Cập nhật thông tin chi tiết về Skkn Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 3 Học Tốt Các Bài Toán Tính Giá Trị Của Biểu Thức mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1.1. Lí do chọn đề tài. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn toán lớp 3, tôi thấy mình phải trau rồi kiến thức, học tập nâng cao trình độ, tìm tòi vận dụng phương pháp dạy – học mới giúp học sinh nắm bắt kiến thức mới một cách nhanh nhất, hiệu quả và toàn diện nhất. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy dạy Toán nói chung và dạy giải toán nói riêng gặp không ít những khó khăn với đa số học sinh vì ở lứa tuổi này tư duy còn hạn chế mà dạng toán “ Tính giá trị biểu thức” là một dạng toán khó đối với học sinh lớp 3. Hướng dẫn cho học sinh nhận biết các dạng của bài toán tính giá trị của biểu thức sẽ giúp học sinh hiểu nhanh và giải chính xác hơn, hiệu quả hơn là tiền đề để các em học tốt các dạng bài tính giá trị của biểu thức ở lớp 4, 5. Năm học 2017 -2018 bản thân tôi được phân công trực tiếp giảng dạy lớp 3A, tôi đã mạnh dạn áp dụng các biện pháp thực hiện vào dạy học sinh “Tính giá trị biểu thức”. Hết học kì I tôi đã khảo sát chất lượng về thực hiện giải dạng toán này gần 90 % học sinh đã làm tốt dạng toán tính giá trị biểu thức mà không bị nhầm lẫn cách tính. Tôi rất phấn khởi,…Từ đó tôi đã nghiên cứu và sử dụng sáng kiến ” Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt các bài toán tính giá trị của biểu thức.” vào dạy học có hiệu quả trong những năm học vừa qua. Tôi đã mạnh dạn viết thành sáng kiến này. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Tìm ra những biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt các học toán tính giá trị biểu thức ở trường Tiểu học Thị Trấn Lang Chánh nói riêng và lớp 3 nói chung. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Toán 3 giúp các em tiếp tục học tốt môn này ở các lớp trên. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. – Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt các bài toán tính giá trị của biểu thức. – Học sinh lớp 3A trường tiểu học Thị Trấn Lang Chánh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. – Phương pháp nghiên cứu các tài liệu: Sách giáo viên, tài liệu hưỡng dẫn học toán 3, vở bài tập toán 3. – Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực trạng tổ chức dạy – học toán 3 ở trường TH Thị Trấn Lang Chánh. Trong quá trình thực hiện tôi đã đề ra các phương án, phù hợp với điều kiện của lớp mình và chỉ đạo tổ chức thực hiện. – Phương pháp điều tra: Điều tra hoàn cảnh gia đình học sinh, đặc điểm tâm lí của học sinh. – Phương pháp hỏi – đáp: Hỏi học sinh thích học toán, ngại học toán, nguyên nhân ngại học toán. – Phương pháp thống kê toán học: Kết quả khảo sát học sinh. – Phương pháp so sánh đối chiếu: Đối chiếu các số liệu thống kê trước và sau khi thực hiện. – Phương pháp luyện tập thực hành: Luyện tập và thực hành làm các bài toán tính giá trị biểu thức. – Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học Toán 3 ở trường Tiểu học. 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT CÁC BÀI TOÁN TÍNH GIÁ TRỊ BIỂU THỨC 2.1. Cơ sở lý luận. Dạy Toán học là dạy cho học sinh sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng, trau dồi phẩm chất đạo đức, tính siêng năng, cần cù, chịu khó. Đó là phẩm chất quý báu của con người Việt Nam. Thông qua học toán để đức tính đó được thường xuyên phát huy và ngày càng hoàn thiện. Trong quá trình dạy học ở Tiểu học, toán là một trong những môn học giúp học sinh phát triển toàn diện. Môn toán có hệ thống kiến thức cơ bản cung cấp những kiến thức cần thiết, ứng dụng vào đời sống sinh hoạt và lao động. Những kiến thức kĩ năng toán học là công cụ cần thiết để học các môn học khác và ứng dụng trong thực tế đời sống. Toán học có khả năng to lớn trong giáo dục học sinh nhiều mặt như: phát triển tư duy lôgic, bồi dưỡng những năng lực trí tuệ ( trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh, . . . ). Giúp học sinh biết tư duy, suy nghĩ làm việc góp phần giáo dục những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của người lao động. Giáo dục toán học là một bộ phận của giáo dục tiểu học. Do đó, môn Toán có nhiệm vụ góp phần vào thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu của bậc học. Đó là: trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức và kĩ năng cơ bản, cần thiết cho việc học tập tiếp hoặc đi vào cuộc sống. Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào hoạt động thiết thực trong đời sống, từng bước hình thành, rèn luyện thói quen phương pháp và tác phong làm việc khoa học, phát triển hợp lí phù hợp với tâm lí của từng lứa tuổi. Tạo tiền đề cho học sinh học tốt các môn học khác. 2.2. Thực trạng. 2.2.1. Về phía giáo viên. Đa số giáo viên đều có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, yêu nghề. Bên cạnh đó vẫn có giáo viên không nắm được hoàn cảnh cũng như tâm lí học sinh, không nắm được lí do vì sao học sinh ngại học tính giá trị biểu thức, chưa nắm bắt được mối quan hệ của nội dung dạng toán này ở các lớp, chưa phân loại được đối tượng học sinh trong lớp để có kế hoạch phụ đạo cho học sinh chưa hoàn thành và bồi dưỡng được học sinh có khả năng hoàn thành tốt môn toán. Việc đánh giá, nhận xét học sinh chưa thường xuyên, liên tục. Chưa có hình thức thi đua, khen thưởng trong dạy học hoặc có nhưng chưa kịp thời. Việc sử dụng phương pháp dạy học còn đơn điệu, không linh hoạt. Các hình thức tổ chức dạy học chưa phong phú. 2.2.2. Về phía học sinh. Năm học 2017 – 2018, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3A. Với tổng số là 29 học sinh. Tất cả các em đều cùng độ tuổi và đã hoàn thành chương trình lớp 2. Trong quá trình giảng dạy và dự giờ tôi thấy HS làm dạng bài tính giá trị biểu thức còn chưa tốt hay nhầm lẫn về cách thực hiện. Là lớp có nhiều đối tượng HS khác nhau nên phần nhiều các em đã làm bài đúng kết quả nhưng có em chưa nắm được cách làm phù hợp với từng dạng bài. Nhiều bài làm tính giá trị biểu thức cách giải chưa hợp lí. Mặt khác, các bài tính giá trị biểu thức có nhiều dạng bài. Do đó học sinh thường lúng túng khi gặp các dạng bài khác nhau, đặc biệt đối với dạng bài là biểu thức có phép tính cộng trừ nhân chia trong cùng một biểu thức, biểu thức có dấu ngoặc đơn ( ) dạng bài mới mà ở lớp 2 các em chưa được làm quen,… Học sinh còn ngại tính toán, không thích học toán tính giá trị biểu thức. Toán 3 đã có nhiều mạch kiến thức đòi hỏi các em phải tư duy, thực hành nhiều, phải biết nhận diện đúng dạng toán thì các em mới có thể làm đúng và yêu thích môn học. Nhưng nhiều em vẫn ngại học toán vì các em cho rằng Toán khó bởi các em không hiểu. Hơn nữa chủ yếu các bài toán tính giá trị biểu thức đều phải xác định thứ tự và thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia tuy không khó như các bài toán có lời văn song dễ nhầm lẫn, hay sai. 2.2.3. Về phía phụ huynh: Là trường Tiểu học Thị Trấn vùng miền núi thuộc huyện nghèo, đa số phụ huynh là cán bộ, công chức đều rắt con quan tâm việc học tập, giáo dục và giúp đỡ các em hoàn thành hoạt động ứng dụng (Hoạt động cần người thân giúp đỡ ở gia đình); còn số phụ huynh làm nghề nông hay đi làm ăn xa (Bản Lưỡi, Bản Trải,.) chưa quan tâm được các em do sống xa nhà hoặc không biết cách dạy bảo các em. 2.2.4. Kết quả khảo sát thực trạng. Đề khảo sát chất lượng học sinh như sau: Đề bài: (Thời gian 30 phút) Bài 1: (2 điểm) Tính: 568 + 156 = 849 – 86 = 83 2 = 48 : 6 = Bài 2: (4 điểm) Tính giá trị của các biểu thức sau: a) 20 + 17 – 28 b) 35 – 4 7 c) 7 (17 – 9) d) 20 : 5 2 Bài 3: (4 điểm) Tính giá trị biểu thức sau bằng cách thuận tiện nhất: a) 25 7 + 25 3 b) 1 + 3 + 5 + 7 + 9 – Đa số các em đều có kết quả đúng song cách giải nhiều em còn chưa hợp lí, các em đã làm như sau: Bài 1: Tính: 568 + 156 = 742 849 – 86 = 763 83 2 = 166 48 : 6 = 8 – (Đa số HS thực hiện đã đúng, nhưng vẫn có học sinh sai vì quên không nhớ). Bài 2: Tính giá trị của các biểu thức sau: a) 20 + 17 – 28 = 37 – 28 = 9 – HS thực hiện đã đúng. b) 35 – 4 7 = 21 7 = 147 – (Thứ tự thực hiện phép tính chưa đúng dẫn đến giá trị của biểu thức cũng sai. Đối với biểu thức này nên thực hiện phép tính nhân trước). c) 7 (17 – 9) = 119 – 8 = 111 – (Chưa nắm được cách thực hiện phép tính dẫn đến giá trị của biểu thức cũng sai. Đối với biểu thức này nên thực hiện phép tính trong dấu ngoặc đơn trước). Bài 2: Tính giá trị biểu thức sau bằng cách thuận tiện nhất: a) 25 7 + 25 3 = 175 + 75 = 250 b) 1 + 3 + 5 + 7 + 9 = 4 + 12 + 9 = 16 + 9 = 25 – (Thứ tự thực hiện phép tính và kết quả là đúng nhưng tính bằng cách tính này chưa thuận tiện nhất). Nên cần phân biệt cách tính thuận tiện khác với cách tính thông thường, giúp ta tìm ra kết quả nhanh mà chính xác. Kết quả đạt được: Lớp Sĩ số Điểm 9 – 10 (T) Điểm 7 – 8 (H) Điểm 5 – 6 (H) Điểm dưới 5 (CHT) 3A 29 5 em 17,2% 6 em 20,7% 13 em 44,8% 5 em 17,2% – Từ kết quả khảo sát và qua thực tế giảng dạy, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, nghiên cứu tài liệu. Tôi đã rút ra được một số biện pháp giúp HS lớp 3 học tốt cách tính giá trị biểu thức tôi đã vận dụng vào thực tế giảng dạy và đạt hiệu quả. 3. Các biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt các bài toán tính giá trị của biểu thức 3.1. Tiến hành hỏi đáp sự hứng thú học Toán và không hứng thú học Toán. Tìm hiểu lí do. – Qua hỏi đáp trực tiếp tỉ lệ HS thích học Toán: 17em 58,6% – Số lượng học sinh còn ngại học Toán: 12em 41,4% – Đa số HS ngại học Toán trong lớp là học sinh nữ. Qua tìm hiểu nguyên nhân tôi được biết hầu hết các em nữ có khả năng sáng tạo hạn chế so với HS nam. Các em ngại học toán vì nhiều dạng bài khó nhớ và chán nản khi suốt ngày phải nhân chia tính toán, một mặt do không làm được bài nên dẫn đến ngại học. Nắm bắt được tâm lí của các em tôi quyết định phân dạng bài và đưa ra cách giải cho từng dạng bài tính giá trị biểu thức cũng như các dạng toán khác giúp HS hiểu bài làm được bài để HS tìm thấy hứng thú khi học Toán. 3.2. Nghiên cứu mối quan hệ và chuẩn bị hướng dẫn cho HS làm bài. – Trước hết ta nhận thấy các dạng bài tính giá trị biểu thức là một mạch kiến thức đồng tâm. Nếu ở lớp 2 biểu thức chỉ có một phép tính, thì mạch kiến thức lớp 3 tiếp thu từ dạng bài tính giá trị biểu thức ở lớp 2. Tuy nhiên ở lớp 3, việc tính giá trị biểu thức của học sinh được nâng cao thành các biểu thức có chứa các số có 2 chữ số, 3 chữ số, trong một biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân chia, biểu thức có dấu ngoặc đơn và được mở rộng thêm phần tính giá trị biểu thức với các dạng bài tính bằng cách thuận tiện nhất, hợp lí, tính nhanh. Không chỉ đơn thuần tính các biểu thức mà kiến thức này còn được vận dụng phù hợp cho các bài toán giải kép làm tiền đề cho học sinh vận dụng giải các bài toán giải của các lớp 4, 5. Xác định được mối liên hệ của các mạch kiến thức tôi đã phân loại bài toán tính giá trị biểu thức thành các dạng bài, dạng bài sau vận dụng và phát triển từ dạng bài trước và phù hợp với sự phát triển các mạch kiến thức trong chương trình Toán 3, phù hợp với từng đối tượng học sinh trong cùng một lớp học. 3.3. Phân loại đối tượng học sinh. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành phân loại đối tượng học sinh theo Thông tư 22 và văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGD ĐT: Hoàn thành tốt (T); Hoàn thành (H); Chưa hoàn thành (C). Thông qua việc họp phụ huynh đầu năm, tôi đã trao đổi với bố mẹ các em để nắm được hoàn cảnh gia đình, đắc điểm tâm lí của từng em. Từ đó nhận biết những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến lực học của các em. Như vậy, thông qua việc phân loại đối tượng học sinh, tôi đã biết được tỉ lệ học sinh có lực học khác nhau trong lớp. Đó là cơ sở để tôi thực hiện công tác chủ nhiệm lớp như: Tôi chia lớp thành các tổ, các nhóm học tập có học sinh hoàn thành tốt, học sinh hoàn thành và chưa hoàn thành, phân cho học sinh hoàn thành tốt ngồi gàn, kèm cặp và giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành, học sinh chưa hoàn thành ngồi ở vị trí những bàn học phía trên của lớp để dễ tiếp thu bài và được giáo viên giúp đỡ kịp thời trong từng tiết học cúng như đánh gí sự tiến bộ của các em chính xác hơn. Họp phụ huynh học sinh lớp 3A Với việc thực hiện giải pháp trên, tôi đã xây dựng được công tác chủ nhiệm lớp ổn định, đánh giá học sinh theo tuần, theo tháng dễ dàng. Đắc biệt là xây dựng được đội ngũ Hội đồng tự quản của lớp có năng lực giúp đỡ các bạn cùng tiến bộ, nâng cao chất lượng đại trà và giúp các em có hứng thú, tự tin trong học tập. 3.4. Rèn cho học sinh những thói quen cần thiết trong quá trình học tập môn Toán và tính giá trị biểu thức. – Hình thành nề nếp học tập: Mọi học sinh phải độc lập suy nghĩ, làm việc tích cực. Có thói quen tự giác, chủ động khi làm bài, không quay cóp bài của bạn, không đưa thẻ cứu trợ khi chưa suy nghĩ và chưa đọc đề toán. Học sinh biết huy động các kiến thức của mình tham gia tích cực vào việc giải quyết nội dung, yêu cầu bài toán. – Rèn cho học sinh tính cẩn thận trong học tập như : Trước khi làm bài phải nháp. Không hiểu bài thì nên hỏi nhóm trưởng hoặc các bạn khác trong nhóm hoặc cô giáo. – Làm xong thử lại, khi thấy đúng kết quả mới chép vào vở. – Yêu cầu học sinh ở từng nhóm phải viết chữ số trong phép tính rõ ràng. Trình bày bài toán đúng, đẹp. – Tạo cho học sinh tính mạnh dạn để trao đổi ý kiến trong nhóm hoặc trước lớp vì sự hỗ trợ giữa các học sinh trong nhóm, lớp, góp phần làm các em mạnh dạn hơn hiểu bài sâu hơn. – Giúp học sinh tự tin hơn vào khả năng của bản thân, tự rút kinh nghiệm về cách học của mình. – Sau khi làm xong bài tập cho các em tự kiểm tra, đánh giá và sửa chữa bài làm của mình trước khi nộp bài. – Cần rèn ý chí vượt khó cho các em khi làm bài. Khi tính toán gặp các bài toán khó, giáo viên cần giúp các em có sự tự tin, không nên nản lòng. Khuyến khích các em tự lực làm bài, tìm tòi hướng giải quyết để đạt được kết quả cao trong học tập. 3.5. Lựa chọn các phương pháp dạy học toán tính giá trị biểu thức. a. Phương pháp dạy học trực quan: Do đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn ” và do tính chất đặc thù của các đối tượng Toán học tính trừu tượng và khái quát cao mà phương pháp trực quan có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học Toán ở Tiểu học. Với những hình ảnh trực quan do các đồ dùng biểu diễn mang lại và lời giảng của giáo viên học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và lĩnh hội kiến thức Toán trừu tượng. Bản chất của phương pháp dạy học này là giáo viên đã tác động vào tư duy học sinh Tiểu học theo đúng quy luật nhận thức b. Phương pháp gợi mở – vấn đáp: Phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, bởi nó không bày đặt sẵn kiến thức mà giáo viên kích thích người học tự tìm kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi. Phương pháp này rất phù hợp nó giúp người học tập dượt suy nghĩ và diễn đạt khi trả lời câu hỏi, kiến thức hình được thành theo cách này giúp học sinh nhớ lâu hiểu kỹ và tự tin hơn. Trong quá trinh gợi mở, với hệ thống câu hỏi giáo viên đưa ra, sau khi học sinh tìm được các câu trả lời đã giúp học sinh tìm ra thứ tự thực hiện và cách tính giá trị biểu thức và dễ dàng phát biểu thành quy tắc. c. Sử dụng phương pháp luyện tập – thực hành: Đây là một phương pháp thường dùng trong dạy học Toán ở Tiểu học. Bởi đặc điểm nhận thức của học sinh Tiểu học mang nặng tính cụ thể. Vì thế các kiến thức và kỹ năng thường được hình thành thông qua thực hành – luyện tập. Phạm vi sử dụng phương pháp thực hành luyện tập là phổ biến ở trong tất cả các tiết học dạy tính giá trị biểu thức. d. Phương pháp giảng giải – minh họa: Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình dạy tính giá trị biểu thức; vì có nhiều dạng và rất trừu tượng đối với học sinh lớp 3, các em khó có thể tự tìm ra được cách tính giá trinh biểu thức. Vì thế giáo viên cần sử dụng phương pháp này để giảng giải giúp học sinh hiểu được kiến thức, hình thành được quy tắc tính giá trị biểu thức. 3.6. Lựa chọn các hình thức dạy học.. a. Chia nhóm học tập: Có rất nhiều cách chia nhóm như: chia nhóm ngẫu nhiên, nhóm cùng trình độ, nhóm cùng sở thích, nhóm cùng đặc điểm, … Dù chia nhóm bằng cách nào thì cuối cùng mỗi nhóm phải có số học sinh gắn với nhiệm vụ học tập. Chương trình học VNEN học sinh đã được ngồi học theo 1 nhóm từ 4em đến 6 em. Vậy giáo viên chỉ căn cứ vào nội dung các hoạt động học tập để chia nhóm đôi, nhóm 4 hay nhóm 6 cho phù hợp. Ví dụ: – Bài 3 : Cộng các số có ba chữ số (có nhớ) – Tài liệu hướng dẫn học Toán 3 – Tập 1A – Trang 9. Chia nhóm 2 em để thực hiện: Hoạt động 2. Đọc và giải thích cho bạn cách thực hiện phép cộng 345 + 127 – Nếu muốn tính 15 + 25 trước, rồi nhân 4, ta nghĩ ra kí hiệu quy định mới. Học sinh tích cực hoạt động nhóm b. Tổ chức hoạt động học tập cá nhân bằng phiếu giao việc Học sinh Tiểu học khi học Toán cần thiết có những nội dung phải thực hiện học cá nhân, chẳng hạn để hình thành kỹ năng và rèn luyện kĩ năng tính với 4 phép tính. Nhờ những hoạt động học cá nhân mà học sinh đưa ra thông tin phản hồi chính xác về mức độ tiếp thu kiến thức, về kỹ năng thực hành, về phương pháp suy luận… Từ đó giúp cho giáo viên có kế hoạch dạy học hợp lí tiếp theo, giúp học sinh hoàn thiện kiến thức đã học. Hoạt động học tập cá nhân là rất cần thiết bởi, mục tiêu cuối cùng dạy học ở trên lớp là hình thành kiến thức kỹ năng tới từng học sinh. Ví dụ 1: Sau khi đã hình thành quy tắc tính giá trị biểu thức Bài 44 : Tính giá trị của biểu thức(tiếp theo) – Tài liệu hướng dẫn học Toán 3 – Tập 1B – Trang 69, yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân các hoạt động 1, 2, 3, 4. c. Tổ chức các trò chơi học tập: Trò chơi học Toán đưa học sinh vào những tình huống vui vẻ khiến trẻ không thấy e sợ, thấy hứng thú và kích thích tính tò mò, vì vậy sẽ cuốn hút tâm lý của trẻ. Khi trẻ chơi sẽ là lúc bộc lộ rõ những khả năng hiểu biết kiến thức và ứng dụng kiến thức theo trình độ thực có của trẻ. Để lựa chọn trò chơi phù hợp, giáo viên cần xác định được mục đích của trò chơi là gì, hình thành, luyện tập, cũng cố kiến thức nào, giáo dục kĩ năng gì, phẩm chất gì ?… thì cần dựa vào mục tiêu bài học. Không nên chọn những trò chơi chỉ được mặt vui nhộn, nhưng lại thiếu tác dụng giáo dục về kiến thức, phẩm chất cũng như kĩ năng học tập. Trò chơi phải được luân phiên thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho học sinh. Chẳng hạn trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng” trong hoạt động 2 – Trang 76. Để trò chơi phát huy hiệu quả trong dạy học Toán, người giáo viên cần có sự chuẩn bị tốt; mọi học sinh đều hiểu trò chơi và tham gia dễ dàng, học sinh phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng, tuân thủ luật chơi. Giáo viên cần quy định rõ thời gian, địa điểm chơi, không lạm dụng quá nhiều kiến thức và thời lượng bài học. Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu, từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi. Học sinh chơi trò chơi để làm bài tập 2 d. Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học Khi dạy về tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc, giáo viên có 2 cách dạy như sau: Cách 1: giáo viên đưa ra quy tắc tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc “khi tính g
Skkn Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 3 Học Tốt Môn Toán
NỘI DUNG TRANG I. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 2 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3 II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 4 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 4 3 . MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT MÔN TOÁN 5 3.1 . Hướng dẫn học sinh học sinh thuộc bảng nhân, chia. 5 3. 2. Hướng dẫn đọc, viết, so sánh các số tự nhiên. 7 3.3. Hướng dẫn cách đặt tính, thực hiện phép tính 9 3.4. Hướng dẫn giải toán có lời văn. 13 3.5. Hướng dẫn học sinh nắm, thuộc các qui tắc đã học. 17 4. KẾT QUẢ . 18 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19 1. KẾT LUẬN 19 2. KIẾN NGHỊ: 20 I. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong các môn học, môn toán là một trong những môn có vị trí rất quan trọng. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh.Môn toán còn góp phần rẻn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đó ; góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức, kĩ năng môn toán ở tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng vượt trội. Điều đó đã đòi hỏi những nhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn phải điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước. Qua thực tế giảng dạy ở các khối lớp, đặc biệt nhiều năm đứng lớp ở khối 3, tôi thấy: Phần nhiều học sinh chưa nắm vững chắc những kiến thức cơ bản về toán như: Chưa thuộc bảng nhân, chia. Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên (đến hàng nghìn, chục).Chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia cột dọc). Đặc biệt các em còn rất yếu trong việc giải toán có lời văn. Chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán.Trước thực tế đó, bản thân đã dành một thời gian đáng kể đầu tư cho việc đổi mới phương pháp, đặc biệt là đối với môn toán, sau nhiều lần thử nghiệm và trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tôi đã rút ra được: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn toán” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường nói chung và đối với học sinh lớp 3B nói riêng. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nhằm đưa ra Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Toán. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: – Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa toán 3. – Nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa hoàn thành môn toán. – Nghiên cứu những biện pháp, phương pháp giáo dục hay phù hợp để khắc sâu kiến thức, hình thành thói quen, giúp học sinh nắm và để học tốt môn Toán. – Học sinh khối 3 . Trường Tiểu học Yên Thái. – Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 3b . Trường Tiểu học Yên Thái. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: – Phương pháp đàm thoại, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp với học sinh lớp 3 B. – Phương pháp quan sát. – Phương pháp điều tra. – Phương pháp thực hành luyện tập. – Phương pháp tổng kết. II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong quá trình dạy học toán ở phổ thông nói chung, ở tiểu học nói riêng, môn toán là một trong những môn học quan trọng nhất trong chương trình học ở tiểu học. Môn toán có hệ thống kiến thức cơ bản cung cấp những kiến thức cần thiết, ứng dụng vào đời sống sinh hoạt và lao động. Những kiến thức kĩ năng toán học là công cụ cần thiết để học các môn học khác và ứng dụng trong thực tế đời sống. Toán học có khả năng to lớn trong giáo dục học sinh nhiều mặt như: Phát triển tư duy lôgic, bồi dưỡng những năng lực trí tuệ . Nó giúp học sinh biết tư duy suy nghĩ, làm việc góp phần giáo dục những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của người lao động. Giáo dục toán học là một bộ phận của giáo dục tiểu học. Môn toán ở tiểu học rất quan trọng với các em học sinh không chỉ biết cách tự học mà còn phát triển ngôn ngữ( nói, viết) để diển đạt chính xác, ngắn gọn và đầy đủ các thông tin, để giao tiếp khi cần thiếtmà còn giúp các em hoạt động thực hành vận dụng tăng chất liệu thực tế trong nội dung, tiếp tục phát huy để phát triển năng lực của học sinh. 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐÊ Qua quá trình dạy học nhiều năm ở tiểu học, được trực tiếp giảng dạy môn toán cho học sinh nhất là học sinh lớp 3, tôi nhận thấy khi học toán đa phần các em có những hạn chế sau: 2.1. Học sinh chưa thuộc bảng nhân, chia Vì không biết cấu tạo của bảng nhân, bảng chia.Với các chữ số khá lớn, nhiều học sinh cảm thấy gặp khó khăn ngay từ khi bắt đầu học thuộc lòng nó một cách máy móc. Trong khi đó giáo viên chưa giúp các em nhận biết các dấu hiệu của từng bảng nhân, chia. 2.2. Học sinh chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên (đến hàng nghìn, chục). Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên vì học sinh chưa nắm được cấu tạo các số tự nhiên 2.3. Học sinh chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia cột dọc). Các em chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia cột dọc) vì học sinh chưa nắm được quy tắc đặt tính nên khi thực hiện phép tính chưa đúng. 2.4 Đặc biệt các em giải toán có lời văn chưa đúng Các em giải toán có lời văn chưa đúng vì Các em đọc chưa thạo và chưa hiểu đề bài, các em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra lối giải, chưa biết cách trình bày bài giải, diễn đạt vụng và thiếu logic. 2.5 Học sinh chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán. Chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán vì các quy tắc thường khô khan khó nhớ. Sau khi tiến hành kiểm tra trước thực nghiệm, tôi thu được kết quả sau: Sĩ số Bảng nhân, chia Đọc, viết và so sánh số tự nhiên Đặt tính, thực hiện phép tính Giải toán có lời văn Các quy tắc đã học trong giải toán Hoàn thành Chưa hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn thành 28 em 10em = 35,7% 18 em = 64,3% 12em = 42,9% 8em = 57,1% 8em = 28,6% 20em = 71,2% 5em = 17,9% 23em = 82,1% 8em = 28,6% 20em = 71,2% Từ những thực trạng trên tôi mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy như sau: 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT MÔN TOÁN . 3.1 . Hướng dẫn học sinh học sinh thuộc bảng nhân, chia. – Để luyện cho học sinh thuộc và khắc sâu các bảng nhân, bảng chia tôi làm như sau: + Khi dạy tôi hướng dẫn học sinh lập được bảng nhân, bảng chia và tôi hướng dẫn cho học sinh nắm sâu hơn và dễ nhớ hơn như sau: VD: Bảng nhân 9 9 x 1 = 9, 9 x 2 = 18, 9 x 3 =27, 9 x 4 = 36, 9 x 5 = 45 Ta thấy số hàng chục tăng từ 0-1-2-3-4.9. Ngược lại số hàng đơn vị giảm từ 9-8-7-60 Những dấu hiệu này giúp cho học các em thấy được tính biến ảo, linh động của các con số và do vậy các em thấy hưng phấn, yêu thích với cón số hơn. Mặt khác, đó cũng là các dấu hiệu giúp các em có thể kiểm tra tính đúng đắn khi phát biểu các kết quả. Là những điểm tựa quan trọng giúp các em tự tin hơn khi học các bảng nhân, chia. Ví dụ: 9 x 7 = 62 : Kết quả sai Bởi vì dựa vào một cột mốc nào đó mà các em đã ghi nhớ ( 45 chăng hạn) thì các em sẽ tính nhanh ra được : 45, 54 63, 72 ..Như vậy trong bảng nhân 9 không có số 62. Hoặc các em có thể dựa vào só cuối cùng 9 x 9 = 81 để tính ngược lại 72,63 và suy ra 9 x 7 = 63 -Tính nhân thực chất là phép tính viết gọn của phép tính cộng, do vậy khi dạy học hình thành các bảng nhân và chia, giáo viên cần giúp học sinh nắm cấu tạo của bảng. Nhất là giúp các em biết cách chuyển đổi thuần thục giữa phép tính nhân và phép tính cộng; kiểm tra sự chính xác giữa phép tính nhân và chia. Ví du: Chuyển đổi giữa phép tính nhân( một tích) và phép tính cộng (tổng các số hạng bằng nhau) 9 x 3 = 27 Nghĩa là 9 lấy ba lần bằng 27. Chuyển sang phép cộng ta có: 9 + 9 + 9 = 27 Nếu học sinh nắm vững cấu tạo này học sinh sẽ dễ dàng kiểm tra được tính chính xác của các kết quả về bảng nhân . Mặt khác dựa trên quy tắc này, học sinh sẽ biết cách thành lập các bảng một cách tuần tự và do vậy các em học các bảng nhân thuận lợi hơn . Ví dụ : – 9 x 3 = 27 vậy thì vậy thì 9 x 4 sẽ bằng kết quả 9 x 3 lấy thêm một lần – 9 x 4 = 27 + 9 = 36 Việc học như vậy có căn cơ hơn và do vậy có kết quả vững chắc hơn VD: Bảng chia 6. * Các số bị chia trong bảng chia 6 là các tích của bảng nhân 6, và hơn kém nhau 6 đơn vị. * Số chia trong bảng chia 6 là các thừa số thứ nhất của bảng nhân 6 đều là 6. * Các thương của bảng chia 6 là thừa số thứ hai của bảng nhân 6. + Hàng ngày, đầu giờ học môn toán, thay vì cho học sinh vui, để khởi động, tôi thay vào đó là cả lớp cùng đọc một bảng nhân hoặc chia và cứ thế lần lượt từ bảng nhân 2, bảng chia 2 đến bảng nhân, chia hiện học. + Cuối mỗi tiết học toán tôi thường kiểm tra những học sinh chưa thuộc bảng nhân, chia từ 2 đến 4 em. + Tôi thường xuyên kiểm tra học sinh bảng nhân, chia bằng cách in bảng nhân, chia trên giấy A4, nhưng không in kết quả và bỏ trống một số thành phần của phép nhân, chia trong bảng. Vào cuối tuần dành thời gian khoảng 10 phút cho các em ghi đầy đủ và hoàn chỉnh bảng nhân, chia như yêu cầu. Tôi và học sinh cùng nhau nhận xét, khen ngợi học sinh làm bài tốt, nhắc nhở các em làm bài chưa tốt. + Tôi cũng thường xuyên cho học sinh chép bảng nhân nào mà các em chưa thuộc vào tập riêng. Ngày sau trình bày và đọc cho tổ trưởng nghe vào đầu giờ, sau đó tổ trưởng báo cáo cho giáo viên. * Để khắc sâu kiến thức, tôi còn cho học sinh chơi trò chơi. VD: Trò chơi “Ong đi tìm nhụy” – Chuẩn bị : + 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm. 5 7 9 6 8 + 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm 24 : 6 42 : 6 54 : 6 48 : 6 36 : 6 + Phấn màu – Cách chơi : + Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em + Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng mộ bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi. – 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng. Sau khi áp dụng với các bảng nhân, chia từ bảng nhân, chia 2 đến 9 lớp tôi có 28/ 28 học sinh thuộc tất cả bảng nhân chia từ 2 đến 9. 3.2. Hướng dẫn đọc, viết, so sánh các số tự nhiên. 3.2.1.Hướng dẫn đọc, viết các số tự nhiên. Khi dạy nội dung này cần cho học snh nắm vững: – Kiến thức về hàng và lớp: + Lớp đơn vị gồm có ba hàng: Hàng đơn vị, hàng chục và hàng trăm + Lớp nghìn gồm có hai hàng : Hàng nghìn , hàng chục nghìn và hàng trăm nghìn – Sơ đồ cấu tạo của hàng và lớp: Lớp nghìn Lớp đơn vị Trăm nghìn Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đơn vị – Vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp – Biết qui tắc các giá trị theo vị trí của các chữ số trong cách viết số. – Hướng dẫn phân hàng: VD số: 46971. + Hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. . Số 46971: Có 4 chục nghìn, 6 nghìn, 9 trăm, 7 chục, 1 đơn vị. . Đọc số 46971: Bốn mươi sáu nghìn, chín trăm bảy mươi mốt. Giáo viên viết: 46971. Phân tích: 4 6 9 7 1 4 chục nghìn 6 nghìn 9 trăm 7 chục 1 đơn vị. Hoặc: lớp nghìn lớp đơn vị. . Khi viết, ta viết từ hàng cao đến hàng thấp (viết từ trái sang phải). . Khi đọc lớp nào ta kèm theo đơn vị lớp đó. . Học sinh đọc: Bốn mươi sáu nghìn, chín trăm bảy mươi mốt. – Hơn thế nữa, tôi còn hướng dẫn thêm cho học sinh cách đọc như sau: VD: Số 46971 và 46911. . Số 46971 đọc là: Bốn mươi sáu nghìn, chín trăm bảy mươi mốt. . Số 46911 đọc là: Bốn mươi sáu nghìn, chín trăm mười một. – Nói cụ thể hơn, từ hai số trên cho học sinh nhận ra được cách đọc ở cùng hàng đơn vị của hai số là khác nhau chỗ mốt và một. Nghĩa là số 46971, hàng đơn vị đọc là mốt, còn số 46911 hàng đơn vị đọc là một. Tuy cùng hàng và đều là số “1” nhưng tên gọi lại khác nhau. Tôi còn phát hiện và giúp học sinh đọc và nhận ra cách đọc của một vài số lại có cách đọc tương tự trên: VD: Số 46705 và 46725 cùng hàng đơn vị là số “5” nhưng lại đọc là “năm” và “lăm”. VD: Số 12010: Học sinh nhiều em đọc là “Mười hai nghìn không trăm linh mười”. Tôi hướng dẫn các em. Trong số tự nhiên chỉ được đọc “linh một, linh hai, . . . .linh chín, không có đọc là linh mười” vậy số 12010 đọc là: Mười hai nghìn không trăm mười. 3.2.2 Hướng dẫn so sánh các số tự nhiên. Trong qui tắc là: Khi ta so sánh trong hai số thì: Số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn và ngược lại. VD: 99999 9999. + Còn các số có cùng chữ số thì sao? Ngoài việc làm theo qui tắc thì tôi còn làm như sau: VD: Để tìm số lớn nhất trong các số: 7576 ; 7765 ; 7567 ; 7756. Tôi hướng dẫn họ sinh như sau: – Xếp theo cột dọc, sao cho thẳng hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị với nhau. Cụ thể trên bảng phần được xoá là: 7 5 7 6 7 7 6 5 7 7 6 5 7 5 6 7 7 7 5 6 7 7 5 6 Số lớn nhất 7765. 7 7 7 7 5 – Phân theo hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị. – So sánh từng hàng để chọn ra số lớn nhất trong hàng như: hàng nghìn đều bằng nhau là 7. Đến hàng trăm chọn được hai số lớn là 7 có trong 4756 và 7765. Sau đó yêu cầu các em chỉ so sánh hai số này và tìm được số lớn nhất là 7765. * Để khắc sâu kiến thức, tôi còn cho học sinh chơi trò chơi. VD: Trò chơi “ Ai đúng-Ai sai ” – Chuẩn bị: Mỗi đội 10 tờ giấy A4 , 5 bút dạ. – Cách chơi: . Gv phát cho mỗi em 2 tờ giấy và 1 bút dạ. Mỗi đội 5 em học sinh đứng thành 1 hàng. Hai đội bốc thăm giành quyền đọc trước. GV cho mỗi đội 2 phút, mỗi em viết 1 số có từ 4-5 chữ số vào một mặt của tờ giấy ( viết to để ở dưới lớp có thể nhìn rõ; ghi cách đọc ở góc trên bằng chữ nhỏ, khi giơ lên đối phương không nhìn thấy). Mặt còn lại ghi cách đọc một số nào đó, cũng ghi cách viết ở góc trên bằng chữ nhỏ. Hết thời gian 2 phút, cô hô: “ Lần thứ nhất bắt đầu” thì đội được đọc trước sẽ nêu cách đọc số mình chuẩn bị ( mỗi số đọc to 2 lần), đội kia phải viết lại được.Sau khi đọc đủ 5 số thì đổi vai trò ngược lại . Lần thứ 2 thì đội đi trước phải nhìn các số của đội kia viết rồi đọc to cho cả lớp nghe và đổi vai trò ngược lại. Sau khi 2 đội kết thúc đọc và viết, GV cùng cả lớp sẽ kiểm tra kết quả. Đội đọc phải giơ đáp án, đội viết phải giơ kết quả. – Cách tính điểm : Cứ mỗi số đúng 10 điểm, đọc chậm và sữa lỗi trừ đi 2 điểm. Nếu làm sai trừ 5 điểm, đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng. Qua một thời gian các em có tiến bộ rõ rệt. Mỗi lần thực hiện các em viết rất rõ ràng và chính xác. 3.3. Hướng dẫn cách đặt tính, thực hiện phép tính Theo tôi, đặt tính cũng là một việc hết sức quan trọng trong quá trình làm tính. Nếu học sinh không biết cách đặt tính hoặc tính sai sẽ dẫn đến kết quả sai. Vì thế theo tôi nghĩ, để học sinh có căn bản khi thực hiện phép tính phải cộng trừ, nhân chia. * Đối với phép cộng, trừ: ( giúp học sinh nhớ và áp dụng) – Phép cộng: VD : 43521 + 54452 = 79973 Số hạng số hạng Tổng + Nếu ta thay đổi chỗ các số hạng của tổng thì tổng không thay đổi. 43521 + 54452 = 54452 + 43521= 79973 + Muốn tìm tổng ta lấy số hạng thứ nhất cộng với số hạng thứ hai. 43521 + 54452 = 79973 + Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. 43521 – x = 79973 x = 79973- 43521 + Bất kì số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó. 5 + 0 = 5 – Phép trừ: VD: 7268 – 3142 = 4124 Số bị trừ số trừ hiệu + Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ, trừ đi số trừ. 7268 – 3142 = 4124 + Muốn tìm số bị trừ chưa biết, ta lấy hiệu cộng với số trừ. x – 3142 = 4124 x = 3113 + 3142 x = 7268 + Muốn tìm số trừ chưa biết, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu. 7268 – x = 4124 x = 7268 – 4124 x = 3142 + Bất kì số nào trừ 0 cũng bằng chính số đó. 8 – 0 = 8 – Đặt tính và tính: 568 127 695 Lần: 321 Cần hướng dẫn học sinh kĩ là phải đặt tính thẳng hàng (hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng nghìn thẳng hàng nghìn). Hướng dẫn học sinh bắt đầu cộng từ hàng đơn vị (hoặc từ phải sang trái). Nên lưu ý học sinh đối với phép trừ có nhớ, cần bớt ra khi trừ hàng kế tiếp. VD: Phép cộng có nhớ một lần. – 8 cộng 7 bằng 15, viết 5 nhớ 1. – 6 cộng 2 bằng 8, thêm 1 bằng 9, viết 9. – 5 cộng 1 bằng 6, viết 6. Chú ý: Trong phép cộng, trừ chỉ nhớ số 1, không nhớ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. (trừ khi có nhiều số hạng cộng với nhau như bài tập 1b trang 156). * Đối với phép nhân, chia: – Phép nhân: VD: 1427 x 3 = 4281 Thừ số Thừa số Tích + Muốn tìm tích, ta lấy thừa số thứ nhất nhân với thừa số thứ hai. 1427 x 3 = 4281 + Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. 1427 x x = 4281 x = 4281 : 1427 + Khi ta thay đổi các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. 3 x 9 = 9 x 3 = 27 + Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. 3 x 1 = 3; 6 x 1 = 6; . . . + Số nào nhân với 0 cũng bằng 0. 3 x 0 = 0 – Đặt tính và tính: Khi đặt tính giáo viên lưu ý cho học sinh: Viết thừa số thứ nhất ở 1 dòng, viết thừa số thứ hai ở dòng dưới sao cho thẳng cột với hàng đơn vị (nhân số có 2, 3, 4 chữ số với số có 1 chữ số). Viết dấu nhân ở giữa hai dòng thừa số thứ nhất và thừa số thứ hai và lùi ra khoảng 1, 2 mm, rồi kẻ vạch ngang bằng thước kẻ. Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn , hàng chục nghìn(hoặc tính từ phải sang trái). Các chữ số ở tích nên viết sao cho thẳng cột với theo từng hàng, bắt đầu từ hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn của thừa số thứ nhất. VD: 23214 – 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1. x 3 – Không viết 1 nhớ 2. 69642 – 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4. – 3 nhân 2 bằng 6, viết 6. – 3 nhân 3 bằng 9, viết 9. – 3 nhân 2 bằng 6, viết 6. Đối với cách viết từng chữ số của tích có nhớ, ta nên viết số đơn vị, nhớ số chục. (hoặc nhắc học sinh viết số bên tay phải nhớ số bên tay trái). * Nhắc thêm cho học sinh: Nếu trường hợp như: 8 nhân 3 bằng 24, thì viết 4 nhớ 2, …( đối với phép nhân thì chỉ có nhớ 1, 2,… 8, không có nhớ 9) – Phép chia: VD: 36369 : 3 = 12123 + Muốn tìm thương, ta lấy số bị chia, chia cho số chia. 6369 : 3 + Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta lấy thương nhân với số chia. x : 3 = 12123 x = 12123 x 3 + Muốn tìm số chia chưa biết, ta lấy số bị chia, chia cho thương. 45 : x = 9 x = 45 : 9 + Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó. 2 : 1 = 2; . . . . . 9 : 1 = 9 + 0 chia cho bất kỳ số nào cũng bằng 0. 0 : 6 = 0 * Nhắc thêm cho học sinh: không thể chia cho 0. 6 : 0 + Muốn tìm số chia trong phép chia có dư, ta lấy số bị chia trừ đi số dư rồi chia cho thương. 7 : 3 = 2(dư 1) Vậy: (7 – 1) : 2 + Muốn tìm số bị chia trong phép chia có dư, ta lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư. 9 : 4 = 2 (dư 1) Vậy: 2 x 4 + 1 = 9 + Trong phép chia có dư, số dư nhỏ nhất là 1, số dư lớn nhất kém số chia 1 đơn vị. ( trong chương trình toán 3 số dư trong phép chia nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 8). VD: Số chia là 9, thì số dư là 1, 2, 3, 4, . . 8. (số dư phải nhỏ hơn số chia) – Đặt tính và tính: Tôi nghĩ thực hiện đặt tính và tính cộng, trừ, nhân, chia theo cột dọc, thì phép chia là khó nhất vì: – Học sinh hay quên, thực hiện chưa đầy đủ các hàng cao đến hàng thấp hướng dẫn kĩ cho học sinh cách nhân ngược lên và trừ lại, . . . Đặc biệt đối với học sinh chưa hoàn thành toán, tôi hướng dẫn kĩ cách đặt tính, nhằm giúp các em thấy được hàng
Hyip, Make Money Online, Crypto, Bitcoin,: Đề Tài Skkn Môn Toán Lớp 3 In Luôn: Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Học Tốt Phần Số Học Môn Toán Lớp 3
Đề tài SKKN môn toán lớp 3 in luôn: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHẦN SỐ HỌC MÔN TOÁN LỚP 3
Môn toán bao gồm những kiến thức về số học, đo lường, hình học và đại số. Đây là những kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm vững để tạo tiền đề cho các em học tốt hơn môn toán ở những lớp trên, học tốt môn toán còn làm cơ sở cho việc tính toán đúng, chính xác trong cuộc sống của các em sau này.
Việc học về cấu tạo số, ôn tập phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000, phép nhân, phép chia, cách tìm x, tìm y ;… sẽ tạo cho các em biết so sánh, tổng hợp, biết những thao tác tư duy cơ bản để hình thành trí tuệ và năng lực sáng tạo cho học sinh.
Trong môn toán nắm vững những kiến thức các em nắm chưa vững sẽ dẫn đến các em không học tốt được môn toán.
Quanhiều năm dạy lớp 3, tôi nhận thấy một số học sinh còn nhiều hạn chế về việc học phần số học và đại số trong môn toán từ đó dẫn đến các em học chưa tốt môn Toán.
Làm thế nào để giúp học sinh học tốt phần số học và đại số ở môn toán đối với tôi là rất cần thiết, rất được quan tâm. Tôi đã cố gắng suy nghĩ tìm cách giải quyết vấn đề trên. Nếu giải quyết được vấn đề trên sẽ giúp các em học tốt hơn môn toán ở những lớp trên nhất là cho các em vận dụng thực tế vào cuộc sống.
Đề tài tôi viết đã được nói nhiều trong sách giáo khoa chỉnh lí môn toán ở trường tiểu học và sách một số vấn đề về môn toán ở bậc Tiểu học đồng thời cũng được nhiều giáo viên nghiên cứu viết. Tuy nhiên với thời gian dạy lớp 3, tôi đã tùy theo đặc điểm tình hình cụ thể của lớp, của từng năm học mà có những giải pháp chung nhằm giúp cho các em học tốt hơn môn Toán lớp 3. Đó cũng chính là vấn đề tôi chọn đề tài “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHẦN SỐ HỌC MÔN TOÁN LỚP 3” Đề tài có thể áp dụng cho học sinh khối lớp 3 trong việc dạy và học toán ở trường Tiểu học THTH.
Đề tài SKKN môn toán lớp 3 in luôn: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHẦN SỐ HỌC MÔN TOÁN LỚP 3
Áp dụng: Viết sáng kiến kinh nghiệm Toán lớp 3, viết đề tài NCKHSPUD Toán lớp 3, Viết tiểu luận PPGD Toán lớp 3
SKKN, SKKN Toán 3, NCKHSPUD, NCKHSPUD Toán 3, SKKN Tiểu học, NCKHSPUD Tiểu học, SKKN Toán 3
Skkn Một Số Giải Pháp Giúp Học Sinh Lớp 7 Làm Tốt Văn Biểu Cảm
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ NAM ĐỊNHTRƯỜNG THCS TỐNG VĂN TRÂN
BÁO CÁO SÁNG KIẾNMỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 7 LÀM TỐT KIỂU BÀI BIỂU CẢM
Tác giả:Phan Thị Lệ PhươngTrình độ chuyên môn:Đại học sư phạm ngành Ngữ văn Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác:Trường THCS Tống Văn Trân
Nam Định, ngày 13 .tháng 5 năm 2018
Thông tin chung về sáng kiếnTrang 2
Phần I:Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiếnTrang 3
Phần II:Mô tả giải pháp kỹ thuậtI. Mô tả giải pháp kỹ thuật trước khi tạo ra sáng kiếnI.1.Thực trạng giáo dục THCS trước khi áp dụng sáng kiếnI.2. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng sáng kiến 1. Thuận lợi2. Khó khănII.Giải pháp thực hiệnGiải phápQuá trình và thời gian áp dụngCách thức thực hiệnVới các tiết học lý thuyết làm văn biểu cảmVới các tiết học thực hành làm văn biểu cảm
Trang 6
Phần III:Hiệu quả do sáng kiến đem lạiTrang 33
Phần IV:Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyềnTrang 51
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN1.Tên sáng kiến: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 7 LÀM TỐT KIỂU BÀI BIỂU CẢM”2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giáo dục con người.3. Thời gian áp dụng sáng kiến:Học kì I năm học 2017 – 2018 (tháng 9/2017 – tháng 12/2017).4. Tác giả:Họ và tên: Phan Thị Lệ PhươngNăm sinh: 1985Nơi thường trú: TP. Nam ĐịnhTrình độ chuyên môn: Đại học sư phạm ngành Ngữ vănChức vụ công tác: Giáo viênNơi làm việc: Trường THCS Tống Văn TrânĐiện thoại: 01234833450Tỷ lệ đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%5. Đồng tác giả: không6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:Tên đơn vị:Trường THCS Tống Văn TrânĐịa chỉ: 36/77 Lê Hồng Sơn. Điện thoại: 03503 846029.
BÁO CÁO SÁNG KIẾNPHẦN I: ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾNTheo tinh thần của Nghị quyết số 29/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế thì một trong những mục tiêu rất quan trọng mà nền giáo dục Việt Nam hiện đại hướng đến là “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả”. Nói cách khác giáo dục sẽ thay đổi tư duy, bồi dưỡng tình cảm,qua đó định hình nhân cách và góp phần thay đổi xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh.Với đặc thù bộ môn “Văn học là nhân học” mà có lẽ môn Ngữ văn có một vị trí đặc biệt trong chương trình giáo dục phổ thông, là môn học có đầy đủ ưu thế để giúp “con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả”. Văn học bồi dưỡng tâm hồn, làm phong phú trí tưởng tượng và giúp con người luôn đa dạng, tinh tế hơn trong những cảm xúc, cảm giác. Rất nhiều những tình cảm đẹp đẽ sẽ được văn học bồi đắp, và vì thế mà nhờ học Ngữ văn, con người biết sống yêu thương hơn, trung thực hơn, luôn nuôi dưỡng ước mơ được đem những điều tốt đẹp nhất của bản thân mình cống hiến cho cuộc đời chung.Bộ môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục THCS hiện hành là sự tích hợp của ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Trong đó phân môn Tập làm văn vẫn được coi là khô khan, khó tiếp nhận, học sinh ngại học nhất nhưng lại là phân môn đánh giá được đầy đủ nhất các năng
Bạn đang xem bài viết Skkn Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 3 Học Tốt Các Bài Toán Tính Giá Trị Của Biểu Thức trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!