Cập nhật thông tin chi tiết về Sáng Tạo Giải Pháp Xử Lý Rác Thải: Hành Động Nhỏ, Ý Nghĩa Lớn mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
HS Nguyễn Siêu với robot “Cửa lọc khí thông minh”.
Từ thực tế đó, nhiều trường học ở Hà Nội đã tìm ra cách giải quyết vấn đề về môi trường với những ý tưởng độc đáo từ chính học sinh và giáo viên.
Với những ý tưởng sáng tạo, dựa trên những nguyên liệu, linh kiện và thiết bị đã qua sử dụng, nhóm học sinh lớp 7CI1 gồm Vương Quốc Hiển (nhóm trưởng), Lê Đình Nam, Nguyễn Hoàng Minh Khôi, Đỗ Doãn Hoàng Nguyên, Nguyễn Khang Thịnh, Mai Tuấn Long, Nguyễn Khả Dũng đã thiết kế mô hình ” chiếc thuyền vớt rác ” thu hút được BGK.
Sản phẩm có tính tư duy sáng tạo, phương pháp nghiên cứu bài bản và có tính ứng dụng thực tiễn cao. Các em cũng rất chủ động, tự tin khi trình bày nội dung của dự án, đồng thời chủ động dẫn dắt và mở rộng thêm vấn đề theo sự hiểu biết rất đầy đủ về công trình nghiên cứu của mình trước những câu hỏi chất vấn của hội đồng giám khảo.
Vương Quốc Hiển (nhóm trưởng) cho biết: Chiếc thuyền vớt rác được tạo ra nhằm mục đích thu gom những loại rác nổi trên mặt nước, kể cả váng dầu. Bộ điều khiển từ xa cho phép chiếc thuyền di chuyển trong một không gian rộng lớn và đổi hướng khi gặp chướng ngại vật.
Nhờ tác dụng thiết thực và sự xuất hiện “kịp thời” cùng sự kiện ô nhiễm nước đầu nguồn sông Đà, sản phẩm này đã được Ban Giám khảo chấm điểm cao nhất, vượt qua 5 sáng chế khác bao gồm: Máy nhặt rác Ecorobot; thùng phân loại rác tự động (kim loại – phi kim); giải pháp tuần hoàn rác hữu cơ; cửa lọc không khí năng lượng mặt trời và thuốc trừ sâu sinh học.
Sáng tạo và đam mê
Cô giáo Đào Thị Tươi cho biết: Trong thời gian chưa đầy 2 tuần phát động cuộc thi, các con đã xuất sắc hoàn thành sản phẩm của mình. Các thầy cô thực sự xúc động trước hình ảnh làm việc miệt mài của các con mỗi giờ ra chơi, giờ nghỉ trưa hay những khi có thời gian trống.
Các sản phẩm dù khác nhau về tính năng, ý tưởng nhưng đều gặp nhau ở mong muốn đó là tạo ra những sản phẩm gần gũi nhất, hữu ích nhất, thân thiện với môi trường vì một mái trường xanh, ý tưởng xanh, ước mơ xanh.
Trong không gian đó mỗi học sinh không chỉ biết sáng tạo và đam mê mà còn biết yêu thương và thấu cảm để đồng lòng cùng nhau tạo dựng lớp học hạnh phúc.
Chị Nguyễn Thu Thảo, phụ huynh của một học sinh lớp 7CI1 chia sẻ: Hoạt động này rất bổ ích, ngoài việc giúp các em hiểu biết thêm kiến thức về môi trường một cách thực tế. Đây cũng là cơ hội để học sinh tạo ra các sản phẩm mang tính giải pháp và thực tiễn, góp phần bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ.
Trái đất sẽ xanh hơn nhờ hành động nhỏ bé
Thời gian qua, một cuộc vận động sống xanh đã và đang được đưa vào trường học, tới từng học sinh. Mới đây, Trường Mẫu giáo Tuổi thơ, quận Hoàn Kiếm vừa tổ chức chương trình hướng dẫn các bé bảo vệ môi trường thông qua những hành động thường ngày như tái chế vỏ hộp sữa, chai nhựa đã qua sử dụng.
Chương trình bắt đầu bằng việc dạy các bé thực hành xứ lý vỏ hộp sữa sau khi uống hàng ngày dưới sự hỗ trợ của giáo viên đứng lớp.
Cô giáo Phạm Thu Huyền, Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Tuổi thơ cho biết: “Một giây hành động, bảo vệ môi trường” là chương trình nhằm kêu gọi thầy cô, học sinh, phụ huynh, chung tay bảo vệ môi trường thông qua những hành động nhỏ, chỉ tốn một giây như: Nhặt vỏ hộp sữa, đập, gập, xếp dẹp, để gọn vào khay hoặc bỏ vào thùng rác tái chế.
Ngoài ra, cô giáo, cha mẹ sẽ hướng dẫn thêm cho các con hiểu được vai trò quan trọng và ý nghĩa của phân loại – thu gom – tái chế, làm tiền đề tạo cho thế hệ tương lai thói quen gìn giữ môi trường một cách tự nhiên bằng những hành động dù nhỏ nhất.
Tại Trường Nguyễn Siêu, HS lớp 1CI1 cũng đã có các hoạt động tìm hiểu về 2 loại rác thải là vô cơ và hữu cơ và thực hành phân loại rác. 4 HS được chọn để trải nghiệm phương pháp “đồng giảng” là những người phụ trách nội dung này cùng với cô giáo.
Các bạn trong lớp đều thực hành phân loại rác. Sau các trải nghiệm sinh động, các bạn rất vui và bảo nhau về nhà cũng dùng các loại túi sinh học tự hủy như ở lớp để đựng thức ăn hoặc đựng rác.
Một lối sống xanh đang được cụ thể hóa vào sinh hoạt thường nhật tại các nhà trường. Tin tưởng rằng, Trái đất sẽ xanh hơn nhờ vào từng nhận thức và hành động dường như nhỏ bé hôm nay.
Giải Pháp Xử Lý Rác Thải Nhựa
(Xây dựng) – Sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt hằng ngày đã, đang là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thời gian qua, đã có nhiều giải pháp được đề xuất, thực hiện, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, rất cần sự vào cuộc quyết liệt từ chính quyền các đô thị, đặc biệt là sự tham gia tích cực từ cộng đồng, người dân trong việc đẩy lùi nguồn rác thải nhựa.
Rác thải nhựa là nguồn thải nguy hại khó phân hủy…
Phát sinh rác thải nhựa hàng giờ
Đồ nhựa hiện diện ở mọi nơi xung quanh ta, từ những vật dụng bé nhỏ hằng ngày như giấy gói kẹo, hũ sữa chua, ống hút, túi nilon, giày, dép… Nhu cầu cuộc sống hằng ngày của con người đã thúc đẩy quá trình gia tăng sản xuất, buôn bán và ở cuối chu trình này là việc thải loại chất thải nhựa ra môi trường. Đáng lưu ý, rác thải nhựa là những chất không được phân hủy trong nhiều môi trường.
Theo báo cáo từ Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, hiện nay lượng chất thải trên cả nước phát sinh khoảng 12,8 triệu tấn/năm. Tốc độ gia tăng trung bình mỗi năm khoảng 12%. Trong đó, lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt phát sinh ở khu vực đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày. CTR y tế phát sinh là 600 tấn/ngày với mức độ gia tăng khoảng 7,6%/năm, tổng lượng CTR công nghiệp thông thường phát sinh từ các khu công nghiệp vào khoảng 7 triệu tấn/năm.
Đặc biệt, lượng CTR sinh hoạt đô thị tăng mạnh nhất ở các TP lớn như Hà Nội, chúng tôi Đà Nẵng, Hải Phòng…, lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc khoảng 800.000 tấn/năm.
Tại Hà Nội, đại diện Sở TN&MT Hà Nội cho biết, trung bình mỗi ngày, trên địa bàn TP phát sinh từ 5.500 – 6.000 tấn rác thải sinh hoạt, trong đó 8 – 10% là rác thải nhựa.
Còn theo thống kê của Sở TN&MT chúng tôi trong tổng số 9.000 tấn rác thải sinh hoạt phát sinh mỗi ngày trên địa bàn TP, có tới 1.800 tấn rác thải nhựa và nilon…
Với đặc tính bền, khó phân hủy, sản phẩm nhựa và túi nilon đang là thách thức không nhỏ trong công tác bảo vệ môi trường. Báo cáo tổng hợp từ Liên Hợp Quốc năm 2018, Việt Nam xếp thứ 17 trên 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm do rác thải nhựa lớn trên thế giới, 80% lượng rác thải ra biển của Việt Nam xuất phát từ các hoạt động trên đất liền.
Nguyên nhân dẫn đến phát sinh chất thải nhựa chính vì tiện lợi, dễ sử dụng, giá thành rẻ, thói quen của con người vứt rác bừa bãi. Bên cạnh đó, đô thị hóa và gia tăng dân số làm chất thải nhựa ngày càng gia tăng…
Trong khi đó, loại rác thải để lại hậu quả lâu dài nhất chính là nhựa. Bởi trong nhựa có chứa một chất độc hại là DOP, có thể gây ảnh hưởng giới tính bé trai và gây vô sinh ở bé gái.
Không những thế, nhựa còn lẫn vào nước, ngăn chặn khí oxy làm cho các sinh vật dưới nước không thể hô hấp được. Chất thải nhựa cũng sẽ thải ra môi trường rất nhiều khí độc hại và gây hiệu ứng nhà kính nếu việc đốt nhựa không thực hiện đúng quy chuẩn…
Đề xuất nhiều giải pháp
Hưởng ứng chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, trong đó nhấn mạnh đến vấn đề tập trung giảm thiểu, chống ô nhiễm rác thải nhựa, thời gian qua, Hà Nội đã thực hiện một số giải pháp hạn chế sử dụng rác thải nhựa như: Ban hành kế hoạch về việc hành động chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững TP Hà Nội đến năm 2020.
TP Hà Nội cũng đặt mục tiêu 100% các đơn vị, cơ quan, tổ chức, đoàn thể trực thuộc UBND TP không sử dụng túi nilon khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần; hạn chế 80% các sản phẩm nhựa khó phân hủy từ tháng 11/2019; Giảm dần việc sử dụng túi nilon khó phân hủy sử dụng một lần; Giảm thiểu phát thải chất thải nhựa; Tăng cường thu gom, tái chế chất thải nhựa; Đến 31/12/2020 hạn chế tối đa các cơ sở sản xuất bao bì tiêu dùng bằng nhựa.
TP.HCM hiện đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm giảm ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa với chiến lược biến rác thành tài nguyên, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tái chế chất thải nhựa vào thực tiễn.
Theo các chuyên gia, bên cạnh việc phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” với sự tham gia trực tiếp của cộng đồng, vận động người tiêu dùng từ bỏ hành vi, thói quen sử dụng túi nilon khó phân hủy, đồ nhựa dùng một lần, khuyến khích sử dụng các sản phẩm dễ phân hủy, có thể tái sử dụng, thân thiện với môi trường…, thì cần thiết phải phát triển ngành tái chế để hạn chế rác thải nhựa ra môi trường.
Đồng thời, cần phải làm tốt phân loại rác thải tại nguồn. Khâu này là quan trọng nhất bởi nhựa công nghiệp thì dễ phân loại nhưng nhựa tiêu dùng như ống mút, túi nlon do người dân vứt vào thùng rác rồi đem chôn lấp hoặc vứt bừa bãi, cực kì ô nhiễm vì khó phân hủy…
Linh Đan
Theo
Link gốc:
Giải Pháp Nào Xử Lý Rác Thải Nhựa?
(TN&MT) – Ngày 12/10, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân đã chủ trì Hội thảo chuyên đề về xử lý rác thải nhựa. Tham dự có đại diện các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước…
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh, giảm thiểu chất thải nilon đã trở thành vấn đề cấp bách và trước hết là với sản phẩm nhựa, túi nilon khó phân hủy. Vấn đề này đã được Đảng và Chính phủ chỉ đạo, Thủ tướng cũng đã có thông điệp và cam kết với cộng đồng quốc tế chống lại ô nhiễm chất thải nhựa và túi nilong. Để thể hiện quyết tâm này, Bộ TN&MT đã phát động phong trào nói không với rác thải nhựa và tổ chức hội thảo chuyên đề quản lý chất thải nhựa và túi nilon.
Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân phát biểu tại Hội thảoTại hội thảo các đại biểu đều khẳng định, chúng ta có những kế hoạch nhất định trong thực hiện chủ trương nhằm ngăn ngừa giảm thải chất thải nhựa và túi nilon vào môi trường tự nhiên, đã kiểm soát ÔNMT do chất thải nhựa trong sinh hoạt. Tuy nhiên vấn đề ÔNMT do chất thải nhựa và túi nilon vẫn còn rất phức tạp. Việc loại bỏ chất thải nhựa và túi nilon là không dễ dàng bởi chưa tìm ra được sản phẩm rẻ hơn, tiện dụng hơn để thay thế; những sản phẩm đó vẫn được sử dụng do nhận thức của chúng ta từ những nhà sản xuất và người tiêu dùng về chất thải nhựa và túi nilon còn nhiều bất cập, về thói quen sử dụng chất thải nhựa và túi nilon khó phân hủy của cộng đồng dân cư còn khá phổ biến. Ngoài ra, cơ chế chính sách, công nghệ tái chế và sử dụng xử lý chất thải nhựa còn nhiều bất cập…
Hoàn thiện và triển khai có hiệu quả các văn bản luật
Theo ông Nguyễn Thượng Hiền – Vụ trưởng Vụ Quản lý chất thải (Tổng cuc Môi trường), Nếu trung bình khoảng 10% số lượng chất thải nhựa và túi ni lông không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất thải nhựa và túi ni lông thải bỏ ở Việt Nam xấp xỉ khoảng 2.500.000 tấn/năm. Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh nếu như năm 1990 là 3,8kg/năm/người thì đến năm 2015 là 41kg/năm/người. Hiện cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp nhựa, trong đó 450 doanh nghiệp sản xuất bao bì.
Lượng rác thải nhựa ngày một tăng, trong khi đó, việc xử lý vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để xử lý rác thải nhựa ông đề xuất các cơ quan quản lý cần triển khai có hiệu quả Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó tất cả các đô thị loại đặc biệt và loại I có công trình tái chế CTR phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình; 85% các đô thị còn lại có công trình tái chế CTR phù hợp với việc phân loại tại hộ gia đình; tăng cường khả năng tái chế, tái sử dụng, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng; Sử dụng 100% túi ni lông thân thiện với môi trường tại các Trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt thay thế cho túi ni lông khó phân hủy).
Xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phù hợp để đưa các cơ sở tái chế nhựa phân tán nhỏ lẻ với công nghệ đơn giản hiện nay vào các khu công nghiệp tập trung, nâng cấp công nghệ xử lý, tái chế phù hợp; thành lập các khu công nghiệp tái chế nhựa tập trung; hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất và cung cấp các loại túi nilon khó phân huỷ kể từ năm 2026 tại các trung tâm thương mại, siêu thị phục vụ cho mục đích sinh hoạt; thúc đẩy hơn nữa việc thu thuế BVMT đối với các loại túi nilon khó phân hủy ….
Công nghệ xử lý nào phù hợp?
Bên cạnh những giải pháp nêu trên ông Hiền cũng đặc biệt nhấn mạnh tới việc khuyến khích áp dụng các công nghệ mới trong xử lý, tái chế chất thải nhựa. Đồng quan điểm này các đại biểu cho rằng, hiện nay việc xử lý chất thải nhựa và túi nilon phát sinh từ các hộ gia đình, chợ, khu vực công cộng chủ yếu được xử lý cùng với CTR sinh hoạt được thu gom rồi đem chôn lấp, đốt. Chỉ một số ít được tái chế nhưng việc tái chế cũng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi rường. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần phải nghiên cứu tìm kiếm công nghệ phù hợp với Việt Nam.
Về vấn đề này ông Nguyễn Thành Tài, Giám đốc Công ty New Technology Limited cho rằng, hiện tại Việt Nam cần áp dụng công nghệ xử lý rác thải không gây ô nhiễm môi trường. Xu hướng thế giới đang lựa chọn công nghệ đốt phát điện và nhiệt phân. Đây là 2 giải pháp tối ưu để thu hồi được những giá trị từ rác thải và giảm ô nhiễm môi trường hiệu quả, mang lại nhiều giá trị và lợi ích lâu dài cho sự phát triển của các khu công nghiệp và đô thị tại Việt Nam.
Các tổ chức môi trường trên thế giới đánh giá công nghệ nhiệt phân thuộc nhóm công nghệ nhiệt-hóa, là một trong những giải pháp công nghệ tốt nhất hiện tại và khuyến cáo sử dụng thay thế cho các phương pháp xử lý khác. Ứng dụng công nghệ nhiệt phân tái chế rác nhựa vừa giải quyết bài toán môi trường vừa giải quyết bài toán “năng lượng tái tạo” khi cung cấp cho xã hội những sản phẩm “năng lượng xanh” như dầu và than nhiên liệu.
Công nghệ nhiệt phân đã được quan tâm tại Việt Nam khoảng 4-5 năm gần đây. Hiện đã có một số đề tài nghiên cứu của các cơ sở khoa học như Viện Nghiên cứu cơ khí, Viện Dầu khí, Trung tâm Hóa dầu-Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ công nghệ mới… Một số nhà máy trong lĩnh vực môi trường đã và đang triển khai ứng dụng như Công ty Môi trường xanh Hải Dương, Công ty Môi trường Bình Phước, Công ty Môi trường xanh Huê Phương… và bước đầu thu được những kết quả khả quan.
Tuy nhiên, vẫn còn ý kiến cho rằng công nghệ này vẫn chưa phải là tối ưu.
Toàn cảnh Hội thảoNâng cao nhận thức cộng đồng
MCD sẵn sàng là cầu nối nâng cao nhận thức của cộng đồng, nỗ lực đề xuất thêm nhiều sáng kiến, mô hình thí điểm nhằm xử lý ô nhiễm biển nói chung và rác thải nhựa nói riêng. “Hiện nay, rác thải nhựa trôi ra sông, ra biển chưa phải là đối tượng được tính đến trong các nỗ lực thu gom, phân loại. Chúng tôi đang tập trung tìm kiếm giải pháp để xử lý, như kêu gọi và tuyên truyền người dân đổ rác đúng nơi quy định, đặt các thùng rác quanh khu vực bờ biển; làm thế nào để kêu gọi các đơn vị công ích, doanh nghiệp tư nhân đưa loại rác thải này vào kế hoạch thu gom, phân loại tái sử dụng…” – bà Huệ nhấn mạnh
Hiện nay Bộ cũng chỉ đạo TCMT tiến hành đẩy mạnh việc xử lý rác thải nhựa nói chung, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam, phối hợp với các tổ chức quốc tế xúc tiến các dự án hợp tác về xử lý chất thải biển và đại dương trong đó có kế hoạch quốc gia về rác thải nhựa. Tới đây, Bộ TN&MT sẽ tổ chức một hội thảo chuyên về công nghệ xử lý rác thải nhựa qua đó tìm kiếm mô hình phù hợp cho từng cấp tỉnh, cấp huyện.
Giải Pháp Mới Xử Lý Rác Thải Điện Tử
(Moitruong.net.vn) – Với mục tiêu không để rác thải điện tử tiếp tục là gánh nặng cho môi trường, mới đây các nhà khoa học đã công bố những giải pháp mới để xử lý rác thải như: Nghiền các bảng mạch thành bụi nano để tái chế, thu kim loại quý, sử dụng các vật liệu có thể tự hủy để sản xuất thiết bị điện tử…
Theo nghiên cứu của Đại học Liên Hợp Quốc (Nhật Bản), mỗi năm thế giới thải ra 50 triệu tấn rác thải điện tử và chỉ 15% trong số này được xử lý. Khối rác thải chưa được xử lý hoặc xử lý không đúng cách sẽ trở thành một gánh nặng vô cùng lớn về môi trường, sức khỏe…
Nhận thức được điều này, trong vài chục năm qua, nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, công ty, nhà khoa học trên thế giới đã luôn nỗ lực tìm giải pháp xử lý rác thải điện tử.
Chẳng hạn, công ty Redbox và Coinstar có trụ sở tại Washington, Mỹ đã thành lập chuỗi kiosk ATM thân thiện môi trường – nơi người tiêu dùng có thể bán lại những chiếc điện thoại cũ tại điểm họ đã mua chúng. Công ty này sau đó sẽ tân trang những bộ phận có thể dùng và tái chế những bộ phận khác để đảm bảo không gây hại môi trường.
Nhiều tổ chức trên thế giới cũng được thành lập để nâng cao nhận thức và kêu gọi thay đổi trong cách thức xử lý vấn đề rác thải điện tử, chẳng hạn như Đại học Liên Hợp Quốc và Cơ quan Bảo vệ môi sinh Mỹ (EPA) phối hợp tổ chức sáng kiến giải quyết vấn đề rác thải điện tử. Điều đáng mừng là gần đây, một số kết quả nghiên cứu về xử lý rác thải đã mở ra những hướng mới được kỳ vọng có thể góp phần giải quyết triệt để vấn đề này.
Nghiền rác điện tử thành bụi nano
Các nhà khoa học thuộc Đại học Rice, bang Texas, Mỹ đã tìm được cách tái sử dụng rác thải điện tử bằng việc nghiền nát bảng mạch thành bụi nano. Họ sử dụng máy nghiền chứa một buồng làm lạnh bằng khí nitơ (để ngăn những vật liệu nhạy cảm với nhiệt tan chảy, quyện lẫn vào nhau) cùng khí argon và một quả bóng thép nhỏ để nghiền nát các bản mạch thành dạng hạt tách rời với kích thước 20-100 nanomet (tóc người có đường kính từ 80.000-100.000 nanomet).
So với việc chôn lấp rác thải điện tử hay tái chế để thu kim loại thông qua hỏa luyện hoặc sử dụng hóa chất, biện pháp mới này được cho là kinh tế hơn nhiều. “Các cách xử lý rác điện tử khác là chu trình một chiều, việc đốt hoặc dùng hóa chất để xử lý rác thải gây tốn nhiều năng lượng hơn mà vẫn tạo ra chất thải. Chúng tôi giới thiệu một hệ thống có khả năng phá vỡ mọi hợp chất – ôxít, kim loại, polymer – thành bột đồng nhất và có thể tái sử dụng” – Chandra Sekhar Tiwary – thành viên nhóm nghiên cứu nói.
Sau khi nghiền lạnh, các hạt phân tử nano được cho vào nước để phân tách và tái sử dụng. “Không có gì bị bỏ phí cả” – Tiwary cho hay. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học mới chỉ sử dụng một máy nghiền lạnh có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, họ hoàn toàn có thể tạo ra những chiếc máy có kích thước công nghiệp.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Rice, Mỹ đã thành công trong việc biến gỗ – vật liệu có khả năng tự hủy – thành một chất dẫn điện bằng cách chuyển bề mặt gỗ thành vật liệu graphene để dùng cho các thiết bị điện tử, thay vì sử dụng các vật liệu dẫn điện dễ gây ô nhiễm môi trường.
Để làm được việc này, một nhóm nghiên cứu do nhà hóa học James Tour đứng đầu đã sử dụng laser công nghiệp để tạo ra graphene trên khối gỗ thông trong môi trường giàu hydro hoặc khí trơ argon. Đây là phương pháp giúp tạo ra những mảng graphene nhiều lớp có độ linh hoạt cao. Do thiếu ôxy nên nhiệt độ từ tia laser sẽ không thiêu cháy miếng gỗ mà biến bề mặt của nó thành bọt graphene bám lên gỗ.
Các nhà khoa học hy vọng, họ có thể khai thác được đặc tính dẫn điện của graphene tạo ra từ gỗ thông – vật liệu thân thiện với môi trường, có khả năng tự hủy – để tạo ra các siêu tụ điện dự trữ năng lượng.
Một con chip thông dụng được tạo nên từ một tấm silicon mỏng, có cấy những vật liệu khác nhau để tạo ra các vi mạch với đặc tính khác nhau (gọi là wafer) như đồng, một số loại hợp kim như GaSb, GaAs, GaP… Các vật liệu bán dẫn này khi bị thải loại ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng lớn.
Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Zhenqiang Ma – Đại học Winsconsin, Mỹ – đứng đầu đã tìm được cách dùng gỗ để làm chip máy tính, thay vì dùng wafer bằng silicon. Con chip của Giáo sư Ma sử dụng gỗ đã qua xử lý tạo thành các tờ giấy nanocellulose, có khả năng uốn cong làm wafer.
Theo ông, chất liệu nanocellulose sẽ giúp giảm số vật liệu chất bán dẫn cần dùng trên chip mà không làm ảnh hưởng tới tốc độ xử lý của vi mạch. Ngoài ra, con chip này có thể tự hủy, không gây hại tới môi trường.
Theo Khoa học & Phát triển
Bạn đang xem bài viết Sáng Tạo Giải Pháp Xử Lý Rác Thải: Hành Động Nhỏ, Ý Nghĩa Lớn trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!