Cập nhật thông tin chi tiết về Skkn Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 3 Học Tốt Môn Tin Học Ở Trường Tiểu Học Nga Lĩnh mới nhất trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
TT NỘI DUNG Trang 1 Mở đầu 2 1.1 Lí do chọn đề tài 2 1.2 Mục đích nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu 3 2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3 2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 4 2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 2.3.1 Tăng cường giáo dục ý thức học tập, thường xuyên uốn nắn tư thế thực hành cho học sinh 5 2.3.2 Vận dụng linh hoạt và sáng tạo, lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng dạng bài và đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng dạy học Tin học 7 2.3.3 Thường xuyên kết hợp lý thuyết và thực hành giúp học sinh nắm vững kiến thức và thao tác thành thạo máy tính. 10 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản than, đồng nghiệp và nhà trường. 12 3 Kết luận, kiến nghị 14 3.1 Kết luận 14 3.2 Kiến nghị 15 Tài liệu tham khảo 16 1. Mở đầu: 1.1. Lí do chọn đề tài: Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kì thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam nhiều khoá đã nhấn mạnh: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước”. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế nêu rõ mục tiêu tổng quát của giáo dục và đào tạo là giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả [4]. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng các phương tiện hiện đại càng quan trọng và cần thiết. Do đó, Tin học trở thành công cụ không thể thiếu trong đời sống xã hội. Ngày nay tin học đã có những bước tiến nhanh chóng về ứng dụng của nó trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Tin học được quan tâm nhiều hơn bao giờ hết vì nó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống văn minh góp phần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiến đến nền kinh tế tri thức. Máy tính cùng với phần mềm là công cụ đắc lực giúp chúng ta học tập, quản lý, tổ chức, sắp xếp và xử lý công việc một cách nhanh chóng và chính xác. Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Đảng và nhà nước ta đã yêu cầu Bộ giáo dục và Đào tạo đưa môn Tin học vào trong nhà trường ngay từ Tiểu học. Học sinh được tiếp xúc với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin, tạo nền móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. Trong những năm gần đây Tin học là môn học mới được đưa vào nhà trường nên các em học sinh say mê hứng thú học và được các nhà trường quan tâm đầu tư, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Cũng như các môn học khác, việc xây dựng chương trình môn Tin học theo đúng quy trình và đảm bảo đầy đủ các thành tố như: mục tiêu dạy học, nội dung và chuẩn cần đạt tới, phương pháp và phương tiện dạy học, cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh. Qua quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy môn tin học khối 3, 4, 5 tại Trường tiểu học Nga Lĩnh tôi thấy rằng môn Tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về công nghệ thông tin, hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại. Tuy nhiên việc dạy học Tin học vẫn còn những bất cập và hạn chế nhất định, hiệu quả chưa thực sự cao. Bởi vậy, việc dạy học tốt môn Tin học là yêu cầu bức thiết hiện nay. Vậy người giáo viên phải nghiên cứu nội dung và vận dụng phương pháp dạy học như thế nào để giúp học sinh học khối 3 học tốt môn Tin học? Đó là điều bản thân tôi trăn trở, suy nghĩ và mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Tin học ở Trường Tiểu học Nga Lĩnh – Nga Sơn” nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 3 học tốt môn tin học trong giai đoạn hiện nay. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Môn tin học lớp 3. Học sinh khối 3 Trường tiểu học Nga Lĩnh – Nga Sơn – Thanh Hóa. 1.4. Các phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm, bản thân đã áp dụng một số phương pháp chính sau đây: – Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu một số tài liệu về phương pháp dạy học môn Tin học tiểu học. – Phương pháp khảo sát thực tiễn : Khảo sát bằng bài kiểm tra và thông qua các tiết học Tin học. – Phương pháp thống kê: Thống kê, phân loại học sinh theo mức đạt được. – Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp: Phân tích lý luận và thực tiễn ứng dụng các biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn tin học. – Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn tin học để đúc rút kinh nghiệm. 2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm: Tin học là môn học mang tính khoa học và công nghệ. Học sinh học tốt môn Tin học có điều kiện thuận lợi để trẻ thích ứng với đời sống xã hội hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và trở thành người có ích cho xã hội để xây dựng và bảo vệ đất nước trong tương lai. Chính vì lẽ đó nên Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện cho giáo dục tin học trong các nhà trường được phát triển. Điều đó thể hiện qua các chỉ thị, nghị quyết, thông tư hướng dẫn, đặc biệt là Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa công nghệ thông tin vào nhà trường. Và quyết định số 50/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/10/2003 về việc ban hành chương trinh môn Tin học ở bậc tiểu học. Mục đích của việc ứng dụng CNTT vào nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là sử dụng CNTT như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lý các nhà trường, giúp các thầy cô giáo nâng cao chất lượng dạy học, trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT, học sinh sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kỳ hiện đại. Đối với chương trình tin học tiểu học môn Tin học là môn tự chọn nên học sinh tiếp thu kiến thức một cách thoải mái không bị gò ép. Là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành. Học sinh tiểu học tư duy trìu tượng chưa phát triển, tư duy cụ thể giữ vai trò quan trọng. Chính vì thế, giáo viên phải lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp. Do vậy việc dạy học môn Tin học cần được quan tâm và tổ chức có hiệu quả, vận dụng phù hợp và linh hoạt với điều kiện thực tế trong nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. * Về phía nhà trường: Trường tiểu học Nga Lĩnh là trường chuẩn Quốc gia Mức độ 2 nên đã được trang bị một phòng máy tính. Bên cạnh đó được sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền, các ban ngành hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường. Tạo điều kiện mua sắm sửa chữa máy móc, trang thiết bị, sách giáo khoa và phần mềm kèm theo tạo điều kiện cho giáo viên trong việc giảng dạy môn Tin học được tốt hơn. Song bên canh đó vẫn còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng máy tính, mỗi ca thực hành có tới 3 em ngồi cùng một máy nên các em không có nhiều thời gian để thực hành, làm bài tập một cách đầy đủ. Hơn nữa nhiều máy cấu hình máy đã cũ, chất lượng không còn tốt nên hay hỏng hóc, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng học tập của học sinh. * Về phía giáo viên: – Việc dạy của giáo viên còn chưa bài bản, chưa phát huy hết tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Thêm vào đó việc đầu tư cho nghiên cứu bài dạy chưa nhiều, việc đổi mới phương pháp chưa triệt để, hình thức tổ chức dạy học còn rập khuôn, máy móc. Dẫn đến nội dung các tiết dạy còn nghèo nàn, đơn điệu. – Giáo viên đã biết lựa chọn hình thức tổ chức dạy học cho học sinh nhưng việc vận dụng các hình thức tổ chức dạy học chưa linh hoạt. – Tài liệu tham khảo dành riêng cho bộ môn tin học còn quá ít. Nhất là những tài liệu nói về phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tin học. – Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học nên chương trình và phân phối chương trình bước đầu chưa có sự thống nhất và đang hoàn chỉnh. – Tuy giáo viên đã được đào tạo cơ bản về kiến thức Tin học, nhưng khi thực hành, máy móc gặp sự cố, trục trặc, giáo viên không xử lý kịp thời dẫn đến học sinh thiếu máy, không thực hành được. * Về phía học sinh: – Đời sống kinh tế của địa phương còn gặp nhiều khó khăn, rất ít học sinh ở nhà có máy vi tính. Vì vậy học sinh chỉ được tiếp xúc với máy vi tính ở trường là chủ yếu, do đó sự tìm tòi và khám phá máy tính với các em học sinh còn hạn chế, nên thao tác của các em chưa thành thạo. – Học sinh thường ngồi tự do, chưa đúng tư thế trước máy tính khi thực hành. – Một số học sinh đứng trước máy tính còn có tâm lý sợ máy hỏng nên việc sử dụng máy tinh còn rất hạn chế. Kết quả khảo sát thực tế tại thời điểm tháng 9/2017 ở khối lớp 3 với tổng số học sinh 54 em như sau: Mức độ thao tác Trước khi thực hiện chuyên đề Số HS Tỷ lệ Thao tác nhanh, đúng 4 7,4 Thao tác đúng 18 33,3 Thao tác chậm 21 38,9 Chưa biết thao tác 11 20,4 Bảng 1 Từ kết quả thực trạng và bảng số liệu trên cho thấy: Tỷ lệ học sinh thao tác nhanh và đúng rất ít. Số học sinh thao tác chậm và chưa biết thao tác còn chiếm tỷ lệ cao. Ngồi trước máy tính học sinh đang còn rất lúng túng, thao tác chậm, chưa tự tin. Qua tìm hiểu, tôi thấy nổi bật lên các nguyên nhân sau: Một là: Ban giám hiệu, tổ chuyên môn chưa quan tâm chú trọng nhiều trong việc bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học đối với môn Tin học. Hai là: Bản thân giáo viên chưa chịu khó học hỏi tìm tòi để đổi mới PPDH. Việc đầu tư thời gian nghiên cứu cho tiết dạy chưa nhiều. Ba là: Trong quá trình lên lớp giáo viên tổ chức các giờ học còn thiếu linh hoạt, nặng về áp đặt, chưa phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Bốn là: Việc đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế, lúng túng, vận dụng chưa có chiều sâu, các giờ học giáo viên chưa mạnh dạn giao việc thực hành cho học sinh. Còn thói quen đọc – chép, thuyết – giảng, lệ thuộc sách giáo khoa. Trăn trở với chất lượng học sinh, tôi luôn đặt ra câu hỏi làm thế nào để học sinh thao tác nhanh, đúng cao hơn và đặc biệt là có nhiều học sinh sử dụng thành thạo máy tính. Bởi vậy cần phải có những giải pháp phù hợp và hữu hiệu để nâng cao chất lượng dạy học tin học ở khối lớp 3. 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyêt vấn đề: Để giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Tin học góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: 2.3.1. Tăng cường giáo dục ý thức học tập, thường xuyên uốn nắn tư thế thực hành cho học sinh. Giáo viên luôn chú trọng giáo dục ý thức học tập của học sinh, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng công nghệ thông tin và tầm quan trọng của môn Tin học trong thực tiễn và tương lai sau này. Học sinh khối 3 là lứa tuổi hồn nhiên, chưa có ý thức nhiều về hành vi của mình nên giờ thực hành rất dễ xảy ra tình trạng lộn xộn, đùa giỡn trong khi thực hành, ngồi thực hành với tư thế tùy tiện theo thói quen của mình. Vì vậy giáo dục ý thức học tập cho học sinh có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh sau này. Giáo viên cần phải chú ý đúng mức, kịp thời uốn nắn những sai lệch, hình thành những thói quen, thao tác đúng đắn cho học sinh. Bởi vì vốn kiến thức ban đầu luôn có vai trò hết sức quan trọng, là nền tảng cho các cấp học sau này. Những sai lệch ngay từ ban đầu sẽ tạo nền những thói quen không đúng và rất khó sửa chữa, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Phải tạo không khí lớp học thoải mái nhẹ nhàng, giáo viên phải làm cho học sinh thương yêu, tôn trọng mình thì tiết học mới đạt hiệu quả. Giáo viên không nên dùng biện pháp mạnh khi học sinh không chép bài vì làm như thế học sinh sẽ không thu hoạch được gì. Đồng thời, trong giờ học giáo viên nên động viên đúng mức đối với học sinh chưa hoặc không làm bài tập, cho dù các em làm sai, trên cơ sở đó giáo viên có thể chỉ ra chỗ sai, chỗ thiếu cho từng học sinh. Bên cạnh đó giáo viên cần khen ngợi, khích lệ kịp thời đối với từng học sinh, làm cho học sinh có lòng tin vào bản thân mình. Giờ học thực hành vẽ của học sinh lớp 3A- Trường TH Nga Lĩnh Giờ thực hành phải thực hiện nghiêm túc giống như một tiết học lý thuyết bình thường. Giáo viên hướng dẫn học sinh ngồi thực hành phải đúng tư thế và đảm bảo các yêu cầu sau: – “Ngồi thẳng, tư thế thoải mái sao cho không phải ngẩng cổ hay ngước mắt khi nhìn vào màn hình, không ngồi nghiêng, ngồi ngửa khi thực hành. – Tay đặt ngang tầm bàn phím và không phải vươn xa, chuột đặt bên tay phải. – Nên giữ khoảng cách giữa mắt học sinh đến màn hình từ 50cm đến 80cm. – Không nên nhìn quá lâu vào màn hình. – Máy tính nên đặt ở vị trí sao cho ánh sáng không chiếu thẳng vào màn hình và không chiếu thẳng vào mắt của học sinh”. Hoc sinh lớp 3B – Trường TH Nga Lĩnh đang thực hành đúng yêu cầu Mặt khác, phòng máy tính phải gọn gàng, sạch sẽ đảm bảo an toàn cho học sinh. Học Tin học phải thường xuyên tiếp xúc với máy tính, mà nhất là học sinh tiểu học ở lứa tuổi còn nhỏ nếu không giáo dục tốt cho học sinh về ý thức vệ sinh học đường khi thực hành máy tính thì học sinh rất dễ mắc các bệnh như cận thị, vẹt cột sống, mệt mỏi khi ngồi học ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể lực, trí lực của học sinh sau này. 2.3.2. Vận dụng linh hoạt và sáng tạo, lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng dạng bài và đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng dạy học Tin học. Để thực hiện tốt biện pháp này, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ, biết thực hành, vận động một cách linh hoạt không bị động hoàn toàn theo lệnh của giáo viên. Giáo viên đóng vai trò chủ đạo điểu khiển, định hướng quá trình hoạt động của học sinh. Học sinh thông qua những hoạt động cụ thể để định hướng thành động cơ, kiến tạo tri thức mới cho mình. Chẳng hạn khi dạy một nội dung lý thuyết Tin học người giáo viên cần đưa ra một hệ thống rất nhiều câu hỏi từ dễ đến khó. Lúc đầu bao giờ cũng nêu ra những câu hỏi rất dễ để lôi cuốn, phát huy tính tích cực hoạt động đến tất cả các đối tượng học sinh mà nhất là những học sinh chưa hoàn thành, giáo viên cần ưu tiên, khuyến khích các đối tượng này. Sau đó đưa ra các câu hỏi khó dần để tất cả học sinh tham gia ý kiến và tự hình thành tri thức mới, giáo viên góp ý, nhận xét để học sinh xác nhận lại tri thức mới đó. Ví dụ: Chương 1: Làm quen với máy tính. Ở chương này, ngay từ bài học đầu tiên “Người bạn mới của em”. Khi dạy học nội dung là cách tắt máy. Trong sách giáo khoa không trình bày quy trình cũng như các thao tác để tắt máy. Chính vì vậy, giáo viên không nêu trực tiếp cách tắt máy, làm như vậy là áp đặt cho học sinh phải nắm ngay kiến thức mới. Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học khơi dậy sự tích cực, tự giác hoạt động của học sinh. Học sinh tự hoạt động, khám phá, tìm tòi và đưa ra cách tắt máy an toàn. Chẳng hạn: Khi tổ chức hoạt động dạy học, giáo viên nêu câu hỏi: Khi không làm việc nữa, cần tắt máy tính. Nếu em không tắt máy tính mà cứ để máy tính hoạt động suốt cả ngày thì có ảnh hưởng gì? + Đại diện nhóm trả lời. + Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét và đưa ra kết luận. + Học sinh nhận xét và đưa ra kết luận: Em không tắt máy tính mà cứ để máy tính hoạt động suốt cả ngày thì sẽ tốn điện, máy tính sẽ bị hao mòn nên nhanh hỏng, Vậy em tắt máy bằng cách nào? Học sinh trả lời theo nhiều cách khác nhau như: Rút nguồn điện, nhấn vào nút Power trên thân máy và trên màn hình, dùng chuột để tắt máy, dùng bàn phím để tắt máy. Giáo viên có thể đưa ra liên hệ thực tế gợi mở để học sinh dễ dàng tìm ra cách giải quyết. Chẳng hạn, một chiếc xe đang chạy trên đường với tốc độ cao nếu phanh gấp dừng đột ngột thì chiếc xe đó như thế nào? Học sinh trả lời được câu hỏi này thì sẽ trả lời được câu hỏi trước đó. Giáo viên có thể nêu câu hỏi để kết luận: Vậy cách tắt máy nào là an toàn nhất, ít làm hư hỏng máy tính? Học sinh tự tìm ra kiến thức mới cho mình. Giáo viên nhận xét: Em tắt máy theo từng bước bằng cách sử dụng chuột hoặc bàn phím là an toàn nhất, máy tính không bị hư hỏng và bền hơn. Học sinh xác nhận lại tri thức mới. Hay khi dạy học với nội dung thực hành, giáo viên không thể áp đặt, bắt buộc học sinh thực hành một cách thụ động theo ý muốn của mình, mà người giáo viên phải có phương pháp để phát huy tính tích cực, tự giác bằng các biện pháp như khuyến khích, khen thưởng, để học sinh tích cực thực hành, chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cho mình. Trong mỗi tiết học giáo viên cần quan tâm đến từng đối tượng học sinh tùy theo trình độ, giáo viên sẽ giao những nhiệm vụ học tập vừa với sức học, tránh những yêu cầu quá dễ hoặc quá khó cho học sinh. Dạy học theo nhóm, trình độ, kết hợp các phương pháp dạy học phù hợp giúp cho tất cả các học sinh cùng tiến bộ. Trong mỗi lớp học bao giờ cũng có những học sinh ở các mức độ khác nhau như: học sinh hoàn thành tốt, học sinh hoàn thành và học sinh chưa hoàn thành. Do vậy nếu giáo viên không phân loại mức độ học sinh, không có phương pháp giảng dạy thích hợp dễ gây nhàm chán cho học sinh hoàn thành tốt, học sinh hoàn thành và tâm lý căng thẳng cho học sinh chưa hoàn thành từ đó dễ nảy sinh tâm lý chán nản, lười biếng cho học sinh. Giáo viên thường xuyên cải tiến nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học phù hợp trong mỗi tiết học như: – Phối hợp các hình thức dạy học theo lớp, theo nhóm hay hoạt động cá nhân một cách phù hợp có hiệu quả. Tạo nhiều hình thức thi đua trong tổ, nhóm. Ví dụ: Trong chương “Em tập gõ bàn phím” Đây cũng là phần trọng tâm của chương trình lớp 3. Phần này đòi hỏi phải có sự tập luyện thường xuyên thì mới đạt hiệu
Skkn Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 3 Học Tốt Môn Toán
NỘI DUNG TRANG I. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 2 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3 II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 4 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 4 3 . MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT MÔN TOÁN 5 3.1 . Hướng dẫn học sinh học sinh thuộc bảng nhân, chia. 5 3. 2. Hướng dẫn đọc, viết, so sánh các số tự nhiên. 7 3.3. Hướng dẫn cách đặt tính, thực hiện phép tính 9 3.4. Hướng dẫn giải toán có lời văn. 13 3.5. Hướng dẫn học sinh nắm, thuộc các qui tắc đã học. 17 4. KẾT QUẢ . 18 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19 1. KẾT LUẬN 19 2. KIẾN NGHỊ: 20 I. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong các môn học, môn toán là một trong những môn có vị trí rất quan trọng. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh.Môn toán còn góp phần rẻn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đó ; góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức, kĩ năng môn toán ở tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đã làm cho khả năng nhận thức của trẻ cũng vượt trội. Điều đó đã đòi hỏi những nhà nghiên cứu giáo dục luôn luôn phải điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp với nhận thức của từng đối tượng học sinh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước. Qua thực tế giảng dạy ở các khối lớp, đặc biệt nhiều năm đứng lớp ở khối 3, tôi thấy: Phần nhiều học sinh chưa nắm vững chắc những kiến thức cơ bản về toán như: Chưa thuộc bảng nhân, chia. Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên (đến hàng nghìn, chục).Chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia cột dọc). Đặc biệt các em còn rất yếu trong việc giải toán có lời văn. Chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán.Trước thực tế đó, bản thân đã dành một thời gian đáng kể đầu tư cho việc đổi mới phương pháp, đặc biệt là đối với môn toán, sau nhiều lần thử nghiệm và trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tôi đã rút ra được: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn toán” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường nói chung và đối với học sinh lớp 3B nói riêng. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nhằm đưa ra Một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Toán. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: – Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa toán 3. – Nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa hoàn thành môn toán. – Nghiên cứu những biện pháp, phương pháp giáo dục hay phù hợp để khắc sâu kiến thức, hình thành thói quen, giúp học sinh nắm và để học tốt môn Toán. – Học sinh khối 3 . Trường Tiểu học Yên Thái. – Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 3b . Trường Tiểu học Yên Thái. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: – Phương pháp đàm thoại, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp với học sinh lớp 3 B. – Phương pháp quan sát. – Phương pháp điều tra. – Phương pháp thực hành luyện tập. – Phương pháp tổng kết. II. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong quá trình dạy học toán ở phổ thông nói chung, ở tiểu học nói riêng, môn toán là một trong những môn học quan trọng nhất trong chương trình học ở tiểu học. Môn toán có hệ thống kiến thức cơ bản cung cấp những kiến thức cần thiết, ứng dụng vào đời sống sinh hoạt và lao động. Những kiến thức kĩ năng toán học là công cụ cần thiết để học các môn học khác và ứng dụng trong thực tế đời sống. Toán học có khả năng to lớn trong giáo dục học sinh nhiều mặt như: Phát triển tư duy lôgic, bồi dưỡng những năng lực trí tuệ . Nó giúp học sinh biết tư duy suy nghĩ, làm việc góp phần giáo dục những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của người lao động. Giáo dục toán học là một bộ phận của giáo dục tiểu học. Môn toán ở tiểu học rất quan trọng với các em học sinh không chỉ biết cách tự học mà còn phát triển ngôn ngữ( nói, viết) để diển đạt chính xác, ngắn gọn và đầy đủ các thông tin, để giao tiếp khi cần thiếtmà còn giúp các em hoạt động thực hành vận dụng tăng chất liệu thực tế trong nội dung, tiếp tục phát huy để phát triển năng lực của học sinh. 2. THỰC TRẠNG VẤN ĐÊ Qua quá trình dạy học nhiều năm ở tiểu học, được trực tiếp giảng dạy môn toán cho học sinh nhất là học sinh lớp 3, tôi nhận thấy khi học toán đa phần các em có những hạn chế sau: 2.1. Học sinh chưa thuộc bảng nhân, chia Vì không biết cấu tạo của bảng nhân, bảng chia.Với các chữ số khá lớn, nhiều học sinh cảm thấy gặp khó khăn ngay từ khi bắt đầu học thuộc lòng nó một cách máy móc. Trong khi đó giáo viên chưa giúp các em nhận biết các dấu hiệu của từng bảng nhân, chia. 2.2. Học sinh chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên (đến hàng nghìn, chục). Chưa nắm vững cách đọc, viết và so sánh số tự nhiên vì học sinh chưa nắm được cấu tạo các số tự nhiên 2.3. Học sinh chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia cột dọc). Các em chưa biết đặt tính, thực hiện phép tính ( cộng, trừ, nhân, chia cột dọc) vì học sinh chưa nắm được quy tắc đặt tính nên khi thực hiện phép tính chưa đúng. 2.4 Đặc biệt các em giải toán có lời văn chưa đúng Các em giải toán có lời văn chưa đúng vì Các em đọc chưa thạo và chưa hiểu đề bài, các em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra lối giải, chưa biết cách trình bày bài giải, diễn đạt vụng và thiếu logic. 2.5 Học sinh chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán. Chưa thuộc các quy tắc đã học trong giải toán vì các quy tắc thường khô khan khó nhớ. Sau khi tiến hành kiểm tra trước thực nghiệm, tôi thu được kết quả sau: Sĩ số Bảng nhân, chia Đọc, viết và so sánh số tự nhiên Đặt tính, thực hiện phép tính Giải toán có lời văn Các quy tắc đã học trong giải toán Hoàn thành Chưa hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn thành Hoàn thành Chưa hoàn thành 28 em 10em = 35,7% 18 em = 64,3% 12em = 42,9% 8em = 57,1% 8em = 28,6% 20em = 71,2% 5em = 17,9% 23em = 82,1% 8em = 28,6% 20em = 71,2% Từ những thực trạng trên tôi mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy như sau: 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 HỌC TỐT MÔN TOÁN . 3.1 . Hướng dẫn học sinh học sinh thuộc bảng nhân, chia. – Để luyện cho học sinh thuộc và khắc sâu các bảng nhân, bảng chia tôi làm như sau: + Khi dạy tôi hướng dẫn học sinh lập được bảng nhân, bảng chia và tôi hướng dẫn cho học sinh nắm sâu hơn và dễ nhớ hơn như sau: VD: Bảng nhân 9 9 x 1 = 9, 9 x 2 = 18, 9 x 3 =27, 9 x 4 = 36, 9 x 5 = 45 Ta thấy số hàng chục tăng từ 0-1-2-3-4.9. Ngược lại số hàng đơn vị giảm từ 9-8-7-60 Những dấu hiệu này giúp cho học các em thấy được tính biến ảo, linh động của các con số và do vậy các em thấy hưng phấn, yêu thích với cón số hơn. Mặt khác, đó cũng là các dấu hiệu giúp các em có thể kiểm tra tính đúng đắn khi phát biểu các kết quả. Là những điểm tựa quan trọng giúp các em tự tin hơn khi học các bảng nhân, chia. Ví dụ: 9 x 7 = 62 : Kết quả sai Bởi vì dựa vào một cột mốc nào đó mà các em đã ghi nhớ ( 45 chăng hạn) thì các em sẽ tính nhanh ra được : 45, 54 63, 72 ..Như vậy trong bảng nhân 9 không có số 62. Hoặc các em có thể dựa vào só cuối cùng 9 x 9 = 81 để tính ngược lại 72,63 và suy ra 9 x 7 = 63 -Tính nhân thực chất là phép tính viết gọn của phép tính cộng, do vậy khi dạy học hình thành các bảng nhân và chia, giáo viên cần giúp học sinh nắm cấu tạo của bảng. Nhất là giúp các em biết cách chuyển đổi thuần thục giữa phép tính nhân và phép tính cộng; kiểm tra sự chính xác giữa phép tính nhân và chia. Ví du: Chuyển đổi giữa phép tính nhân( một tích) và phép tính cộng (tổng các số hạng bằng nhau) 9 x 3 = 27 Nghĩa là 9 lấy ba lần bằng 27. Chuyển sang phép cộng ta có: 9 + 9 + 9 = 27 Nếu học sinh nắm vững cấu tạo này học sinh sẽ dễ dàng kiểm tra được tính chính xác của các kết quả về bảng nhân . Mặt khác dựa trên quy tắc này, học sinh sẽ biết cách thành lập các bảng một cách tuần tự và do vậy các em học các bảng nhân thuận lợi hơn . Ví dụ : – 9 x 3 = 27 vậy thì vậy thì 9 x 4 sẽ bằng kết quả 9 x 3 lấy thêm một lần – 9 x 4 = 27 + 9 = 36 Việc học như vậy có căn cơ hơn và do vậy có kết quả vững chắc hơn VD: Bảng chia 6. * Các số bị chia trong bảng chia 6 là các tích của bảng nhân 6, và hơn kém nhau 6 đơn vị. * Số chia trong bảng chia 6 là các thừa số thứ nhất của bảng nhân 6 đều là 6. * Các thương của bảng chia 6 là thừa số thứ hai của bảng nhân 6. + Hàng ngày, đầu giờ học môn toán, thay vì cho học sinh vui, để khởi động, tôi thay vào đó là cả lớp cùng đọc một bảng nhân hoặc chia và cứ thế lần lượt từ bảng nhân 2, bảng chia 2 đến bảng nhân, chia hiện học. + Cuối mỗi tiết học toán tôi thường kiểm tra những học sinh chưa thuộc bảng nhân, chia từ 2 đến 4 em. + Tôi thường xuyên kiểm tra học sinh bảng nhân, chia bằng cách in bảng nhân, chia trên giấy A4, nhưng không in kết quả và bỏ trống một số thành phần của phép nhân, chia trong bảng. Vào cuối tuần dành thời gian khoảng 10 phút cho các em ghi đầy đủ và hoàn chỉnh bảng nhân, chia như yêu cầu. Tôi và học sinh cùng nhau nhận xét, khen ngợi học sinh làm bài tốt, nhắc nhở các em làm bài chưa tốt. + Tôi cũng thường xuyên cho học sinh chép bảng nhân nào mà các em chưa thuộc vào tập riêng. Ngày sau trình bày và đọc cho tổ trưởng nghe vào đầu giờ, sau đó tổ trưởng báo cáo cho giáo viên. * Để khắc sâu kiến thức, tôi còn cho học sinh chơi trò chơi. VD: Trò chơi “Ong đi tìm nhụy” – Chuẩn bị : + 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm. 5 7 9 6 8 + 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm 24 : 6 42 : 6 54 : 6 48 : 6 36 : 6 + Phấn màu – Cách chơi : + Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em + Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng mộ bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi. – 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng. Sau khi áp dụng với các bảng nhân, chia từ bảng nhân, chia 2 đến 9 lớp tôi có 28/ 28 học sinh thuộc tất cả bảng nhân chia từ 2 đến 9. 3.2. Hướng dẫn đọc, viết, so sánh các số tự nhiên. 3.2.1.Hướng dẫn đọc, viết các số tự nhiên. Khi dạy nội dung này cần cho học snh nắm vững: – Kiến thức về hàng và lớp: + Lớp đơn vị gồm có ba hàng: Hàng đơn vị, hàng chục và hàng trăm + Lớp nghìn gồm có hai hàng : Hàng nghìn , hàng chục nghìn và hàng trăm nghìn – Sơ đồ cấu tạo của hàng và lớp: Lớp nghìn Lớp đơn vị Trăm nghìn Chục nghìn Nghìn Trăm Chục Đơn vị – Vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp – Biết qui tắc các giá trị theo vị trí của các chữ số trong cách viết số. – Hướng dẫn phân hàng: VD số: 46971. + Hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. . Số 46971: Có 4 chục nghìn, 6 nghìn, 9 trăm, 7 chục, 1 đơn vị. . Đọc số 46971: Bốn mươi sáu nghìn, chín trăm bảy mươi mốt. Giáo viên viết: 46971. Phân tích: 4 6 9 7 1 4 chục nghìn 6 nghìn 9 trăm 7 chục 1 đơn vị. Hoặc: lớp nghìn lớp đơn vị. . Khi viết, ta viết từ hàng cao đến hàng thấp (viết từ trái sang phải). . Khi đọc lớp nào ta kèm theo đơn vị lớp đó. . Học sinh đọc: Bốn mươi sáu nghìn, chín trăm bảy mươi mốt. – Hơn thế nữa, tôi còn hướng dẫn thêm cho học sinh cách đọc như sau: VD: Số 46971 và 46911. . Số 46971 đọc là: Bốn mươi sáu nghìn, chín trăm bảy mươi mốt. . Số 46911 đọc là: Bốn mươi sáu nghìn, chín trăm mười một. – Nói cụ thể hơn, từ hai số trên cho học sinh nhận ra được cách đọc ở cùng hàng đơn vị của hai số là khác nhau chỗ mốt và một. Nghĩa là số 46971, hàng đơn vị đọc là mốt, còn số 46911 hàng đơn vị đọc là một. Tuy cùng hàng và đều là số “1” nhưng tên gọi lại khác nhau. Tôi còn phát hiện và giúp học sinh đọc và nhận ra cách đọc của một vài số lại có cách đọc tương tự trên: VD: Số 46705 và 46725 cùng hàng đơn vị là số “5” nhưng lại đọc là “năm” và “lăm”. VD: Số 12010: Học sinh nhiều em đọc là “Mười hai nghìn không trăm linh mười”. Tôi hướng dẫn các em. Trong số tự nhiên chỉ được đọc “linh một, linh hai, . . . .linh chín, không có đọc là linh mười” vậy số 12010 đọc là: Mười hai nghìn không trăm mười. 3.2.2 Hướng dẫn so sánh các số tự nhiên. Trong qui tắc là: Khi ta so sánh trong hai số thì: Số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn và ngược lại. VD: 99999 9999. + Còn các số có cùng chữ số thì sao? Ngoài việc làm theo qui tắc thì tôi còn làm như sau: VD: Để tìm số lớn nhất trong các số: 7576 ; 7765 ; 7567 ; 7756. Tôi hướng dẫn họ sinh như sau: – Xếp theo cột dọc, sao cho thẳng hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị với nhau. Cụ thể trên bảng phần được xoá là: 7 5 7 6 7 7 6 5 7 7 6 5 7 5 6 7 7 7 5 6 7 7 5 6 Số lớn nhất 7765. 7 7 7 7 5 – Phân theo hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị. – So sánh từng hàng để chọn ra số lớn nhất trong hàng như: hàng nghìn đều bằng nhau là 7. Đến hàng trăm chọn được hai số lớn là 7 có trong 4756 và 7765. Sau đó yêu cầu các em chỉ so sánh hai số này và tìm được số lớn nhất là 7765. * Để khắc sâu kiến thức, tôi còn cho học sinh chơi trò chơi. VD: Trò chơi “ Ai đúng-Ai sai ” – Chuẩn bị: Mỗi đội 10 tờ giấy A4 , 5 bút dạ. – Cách chơi: . Gv phát cho mỗi em 2 tờ giấy và 1 bút dạ. Mỗi đội 5 em học sinh đứng thành 1 hàng. Hai đội bốc thăm giành quyền đọc trước. GV cho mỗi đội 2 phút, mỗi em viết 1 số có từ 4-5 chữ số vào một mặt của tờ giấy ( viết to để ở dưới lớp có thể nhìn rõ; ghi cách đọc ở góc trên bằng chữ nhỏ, khi giơ lên đối phương không nhìn thấy). Mặt còn lại ghi cách đọc một số nào đó, cũng ghi cách viết ở góc trên bằng chữ nhỏ. Hết thời gian 2 phút, cô hô: “ Lần thứ nhất bắt đầu” thì đội được đọc trước sẽ nêu cách đọc số mình chuẩn bị ( mỗi số đọc to 2 lần), đội kia phải viết lại được.Sau khi đọc đủ 5 số thì đổi vai trò ngược lại . Lần thứ 2 thì đội đi trước phải nhìn các số của đội kia viết rồi đọc to cho cả lớp nghe và đổi vai trò ngược lại. Sau khi 2 đội kết thúc đọc và viết, GV cùng cả lớp sẽ kiểm tra kết quả. Đội đọc phải giơ đáp án, đội viết phải giơ kết quả. – Cách tính điểm : Cứ mỗi số đúng 10 điểm, đọc chậm và sữa lỗi trừ đi 2 điểm. Nếu làm sai trừ 5 điểm, đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng. Qua một thời gian các em có tiến bộ rõ rệt. Mỗi lần thực hiện các em viết rất rõ ràng và chính xác. 3.3. Hướng dẫn cách đặt tính, thực hiện phép tính Theo tôi, đặt tính cũng là một việc hết sức quan trọng trong quá trình làm tính. Nếu học sinh không biết cách đặt tính hoặc tính sai sẽ dẫn đến kết quả sai. Vì thế theo tôi nghĩ, để học sinh có căn bản khi thực hiện phép tính phải cộng trừ, nhân chia. * Đối với phép cộng, trừ: ( giúp học sinh nhớ và áp dụng) – Phép cộng: VD : 43521 + 54452 = 79973 Số hạng số hạng Tổng + Nếu ta thay đổi chỗ các số hạng của tổng thì tổng không thay đổi. 43521 + 54452 = 54452 + 43521= 79973 + Muốn tìm tổng ta lấy số hạng thứ nhất cộng với số hạng thứ hai. 43521 + 54452 = 79973 + Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. 43521 – x = 79973 x = 79973- 43521 + Bất kì số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó. 5 + 0 = 5 – Phép trừ: VD: 7268 – 3142 = 4124 Số bị trừ số trừ hiệu + Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ, trừ đi số trừ. 7268 – 3142 = 4124 + Muốn tìm số bị trừ chưa biết, ta lấy hiệu cộng với số trừ. x – 3142 = 4124 x = 3113 + 3142 x = 7268 + Muốn tìm số trừ chưa biết, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu. 7268 – x = 4124 x = 7268 – 4124 x = 3142 + Bất kì số nào trừ 0 cũng bằng chính số đó. 8 – 0 = 8 – Đặt tính và tính: 568 127 695 Lần: 321 Cần hướng dẫn học sinh kĩ là phải đặt tính thẳng hàng (hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng nghìn thẳng hàng nghìn). Hướng dẫn học sinh bắt đầu cộng từ hàng đơn vị (hoặc từ phải sang trái). Nên lưu ý học sinh đối với phép trừ có nhớ, cần bớt ra khi trừ hàng kế tiếp. VD: Phép cộng có nhớ một lần. – 8 cộng 7 bằng 15, viết 5 nhớ 1. – 6 cộng 2 bằng 8, thêm 1 bằng 9, viết 9. – 5 cộng 1 bằng 6, viết 6. Chú ý: Trong phép cộng, trừ chỉ nhớ số 1, không nhớ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. (trừ khi có nhiều số hạng cộng với nhau như bài tập 1b trang 156). * Đối với phép nhân, chia: – Phép nhân: VD: 1427 x 3 = 4281 Thừ số Thừa số Tích + Muốn tìm tích, ta lấy thừa số thứ nhất nhân với thừa số thứ hai. 1427 x 3 = 4281 + Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. 1427 x x = 4281 x = 4281 : 1427 + Khi ta thay đổi các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. 3 x 9 = 9 x 3 = 27 + Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. 3 x 1 = 3; 6 x 1 = 6; . . . + Số nào nhân với 0 cũng bằng 0. 3 x 0 = 0 – Đặt tính và tính: Khi đặt tính giáo viên lưu ý cho học sinh: Viết thừa số thứ nhất ở 1 dòng, viết thừa số thứ hai ở dòng dưới sao cho thẳng cột với hàng đơn vị (nhân số có 2, 3, 4 chữ số với số có 1 chữ số). Viết dấu nhân ở giữa hai dòng thừa số thứ nhất và thừa số thứ hai và lùi ra khoảng 1, 2 mm, rồi kẻ vạch ngang bằng thước kẻ. Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn , hàng chục nghìn(hoặc tính từ phải sang trái). Các chữ số ở tích nên viết sao cho thẳng cột với theo từng hàng, bắt đầu từ hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn của thừa số thứ nhất. VD: 23214 – 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1. x 3 – Không viết 1 nhớ 2. 69642 – 3 nhân 1 bằng 3, thêm 1 bằng 4, viết 4. – 3 nhân 2 bằng 6, viết 6. – 3 nhân 3 bằng 9, viết 9. – 3 nhân 2 bằng 6, viết 6. Đối với cách viết từng chữ số của tích có nhớ, ta nên viết số đơn vị, nhớ số chục. (hoặc nhắc học sinh viết số bên tay phải nhớ số bên tay trái). * Nhắc thêm cho học sinh: Nếu trường hợp như: 8 nhân 3 bằng 24, thì viết 4 nhớ 2, …( đối với phép nhân thì chỉ có nhớ 1, 2,… 8, không có nhớ 9) – Phép chia: VD: 36369 : 3 = 12123 + Muốn tìm thương, ta lấy số bị chia, chia cho số chia. 6369 : 3 + Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta lấy thương nhân với số chia. x : 3 = 12123 x = 12123 x 3 + Muốn tìm số chia chưa biết, ta lấy số bị chia, chia cho thương. 45 : x = 9 x = 45 : 9 + Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó. 2 : 1 = 2; . . . . . 9 : 1 = 9 + 0 chia cho bất kỳ số nào cũng bằng 0. 0 : 6 = 0 * Nhắc thêm cho học sinh: không thể chia cho 0. 6 : 0 + Muốn tìm số chia trong phép chia có dư, ta lấy số bị chia trừ đi số dư rồi chia cho thương. 7 : 3 = 2(dư 1) Vậy: (7 – 1) : 2 + Muốn tìm số bị chia trong phép chia có dư, ta lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư. 9 : 4 = 2 (dư 1) Vậy: 2 x 4 + 1 = 9 + Trong phép chia có dư, số dư nhỏ nhất là 1, số dư lớn nhất kém số chia 1 đơn vị. ( trong chương trình toán 3 số dư trong phép chia nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 8). VD: Số chia là 9, thì số dư là 1, 2, 3, 4, . . 8. (số dư phải nhỏ hơn số chia) – Đặt tính và tính: Tôi nghĩ thực hiện đặt tính và tính cộng, trừ, nhân, chia theo cột dọc, thì phép chia là khó nhất vì: – Học sinh hay quên, thực hiện chưa đầy đủ các hàng cao đến hàng thấp hướng dẫn kĩ cho học sinh cách nhân ngược lên và trừ lại, . . . Đặc biệt đối với học sinh chưa hoàn thành toán, tôi hướng dẫn kĩ cách đặt tính, nhằm giúp các em thấy được hàng
Skkn Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Học Tốt Môn Toán Lớp 2
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
PHẦN 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài Chương trình toán của tiểu học có vị trí và tầm quan trọng rất lớn. Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về số học, các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giải toán có lời văn ứng dụng thiết thực trong đời sống và một số yếu tố hình học đơn giản. Môn toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quán hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo. Mục tiêu nói trên được thông qua việc dạy học các môn học, đặc biệt là môn toán. Môn này có tầm quan trọng vì toán học với tư cách là một bộ phận khoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trong đời sống sinh hoạt và lao động của con người. Môn toán là ”chìa khoá” mở của cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Vì vậy, môn toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhà trường, đây là những tri thức, kỹ năng vừa đáp ứng cho phát triển trí tuệ, óc thông minh, sáng tạo, vừa đáp ứng cho việc ứng dụng thiết thực trong cuộc sống hàng ngày, để các em trở thành những người có ích cho xã hội. Trong dạy – học toán ở lớp 2, việc cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 chiếm một vị trí quan trọng. Có thể coi việc dạy – học và cộng trừ là ” hòn đá thử vàng”. Xuất phát từ thực tiễn triển khai thực hiện chương trình và các bộ môn học lớp 2 theo chương trình do bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo ban hành mà ngành giáo dục và đào tạo hiện nay đang được toàn xã hội quan tâm ở mức cao nhất về nội dung chương trình, chất lượng dạy học. 1
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
Chất lượng giáo dục đào tạo trong các nhà trường đã được nâng cao lên song vẫn còn hạn chế : học sinh chưa khai thác hết khả năng tiềm ẩn trong nội dung bài học để từ đó tìm ra chìa khoá giải quyết vấn đề . Đối với giáo viên thời gian gần đây đã được tham gia các lớp học bồi dưỡng thay sách. Nhiều thầy cô đã được công nhận là giáo viên dạy giỏi các cấp , tuy nhiên còn không ít thầy cô chưa khuyến khích học sinh học tập một cách chủ động, sáng tạo đặc biệt là vận dụng kiến thức đã học trong đòi sống. Về nhận thức mỗi giáo viên phải thấy đổi mới phương pháp dạy học là góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Đáp ứng việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học năm học 20… – 20… tôi đã thực hiện đề tài này cho thấy kết quả dạy học đã được nâng lên , bước đầu khuyến khích học sinh học tốt hơn. Qua một năm thử nghiệm bổ sung nhiều thiếu sót, đúc rút kinh nghiệm , năm học 20… – 20… tôi tiếp tục vận dụng đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn toán lớp 2” trong giảng dạy môn toán 2 phần cộng , trừ có nhớ trong phạm vi 100, nhằm trang bị cho học sinh một tư duy mới, một phương pháp mới khoa học và ưu việt. II. Mục đích nghiên cứu – Từ đầu năm học tôi đã chú trọng đến việc rèn kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ để học sinh tiếp thu tri thức có hệ thống, đó là việc rất quan trọng và cần thiết của người giáo viên hiện nay nhằm giúp cho học sinh bắt kịp trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến và sự đổi mới đất nước, sự cần thiết phải đổi mới con người chính vì vậy tôi mới đặt vấn đề nghiên cứu. III. Kết quả cần đạt … IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu – Đề tài này áp dụng cho tập thể giáo viên lớp 2 trường Tiểu học THTH. 2
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
– Rèn cho học sinh lớp 2 kĩ năng tính toán. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: – Học sinh có hứng thú học môn toán hơn vì trước đây bài làm của các em thường bị điểm thấp. – Làm thay đổi suy nghĩ trước đây của đồng nghiệp, xuất phát từ những quan điểm trên, bản thân lựa chọn phương pháp dạy toán phù hợp với trình độ phát triển của học sinh. Rèn kỹ năng toán để góp phần nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán .
3
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
PHẦN 2 – NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận nghiên cứu Các khái niệm và các quy tắc về toán trong sách giáo khoa, nói chung đều được giảng dạy thông qua việc hai phép tính cộng, trừ. Giúp học sinh củng cố, vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán. Đồng thời qua việc thực hiện phép tính cộng, trừ của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm hoặc thiếu sót của các em về kiến thức, kỹ năng và tư duy để giúp các em phát huy những ưu điểm khắc phục thiếu sót. Việc kết hợp học và hành, kết hợp giảng dạy với đời sống được thực hiện thông qua việc cho học sinh tính toán, các bài toán liên hệ với cuộc sống một cách thích hợp giúp học sinh hình thành và rèn luyện những kỹ năng thực hành cần thiết trong đời sống hàng ngày, giúp các em biết vận dụng những kỹ năng đó trong cuộc sống. Việc tính toán góp phần quan trọng trong việc xây dựng cho học sinh những cơ sở ban đầu của lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, thế giới quan duy vật biện chứng. Việc tính toán góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính tốt của con người lao động mới. Khi giải một bài toán, tư duy của học sinh phải hoạt động một cách tích cực. Hoạt động trí tuệ có trong việc giải toán góp phần giáo dục cho các em ý chí vượt khó, đức tính cẩn thận, chu đáo làm việc có kế hoạch, thói quen xem xét có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, óc sáng tạo v.v… II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Giáo viên thực hiện đầy đủ các yêu cầu của tiết dạy, tăng cường luyện tập thực hành , hình thành kĩ năng toán học cho học sinh , song việc khuyến khích học sinh tính bằng nhiều cách, lựa chọn cách tính còn hạn chế. Học sinh thuộc bảng 4
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
cộng trừ , nắm được thuật tính, chưa thấy được sự đa dạng phong phú của các bài tập , khả năng vận dụng cộng trừ nhẩm trong đòi sống chậm . III. Mô tả nội dung Đơn vị cơ bản của quá trình dạy học là các tiết dạy vì vậy trong uqá trình dạy học giáo viên phải nghĩ đến từng tiết học .Bất cứ tiết học nào cũng có một số bài tập để củng cố , thực hành trực tiếp các kiến thức mới, giáo viên vừa giúp học sinh nắm chắc kiến thức kĩ năng cơ bản nhất vừa hình thành được phương pháp học tập cho các em . Cùng với việc đổi mới về cấu trúc, nội dung sách giáo khoa, trong mỗi tiết học giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động học tập giúp các em nắm được kién thức cơ bản về phép cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100, khuyến khích học sinh tìm ra kết quả bằng nhiều cách .Đồng thời hình thành và rèn cho học sinh các kĩ năng thực hành về cộng trừ, đặc biệt là kĩ năng tính và giải quyết vấn đề thông qua cách cộng trừ nhẩm. Với cách cộng trừ nhẩm giúp học sinh khắc sâu kiến thức thấy được sự đa dạng và phong phú của các bài tập , từ đó tập cho học sinh thói quen khai thác nội dung tiềm ẩn trong từng bài tập, lựa chọn cách giải tốt nhất cho bài làm của mình , vận dụng ngay cách cộng trừ nhẩm của tiết học trước trong các tiết dạy tiếp liền, vận dụng trong đời sống một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo. Khi dạy toán cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100 cho học sinh lớp 2 tôi luôn yêu cầu học sinh tính bằng nhiều cách trong đó có vận dụng tính nhẩm để tìm nhanh kết quả . Các bước được tiến hành như sau: A- phép cộng : Các bài dạng 9 +5; 29+5;49+25 * Bài 9 cộng với một số : 9+5 – Học sinh thực hiện tính 9+5 bằng các thao tác trên que tính, có thể trả lời theo nhiều cách để tìm ra kết quả 9+5 = 14 5
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
– Đặt tính rồi tính 9 +5 14 – Học sinh nắm được thuật tính – Dựa vào hình vẽ sgk (trang 15) khuyến khích học sinh tìm ra cách làm nhanh nhất : “tách 1 ở số sau để có 9 cộng với 1 bằng10 , lấy 10 cộng với số còn lại của số sau”. Cách thực hiện này yêu cầu học sinh phải huy động các kiến thức đã học ở lớp 1 (9+1=10, 5 gồm 1 và 4) để tự phát hiện nội dung mới và chuẩn bị cơ sở cho việc lạp bảng cộng có nhớ. – Lập bảng cộng dạng 9 cộng với một số và học thuộc chẳng hạn 9+2= 9+3= 9+4= … 9+9= + Cách 1″ Học sinh tự tìm ra kết quả bằng các thao tác trên que tính . + Cách 2: Cho học sinh nhận xét về các phép tính ? ( số hạng thứ nhất của các phép tính đều là 9) khi cộng 9 với một số tách 1 ở số sau để có 9 +1 = 10 cộng với số còn lại của số sau rồi tính nhẩm . Với cách này học sinh khắc sâu kiến thức, tránh lạm dụng đồ dùng trực quan. Học thuộc công thức cũng chỉ là bước đầu chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên giúp học sinh nhận ra: học không phải chỉ để biết mà học còn để làm, để vận dụng. Thông qua hệ thống bài tập học sinh biết cách vận dụng những kiến thức cơ bản đã học để làm bài, giáo viên khuyến khích học sinh tìm kết quả bằng nhiều cách , nhận xét đưa ra cách giải nhanh nhất. 6
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
+ Chẳng hạn: Bài tập 1: Tính nhẩm trang 15 9+3= 9+6= 9+8 =
9+7=
9+4=
3+9= 6+9= 8+9= 7+9= 4+9=
+ Cách 1: Trên cơ sở học thuộc bảng cộng học sinh tự tìm ra kết quả ở mỗi phép tính. + Cách 2: Dựa vào cách tính nhẩm học sinh tự nêu kết quả rồi đọc (chẳng hạn : 9+1 =10, 10 +2 =12) – Diền ngay 9+3=12 (vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi) – Bài tập 3 Tính (trang 15) 9+6+3= 9+9+1= 9+4+2=
9+5+3=
– Giáo viên yêu cầu học sinh chọn phương pháp giải, chẳng hạn : 9+9 +1 =18 +1 =19 – Hay 9+9+1=9+10=19 – Bài 29 +5 + Cách 1 (SGK) 29 +5 =? 29
*9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1
+ 5
*2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
34 + Cách 2 Vận dụng cách tính nhẩm của bài 9+5 các em có thể tính như sau: 29 +5 = 29 +1+4=30+4=34 – Bài 49 +25 + Cách 1 (SGK) 49 +25 = 49 +25
* 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1. *4 cộng 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.
74 + Cách 2 Tính nhẩm: 49+25=49+1+24=50+24=74 7
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
*Các bài dạng 8+5;7+5;6+5; 28+5;47+5;26+5; 38+25;47+25;36+15 + Thực hiện tương tự dạng như trên : Học sinh ghi nhớ: muốn cộng nhẩm hai số ta làm tròn chục một số. Khi thêm vào số có hàng đơn vị lớn hơn bao nhiêu đơn vị để số đó tròn chục thì phải bớt đi ở số hạng kia bấy nhiêu đơn vị. B. Phép trừ – Các bài dạng 11-5 ; 31- 5 ;51-15 + Bài 11trừ đi một số 11-5 – Học sinh thực hiện tính 11-5 bằng các thao tác trên que tính, có thể trả lời bằng nhiều cách để tìm ra kết quả 11-5 đặt tính rồi tính 11
(Học sinh nắm được thuật tính)
-5 6 – Dựa vào hình vẽ SGK trang 48 học sinh tìm ra cách tính nhẩm: 11-5 =11-14=10-4=6 – Hướng dãn thực hiện các thao tác 11-5 =(11+5)-(5+5) = 16
– 10
= 6
– Phát hiện cách trừ nhẩm : muốn trừ nhẩm ta làm tròn chục số trừ: khi thêm vào số trừ bao nhiêu đơn vị để số đó tròn chục thì phải thêm vào số bị trừ bấy nhiêu đơn vị. + Bài tập 1: Tính nhẩm trang 48 9+2=
8+3=
7+4= 6+5= 2+9= 3+8= 4+7= 5+6=
11-9= 11-2= 11-8= 11-3= 11-7= 11-4= 11-5= 11-6= – Cách 1 : trên cơ sở thuộc bảng cộng trừ học sinh tự tìm ra kết quả mỗi phép tính 8
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
– Cách 2: Dựa vào kiến thức đã học học sinh có thể điền ngay 9 +2 = 11 ; 2 +9 =11 Còn 11-9 ; 11-2, cần được đặt trong mối quan hệ với phép cộng 9 +2=11; 2+9 =11 và cách tìm một số hạng khi biết số hạng kia và tổng. Các cột còn lại thực hiện tương tự. Dựa vào cách tính nhẩm bài 11-5, học sinh vận dụng tính nhẩm trong các bài tiếp theo. + Bài 31-5 – Cách 1 Đặt tính 31-5 =? 31
*1 không trừ được 5 lấy 11 trừ 5 bằng 6 viết 6 nhớ 1
*3 trừ 1 bằng 2 viết 2
– Cách 2 tính nhẩm 31-5 =(31+5) -(5+5)= 36 –
10 = 26
+ Bài 51-15 – Cách 1 (SGK) 51 -15=? 52
*1 không trừ được 5 lấy 11-5 bằng 6 viết 6 nhớ 1.
-15
*1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
20
= 36
* Các bài dạng 12-8;32-8; 52-28;13-5;33-5;53-15;14-8;34-8;54-18 Thực hiện tương tự như trên. IV. Kết quả nghiên cứu 9
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
Với cách dạy cộng trừ nhẩm lồng vào từng bài học phần cộng trừ có nhớ , học sinh hứng thú học tập, tích cực chủ động học tập theo năng lực cá nhân, học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt sáng tạo. Học sinh có thói quen lựa chọn cách giải tốt nhất cho bài làm của mình, tạo điều kiện phát triển tư duy, năng lực tự học, góp phần nâng cao chất lượng Ở cuối học kì một chất lượng cả khối đạt như sau:
Thời gian
Tổng số
kiểm tra
học sinh
Kết quả Giỏi
Khá
TB
Đầu năm
199
Giữa kỳ I
199
81
44,1
85
52,7
33
Cuối kỳ I
199
53,5
64
32,3
29
14,2
Yếu
3,2
0
106 Qua thực nghiệm dạy tính nhẩm ta thấy hiệu quả rất khả quan, số học sinh giỏi được tăng lên đáng kể, số học sinh yếu không còn. V. Bài học kinh nghiệm: Hướng dẫn và giúp học sinh cộng, trừ nhanh nhằm giúp các em phát triển tư duy trí tuệ, tư duy phân tích và tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá, rèn luyện tốt phương pháp suy luận lôgric. Do vậy, việc giảng dạy tính toán một cách hiệu quả giúp các em trở thành những con người linh hoạt, sáng tạo, làm chủ trong mọi lĩnh vực và trong cuộc sống thực tế hàng ngày.
10
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
11
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2 PHẦN II. NỘI DUNG ………………………………………………………………………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Toán 2, NxbGD 2. Sách hướng dẫn giảng dạy Toán 2 (Sách Giáo Viên), NxbGD 3. Sách chuẩn kiến thức kĩ năng (Lớp 2) , NxbGD 4. Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học 5. Giáo trình tâm lý học Tiểu học 6. Giáo trình giáo dục học ở Tiểu học 7. Chuyên đề giáo dục Tiểu hoc 8. Thế giới trong ta 101 câu hỏi – đáp về dạy môn Toán lớp một mới. 9. Báo Toán học tuổi trẻ. 10. Bộ GD&ĐT, Các đề thi có ma trận mẫu, www.thi.moet.gov.vn 11. Bộ GD&ĐT, Hướng dẫn nhiệm vụ năm học. 14
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
12. Nguyễn Cảnh Toàn, Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, Tủ sách tự học, 1995 13. Nguyễn Cảnh Toàn, Tự giáo dục, tự nghiên cứu, tự đào tạo, NXB ĐHSP, 2001 14. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên môn toán chu kỳ 2004-2007 15. Trần Phương và Nguyễn Đức Tấn, Sai lầm thường gặp và các sáng tạo khi giải toán, NXB Hà Nội – 2004 16. Số học bà chúa của toán học – Hoàng Chúng. 17. Một số tài liệu khác và tranh ảnh sưu tầm trên internet.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT I. THÔNG TIN TÁC GIẢ Họ và tên: ……………………… Ngày, tháng, năm sinh: ………… Đơn vị: Trường tiểu học ……….. Địên thoại: 0912345678 E-mail: 0912345678@gmail.com II. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 15
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
Tên SKKN: III. NỘI DUNG CAM KẾT Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng thành công trong giảng dạy tại trường ………………………………… . Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ sản phẩm sáng kiến kinh nghiệm này mà tôi là người vi phạm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo sở GD&ĐT. Sáng kiến kinh nghiệm này tôi cũng đã phổ biến cho đồng nghiệp nên nếu có bạn đọc học tập, nghiên cứu, sử dụng, áp dụng sáng kiến này tôi cũng không khiếu nại hay đòi hỏi quyền sở hữu. …………, ngày … tháng … năm 20…. Người cam kết (Ký, ghi rõ họ tên)
1. HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG A.
Bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa SKKN và NCKHSPƯD
Nội dung Mục đích
Sáng kiến kinh nghiệm Cải tiến/tạo ra cái mới nhằm thay đổi hiện trạng, mang lại hiệu quả cao Căn cứ Xuất phát từ thực tiễn, được lý giải bằng lý lẽ mang tính chủ quan cá nhân Quy trình Tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của mỗi cá nhân Kết quả
Mang tính định tính chủ quan
NCKHSPƯD Cải tiến/tạo ra cái mới nhằm thay đổi hiện trạng, mang lại hiệu quả cao Xuất phát từ thực tiễn, được lý giải dựa trên các căn cứ mang tính khoa học Quy trình đơn giản mang tính khoa học, tính phổ biến quốc tế, áp dụng cho mọi GV/CBQL. Mang tính định tính/ định lượng 16
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
khách quan. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ B1. Xác định đề tài nghiên cứu Khi xác định đề tài nghiên cứu, cần tiến hành theo các bước sau: 1. Tìm hiểu hiện trạng Căn cứ vào các vấn đề đang nổi cộm trong thực tế giáo dục ở địa phương như những khó khăn, hạn chế trong D&H, QLGD làm ảnh hưởng đến kết quả dạy và học/giáo dục của lớp mình, trường mình, địa phương của mình: Ví dụ: Hạn chế trong thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá; Hạn chế, yếu kém trong sử dụng thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; Chất lượng, kết quả học tập của học sinh ở một số môn học còn thấp (ví dụ: môn Toán ; Tiếng Việt …); Học sinh chán học, bỏ học; Học sinh yếu kém, HS cá biệt trong lớp/ trường; Sự bất cập của nội dung chương trình và SGK đối với địa phương … Trong rất nhiều vấn đề nổi cộm của thực tế giáo dục ở địa phương, chúng ta chọn một vấn đề để tiến hành NCKHSPƯD nhằm cải thiện/ thay đổi hiện trạng, nâng cao chất lượng. Ví dụ: Làm thế nào để giảm số học sinh bỏ học…?; Làm thế nào để tăng tỉ lệ đi học đúng giờ đối với số học sinh hay đi học muộn?; Làm thế nào để nâng cao kết quả học tập của học sinh học kém môn Toán ? Làm thế nào để giúp học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số học tốt hơn môn Tiếng Việt?. …
17
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 2
định dạng FLASH và VIDEO CLIP trong dạy học”. Nhóm NC chọn 2 lớp: lớp 4A1 làm nhóm thực nghiệm và lớp 4A2 làm nhóm đối chứng. Hai nhóm có sự tương đương nhau về khả năng học tập và tỉ lệ giới tính, dân tộc… – Thiết kế 3: Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên. Yêu cầu bắt buộc là các nhóm ngẫu nhiên phải đảm bảo sự tương đương. Có thể tạo lập 2 nhóm ngẫu nhiên ở các lớp khác nhau hoặc có thể phân lớp thành 2 nhóm ngẫu nhiên nhng vÉn ph¶i ®¶m b¶o sù t¬ng ®¬ng. Đây là một thiết kế hiệu quả nhưng rất khó thực hiện, vì nó ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của lớp học. VÝ dô ®ề tài: “Nâng cao khả năng đánh giá và khả năng giải toán cho học sinh lớp 8 thông qua việc tổ chức cho học sinh đánh giá chéo bài kiểm tra môn Toán”. Nhóm nghiên cứu: chia lớp (trong lớp có 30 em HS) thành 2 nhóm, mỗi nhóm 15 HS. Trình độ của học sinh trong 2 nhóm được xem là tương đương trên cơ sở lựa chọn từ kết quả học tập do giáo viên bộ môn đánh giá. Nhóm nghiên cứu tổ chức kiểm tra trước tác động và sau tác động cho cả nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. – Thiết kế 4: Thiết kế chỉ kiểm tra sau tác động đối với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên. Không cần khảo sát/kiểm tra trước tác động vì các nhóm đã đảm bảo sự tương đương (c¨n cø vµo kÕt qu¶ häc tËp cña häc sinh tríc khi t¸c ®éng ). Người NC chỉ kiểm tra sau tác động và so sánh kết quả. VÝ dô ®ề tài: “Tăng kết quả giải bài tập toán cho học sinh lớp 5 thông qua việc tổ chức cho học sinh học theo nhóm ở nhà”. Nhóm nghiên cứu đã: phân chia lớp (lớp có 30 học sinh) thành 2 nhóm ngẫu nhiên (đảm bảo sự tương đương), mỗi nhóm 15 học sinh và chỉ kiểm tra sau tác động để so sánh kÕt qu¶ cña 2 nhãm. – Thiết kế cơ sở AB/thiết kế đa cơ sở AB Trong lớp học/trường học nào cũng có một số học sinh được gọi là ” HS cá biệt”. Những HS này thường có các biểu hiện khác thường như không thích tham gia vào các hoạt động tập thể; không thích học; thường xuyên đi học muộn; bỏ học hoặc hay gây gổ đánh nhau; kết quả học tập yếu kém…Vậy làm thế nào để có thể thay đổi thái độ, hành vi, thói quen không tốt của học sinh? Đây là một 20
Skkn Một Số Biện Pháp Dạy Tốt Môn Tin Học Lớp 3
Tên đề tài: Một số biện pháp dạy tốt môn Tin học lớp 3Tác giả: Võ Thanh HùngĐơn vị công tác: Trường Tiểu Học Bồng Sơn A. MỞ ĐẦUI. Đặt vấn đề1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải quyếtNgày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung,của ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt của nó là một phầnkhông thể thiếu được của nhiều ngành trong cuộc sống xây dựng và phát triển xãhội. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mởcửa và hội nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và thế giớinói chung.Chính vì xác định được tầm quan trọng như vậy, nên ngành giáo dục đãđưa môn tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc tiểu học, học sinh được tiếpxúc với môn tin học để làm quen dần với lĩnh vực công nghệ thông tin. Môn tinhọc ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầuvề công nghệ thông tin như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữthường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính Tuy nhiên nội dung dạy học môn tin học ở tiểu học nói chung và nhất làlớp 3 nói riêng là rất mới mẻ đối với học sinh. Để hỗ trợ việc dạy học tốt các nộidung này, sách giáo khoa cũng có khá nhiều cách tập gõ bàn phím, vẽ tranh, tô
màu. Nhiều giáo viên tâm huyết cũng đã sưu tầm và sử dụng thêm các phươngtiện bổ trợ như tranh, ảnh, sơ đồ, phần mềm Giáo viên hướng dẫn học sinh quansát, kèm theo lời mô tả, giải thích, với mục đích giúp cho học sinh hiểu bài hơn.Tuy nhiên, đối với những nội dung khó, yêu cầu dài, vẽ những hình phức tạp Mà giáo viên chỉ dùng lời nói và các hình ảnh để minh họa thì học sinh vẫn rấtkhó hình dung, việc tiếp thu bài của các em vẫn hạn chế. Nhiều học sinh rất thuộcbài mà không hiểu được bản chất của các sự vật, hiện tượng, kĩ năng gõ bàmphím chưa nhanh nhạy, còn sai sót, vận dụng thực tế chưa tốt. Chính vì lẽ đó bảnthân tôi là giáo viên dạy bộ môn tin học, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Một sốbiện pháp dạy tốt môn tin học lớp 3 “Trang 12. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mớiNâng tầm vận dụng kiến thức của học sinh rộng hơn, đồng thời nâng caotính hiệu quả, thiết thực trong soạn thảo văn bản phù hợp ở đối tượng học sinhlớp 3 mới bước đầu làm quen với máy tính.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tàiTrong 2 năm học 2011 – 2012 và 2012 – 2013, tại trường tiểu học Bồng Sơn.II. Phương pháp tiến hành1. Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tìm giải pháp của đề tài1.1. Cơ sở lý luận:Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 vềviệc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cựcáp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTTvào dạy và học.Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quántriệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường.Công văn số: 4987/BGDĐT-CNTT ngày 02/8/2012 về việc Hướng dẫnthực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2012- 2013. 1.2. Cơ sở thực tiễn:Nhà trường đã có một phòng máy vi tính để cho học sinh học nhưng vẫnhạn chế, số máy vi tính để các em thực hành còn ít. Vì vậy cũng gây một số khókhăn cho việc học tập của học sinh. Môn tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học nênchương trình và sự phân phối chương trình bước đầu có sự thống nhất và đanghoàn chỉnh. Hiện nay trên cùng một huyện nhưng nhiều trường vẫn chưa có đủđiều kiện để đưa môn học này vào chương trình nên việc học tập và rút kinhnghiệm còn hạn chế.
Đa số các em học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường là chủ yếu,do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc họctập của học sinh vẫn còn mang tính chậm chạp do chưa được thực hành nhiều.2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải phápBản thân tôi đã tìm tòi phần mềm luyện gõ bàn phím RapidTyping (NgoàiSGK) để các em tập gõ bàn phím. Phần mềm học vẽ ( Paint) để học sinh biết cáchtô màu và vẽ tranh. Tất cả nội dung trên được vận dụng vào trong giảng dạy hằngngày ở lớp, ở trường tiểu học Bồng Sơn.Trang 2B. NỘI DUNGI. Mục tiêu Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho học sinh như: + Góp phần hình thành và phát triển tư duy thuật giải.+ Bước đầu hình thành năng lực tổ chức và xử lý thông tin.+ Có ý thức thói quen sử dụng máy tính trong hoạt động học tập, lao động xã hội hiện đại.II. Mô tả giải pháp của đề tài1. Tính thuyết minh mới1.1. Sử dụng phần mềm luyện gõ bàn phím RapidTyping (Ngoài SGK)Trong giảng dạy và nghiên cứu tôi thấy ngoài việc hướng dẫn học sinh gõbàn phím như sách giáo khoa hiện hành còn nhiều bất cập, rất khó cho học sinhlớp 3, các em lúng túng, chậm chạp dẫn đến tiết dạy mất nhiều thời gian. Tôi đãhướng cho học sinh khi bắt đầu làm quen với với máy tính và muốn tập làm quenvới cách gõ 10 ngón trên bàn phím, bạn phải tận dụng hết 10 ngón tay của mìnhđể phối hợp với nhau trên bàn phím. Chính vì thế không cách nào khác hơn làluyện tập để các ngón tay hiểu nhau và không tranh giành vị trí với nhau. Đây làphần mềm mới và đưa vào thực hiện có hiệu quả cao do đó cần có các yêu cầusau:Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp:Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học tin học, giáo viên phải xácđịnh rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộphận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết và thựchành.Phương pháp chung để luyện tập gõ bàn phím là qui định vị trí (các phím)cho các ngón tay của học sinh mới tiếp cận với bàn phím cần phải tuân theo quiđịnh sau: Bước 1: Đầu tiên phải giúp các em ghi nhớ các vị trí phím của cấu trúckeyboard tổng quát. Thông qua bài học: “Làm quen với bàn phím”Trang 3
Bước 2: Ghi nhớ 8 vị trí đặt ngón tay quan trọng (quan trọng nhất) – Với bàn tay trái : Ngón út đặt lên phím A, ngón áp út đặt lên phím S, ngón giữa đặt lên phím D, ngón trỏ đặt lên phím có gai F.– Với bàn tay phải : Ngón trỏ đặt lên phím có gai J, ngón giữa đặt lên phím K, ngón áp út đặt lên phím L, ngón út đặt lên phím ; .Hai ngón cái bàn tay trái và bàn tay phải đặt ở phím cách.* Lưu ý trên hai phím F & J có một gờ nhở nổi lên để dễ đặt vào đúng vị thế ban đầu của hai ngón trỏ (còn gọi là hai phím có gai F & J).Hình sau mô tả cách đặt tay lên bàn phím:Trang 4Khi thực hiện, ngón trỏ trái – Út trái và trỏ phải – Út phải không đượcphép đồng thời rời vị trí nhằm để định vị bàn phím cho các ngón khác. Ví dụ: Nếu ngón út phải rời vị trí thì trỏ phải phải đặt hờ vào vị trí J vàngược lại. Dao diện màn hình luyện tập gõ bàn phím của phần mềm RapidTypingTương tự như phần mềm Mario, RapidTyping cũng cung cấp lần lượt cácmức độ khó dễ để dành cho người bắt đầu làm quen.Tương ứng với mỗi ký tự trên bàn phím, RapidType sẽ hiển thị cách thứcđể sử dụng ngón tay nào cho phù hợp và đặt tay sao cho hợp lý. Từ đây, các emcó thể dần học được cách để sử dụng đồng thời cả 10 ngón tay để gõ phím.Trang 5Sau khi hoàn tất 1 bài tập, RapidType sẽ hiển thị chi tiết khả năng gõ phímcủa bạn (tốc độ gõ, số lần gõ sai…) và đánh giá trình độ của bạn là tốt, hoặc chỉ làmới bắt đầu.Để thay đổi mức độ khó của bài tập, các em chọn từ menu bên trái, sẽ baogồm 3 cấp: Beginner (dành cho người bắt đầu), Intermediate (dành cho người đãdần làm quen) và Expert (dành cho ai đã thành thạo). Tùy thuộc vào cấp độ củamình, các em có thể thử sức xem tốc độ gõ phím của mình đang đạt đến mức nào.Với cách gõ như trên và vận dụng phần mềm soạn thảo văn bản (Word):Học sinh ứng dụng từ các môn học tập làm văn để trình bày đoạn văn bản sao chophù hợp, đúng cách. Ứng dụng soạn thảo văn bản để soạn thảo giải những bàitoán đã học ở bậc tiểu học có hiệu quả cao nhất.Tính mới của cách gõ bàn phím theo phần mềm RapidTyping nó ưu việt vàhiệu quả hơn cách luyện gõ theo chương trình sách giáo khoa hiện hành ở chỗ là: – Giao diện của RapidTyping đơn giản, dễ sử dụng. Ngoài ra khi các emtiến hành tập gõ thì phần mềm có hình ảnh hai bàn tay trái và phải đặt ngay tạibàn phím, khi gõ phím nào thì ngón táy ấy tự vươn ra gõ phím đó. Điều này giúpcác em mới tiếp súc với bàn phím có thể nhìn thấy và làm theo hướng dẫn gõphím một cách dễ dàng, tránh trường hợp các em gõ ngón tay sai phím.– Một ưu điểm thứ hai của phần mềm RapidTyping là: Trên giao diện luyệntập gõ của phần mềm, hình ảnh của bàn phím được hiện ra trực tiếp, giúp các emcó thể vừa luyện gõ, vừa nhớ vị trí các phím trên bàn phím dễ dàng.Trang 61.2. Cách thức tổ chức một cách khoa học khi hướng dẫn học sinh thựchành các bài tập vẽ:Giáo viên dạy tô màu nền bằng nháy nút phải chuột, và tô màu vẽ bằng núttrái chuột nhưng học sinh chưa hiểu được màu sẽ được tô như thế nào. Chỉ khithực hành học sinh mới thực sự hiểu rằng tô màu nền ta nhấn nút chuột phải, khitô màu vẽ ta nhấn nút chuột trái.Giáo viên nên tận dụng những phương tiện sẵn có của môn tin học áp dụngvào trong giảng dạy lý thuyết để học sinh dễ quan sát và nhận biết, giúp cho buổithực hành có hiệu quả hơn. Hệ thống các bài tập thực hành phù hợp với nội dungcủa bài giảng, liên hệ với một số môn học khác trong chương trình học của cácem.Các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp, ngoàira giáo viên cũng phải kết hợp những bài đã học trước để học sinh ôn lại và vậndụng tô màu một cách có hệ thống.Phần mềm học vẽ ( Paint): Học sinh ứng dụng môn mỹ thuật, học được từmôn mỹ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho sinh động, hài hoà thẩm mĩ.Trong chương trình tin học ở bậc tiểu học được phân bố xen kẽ giữa cácbài vừa học, vừa chơi. Giáo viên giao bài tập thực hành, sau đó hướng dẫn trực tiếp trên máy bằngphần mềm Netopshool thay cho đèn chiếu để học sinh dễ quan sát thao tác củagiáo viên trong thực hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành được, giáo viênlại hướng dẫn cho em đó hoặc bắt tay em đó và hướng dẫn các thao tác ( gọi làcầm tay chỉ việc cho từng em).Ví dụ 1: Trong bài thực hành “Tập tô màu”. Hình a Hình bTrang 7Ở hình a là một chiếc xe chưa được tô màu, học sinh phải vận dụng kiếnthức đã học để tô màu hình a sao cho giống hình b bằng màu nền và màu vẽ. Lúcnày các em mới nhận ra được tô màu nền là nháy nút chuột nào, tô bằng màu vẽem phải nháy nút chuột nào. Ngoài kiến thức tô màu học sinh phải vận dụng cáchphóng to thu nhỏ để tô vào những chỗ nhỏ nhất.Ví dụ 2: Trong một giờ thực hành với bài vẽ hình chiếc lá trong bài học:“Vẽ đường cong”.
Bồng Sơn, ngày … tháng … năm 2013
Bạn đang xem bài viết Skkn Một Số Biện Pháp Giúp Học Sinh Lớp 3 Học Tốt Môn Tin Học Ở Trường Tiểu Học Nga Lĩnh trên website Theindochinaproject.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!