Cập nhật thông tin chi tiết về Sáng Kiến Kinh Nghiệm Phương Pháp Phân Tích Giá Trị Biểu Cảm Của Các Biện Pháp Tu Từ Trong Dạy Ngữ Văn 7 mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong những năm cuối thế kỉ XX đã có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ ,sự bùng nổ của công nghệ thông tin trên phạm vi toàn cầu đang đặt cho loài người trong xã hội thế kỉ XXI xu hướng phát triển nền kinh tế mới ,nền kinh tế tri thức và một xã hội mới ở tầng cao hơn dựa vào nguồn thông tin và tri thức .Vì lẽ đó mà cải cách giáo dục là một đòi hỏi cấp bách nhằm tạo ra cho con ngươì năng lực trí tuệ và kĩ năng nghề nghiệp .Vẫn đề cốt lõi của cải cách giáo dục là đổi mới chương trình ,nội dung và phương pháp giảng dạy .
Là người trực tiếp đứng trên bục giảng hướng dẫn học sinh biết phân tích cảm nhận đánh giá về các tác phẩm văn học có giá trị từ đó các em rút ra những baì học để bồi dưỡng tình cảm nhận thức của riêng mình .Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng dạy văn, học văn đòi hỏi phải nghiên cứu tìm hiểu ,tiếp thu nó bằng cả trí óc lẫn tâm hồn có khi ta cảm thụ được nhưng lại trình bày sự hiểu biết không đạt yêu cầu .
Đối với học sinh lớp 7 ,các em bước đầu làm quen với văn biểu cảm cũng là loại bài khó .Muốn các em bộc lộ được xúc cảm ,suy nghĩ hay một ấn tượng về một tác phẩm nào đó thì trước hết các em phải nắm bắt được giá trị nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó .Mỗi nhà văn có phong cách viết khác nhau ,có cách viết rất nhẹ nhàng tinh tế thâm trầm ,cũng có khi là lối viết sôi nổi mãnh liệt tha thiết ,có khi là lối viết hóm hỉnh trào phúng tất cả những điều đó được tạo thành thông qua hệ thống ngôn từ giầu hình ảnh và giầu giá trị biêủ cảm .ở đây tôi muốn giúp các em cảm thụ văn học thông qua các dấu hiệu nghệ thuật đó là các biện pháp tu từ mà ta hay thường gặp trong các áng thơ văn ,đó cũng là một cách hiểu được giá trị tác phẩm .
Nói đến biện pháp tu từ đó là một phạm vi rộng và các em đã làm quen ở bậc tiểu học như so sánh nhân hoá ẩn dụ Lên cấp THCS các em càng có dịp hiểu thấu đáo hơn về các vấn đề đó từ đó các em phát hiện và vận dụng vào bài làm của mình ,vì vậy qua những kinh nghiệm giảng tôi có sáng kiến :
Phương pháp phân tích giá trị biểu cảm
của các biện pháp tu từ trong dạy ngữ văn 7
Bài Văn Phân Tích Giá Trị Của Các Biện Pháp Tu Từ Trong Hai Câu Thơ Sa
Đề bài: Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau trong bài Quê hương:
“Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong câu thơ Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng
Bài văn mẫu Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau trong bài Quê hương
Với chất thơ rất đỗi bình dị và gợi cảm, Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra thật chân thực bức tranh khung cảnh sinh hoạt của những người dân làng chài, khỏe khoắn, sôi động và tràn đầy sức sống. Từ đó, ta thấy được tấm lòng gắn bó, yêu quê hương tha thiết của nhà thơ Tế Hanh. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ, có giá trị biểu cảm, làm khơi gợi nên vẻ đẹp của bức tranh quê hương miền biển. Tiêu biểu là trong hai câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng / Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
Tế Hanh (1921-2009), quê ở Quảng Bình, là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới, cảm hứng sáng tác của ông thường là những đề tài về quê hương, đất nước. Quê hương (1929) được rút ra từ tập thơ Nghẹn ngào, phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tả, biểu cảm.
Với hai câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”, Tế Hanh đã sử dụng các biện pháp tu từ thật ý vị và nhiều sức gợi cảm. Nếu như trước đó trong hai câu thơ “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt thời gian”, con thuyền đứng trong môt tâm thế rất chủ động, mạnh mẽ sẵn sàng vượt mọi khó khăn, sóng to gió lớn, vượt cả trường giang, biển cả dường như trở thành bức phông nền làm bật lên vẻ mạnh mẽ của con thuyền. Thì chi tiết cánh buồm giương to đó lại là sự miêu tả tỉ mỉ và sâu sắc của tác giả về con thuyền đó. Tế Hanh đã sử dụng một biện pháp tu từ rất quen thuộc trong thơ ca đó là biện pháp so sánh, nhưng có một điểm rất khác biệt ở thơ ông ấy là nếu nhiều tác giả khác thường so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể, ví như câu “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Thì ngược lại Tế Hanh lại lấy cái cụ thể là “cánh buồm” đem so với “mảnh hồn làng”. Cánh buồm trắng ấy, vươn rộng ra như mảnh hồn, mảnh tình của quê hương theo sát con thuyền, dù thuyền có về đâu, mảnh hồn làng vẫn vương vấn, đó cũng là nỗi mong đợi của người ở lại, vừa là nỗi khao khát nhớ về làng chài của người ra biển. Hình ảnh so sánh này mang đậm nét lãng mạn, bay bổng rất đặc trưng cho bút pháp lãng mạn hóa, làm đẹp mọi thứ của Tế Hanh.
Ở câu thơ thứ hai “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”, Tế Hanh tiếp tục tinh tế sử dụng biện pháp nhân hóa, vốn cũng là một biện pháp tu từ quen thuộc, bằng việc sử dụng động từ rất đặc biệt đó là động từ “rướn”, “thâu”. Tưởng như cánh buồm đang cố hết sức làm việc gom được nhiều gió để đẩy thuyền ra xa ngoài biển lớn. Cánh buồm giờ đây cũng đang góp sức, góp công cho công việc đánh bắt của người ngư dân vậy, nó chẳng khác nào một nhân lực chính trong công cuộc vươn ra biển lớn của con thuyền. Nếu chỉ đọc sơ, ta những tưởng đây là hình ảnh thật vĩ đại to lớn làm sao, nhưng phân tích kỹ thì, ôi hóa ra hình ảnh tráng lệ ấy cũng là lấy những chất liệu thật dung dị, giản đơn từ cuộc sống mà thâu góp lên những hình ảnh hùng vĩ như vậy, tất cả đều góp một phần nhỏ, cống hiến để cho công việc của tập thể được thuận lợi hơn. Đó là cái hay trong thơ Tế Hanh.
Như vậy chỉ với hai câu thơ thật ngắn ngủi, nhưng chúng ta cũng đã phần nào thấy được sự tinh tế trong thơ của Tế Hanh. Dù chỉ là những chất liệu thật dung dị đời thường, nhưng bằng bút pháp đặc tả, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa sự vật bỗng như có linh hồn, có tinh thần, làm bạn với con người trong công cuộc lao động thường ngày.
https://thuthuat.taimienphi.vn/phan-tich-gia-tri-cua-cac-bien-phap-tu-tu-trong-hai-cau-tho-sau-trong-bai-que-huong-41630n.aspx
Giá Trị Của Phép Tu Từ Trùng Ngữ Trong Văn Chính Luận
GIÁ TRỊ CỦA PHÉP TU TỪ TRÙNG NGỮ TRONG VĂN CHÍNH LUẬN
Ngày đăng: 30-07-2018
GIÁ TRỊ CỦA PHÉP TU TỪ TRÙNG NGỮ TRONG VĂN CHÍNH LUẬN
Ts. Trương Thùy Hương1.Khái niệm trùng ngữ
Hiện tượng trùng ngữ là một biện pháp tu từ sử dụng nhiều phương tiện ngôn ngữ hơn mức bình thường để diễn đạt một nội dung nào đó, gây ra cảm giác khác lạ cho người đọc / người nghe. Phép trùng ngữ trong tiếng Việt có thể có cấu trúc cụm từ, mệnh đề và mệnh đề tự qui chiếu.
Tác giả Charles E. Bennett quan niệm: Trùng ngữ cụm từ là một ngữ thức quá đầy đủ đến mức không cần thiết, ví dụ: đầu tiên tôi sẽ nói trước.
Về mặt từ nguyên, pleonasm bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp pleon có nghĩa là nhiều hoặc quá nhiều, là cách dùng nhiều từ hoặc bộ phận của từ hơn mức cần thiết để diễn đạt, ví dụ bóng tối màu đen, ngọn lửa đang cháy).
Theo Cao Xuân Hạo, “trùng ngữ là một ngữ đoạn chính phụ trong đó yếu tố làm phụ ngữ (tính từ cho danh từ, trạng ngữ cho vị từ…) lặp lại một thuộc tính đã có sẵn trong từ (hay ngữ) trung tâm như một thành tố nghĩa của nó. Ví dụ: a/ một giống chim có cánh, b/ ánh nắng mặt trời, c/ lừa dối một cách thiếu trung thực, d/ ăn cắp một cách lén lút…” [2, tr. 3]
Hiện tượng trùng ngữ xuất hiện trong ngôn ngữ đôi khi do sơ ý của người nói, làm cho câu văn dài dòng không cần thiết. Đây là hiện tượng rườm rà (redundant) mà chúng ta cần tránh. Tác giả Cao Xuân Hạo gọi đó là những lỗi logic khó dung thứ nhất [1, tr. 3]. Tuy nhiên không phải lúc nào trùng ngữ cũng là lỗi. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến hiện tượng trùng ngữ có ích, được tạo ra hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà có lý do, tức là có sự hợp lý. Trong khi phê phán những lỗi logic khó dung thứ nói trên, tác giả Cao Xuân Hạo nhấn mạnh: “trùng ngôn (trong đề tài này chúng tôi dùng thuật ngữ trùng ngữ mệnh đề) tuyệt nhiên không phải là một lỗi, dù là lỗi ngữ pháp hay lỗi logic. Dùng trùng ngôn trong những tình huống thích hợp là những hành động ngôn từ hoàn toàn bình thường và nhiều khi rất đắc dụng”. [1, tr. 5]
2. Trùng ngữ trong văn chính luận
Trong phong cách chính luận, khác với nghịch ngữ thực hiện chức năng tác động và thẩm mỹ bằng sự súc tích khiến người nghe phải tự khám phá, tự phát hiện tầng nghĩa hàm ẩn của ngôn từ. Trùng ngữ sử dụng chiến thuật ngược lại. Nó tác động đến người nghe bằng cách cung cấp một thông tin nhiều lần, cung cấp bằng nhiều cách, sử dụng nhiều phương tiện ngôn ngữ khác nhau. Điều này làm tăng tính thuyết phục của các văn bản mang nội dung diễn thuyết, kêu gọi nhằm thu hút sự chú ý từ đó tác động đến nhiều người.
Giá trị tác động và thuyết phục
Trùng ngữ được sử dụng trong văn chính luận không phải vì quy luật hài âm mà chủ yếu để giải thích, chứng minh luận điểm của người nói nhằm mục đích tác động, thuyết phục người nghe. Ví dụ trong bài nói chuyện tại Hội nghị nghiên cứu lịch sử Đảng của Ban tuyên giáo Trung ương ngày 28-11-1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Chúng ta phải học, phải cố gắng học nhiều. Không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình...” Hồ Chí Minh [4, tr. 554]
Trùng ngữ tự mình đào thải mình là một trùng ngữ tự quy chiếu, thể hiện sự nguy hiểm của việc không chịu khó học tập và hậu quả của nó. Rõ ràng người nói muốn thuyết phục người nghe bằng mọi cách phải tránh hậu quả đó, phải chịu khó học tập.
Nói chuyện với các thầy cô giáo tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 21-10-1964, Bác Hồ cho rằng:
“Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được
thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.Hồ Chí Minh [5, tr. 331]
Trùng ngữ thầy giáo xứng đáng là thầy giáo được sử dụng làm bộ phận giải thích của câu, cụ thể giải thích cho cụm danh từ Người thầy giáo tốt. Nó làm cho câu rõ nghĩa hơn, chặt chẽ hơn, dễ hiểu hơn, tính thuyết phục cao hơn.
Trong bài Lễ cưới, Bác khen đồng chí binh nhì Dương Thắng và vợ chưa cưới cũng như các đoàn viên thanh niên biết đặt việc công lên trên việc tư sau:
Một lòng bảo vệ nước nhà
Thanh niên như thế mới là thanh niên.
Hồ Chí Minh [5, tr. 417]
Thanh niên (1): đồng chí Thắng và vợ chưa cưới
Thanh niên (2): thanh niên Việt Nam nói chung
Trùng ngữ này chắc chắn sẽ có tác động đến đông đảo thanh niên Việt Nam, khích lệ họ đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng, khát khao cống hiến cho tổ quốc.
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi trình bày quan điểm của chính phủ về chăm lo sự nghiệp giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, tương lai của dân tộc đã nói:
“Trong sự nghiệp này, ta có lợi thế là nhân dân ta có truyền thống hiếu học, ham học, thông minh, cần cù, chịu khó, mọi người đều chịu đựng thiếu thốn, dành dụm những gì có thể, nhằm bảo đảm cho con em mình ăn học đến nơi, đến chốn”.
Có lẽ ông không hài lòng với cụm từ Hán-Việt hiếu học nên bổ sung thêm một cụm từ gần gũi hơn, dễ hiểu hơn là ham học chăng? Trong ví dụ sau đây, tác giả dùng trùng ngữ không phải vì lý do khó hiểu mà tác giả muốn nhấn mạnh quan điểm của mình về tầm quan trọng của giáo dục:
Gần đây, trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2013 có nhan đề Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói:
“Đối thoại Shangri-La đã tạo ra nhiều cơ hội để đẩy mạnh hợp tác an ninh đa phương và tìm giải pháp cho những thách thức đang đặt ra. Nhưng có thể nói rằng, vẫn còn thiếu – hay ít nhất là chưa đủ – lòng tin chiến lược trong việc thực thi các cơ chế đó. Điều quan trọng trước hết là phải xây dựng sự tin cậy lẫn nhau trước các thử thách, các tác động và trong tăng cường hợp tác cụ thể trên các lĩnh vực, các tầng nấc, cả song phương và đa phương”. [7]
Người nói rõ ràng muốn nhấn mạnh tính nghiêm trọng của vấn đề thiếu vắng lòng tin, người nói muốn tác động đến người nghe không phải một lần mà là hai lần. Trùng ngữ còn thiếu – chưa đủ đã đáp ứng điều đó.
Tiểu kết
Trùng ngữ là một kết cấu ngôn ngữ đặc biệt. Về mặt hình thức, chúng có cấu tạo đa dạng. Về mặt ngữ nghĩa, trùng ngữ được xây dựng trên hai mối quan hệ: quan hệ đồng nhất và quan hệ bao hàm với nhiều kiểu loại khác nhau. Trùng ngữ được sử dụng rộng rãi trong các phong cách ngôn ngữ như: khẩu ngữ, nghệ thuật, hành chính, chính luận và có những đóng góp to lớn trong việc thực hiện chức năng của từng phong cách cụ thể. Chúng ta không nên nhầm lẫn trùng ngữ với các hiện tượng trùng lặp, dư thừa, rườm rà. Trùng ngữ là hiện tượng ngôn ngữ có giá trị nghệ thuật cao nhưng hiện nay ở Việt Nam, việc nghiên cứu hiện tượng trùng ngữ chưa được quan tâm. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng đó là một công việc cần thiết và thú vị không chỉ với các nhà ngôn ngữ học mà với cả các giảng viên dạy tiếng. Hiểu đúng, hiểu đầy đủ hiện tượng này và biết cách sử dụng chúng không chỉ nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ mà còn giúp chúng ta bồi dưỡng thêm cách tư duy logic, cách nhìn nhận vấn đề toàn diện và hợp lý, từ đó nâng cao nhận thức của con người đối với thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Quyển 1, NXB Khoa học Xã hội.
Cao Xuân Hạo (1997), “Anh trai, chị gái có phải là trùng ngữ không?”, Ngôn ngữ và đời sống, 12(26).
Charles E. Bennett (Charles Edwin 1858-1921) (1918), New Latin grammar, Allyn and Bacon.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Ngữ văn lớp 9 tập 1, NXB Giáo Dục.
Hồ Chí Minh toàn tập (2000), NXB Chính trị quốc gia, tập 11
http://giaoducthudo.com.vn/tin-tuc/16-pham-van-dong-nha-chinh-tri-giao-duc- uu-tu-cua-dat-nuoc-1708.html
http://nguyentandung.org/bai-phat-bieu-cua-thu-tuong-nguyen-tan-dung-tai-doi-thoai-shangri-la-2013.html
Tổng Hợp Các Biện Pháp Tu Từ Trong Ngữ Văn Lớp 12
[Hịch tướng sỹ – Trần Quốc Tuấn] 2. Phép liệt kê
“Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Đi thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa”.
(Tre Việt Nam) 3. Phép chêm xem
“Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng”
– Là chêm vào câu một cụm từ không trực tiếp có quan hệ đến quan hệ ngữ pháp trong câu, nhưng có tác dụng rõ rệt để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thường đứng sau dấu gạch nối hoặc trong ngoặc đơn.
“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích!
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”
[Quê hương – Giang Nam]4. Phép điệp âm, điệp vần, điệp thanh
– Điệp là sự lặp lại một yếu tố diễn đạt (ngữ âm, từ, câu) để nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du) 5. Phép đối
“Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, Giật mình mình lại thương mình xót xa. Khi sao phong gấm rủ là, Giờ sao tan tác như hoa giữa đường. Mặt sao dày gió dạn sương, Thân sao bướm chán ong chường bấy thân. Vui là vui gượng kẻo là, Ai tri âm đó mặn mà với ai.”
– Là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh về ý , gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói, biểu đạt cảm xúc tư tưởng…
6. Đảo ngữ
“Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng”.
– Đảo ngữ là sự thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt
(Nguyễn Đức Mậu)
“Chất trong vị ngọt mùi hương Lặng thầm thay những con đường ong bay”.
Comments
Bạn đang xem bài viết Sáng Kiến Kinh Nghiệm Phương Pháp Phân Tích Giá Trị Biểu Cảm Của Các Biện Pháp Tu Từ Trong Dạy Ngữ Văn 7 trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!