Cập nhật thông tin chi tiết về Quảng Bình: Chú Trọng Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hướng tới Đại hội Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020- 2025:
Với những giải pháp thiết thực, đồng bộ, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã và đang thực hiện hiệu quả công tác dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đây là cơ sở quan trọng góp phần cải thiện đời sống cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội, tạo động lực để phát triển kinh tế của địa phương.
Hợp tác xã (HTX) Làng nghề bánh mè xát Tân An, xã Quảng Thanh đi vào hoạt động năm 2010. Đây là một trong những HTX hoạt động hiệu quả và tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Hiện tại, HTX có 20 lao động, mỗi ngày, sản xuất ra khoảng 3.000 bánh mè xát và 20.000 bánh cuốn ram. Bên cạnh đó, HTX còn thu mua thêm sản phẩm bánh của các hộ dân trên địa bàn nhằm tạo đầu ra và thúc đẩy nghề truyền thống địa phương phát triển.
Bà Nguyễn Thị Hồng Chuyên, thành viên HTX Làng nghề bánh mè xát Tân An cho biết: “Trước khi tham gia vào HTX, tôi được tham gia lớp tập huấn của xã để nâng cao tay nghề. Hiện tại, HTX đã giúp tôi có việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập. Ngoài làm nông, tôi có thêm thu nhập gần 4 triệu đồng/tháng. Kinh tế gia đình từ đó cũng vững vàng hơn trước nhiều”.
HTX Làng nghề bánh mè xát Tân An tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Ông Ngô Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Quảng Thanh cho biết: “Xã Quảng Thanh đã bám sát Chương trình đào tạo nghề và tạo việc làm cho người lao động cũng như kế hoạch của Đảng ủy xã, căn cứ tình hình thực tế của địa phương để tập trung cho công tác đào tạo, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo việc làm cho nhân dân. Bên cạnh đó, xã cũng đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp-PTNT để tạo điều kiện, hỗ trợ các nguồn vốn vay ưu đãi, giúp bà con có nguồn vốn phát triển các ngành nghề. Xã cũng đã phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường công tác xuất khẩu lao động. Nhờ đó, đến nay, xã còn 23 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,92%”.
Xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm là điều kiện quan trọng để góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế bền vững, thời gian qua, huyện Quảng Trạch đã triển khai đồng bộ các giải pháp, chính sách hỗ trợ nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn trên địa bàn.
Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, gắn công tác đào tạo nghề với giải quyết việc làm, chú trọng hoạt động giới thiệu việc làm và hỗ trợ cho lao động sau đào tạo tìm được việc làm, huyện đã tận dụng thế mạnh từ các mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác, HTX để giải quyết việc làm cho rất nhiều lao địa phương.
Từ năm 2016 đến nay, toàn huyện đã có trên 24.600 lao động được giải quyết việc làm; trong đó, có 9.500 người được tạo thêm việc làm, trên 15.000 lao động thiếu việc làm được tạo việc làm mới. Ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, HTX, tổ hợp tác, việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã gắn với bao tiêu sản phẩm.
Ông Trịnh Văn Thắng, Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, nhận thức vai trò của công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn trong việc giảm nghèo bền vững, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành đã quan tâm triển khai thực hiện và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Từ năm 2016-2019, toàn huyện đã tổ chức đào tạo nghề cho 2.281 lao động nông thôn; trong đó, đào tạo theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg cho 1.011 lao động nông thôn, với kinh phí 2.428 triệu đồng, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển cho 1.270 lao động, với kinh phí 7.090 triệu đồng. Theo đó, hiệu quả sau đào tạo, giải quyết việc làm cũng được nâng lên, thu nhập của nhiều lao động tăng, nhiều gia đình đã thoát nghèo và trở thành hộ khá, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến hết năm 2020 đạt 38,5%.
Cùng với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, để giúp người lao động có nguồn vốn phát triển kinh tế, huyện còn có chương trình hỗ trợ cho vay vốn tạo việc làm cho người lao động. Đến cuối năm 2019, tổng nguồn vốn cho vay từ chương trình cho vay giải quyết việc làm thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 20.109 triệu đồng, với 585 lượt khách hàng vay vốn. Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã quan tâm chỉ đạo giải ngân nguồn vốn vay xuất khẩu lao động. Kết quả, trong 4 năm qua, đã giải ngân được 500 triệu đồng, cho 8 khách hàng vay vốn ưu đãi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Theo báo Quảng Bình
Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn
Ðể công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thực sự mang lại hiệu quả thiết thực, tạo “cú hích” mạnh mẽ trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là ở các xã vùng cao, biên giới… tỉnh ta đẩy mạnh tuyên truyền, đưa các chính sách ưu đãi về công tác đào tạo, tư vấn học nghề, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước về công tác giải quyết việc làm đến gần hơn với người lao động. Là đơn vị thường trực của tỉnh trong công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LÐ – TB&XH) đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, đặc thù của từng địa phương; điều tra cung – cầu lao động của các doanh nghiệp, ngành kinh tế trên địa bàn. Tăng cường quản lý hoạt động dạy nghề, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về dạy nghề, quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ học nghề. Năm 2019, toàn tỉnh tuyển mới đào tạo nghề cho 8.127 lao động (cao đẳng, trung cấp: 515 người; sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng 7.612 người; 5.700 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề ngắn hạn theo chính sách Ðề án 1956…). Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 54,57%.
Song song với công tác đào tạo nghề, công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn cũng được tỉnh quan tâm thực hiện. Tỉnh đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh chăm lo việc làm thường xuyên với mức thu nhập ổn định cho lao động. Ðồng thời, đẩy mạnh phát triển thị trường lao động, kết nối thông tin việc làm trong tỉnh và trong nước, thúc đẩy chuyển dịch lao động phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Năm qua, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 9.535 lao động; trong đó, vay vốn hỗ trợ việc làm 900 người, xuất khẩu lao động 67 người, tuyển dụng đi làm việc tại các doanh nghiệp ngoài tỉnh 1.207 người, tuyển dụng vào cơ quan hành chính sự nghiệp 635 người; tuyển dụng vào doanh nghiệp trong tỉnh và tự tạo việc làm 6.726 người… Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn 2,64% (giảm 0,11% so với năm 2018). Ðặc biệt, 10/10 huyện, thị, thành phố đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao, điển hình như các huyện: Mường Nhé, Ðiện Biên Ðông, Mường Chà…
Ðể cung ứng, giới thiệu việc làm và tuyển dụng lao động trong khu vực sản xuất kinh doanh, Sở LÐ – TB&XH đã tiếp nhận, thẩm định hồ sơ chấp thuận cho 11 doanh nghiệp ngoài tỉnh được tuyển chọn lao động của tỉnh học nghề, đi làm việc tại doanh nghiệp; Sở Kế hoạch và Ðầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 135 doanh nghiệp tư nhân, nâng tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 1.131 doanh nghiệp. Ðặc biệt, tỉnh ta đã tổ chức thành công Ngày hội việc làm tỉnh Ðiện Biên lần thứ III (năm 2019) thu hút 19 đơn vị, doanh nghiệp tham gia. Ngày hội đã quy tụ khoảng 1.780 học sinh, sinh viên và người lao động tham gia (1.071 lao động tham gia phỏng vấn; 166 người được sơ tuyển tại Ngày hội; 24 người đã nộp hồ sơ tuyển dụng). Việc cung ứng, tuyển dụng của các doanh nghiệp ngoài tỉnh đã tạo việc làm cho 4.004 lao động, chủ yếu ở các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng… và đã có 2.797 lao động được tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp trong tỉnh.
Với những tín hiệu đáng mừng trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, trong năm 2020 tỉnh ta tiếp tục những giải pháp căn cơ, “trúng” và “đúng” với nhu cầu và thị hiếu việc làm của người lao động. Trong đó, tỉnh xác định xây dựng chương trình đào tạo sát với dự báo nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Nhất là, tạo cơ hội để người nghèo, người dân tộc thiểu số vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm cho bản thân; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, giảm tỷ lệ lao động trong ngành Nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ. Phấn đấu giải quyết việc làm mới cho 8.700 lao động (khoảng 1.000 lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp ngoài tỉnh; xuất khẩu lao động 50 người…). Tuyên truyền, tư vấn việc làm, học nghề và chính sách pháp luật lao động cho khoảng 11.000 người; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 2,5%.
Giải Quyết Việc Làm Cho Thanh Niên Nông Thôn
(QBĐT) – Mặc dù các hoạt động đào tạo, hướng nghiệp được triển khai thường xuyên, nhưng hiện nay việc giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn (TNNT) vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Cơ hội tìm việc của TNNT khá hạn chế do trình độ học vấn cũng như hạn chế về tay nghề.
Thiếu việc làm… Trong một lần đi thực tế tại thôn Tân Sơn, xã Quảng Sơn (thị xã Ba Đồn), chúng tôi thấy nhiều thanh niên đang bốc vác thuê cho những doanh nghiệp thu mua tràm, bạch đàn tại địa phương. Hỏi ra mới biết, thanh niên ở đây ngoài làm ruộng ra thì thu nhập chính của họ chủ yếu từ công việc khai thác bạch đàn thuê.
Ông Trần Văn Minh, Bí thư chi bộ thôn Tân Sơn, xã Quảng Sơn cho biết, đời sống của người dân trong thôn còn gặp nhiều khó khăn nên phần lớn thanh niên đều đi làm ăn xa. Một số thanh niên ở lại địa bàn thì không có việc làm ổn định, ruộng lúa ít không đủ để canh tác nên chủ yếu làm thuê… Huyện Lệ Thủy là một trong những địa phương có tỉ lệ TNNT thất nghiệp hoặc không có việc làm ổn định khá cao. Anh Dương Văn Bình, Bí thư Huyện đoàn Lệ Thủy cho biết, hiện tại số TNNT trên địa bàn là 4.528 người.
Trong đó có 35-40% thanh niên không có việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định. Rất nhiều thanh niên đã bỏ quê vào miền Nam kiếm việc mưu sinh, số còn lại chủ yếu ở nhà làm nông nghiệp hoặc một số công việc thời vụ như thợ nề, làm công tại các xưởng mộc, cơ khí…
“Số thanh niên thiếu việc làm khá đông nên phải đi làm ăn xa. Và điều này cũng dẫn đến việc rất khó để tập hợp thanh niên cho một chương trình hay một kế hoạch nào đó”, anh Bình chia sẻ.
Cũng như Lệ Thủy, lực lượng TNNT trên địa bàn huyện Quảng Ninh cũng đang đối mặt với tình trạng thiếu việc làm, hoặc có việc làm nhưng bấp bênh, không ổn định. Anh Ngô Lê Duy, Phó Bí thư Huyện đoàn Quảng Ninh cho biết, hiện tại tổng số thanh niên trên địa bàn huyện là 22.400 người, số thanh niên tập hợp được là 12.936 người.
Trong đó có 30-40% thanh niên không có việc làm hoặc có việc làm nhưng chưa ổn định. Hiện tại, nhu cầu việc làm của thanh niên Quảng Ninh là rất lớn nhưng vì thiếu vốn, thiếu kiến thức ngành nghề nên quá trình tìm kiếm việc làm gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiều công ty may trên địa bàn luôn trong tình trạng thiếu lao động, trong khi lực lượng TNNT thất nghiệp còn rất nhiều.
Đâu là nguyên nhân?
Theo thống kê của Tỉnh đoàn, tỉnh ta có 194.568 thanh niên trong độ tuổi, chiếm 30% dân số, lực lượng thanh niên đến độ tuổi lao động chiếm gần 42,3% lao động trong toàn tỉnh. Thanh niên trong độ tuổi lao động có việc làm chiếm 60-70%, thanh niên thiếu việc làm, việc làm không thường xuyên, thu nhập thấp chiếm 30-40%.
Anh Nguyễn Văn Sáu, Phó Bí thư Tỉnh đoàn cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng TNNT không có việc làm là do đa số TNNT còn nhiều hạn chế về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, tinh thần vươn lên chủ động lập nghiệp của họ cũng chưa cao, việc thu hút TNNT vào học các nghề nông nghiệp rất khó khăn, phần lớn TNNT đều có xu hướng ly hương để lập nghiệp. Trên địa bàn có rất ít các khu công nghiệp, khu thương mại nên thanh niên trong độ tuổi lao động khó có cơ hội tìm việc làm.
Mặt khác, nhiều thanh niên chưa xác định được năng lực bản thân cũng như nhu cầu thị trường lao động để lựa chọn hướng đi phù hợp. Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên ra trường có bằng cấp, nhưng thiếu kiến thức thực tiễn về nghề, thiếu kỹ năng mềm, không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Một bộ phận thanh niên ngại khó, ngại khổ; thiếu chủ động, nhạy bén, chưa chịu khó trau dồi tay nghề, rèn luyện bản thân. Thực tế này dẫn đến tình trạng nhiều thanh niên không thể kiếm được việc hoặc phải chuyển sang làm những công việc thời vụ, lao động phổ thông. Lý giải về tình trạng TNNT trên địa bàn thất nghiệp nhiều, anh Dương Văn Bình cho hay, thời gian qua, Huyện đoàn Lệ Thủy cũng đã phối hợp với các đơn vị tuyển dụng lao động mở nhiều hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm cho hằng trăm lượt thanh niên trên địa bàn.
Tuy nhiên, số lượng nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển dụng đi xuất khẩu lao động tại các nước còn thấp. Phần lớn lao động tìm việc làm hiện nay có trình độ học vấn, chuyên môn cũng như kỹ thuật thấp, chủ yếu là lao động phổ thông nên xin vào các cơ quan, xí nghiệp rất khó khăn. Vì vậy, tỷ lệ thanh niên có được việc làm ổn định, thu nhập tốt, nhất là thanh niên ở các xã vùng sâu, vùng xa còn ít. Bàn về nguyên nhân dẫn đến việc TNNT thiếu việc làm, anh Ngô Lê Duy, Phó Bí thư Huyện đoàn Quảng Ninh cho rằng, công tác định hướng nghề nghiệp cho TNNT trên địa bàn chưa có hiệu quả dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ.
Điển hình như Nhà máy May Quán Hàu (Công ty TNHH S&D) có nhu cầu tuyển dụng lao động rất nhiều, nhà máy luôn trong tình trạng thiếu công nhân may nhưng nguồn lao động vào đây làm việc lại rất ít, nhất là lực lượng thanh niên.
“Một phần là do lực lượng thanh niên không có tay nghề, cùng với tâm lý chờ đợi để xin được việc phù hợp với bằng cấp mình đã học nên dẫn đến tình trạng doanh nghiệp thì tuyển không ra lao động mà thanh niên trên địa bàn lại thất nghiệp, không có việc làm”, anh Duy nói.
Những năm qua, với nhiều cơ chế chính sách quan tâm, ưu đãi nhưng số lượng TNNT tham gia vào các lớp tư vấn, hướng nghiệp do Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên tỉnh trực tiếp tổ chức tại các địa phương còn thấp. Mỗi năm, trung tâm phối hợp với các Huyện đoàn, Hội Nông dân thường xuyên mở các lớp dạy nghề cho hàng trăm lao động, chủ yếu là các nghề như: may, hàn, trồng trọt, chăn nuôi…
Bên cạnh những thanh niên có việc làm sau khi đào tạo thì một bộ phận không nhỏ vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp, hoặc có việc làm nhưng chỉ mang tính thời vụ, nhiều thanh niên còn không sử dụng công việc mà mình đã được đào tạo.
Lan Chi
Bài 2: Cần nhiều giải pháp đồng bộ
Giải Pháp Giải Quyết Việc Làm Cho Thanh Niên Nông Thôn
Tại Mũi Dinh, tỉnh Ninh Thuận, mọi người có thể leo lên ngọn hải đăng ngắm trọn vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên hay cùng với người thân yêu đắm chìm trước cảnh hoàng hôn lãng mạn.
Hai sinh viên Trường ĐH Hùng Vương là Nguyễn Thị Khánh Linh và Đào Khánh Chi đã có nghiên cứu giúp phòng, chống xâm hại cho học sinh, nhất là học sinh bậc tiểu học.
Lên lịch tập luyện thể dục, ăn khoa học, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi… là cách ‘độ body’ đang được nhiều bạn trẻ thực hiện để có một cơ thể khỏe mạnh hơn khi đón tết.
Bằng cách nào mà cô gái bị nhiễm chất độc da cam có thân hình nhỏ thó, đôi chân co quắp đã trở thành sinh viên… Hoàn cảnh và sự vươn lên mạnh mẽ của nữ sinh này đã làm lay động trái tim của nhiều người.
Thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng, các bạn trẻ thường trải nghiệm tại nhiều nơi, trong đó Hang Rái, vịnh Vĩnh Hy là hai địa điểm không thể bỏ qua.
Dù không bình thường ngay từ khi sinh ra, nhưng nhiều người khuyết tật đã làm được những điều phi thường không chỉ cho bản thân, mà còn giúp ích cho cộng đồng.
Ngoài hoạt động dâng hương, dâng hoa, viếng, phát dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ (huyện Tư Mơ Rông), Tỉnh đoàn Kon Tum còn tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn cho 500 người dân tại xã Măng Ri.
Tại chương trình Tỏa sáng nghị lực Việt năm 2020, ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, cho biết sẽ từng bước tháo gỡ những khó khăn, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người khuyết tật.
Không bao lâu nữa, năm 2020 sẽ khép lại. Năm 2021 là năm con gì? Trong năm mới này, đâu là điều mà người trẻ nào cũng mong ước?
Con đường bích họa 750 m giới thiệu những danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch nổi tiếng tại Thừa Thiên-Huế đang thu hút rất nhiều người trẻ đến thăm quan, chụp hình.
Bạn đang xem bài viết Quảng Bình: Chú Trọng Giải Quyết Việc Làm Cho Lao Động Nông Thôn trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!