Cập nhật thông tin chi tiết về Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Ngân Hàng Hà Tĩnh mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
KHAI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ NGÀNH NGÂN HÀNG HÀ TĨNH
Phần thứ nhất
NHŨNG MỐC SON LỊCH SỬ CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Từ một nước thuộc địa không có chủ quyền về tiền tệ, ngay sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Nhà nước ta đã từng bước thiết lập được một nền tiền tệ và một hệ thống Ngân hàng độc lập với những bước đi phù hợp sáng tạo.
Tháng 12/1945 Nhà nước cho phát hành đồng bạc Việt Nam đầu tiên được nhân dân ta hưởng ứng và hoan nghênh, gọi là “Tờ giấy bạc cụ Hồ”. Sự ra đời của đồng tiền cách mạng đã góp phần quan trọng trong quá trình đấu tranh với địch trên mặt trận tiền tệ, phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá, ổn định giá cả, đồng thời đảm bảo cho chi tiêu ngân sách.
Ngày 3/2/1947 tổ chức tín dụng đầu tiên của Việt Nam: Nha tín dụng sản xuất được thành lập nhằm “giúp vốn cho nhân dân phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, đồng thời hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn và làm hậu thuẫn cho chính sách giảm tức và hướng dẫn nhân dân đi vào con đường làm ăn tập thể”.
Ngày 6/5/1951 tại Hang Bòng thuộc xã Tân trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngân hàng Quốc gia Việt nam là cơ quan ngang Bộ, Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia là thành viên Chính phủ. Tổng Giám đốc đầu tiên của ngành Ngân hàng là Cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Phó Tổng Giám đốc là đồng chí Lê Viết Lượng. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ban đầu có những nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ; quản lý Kho bạc Nhà nước; huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá; quản lý kim dung bằng biện pháp hành chính; quản lý ngoại hối và các khoản giao dịch bằng ngoại tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời thật sự là một bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển nền tiền tệ – ngân hàng của Việt Nam. Tuy nhiên từ ngày đầu thành lập, hệ thống Ngân hàng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách, bởi một nền kinh tế tiểu nông lạc hậu, tự cung, tự cấp, thị trường nhỏ bé, phân tán và bị chia cắt, chi phối bởi chiến tranh; ngân sách bội chi lớn, lạm phát gia tăng, nền kinh tế mất cân đối gay gắt. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Chính phủ ngành Ngân hàng đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, ngày càng khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của mình, góp phần tích cực vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Sau năm 1954, miền Bắc được giải phóng, tiến hành khôi phục kinh tế, chuyển sang thời kỳ quá độ lên CNXH. Hệ thống Ngân hàng trở thành công cụ đắc lực của Nhà nước dân chủ nhân dân trong việc tiếp quản vùng giải phóng, khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1960-1965) và phục vụ công cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày 21/01/1960 Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phù hợp với Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà 1959. Từ 1960 toàn Ngành đã có 221 Chi điếm Ngân hàng huyện, 41 Chi nhánh nghiệp vụ Ngân hàng quận, thị xã và các trung tâm kinh tế ở miền Bắc. Ngoài ra có trên 7.000 HTX tín dụng được thành lập và hoạt động trên địa bàn nông thôn.
Trải qua 2 cuộc chiến tranh khốc liệt với những nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng được Đảng giáo dục, rèn luyện cả hồng và chuyên, đội ngũ cán bộ Ngân hàng ngày càng được trưởng thành trên mọi lĩnh vực hoạt động, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc và giải phòng miền Nam thống nhất đất nước, làm tốt nghĩa vụ Quốc tế với cách mạng Lào và Cămpuchia. Hàng trăm cán bộ Ngân hàng (trong đó có một số đồng chí Lãnh đạo) đã được Đảng điều vào Nam công tác, trực tiếp tham gia cuộc đấu tranh trên mặt trận tiền tệ với địch và 104 cán bộ Ngân hàng đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Sau ngày đất nước thống nhất (1975) hệ thống tiền tệ Ngân hàng đã được áp dụng thống nhất trong cả nước. Nhưng do hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài, thiên tai liên tục, nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, lạm phát phi mã với 3 con số (năm 1986 lạm phát lên tới 774%) đã làm đình trệ sản xuất, đời sống của đại bộ phận dân cư gặp nhiều khó khăn.
Để khắc phục tình trạng đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều giải pháp trong lĩnh vực phân phối lưu thông (cải cách giá, tiền lương – tiền). Đặc biệt từ Đại hội VI của Đảng (họp năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mang tính chiến lược, mở ra thời kỳ phát triển mới của đất nước. Ngành ngân hàng thực hịên chương trình cải cách, chuyển dần từ tập trung bao cấp sang hạch toán kinh doanh XHCN.
Từ bước khởi đầu thành công theo NĐ 53 ngày 26/3/1988 của Chính phủ về tách hệ thống Ngân hàng thành Ngân hàng 2 cấp, ngày 24/5/1990 Nhà nước ban hành 2 Pháp lệnh Ngân hàng, đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Theo Pháp lệnh, hệ thống Ngân hàng gồm 2 cấp: Ngân hàng Nhà nước làm nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và là Ngân hàng Trung ương; Các Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Sau một thời gian được thực tiễn kiểm nghiệm, 2 Pháp lệnh Ngân hàng đã được tổng kết lên thành 2 Luật Ngân hàng, được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/10/1998 (và đã được sửa đổi bổ sung lần thứ nhất vào năm 2003).
Trong suốt thời kỳ đổi mới (1986-2010), hệ thống Ngân hàng đã không ngừng phát triển cả về mạng lưới tổ chức và nội dung hoạt động. Đến nay trên cả nước đã có 5 NHTM Nhà nước; 36 NHTM cổ phần, 48 Chi nhánh NH nước ngoài, 05 Ngân hàng liên doanh, 48 Văn phòng Đại diện nước ngoài; 17 Công ty tài chính; 13 Công ty cho thuê Tài chính và trên 1000 QTDND cơ sở hoạt động rộng khắp từ thành thị đến nông thôn. Các nghiệp vụ ngân hàng đã trở nên đa dạng, phong phú và quy mô tăng lên nhanh chóng.
Công tác quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng không ngừng được hoàn thiện. Việc điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ngày càng đạt hiệu quả cao; góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát theo từng thời kỳ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã và đang làm tốt vai trò đại diện của Chính phủ tại các Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), cũng như các tổ chức song phương và đa phương khác. Đồng thời góp phần quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trên mọi lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Trong những năm gần đây, hệ thống Ngân hàng Việt Nam (NHNN và các TCTD) đã có nhiều thành tích trong việc điều hành và thực thi các chính sách tiền tệ nhằm phục vụ mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát, từng bước nâng cao giá trị của đồng tiền Việt Nam.
Từ năm 2011 đến nay, Ngành Ngân hàng Việt Nam vừa tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ theo tinh thần 2 Luật: Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các Tổ chức tín dụng (được Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XII thông qua ngày 16/6/2010, có hiệu lực từ ngày 01/01/2011), vừa cùng với cả hệ thống chính trị nổ lực thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. (nói rõ nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010-2015 và 2015-2020)
Phần thứ hai
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG HÀ TĨNH
Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Hà tĩnh:
Ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL (ngày 6/5/1951 thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, ngày 12/5/1951 tại xóm Đông tri nội, xã Đức Lâm, huyện Đức thọ, Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia tỉnh Hà Tĩnh được thành lập do đồng chí Phùng Văn Mại làm Trưởng Chi nhánh, với cơ cấu tổ chức gồm 3 phòng: Phòng nghiệp vụ, phòng kho quỹ, phòng Kế toán và 2 tổ công tác Thạch – Can – Kỳ. Năm 1952 thành lập Chi điếm Ngân hàng đầu tiên tại huyện Đức thọ. Năm 1953 Ngân hàng tỉnh chuyển về xã Đức An, sau về xã Đức Diên (Đức thọ). Thời kỳ này Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ phát hành giấy bạc, kết hợp với tài chính và mậu dịch quốc doanh để quản lý lưu thông tiền tệ, đẩy mạnh hình thức tín dụng gián tiếp, cho vay qua tiểu thương để vận chuyển hàng hoá, cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm thuỷ sản, chủ yếu cho vay qua hộ nông dân và tư doanh, góp phần tích cực đẩy mạnh nền kinh tế địa phương, phục vụ đắc lực cho công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
– Sau hoà bình lập lại (7/1954) Ngân hàng Hà Tĩnh được chuyển về Thị xã Hà Tĩnh, chuyển nhiệm vụ từ cho vay gián tiếp sang cho vay trực tiếp hộ nông dân cá thể để mua trâu bò, nông cụ, phân bón, khai hoang phục hoá; cho vay khôi phục nghề cá; cho vay mậu dịch quốc doanh để thu mua nắm nguồn hàng; mở rộng lưu thông hàng hoá, góp phần ổn định giá cả; đến năm 1956 bắt đầu cho vay HTX mua bán. Cũng từ đây công tác thanh toán không dùng tiền mặt bắt đầu được mở rộng. Ngân hàng tổ chức nhiều bàn đổi tiền phục vụ bộ đội, đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc.
– Thời kỳ cải tạo, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH ở miền Bắc: Bên cạnh tập trung cho vay phục vụ phong trào hợp tác hoá, cho HTX nông nghiệp vay để công hữu hoá tư liệu sản xuất, mua trâu bò cày, nông cụ, phân giống để phát triển sản xuất, Ngân hàng tập trung mở rộng cho vay kinh tế quốc doanh, thông qua thực hiện cơ chế mới về tín dụng, với tỷ lệ tham gia khoảng 50% vốn lưu động của nền kinh tế, đã góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và tài chính của hầu hết các ngành, các xí nghiệp trên địa bàn. Cũng trong thời kỳ này Ngân hàng thực hiện độc quyền quản lý kinh doanh vàng bạc trong phạm vi toàn tỉnh. Ngày 17/4/1956 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 739 về quy tắc tổ chức HTX tín dụng ở nông thôn. Trong vòng 7 năm (từ 1957 – 1964) Hà Tĩnh đã thành lập được 251 HTX TD với trên 112 nghìn xã viên. Cùng với hệ thống HTXTD, đến năm 1964 toàn tỉnh đã thành lập được 14 Quỹ tiết kiệm trung tâm, 399 bàn tiết kiệm, 1.500 tổ thu tiết kiệm. Với màng lưới rộng khắp đã tạo điều kiện cho Ngân hàng thu hút mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội để đẩy mạnh cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống nhân dân, đấu tranh có hiệu quả với nạn cho vay nặng lãi.
– Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965-1975): Nằm trong vùng trọng điểm của chiến tranh phá hoại, cán bộ, CNV Ngân hàng là những chiến sỹ kiên cường, bám trụ địa bàn, vừa làm tốt nhiệm vụ chuyên môn (cung ứng vốn, tiền mặt và công cụ thanh toán) phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, vừa trực tiếp tham gia chiến đấu và chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược: XD CNXH ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miến Nam.
– Thời kỳ sáp nhập tỉnh Nghệ Tỉnh (1976 – 1991):
Năm 1976 hai tỉnh Hà Tĩnh – Nghệ An hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh, từ đó các Ngân hàng ở Hà Tĩnh chỉ là các Chi nhánh cơ sở trực thuộc Ngân hàng tỉnh Nghệ Tĩnh. Cũng như cả nước, tỉnh Nghệ Tĩnh chỉ có một hệ thống Ngân hàng Nhà nước duy nhất với 28 Chi nhánh huyện, thành phố, thị xã; 354 phòng giao dịch với tổng biên chế thời điểm cao nhất lên đến gần 2.800 cán bộ (Hà Tĩnh có 9 Chi nhánh huyện, thị xã và 15 phòng giao dịch). Trong thời kỳ này vai trò trung tâm tiền tệ tín dụng, thanh toán của Ngân hàng đối với nền kinh tế khá rõ nét. Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn, tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt, phục vụ tích cực cho quá trình tài mở rộng sản xuất kinh doanh; phát triển nông nghiệp toàn diện, tăng cường các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Năm 1981 thực hiện Quyết định 259 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống Ngân hàng Kiến thiết (sau đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng) từ ngành Tài chính được chuyển sang Ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ Tĩnh có thêm 27 Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng cơ sở trực thuộc Ngân hàng Nhà nước các huyện, thị xã (Hà Tĩnh có 9 cơ sở). Đến 1987 hệ thồng NH Đầu tư và Xây dựng thu gọn lại thành 6 Ngân hàng khu vực và Hội sở NHĐT&XD tỉnh (Hà Tĩnh có 2 Chi nhánh Khu vực: Thị xã Hà Tĩnh và khu vực Đức thọ). Đây là Ngân hàng chuyên cấp phát vốn XDCB, cho vay xây lắp và quản lý tiền tệ, thanh toán XDCB. Cũng trong năm 1981, Cửa hàng Vàng bạc Đá quý trực thuộc NHNN tỉnh được thành lập, sau đó chuyển thành Công ty Vàng bạc – Đá quý tỉnh, chuyên nhiệm vụ mua bán, gia công chế tác vàng bạc, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần ổn định giá vàng trên địa bàn (trong đó Hà Tĩnh có 2 cửa hàng ở Thị xã Hà Tĩnh và ở thị trấn Kỳ Anh trực thuộc Công ty Vàng bạc – Đá quý tỉnh)
Thực hiện Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, Từ tháng 10/1988 hệ thống Ngân hàng được hình thành 2 cấp: Ngân hàng Nhà nước làm chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ – tín dụng – dịch vụ ngân hàng; các Ngân hàng chuyên doanh tiến hành kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Ngày 24/5/1990 Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh các ngân hàng, HTX TD và công ty tài chính.
Theo tiến trình đó, từ tháng 10/1988 Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nghệ Tĩnh được tách làm 2 hệ thống: Hệ thống NHNN gồm Chi nhánh NHNN tỉnh và 27 phòng đại diện tại các huyện và thị xã; Hệ thống các Ngân hàng chuyên doanh gồm: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp (sau này đổi tên thành NHNo&PTNT); Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Trong đó tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ngoài 9 phòng đại diện NHNN (trực thuộc NHNN tỉnh Nghệ Tĩnh) còn có 9 Chi nhánh: Phát triển Nông nghiệp (trực thuộc NH Phát triển Nông nghiệp tỉnh Nghệ Tĩnh); 1 NH Công thương Thị xã Hà Tĩnh (trực thuộc NHCT Nghệ Tĩnh); 2 NH Đầu tư và Phát triển: Khu vực Thị xã Hà Tĩnh và khu vực Đức thọ (trực thuộc NHĐT&PT Nghệ Tĩnh); 2 cửa hàng vàng bạc: Thị xã Hà Tĩnh và Kỳ Anh (trực thuộc Công ty Vàng bạc – Đá quý tỉnh Nghệ Tĩnh); 1 HTX Tín dụng Cương Gián (là HTX TD duy nhất còn tồn tại và hoạt động của tỉnh Nghệ Tĩnh).
Từ 01/4/1990, khi hệ thống Kho bạc Nhà nước (trực thuộc Bộ Tài chính) được thành lập để quản lý quỹ Ngân sách nhà nước, các Phòng đại diện của NHNN kết thức hoạt động và bàn giao (cả bộ máy và nhiệm vụ) cho các Kho bạc Nhà nước huyện, thị xã. Thực hiện chủ trương trên, 9 Phòng đại diện của NHNN tại các huyện, thị xã của Hà Tĩnh được bàn giao sang Kho bạc Nhà nước tỉnh Nghệ Tĩnh.
Sau ngày tái lập tỉnh (9/1991): Hệ thống các Ngân hàng ở Hà Tĩnh được thành lập lại, bao gồm: Chi nhánh NHNN tỉnh; Chi nhánh NHNo&PTNT (gồm văn phòng tỉnh và 9 Chi nhánh huyện, thị); chi nhánh NHĐT&PT (Văn phòng tỉnh và 1 Chi nhánh tại thị xã Hồng lĩnh) và Công ty Vàng bạc Đá quý tỉnh (văn phòng Công ty và cửa hàng VB – ĐQ Kỳ Anh). (Chi nhánh NH Công thương thị xã Hà Tĩnh được sáp nhập vào hệ thống NHNo&PTNT)
Sau ngày tái lập tỉnh đến năm 2019 (từ 1991 đến 2019): Lần lượt các hệ thống NHTM tiếp tục được thành lập và đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đến cuối năm 2019, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, NHNN tỉnh quản lý 53 đầu mối: Ngân hàng nông nghiệp & PTNT chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh (chuyển đổi từ Ngân hàng No& Phát triển Nông nghiệp) với 01 Hội sở chính, 09 chi nhánh cấp 2 và 11 phòng giao dịch, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT chi nhánh Hà Tĩnh II (thành lập năm 2018 tách từ Chi nhánh NHo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh) với 01 Hội sở chính, 06 Chi nhánh cấp 2 và 12 phòng giao dịch; Ngân hàng Đầu tư & PT Hà Tĩnh; NH Đầu tư &PT Kỳ Anh (thành lập năm 2015); NH phục vụ người nghèo (thành lập năm 1996) và chuyển thành NHCSXH tỉnh cuối năm 2003; Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh (thành lập năm 1994 – chuyển thành NHTMCP Ngoại thương năm 2007), NH Ngoại thương Xuân An (nâng cấp từ Chi nhánh phụ thuộc năm 2007 và chuyển thành NHTMCP Ngoại thương Bắc Hà Tĩnh năm 2011); NH Công thương Hà Tĩnh (thành lập cuối năm 2004, chuyển thành NHTMCP Công thương từ năm 2009); NHTM CP Việt Nam Thịnh vượng (thành lập năm 2008); NHTM CP Kỷ thương (thành lập năm 2008); NHTMCP Bắc Á (thành lập năm 2010), NHTM CP Đại Dương (thành lập năm 2010, sau chuyển thành NH thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương); NHTMCP Hàng Hải (thành lập năm 2011), NHTM CP Á Châu (thành lập năm 2011), NHTM CP Sài Gòn thương tín (thành lập năm 2013), NHTM CP Phát triển TP HCM (thành lập năm 2013), NHTM CP NHTM CP Quân Đội (thành lập năm 2014), NHTM CP Đông Nam Á (thành lập năm 2015), NHTM CP Bưu điện Liên Việt (thành lập năm 2017), NHTM CP Sài Gòn Hà Nội (thành lập năm 2017), NH Hợp tác xã (thành lập năm 2018) và 32 QTDND hoạt động tại 12 huyện, thị xã trong tỉnh, trong đó 22 QTDND liên phường, xã.
Những thành tựu cơ bản sau ngày tái lập tỉnh:
Đứng chân trên địa bàn của một tỉnh nghèo, kinh tế kém phát triển, nông nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu GDP, lại nằm trong vùng khí hậu khắc nghiệt, thiên tai liên tiếp, nên đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tình hình đó đòi hỏi ngành Ngân hàng ngay từ đầu phải nhanh chóng nhập cuộc để cùng với cấp uỷ, chính quyền địa phương chung ứng vốn và tiền mặt cho phát triển kinh tế xã hội và phục vụ đời sống nhân dân.
Vượt lên muôn vàn thử thách, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã sớm ổn định tổ chức bộ máy và cán bộ; kịp thời triển khai công tác quản lý Nhà nước và các mặt tiền tệ, tín dụng thanh toán và ngân hàng; đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn và các hoạt động dịch vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội địa phương, đặc biệt là các ngành nông nghiệp, công thương nghiệp, xây dựng và dịch vụ góp phần tích cực trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo và tạo ra diện mạo mới cho nông thôn Hà Tĩnh.
Sau ngày tái lập tỉnh, thực hiện chức năng “đi vay để cho vay” các TCTD trên địa bàn đã thường xuyên đẩy mạnh công tác huy động vốn với nhiều hình thức phong phú, đa dạng: Về huy động vốn, nguồn vốn huy động và quản lý toàn địa bàn tăng trưởng nhanh qua các giai đoạn: Cuối năm 2000 đạt 858.009 triệu đồng (tăng gấp 20,55 lần so năm 1991), cuối năm 2005 đạt 2.695.287 triệu đồng (tăng gấp 64,55 lần so năm 1991), cuối năm 2010 đạt 10.943.091 triệu đồng (tăng gấp 262,11 lần so năm 1991), cuối năm 2015 đạt 30.647.000 triệu đồng (tăng 734,06 lân so năm 1991) và cuối năm 2019 ước đạt 56.500.000 triệu đồng (tăng 1.353,29 lần so năm 1991). Về hoạt động cho vay, dư nợ cuối năm 2000 đạt 1.015.527 triệu đồng (tăng gấp 17,06 lần so năm 1991), cuối năm 2005 đạt 2.863.888 triệu đồng (tăng gấp 48,12 lần so năm 1991), cuối năm 2010 đạt 13.487.374 triệu đồng (tăng gấp 226,64 lần so năm 1991), cuối năm 2015 đạt 26.833.000 triệu đồng (tăng 450,90 lần so năm 1991) và cuối năm 2019 ước đạt 50.000 tỷ đồng (tăng 847,45 lần so năm 1991).
Thực hiện chương trình tái cơ cấu và hiện đại hoá Ngân hàng, đến nay hệ thống Ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã có những bước phát triển nhanh và mở rộng về quy mô, chất lượng, an toàn và hiệu quả. Hoạt động thanh toán, chuyển tiền chính xác, an toàn và tốc độ nhanh, vừa đáp ứng tốt yêu cầu của nền kinh tế, vừa phục vụ việc điều hòa vốn trong hệ thống từng ngân hàng. Hệ thống máy ATM, máy POS được lắp đặt mở rộng ra nhiều địa bàn, nhiều điểm chấp nhận thẻ, chất lượng ngày càng tốt hơn. Các ngân hàng thường xuyên chuyển đổi, nâng cấp công nghệ giúp cho việc xử lý các giao dịch được nhanh chóng, hiệu quả. Các hình thức thanh toán chủ yếu như Thanh toán điện tử liên ngân hàng, Thanh toán từng lần, Thanh toán điện tử song phương và các hoạt động thanh toán khác như thanh toán qua thẻ ATM, POS, thanh toán qua Swift, thanh toán qua ngân hàng trực tuyến Internet-Banking, Mobile banking, QR code… đang phát triển mạnh và được đông đảo người dân sử dụng. Tính đến 31/12/2018, toàn tỉnh có 147 máy ATM được lắp đặt, trong đó 56 máy thành phố, 91 máy huyện thị, 100% huyện thị đã có được lắp đặt máy ATM; toàn tỉnh có 465 máy POS với 304 điểm chấp nhận thẻ đã kết nối liên thông với các TCTD trên địa bàn. Phần lớn các điểm chấp nhận thẻ được đặt tại khách sạn, nhà hàng, siêu thị và các điểm bán lẻ… và các phòng giao dịch của NHTM. Số lượng máy ATM, POS không ngừng tăng lên tạo điều kiện thuận cho việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh nói riêng.
Cùng với việc phát triển các mặt nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ công nhân viên ngân hàng không ngừng phát triển cả về lượng và chất. Đến thời điểm cuối năm 2018, toàn hệ thống có 2.322 người, trong đó nam là 980 người (chiếm 42,20%) và nữ là 1342 người (chiếm 57,80%). Về trình độ chuyên môn: Từ đại học trở lên 1.808 người, chiếm 77,86%; Trình độ chính trị từ cao cấp trở lên là 40 người; Đảng viên 992 người. Các tổ chức Đảng trong các Ngân hàng liên tục đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh và trong sạch vững mạnh tiêu biểu; các tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên đạt danh hiệu xuất sắc. Bên cạnh công tác chuyên môn, các Ngân hàng trên địa bàn đã và đang đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, từ thiện như xây dựng nhà tình nghĩa, nuôi dưỡng bàn mẹ Việt nam Anh Hùng; quyên góp giúp đỡ hộ nghèo…đã được lãnh đạo địa phương đánh giá cao.
Với những thành tích đạt được, Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã có nhiều tập thể và cá nhân được Đảng, Nhà nước và ngành tặng nhiều Danh hiệu và hình thức thi đua cao quý:
Giai đoạn 10 năm (2000-2010)
Về thành tích chuyên môn: 9 Huân chương lao động hạng III; 26 lượt Bằng khen Thủ tướng Chính phủ; 47 lượt Chiến sỹ thi đua ngành Ngân hàng; 7 lượt Cờ thi đua của Thống đốc; 16 lượt Cờ thi đua của UBND tỉnh; 199 lượt Bằng khen của Thống đốc; 584 lượt Bằng khen của UBND tỉnh; 436 lượt Chiến sỹ thi đua cơ sở.
Giai đoạn từ năm 2010-2018:
Về thành tích chuyên môn: gồm: 02 Huân chương Lao động Hạng Nhất; 01 Huân chương lao động Hạng III, 02 Huân chương lao động hạng Nhì, 20 lượt Bằng khen Thủ tướng Chính phủ; 18 lượt Chiến sỹ thi đua ngành Ngân hàng; 02 Cờ thi đua của Chính phủ, 07 Cờ thi đua của Thống đốc, 04 cờ thi đua của UBND tỉnh; 20 lượt Bằng khen của Thống đốc; 291 lượt Bằng khen của UBND tỉnh; 288 lượt Chiến sỹ thi đua cơ sở.
Với bề dày truyền thống 67 năm và hành trang đã có, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đang nổ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, đoàn kết, sáng tạo để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ngành trong giai đoạn mới./.
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh
Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển
Quá trình hình thành và phát triển
Quân đội nhân dân Việt Nam » Quân đội nhân dân » Giới thiệu
Quá trình hình thành và phát triển
( chúng tôi ) – Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng chiến đấu hy sinh “vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân”. Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) thành lập ngày 22/12/1944.
Khi mới thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chỉ có 34 cán bộ, chiến sĩ nhưng đã sớm phát huy được truyền thống chống ngoại xâm và nghệ thuật quân sự lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn của dân tộc. Ngay từ lần đầu ra quân, đội quân chính quy đầu tiên của Việt Nam đã lập nên những chiến công vang dội, giải phóng những khu vực rộng lớn làm căn cứ cho các hoạt động đấu tranh giành độc lập, mở đầu truyền thống quyết chiến quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này. Ngày 15 tháng 5 năm 1945, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sáp nhập với lực lượng Cứu quốc quân và đổi tên thành Giải phóng quân, trở thành lực lượng quân sự chủ yếu của Mặt trận Việt Minh khi tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trong chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954.
Thời gian từ năm 1945 đến năm 1954 là thời kỳ phát triển vượt bậc cả về số lượng và khả năng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Chỉ một thời gian ngắn, từ khi đất nước giành được độc lập đến tháng 11 năm 1945, Giải phóng quân đã phát triển từ một đội quân nhỏ trở thành Quân đội Quốc gia Việt Nam với quân số khoảng 50.000 người, tổ chức thành 40 chi đội. Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Cũng thời gian này, các đại đoàn (đơn vị tương đương sư đoàn) chủ lực quan trọng như các đại đoàn 308, 304, 312, 320, 316, 325, 351 lần lượt được thành lập, đến nay vẫn là những đơn vị chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ một đội quân chỉ vài trăm người khi tham gia Tổng khởi nghĩa, Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát triển thành quân đội với các sư đoàn chủ lực mạnh, lập nên những chiến công lẫy lừng mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử ngày 07 tháng 05 năm 1954, đập tan mưu toan thiết lập lại chế độ thuộc địa của thực dân Pháp.
Sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Nhân dân Việt Nam đứng trước hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Nhiệm vụ của quân đội thời kỳ này là vừa xây dựng chính quy, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa vừa tham gia đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 15 tháng 02 năm 1961, Quân Giải phóng miền Nam, lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất lực lượng vũ trang tại chỗ và lực lượng tăng viện từ miền Bắc. Trước sự can thiệp trực tiếp của quân đội Mỹ, Quân đội nhân dân Việt Nam đã sát cánh cùng với nhân dân và các lực lượng vũ trang khác, tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, lâu dài và gian khổ, lập nên những kỳ tích mà tiêu biểu là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của Mỹ ở miền Bắc mà đỉnh cao là chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972; kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, thống nhất đất nước, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước.
Xe tăng Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Sau chiến thắng lịch sử năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam lại cùng với nhân dân cả nước tiến hành thắng lợi các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam vừa mới kết thúc thì chế độ diệt chủng do Pônpốt cầm đầu ở Cămpuchia đã kích động hận thù dân tộc, tiến hành chiến tranh xâm lấn ở biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Chúng gây ra nhiều cuộc thảm sát man rợ với nhân dân Việt Nam sống dọc biên giới, đồng thời thực hiện chính sách diệt chủng đối với nhân dân Cămpuchia. Đứng trước yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, ngày 23 tháng 12 năm 1978 Quân đội nhân dân Việt Nam đã mở cuộc phản công chiến lược, đập tan cuộc tiến công của quân đội Pônpốt. Sau đó, đáp ứng lời kêu gọi khẩn thiết của nhân dân và Mặt trận dân tộc cứu nước Cămpuchia, Quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp với các lực lượng vũ trang Cămpuchia, đánh tan 21 sư đoàn quân Pônpốt, xoá bỏ chế độ diệt chủng tàn bạo.
Quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia xây dựng cuộc sống mới (ảnh: Tư liệu)
Bước vào thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh biên chế, tổ chức, cắt giảm gần hai phần ba quân số. Các thế hệ sĩ quan, chiến sĩ quân đội vẫn kế tiếp nhau phát huy truyền thống và bản chất tốt đẹp của “Bộ đội cụ Hồ”, luôn làm đúng chức năng của một đội quân chiến đấu, một đội quân công tác, một đội quân sản xuất, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Thực hiện chức năng là một đội quân công tác, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn giữ vững mối quan hệ máu thịt với nhân dân. Là một trong các lực lượng nòng cốt tham gia công tác vận động quần chúng, các đơn vị quân đội đã tích cực thực hiện công tác dân vận. Nhiều đơn vị quân đội đã đi đầu trong phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng sâu, vùng xa; tham gia công tác cứu hộ và giảm nhẹ thiên tai, phòng chống lụt, bão. Quân đội cũng tích cực tham gia xoá đói, giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho các tầng lớp nhân dân, phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo cho 100.000 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Quân đội tham gia mở đường Hồ Chí Minh góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệ hoá, hiện đại hoá đất nước.
Là một đội quân sản xuất, các đơn vị trong toàn quân đã tận dụng mọi tiềm năng lao động, đất đai, kỹ thuật… để đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tạo nguồn sản phẩm bổ sung tại chỗ, góp phần giữ ổn định và cải thiện đáng kể đời sống bộ đội. Các nhà máy, xí nghiệp của quân đội đã sản xuất được các loại vũ khí, khí tài phù hợp với yêu cầu tác chiến hiện đại, đáp ứng các yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội. Nhiều đơn vị làm kinh tế của quân đội đã sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, trở thành các tổ chức kinh tế lớn của đất nước, đi đầu trong kết hợp kinh tế với quốc phòng, góp phần xứng đáng vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội và củng cố quốc phòng – an ninh của đất nước. Các doanh nghiệp quân đội đã tham gia nhiều dự án công trình trọng điểm của quốc gia như đường Hồ Chí Minh, đường dây 500 KV Bắc – Nam, dịch vụ dầu khí và nhiều công trình thuỷ điện lớn như Sông Đà, Drây H’ling. Hiện có 98 doanh nghiệp quân đội đang tham gia hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế như dịch vụ bay, dịch vụ cảng biển, viễn thông, công nghiệp đóng tàu… Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp này ngày một tăng.
Thực hiện chức năng cơ bản là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và các quyền lợi quốc gia của đất nước, Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện đại cần thiết, thực hiện huấn luyện thường xuyên, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, Quân đội nhân dân Việt Nam có lực lượng thường trực gồm bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương với tổng quân số khoảng 450.000 người và lực lượng quân dự bị khoảng 5 triệu người. Bộ đội chủ lực là thành phần nòng cốt của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng cơ động của các quân đoàn, quân chủng, binh chủng, bộ đội chủ lực của quân khu và bộ đội chuyên môn kỹ thuật. Bên cạnh các đơn vị huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu còn có hệ thống hoàn chỉnh các đơn vị bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; các học viện, viện nghiên cứu, các trường đào tạo sĩ quan và trường nghiệp vụ các cấp.
Cổng TTĐT BQP
File đính kèm :
Quá trình hình thành và phát triển
Lục quân
Phòng không – Không quân
Hải quân
Bộ đội Biên phòng
Bộ đội địa phương
Lực lượng dự bị động viên
Học viện, nhà trường
Viện nghiên cứu
Đơn vị Kinh tế – Quốc phòng
mod/sa-mod-site/sa-qdndvn/sa-qdndvn-child/sa-qdndvn-gt/d9037f46-33e3-43c4-8cc3-0e4842afd15c
Quá trình hình thành và phát triển
Quá Trình Lọc Máu Và Hình Thành Nước Tiểu Ở Thận
Chức năng chính của thận là quá trình lọc máu và hình thành nước tiểu, bài thải các chất độc hại, chất thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Chức năng này của thận được thực hiện tại các tiểu đơn vị chức năng thận- nephron bao gồm 3 giai đoạn: quá trinh lọc máu tại cầu thận, quá trình tái hấp thu tại ống thận và hình thành nước tiểu chính thức.
Quá trình lọc máu và hình thành nước tiểu ở thận
Quá trình lọc máu diễn ra tại cầu thận nhờ màng lọc cầu thận, sự chênh lệch áp suất giữa bên trong cầu thận và tạo lực đẩy các chất qua màng. Các tế bào máu và protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc sẽ được giữ lại theo động mạch trở lại cơ thể. Các chất qua màng hình thành nước tiểu đầu được chuyển đến ống thận.
Cứ mỗi phút có khoảng hơn 1 lít máu qua thận, người trưởng thành sau 1 giờ có thể lọc 60 lít máu và có 7,5lít dịch lọc được tạo ra. Như vậy với lượng 5 lít máu trong con người sau 24 giờ có thể chảy qua thận 288 lần hay cứ 5 phút thì đi qua 1 lần. Vì thế thận cần cung cấp lượng oxy rất lớn, nhu cầu oxy của thận chiếm tới 9% tổng lượng oxy cung cấp cho cơ thể.
Quá trình lọc máu qua cầu thận phụ thuộc vào hai yếu tố là: lỗ lọc của màng và áp suất lọc.
+Các lỗ lọc ở màng lọc cầu thận có kích thước rất nhỏ chỉ cho những vật rất bé đi qua còn những vật lớn hơn phải nhờ áp suất lọc.
+Áp suất lọc là giá trị chênh lệch giữa huyết áp trong mao mạch (khoảng 75mmHg) và áp suất keo loại trong huyết tương (khoảng 30mmHg) cộng với áp suất thuỷ tĩnh trong xoang Bowman (khoảng 6mmHg)
Thành phần của nước tiểu đầu gần giống với huyết tương gồm các chất như: đường glucose, acid amin, Na+, K+, HCO3-, Cl-… còn protein ít hơn huyết tương từ 300 đến 400 lần vì những protein kích thước lớn không thể qua được màng lọc.
Quá trình lọc máu và hình thành nước tiểu ở thận
Nước tiểu đầu sau khi được lọc ở cầu thận do vẫn còn nhiều chất dinh dưỡng nên sẽ được tái hấp thu tại ống thận. Trung bình mỗi ngày có khoảng 170-180 lít nước tiểu đầu được tạo ra nhưng sau khi tái hấp thu thì chỉ có khoảng 1-2 lít nước tiểu thực sự được hình thành. Quá trình tái hấp thu tại ống thận lần lượt đi qua ống lượn gần, quai henle, ống lượn xa, ống góp.
, quá trình tái hấp thu hầu hết các chất dinh dưỡng, nước và chất điện giải:
+Glucose: được hấp thu hoàn toàn theo cơ chế vận chuyển tích cực, glucose được vận chuyển qua phía đối diện của tế bào biểu mô của thành ống để đổ vào máu. Nếu trường hợp đường huyết trong máu tăng cao hơn mức bình thường thì quá trình tái hấp thu glucose sẽ không xảy ra hoàn toàn dẫn tới tiểu đường.
+Protein: được tái hấp thu ở ngay đoạn đầu ống lượn gần bằng phương thức ẩm bào.
+Acid amin: mỗi loại acid amin được gắn với chất mang đặc hiệu trên màng, khi tách khỏi chất mang chúng được khuếch tán vào dịch ngoại bào vào máu
+Ion Na+ được tái hấp thu theo cơ chế vận chuyển tích cực nhờ gắn vào vật tải được bơm vào dịch ngoại bào để vào máu. Khoảng 90% Na+ được tái hấp thu ở ống lượng gần và chúng mang theo 1 lượng Ion Cl- thương đương.
+Ion K+ cũng được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần bằng phương thức tích cực giống như Na+.
+HCO3- được tái hấp thu gián tiếp thông qua khí CO2.
+Ở nhánh xuống các tế bào biểu bì của quai Henle chỉ cho nước thấm qua, còn Na+ thì bị giữ lại hoàn toàn, nên làm tăng nồng độ Na+ trong dịch lọc khi qua đáy chữ U sang nhánh lên của quai.
+Ở nhánh lên thì ngược lại Na+ lại được thấm ra còn nước thì không. Người ta gọi đó là hiện tượng nhân nồng độ ngược dòng.
+Quai Henle cùng với mạch thẳng và ống góp nằm song song với nhau, một phần nằm ở lớp vỏ, một phần nằm ở lớp tuỷ. Áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào càng đến gần lớp tuỷ càng cao. Ở lớp tuỷ áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào cao gấp 4 lần so với dịch ngoại bào của lớp vỏ. Điều đó càng tạo điều kiện cho việc tại hấp thu nước ở nhánh xuống và Na+ ở nhánh lên.
Quá trình lọc máu và hình thành nước tiểu ở thận
+ Ở phần đầu của ống lượn xa: Cl- được bơm ra dịch ngoại bào và do đó kéo theo các ion khác như Na+, K+, Ca++, Mg++…Các ion được tái hấp thu nhiều làm cho dịch lọc ở phần đầu của ống lượn xa bị loãng hơn. Có người gọi đây là đoạn pha loãng. Nhờ sự pha loãng này đã tạo điều kiện cho quá trình tái hấp thu nước ở đoạn sau.
+ Ở phần sau của ống lượn xa, nước được tái hấp thu do dịch lọc bị loãng nên áp suất thẩm thấu của dịch lọc thấp hơn nhiều so với áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào, kết quả là nước dễ dàng đi ra dịch ngoại bào mà vào máu.
+Tái hấp thu Na+ và Cl-: Nhờ tác động của hormon aldosteron của phần vỏ tuyến thượng thận mà ion Na+ được tái hấp thu theo cơ chế tích cực. Aldosteron xuyên qua màng tế bào tới màng nhân và gắn vào một protein thụ cảm ở màng nhân tạo phức aldosteron – protein. Phức hợp này vào nhân kích thích ADN tăng tổng hợp ARN thông tin, kết quả làm tăng tổng hợp loại protein mang để vận chuyển Na+ trong khi (bơm Na) hoạt động (đây là cơ chế hoạt hoá gen). Còn Cl- được hấp thu theo Na+ như ở ống lượn gần.
+ Từ tế bào thành biểu mô của ống lượn xa một số chất như K+, NH3, H+ lại được chuyển vào góp nằm ở tuỷ thận cho ure đi qua còn ở phần vỏ không cho ure đi qua).
còn tái hấp thu thêm Na+, K+, Ca++, nước. Một lượng NH3 từ huyết tương tới tế bào biểu mô của thành ống lượn xa để bài tiết. Vào dịch lọc NH3 kết hợp với H+ tạo ra NH4 để thải ra theo nước tiểu, nhờ vậy đã điều chỉnh được độ pH của dịch lọc.
Sự hình thành nước tiểu chính thức
Sau khi quá trình tái hấp thu tại ống thận diễn ra, dịch lọc chuyển thành nước tiểu tập hợp tại bể thận rồi qua niệu quản xuống dự trữ tại bàng quang. Khi bàng quang đầy thì nước tiểu sẽ được bài tiết ra bên ngoài thông qua niệu đạo.
Thành phần của nước tiểu chính thức là nước, các chất cặn bã (acid uric, creatinin, ure…), sản phẩm chuyển hóa của một số thuốc, các ion điện giải (K+, H+,…)…
Phát Triển Ngân Hàng Số
TCDN – Trong khi Online Banking/E-banking là hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử được tạo ra để bổ sung cho các dịch vụ trên nền tảng ngân hàng truyền thống thì Digital Banking là một loại hình ngân hàng có ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc hệ thống của một ngân hàng, từ cơ cấu tổ chức đến quy trình làm việc…
Tóm tắt: Khi khách hàng chuyển hành vi tiêu dùng sang trực tuyến, các nhà cung cấp nói chung và ngân hàng – trung gian tài chính nói riêng sẽ phải có sự chuyển dịch tương ứng. Nâng cấp lên hệ thống “Ngân hàng số” vừa là cơ hội vừa là thách thức, vừa là động lực phát triển đối với hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng số là loại hình có nhiều điểm khác với mô hình ngân hàng truyền thống từ pháp lý, phương thức triển khai đến dịch vụ khách hàng… đòi hỏi các ngân hàng phải chủ động học hỏi kinh nghiệm và xây dựng lộ trình phát triển. Nghiên cứu này làm rõ (i) khái niệm “Ngân hàng số” và tác động của “Ngân hàng số” đến ngân hàng và khách hàng, (ii) kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra, một số giải pháp/khuyến nghị.
1. Giới thiệu
Theo Gaurav Sarma (2017), Ngân hàng số (Digital Banking) là một hình thức ngân hàng số hóa tất cả những hoạt động và dịch vụ Ngân hàng truyền thống. Nói cách khác, tất cả những gì khách hàng có thể thực hiện ở các chi nhánh ngân hàng bình thường được số hóa và tích hợp vào một ứng dụng ngân hàng số duy nhất, và thông qua ứng dụng này khách hàng không cần phải đến chi nhánh ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện được tất cả các giao dịch, đồng thời các hoạt động của ngân hàng như quản lý rủi ro, nguồn vốn, phát triển sản phẩm, marketing, quản lý bán hàng… cũng được số hóa. Digital Banking là loại hình ngân hàng kỹ thuật số đòi hỏi cao về công nghệ bao gồm sự đổi mới trong dịch vụ tài chính cho khách hàng và khách hàng thương mại xung quanh các chiến lược di động, kỹ thuật số, AI, thanh toán, RegTech, dữ liệu, blockchain, API, kênh phân phối và công nghệ (American Banker, 2018).
Trong khi Online Banking/E-banking là hệ thống dịch vụ ngân hàng điện tử (bao gồm các dịch vụ con như Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking) được tạo ra để bổ sung cho các dịch vụ trên nền tảng ngân hàng truyền thống thì Digital Banking là một loại hình ngân hàng có ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc hệ thống của một ngân hàng, từ cơ cấu tổ chức đến quy trình làm việc, sản phẩm dịch vụ, vấn đề pháp lý, chứng từ và phương thức giao dịch với khách hàng. Tuy hình thức hoạt động đều dựa trên Internet nhưng E-Banking là một dịch vụ phát triển thêm vào của ngân hàng, tập trung vào những tính năng chính như chuyển tiền, thanh toán và tra cứu số dư tài khoản. Còn đối với Digital Banking sẽ có tất cả chức năng của một ngân hàng đích thực như đã kể trên, mọi giao dịch đều tiến hành online và khách hàng có thể gửi yêu cầu, thắc mắc chỉ bằng thiết bị di động.
2. Kinh nghiệm quốc tế khi triển khai ngân hàng số
2.1. Thành công trong việc ứng dụng công nghệ mới – Thay đổi mô hình kinh doanh:
Sự tham gia của các Big Tech trong lĩnh vực tài chính đã tạo nên các ngân hàng trực tuyến mới không cần các chi nhánh vật lý giúp giảm thiểu chi phí hoạt động. Các ngân hàng này hoạt động hoàn toàn trên nền tảng điện toán đám mây, sử dụng Big Data để tính toán khoản tiền vay và thiết lập các điều khoản, điển hình như MyBank của Alibaba năm 2015 cung cấp các khoản vay gắn liền với các hoạt động kinh doanh cốt lõi của Alibaba còn WeBank của Tencent năm 2015 cung cấp tín dụng vi mô không tài sản đảm bảo, KakaoBank của Kakao Talk.
– Hỗ trợ giao dịch với khách hàng:
+ Tiếp xúc khách hàng: Rất nhiều ngân hàng trên thế giới đã ứng dụng thành công Trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra các trợ lý ảo để tiếp xúc khách hàng ban đầu, trả lời các câu hỏi của khách hàng cũng như tư vấn và hướng dẫn, điển hình như Bank of America (Mỹ), BBVA (Tây Ban Nha), Credit Suisse, Skandiabanken (Thụy Điển), WeBank (Trung Quốc)… Một số ngân hàng còn nhận diện kỹ thuật số an toàn bằng sinh trắc học khuôn mặt, giọng nói, hành vi phục vụ xác thực qua điện thoại như Wells Fargo, HSBC.
+ Chăm sóc khách hàng: Việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc chăm sóc khách hàng cũng được phát triển rộng rãi, khi nhận được câu hỏi từ khách hàng, tổng đài viên AI sẽ phân tích các câu trả lời có sẵn trong hệ thống dữ liệu và mức độ tự tin có thể trả lời tức thời. Trường hợp phản hồi dự kiến đưa ra chưa đủ độ tin cậy, tổng đài viên AI sẽ kết nối với tư vấn viên và tự động ghi nhận câu hỏi cùng câu trả lời mới để có thể có những câu trả lời chính xác cao cho khách hàng trong những lần sau (Bank of America- Mỹ, WeBank – Trung Quốc, Hong Leong Bhd – Malaysia, Ngân hàng DBS – Singapore).
+ Nâng cao trải nghiệm khách hàng: Thông qua việc nâng cấp Core banking giúp loại bỏ các công đoạn không cần thiết, đơn giản hóa giao diện, dễ nhập liệu và khai thác thông tin trên hệ thống nhờ đó tăng tốc độ xử lý, nâng cao trải nghiệm khách hàng, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng: dịch vụ chuẩn xác, tiện lợi, giao diện bắt mắt, thân thiện, tác vụ nhanh chóng (ngân hàng NAB của Australia).
– Quản trị, vận hành:
+ Ứng dụng AI thành công trong việc tự động hóa đối chiếu sổ sách, tự động hỗ trợ kĩ thuật, IT… điển hình như Wells Fargo, ICICI, JP Morgan, Bank of America.
+ Tự động kiểm tra hồ sơ vay vốn và các thương vụ tài chính thay vì nhiều giờ làm việc của cán bộ ngân hàng (JP Morgan).
+ Quản trị rủi ro cũng được ứng dụng công nghệ AI, khởi đầu là trong cảnh báo rủi ro (Goldman Sachs).
+ Chuyển đổi/Nâng cấp Core banking làm giảm thời gian thao tác và các công đoạn trung gian giúp hạn chế sai sót, gián tiếp giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động (ngân hàng NAB của Australia).
+ Các công nghệ đáp ứng yêu cầu về tuân thủ, công nghệ định danh khách hàng (KYC) đang được thử nghiệm và đầu tư hoàn thiện. Nhiều ngân hàng ở Singapore (OCBC, HSBC, MUFJ) đã thử nghiệm xong nền tảng blockchain cho phép lưu trữ, chia sẻ và truy cập thông tin khách hàng đã được mã hóa. Dữ liệu này có thể chia sẻ và xác minh thông qua cơ quan lưu trữ Nhà nước, cơ quan thuế và tín dụng. Ngoài ra, Santander, Barclays và Goldman Sachs đang đầu tư mạnh vào phần mềm kiểm tra danh tính, công nghệ blockchain và giám sát thương mại.
+ Ứng dụng trong nhiều quy trình xử lý thanh toán (chuyển tiền quốc tế, kinh doanh phái sinh, chia cổ tức, xử lý nợ,…) nhờ tự động hóa, loại bỏ trung gian (Sở Giao dịch Chứng khoán, NHTW, công ty chuyển mạch). Hiện nay, 75 ngân hàng đang thử nghiệm công nghệ Ripple RTXP cho phép loại bỏ trung gian trong thanh toán quốc tế, bao gồm cả MUFG, RBC, Santander, Standard Chartered, Westpac, Credit Agricole và Axis Bank. Nhìn chung, hầu hết các ngân hàng đều đang thử nghiệm nội bộ trước khi đưa vào áp dụng thương mại.
– Thay đổi định hướng nghiên cứu và phát triển sản phẩm:
+ Ứng dụng công nghệ như Big Data và điện toán đám mây giúp các ngân hàng/tổ chức tài chính cải thiện quy trình đánh giá tín dụng và nắm bắt được sở thích, hành vi khách hàng qua số lượng khổng lồ các SPDV cung ứng, từ đó đưa ra các sản phẩm tài chính phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Điển hình cho việc liên tục đẩy mạnh phát triển các sản phẩm tài chính để thâm nhập thị trường hoặc hỗ trợ thương mại điện tử phải kể đến dịch vụ ví điện tử (Alibaba với AliPay, Samsung với SamsungPay, Apple với ApplePay, Tencent với Tenpay, Google Tez, Amazon Pay), sản phẩm cho vay tiêu dùng trực tuyến (HuaBei cung cấp cho người dùng mua hàng của Alibaba, Jie Bei liên kết trực tiếp với tài khoản Alipay, Amazon Lending), dịch vụ quản lý tiền mặt (Yu’e Bao), nền tảng cho vay P2P (Zhao Cai Bao thuộc hệ sinh thái tài chính Ant Financial của Jack Ma).
+ Xu hướng chung của các tổ chức tài chính và công ty công nghệ là kết hợp với nhau để chuyển đổi từ sản phẩm có tính năng duy nhất (one-trick pony) sang sản phẩm đa tính năng. Từ tính năng nhắn tin, các công ty công nghệ chuyển đổi để trở thành nền tảng đa năng tích hợp dịch vụ của bên thứ ba là thanh toán và dịch vụ tài chính (Alibaba, Tencent, Facebook). WeChat ngoài tính năng trò chuyện ban đầu đã tích hợp thêm thanh toán chuyển khoản qua Tenpay, đặt taxi, vé máy bay và tàu hỏa, bảo hiểm, quản lý tài sản và nhiều dịch vụ tài chính khác. Facebook Messenger thêm tính năng chuyển tiền miễn phí; vay tiêu dùng khi mua hàng trên Taobao nhờ tích hợp hệ sinh thái Ant Financial, WhatsApp (Facebook) bổ sung thêm tính năng thanh toán. Google hiện cũng đang thêm tính năng trò chuyện với ví điện tử Google Tez ở Ấn Độ.
2.2. Các khó khăn, thách thức phải đối mặt (i) Đòi hỏi đầu tư vốn và nguồn lực triển khai
– Nguồn vốn để đầu tư nghiên cứu và phát triển AI khá cao, đặc biệt đối với các ngân hàng quy mô nhỏ, vì vậy việc nghiên cứu và ứng dụng AI mới chỉ được triển khai tại các ngân hàng/tổ chức tài chính lớn trên thế giới.
– Chuyển đổi ngân hàng lõi (Core banking) tốn kém nhiều chi phí, thời gian hoàn vốn lâu. Điển hình như Ngân hàng CBA của Úc ước tính chi phí thay thế hệ thống IT lõi là 450 triệu USD/4 năm, sau đã đội vốn lên gấp đôi thành 1 tỷ USD/5 năm, ngân hàng NAB của Australia để thay thế hệ thống core cũ phải tốn tới 15 năm và chi phí gấp nhiều lần mức ước tính ban đầu.
– Đối với công nghệ số hóa tài sản (Digital Assets): cần có nhiều thời gian để xây dựng mạng lưới blockchain gồm các ngân hàng đủ lớn để cạnh tranh với các mạng lưới sẵn có (như SWIFT) cũng như loại bỏ các tổ chức trung gian trong hoạt động thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế.
(ii) Thách thức với công tác quản trị rủi ro
Tổ chức Tài chính quốc tế (MasterCard Foundation và IFC, 2018) chỉ ra những loại rủi ro chính khi triển khai dịch vụ tài chính/ngân hàng số như sau: (1) rủi ro chiến lược, (2) rủi ro pháp lý, (3) rủi ro hoạt động bao gồm rủi ro công nghệ, rủi ro gian lận, (4) rủi ro tài chính. Trong đó:
– Rủi ro chiến lược là loại rủi ro đầu tiên đối với việc phát triển ngân hàng số. Điều này đến từ việc lựa chọn sai chiến lược, xây dựng các kế hoạch, biện pháp, sản phẩm triển khai không phù hợp với năng lực, xu hướng của thị trường, dẫn tới thiếu hiệu quả, gây tổn thất cho ngân hàng.
– Rủi ro công nghệ là rủi ro được đề cập nhiều khi áp dụng “Ngân hàng số” do công nghệ càng hiện đại thì việc làm chủ của con người càng đặt ra những khó khăn, dẫn tới rủi ro và tổn thất. Giả sử với một lỗi dẫn tới không có khả năng tiến hành giao dịch, khách hàng và ngân hàng đều có thể bị thiệt hại, dẫn tới những hệ lụy như mất niềm tin, tổn thất tài chính.
– Việc kết hợp giữa tư duy chiến lược của các nhà lãnh đạo cấp cao của các ngân hàng/tổ chức tài chính (thể hiện ở chiến lược phát triển công nghệ mới và mức độ sẵn sàng đầu tư) cùng với nguồn vốn dồi dào đầu tư cho công nghệ, đặc biệt là đầu tư cho các startup về công nghệ đã làm nên thành công của rất nhiều tên tuổi lớn. Điển hình là Google đầu tư hơn 400 triệu USD cho việc phát triển AI (thông qua mua lại công ty phát triển Trí tuệ nhân tạo DeepMind vào năm 2014 (Novet, 2018)) hay Wells Fargo đã thành lập 1 dự án đầu tư cho các startup về công nghệ với số vốn lên đến 1 triệu USD/1 công ty, sau 4 năm dự án đã tiếp nhận 1.800 ứng dụng từ hơn 50 quốc gia, và đã đầu tư vào 19 công ty startup (Business Wire, 2018).
– Ưu tiên tập trung thiết lập kho dữ liệu dễ dàng truy cập. Dữ liệu là yếu tố quan trọng nhất trong triển khai AI. Để triển khai AI thành công, cần phải loại bỏ những rào cản do dữ liệu phân bố rải rác. Nhiều ngân hàng trên thế giới đã thực hiện chuyển đổi dữ liệu vào đám mây giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi.
Ứng dụng công nghệ như Big Data và điện toán đám mây giúp các ngân hàng/tổ chức tài chính cải thiện quy trình đánh giá tín dụng và nắm bắt được sở thích, hành vi khách hàng qua số lượng khổng lồ các SPDV cung ứng, từ đó đưa ra các sản phẩm tài chính phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Điển hình cho việc liên tục đẩy mạnh phát triển các sản phẩm tài chính để thâm nhập thị trường hoặc hỗ trợ thương mại điện tử phải kể đến dịch vụ ví điện tử (Alibaba với AliPay, Samsung với SamsungPay, Apple với ApplePay, Tencent với Tenpay, Google Tez, Amazon Pay), sản phẩm cho vay tiêu dùng trực tuyến (HuaBei cung cấp cho người dùng mua hàng của Alibaba, Jie Bei liên kết trực tiếp với tài khoản Alipay, Amazon Lending), dịch vụ quản lý tiền mặt (Yu’e Bao), nền tảng cho vay P2P (Zhao Cai Bao thuộc hệ sinh thái tài chính Ant Financial của Jack Ma).
3. Giải pháp và khuyến nghị
3.1. Giải pháp đối với các NHTM Việt Nam – Nghiên cứu và xây dựng lộ trình chuyển dịch mô hình sang Ngân hàng số:
Xác định chiến lược phát triển “Ngân hàng số” vì đây là xu hướng chung của các ngân hàng trên thế giới nhằm hướng đạt mục tiêu bền vững. Trong bối cảnh hiện nay, các NHTM cần từng bước nâng cao năng lực quản trị điều hành, thay việc đầu tư mở rộng mạng lưới điểm giao dịch vật lý (vốn gặp nhiều khó khăn và tốn kém) bằng cách xây dựng lộ trình phát triển Ngân hàng số, hay còn gọi là “Ngân hàng không chi nhánh”, trong đó các bước thực hiện có thể tham khảo cách làm của DBS Bank của Singapore: (i) đầu tiên là “loại bỏ thời gian lãng phí” thông qua cải tiến quy trình, (ii) tiếp theo là xây dựng các dịch vụ số, gắn liền trong hệ sinh thái số với các đối tác/bên thứ 3 cung cấp dịch vụ/hàng hóa khác, và (iii) quan trọng nhất là việc thúc đẩy sáng tạo đối với tất cả lãnh đạo và nhân viên của ngân hàng.
– Thực hiện phân bổ nguồn lực để phát triển công nghệ mới:
Trong kế hoạch ngân sách hàng năm, các NHTM cần xem xét tỷ trọng các khoản chi đầu tư với các khoản chi tiêu, việc cắt giảm những chi phí không thực sự cần thiết để dành nguồn lực cho đầu tư công nghệ cũng nên được cân nhắc đến. Cần xác định chi phí đầu tư rõ ràng, xứng đáng, đi đôi với kì vọng doanh thu tiềm năng trong tương lai.
Từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động của ngân hàng, tạo tiền đề cho sự chuyển dịch thành Ngân hàng số. Việc nghiên cứu các công nghệ này sẽ cần nhiều thời gian và có lộ trình nên giải pháp ban đầu có thể hợp tác với các công ty công nghệ và/hoặc đầu tư vào các startup về công nghệ là một hướng đi có thể xem xét. Trong thời gian đó, các NHTM cần có sự quan tâm đến nâng cấp Core banking, đảm bảo Core banking đáp ứng được các yêu cầu về mở rộng khách hàng, quản trị vận hành và quản lý rủi ro.
Việc hợp tác đầu tư với các công ty công nghệ còn có thể giúp các NHTM hạn chế được các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, đó chính là các công ty công nghệ này, nếu không hợp tác với NHTM họ có thể tự đầu tư nghiên cứu các ứng dụng số hóa và tích hợp sản phẩm tài chính/thanh toán, tương tự như các công ty công nghệ trên thế giới hiện nay.
– Quản trị rủi ro cho tương lai phải bắt đầu từ hôm nay:
Song song với chuẩn bị về vốn, cần xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực nhạy bén. Tăng cường đào tạo về kiến thức, kỹ năng và văn hóa quản trị rủi ro cho nhân viên ngân hàng, từ đó truyền thông và hướng dẫn khách hàng để sử dụng sản phẩm và phòng, ngừa rủi ro.
Đối với các công cụ quản trị rủi ro, chẳng hạn như đầu tư vào khả năng kiểm tra sức chịu đựng, thực hiện đầy đủ các tuyến phòng thủ, đầu tư vào chất lượng và báo cáo dữ liệu trước hết đáp ứng nhu cầu hiện tại và sau đó chuẩn hóa hơn để chuẩn bị chức năng cho tương lai theo định hướng Ngân hàng số.
– Nghiên cứu thuê/mua giải pháp ứng dụng Big Data trong chấm điểm tín dụng (Credit Scoring): Với cơ sở Dữ liệu lớn, mô hình có thể xác định điểm số tín dụng của khách hàng dựa trên các chỉ tiêu phi tài chính như lịch sử mua sắm, lịch sử thanh toán các hóa đơn bán lẻ, kết quả phân tích hành vi khách hàng thông qua dữ liệu từ mạng xã hội, mạng viễn thông, mức độ trung thực… Mô hình này giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí và cho phép ra kết quả nhanh hơn trong quá trình phê duyệt tín dụng (Home Credit có thời gian trung bình 15 phút), đồng thời là cơ sở để phát triển và quản lý sản phẩm tín dụng như các khoản vay vi mô không tài sản đảm bảo (tối đa 10 triệu), sản phẩm vay kiểu mới như Cho vay tức thời (instant loans)…
– Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung của ngân hàng, tạo điều kiện để các bộ phận truy cập, thu thập dữ liệu dễ dàng và đầy đủ hơn; đồng thời phân quyền truy cập đối với những thông tin bảo mật. Các NHTM có thể xem xét thành lập Trung tâm Khai thác và Quản lý Dữ liệu kinh doanh nhằm chuyên biệt hóa chức năng phân tích kho dữ liệu, quản lý các dự án về dữ liệu và phối hợp cung cấp thông tin cho các Khối kinh doanh/Phòng nghiên cứu phát triển SPDV/Khối CNTT/Ban lãnh đạo Ngân hàng tương tự như trung tâm BICC – VPBank, trung tâm ACI – Techcombank.
– Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông minh, trong đó có ví điện tử song song với xây dựng hệ sinh thái tương ứng: Đối với ví điện tử, hệ sinh thái bao gồm nhiều lĩnh vực, gia tăng số điểm chấp nhận thanh toán, khắc phục các hạn chế về công nghệ đồng thời nâng cao giải pháp bảo mật để người dùng yên tâm sử dụng. Việc đẩy mạnh liên kết với website bán lẻ để tích hợp cổng thanh toán ví điện tử trên các website bán hàng, đặc biệt là những trang thương mại điện tử có nhiều lượt theo dõi có thể giúp mở rộng cơ sở khách hàng và tương tác nhờ mua sắm tích hợp thương mại và thanh toán bằng ví.
3.2. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
– Nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý: NHNN cần đẩy nhanh quá trình nghiên cứu về Fintech, tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, đồng thời thành lập Tổ nghiên cứu về Ngân hàng số, đánh giá tiềm năng và xu hướng phát triển/chuyển dịch mô hình Ngân hàng số tại Việt Nam để có các chính sách hỗ trợ cho các NHTM trong quá trình chuyển dịch này.
– Tổ chức các Hội thảo/Diễn đàn quốc tế về Ngân hàng số, qua đó giúp các NHTM học hỏi, chia sẻ, và là cầu nối để các NHTM hợp tác với các ngân hàng/tổ chức tài chính đã nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật số và xây dựng/chuyển đổi thành công Ngân hàng số.
Tài liệu tham khảo
1. American banker (2018), Digital banking, Available at https://www.americanbanker.com/conference/digitalbanking-2018.
2. Business Wire (2018), Wells Fargo startup Accelerator Adds Two Early Stage Companies to Portfolio, Available at https://finance.yahoo.com/news/wells-fargo-startup-accelerator-adds-123000302.html
4. Gaurav Sarma (2017), What is digital banking, Available at http://www.ventureskies.com/blog/digital-banking
5. Olanrewaju, T., (2014), The rise of the digital bank, Available at https://www.mckinsey.com/business-functions/digital-mckinsey/our-nsights/the-rise-of-the-digital-bank
TS. Phạm Bích Liên, ThS. Trần Thị Bình Nguyên Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt
Bạn đang xem bài viết Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Ngân Hàng Hà Tĩnh trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!