Xem Nhiều 6/2023 #️ Sáng Chế Và Giải Pháp Hữu Ích Là Gì? # Top 10 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Sáng Chế Và Giải Pháp Hữu Ích Là Gì? # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sáng Chế Và Giải Pháp Hữu Ích Là Gì? mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sáng chế là gì? Giải pháp hữu ích là gì?

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các yêu cầu sau: có tính mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau: có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp (Điều 4.12, Điều 58 Luật SHTT).

Sáng chế, giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật và giải pháp đó được công nhận là có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới khi: Thứ nhất, giải pháp kỹ thuật không trùng với giải pháp kỹ thuật đã được mô tả và đã nộp cho cơ quan cấp bằng độc quyền về sáng chế hoặc giải pháp hữu ích trước đó. Thứ hai, trước đó giải pháp kỹ thuật này chưa bộc lộ công khai ở trong hay ngoài nước dưới hình thức sử dụng hay mô tả trong bất kỳ nguồn thông tin nào mà căn cứ vào đó người có trình độ trung bình có thể thực hiện giải pháp kỹ thuật đó.

Giải pháp kỹ thuật được công nhận có trình độ sáng tạo nếu giải pháp đó là bước tiến sáng tạo và cho đến ngày ưu tiên của đơn so với trình độ kỹ thuật của trong và ngoài nước, giải pháp đó không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Giải pháp kỹ thuật được công nhận có khả năng áp dụng nếu căn cứ vào bản chất của giải pháp kỹ thuật được mô tả trong sáng chế, giải pháp hữu ích, có thể thực hiện được giải pháp đó trong việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm, hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và đạt được kết quả ổn định (Điều 60, Điều 61, Điều 62 Luật SHTT).

Giải Pháp Hữu Ích Là Gì? Điểm Khác Nhau Giữa Sáng Chế Và Giải Pháp Hữu Ích?

Ở một số nước, sáng chế có thể được bảo hộ dưới dạng giải pháp hữu ích, còn được gọi là “sáng chế đổi mới”, “sáng kiến hữu ích” hoặc “sáng chế ngắn hạn”. Xem bài bằng độc quyền sáng chế

Các điểm khác nhau chủ yếu giữa giải pháp hữu ích và sáng chế là:

– Các điều kiện để có được sự bảo hộ dưới dạng giải pháp hữu ích ít chặt chẽ hơn so với sang chế.Chúng ta biết rằng sáng chế để được bảo hộ cần đảm bảo 3 điều kiện: tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Trong khi giải pháp hữu ích luôn phải đáp ứng điều kiện về “tính mới” thì điều kiện về “trình độ sáng tạo” hay “tính không hiển nhiên” có thể là ít hơn hoặc thậm chí là không cần thiết. Trên thực tế, việc bảo hộ dưới dạng giải pháp hữu ích thường được thực hiện đối với các sáng kiến có tính chất bổ sung và có thể không đáp ứng các điều kiện bảo hộ đối với sang chế.

– Thời hạn bảo hộ đối với giải pháp hữu ích thường ngắn hơn so với sáng chế và khác nhau giữa các nước (thường từ 7 đến 10 năm và không được gia hạn). Ở Việt Nam là 10 năm đối với giải pháp hữu ích và 20 năm đối với sáng chế.

– Ở hầu hết các nước có quy định bảo hộ giái pháp hữu ích, các cơ quan sáng chế thường không thẩm định nội dung đơn trước khi đăng ký. Điều này có nghĩa là quá trình đăng ký thường đơn giản và nhanh hơn, thường mất trung bình khoảng 6 tháng.

– Ở một số nước, việc bảo hộ giải pháp hữu ích chỉ được cấp cho một số lĩnh vực công nghệ nhất định, và bảo hộ đối với sản phẩm mà không bảo hộ quy trình.

Do đó, việc đăng ký bảo hộ dưới hình thức giải pháp hữu ích sẽ phù hợp hơn so với đăng ký bảo hộ dưới dạng độc quyền sáng chế nếu bạn muốn bảo hộ một sản phẩm có vòng đời ngắn hoặc khi bạn muốn tránh phải đợi trong thời gian dài.

Một số nước cho phép nộp đơn đăng ký bảo hộ đồng thời cả sáng chế và giải pháp hữu ích để bạn có thể được hưởng thành quả từ sáng chế của bạn sớm hơn trong khi chờ đợi thời gian cấp bằng độc quyền sáng chế tương đối dài. Nhưng khi được cấp bằng độc quyền sang chế thì thông thường bạn phải lựa chọn một trong hai hình thức bảo hộ cho sáng chế của bạn, nghĩa là bạn không thể nhận được đăng ký cho cả sáng chế và giải pháp hữu ích cùng một lúc cho cùng một sản phẩm.

Tổng hơp: HT

Sáng Chế/Giải Pháp Hữu Ích

Sáng chế/Giải pháp hữu ích

HƯỚNG DẪN CÁC THỦ TỤC NỘP ĐƠN XIN CẤP BẰNG ĐỘC QUYỀN SÁNG CHẾ VÀ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH TẠI VIỆT NAM

A. ĐƠN PCT VÀO PHA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM

Thời hạn nộp đơn

1- Thời hạn để đơn PCT vào pha quốc gia tại Việt Nam là 31 tháng kể từ ngày ưu tiên sớm nhất (hoặc kể từ ngày nộp đơn quốc tế nếu đơn quốc tế không xin hưởng quyền ưu tiên).

2- Chủ đơn không được xin ân hạn thời hạn để đơn PCT vào pha quốc gia tại Việt Nam trừ trường hợp nộp muộn đơn do bất khả kháng (chiến tranh, thiên tai, tai nạn…).

Các thông tin cần cung cấp

Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của chủ đơn;

Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của (các) tác giả;

Nước ưu tiên của đơn, số đơn ưu tiên và ngày ưu tiên;

Số đơn quốc tế/số công bố đơn quốc tế.

Các tài liệu cần cung cấp 

Bản tiếng Anh của bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích (tốt nhất là dưới dạng file Word).

Bản gốc Giấy ủy quyền (không cần công chứng).

Thông báo ghi nhận thay đổi (Mẫu PCT/IB/306), Sửa đổi theo Article 19, Sửa đổi theo Article 34, nếu có.

Lưu ý: Tài liệu ưu tiên là KHÔNG yêu cầu

B. ĐƠN XIN HƯỞNG QUYỀN ƯU TIÊN THEO CÔNG ƯỚC PARIS

Thời hạn nộp đơn

Thời hạn để nộp đơn xin hưởng quyền ưu tiên theo công ước Paris là 12 tháng kể từ ngày ưu tiên.

Không có thời gian ân hạn để xin hưởng quyền ưu tiên trừ trường hợp nộp đơn muộn do bất khả kháng (chiến tranh, thiên tai, tai nạn…).

Các thông tin cần cung cấp

Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của chủ đơn;

Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của (các) tác giả;

Nước ưu tiên của đơn, số đơn ưu tiên và ngày ưu tiên;

Phân loại sáng chế quốc tế (IPC: International Patent Classification) của đơn sáng chế/giải pháp hữu ích. Nếu Chủ đơn không cung cấp thông tin này, sẽ phát sinh phí phân loại sáng chế.

Các tài liệu cần cung cấp 

Bản tiếng Anh của bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích (tốt nhất là dưới dạng file Word).

Bản gốc Giấy ủy quyền (không cần công chứng)

Thời hạn nộp bản gốc Giấy ủy quyền là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Thời hạn này không được gia hạn.

Tài liệu ưu tiên: Thời hạn nộp (các) tài liệu ưu tiên là 3 tháng kể từ ngày nộp đơn. Thời hạn này không được gia hạn.

C. ĐƠN THƯỜNG

Các thông tin cần cung cấp

Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của chủ đơn;

Họ tên đầy đủ, địa chỉ và quốc tịch của (các) tác giả;

Phân loại sáng chế quốc tế (IPC: International Patent Classification)

Các tài liệu cần cung cấp 

Bản tiếng Anh của bản mô tả (tốt nhất là dưới dạng file Word).

Bản gốc Giấy ủy quyền (không cần công chứng)

QUY TRÌNH 

Đơn sáng chế/giải pháp hữu ích sẽ được thẩm định hình thức, công bố và tiếp theo là thẩm định nội dung. 

Thẩm định hình thức

– Đối với đơn xin hưởng quyền ưu tiên theo công ước Paris và đơn thường, thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ (i) ngày nộp đơn (nếu đã nộp toàn bộ tài liệu yêu cầu), hoặc (ii) ngày Cục SHTT nhận được toàn bộ tài liệu yêu cầu, tùy theo ngày nào muộn hơn.

– Thời gian bắt đầu thẩm định hình thức đơn PCT vào pha quốc gia tại Việt Nam là ngày đầu tiên của tháng thứ 32 kể từ ngày ưu tiên sớm nhất. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ (i) ngày bắt đầu (nếu đã nộp toàn bộ tài liệu yêu cầu), hoặc (ii) ngày Cục SHTT nhận được toàn bộ tài liệu yêu cầu, tùy theo ngày nào muộn hơn.

– Theo thực tế, thời gian thẩm định hình thức thường bị trì hoãn do sự quá tải của Cục SHTT. Nếu đơn đáp ứng các quy định về hình thức, Cục SHTT sẽ ra Quyết định chấp nhận đơn. Nếu đơn không đáp ứng các quy định về hình thức, Cục SHTT sẽ Thông báo kết quả thẩm định hình thức.

Công bố đơn

Đơn sáng chế/giải pháp hữu ích hợp lệ sẽ được công bố trong tháng thứ 19 kể từ hoặc (i) ngày ưu tiên sớm nhất hoặc ngày nộp đơn (nếu đơn không xin hưởng quyền ưu tiên), hoặc (ii) trong vòng 2 tháng kể từ được chấp nhận là đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.

Thẩm định nội dung đơn

– Đối với đơn đăng ký sáng chế, thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung và phí thẩm định nội dung là trong vòng 42 tháng kể từ ngày ưu tiên sớm nhất;

– Đối với đơn đăng ký giải pháp hữu ích, thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung và phí thẩm định nội dung là trong vòng 36 tháng kể từ ngày ưu tiên sớm nhất;

– Thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung không được gia hạn trừ khi việc chậm trễ là do các trường hợp bất khả kháng (chiến tranh, thiên tai, tai nạn…).

– Theo quy định, thời gian thẩm định nội dung là 18 tháng kể từ hoặc (i) ngày công bố đơn (nếu yêu cầu thẩm định nội dung nộp trước ngày công bố đơn), hoặc (ii) ngày yêu cầu (nếu yêu cầu nộp sau ngày công bố đơn). Tuy nhiên, trên thực tế thời gian này thường bị chậm trễ.

– Thẩm định viên thường sử dụng kết quả thẩm định nội dung các đơn đồng dạng thẩm định bởi các cơ quan sáng chế lớn như USPTO, EPO, JPO, KIPO, SIPO… khi thẩm định nội dung đơn Việt Nam. Do đó, để thúc đẩy quá trình thẩm định nội dung, chủ đơn nên cung cấp thông tin về bằng đồng dạng ngay khi bằng đồng dạng được cấp.

 Duy trì hiệu lực

– Thời hạn hiệu lực của Bằng Sáng chế là 20 năm và thời hạn hiệu lực của Bằng Giải pháp hữu ích là 10 năm kể từ ngày nộp đơn.

– Chỉ nộp phí duy trì hiệu lực sau khi bằng được cấp;

– Phí duy trì hiệu lực năm thứ 1 được nộp cùng với phí cấp bằng. Thời hạn nộp phí duy trì hiệu lực các năm tiếp theo là theo ngày cấp bằng;

– Phí duy trì hiệu lực có thể được nộp muộn 6 tháng với chi phí là 10% phí duy trì hiệu lực của từng tháng nộp muộn.

Phân Biệt Sáng Chế Và Giải Pháp Hữu Ích

Theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, sáng chế được chia thành hai dạng tách biệt, bao gồm: sáng chế và giải pháp hữu ích. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ và vẫn còn nhầm lẫn giữa sáng chế và giải pháp hữu ích là một. Vì vậy bài viết này của Tư vấn Blue sẽ giúp các bạn hiểu rõ và phân biệt được 2 khái niệm này. 1. Sáng chế, giải pháp hữu ích là gì?

Sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Còn Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

2. Điểm giống nhau

Thứ nhất, cả hai đều là những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình. Đây cũng là tiêu chí đầu tiên để xác định một đối tượng có thể được bảo hộ sáng chế hay không, bởi lẽ nếu đối tượng chỉ là các dấu hiệu/hình dáng/cách thức thể hiện… thì sẽ được bảo hộ theo các cơ chế khác nhau của sở hữu trí tuệ như bảo hộ nhãn hiệu, quyền tác giả, kiểu dáng v.v.

Thứ hai, cả sáng chế lẫn giải pháp hữu ích đều phải có tính mới. Tính mới được thể hiện ở chỗ các đặc tính, mô tả về sáng chế/giải pháp hữu ích phải chưa được công khai trước công chúng hoặc chưa được sản xuất, lưu hành rộng rãi. Điều này là cần thiết bởi nếu giải pháp đã được phổ biến trong xã hội sẽ rất khó để xác định được người nộp đơn đăng ký có thực sự là người nghiên cứu và phát triển nên sáng chế/ giải pháp hữu ích hay không.

Thứ ba, giải pháp hữu ích cũng phải có khả năng áp dụng công nghiệp, phải có khả năng thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

3. Điểm khác nhau

Mặc dù bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích có những nét tương đồng, nhưng không thể đồng nhất giải pháp hữu ích với sáng chế vì giữa hai đối tượng này vẫn có sự khác biệt cơ bản ở các khía cạnh:

– Thứ nhất, yêu cầu về tính sáng tạo của giải pháp hữu ích thấp hơn so với sáng chế. Trong khi để giải pháp kỹ thuật được cấp bằng độc quyền sáng chế ngoài tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp còn phải có trình độ sáng tạo thì giải pháp kỹ thuật chỉ cần có tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp là có thể được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

– Thứ hai, thời gian bảo hộ giải pháp hữu ích ngắn hơn so với thời gian bảo hộ sáng chế. Trong khi bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn thì bằng độc quyền giải pháp hữu ích chỉ có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

– Thứ ba, đối tượng được bảo hộ giải pháp hữu ích có thể hẹp hơn so với sáng chế. Thông thường, các quy trình không được bảo hộ dưới danh nghĩa là giải pháp hữu ích. Trong khi đó sáng chế luôn được bảo hộ dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình.

Tư vấn Blue với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập công ty tại Hà Tĩnh và với đội ngũ nhân viên, luật sư giỏi, nhiệt tình, cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng dịch vụ thành lập công ty tốt nhất, trong thời gian ngắn nhất và chi phí tiết kiệm nhất ho khách hàng. Tư vấn Blue nhiều năm qua đã hợp tác thành công và thành lập rất nhiều công ty tại Hà Tĩnh nói riêng và hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau ở các tỉnh thành khác như Nghệ An, Thanh Hóa…Tất cả những doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thành lập công ty ở Blue đều rất hài lòng với dịch vụ mà Tư vấn Blue cung cấp và những công ty đó hiện tại cũng đang rất phát triển và phần lớn cũng đã trở thành đối tác tin cậy của Tư vấn Blue, hợp tác và sử dụng các dịch vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau.Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Tư vấn Blue để được tư vấn miễn phí.

Phân biệt sáng chế và giải pháp hữu ích

Bạn đang xem bài viết Sáng Chế Và Giải Pháp Hữu Ích Là Gì? trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!