Cập nhật thông tin chi tiết về Protocol:đăng Ký Bằng Sáng Chế Và Giải Pháp Hữu Ích mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam có quyền tự mình nộp đơn đăng ký hoặc có thể (không bắt buộc) thông qua dịch vụ trung gian của một Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, thay mặt mình làm và nộp đơn.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài không thường trú hoặc không có đại diện hợp pháp, không có cơ sở kinh doanh thực thụ ở Việt Nam nộp đơn thông qua việc uỷ quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Tên đầy đủ, địa chỉ, quốc tịch của người nộp đơn và tác giả sáng chế.
Tên sáng chế, giải pháp hữu ích.
Giấy uỷ quyền của người nộp đơn có chữ ký và dấu của người ủy quyền (trong trường hợp người khai không có dấu, đề nghị xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) (*);
Hợp đồng chuyển nhượng (nếu có) (*);
Hợp đồng chuyển nhượng quyền ưu tiên (nếu có, trong trường hợp Người nộp đơn không đồng thời là người nộp đơn ưu tiên) (**);
Bảng phân loại, yêu cầu bảo hộ, bản mô tả và bản vẽ (nếu có) (*);
Bản sao đơn đầu tiên hoặc các đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris (có xác nhận của một trong các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền (nếu có) (**)
(*)Tài liệu phải được gửi kèm theo Đơn ngay tại thời điểm nộp đơn. Bản sao có thể được chấp nhận với điều kiện bản gốc được bổ sung trong vòng ba (3) tháng kể từ ngày nộp đơn;
(**) Tài liệu có thể gửi sau trong vòng (3) ba tháng kể từ ngày nộp đơn
Đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên phải được nộp trong vòng (12) mười hai tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên (theo Công ước Pari) hoặc (6) sáu tháng kể từ ngày đối tượng được trưng bày tại triển lãm.
Tên đầy đủ, địa chỉ, quốc tịch của người nộp đơn và tác giả sáng chế.
Tên sáng chế, giải pháp hữu ích.
Giấy uỷ quyền của người nộp đơn (*);
Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên (nếu có) (*);
Bảng phân loại, yêu cầu bảo hộ, bản mô tả bằng tiếng Anh, và bản vẽ (nếu có);
Tài liệu PCT;
(*)Tài liệu phải được gửi kèm theo Đơn ngay tại thời điểm nộp đơn. Bản sao có thể được chấp nhận với điều kiện bản gốc được bổ sung trong vòng ba (3) tháng kể từ ngày nộp đơn;
i. Đối với Đơn quốc tế vào giai đoạn pha quốc gia Việt Nam theo Điều 22 Hiệp ước PCT (Việt Nam là nước được chỉ định) phải được nộp trong vòng 21 kể từ ngày ưu tiên; ii. Đối với Đơn quốc tế nộp vào giai đoạn pha quốc gia Việt Nam theo Điều 39 Hiệp ước PCT (Việt Nam là nước được chọn) phải được nộp trong vòng 31 kể từ ngày ưu tiên.Lệ phí đăng ký có thể được nộp bằng tiền mặt, séc chuyển khoản hoặc uỷ nhiệm chi cho Cục Sở hữu công nghiệp.
Để đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích, người nộp đơn phải nộp các khoản phí và lệ phí quy định (tại Thông tư số 23/TC-TCT ngày 09/05/1997 của Bộ Tài chính), bao gồm các khoản sau:
Lệ phí nộp đơn: 150.000đ Nếu Đơn có nhiều đối tượng thì từ đối tượng thứ hai trở đi mỗi đối tượng phải nộp thêm 75.000đồng. Nếu Bản mô tả có trên 5 trang thì từ trang thứ 6 trở đi, phải nộp thêm 10.000 đ/trang.
Lệ phí công bố đơn: 150.000đ Nếu Đơn có nhiều hình vẽ, thì từ hình vẽ thứ hai trở đi phải nộp thêm 50.000 đ/hình vẽ
Lệ phí xét nghiệm nội dung: 350.000 đ/đối tượng
Lệ phí đăng bạ, cấp Bằng độc quyền: 200.000đ/đối tượng
Lệ phí công bố Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích: như lệ phí công bố đơn
Lệ phí duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích: Lệ phí duy trì hiệu lực được nộp theo từng năm một với mức tăng dần, ví dụ: năm thứ 1 và năm thứ 2 là 250.000đ/năm; năm thứ 3 và năm thứ 4 là 400.000đ/năm; v.v…
Thủ Tục Đăng Ký Bằng Sáng Chế/ Giải Pháp Hữu Ích
Thủ tục đăng ký bằng sáng chế/ giải pháp hữu ích
– Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
– Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
– Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
– Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
+ Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung;
+ Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
– Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
+ Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Ủy quyền cho văn phòng Luật Sư hoặc liên hệ đến văn phòng Luật sư để được tư vấn hồ sơ thủ tục đầy đủ, chuyên nghiệp
+ Bản mô tả (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
– Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;
– Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên hoặc tháng thứ 2 từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung;
– Thẩm định nội dung: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.
– Tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế.
– Tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký sáng chế:
+ Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thoả thuận đó không trái với quy định của pháp luật;
+ Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;
+ Trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phi từ ngân sách nhà nước:
+ Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế;
+ Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của Nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện phần quyền đăng ký sáng chế;
+ Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác, nếu trong thoả thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế.
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Cục sở hữu trí tuệ – Bộ KHCN
Mẫu Đơn Đăng Ký Sáng Chế Và Giải Pháp Hữu Ích
1. Sáng chế dạng cơ cấu – Tên sáng chế: Nút chai sâm banh
– Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập Sáng chế đề cập đến nút dùng để đóng chai sâm banh. – Tình trạng kỹ thuật của sáng chế
Đã biết các nút dùng để đóng chai sâm banh có dạng hình trụ rỗng với các vành bít và nắp có rãnh theo biên dạng của cổ chai. Tuy nhiên, các nút này có nhược điểm là độ kín khít chưa cao và độ rung khi đóng chai cao.
– Bản chất kỹ thuật của sáng chế Do đó, mục đích của sáng chế là làm tăng độ kín của nút chai sâm banh và giảm rung khi đóng chai.
Để đạt được mục đích nêu trên, nút chai sâm banh theo bao gồm phần trụ rỗng ở đầu dưới với các vành bít ở đầu trên của nó, phần nắp ở bên trên phần trụ rỗng có rãnh theo biên dạng của cổ chai, nắp ở mặt trên của nút chai, khác biệt ở chỗ, mặt nút vào ở mặt dưới của phần trụ rỗng có dạng hình bán cầu.
Nhờ có mặt mút vào có dạng hình bán cầu nên khi đóng chai, áp suất trong chai tác dụng lên mặt mút vào hình bán cầu này, nhờ vậy mặt mút vào này được nắn phẳng và ép chặt mặt dưới của phần phụ rỗng của nút vào thành trong của cổ chai, do vậy làm tăng độ kín khít và giảm rung khi đóng chai.
– Mô tả vắn tắt các hình vẽ
– Mô tả chi tiết sáng chế Theo hình này, nút chai sâm banh theo sáng chế bao gồm phần trụ rỗng (1) ở đầu dưới của nút chai, phần trụ rỗng này có các vành bít (2) ở đầu trên của nó, phần nắp (3) ở bên trên phần trụ rỗng (1) có rãnh (4) theo biên dạng của cổ chai và nắp (5) ở mặt trên của nút chai. Phần trụ rỗng (1) còn có mặt mút vào (6) ở mặt dưới của nó có dạng hình bán cầu.
Khi đóng chai , phần trụ rỗng (1) được đưa vào cổ chai cho đến khi mép chai tỳ vào rãnh (4) của phần nắp (3). Khi đó, áp suất trong chai tác dụng lên mặt mút vào hình bán cầu (6) làm cho mặt (6) này được nắn phẳng và ép chặt mặt dưới của phần trụ rỗng (1) vào thành trong của cổ chai, nhờ vậy làm tăng độ kín khít và giảm độ rung khi đóng chai.
– Yêu cầu bảo hộ Nút chai sâm banh, với mục đích làm tăng độ kín khít và giảm độ rung khi đóng chai, nút này bao gồm phần trụ rỗng (1) ở đầu dưới với các vành bít (2) ở đầu trên của phần trụ rỗng (1), phần nắp (3) ở bên trên phần trụ rỗng (1) có rãnh (4) theo biên dạng của cổ chai và nắp (5) ở mặt trên của nút chai, khác biệt ở chỗ, mặt mút vào (6) ở mặt dưới của phần trụ rỗng (1) có dạng hình bán cầu.
BẢNG TÓM TẮT SÁNG CHẾ Sáng chế đề cập đến nút chai sâm banh để làm tăng độ kín khít và giảm độ rung khi đóng chai, nút này bao gòm phần trụ rỗng (1) ở đầu dưới với các vành bít (2) ở đầu trên của phần trụ rỗng (1), phần nắp (3) ở bên trên phần trụ rỗng (1) có rãnh (4) theo biên dạng của cổ chai và nắp (5) ở mặt trên của nút chai, khác biệt ở chỗ, mặt mút vào (6) ở mặt dưới của phần trụ rỗng (1) có dạng hình bán cầu, nhờ vậy, khi đóng chai, áp suất trong chai tác dụng lên mặt mút vào (6) làm cho mặt mút vào (6) được nắn phẳng và épchặt mặt dưới của phần trụ rỗng (1) vào thành trong của cổ chai.
2. Sáng chế dạng chất – Tên sáng chế: Hợp kim nền vàng
– Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập Sáng chế đề cập đến hợp kim nền vàng.
– Tình trạng kỹ thuật của sáng chế Đã biết đến hợp kim nền vàng, trong đó ngoài vàng hợp kim này chứa 10% bạc và 0,5% gali. Nhược điểm của hợp kim này là có dạng đặc tính vật lý và công nghệ không cao.
– Bản chất kỹ thuật của sáng chế Mục đích của sáng chế là cải thiện các đặc tính vật lý và công nghệ của hợp kim nền vàng. Để đạt được mục đích nêu trên, sáng chế đề xuất hợp kim nền vàng có thành phần (% khối lượng):
Vàng 52 – 56
Bạc 43 – 47
Gali 0,9 – 1,2
Tạp chất còn lại
– Mô tả chi tiết sáng chế Hợp kim nền vàng theo sáng chế có thành phần
Vàng 52 – 56
Bạc 43 – 47
Gali 0,9 – 1,2
Tạp chất còn lại Hợp kim này được chế tạo theo phương pháp bao gồm các công đoạn : nấuchảy hợp kim trong lò cao tần và đồng nhất hóa ở nhiệt độ 640oC trong 24 giờ.
– Ví dụ thực hiện sáng chế Chế tạo 100kg hợp kim Để chế tạo 100kg hợp kim cần trộn 53kg vàng, 45,8kg bạc, 0,9kg gali, và 0,3kg tạp chất bao gồm đồng, niken, asen, angtimon với điều kiện mỗi loại chiếm <0,1kg với nhau, sau đó nấu chảy hợp kim trong lò cao tần và đồng nhất hóa ở nhiệt độ 6400C. Sau 24 giờ, thu được hợp kim mong muốn.
1. Hợp kim nền vàng chứa bạc và gali, khác biệt ở chỗ, với mục đích cải thiện các đặc tính vật lý và công nghệ của hợp kim, hợp kim này có thành phần khối lượng như sau (% khối lượng):
Vàng 52 – 56
Bạc 43 – 47
Gali 0,9 – 1,2
Tạp chất còn lại
BẢN TÓM TẮT SÁNG CHẾ Sáng chế đề cập đến hợp kim nền vàng chứa bạc và gali, khác biệt ở chỗ, với mục đích cải thiện các đặc tính vật lý và công nghệ của hợp kim, hợp kim này có thành phần khối lượng như sau (% khối lượng)
Vàng 52 – 56
Bạc 43 – 47
Gali 0,9 – 1,2
Tạp chất còn lại
3. Sáng chế dạng phương pháp
– Tên sáng chế: Phương pháp bảo vệ thực vật và đất trồng bằng thuốc diệt côn trùng
– Lĩnh vực kỹ thuật được đề cập Sáng chế đề cập đến phương pháp bảo vệ thực vật và đất trồng, cụ thể là phương pháp bảo vệ thực vật và đất trồng bằng thuốc diệt côn trùng.
– Tình trạng kỹ thuật của sáng chế Đã biết phương pháp bảo vệ thực vật và đất trồng bằng cách phun hoặc tưới thuốc diệt côn trùng lên cây trồng và đất.
Sáng chế đề xuất phương pháp bảo vệ đất trồng và cây nông nghiệp bằng thuốc diệt côn trùng. Với mục đích tiết kiệm thuốc và giảm mức độ gây ô nhiễm môi trường. Phương pháp này bao gồm các bước : phết thuốc diệt côn trùng lên màng mỏng và phủ màng này lên đất trồng và cây nông nghiệp.
Dowload – Tờ khai Đăng ký sáng chế
Tư Vấn Thủ Tục Đăng Ký Sáng Chế /Giải Pháp Hữu Ích
1. Cơ sở pháp lý– Luật sở hữu trí tuệ 2005;– Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/10 sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về SHTT.
2. Điều kiện bảo hộ Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Theo quy định của pháp luật Việt Nam về Sở hữu Trí tuệ, một giải pháp kỹ thuật có thể được bảo hộ độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các tiêu chuẩn sau:(chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký)– Tính sáng tạo (sáng chế là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng)– Khả năng áp dụng công nghiệp (có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định).Lưu ý: Nếu giải pháp không đáp ứng điều kiện về tính sáng tạo với danh nghĩa Sáng chế thì có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa là Giải pháp hữu ích.
3. Tài liệu cần thiết để bảo hộ Sáng chế/Giải pháp hữu ích:– Giấy uỷ quyền có đóng dấu xác nhận của Công ty (mẫu do Oceanlaw cung cấp).– Tên và địa chỉ của: + Người nộp đơn (chủ sở hữu của Bằng độc quyền Sáng chế/Giải pháp hữu ích sau này) + Tác giả Sáng chế/giải pháp hữu ích– Tên sáng chế/giải pháp hữu ích và phân loại sáng chế/giải pháp hữu ích (Oceanlaw có thể giúp Quý khách hàng trong việc phân loại)– Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích; Bản tóm tắt; Yêu cầu bảo hộ và bản vẽ (nếu có) Sau khi nhận được các tài liệu trên, chúng tôi sẽ soạn thảo, nộp đơn và các giấy tờ cần thiết cho việc đăng ký sáng chế/ giải pháp hữu ích tại Cục Sở hữu Trí tuệ.
4. Thời gian đăng ký:Đơn xin đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích sẽ trải qua 2 giai đoạn xét nghiệm như sau:– Giai đoạn xét nghiệm hình thức: Kết quả sẽ có trong vòng 03 tháng kể từ ngày nộp đơn. Kết quả xét nghiệm hình thức sẽ khẳng định tính hợp lệ của đơn xin đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích và các tài liệu kèm theo. Kết thúc giai đoạn xét nghiệm hình thức, đơn sẽ được công bố trên công báo của Cục SHTT.– Giai đoạn xét nghiệm nội dung: Kết quả sẽ có trong vòng 12 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu xét nghiệm nội dung (tính từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu xét nghiệm nội dung nộp vào thời điểm nộp đơn). Kết quả xét nghiệm nội dung sẽ khẳng định sáng chế/giải pháp hữu ích có được bảo hộ hay không. Nếu kết quả xét nghiệm nội dung khằng định sáng chế/giải pháp hữu ích có khả năng được bảo hộ, Cục SHCN sẽ cấp Bằng độc quyền sáng chế/ giải pháp hữu ích trong vòng 01 tháng.
5. Quyền lợi khách hàng:– Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.– Công bố đơn hợp lệ trên Công báo Sở hữu Công nghiệp;– Quyết định cấp Văn bằng bảo hộ;– Bằng độc quyền Sáng chế hoặc Giải pháp hữu ích;– Công bố Sáng chế, giải pháp hữu ích đã được cấp Bằng độc quyền trên Website Công ty.– Tư vấn miễn phí đối với những trường hợp vi phạm quyền Sở hữu Công nghiệp của Khách hàng
Bạn đang xem bài viết Protocol:đăng Ký Bằng Sáng Chế Và Giải Pháp Hữu Ích trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!