Xem Nhiều 6/2023 #️ Sáu Nhóm Giải Pháp Bảo Đảm An Toàn Cho Người Bệnh # Top 11 Trend | Theindochinaproject.com

Xem Nhiều 6/2023 # Sáu Nhóm Giải Pháp Bảo Đảm An Toàn Cho Người Bệnh # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Sáu Nhóm Giải Pháp Bảo Đảm An Toàn Cho Người Bệnh mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Sáu nhóm giải pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh

Các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh rủi ro cho người bệnh, như: Y lệnh không rõ ràng, môi trường nhiễm khuẩn… Vì vậy, việc bảo đảm hoạt động KCB an toàn là rất quan trọng. Bộ Y tế đã đưa ra sáu nhóm giải pháp nhằm giảm đến mức thấp nhất các sai sót và ngăn chặn kịp thời các sự cố y khoa xảy ra, bảo đảm an toàn người bệnh (ATNB).  

Các bác sĩ trẻ tình nguyện thăm khám cho người dân tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Ảnh: HOÀNG VIỆT

Hiện nay, tất cả người bệnh khi đến bệnh viện hay các cơ sở y tế để KCB đều “trăm sự” nhờ vào các y sĩ, bác sĩ và mong muốn được chăm sóc, điều trị an toàn, được hưởng những dịch vụ y tế tốt nhất. Các thầy thuốc cũng luôn đặt ATNB lên hàng đầu, không để xảy ra các tổn thương bất ngờ ngoài những diễn tiến bệnh lý. Bởi vì, bất cứ công đoạn nào của quy trình KCB cũng chứa đựng các nguy cơ ảnh hưởng người bệnh. Khi xảy ra sự cố, cả người bệnh và thầy thuốc đều là nạn nhân; nhất là người bệnh, có thể chịu những hậu quả khó lường. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng, hướng dẫn và nhiều quy định được ban hành về ATNB cho các bệnh viện thực hiện, như: Tăng cường hệ thống chính sách, văn bản pháp quy về ATNB; thiết lập chương trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm ATNB và nhân viên y tế; thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo, phòng ngừa sự cố y khoa…

PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý KCB cho biết, bảo đảm ATNB và an toàn phẫu thuật là mục tiêu “sống còn” của hệ thống y tế Việt Nam khi lấy người bệnh làm trung tâm. Ngành y tế đã triển khai các thông tư và hướng dẫn bảo đảm ATNB khi đến các cơ sở y tế và bảo đảm an toàn khi tham gia phẫu thuật. Các quy định đòi hỏi cán bộ y tế không những phải bảo đảm ATNB mà còn cần đáp ứng sự hài lòng cho người bệnh. Theo đó, sáu nhóm giải pháp bảo đảm ATNB được nhiều cơ sở y tế ưu tiên áp dụng nhằm giảm đến mức thấp nhất các sai sót và ngăn chặn kịp thời sự cố y khoa từ khâu thiết lập hệ thống đến các quy trình quản lý. Tuy nhiên, để làm được điều đó, cần xác định bàn giao người bệnh chính xác từ tên, tuổi, giới tính cụ thể và ưu tiên cho người bệnh tự xác định tên mình. Tuyệt đối không dựa vào số phòng, số giường để xác định người bệnh. Ngoài ra, cần tăng cường giao tiếp hiệu quả cải thiện thông tin giữa nhân viên y tế và người bệnh. Riêng những nơi cấp cứu không tránh khỏi y lệnh miệng, người cho y lệnh phải rõ ràng, dứt khoát. Khâu dùng thuốc đặc biệt chú ý hướng dẫn người bệnh cần chi tiết, đầy đủ, nhất là trong tình trạng kinh doanh thuốc tràn lan hiện nay. Dùng thuốc phải đúng bệnh, tác dụng, mức độ an toàn cao, tác dụng phụ thấp, giá rẻ và phù hợp cơ địa người bệnh. Khi giao thuốc cho người bệnh phải kiểm tra, đối chiếu rõ ràng, tốt nhất nên để người bệnh dùng thuốc trước sự có mặt của nhân viên y tế. Ngoài ra, các cơ sở y tế ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực KCB cũng làm giảm sai sót.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới: Sự cố y khoa do chăm sóc không an toàn là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong và tổn thương hàng đầu thế giới; có tới 14,3% chi phí tại bệnh viện là để khắc phục hậu quả của những sự cố y khoa. Đáng chú ý, mỗi năm có hơn một triệu người bệnh tử vong do tai biến phẫu thuật. Vì vậy, cần tránh nhầm lẫn trong phẫu thuật, phẫu thuật phải đúng vị trí, phương pháp, theo đúng quy trình. Áp dụng các biện pháp tránh nhầm tên người bệnh, đánh dấu vị trí phẫu thuật, tránh phẫu thuật sai vị trí; kiểm tra lần cuối cùng người bệnh và vị trí phẫu thuật trước khi rạch da. Sử dụng bảng kiểm trong quá trình phẫu thuật. Mặt khác, bệnh viện và các cơ sở KCB là môi trường dễ bị nhiễm khuẫn, gây ảnh hưởng tới người bệnh nhập viện, do đó cần phải giảm tình trạng nhiễm trùng bệnh viện.

Vì vậy, áp dụng sáu nhóm giải pháp nêu trên sẽ giúp người bệnh không chỉ an toàn trong quá trình chăm sóc, điều trị mà còn giúp các cơ sở y tế nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm bớt rủi ro và nguy hại, bảo đảm an toàn cho người bệnh.

Theo nhandan.com.vn

Sáu Giải Pháp An Toàn Người Bệnh

Theo hiệp hội an toàn người bệnh thế giới, phân loại sai sót, sự cố y khoa theo 6 nhóm sau:

1. Sai sót, sự cố y khoa liên do nhầm tên người bệnh.

2. Sai sót, sự cố y khoa do thông tin bàn giao của nhân viên y tế không đầy đủ, chính xác.

3. Sai sót, sự cố y khoa do sai sót dùng thuốc.

5. Sai sót, sự cố y khoa do nhiễm trùng bệnh viện.

6. Sai sót, sự cố y khoa do người bệnh bị té ngã trong khi đang điều trị tại các cơ sở y tế.

Theo đó, 06 giải pháp an toàn người bệnh nên được áp dụng triệt đển trong bệnh viện đó là:

1. Xác định đúng tên bệnh nhân:

Khi cung cấp dịch vụ y tế, bàn giao người bệnh phải đảm bảo chính xác bệnh nhân. Bệnh nhân phải được xác định tên, tuổi, giới cụ thể, ưu tiên cho bệnh nhân tự xác định tên mình. Tuyệt đối không dựa vào số phòng, số giường xác định tên bệnh nhân.

2. Cải thiện thông tin giữa nhân viên y tế:

Bàn giao, cho y lệnh phải rõ ràng, cụ thể. Trường hợp chưa hiểu phải hỏi lại, hạn chế tối đa y lệnh miệng. Tuy nhiên, những nơi như khoa cấp cứu không tránh khỏi y lệnh miệng, do đó người cho y lệnh phải rõ ràng, dứt khoát.

3. An toàn trong dùng thuốc:

Người ta ước tính tại Mỹ tỷ lệ nhầm thuốc chiếm 2%, tức là có tới 320.000 trường hợp nhầm thuốc trong ngày. Tại Việt Nam chưa có số liệu thống kê nhưng chắc là không thấp hơn tỷ lệ trên, nhất là trong tình trạng kinh doanh thuốc tràn lan hiện nay. Dùng thuốc phải đúng bệnh, tác dụng cao, mức độ an toàn cao, tác dụng phụ thấp, giá thành rẽ và phù hợp với cơ địa bệnh nhân. Khi giao thuốc cho người bệnh phải kiểm tra, đối chiếu rõ ràng, không đốt cháy giai đoạn, tốt nhất là bệnh nhân dùng thuốc trước sự có mặt của nhân viên y tế.

Chỉ định sử dụng thuốc trong bệnh án, toa thuốc, chữ viết phải cẩn thận, hàm lượng, đường dùng, số lần dùng, trước sau bữa ăn…phải hết sức cụ thể. Ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực này rất hiệu quả trong việc giảm thiểu các sai sót xảy ra.

4. Tránh nhầm lẫn trong phẫu thuật:

Theo thống kê, trong các khu vực xảy ra sai sót, sự cố y khoa thì khu phẫu thuật chiếm đế 40-50%. Do đó nên áp dụng các biện pháp trành nhầm tên bệnh nhân, đánh dấu vị trí phẫu thuật trành phẫu thuật sai vị trí, kiểm tra lần cuối cùng bệnh nhân và vị trí phẫu thuật trước khi rạch da. Sử dụng bảng kiểm trong quá trình phẫu thuật. Một nghiên cứu từ 8 bệnh viện trên 7688 bệnh nhân phẫu thuật có hay không sử dụng bảng kiểm cho thấy, khi sử dụng bảng kiểm tỷ lệ tử vong giảm từ 1,5% xuống còn 0,8%; các biến chứng giảm từ 11% xuống 7%; tỷ lệ mổ lại từ 2,4% giảm xuống còn 1,8% và tất cả đều có ý nghĩa thống kê.

5. Giảm nhiễm trùng bệnh viện:

Bệnh viện là môi trường dễ bị nhiễm khuẫn. Theo các nghiên cứu trong nước, tỷ lệ nhiễm trùng bệnh viện từ 5,4-8%, bệnh nhân thở máy có tỷ lệ viêm phổi từ 17,5-50%. Bộ y tế đã ban hành thông tư 18/2009 về kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện. Nhân viên y tế tuyệt đối phải đảm bảo các nguyên tắc vô trùng nhất là khu vực phẫu thuật, tuân thủ quy trình vệ sinh tay.

Ngoài ra bệnh viện phải xây dựng khu cách ly, khu điều trị chuyên biệt cho các bệnh dịch lây nhiễm cao. Vệ sinh cảnh quang môi trường, xử lý nguồn nước, tập trung và xử chất thảy theo quy định.

6. Tránh bệnh nhân té ngã trong bệnh viện:

Bệnh nhân té ngã trong khu vực bệnh viện gây chấn thương cũng là một trong các biến cố y khoa phải báo cáo. Do vậy, thiết kế bệnh viện phải đủ ánh sáng, không trơn trợt để hạn chế bệnh nhân té ngã. Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện khuyến khích bệnh viện phải có biển cảnh báo đặt những khu vực dễ bị té ngã và thiết kế hành lang đi cho người khuyết tật.

Bs.Bùi Văn Dủ

Sáu Biện Pháp Bảo Đảm An Toàn Giao Thông Ở Tuyên Quang

Từ cuối năm 2006, tỉnh Tuyên Quang đã thông qua đề án bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT). Nội dung đề án phân tích, làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông; những tồn tại, khuyết điểm trong công tác chỉ đạo, điều hành để có các giải pháp đồng bộ bảo đảm ATGT.

Từ đó xây dựng kế hoạch chi tiết phân công trách nhiệm cụ thể cho các cấp, các ngành và xác định rõ thời gian hoàn thành của từng nội dung công việc. Trong quá trình thực hiện, tập trung vào nhiệm vụ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT phù hợp với từng đối tượng, địa bàn nhằm nâng cao ý thức chấp hành của người tham gia giao thông. Thực hiện ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông đường bộ đến các hộ gia đình (có 99,97% số gia đình ký cam kết).

Thông báo danh sách người vi phạm trật tự ATGT trên phương tiện thông tin đại chúng và tới cơ quan, đơn vị, tổ dân phố nơi người vi phạm công tác, học tập, sinh sống để giáo dục kiểm điểm. Các cấp chính quyền cơ sở tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm những vi phạm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang đường bộ. Tiến hành tổng kiểm tra các phương tiện giao thông cơ giới trên địa bàn, đình chỉ lưu hành các phương tiện không đủ điều kiện tham gia giao thông. Công tác tuần tra kiểm soát được đẩy mạnh và kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm.

Trung tá Phùng Ðình Lanh, Phó Trưởng phòng, phụ trách Phòng CSGT công an tỉnh cho biết, có tới hơn 80% lỗi vi phạm là do ý thức chấp hành của người điều khiển phương tiện giao thông, như chạy xe quá tốc độ, chuyển hướng đột ngột không quan sát, vượt đèn đỏ, say rượu, chở quá số người quy định. Số người vi phạm chủ yếu tập trung vào lứa tuổi thanh niên. Chỉ trong sáu tháng đầu năm cơ quan chức năng đã lập biên bản xử lý 14.685 trường hợp vi phạm trật tự ATGT, tạm giữ 1.275 phương tiện, 2.416 bộ giấy tờ; lập biên bản 140 trường hợp xây dựng nhà, lều quán trái phép trong hành lang an toàn đường bộ và đã cưỡng chế tháo dỡ 121 trường hợp. Xác định tuyến quốc lộ 2 và 37 là nơi thường xảy ra các vụ TNGT mà một trong những nguyên nhân gây ra là do tình trạng lấn đường họp chợ. Nên những ngày chợ phiên, lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với tổ chức đoàn thanh niên tăng cường giải tỏa, bảo đảm thông thoáng và vận động nhân dân không tái lấn chiếm lòng đường làm nơi họp chợ. Các “điểm đen” trên các tuyến giao thông cũng được tập trung xử lý. Trong sáu tháng đã xử lý năm vị trí, lắp đặt hệ thống biển báo, tín hiệu giao thông ở những đoạn đường nguy hiểm.

Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông. Làm thế nào để tiếp tục giảm thiểu tai nạn giao thông? Trả lời câu hỏi này, bà Lê Thị Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban an toàn giao thông tỉnh cho biết, tỉnh đã đề ra sáu biện pháp tập trung tăng cường bảo đảm ATGT.

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về TTATGT trong đó tập trung phổ biến sâu rộng Nghị quyết 32/CP của Chính phủ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao ý thức chấp hành của người tham gia giao thông.

Hai là, mở đợt cao điểm về bảo đảm TTATGT từ ngày 5-8 đến 30-9 vừa qua kiên quyết xử lý nghiêm học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe mà điều khiển phương tiện; người tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm.

Ba là, đẩy mạnh việc tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ và đường thủy; tạm giữ hành chính các phương tiện vi phạm; chỉ đạo lực lượng công an xã triển khai công tác bảo đảm TTATGT theo tinh thần Công văn 1207 ngày 2-7-2007 của Bộ Công an.

Bốn là, thống kê, rà soát, phân loại xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ. Hoàn chỉnh quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ trên địa bàn.

Năm là, tăng cường kiểm tra giám sát nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy; xử lý nghiêm những hành vi tiêu cực trong lĩnh vực này.

Sáu là, đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ. Bố trí vốn tiếp tục đầu tư trang thiết bị cho lực lượng CSGT và đầu tư cải tạo các “điểm đen” thường xảy ra tai nạn trên địa bàn.

Sáu Nhóm Giải Pháp Giảm Tai Nạn Giao Thông

Chống mãi lộ bằng cách nào?

PGS-TS Phạm Bích San, nguyên Phó Tổng Thư ký Liên hiệp Các hội khoa học – kỹ thuật Việt Nam, cho rằng nước ta cần học tập các nước tiên tiến về ý thức tham gia giao thông không phải là một trò chơi mà phải tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật.

Theo ông San, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân đang có vấn đề. Khi có việc gì xảy ra, đối diện với CSGT thì câu đầu tiên vẫn là “xin các anh thông cảm”, tức là có yếu tố “xin” và có thể “được”. Trong khi trên thế giới, luật là luật, ai cũng phải biết và tuân thủ.

Mặt khác, về người tổ chức giao thông, chúng ta không thể mang cách quản lý nông thôn áp vào đời sống đô thị. Ở nhiều khu vực nông thôn, việc quản lý còn theo họ hàng, thân tộc, cộng đồng, dựa trên sự quen biết lẫn nhau. Còn quản lý đô thị là quản lý theo chức năng đòi hỏi mỗi người thực hiện đúng chức năng của mình. Thực tế vẫn còn nể nang, du di khi quản lý giao thông.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia, cho rằng để biết CSGT có nhận mãi lộ hay không, trước hết các cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên tổ chức thanh – kiểm tra phát hiện những hành vi vi phạm của cán bộ, chiến sĩ thực thi nhiệm vụ; đồng thời luôn tiếp nhận những phản ánh của người dân, các phương tiện thông tin đại chúng về những vi phạm quy định, điều lệ thực thi nhiệm vụ và xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.

Cùng với việc phòng chống tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ, cũng nên thường xuyên khen thưởng đối với cán bộ, công chức, sĩ quan, chiến sĩ thực hiện tốt nhiệm vụ.

Cấp bằng lái ô tô quá dễ

Theo chuyên gia Phạm Bích San, kỹ năng lái ô tô cũng là điều đáng báo động vì tình trạng đào tạo lái xe đại trà và quá dễ dàng cấp bằng. Đây là vấn đề nhức nhối trong hệ thống giáo dục nói chung và đào tạo lái xe nói riêng.

Kể về việc đi học lái xe 10 năm trước của mình, ông San cho biết chỉ là một nhóm túm tụm lại với nhau trên một chiếc xe, thời gian được lái thực tế mỗi buổi có lẽ không quá 15 phút, sau đó là ăn trưa và tất nhiên có “uống” một chút.

“Chừng ấy không đủ để có khả năng xử lý được các tình huống trên đường. Điều ngạc nhiên nhất là cả khóa chúng tôi đều có bằng lái xe. Vì vậy, nếu có các vấn đề vi phạm ATGT cũng là điều dễ hiểu. Phần nhiều các vụ tai nạn do kỹ năng lái xe kém dẫn đến không làm chủ được tay lái, không xử lý được tình huống” – ông San nêu vấn đề.

Dẫn ví dụ một tình huống học lái xe ở nước ngoài, ông San kể: “Một người đi thi lấy bằng, đang lái ô tô để kiểm tra kỹ năng, bỗng nhiên giáo viên hô “Dừng lại!” và anh ta dừng lại ngay. Sau đó, người này bị đánh trượt vì không tuân thủ nguyên tắc là người lái xe phải làm chủ phương tiện của mình, chứ không tuân thủ máy móc theo mệnh lệnh của người khác”.

Theo ông Khuất Việt Hùng, trong những năm qua, cùng với các bộ, ngành, địa phương, ngành giao thông vận tải đã luôn quan tâm hoàn thiện chương trình, thủ tục đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở đào tạo và một bộ phận những cán bộ sát hạch chưa thực hiện nghiêm các quy định, buông lỏng, dễ dãi nhằm thu hút học viên.

“Đối với những tổ chức, cá nhân này, ngành giao thông vận tải đang thường xuyên thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật” – ông Hùng khẳng định.

“Ma men” chạy xe: Xử thật nghiêm!

Theo trung tá Huỳnh Trung Phong, Phó Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt Công an TP HCM, tài xế sử dụng rượu bia, ma túy mà điều khiển phương tiện giao thông rất nguy hiểm cho cộng đồng, gây hậu quả nghiêm trọng.

PGS-TS Phạm Bích San cũng khẳng định uống rượu bia là nguyên nhân lớn nhất gây ra tai nạn giao thông (TNGT). Tuy nhiên, người Việt Nam dường như đang quá coi thường tính mạng bản thân cũng như tính mạng của người khác. Vì vậy, cần có biện pháp giáo dục để tạo nên các chuẩn mực khi tham gia giao thông cho toàn dân và đây là việc làm cần phải có thời gian. Trong khi chờ đợi, dứt khoát phải có chế tài cực kỳ nghiêm khắc với những ai đã uống rượu bia mà tham gia giao thông” – ông San nói.

Ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh có 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến TNGT quá nhiều là ý thức tham gia giao thông kém và dân ít hiểu biết về luật giao thông.

Dẫn ví dụ vụ ô tô tông chết 3 người trên phố Ái Mộ, quận Long Biên, Hà Nội, ông Hùng cho biết người điều khiển xe gây tai nạn không có bằng lái nhưng vẫn cố tình lái xe hay như vụ tai nạn trên đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (đều xảy ra trong ngày 29-2), lái xe đi ngược chiều.

“Họ biết hành vi của mình vi phạm pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện với niềm tin rằng có thể sẽ không xảy ra tai nạn và hành vi vi phạm không bị pháp luật trừng trị” – ông Hùng nói.

Bàn về giải pháp, ông Hùng cho rằng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân xây dựng văn hóa giao thông; đồng thời tăng cường xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm. Đối với những người gây ra các vụ TNGT kể trên, cần truy tố trước pháp luật để xem đó là một bài học giáo dục chính bản thân họ và cảnh báo những người tham gia giao thông.

Theo ông Hùng, cả hệ thống chính trị đã, đang và sẽ vào cuộc thực hiện 6 nhóm giải pháp căn bản nhằm kéo giảm TNGT từ 5%-10% đối với cả 3 tiêu chí. Cụ thể là tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT; tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, chế tài xử lý vi phạm; chú trọng đến công tác quản lý, đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện và nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm về trật tự ATGT; xử lý nghiêm, dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật giao thông; nâng cao hiệu quả tuyên truyền về ý thức chấp hành luật giao thông.

Số người chết gia tăng

Chiều 3-3, trên đường Hồng Hà (phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), chiếc taxi 4 chỗ đã tông 1 cụ bà đang đứng bên đường cho cháu bé 3 tuổi ăn. Hậu quả, cụ bà bị cán chết tại chỗ, còn cháu bé trọng thương.

Trước đó, sáng cùng ngày, trong lúc đi bộ băng qua đường ray ở khu vực phường An Cựu, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, bà Nguyễn Thị Hường (72 tuổi, ngụ phường An Cựu) đã bị tàu hỏa hành trình theo hướng Bắc – Nam tông chết.

Theo thống kê của Cục CSGT – Bộ Công an, trong năm 2015, cả nước ghi nhận 22.827 vụ TNGT làm 8.727 người chết và 21.069 người bị thương. Trong 2 tháng đầu năm 2016, cả nước xảy ra 3.618 vụ TNGT, làm chết 1.590 người, bị thương 3.367 người. So với cùng kỳ của năm 2015, số người chết đã tăng 23 người.

N.Hưởng – Q.Nhật – V.Duẩn Hà Nội xử lý học sinh phạm luật giao thông

Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt (PC67) Công an TP Hà Nội ngày 3-3 tiếp tục xử lý tình trạng người điều khiển phương tiện vi phạm các quy định về trật tự ATGT như: vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, dừng đỗ sai quy định…

Nhiều học sinh tỏ ra bất ngờ khi bị xử lý vi phạm giao thông. Phần lớn các em không đội mũ bảo hiểm hoặc chở quá tải, vi phạm làn đường… và đều viện lý do sợ muộn học hay mượn xe bạn để xin được bỏ qua. CSGT đã ghi lại địa chỉ nơi ở, trường học của các em rồi kết hợp nhắc nhở và lập biên bản cảnh cáo, gửi thông báo cho nhà trường để giáo dục, răn đe.

Theo kế hoạch, các tổ công tác sẽ hoạt động từ 4-24 giờ trên các tuyến đường nội thành. Trong đó, bố trí ca công tác từ 4-6 giờ hằng ngày để tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm vượt đèn vàng, vượt đèn đỏ tại các nút giao thông trọng điểm có đèn tín hiệu giao thông. Thống kê trong 2 ngày (1 và 2-3), các đơn vị thuộc Phòng CSGT đã xử lý 392 trường hợp vi phạm. N.Quyết – N.Hưởng

Bạn đang xem bài viết Sáu Nhóm Giải Pháp Bảo Đảm An Toàn Cho Người Bệnh trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!