNH để xác định loại chất thải và bốc dỡ xuống phương tiện. Nếu chất thải đã bị xáo trộn, Tổ phân loại tiến hành phân loại sơ bộ dựa theo Chứng từ quản lý CTNH ngay khi bốc dỡ chất thải xuống xe và giao Tổ kho cân đo xác định số lượng. 

Sau khi có số liệu sơ bộ, Tổ phân loại tiến hành phân loại chi tiết và đóng gói chất thải theo quy cách của VINAUSEN để thuận tiện cho việc xử lý. Chất thải được phân loại theo nhóm tương ứng với phương án xử lý của từng loại chất thải: nhóm xử lý đốt, xử lý hóa rắn, xử lý tái chế… 

Sau khi đã phân loại, chất thải sẽ được nhập và lưu kho theo đúng khu vực đã được quy định để chờ được xuất kho xử lý theo đúng phương án xử lý đã đưa ra.

  II. XỬ LÝ, TIÊU HỦY CHẤT THẢI

1. Xử lý bằng phương pháp đốt

Mô tả công nghệ Các loại chất thải cần đốt sẽ được đưa vào lò đốt theo từng mẻ, nhiên liệu sử dụng để đốt là dầu DO. Tại lò đốt sơ cấp nhiên liệu sẽ được phun vào lò đốt qua béc đốt để đốt cháy các chất thải và luôn duy trì nhiệt độ trong lò đốt ở nhiệt độ (550 – 6500C). Khí sinh ra sau khi đốt từ lò đốt sơ cấp sẽ được dẫn qua lò đốt thứ cấp nhằm đốt cháy các thành phần còn lại trong khí thải ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 1000 – 1.2000C). Tương tự như lò đốt sơ cấp, trong lò thứ cấp nhiên liệu dầu DO cũng được phun vào nhằm duy trì nhiệt độ trong lò đốt. Khí sinh ra từ lò đốt chất thải sẽ được dẫn qua thiết bị trao đổi nhiệt nhằm giảm nhiệt độ xuống dưới 3000C để tránh sự hình thành các độc chất Dioxin/Furan. Dòng khí sau khi hạ nhiệt độ sẽ được dẫn qua thiết bị hấp thụ, bên trong có các lớp đệm vòng sứ. Nhờ quá trình tiếp xúc giữa pha khí và pha lỏng (dung dịch NaOH) các thành phần khí acid như: HCl, HF, COX, SOx, NOx, bụi … sẽ được loại bỏ ra khỏi khí thải trước khi xả thải ra môi trường qua ống khói cao 20m. Phần dung dịch hấp thụ được tuần hoàn lại và được bổ sung NaOH thường xuyên nhằm đảm bảo đúng nồng độ cho quá trình xử lý. Theo định kỳ phần dung dịch sẽ được xả thải vào hệ thống xử lý nước thải và thay thế bằng dung dịch mới. Nhiệt lượng sinh ra từ quá trình xử lý được tận dụng để sấy khô các loại chất thải và bùn thải nhằm hạn chế việc phát thải nhiệt ra ngoài môi trường và tiết kiệm nhiên liệu cho quá trình xử lý Cặn tro sinh ra từ quá trình đốt sẽ được tiến hành hóa rắn trước khi chôn lấp an toàn.

Các loại chất thải cần đốt sẽ được đưa vào lò đốt theo từng mẻ, nhiên liệu sử dụng để đốt là dầu DO. Tại lò đốt sơ cấp nhiên liệu sẽ được phun vào lò đốt qua béc đốt để đốt cháy các chất thải và luôn duy trì nhiệt độ trong lò đốt ở nhiệt độ (550 – 650C).Khí sinh ra sau khi đốt từ lò đốt sơ cấp sẽ được dẫn qua lò đốt thứ cấp nhằm đốt cháy các thành phần còn lại trong khí thải ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 1000 – 1.200C). Tương tự như lò đốt sơ cấp, trong lò thứ cấp nhiên liệu dầu DO cũng được phun vào nhằm duy trì nhiệt độ trong lò đốt. Khí sinh ra từ lò đốt chất thải sẽ được dẫn qua thiết bị trao đổi nhiệt nhằm giảm nhiệt độ xuống dưới 300C để tránh sự hình thành các độc chất Dioxin/Furan.Dòng khí sau khi hạ nhiệt độ sẽ được dẫn qua thiết bị hấp thụ, bên trong có các lớp đệm vòng sứ. Nhờ quá trình tiếp xúc giữa pha khí và pha lỏng (dung dịch NaOH) các thành phần khí acid như: HCl, HF, COSO, NObụi … sẽ được loại bỏ ra khỏi khí thải trước khi xả thải ra môi trường qua ống khói cao 20m. Phần dung dịch hấp thụ được tuần hoàn lại và được bổ sung NaOH thường xuyên nhằm đảm bảo đúng nồng độ cho quá trình xử lý.Theo định kỳ phần dung dịch sẽ được xả thải vào hệ thống xử lý nước thải và thay thế bằng dung dịch mới. Nhiệt lượng sinh ra từ quá trình xử lý được tận dụng để sấy khô các loại chất thải và bùn thải nhằm hạn chế việc phát thải nhiệt ra ngoài môi trường và tiết kiệm nhiên liệu cho quá trình xử lýCặn tro sinh ra từ quá trình đốt sẽ được tiến hành hóa rắn trước khi chôn lấp an toàn.

2. Xử lý bằng phương pháp ổn định hóa rắn

Mô tả công nghệ

Chất thải cần hóa rắn được nghiền tới kích thước thích hợp, sau đó được đưa vào máy trộn theo từng mẻ. Các chất phụ gia như xi măng, cát và polymer được bổ sung vào để thực hiện quá trình hòa trộn khô, sau đó tiếp tục bổ sung nước vào để thực hiện quá trình hòa trộn ướt. Quá trình khuấy trộn diễn ra làm cho các thành phần trong hỗn hợp hòa trộn đều tạo thành hỗn hợp đồng nhất. Sau thời gian hòa trộn cần thiết, hỗn hợp được cho vào các khuôn lập phương. Sau 28 ngày bảo dưỡng khối rắn, quá trình đóng rắn diễn ra làm cho các thành phần ô nhiễm hoàn toàn bị cô lập.   Khối rắn sẽ được kiểm tra cường độ chịu nén, khả năng rò rỉ và lưu giữ cẩn thận tại kho, sau đó vận chuyển đến bãi chôn lấp an toàn.

3. Xử lý nước thải

Mô tả công nghệ

Các loại nước thải được phân loại và chứa trong các thiết bị chứa riêng cho từng loại. Đây là công đoạn đơn giản nhưng giúp cho việc xử lý ở các công đoạn phía sau được thuận lợi, tiết kiệm được chi phí và tối ưu hóa công nghệ xử lý, bao gồm các loại sau: –   Nước thải chứa chất hữu cơ khó phân hủy sinh học; –   Nước thải chứa hàm lượng kim loại nặng cao; –   Nước thải nhiễm dầu. Hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy vận hành theo dạng mẻ, tại mỗi mẻ xử lý nước thải sẽ được luân phiên dẫn vào bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ nước thải trước khi qua các giai đoạn xử lý tiếp theo. Riêng đối với nước thải nhiễm dầu được thực hiện công đoạn tách dầu bằng quá trình tuyển nổi áp lực trước khi dẫn qua bể điều hoà.Nước thải được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải được thực hiện theo các phương án đề cập dưới sau: –   Xử lý cơ học : lắng, lọc, tách pha và tuyển nổi. –   Xử lý hóa lý : keo tụ. –   Xử lý hóa học : oxi hóa bậc cao. –   Xử lý sinh học : kỵ khí (UASB), hiếu khí và thiếu khí xử lý nitơ theo dạng mẻ với bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng. 

4. Xử lý bóng đèn huỳnh quang

Mô tả công nghệ

Quá trình xử lý bóng đèn huỳnh quang thải được thực hiện trong thiết bị xử lý kín gồm có 3 giai đoạn : (1) cắt bóng ; (2) chưng cất và (3) phân loại, thu hồi. Đầu tiên bóng đèn được cho vào thiết bị cắt bóng nhằm phá vỡ lớp vỏ thuỷ tinh của đèn để giải phóng các chất có trong đèn gồm bột huỳnh quang, Hg và các khí trơ, trong quá trình cắt hơi thuỷ ngân phát sinh được dẫn vào hệ thống hấp thụ bằng than hoạt tính. Hỗn hợp thuỷ tinh, đầu đèn, dây tóc và bột huỳnh quang được đưa qua thiết bị chưng cất ở nhiệt độ 375oC nhằm bay hơi hoàn toàn lượng Hg được hấp thu trong hỗn hợp. Toàn bộ Hg bay hơi tiếp tục dẫn qua thiết bị ngưng tụ thu hồi lại Hg. Phần hỗn hợp sạch không chứa Hg được dẫn qua sàn phân loại phân loại riêng biệt bốn thành phần: thủy tinh, nhôm, đồng, và bột huỳnh quang. Nhôm, đồng và sắt được thu hồi và tái chế, riêng phần thủy tinh và bột huỳnh quang được tiếp tục mang đi hóa rắn và chôn lấp an toàn. 

5. Xử lý tái chế

Những Tác Hại Và Cách Xử Lý Rác Thải Nhựa Hiệu Quả Nhất

Rác thải nhựa là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết những nguy hại và cách xử lý bạn cần định nghĩa được rác thải nhựa là gì. Theo đó, rác thải nhựa hay còn gọi plastic waste là nguồn chất thải không phân hủy được trong môi trường tự nhiên. Cụ thể như chai lọ, túi, đồ chơi được làm từ chất liệu nhựa PE hoặc nhựa phế thải.

Chất thải nhựa được phát sinh do nhiễu nguồn gốc khác nhau. Trong đó, cần kể đến:

Chất thải nhựa xuất hiện từ các công việc nghiên cứu.

Chất thải nhựa xuất hiện trong sinh hoạt hằng ngày của người dân.

Chất thải nhựa xuất hiện từ các nhà máy, xí nghiệp….

Tác hại của rác thải nhựa 

Tác hại của chất thải nhựa đối với môi trường

Mối nguy hại của rác thải nhựa tới môi trường vô cùng lớn. Bởi, loại rác thải này khó phân hủy trong môi trường tự nhiên. Chúng có thể mất đến vài năm hoặc hàng ngàn năm để phân hủy. Với sự tồn tại lâu dài này, ô nhiễm rác thải nhựa dễ dàng xuất hiện khiến môi trường sống bị đe dọa.

Khi các chất thải nhựa rơi xuống đại dương, nguồn nước dễ dàng bị ô nhiễm. Động vật khi ăn phải loại rác này có nguy cơ bị ngộ độc, chết, dẫn đến sự tuyệt chủng.

Chất thải nhựa vùi trong đất sẽ gây ra tình trạng ứ đọng, khiến thực vật không hấp thụ được nước và các chất dinh dưỡng cần thiết. Từ đó, thực vật sẽ còi cọc, khó phát triển…

Tác hại của chất thải nhựa đối với sức khỏe con người

Khi môi trường sống bị đe dọa bởi nguồn chất thải nhựa, sức khỏe con người cũng bị ảnh hưởng theo. Cụ thể:

Chất thải nhựa mang lượng độc tố lớn vào cơ thể con người khi sử dụng trực tiếp.

Chất thải nhựa là một trong những nguyên nhân gây rối loạn trực tiếp và vô sinh ở trẻ em.

Chất thải nhựa góp phần khiến hệ miễn dịch trong cơ thể con người giảm xuống, tạo điều kiện cho các căn bệnh xuất hiện…

Xử lý rác thải nhựa như thế nào cho hiệu quả cao?

Nâng cao ý thức của con người trong việc sử dụng đồ nhựa

Muốn hạn chế nguy hại của chất thải nhựa đầu tiên cần nâng cao ý thức của người dân. Cần liệt kê và phân tích chi tiết các tác hại do nguồn rác này gây ra để con người dễ dàng nhận thấy. Đồng thời, cần kêu gọi người dân hạn chế sử dụng đồ nhựa và đưa ra các biện pháp xử lý nghiêm minh với các trường hợp cố tình vứt chất thải nhựa vào môi trường.

Tái chế rác thải nhựa

Xử lý nguồn chất thải nhựa lớn như hiện nay đòi hỏi cần đưa ra được các phương pháp tái chế rác. Phương pháp này được đánh giá cao khi hội tụ đa dạng các ưu điểm đặc biệt như làm sạch môi trường sống và tiết kiệm tối đa nguồn tài nguyên tạo ra. Có nhiều cách tái chế chất thải nhựa được đưa ra như sử dụng chất thải nhựa làm hộp bút, chậu đựng hoa…

Trước khi tái chế rác thải, người dân cần nắm bắt cách phân biệt các loại rác. Cần chú ý phân chia hai loại rác có thể tái chế và không thể tái chế. Nếu chất thải nhựa có thể tái chế nên thực hiện ngay. Ngược lại, nếu những chất thải không thể tái chế nên đưa ra phương pháp xử lý.

Thiêu đốt chất thải nhựa

Thiêu đốt chất thải nhựa là phương pháp tiếp theo được đưa ra. Tuy nhiên, chỉ phù hợp với những đất nước phát triển vì chi phí tiêu thụ cao. Việc thiêu đốt cần được thực hiện xa nơi dân cư sinh sống, phải có quy trình thiêu đốt chuyên nghiệp. Người dân không tự động thiêu đốt chất thải nhựa gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Một số cách bảo vệ môi trường bởi rác thải nhựa bạn nên biết

Có vô số cách bảo vệ môi trường bởi rác thải nhựa. Trong đó, người dân có thể tham khảo các cách sau:

Người dân hạn chế tối đa sử dụng đồ dùng, dụng cụ bằng nhựa.

Cần phân loại nhựa từ đầu nguồn để quá trình thiêu đốt, tái chế diễn ra nhanh.

Thay thế vật phẩm bằng chất liệu nhựa thành chất liệu thủy tinh, gỗ…

Cần phát động phong trào thu gom chất thải nhựa và tái chế đúng cách…

Đăng Ký Tư Vấn

Chúng tôi sẽ liên hệ lại Anh (chị) sau ít phút

Tên của bạn (bắt buộc)

Số điện thoại (bắt buộc)

Địa chỉ:

Nội dung yêu cầu:

Điền mã spam 2+5=?

Bạn đang xem bài viết Phương Pháp Xử Lý Chất Thải Nguy Hại An Toàn, Hiệu Quả Nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!